NGƯỜI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM

1980—1995

 

Định mệnh đă an bài.

 

Khi tàu lớn vừa cập bến, với bản năng sinh tồn, tôi ra sức tranh dành cùng với những người lạ khác núp dưới các lùm cây của ḥn đảo cô quạnh nầy từ lúc nào mà tôi không hay biết, để được trèo lên khoang tàu vào lúc đó đă chứa đầy người giữa lúc trời mưa to gió lớn. Vừa leo lên được khoang thuyền tôi cùng một số các hành khách khác bị những người lên trước xô đẩy chà đạp gần như muốn ngạt thở.

 

Tiếng kêu khóc cùng với tiếng la hét chửi thề tục tằn của những người trên thuyền đă làm khuấy động không gian yên tĩnh của đêm tối. Trong lúc hỗn loạn giành giựt cấu xé lẫn nhau để t́m đường sống, th́nh ĺnh tàu tắt máy, sau đó có tiếng loa kêu gọi của người chủ thuyền v́ lư do an toàn cho cuộc hành tŕnh đầy nguy hiểm giữa biển khơi và v́ thời gian gấp rút để tài công sửa chữa và coi xét lại máy móc cho chắc ăn trước khi ra khơi, xin các hành khách hăy b́nh tĩnh, cố gắng giữ trật tự và lên bờ bớt để có chỗ rộng cho thủy thủ đoàn làm việc và hứa hẹn sau đó sẽ cho hành khách tuần tự trở lại lên tàu sau khi tàu đă sửa chữa xong và cam kết là sẽ không bỏ rơi một người nào lại trên đảo.

 

Một số các hành khách v́ tinh thần quá căng thẳng nên đă nghe theo lời kêu gọi của chủ thuyền, lần lượt lên bờ để tàu có có chỗ trống làm việc. Bị chà đạp và xô lấn gần nghẹt thở bởi đám người lạ và hỗn tạp nầy, với sức người có hạn, chịu đựng không nổi nữa, tôi cũng tính lên bờ để hít thở một chút không khí cho bớt ngột ngạt th́ bất ngờ có một người lạ nắm tay tôi kéo lại và bảo tôi xuống phụ với tài công tát nước dưới hầm tàu.

 

Đầu óc hỗn loạn và mệt mỏi không làm chủ được ḿnh, tôi đang do dự chưa biết tính làm sao th́ đă bị đám đông trong lúc xô lấn đă đẩy tôi té xuống hầm tàu tối đen như mực. Mấy phút sau, tàu th́nh ĺnh nổ máy và trực chỉ ra biển khơi bỏ lại một số các hành khách đứng đó than khóc kêu gào v́ kẹt lại trên đảo.

 

Tàu chở đầy khẳm người. Một số đứng trên khoang tàu sau cùng không có chỗ cùng đành phải di chuyển xuống cái hầm tàu chật chội, dơ bẩn và nhỏ bé nầy. Tôi, một người hành khách xa lạ, bệnh hoạn và không tên tuổi, đă bị xô đẩy và chèn ép vào trong một góc hầm tăm tối của chiếc tàu nhỏ bé cùng với dầu nhớt, thực phẩm, rác rến và đồ phóng uế của các hành khách trong suốt cuộc hành tŕnh vượt biên. Không được ăn uống, cơ thể lại suy nhược, có lẽ nhờ ơn trên đă che chở và giúp đỡ để tránh khỏi những cực h́nh bị đói khát, thần kinh căng thẳng, đầy đọa cả tinh thần cùng với thể xác, nên đă cho tôi sống trong một trạng thái nửa tỉnh nửa mê trong suốt cuộc hành tŕnh dài giữa biển khơi.

 

Những ngày trong trại tỵ nạn Tangjung Pinang

 

Chào đón người Việt Nam tị nạn mới đến. Trại Galang, "Cửa ngơ của Tự Do và T́nh Người"

 

Khi được tàu hải quân Indonesia cứu vớt th́ tôi đă bị sưng phổi nặng, mắt th́ sưng húp c̣n da th́ nhiễm trùng dộp bỏng v́ phải nằm ở giữa đống dầu nhớt và rác rến dơ dáy trong một thời gian dài. Nhân viên Hội Hồng Thập Tự Quốc tế (HTTQT) sau khi khám bệnh đă cách ly tôi với những người thuyền nhân khác và tôi được đưa thẳng vào bệnh viện của ngưởi tỵ nạn ở Tangjung Pinang để chữa trị.

