Bài học quân sự trừng phạt Việt Nam đợt thứ nhất vào đầu năm 1979 đă không đạt được kết quả như các nhà lănh đạo cộng sản Trung Hoa mong muốn. Dù đă chiếm được một số tỉnh lỵ, nhưng về quân sự, bộ đội Việt Nam được đánh giá cao hơn. Không cần sử dụng tới quân chính qui, họ đă b́nh tĩnh chống trả trước một địch thủ mà quân số đông gấp hai hay ba lần. Trong cuộc chiến, quân đội Trung Hoa đă phơi bày những nhược điểm của họ: binh sĩ thiếu kinh nghiệm, vơ khí c̣n lạc hậu, tiếp vận yếu kém, và nhất là chiến thuật biển người, coi con người là yếu tố chính quan trọng hơn vũ khí, đă không c̣n phù hợp với thực tế và  đưa đến những tổn thất nhân mạng nặng nề cho hồng quân. V́ thế, sau năm 1979, Hứa Thế Hữu bị mất chức tư lệnh quân khu Quảng Châu, trong khi Dương Đắc Chí được thăng lên làm tham mưu trưởng quân đội.

 

       Sau trận chiến, v́ cùng là hai nước cộng sản, cả Việt Nam và Trung Hoa đều giảm thiểu hay không công bố những tổn thất của ḿnh, và cả hai bên đều thổi phồng những tổn thất của đối phương. Theo các nhà quan sát Tây phương, tổn thất nhân mạng của Việt Nam vào khoảng trên dưới 30 ngàn và của Trung Hoa khoảng 50 ngàn.

 

      Tuy nhiên, dù bị đánh giá thấp về quân sự, xét về phương diện chiến lược, Trung Hoa đă đạt được những mục tiêu dài hạn của họ.

 

     Trước hết, dù Trung Hoa tuyên bố rút quân, “không lấy một tấc đất nào của Việt Nam”, nhưng trên thực tế, họ đă giữ lại một số những địa điểm trọng yếu về quân sự, lấn thêm một phần đất của Việt Nam sát bên trước Hữu Nghị Quan. Việt Nam đă không dám phản kích chiếm lại và không dám  cho nhân dân biết. Những nhà máy, nhà thương, trường học, công sở trên những thị xă của Việt Nam bị chiếm đóng đều bị quân Trung Hoa trước khi rút lui hoặc tháo gỡ đem về nước, hoặc đặt chất nổ phá hủy.

 

       Ngay sau trận chiến, trong khi những nhà lănh đạo cộng sản Việt Nam vẫn một ḷng sùng bái hướng về Liên Xô, thúc đẩy cả nước tiến lên xă hội chủ nghĩa để khiến cho t́nh trạng kinh tế mỗi ngày một lụn bại th́ Trung Hoa lại tiếp tục làm cho t́nh trạng đó càng tệ hại hơn bằng cách gây ra một kế họach “chiến tranh đa diện” nhằm mục đích khiến cho Việt Nam “chảy máu” đến suy kiệt.

 

       Trong kế họach chiến tranh nhiều mặt đó, về phương diện quân sự, một mặt Trung Hoa tiếp tục viện trợ cho Khmer Đỏ để kéo dài cuộc chiến tiêu hao ở phía tây nam, mặt khác, họ tạo nên một áp lực thường xuyên dọc theo biên giới phía bắc bằng cách duy tŕ một lực lượng đông đảo trên 200 ngàn quân, thỉnh thoảng lại cho quân xâm nhập, lấn chiếm, pháo kích và thường xuyên đe dọa sẽ cho Việt Nam một bài học thứ hai. V́ thế, để đối phó với áp lực quân sự nặng nề trên cả hai mặt trận, trong cùng ngày mà Trung Hoa tuyên bố rút quân, chính quyền Việt Nam đă phải ra lệnh tổng động viên để có đủ nhân lực chiến đấu và bố trí pḥng thủ trên nhiều mặt trận:

 

- Mặt trận biên giới tây nam 719 của Lê Đức Anh nhằm b́nh định Campuchia, cố vấn là tướng Koputyn.

