Chương 15

     Trở về Hoa Kỳ

 

Hội nhập trở lại cuộc sống khi về Mỹ có những sự khó khăn nhất định của nó. Đối với nhiều cựu chiến binh Việt Nam hồi hương th́ khía cạnh đau khổ và gây hăi sợ nhất sau thời kỳ phục vụ trong quân ngũ không phải là các kinh nghiệm ghê gớm mà họ đă trải qua vẫn thỉnh thoảng ám ảnh họ trong giấc ngủ. Không phải là v́ tất cả mọi người đă từng phục vụ và sống sót đều có bạn bè bị mất mạng trong những điều kiện khắc nghiệt và khủng khiếp nhất. Cũng không phải ai cũng bị thương tích và bị biến đổi măi măi về thể xác cũng như tinh thần chỉ v́ đă đáp lại lời gọi của sông núi. Điều làm George ưu tư hơn tất cả mọi thứ, điều làm anh và các đồng đội làm việc tại Trường Sinh Viên Sĩ Quan OCS (Officer Candidates School) bối rối hơn cả là cách bị đối xử khi họ trở về nước bởi những người chưa hề đi lính bao giờ.

 

Vào mùa Xuân năm 1970, sau khi đă giúp xong bốn khóa huấn luyện Sinh viên Sĩ quan với vai tṛ Trung đội trưởng, George được chính thức bổ nhiệm làm huấn luyện viên cho trường OCS. Anh rất hài ḷng với nhiệm vụ mới này.

 

Vào khoảng thời gian các lực lượng Hoa Kỳ và VNCH vượt qua biên giới Cambodia để tấn công vào hệ thống đường ṃn Hồ Chí Minh và các khu an toàn rộng lớn của Bắc Việt mà cho tới khi đó vẫn được phe địch sử dụng một cách tự do, Trung úy George Philip cảm thấy bất an và không thoải mái lắm trong vai tṛ huấn luyện viên tại trường OCS nữa. Anh nghĩ là anh có thể làm một cái ǵ đó cao hơn thế.

 

George bắt đầu cảm thấy buồn chán với công việc đều đặn được giao tại trường OCS. Anh muốn t́m một công việc khác, một nhiệm vụ nào hay hơn là việc cạo giấy, một trách nhiệm tích cực và có ư nghĩa hơn. Anh nghe nói có những cơ hội dành cho các sĩ quan từ các ngành chuyên môn khác có thể chuyển qua Không quân. Triển vọng được lái trực thăng chiến đấu khá hấp dẫn và có thể thỏa măn được tính phiêu lưu mạo hiểm vẫn c̣n nung nấu trong anh.

 

George đă được leo trực thăng khá nhiều tại Việt Nam, đă thấy tận mắt các phi công Lục quân và TQLC thực hiện những phi vụ rởn tóc gáy và hào hùng bay vào bay ra các băi đáp trong lửa đạn địch quân. Lái trực thăng chắc chắn sẽ ngon lành hơn là dạy học về y tế pḥng ngừa ngoài mặt trận cho các SVSQ tại Quantico rồi. Lái trực thăng cũng sẽ đưa anh trở lại với công tác hoạt động tích cực và không thể nào buồn chán được.

 

Trung úy George Philip nộp tất cả các giấy tờ cần thiết. Mắt anh tốt. Anh vượt qua được các cuộc thi viết. Anh cũng qua luôn vụ khám sức khỏe phi hành. Anh có đủ các giấy giới thiệu. Và anh được nhận. Anh đă sẵn sàng và được chuyển qua trại Ft. Rucker ở Alabama để nhập trường của Lục quân.

 

Tuy nhiên chỉ trong một vài ngày sau khi được nhận, binh đoàn TQLC bỗng dưng ngưng hết mọi cuộc tuyển dụng. Cái nhu cầu lớn cần thêm phi công tự nhiên chấm dứt không biết tại sao. Khá thất vọng, George ghé lên Washington, D.C. để gặp sĩ quan chỉ huy đỡ đầu hầu thăm ḍ các khả năng khác.