 

Có lẽ tôi là người thuyền nhân tỵ nạn độc nhất kể từ lúc được tàu hải quân Indonesia cứu vớt cho đến khi được đi định cư đă được cư trú trong bệnh viện của người tỵ nạn. Với sự săn sóc và giúp đỡ ân cần của các nhân viên y tế bệnh viện, nhất là bác sĩ giám đốc, hải quân đại tá Ivan, tôi đă được điều trị các bệnh tật mà tôi đă mắc phải trong chuyến hành tŕnh đi t́m tự do và những căn bệnh măn tính trong thời gian đi cải tạo. Nhờ được chăm sóc và ăn uống bồi dưỡng đầy đủ trong thời gian điều trị, tôi đă dần dần hồi phục lại sức khỏe.

Sau khi b́nh phục, tôi đă tiếp tay cùng với các nhân viên y tế khác của bệnh viện để giúp đỡ và săn sóc sức khỏe cho đồng bào tỵ nạn trên đảo. Nhờ bản tính chịu khó và siêng năng, thật thà và giản dị, không câu chấp, dần dần tôi đă thu phục được sự ngưỡng mộ và kính nể của bác sĩ Ivan cùng với các bác sĩ đồng nghiệp làm việc trong bệnh viện.

 

Ngoài các nhân viên y tế của bệnh viện là người Indonesia, c̣n có một số các bác sĩ tỵ nạn trong trại cũng tự nguyện tham gia vào công việc chữa trị bệnh nhân. Những bác sĩ và dược sĩ nầy làm việc dưới sự điều hành của một người trưởng ban y tế của trại tỵ nạn do chính họ bầu lên.

 

Người nầy là mối dây liên lạc giữa ban y tế của người tỵ nạn với Hội HTTQT trong công việc điều hành bệnh viện và giúp đỡ người tỵ nạn trên đảo. Tôi đến trại tỵ nạn được khoảng một tháng th́ người bác sĩ đảm nhiệm chức vụ trưởng ban y tế của người tỵ nạn đi định cư ở Pháp. Được sự ủng hộ của các anh em bác sĩ trong trại và phái đoàn y tế của Hội HTTQT, nhất là bác sĩ giám đốc Ivan, tôi được đề cử lên làm Trưởng ban Y tế của trại tỵ nạn.

 

Chức vụ và trọng trách của người trưởng ban y tế là tạo niềm tin, sự thông cảm và ḥa đồng giữa hai nhóm người, là các bác sĩ người tỵ nạn tự nguyện làm việc ở bệnh viện và các chuyên viên y tế của Hội HTTQT, mà đại đa số là người địa phương, trong công việc chăm lo sức khỏe cho người tỵ nạn.

 

Thẻ chứng nhận 'Chief of Medical Section'

 

Ngoài công việc phục vụ y tế, hằng ngày tôi cũng phải tiếp xúc với phái đoàn Cao ủy Liên Hiệp Quốc (LHQ) để lo nhiều vấn đề khác trong việc giúp đỡ người tỵ nạn trong thời gian ở trại chờ ngày đi định cư để bảo đảm cho những nạn nhân được may mắn sống sót sau cuộc hành tŕnh dài giữa biển khơi có được một cuộc sống an toàn và hạnh phúc trong bầu không khí tự do và t́nh người.

 

Tôi cũng hằng ngày tiếp xúc với các cơ quan khác trong trại tỵ nạn như: giáo dục, thông tin, huấn nghệ cùng với các người lănh đạo tinh thần như Công giáo, Phật giáo và Tin lành, thu thập những lời yêu cầu, đ̣i hỏi cần thiết của người tỵ nạn trên đảo hầu cùng chung sức phục vụ cho cuộc sống người tỵ nạn trên đảo được thoải mái hơn về tinh thần lẫn vật chất.

 

Tôi cũng là người đại diện cho các anh chị em y sĩ người tỵ nạn, làm mối dây liên lạc mật thiết giữa các anh chị em trong cùng ngành nghề, không phân biệt nơi đào tạo, tuổi tác và chức vụ, và giúp đỡ các anh chị em đến đảo với t́nh nghĩa huynh đệ truyền thống của trường Y khoa trên kính dưới nhường, ḥa đồng. Đồng thời cũng phải tạo điều kiện để có sự thông cảm và t́nh cảm của cộng đồng y tế người tỵ nạn với những người trong nhóm y tế thuộc quốc gia thứ ba đến đây làm thiện nguyện v́ lư do nhân đạo. Quả là những chuyện không dễ dàng mà tôi phải đương đầu và đối phó hằng ngày.