 

- Mặt trận 379 bên Lào do Chu Phương Đới tư lệnh để pḥng thủ hướng tây bắc, cố vấn là tướng Sergheevitch.

 

- Quan trọng nhất là mặt trận pḥng thủ miền bắc Việt Nam. Tại mặt trận này, ngoài những binh đoàn chính qui 1, 2, 3 (hai quân đoàn sau vừa được rút từ Campuchia về), Việt Nam c̣n tăng cường và bố trí thêm sáu quân đoàn tân lập:

     

- Quân đoàn 14 sau đổi lại thành quân đoàn 5 hay binh đoàn Chi Lăng, do Hoàng Đan tư lệnh, gồm những sư đoàn 3, 337, 327, 338, 347 phụ trách pḥng thủ tuyến đầu  biên giới ở hướng Lạng Sơn, quân khu I. Tư lệnh quân khu I là Đàm Quang Trung, cố vấn Liên Xô là tướng Kaveric.

 

- Quân đoàn 6 ở quân khu II, gồm những sư đoàn 316, 335, 345.., tư lệnh là Nguyễn Năng, trợ giúp quân khu II pḥng thủ Lào Cai. Quân khu II của Vũ Lập sau đó c̣n được tăng cường bởi những sư đoàn chủ lực quân khu hay tân lập như 355, 313, 314, 356, 411, 357… Cố vấn quân khu II là tướng Arkhipovitch.

 

- Quân đoàn 7 (hay 65 c̣n được gọi là binh đoàn Lư Thường Kiệt), đặt dưới quyền điều động của bộ Quốc Pḥng, gồm những sư đoàn 341, 342, 343… Tư lệnh: Nguyễn Thế Bôn.

 

- Quân đoàn 8 (hay 26, hay Pắc Bó) gồm những sư đoàn 311, 322, 346, 302 do Đàm Văn Ngụy tư lệnh, pḥng thủ mạn Cao Bằng, quân khu I.

 

- Quân đoàn 29 (hay sông Thao)  trực thuộc quân khu II vùng Lai Châu, Lào Cai,  trong đó có sư đoàn 303, pḥng thủ biên giới tây bắc.

 

- Quân đoàn 34 thuộc quân khu thủ đô (có lẽ chưa kịp thành h́nh chính thức).

 

        Đầu tháng 3, 1979, khi cuộc chiến đợt I vẫn c̣n đang tiếp diễn, Phạm Văn Đồng sau khi ở Campuchia về đă bí mật sang Liên Xô xin thêm viện trợ để nuôi dưỡng một đạo quân trên một triệu người. Ngoài ngân khoản viện trợ quốc pḥng khoảng trên 2 tỷ mỹ kim mỗi năm, Liên Xô gửi sang một số tàu chiến gồm một tuần dương hạm, một khu trục hạm, một tàu vét ḿn đến bỏ neo ngoài khơi hải cảng Cam Ranh, nơi mà hơn 74 năm trước, hạm đội Nga Hoàng đă dừng chân nghỉ ngơi trước khi bị hạm đội Nhật của đô đốc Togo đánh tan ở vùng biển Đối Mă. Với những viện trợ như thế, ngoài Cam Ranh, Liên Xô c̣n được sử dụng thêm căn cứ  Đà Nẵng.

 

        Ngoài ra, ngoài hàng ngàn những cố vấn dân sự, số cố vấn quân sự của Liên Xô cũng tăng dần lên đến khoảng hơn hai ngàn. Nhưng sự giúp đỡ của Liên Xô cũng chỉ có một mức độ giới hạn. Bị sa lầy ở Afghanistan phía Nam, phải đối đầu với NATO phía Tây, họ không thể gây chiến với Trung Hoa nếu Trung Hoa không làm mất mặt Liên Xô quá đáng. Cũng như trong những cuộc tranh chấp trước, vai tṛ hy sinh xương máu, làm  “người lính tiên phong” cho phong trào cộng sản, mở đường để đế quốc Liên Xô nh́n về Thái B́nh Dương và Úc Châu, được giao cho Việt Nam.