 

Ngồi thẳng trước vị sĩ quan đă từng chỉ huy đỡ đầu cho các sĩ quan pháo binh trẻ dạo nào, thoạt tiên George hơi bồn chồn một chút. Viên chỉ huy chăm chú lược qua xấp hồ sơ mà binh đoàn TQLC có sẵn về trường hợp Trung úy George Philip. Ông nhận thấy có một chuyện có thể làm được. Ông thấy các điểm trắc nghiệm của George đă chứng tỏ là anh có một khả năng đặc biệt về ngoại ngữ. Do đó, tại sao anh không tham dự một khóa học bẩy tháng về Việt ngữ tại trường Sinh Ngữ Quốc Pḥng ở Monterey California để trở thành cố vấn quân sự về pháo binh cho binh chủng TQLC VNCH? Bất ngờ và hơi nản, George cố nén một nụ cười. Lúc c̣n học trung học anh đă phải trải qua hai năm để học xong lớp 1 tiếng Tây Ban Nha. Giờ đây binh đoàn nói là anh có khả năng giỏi về sinh ngữ. Anh là ai mà dám căi lại sự khôn ngoan của binh đoàn TQLC Hoa Kỳ? Ngoài ra, bẩy tháng tại Monterey cũng không đến nỗi nào. Cái tṛ cố vấn và binh chủng TQLC Việt Nam th́ anh chẳng có một tí ư niệm nào cả, hay ít nhất là chưa, nhưng được cái là anh rất phóng khoáng. Viên Thiếu tá nói anh suy nghĩ vài ngày nữa đi. Ngày hôm sau George gọi lại. Anh nhận lệnh.

 

Cuộc xâm lăng Cambodia và hậu quả tiếp theo

 

H́nh phạt kinh hoàng giáng lên quân Bắc Việt qua cuộc tấn công vào những cứ điểm an toàn lâu nay bất khả xâm phạm của chúng tại Cambodia rất đáng kể. Các lực lượng Hoa Kỳ và VNCH đă thực hiện, theo lời TT Nixon. "Một cuộc hành quân thành công nhất trong cuộc chiến Việt Nam." Từ 29 tháng Tư đến 30 tháng Sáu 1970 các lực lượng đồng minh, với cái tổn thất cộng chung là 1.200 người thiệt mạng, địch quân đă bị thiệt hại gấp 10 lần số lượng đó. Thêm vào đó và có lẽ quan trọng hơn cả là đă chận đứng được nguồn tiếp vận của đối phương nhằm thực hiện các cuộc công kích. Hằng ngàn tấn gạo, hàng triệu đạn dược khác nhau và đủ các loại trang thiết bị tối cần thiết đă bị tịch thu hoặc phá hủy. Khả năng tác chiến của bộ đội Bắc Việt và Việt Cộng đă bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng.

 

Hoạt động của quân Bắc Việt và Việt Cộng đă suy giảmrệt, đặc biệt là tại hai Vùng III và IV Chiến Thuật của miền Nam Việt Nam (Vùng III Chiến Thuật là vùng bao gồm Sài G̣n và Vùng IV nằm ở phía Nam Sài G̣n) đă tạo phần dễ thở cho các lực lượng Hoa Kỳ để họ triệt thoái ra khỏi Việt Nam một cách có trật tự. Điều này cho phép chương tŕnh Việt Nam hóa chiến tranh được thực hiện dưới một áp lực nhẹ hơn của đối phương. Sự giảm thiểu hoạt động của Cộng sản cũng tạo thêm thời gian cho QLVNCH phát triển thêm về khả năng chiến đấu và ḷng tự tin đang chớm nở nơi họ.

 

Tiểu đoàn 3 TQLC Việt Nam, với Đại úy Lê Bá B́nh làm Tiểu đoàn phó, đă tham gia chiến dịch Cambodia trong thành phần Lữ đoàn 147 TQLC. Mặc dù không phải là một cuộc dạo chơi nhưng khu vực họ phụ trách hoàn toàn thuận lợi để chống lại kẻ thù trong t́nh huấn thật bất ngờ không sửa soạn được bất kỳ điều ǵ ngoài chiến trường. Qua cái nh́n của một Tiểu đoàn phó, công tác giao cho đơn vị anh đă được hoàn thành xuất sắc. Các binh sĩ Tiểu đoàn Sói Biển đă hạ sát được rất nhiều Cộng quân mà chỉ chịu một sự tổn thất không đáng kể.