 

 

Bệnh viện Galang, nơi tôi được điều trị các bệnh cũ măn tính và bệnh mới nhiễm, nơi thể hiện tinh thần hợp tác trong t́nh thương giữa nhân viên y tế của Hồng Thâp Tự Quốc tế và các bác sĩ Việt Nam

 

Trong thời gian rảnh rổi tôi cũng ḍ la tin tức về anh Ngọt, người thanh niên đă góp phần không nhỏ giúp tôi thực hiện những hoài băo t́m tự do, và cũng không quên ḍ la về số phận của những người hành khách kém may mắn bị bỏ lại trong đêm mưa băo trên một ḥn đảo cô quạnh ở cửa khẩu Cần Giờ.

 

Sau một thời gian t́m kiếm, điều mà tôi biết là chuyến tàu đầu tiên mà anh Ngọt cố gắng thuyết phục tôi đi cũng đă đến được bến bờ tự do an lành. Về số phận của anh Ngọt th́ tôi không nhận được tin tức ǵ nữa, c̣n những người hành khách bị bỏ lại trong chuyến đi của tôi có khoảng 40 người đều bị công an biên pḥng bắt giữ và giải giao về thành phố ngay ngày hôm sau. Không tin tưởng nhiều về bói toán và số mạng nhưng tôi cũng phải tin và chấp nhận mỗi người đều có số mạng và tất cả đều do ơn trên xếp đặt.

 

Vấn đề liên lạc thư từ giữa người tỵ nạn trong trại và gia đ́nh của họ ở Việt Nam hay các nơi khác trên thế giới là một vấn đề khá phức tạp.

 

Trong trại tỵ nạn không có chi nhánh bưu điện. Người ở đây muốn liên lạc với gia đ́nh phải qua sự trung gian giúp đỡ của những người bạn bè khi xuất trại bằng cách nhờ họ mang thư từ của ḿnh đến nơi họ định cư rồi sau đó họ sẽ gửi về gia đinh ở Việt-Nam qua một quốc gia thứ ba. Để liên lạc được tin tức của người thân trong trại tỵ nạn, gia đ́nh ở Việt-Nam phải nhờ sự giúp đỡ của Hội HTTQT ở Djkarta, thủ đô của Indonesia.

 

Lá thư đầu tiên tôi gửi về Việt-Nam khoảng một tháng sau khi tôi đến trại tỵ nạn qua sự giúp đỡ của một người bạn khi rời trại đi định cư ở một nước thứ ba; sau đó tôi nhận được thư hồi âm của gia đ́nh từ Việt-Nam. Theo lời ba mẹ tôi kể lại, tôi được bạn bè ở Cần-Giờ đă không ngại đường sá xa xôi lên tận nhà ba mẹ tôi ở Đà Lạt để báo tin cho biết là tôi may mắn được tháo củi sổ lồng khoảng một tuần lễ sau khi tôi vượt biên. Về chuyện sống hay chết có đến được đất tự do hay không th́ họ không biết v́ việc đó ngoài tầm tay của họ.

 

Ông bà khi nghe được tin đă mất ăn mất ngủ, hằng ngày cầu nguyện cho tôi được sống sót và b́nh yên trong cuộc hành tŕnh không định trước với nhiều nguy hiểm nầy.

 

Cả gia đ́nh đă thở phào và vui sướng khi nhận được lá thư đầu tiên của tôi. Trong gia đ́nh, tôi là người đầu tiên đi vượt biên và đă may mắn thành công. Trong những năm đầu tiên sau ngày mất nước, người em út của tôi tên Phú đă năm lần bảy lượt t́m kiếm phương tiện để trốn thoát nhưng cũng như đa số các người khác, đều bị lường gạt, tiền mất tật mang. Em tôi đă nhiều lần may mắn thoát hiểm khỏi sự bắt bớ của công an, không phải bị tù tội và may hơn nữa là đă gặp được người vợ hiền tâm đầu hợp ư trong lúc cùng tham gia những chuyến đi đầy gian khổ và thử thách nầy.