 

       Sau “bài học thứ nhất” năm 1979, thấy Việt Nam vẫn kiên quyết đứng về phe Liên Xô và không chịu rút khỏi Campuchia, mấy năm sau, Trung Hoa mở thêm một chiến dịch mới để làm tiêu hao tài nguyên và nhân lực của Việt Nam và một cách gián tiếp, làm suy kiệt nước đỡ đầu Liên Xô đang bị sa lầy ở Afghanistan.

 

       Cũng như quân đội Nam Việt Nam trước kia chỉ có thể chống trả tự vệ và bị giới hạn không thể tấn công sang biên giới hay ra Bắc như ư muốn, lần này, đến lượt quân đội Việt Nam bị Trung Hoa tận dụng tối đa thế chủ động của họ về mục tiêu tấn công, thời gian tấn công, qui mô trận đánh…  Mấy năm đầu, Trung Hoa cho quân chủ lực quân khu hay pháo binh của họ liên tiếp tạo căng thẳng ở biên giới bằng những cuộc xâm nhập hay pháo kích, trong khi luôn đe dọa là sẽ có một ” bài học thứ hai”. V́ không biết rơ mục tiêu, mưu định và thời điểm tấn công của đối phương, Việt Nam đă phải duy tŕ một đội quân đông đảo dàn trải pḥng thủ dọc theo chiều dài biên giới hàng ngàn cây số phía bắc, tạo nên gánh nặng cho một ngân sách ít oi đang sống nhờ vào viện trợ của Liên Xô.

 

        Sau năm 1979, trận đánh tương đối quan trọng đầu tiên xảy ra vào những ngày 5 và 6/05/1981 khi quân Trung Hoa tiến đánh một dải đất hẹp của huyện Cao Lộc (Lạng Sơn), chiếm giữ đồi 400 (hay núi Faka, Trung Hoa gọi là Pháp Tạp Sơn) và những cao điểm 820, 630 thuộc huyện Thất Khê. Hai tháng sau, họ chiếm điểm cao  Sín Mần thuộc tỉnh Hà Tuyên (Hà Giang và Tuyên Quang, giáp giới Cao Bằng). Năm sau, 1982, Trung Hoa lại đánh vào Đồng Văn (Hà Tuyên). Tháng 4 năm 1983, họ đánh quận lỵ Mường Khương thuộc tỉnh Lào Cai).

 

 

          

          Tổng bí thư cộng đảng Trung Hoa Hồ Diệu Bang

       thăm núi Faka (Lạng Sơn) chiếm được của Việt Nam

                (h́nh trong tài liệu quân sự Trung Hoa)   

 

      Đó chỉ là những trận đánh nhỏ có mục đích khuấy phá và gây nên t́nh trạng căng thẳng thường xuyên ở biên giới. Những năm đó, thế lực của Liên Xô c̣n hùng mạnh cho nên Trung Hoa đă không dám mạnh tay nhiều khi đối phó với Việt Nam.

 

       Tuy nhiên, khi thế lực của Liên Xô bắt đầu suy tàn. Mô h́nh phát triển kinh tế xă hội chủ nghĩa bộc lộ ra những khuyết điểm trầm trọng khiến sản xuất kể cả nông nghiệp lẫn công nghệ đều bị tŕ trệ, lại thêm tài nguyên phải đổ vào Afghanistan và Việt Nam khiến sinh lực Liên Xô bị cạn kiệt. Thêm vào đó, những Tổng bí thư Brezhnev, Andropov sau đó là Chernenko liên tiếp bị bệnh và qua đời khiến cho t́nh trạng nội bộ của Liên Xô càng thêm khó khăn. Đồng thời Trung Hoa với sự thành công của kinh tế mở cửa, và sự thân thiện với Hoa Kỳ nên đă trở nên ngày càng tự tin hơn.