 

George tại Monterey

 

George Philip được chuyển về Viện Ngôn Ngữ Quốc Pḥng DLI (Defense Language Institute) học trong bẩy tháng. Viện này nằm khá gần trường Hậu Đại Học nổi tiếng của bộ Hải Quân Hoa Kỳ NPGS (U.S. Navy Post Graduate School).

 

Có một câu chuyện đùa có tính cách biểu lộ và hơi khó chịu nhiều hơn là khôi hài được truyền tụng như sau:

 

"Một người nói được ba thứ tiếng th́ gọi là ǵ?"

Tam ngữ

"Một người nói được hai thứ tiếng?"

Song ngữ

"C̣n người chỉ nói được một thứ tiếng?"

Ngựi Mỹ

 

Nhiệm vụ của trường DLI là cố gắng thay đổi cái quan niệm trên, dù trong một phạm vi nhỏ hẹp nào đó. Trong trường quy tụ cả nam và nữ đang phục vụ trong các ngành khác nhau của quân đội và các cơ quan chính quyền. Họ được học về các ngôn ngữ cần thiết cho chính sách ngoại giao và thu thập t́nh báo cho Hoa Kỳ. Các sinh ngữ được dạy gồm những thứ tiếng khá thông dụng như tiếng Nga, tiếng Quan Thoại, tiếng Tây Ban Nha cho đến các thứ tiếng đặc biệt như tiếng Swahili, tiếng Farsi và tiếng Hindi. Ngoài ra trường c̣n dạy một số ngôn ngữ mà người Mỹ b́nh thường có thể chưa bao giờ được nghe đến. Các giáo viên, đặc biệt là những người dạy các ngôn ngữ thiết yếu cho công tác pḥng thủ trong Chiến Tranh Lạnh, thường là những người tỵ nạn đến từ các quốc gia đang bị Cộng sản đàn áp. Thời gian tại Monterey, một địa danh mà Eric Burdon đă thể hiện trong bài hát diễn tả Hội Nhạc Rock (Pop Festival) 1967, hoàn toàn thoải mái đối với George. Nhạc sĩ Burdon c̣n thốt lên: "Cả cảnh sát cũng múa với chúng ta..."

 

Có những lúc mà George không nhớ là đất nước đang trong thời kỳ chiến tranh nữa. Nhiều bạn đồng khóa cũ của anh từ trường Annapolis, hầu hết là sĩ quan Hải quân đang là khóa sinh tại trường NPGS. Trong thời gian George thụ huấn tại Monterey, anh cũng đă chơi cho đội bóng chày của họ.

 

Thời khóa biểu học khá chặt chẽ nhưng không đến nỗi khó khăn lắm. Nhóm giảng viên đều sinh trưởng từ miền Bắc Việt Nam và là dân di cư vào trong Nam năm 1954. Mỗi người đều có những câu chuyện của cải bị tịch thu và người thân bị sát hại thảm khốc bởi bọn Cộng sản. Mỗi ngày, lặng ngập suốt sáu tiếng đồng hồ của lớp học và c̣n phải cộng thêm hai hay ba tiếng đồng hồ làm bài tập nữa.

 

V́ c̣n độc thân nên George có khả năng sắm được một chiếc xe gắn máy. Trong những ngày nghỉ lễ hay nghỉ cuối tuần anh thường lái trên xa lộ số 1 và thưởng thức cảnh đẹp tuyệt vời ngoài băi biển của những vùng như Big Sur. Một thời gian ngắn sau khi đến trường anh đă gặp và làm quen được với một phụ nữ quyến rũ đang dạy tiểu học tại thị trấn Carmel.