 

Hải quân đại tá bác sĩ Ivan, giám đốc bệnh viện của người tỵ nạn ở Tanjung Pinnang là một trong những nhân vật cao cấp của trại tỵ nạn đứng sau Cao ủy LHQ coi sóc về người tỵ nạn. Với tầm vóc cao lớn, ăn nói bặt thiệp, tiếng Anh lưu loát, ông là người bác sĩ đă chăm sóc cho tôi từ ngày đầu tiên khi tôi nhập viện. Ông là người trong trại biết nhiều và biết rơ về bệnh sử của tôi và đă giúp tôi chữa trị những căn bệnh măn tính mà tôi đă mắc phải trong thời gian tù cải tạo cộng thêm với những bệnh tôi nhiễm phải trong hành tŕnh t́m tự do như sưng phổi, nhiễm trùng mắt, dộp da.

 

Với tính t́nh ḥa nhă và nhẫn nại, lúc nào cũng nở nụ cười trên môi, ông đă khuyến khích và nâng đỡ tôi từ tinh thần đến vật chất; ông đă giúp tôi sớm trở lại cuộc sống b́nh thường trong một thời gian ngắn và cũng giúp cho tôi hồi phục tinh thần, lấy lại niềm tin và năng lực mà tôi đă mất trong lúc bị tù tội. Bạn bè tôi thường nói ông bác sĩ Ivan khôn ngoan như một con cáo già. Là người lănh đạo, ông chịu khó lắng nghe những ư kiến tốt của các cộng sự viên của ḿnh trong việc điều hành bệnh viện, vấn đề y tế trong trại và luôn cả về hành chánh trong trại tỵ nạn. Với đức tính và kinh nghiệm như đă nói, ông đă giúp đỡ cho các cộng sự viên của ḿnh khéo léo vượt qua nhiều khó khăn trong việc điều hành một trại tỵ nạn lớn, hỗn tạp nầy với đầy đủ các thành phần phức tạp trong xă hội.

 

Ngoài Bác sĩ Ivan, c̣n có Bác sĩ King, người Úc làm việc cho Hội HTTQT, tự nguyện giúp đỡ trại tỵ nạn. Ông cũng là một trong những ân nhân đă góp phần không nhỏ trong việc chữa trị và giúp tôi được hồi phục nhanh chóng. Xem tôi như một người kém may mắn nên cũng chính ông đă bỏ nhiều thời gian để giúp tôi chữa dứt căn bệnh thần kinh Stress Syndrome. Sau mỗi lần đi công tác ở Singapore hay lên thủ đô Djakarta ông đều mang về những cuốn sách dễ đọc bằng Anh ngữ và khuyến khích tôi nên đọc nhiều sách hơn. Có khi ông ngồi lại tṛ chuyện hằng giờ với tôi để hướng dẫn và chỉ dạy thêm.

 

 

Bác sĩ King, người thầy thuốc giỏi và người bạn tốt

 

Kể từ khi đi “cải tạo” về, mỗi lần cầm cuốn sách lên tay tôi đều bị hoa mắt, nhức đầu và chóng mặt, đầu óc th́ không thể tập trung tư tưởng được. Nay nhờ vào sự kiên tŕ và giúp đỡ của ông ấy, một người bạn tốt và là một người thầy thuốc giỏi, đă dần dần giúp tôi trở lại một cuộc sống b́nh thường và dễ dàng thích nghi với một cuộc sống mới, một hoàn cảnh mới để chuẩn bị tinh thần cho những thử thách lâu dài khó khăn về sau mà tôi sẽ phải đương đầu v́ miếng cơm manh áo trên đất nước tự do mà tôi đă phải hy sinh bằng cả tính mạng của ḿnh để có được.

 

Phần lớn các bạn bè trong trại tỵ nạn đều là những anh chị em đồng ngành cùng cảnh ngộ, những bậc đàn anh mà tôi kính mến v́ tư cách và cách đối xử như bác sĩ Nguyễn Tất Toại và nha sĩ Nguyễn Sanh Lang, những người đàn em mà tôi quư mến v́ tư cách và khâm phục v́ những hoạt động phục vụ bất vụ lợi cho đồng bào tỵ nạn trên đảo như bác sĩ Nguyễn Văn Lộc người Nam có biệt danh là Lộc I để phân biệt với bác sĩ Lộc 2, người Bắc, cao ráo đẹp trai, bác sĩ Tăng Quốc Kiệt, bác sĩ Hạnh và các nữ bác sĩ như Hà, Ánh, và Hường.