 

       Dù trong thời gian đó, Liên Xô đă bắt đầu tỏ dấu hiệu muốn ḥa hoăn với Trung Hoa, nhưng Việt Nam vẫn c̣n tin tưởng mù quáng vào thiên đường cộng sản Liên Xô và những hứa hẹn của thỏa hiệp hữu nghị cho nên đầu năm 1984, chỉ hai tháng sau cuộc viếng thăm Thái Lan của Dương Đắc Chí, trong đó Dương Đắc Chí tuyên bố là đánh vào lănh thổ Thái Lan là đánh vào Trung Hoa, Việt Nam mở một cuộc tấn công vào một mật khu của Khmer Đỏ và sau đó, vượt sâu vào nội địa Thái Lan để truy kích.

 

       Hành động thách thức của Việt Nam khiến Trung Hoa không thể ngồi yên, nhất là không thể bị mất mặt với Thái Lan và những quốc gia trong vùng. Lần này, Trung Hoa không mở một trận chiến ồ ạt, rầm rộ mà chỉ âm thầm khơi ra một vết thương nhỏ để từ đó, theo thời gian, Việt Nam sẽ liên tục bị ”chảy máu”. Vị trí vết thương mà Trung Hoa mở ra được Trung Hoa lựa chọn là một khoảng đất đồi núi hoang vu nhỏ bé sát biên giới Việt Hoa thuộc quận Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Vết thương đó dù nhỏ bé, nhưng với thời gian ṛng ră gần năm năm, đă làm tiêu hao sinh lực về nhân lực và kinh tế của Việt Nam, từ đó, góp phần quan trọng vào thắng lợi của Trung Hoa để khiến cho các lănh tụ cộng sản Việt Nam từ ương ngạnh thách đố trong năm 1984 đến năm 1989 đă phải trở nên cầu cạnh và quỵ lụy.

 

       Vị Xuyên và Yên Minh là hai quận cực Bắc của Việt Nam, địa thế rất hiểm trở gồm toàn núi non trùng điệp, phương tiện giao thông thô sơ, tiếp vận khó khăn. Vùng chiến trường mà Trung Hoa chọn lựa trong suốt năm năm kế tiếp đó thật ra chỉ là một vùng đồi núi hoang vu nhỏ hẹp trong ṿng hai mươi cây số vuông. Tuy nhiên, tại chiến trường đó, hàng triệu viên đạn đại bác đă nổ xuống, hàng chục ngàn chiến binh đă hy sinh trong một cuộc chiến tương đối kỳ lạ mà phần lớn là do pháo binh hai bên pháo vào những chốt pḥng thủ mà cả hai địch thủ hàng ngày chen chúc, giành giật nhau từng tấc đất trong nhiều năm trời.

 

       Trung Hoa đă lựa chọn một khoảng đất đồi núi nhỏ hẹp của Vị Xuyên làm chiến trường v́ nhiều lư do:

 

       - Qui mô nhỏ của trận chiến sẽ không gây ra một phản ứng mạnh mẽ nào trong quốc nội cũng như dư luận thế giới, nhất là phản ứng của Liên Xô.

 

       - V́ chỉ muốn làm tiêu hao sinh lực của Việt Nam, Trung Hoa sử dụng tối đa hỏa lực pháo binh, một yếu tố Trung Hoa được lợi thế. Không giống như hồi năm 1979, lần này, họ đă được huấn luyện cẩn thận, điều nghiên những vị trí hỏa tập kỹ lưỡng, địa h́nh chiến trường cũng thông thạo v́ chính Việt Nam trước đó đă nhờ chuyên viên Trung Hoa sang thăm ḍ, đo đạc để vẽ hộ bản đồ chi tiết cho pháo binh.