 

Trường hợp của George Philip, một học viên sinh ngữ tại trường DLI và đă từng hoàn tất cả một chu kỳ nhiệm vụ tại Đông Nam Á, bây giờ mới là lần đầu tiên được biết về văn hóa Việt Nam và tiếp xúc với những người Việt Nam th́ thật là một bằng chứng trớ trêu và đáng buồn về đường lối mà Hoa Kỳ đang tiến hành chiến tranh tại Việt Nam. Giống như 90% các người Mỹ khác đă từng đến Việt Nam sau 1964 nhưng họ chỉ nằm trong cái vỏ bọc văn hóa Mỹ, George không hề tiếp xúc thật sự với người Việt Nam hay tạo các mối thân t́nh bạn hữu ngoài phạm vi các đồng đội TQLC của anh. Hầu hết lính Mỹ chỉ làm việc với người Việt lúc nào họ cần và từ những góc cạnh hạn hẹp đó, các kinh nghiệm thường không được tốt đẹp lắm.

 

Những chú lính thiếc và sự xuất hiện của Nixon

 

Lẫn lộn trong công tác tường thuật của báo chí về các hoạt động chung quanh việc tấn công qua Cambodia và những kết quả của nó là tác động tích cực, trực tiếp về mặt tinh thần đối với các binh lính đang tham gia cuộc chiến bên đó. Mặc dù không có một người lính Mỹ nào muốn trở thành người cuối cùng bị mất mạng trong tiến tŕnh Việt Nam hóa chiến tranh đang diễn ra, nhưng đă có một sự nhẹ nhơm đối với những người đang chiến đấu ngoài mặt trận v́ các quy tắc kỳ cục về giao tranh cuối cùng đă được băi bỏ. Các quy tắc này trước kia không cho phép lính Mỹ thực hiện các cuộc tảo thanh kẻ thù vào tận các hang ổ của chúng.

 

Trước khi vượt biên giới vào những vùng hậu cần của kẻ thù tại Cambodia, lực lượng Hoa Kỳ trong năm năm trời giống như những con chó trong phim hoạt họa bị xích lại và chỉ có thể tự vệ và làm chủ, mặc dù không trọn vẹn lắm, trong phạm vi cái xích cho phép. Cho đến cuối tháng Tư 1970, cái xích đă giữ họ chỉ được hoạt động trong phạm vi lănh thổ VNCH. C̣n quân Cộng sản giống như con thỏ Bugs Bunny hay con vịt Daffy Duck đối diện với con chó canh tuyệt vọng, tha hồ hưởng tự do mỗi lần họ vượt biên giới màu nhiệm của Lào hay Cambodia. Chúng lại c̣n thường xuyên chọc quê đối thủ Hoa Kỳ, lúc này giống như con chó trong phim hoạt họa nói trên chỉ biết sủa và gầm gừ một cách tức tối.

 

Nói cho cùng, cái số lượng hơn 12 ngàn lính Bắc Việt bị tiêu diệt bởi các lực lượng Hoa Kỳ và QLVNCH tại Cambodia không hẳn là vô ích. Phản ứng ngược từ quyết định của TT Nixon đă xảy ra nhanh chóng và đắt giá trong dư luận chính trị quốc nội. Với một nhận thức mới là chiến tranh đă lan rộng, đă có một sự phẫn nộ gần như là tức thời trong toàn nước Mỹ. Hàng ngàn sinh viên trong hàng trăm trường đại học xuống đường phản đối mạnh mẽ.

 

Thảm kịch xảy ra tại trường đại học Kent State, được đưa vào những bài hát bất tử của Crosby, Stills, Nash và Young, đă trở thành ngọn cờ dẫn dắt cho phong trào phản chiến vừa được hâm nóng lại. Bất cứ v́ lư do nào, những người phản chiến đă trở thành các đồng minh vô t́nh hay cố ư cho cho bọn lănh đạo Cộng sản Việt Nam. Chúng đă nh́n thấy trước một cách sâu sắc và tinh ma sau biến cố Tết Mậu Thân, trọng tâm của cuộc chiến đă chuyển từ các khu vực rừng rú và các cánh đồng lúaĐông Nam Á vào trong đấu trường chính trị của Hoa Kỳ.