 

Bác sĩ Toại th́ đến trại tỵ nạn trước tôi; anh là người nhiều may mắn v́ khi vượt biên đă đem theo cả gia đ́nh gồm vợ và 3 đứa con, và đến nơi an toàn. Anh Toại th́ lớn tuổi và có tư cách của một người trí thức cũ v́ được sinh ra và giáo dục trong một gia đ́nh Khổng Mạnh, với cách ăn nói xử sự rất là nghiêm chỉnh, đứng đắn và khiêm tốn. Chị Toại là một người vợ đảm đang điển h́nh cho người phụ nữ Á Đông, thương chồng và chăm lo nuôi dạy con cái. Thỉnh thoảng tôi ghé lại nhà anh chị dùng bữa cơm thân mật đồng thời cũng tham khảo với anh chị về những quyết định quan trọng trong những công việc hằng ngày.

 

Anh nha sĩ Nguyễn Sanh Lang th́ đến đảo có một ḿnh, vợ và hai người con trai của anh đă vượt biên trước, bấy giờ đang định cư tại Portland của tiểu bang Oregon. Một việc rất đau buồn đối với gia đ́nh của anh cũng như hầu hết các gia đ́nh vượt biên t́m tự do khác theo đường vịnh Thái Lan, là đă bị bọn hải tặc Thái Lan bắt cóc cháu gái nhỏ xinh xắn của anh lúc đó được 16 tuổi. Anh chị đă cố công t́m kiếm sau nhiều năm liền mà không nhận được tin tức ǵ về cháu gái bất hạnh đó.

 

Bác sĩ Lộc I đi cả gia đ́nh, gồm vợ và đứa con gái nhỏ. Trong số bạn bè của tôi th́ Lộc I là người trẻ tuổi từng trải, hoạt bát và khôn ngoan nhất; anh cũng là người thông thạo ngoại ngữ hơn tất cả các anh em trong nhóm. Đầu óc của anh luôn luôn suy nghĩ về tương lai với những câu hỏi như: làm sao để được đi định cư sớm, làm sao nhanh chóng lấy lại được bằng cấp hành nghề, với những hoạch định để sớm ổn định một cuộc sống thành công và tốt đẹp ở một nước thứ ba như anh mong muốn.

 

Ngoài thời gian phụ giúp y tế trong bệnh viện th́ hầu như anh suốt ngày ở nhà học hành, trau dồi thêm tiếng Anh, đọc thêm sách nói về y khoa như CECIL LOB, chuẩn bị bài vở để dự thi ECFMG, là những thứ mà anh đă mag treo trong hành trang vượt biên.

 

Mỗi lần gặp tôi, anh thường than phiền và trách tôi tại sao đại ca đến đảo mà không thấy đại ca học hành hay đọc sách ǵ cả; không chuẩn bị ngay từ lúc nầy làm sao đại ca có thể thi lấy lại bằng cấp của ngành nghề cũ như sự mong ước. Mỗi lần Lộc I đề cập đến vấn đề đó là tôi phải đánh trống lăng, làm bộ như không nghe và nói chuyện qua chuyện khác.

 

T́nh thật mà nói, ngoài bác sĩ Ivan và bác sĩ King ra th́ không một người nào trong trại tỵ nạn biết rơ về những bệnh tật và tâm trạng của tôi trong lúc nầy. Tôi không thể nói thẳng cho bạn bè biết là tôi đang trong thời kỳ chữa bệnh thần kinh tâm lư mà tôi là nạn nhân của tù tội và áp bức. Đầu óc tôi lúc nầy vẫn c̣n trống rổng và không thể nào tập trung được tư tưởng. Tù tội cùng với những sự hành hạ đánh đập, tra tấn cưỡng bức về tinh thần và thể xác của tôi trong những năm đầu ở trại cải tạo đă phá hoại cả cuộc đời và tương lai của tôi. Muốn được b́nh phục và trở lại với một đầu óc b́nh thường, minh mẩn như xưa, th́ cần phải có một thời gian dài.