 

Chiến tranh và tất cả những ǵ liên quan đến nó từ khía cạnh chính trị trong nước đă làm đảo lộn tất cả mọi thứ và vượt ra khỏi tầm kiểm soát của mọi người. Sự kiện Vệ Binh Quốc Gia đă bắn chết các sinh viên tay không đă khẳng định cho những người chống chiến tranh rằng tất cả những ǵ nhỏ nhặt nhất về Việt Nam đều đáng nghi ngờ, và sự đê tiện, tính tàn ác và t́nh trạng tham nhũng Việt Nam đều là sự thật.

 

Thay v́ là một trường hợp đơn độc, đặc biệt, và là một vết nhơ không thể tả đă làm vẩn đục danh dự của quân đội Hoa Kỳ, bây giờ nhiều người tin rằng những hành động tại Mỹ Lai là cái lối thông thường khi quân đội Hoa Kỳ tiến hành các cuộc hành quân. Trong nước, cho dù một câu chuyện có hoang tưởng hay không, và nguồn gốc có thể từ một người này đă quen một người kia, và người kia có bà con với người đó đang làm việc tại Bing Bang Bong - luôn luôn có những chuyện hoang đường được vẽ vời, thêm mắm thêm muối, kể đi kể lại về những tội ác, giết chóc, ma túy v.v... và v́ không có chuyện ǵ ở Việt Nam là quá hoang tưởng, nên tất cả những ǵ về Việt Nam đều có thể tin được, nhất là nếu đó là những điều xấu xa.

 

Tại Washington, phản ứng chính trị trực tiếp sau cuộc xâm lăng Cambodia là những toan tính hạn chế quyền lực của Tổng thống để theo đuổi chiến tranh khi không được sự chấp thuận rơ ràng của Quốc hội. Nhiều người tin rằng ngành Hành pháp từ hồi TT Franklin Roosevelt đă từ từ lấn quyền khai chiến của Quốc hội, vốn đă được Hiến pháp công nhận. Tu chính án Cooper-Church là điều khoản bổ sung Hiến pháp đầu tiên nhằm giới hạn quyền hạn của Tổng thống trong chiến tranh. Mục đích của nó nhằm từ chối cung cấp tài chánh cho các lực lượng trên bộ của Hoa Kỳ đang được sử dụng tại Lào và Cambodia sau tháng Sáu 1970.

 

Bản Tu chính án đầu tiên đă không được thông qua. Vả lại khi đó các lực lượng Hoa Kỳ cũng đă rút trở về biên giới VNCH rồi. Bản Tu chính án sửa lại nhẹ nhàng hơn được lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ thông qua vào cuối tháng Mười Hai và trở thành luật vào đầu tháng Giêng 1971. Từ nay, mặc dù các hạn chế về cách sử dụng hỏa lực trên không trong tương lai chỉ ở mức tối thiểu, nhưng các lực lượng trên bộ của Hoa Kỳ bất cứ nơi nào trong vùng Đông Nam Á, cho dù là vai tṛ cố vấn cho quân đội VNCH đều bị cấm ngặt.

 

Chiến dịch tiếp theo của QLVNCH nhằm triển khai các thắng thế sau cuộc hành quân Cambodia từ tháng Tư đến tháng Sáu 1970 đă phá vỡ được các khu an toàn của Cộng quân được đặt tên là Hành Quân Lam Sơn 719. Khe Sanh, chính cái căn cứ mà TQLC Hoa Kỳ đă chiến đấu với quân Bắc Việt trong cuộc bao vây lừng danh 77 ngày đêm trong năm 1968, được dùng làm bàn đạp cho các lực lượng VNCH. Trong cuộc hành quân Lam Sơn 719, các đơn vị VNCH cuối cùng đă biết sử dụng Khe Sanh theo phương cách mà tướng Westmoreland đă nh́n ra trước đó và phải dùng cái căn cứ quân sự đó như thế nào mới đúng.

 

Mục đích của cuộc Hành Quân Lam Sơn 719 nhằm tấn công vào các khu an toàn của bộ đội Bắc Việt và chiếm đóng các phần thiết yếu của hệ thống đường ṃn Hồ Chí Minh cho đến tận Tchepone và làm tê liệt khả năng của kẻ thù đánh phá miền Nam Việt Nam. Đối với QLVNCH, cuộc hành quân vĩ đại nầy sẽ rất quan trọng và đầy tham vọng cho nỗ lực chiến tranh không khác ǵ trận đột phá Cambodia trước đó.

 

Vào cuối tháng Giêng 1971, khi chiến dịch Lam Sơn 719 khởi sự th́ Tu chính án Cooper-Church đă có hiệu lực hoàn toàn. QLVNCH trên bộ vẫn c̣n lệ thuộc nặng nề về mọi khía cạnh vào Không yểm của Hoa Kỳ. Từ những cuộc dội bom rộng răi của B-52 theo kế hoạch ARCLIGHT cho đến vô số các cuộc không tập chiến thuật thả những trái bom thông thường và bom napalm để yểm trợ gần cho các hoạt động của bộ binh, vai tṛ hỏa lực của Không quân Hoa Kỳ rất đáng kể. Quan trọng hơn phóng pháo cơ và chiến đấu cơ là sự phụ thuộc vào hàng trăm chiếc trực thăng của quân lực Hoa Kỳ cần thiết cho việc xâm nhập, đón rước, tiếp tế, tản thương, dọ thám, chỉ huy tuần tra và bắn yểm trợ. Các sĩ quan bộ binh Hoa Kỳ với vai tṛ cố vấn cho các đơn vị QLVNCH và TQLC tham dự chiến trận là những cặp mắt và bộ óc bổ sung để hỗ trợ công tác sửa soạn cho chiến dịch và quan trọng hơn cả, họ là những người phối hợp hỏa lực yểm trợ của Hoa Kỳ. Họ đều ở lại căn cứ Khe Sanh và theo dơi diễn tiến trận đánh bằng điện đàm trong các hầm trú ẩn đă được sửa chữa lại.

 

Xét trên mọi khía cạnh, Hành Quân Lam Sơn 719 là một nỗ lực vĩ đại. Vị tướng VNCH được giao trách nhiệm chỉ huy chiến dịch là tướng tư lệnh từ 1965 của các lực lượng QLVNCH thuộc Vùng I Chiến Thuật, c̣n được phía Hoa Kỳ biết dưới cái tên là Quân Đoàn 1. Trung tướng Hoàng Xuân Lăm tương đối có uy tín đối với người Mỹ. Tuy nhiên các sĩ quan cao cấp của TQLC Việt Nam không ưa ông ta lắm.

 

Để thực hiện các mục tiêu đầy tham vọng của Lam Sơn 719, tướng Lăm có trong tay một lực lượng hùng hậu gồm nhiều đơn vị khác nhau của QLVNCH. Ngoài Sư Đoàn 1 BB, một số đơn vị pháo binh, thiết giáp và mấy tiểu đoàn Biệt Động Quân, Trung tướng Lăm c̣n được quyền điều động gần như toàn bộ  lực lượng Tổng Trừ Bị gồm cả hai sư đoàn Nhẩy Dù và TQLC. Lam Sơn 719 có thể coi là chiến dịch đầu tiên mà TQLC Việt Nam được đưa toàn bộ sư đoàn ra mặt trận.

 

64 ngày đêm xa luân chiến kéo dài từ ngày 30 tháng Giêng cho đến ngày 24 tháng Ba 1971. Tuy QLVNCH chịu những sự tổn thất khá nặng nề nhưng mọi người đều đồng ư là họ cũng tiêu diệt được một số lượng kẻ địch lớn hơn. Bộ đội Bắc Việt đă đưa vào trận đánh những đơn vị xuất sắc nhất và thật nhiều phương tiện để chống lại lực lượng VNCH và TQLC. Sau khi chiến dịch hoàn tất có nhiều cuộc tranh căi về các thắng lợi đă đạt được. Mặc dù không được nói ǵ nhiều trên truyền thông, nhưng trên thực tế quân Bắc Việt đă bị giáng cho những đ̣n chí tử gây tổn thất đáng kể, cũng giống như cuộc đột phá Cambodia trước đó vậy.