 

Những người bạn thân trong trại Galang (từ trái):

Bác sĩ Trứ, Bác sĩ Lộc 2, Bác sĩ Kiệt và Bác sĩ Sơn

 

Về bác sĩ Tăng Quốc Kiệt, anh cũng là một người trẻ tuổi biết trông rộng nh́n xa và có tầm kiến thức sâu rộng và chính xác. Nếu có ai muốn hỏi về những chuyện cũ của trường Y khoa cùng với các bạn bè, th́ người đáng tin cậy và giúp được nhiều tin tức chính xác nhất không ai ngoài anh ấy. Anh đến trại tỵ nạn một ḿnh, vợ và đứa con trai nhỏ của anh đă rời trại và đi định cư trước ở Montreal (Quebec, Canada) trước khi anh nhập trại.

 

Cũng như bác sĩ Lộc I, ngoài thời gian phụ giúp công việc ở bệnh viện ra th́ anh ở nhà nằm vơng cả ngày hết đọc sách th́ lo ôn lại bài vở chuẩn bị cho công việc thi lấy lại bằng cấp ngành nghề của ḿnh. Có một chuyện mà anh không được vui cho lắm là anh th́ muốn định cư ở Mỹ, một vùng đất mới mà theo anh nghĩ sẽ có nhiều cơ hội phát triển thuận tiện cho những người vừa mới đến, nhưng vợ anh đă được định cư ở Canada nên anh đành phải chịu; tất cả đều do số mạng xếp đặt và an bài.

 

Tuy mới gặp nhau trên đảo trong một thời gian ngắn và không có tṛ chuyện nhiều với nhau, nhưng giữa tôi và anh ấy có những sự thông cảm và gần gũi. Mỗi lần gặp là anh đều đề cập đến vấn đề tôi nên t́m một người bạn gái trước là làm bạn để an ủi và chia xẻ vui buồn với nhau và nếu tâm đầu ư hợp th́ sau nầy sẽ đi đến hôn nhân. Anh thường nói trại tỵ nạn cũng là một trong những môi trường quan trọng và thuận lợi để t́m kiếm người mà ḿnh muốn kết bạn, v́ các cô gái trẻ và xinh đẹp trên đảo có rất nhiều và thuộc đầy đủ các thành phần, thuộc đủ mọi ngành nghề, giai cấp và tuổi tác.

 

Theo anh, chỉ cần bỏ chút thời gian t́m hiểu th́ trước sau ǵ cũng kiếm được một người tâm đầu ư hiệp. Nếu chờ định cư ở một nước thứ ba th́ những cơ hội hiếm có như ở trại tỵ nạn sẽ rất là khó khăn v́ sang đến nước tự do, môi trường gặp gỡ giữa các người trong cộng đồng rất là hiếm v́ không có thời gian, thêm vào đó công việc mưu sinh hằng ngày không phải dễ dàng như suy tưởng và nhất là các cô gái xinh đẹp th́ lúc nào cũng có người đeo đuổi, ḿnh là người mới qua chân ướt chân ráo th́ làm sao phân b́ được với những người đến trước đă có được một cuộc sống ổn định.

 

Những góp ư và những lời anh nói, sau nầy nghĩ lại, tôi thấy rất là chính xác và thực tế. Anh quả là người thấy xa biết nhiều. Nhờ anh giới thiệu mà tôi gặp được người bạn gái xinh đẹp mà anh đă gặp trong trại chuyển tiếp trước khi đến trại chính, và sau nầy, trải qua bao cơn sóng gió, đă thành vợ tôi.

 

Bác sĩ Lộc 2, người Bắc, cao ráo, anh là một nghệ sĩ đẹp trai tài ba, đờn hay hát giỏi. Các cô gái trên đảo ngay cả các nhân viên y tế ngoại quốc của hội HTTQT cũng đều có những cảm t́nh sâu đậm với anh. Anh cùng với các bác sĩ nữ khác như bác sĩ Hà và bác sĩ Ánh đă góp một phần không nhỏ trong công cuộc xă giao tạo thêm niềm thông cảm, ḥa đồng và hiểu biết thêm giữa những người tỵ nạn và nhân viên y tế bệnh viện nhất là bác sĩ Ivan, bằng cách trao đổi văn hóa, âm nhạc.