 

Nhưng nếu nh́n dưới nhăn quan của TT Nixon muốn hướng mục tiêu vào nỗ lực Việt Nam hóa chiến tranh th́ Lam Sơn 719 là một thảm bại về truyền thông báo chí. Mỗi một sự yếu kém hay thiếu sót của quân lực VNCH đều bị tường thuật và thổi phồng bởi giới truyền thông Tây phương. Các vấn đề của QLVNCH khởi đầu với sự can thiệp của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu vào tiến tŕnh cuộc hành quân. Vị Tổng thống này được bầu ra trong một đất nước có một nền dân chủ c̣n non trẻ thành thử hết sức nhậy cảm sẽ hậu quả tiêu cực về phương diện chính trị nếu quân lực bị tổn thất quá nhiều. Phe lănh đạo Cộng sản Hà Nội th́ không hề bị áp lực này.

 

Những thử thách về các mặt chỉ huy, kiểm tra và phối hợp ngoài mặt trận đă được tường thuật lại bởi một hệ thống truyền thông báo chí không mấy thiện cảm với VNCH. Sự tŕnh bày dai dẳng, lặp đi lặp lại nhiều lần về chiến dịch Lam Sơn 719 trong giới truyền thông Tây phương chỉ là những đoạn phim về lính VNCH tự ư trèo lên trực thăng tiếp tế. Những đoạn phim này được chiếu đi chiếu lại trong nước Mỹ giống như các khúc phim kinh hoàng của Tết Mậu Thân vậy. Những người trong nước thật sự khó mà có cảm t́nh nổi với những binh lính có vẻ như không chịu chiến đấu cho chính đất nước họ trong khi người Mỹ đă đổ máu quá nhiều để giúp đỡ, và c̣n tiếp tục làm như vậy bằng cách yểm trợ trực thăng cho toàn bộ chiến dịch, để rồi một số phi hành đoàn đă bị địch bắn hạ và giết chết.

 

Mặt tích cực của Lam Sơn 719 th́ đă bị bỏ quên trong khi các phóng viên làm nhiệm vụ tường thuật của họ. Cũng tương tự như lần ở Cambodia, các lực lượng Bắc Việt cùng các phương tiện của họ đă bị thiệt hại nặng nề. Điều được ghi nhận rộng răi bởi t́nh báo đồng minh là các cuộc xâm nhập qua đường ṃn Hồ Chí Minh và các hoạt động của kẻ thù trên toàn bộ lănh thổ miền Nam Việt Nam đă bị suy giảm trong những tháng tiếp theo.

 

Thành tích của TQLC Việt Nam trong suốt quá tŕnh Lam Sơn 719, khi tổng kết, được công nhận là khá xuất sắc. Tuy nhiên ḷng dũng cảm và sự hy sinh của các TQLC Việt Nam phần nào đă bị vẩn đục bởi sự lạm dụng để củng cố ḿnh của các cấp cao hơn tại bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH. Sự tranh chấp cay đắng và tai hại giữa một số sĩ quan cao cấp, trong đó đặc biệt tướng Lăm nổi tiếng là thù hằn với TQLC và ngược lại sự khinh ghét của Trung tướng Lê Nguyên Khang (mới lên từ Thiếu tướng) và các sĩ quan thuộc hạ đối với tướng Lăm cũng đă tăng thêm mà thôi.

 

Lam Sơn 719 là một sự lặp lại đối với lực lượng TQLC đă từng đụng độ với kẻ thù đáng ghét chỉ vài tháng trước đây tại Cambodia. TQLC Việt Nam đánh nhau lần này trên một địa thế hiểm trở hơn thành thử họ đă phải trả một cái giá tương xứng với những tổn thất giáng lên địch quân.