 

Bác sĩ Ánh, theo tôi nghĩ, là một trong những người tỵ nạn có nhiều nỗi đau buồn nhất trong cuộc hành tŕnh đi t́m tự do. Chồng chị đă bị bọn hải tặc giết chết. Để quên đi những sự đau đớn và những kư ức hăi hùng đă xảy ra trong cuộc đời vừa trải qua, chị đă bỏ nhiều thời gian và công sức để giúp đỡ người tỵ nạn. Trong những thời gian rảnh rổi c̣n lại trong ngày, chị đă giúp anh Lộc làm văn nghệ, ca hát để giải khuây.

 

Chị bác sĩ Hường, là một trong những người đàn bà đẹp trong trại tỵ nạn. Bông hồng nào mà không hấp dẫn bướm trong vườn; đă là người đẹp th́ dĩ nhiên đi đâu cũng có người đưa kẻ đón, trong số đó có Mạc Đạm, một thanh niên cao lớn, tướng tá vạm vỡ, xứng danh là một thầy dạy vơ. Một người khác cũng dành nhiều t́nh cảm tốt đối với chị là bác sĩ giám đốc Ivan.

Chị bác sĩ Hà trẻ tuổi, có giọng hát hay, cũng đă góp một phần không nhỏ trong những phút văn nghệ giải lao.

 

Bác sĩ Hạnh và chị dược sĩ Bích đi cùng với một cháu trai nhỏ. Đó là những đàn em sau nầy mà tôi khi c̣n ở trường Y khoa chưa được quen biết. Tuy mới gặp nhau và cùng làm việc trên đảo trong một thời gian ngắn nhưng với bản tính trung trực và cởi mở anh đă cho tôi một ấn tượng khá tốt đẹp về t́nh nghĩa huynh đệ đồng môn, nhất là tỏ ra cố gắng bảo tồn danh dự và tư cách của giới y sĩ trong mọi hoàn cảnh.

 

Trong nhóm các bác sĩ làm việc ở bệnh viện, mỗi người đến đây đều có những tâm trạng đau buồn khác nhau nhưng giữa chúng tôi, những người cùng hoàn cảnh và đồng cảnh ngộ lại cùng chung một chí hướng nên đă thông cảm giúp đỡ và đùm bộc lẫn nhau rất chí t́nh. Có vui cùng chia, có buồn cùng chịu. Với những t́nh cảm đó đă gắn chặt chúng tôi lại với nhau thành một nhóm như những người thân trong gia đ́nh, đó là gia đ́nh của các bác sĩ người tỵ nạn ở trại tỵ nạn Tangjung Galang.

 

Gia đ́nh người vợ tương lai của tôi gồm một người em gái và hai người em trai, đă rời Sài G̣n cùng ngày tôi đi vượt biên, trên một chiếc tàu nhỏ. Sau cuộc hành tŕnh dài 5 ngày trong cơn băo tố giữa biển khơi, chiếc tàu nhỏ chở gia đ́nh cô đă được tàu hải quân Indonesia cứu vớt và sau đó tất cả những thuyền nhân tạm thời được chuyển đến trại tỵ nạn chuyển tiếp Kucu.

 

Cô và gia đ́nh ở đây khoảng một tháng sau đó được chuyển về trại chính Tangjung Piang. Bác sĩ Tăng-Quốc-Kiệt cũng ở trại nầy trong thời gian chuyển tiếp nên anh đă quen biết nhiều với gia đ́nh cô ấy. Gia đ́nh vợ tôi là người Việt gốc Hoa, cô là dược sĩ tốt nghiệp năm 1975, em cô là Ngọc Anh sinh viên năm thứ 5 của trường Đại học Y khoa Sài G̣n. Hai em trai là Tâm và Hải; Tâm lúc đó mới 14 tuổi c̣n Hải là em trai út khoảng 9-10 tuổi. Ngày các cô đến trại tỵ nạn, v́ không ai báo trước nên tôi không biết và có lẽ hôm đó quá bận rộn nên tôi đă không ra bến đ̣ để tiếp đón đưa về trại.

 

Tôi nghe bác sĩ Kiệt nói nhiều về gia đ́nh chị em các cô lúc c̣n ở bên trại chuyển tiếp Kucu, nhưng không có cơ hội gặp mặt. Một bữa em gái cô là bác sĩ Ngọc Anh bị bệnh, bác sĩ Kiệt khuyên tôi đây là một cơ hội tốt, trước đến để thăm viếng sau là tạo điều kiện làm quen. Tôi và bác sĩ Kiệt đi xuống barrack của gia đ́nh cô với danh nghĩa đại diện y tế của trại xuống thăm xă giao.