 

Tiểu đoàn 3 với Lê Bá B́nh làm Tiểu đoàn phó hoạt động như một đơn vị thuộc Lữ đoàn 258. Hầu hết TQLC hành quân tập trung gần một vùng gọi là Cơ Rốc. Địa thế núi non hiểm trở và rừng rậm dày đặc là kẻ thù đối với họ không kém ǵ quân Bắc Việt ngoan cố.  Cuộc đụng độ nặng nề nhất của Tiểu đoàn Sói Biển là khi Tiểu đoàn 1 bị một Trung đoàn Bắc Việt tấn công và Tiểu đoàn 3 đă xung phong đánh ngang hông địch để giải tỏa áp lực đang đè nặng trên người anh em TQLC. Khi trận chiến tàn lụi và lực lượng VNCH cũng như TQLC Việt Nam rút về lại miền Nam, B́nh và ban chỉ huy của anh là những người rời chiến trường cuối cùng để đáp trực thăng bay về Khe Sanh.

 

Các công tác tiếp vận và soạn thảo kế hoạch càng lúc càng cần thiết sự lớn mạnh của binh chủng TQLC Việt Nam. (Năm 1970 Tiểu đoàn 9 TQLC được thành lập thêm). Việc duy tŕ hai phần ba các đơn vị TQLC liên tục chiến đấu ngoài mặt trận Vùng I Chiến Thuật đă khiến cho công tác hỗ trợ hạ tầng cơ sở trở nên căng thẳng. Các sĩ quan cao cấp cùng làm việc với các sĩ quan Hoa Kỳ nhằm bàn bạc và thực hiện các nhu cầu càng lúc càng nhiều hầu chăm sóc cho các TQLC đang chiến đấu và gia đ́nh của họ trong những chung cư ở trong và chung quanh Thủ Đức. Các phương tiện về xây dựng đă được dành ra để thiết lập các khu gia binh, trạm y tế v.v...

 

Chăm lo cho các chiến sĩ và gia đ́nh của họ một cách đầy đủ là một trong những vấn đề mà các nhà soạn thảo kế hoạch đă phải rất bận tâm. Các gia đ́nh quân nhân được khuyến khích trồng rau cải và lúa gạo trong những thửa ruộng thuộc quyền kiểm soát của TQLC để tăng thêm thu nhập vào tiền lương ít ỏi bằng các phương tiện sẵn có. Có một chuyện xảy ra được ghi nhận là trong cuộc hành quân Vũ Ninh XII, không lâu trước chiến dịch Lam Sơn 719, là có nhiều quân nhân TQLC đă từng chiến đấu tại Vùng I Chiến Thuật sau một thời gian dài đă phải được tản thương về với các triệu chứng tương tự như sốt rét. Hóa ra, những binh sĩ đó đă bị mắc chứng bệnh thiếu chất đạm trong khẩu phần ăn của họ. Tựu chung th́ bệnh này dễ chữa hơn là bệnh sốt rét do muỗi cắn.

 

Giải pháp cho vấn đề thiếu chất đạm một phần đă được giải quyết bởi một cố vấn Hoa Kỳ tháo vát có tên là Gene Harrison. Trước khi t́nh nguyện đi chiến đấu, Thiếu tá Harrison là một nông gia và một công chức quận hạt tại Florida. Giải pháp của ông để cải thiện khẩu phần thịt cho các TQLC là đi Philippines t́m mang về một giống heo tốt hơn và cho nhiều thịt hơn. Thiếu tá Harrison trở thành một người rất nổi tiếng với tất cả mọi người và c̣n được các gia đ́nh sống trong khu vực trại Thủ Đức mang ơn nhiều nhất. Sau vụ mang giống heo tốt và nhiều thịt về th́ hiếm khi nào có chuyến tiếp tế từ phi trường Tân Sơn Nhất bay ra ngoài trận địa ở phía Bắc mà không có một vài con lợn chở ra theo cho các tiểu đoàn TQLC để bổ sung vào khẩu phần ăn mà họ tự kiếm được tại địa phương.