 

Chúng tôi được gia đ́nh cô ấy tiếp đón đàng hoàng và vui vẻ, chuyện tṛ thân mật một lúc tôi có nhă ư mời hai chị em của cô nếu có thời gian rảnh rổi th́ đến bệnh viện giúp đỡ cho các đồng bào tỵ nạn về y tế. Sau cuộc gặp gỡ này, bác sĩ Kiệt hỏi tôi có ư kiến như thế nào về hai cô gái đó, tôi nói rằng tuy mới gặp hai cô lần đầu nhưng thấy cũng rất có ấn tượng tốt. Về sắc đẹp của hai cô so với những người bạn gái mà tôi quen biết trước đây như cô Tuyết Hoa lúc tôi c̣n đi học ở Đại học Y khoa Sài G̣n; cô Tuyết Đông, người y sĩ tôi quen trong thời gian ngắn làm việc ở dân y viện trước khi đi tù cải tạo, và sau cùng là cô em Bắc kỳ nho nhỏ trung úy bộ đội ở trại cải tạo th́ mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.

 

Nếu đem so sánh với các cô gái trẻ đẹp trong trại tỵ nạn th́ hai chị em của cô vượt hẳn về tư cách và nhân phẩm. Tuy rằng hai cô là người Việt gốc hoa và cách ăn nói của họ không được khéo léo và dịu dàng như các cô gái Việt-Nam, nhưng tính t́nh của hai cô th́ rất là thật thà và trực tánh, nghĩ sao nói vậy. Hai cô lại là người có học thức cao nên cách suy nghĩ và hành động cũng chính chắn hơn.

 

Bác sĩ Kiệt khuyên tôi nếu nh́n mặt vừa ư th́ kiếm cơ hội và điều kiện để gặp gỡ làm quen và t́m hiểu thêm, trước lạ sau quen. Tôi thường la cà đến barrack của các cô tṛ chuyện với nhau, thỉnh thoảng tôi ở lại dùng cơm chung với gia đ́nh tạo thêm t́nh cảm thân mật.

 

Ngoài ra tôi c̣n lấy ḷng hai người em trai của cô, là Tâm 14 tuổi, đang đóng vai tṛ người đàn ông quan trọng trong gia đ́nh nhỏ nầy. Ngoài việc hằng ngày đi học thêm về Anh văn, Tâm tuy mới 14 tuổi nhưng đă trưởng thành sớm, đảm trách những cộng việc nặng nhọc của người đàn ông trong gia đ́nh như đi xách nước, lên trại lănh gạo về và c̣n trồng thêm rau cải ở phía sau barrack để có thêm thực phẫm bồi dưỡng và tối đến là người gác cửa giữ ǵn sự an toàn cho gia đ́nh. Hải th́ lúc đó vào khoảng 9-10 tuổi cả ngày ăn rồi đi học thêm Anh văn, và thích làm những món đồ chơi nho nhỏ bằng giấy.

 

Tôi thường theo các cô cùng với gia đ́nh đi chùa lễ Phật, có khi th́ ra bến tàu để đưa tiễn những người bạn đến trước đi định cư. Trong lúc nầy t́nh cảm của tôi đối với hai chị em như một t́nh bạn v́ chúng tôi không biết được ngày mai sẽ như thế nào; các cô th́ c̣n được may mắn hơn tôi v́ đă có người anh đi trước, đă được định cư ở Mỹ.

 

Không sớm th́ muộn, sau khi hoàn tất các thủ tục giấy tờ định cư theo diện đoàn tụ gia đ́nh th́ các cô sẽ di dân qua Mỹ. C̣n phần tôi, không có bà con thân nhân ở một nước thứ ba nào bảo lănh, cơ thể th́ bệnh hoạn, c̣n đang được điều trị, th́ thời gian đi định cư chắc chắn sẽ lâu hơn. Mặc dầu tôi thuộc diện sĩ quan quân đội VNCH, lại là cựu tù nhân chính trị nên có nhiều cơ hội để được định cư ở Hoa Kỳ, nhưng cuộc đời vốn nhiều bất trắc, ngày mai ra sao cũng không biết chắc được.