 

      - Về tiếp vận, Trung Hoa cũng chiếm ưu thế, mấy tháng trước khi tấn công, trong khi Trung Hoa đă cho làm đường, sửa sang cầu cống đến sát biên giới, đem đủ mọi lọai pháo đến bố trí để tấn công vào một mũi nhọn th́ Việt Nam vẫn không ngờ Trung Hoa lại tấn công vào một địa điểm không có giá trị quân sự hay chính trị này nên đă không chuẩn bị đối phó, vẫn phải trải mỏng lực lượng pháo binh trên toàn tuyến biên giới dài hàng ngàn cây số. Khi bị Trung Hoa bất ngờ tấn công, pháo binh Việt Nam ở Vị Xuyên chỉ bắn yểm trợ được một thời gian ngắn là hết đạn.

 

       - Phải chiến đấu ở một chiến trường hiểm hóc, Việt Nam đă gặp rất nhiều khó khăn khi phải bổ xung hay tiếp tế. Trong khi Trung Hoa tự sản xuất được súng đạn, và v́ trận chiến chủ yếu là pháo binh, có ngày phải tiêu thụ hàng chục ngàn viên đạn đại bác (nặng hàng chục kg), họ chỉ cần chở thẳng từ công xưởng đến tiền tuyến trong khi Việt Nam phải bốc rỡ từ tàu Liên Xô ở Hải Pḥng, rồi được xe đưa tới thị xă Vị Xuyên, rồi từ thị xă chuyển đến những đơn vị đóng trên những cao điểm bằng sức người (mỗi người mỗi ngày chỉ có thể tiếp tế lên chiến trường 2 trái đạn đại bác).

 

       - Mục tiêu nhỏ bé của chiến trường Vị Xuyên cũng là nơi để cho binh sĩ Trung Hoa thực tập cho quen với chiến trận. V́ thấy chiến thuật biển người đă lỗi thời trước hỏa lực của những lọai vũ khí mới cho nên họ đă dùng Vị Xuyên như một nơi thực tập. V́ thế, chiến dịch « kỵ tuyến bạt điểm »  này c̣n được gọi là chiến dịch “lưỡng sơn luân chiến”, lưỡng sơn là núi Đất và núi Bạc mới chiếm được của Việt Nam. Mỗi sáu tháng, họ lại luân phiên thay đổi những đơn vị của nhiều quân đoàn khác nhau trên toàn lănh thổ  Trung Hoa tới tham chiến. Mới đầu là những đơn vị của quân khu Côn Minh, sau đó là những quân khu Lan Châu, Thẩm Dương, Bắc Kinh, Tế Nam, Vũ Hán, Nội Mông.

 

       - Cuối cùng, để Việt Nam phải phải cố gắng cố thủ và bất chấp tổn thất vùng đất hoang vu nhỏ bé này,  Trung Hoa tung tin là họ muốn chiếm một « vùng lơm »  để giúp con cờ của họ là Hoàng Văn Hoan có một căn cứ trong nội địa để bành trướng thế lực, tiêu diệt phe thân Liên Xô Lê Duẩn.     

 

       Khi nhắm vào mục tiêu chủ yếu ở Hà Tuyên, Trung Hoa cũng đă mở ra một trận tấn kích phụ vào các điểm cao 820 và 636 thuộc huyện Tràng Định, Lạng Sơn do vài tiểu đoàn phụ trách với mục đích cầm chân những đơn vị trừ bị ở quân khu I và quân khu III. Khi bị chống trả, những tiểu đoàn này rút lui ngay về nước.

 

       Pḥng thủ những cao điểm biên giới dọc theo quận Vị Xuyên và Yên Minh là những đơn vị của sư đoàn 313, một sư đoàn tân lập được dùng làm chủ lực của quân khu II. Ngoài sư đoàn 313, tuyến đầu pḥng thủ của Việt Nam tại biên giới quân khu II là những sư đoàn chủ lực khác của quân khu như 314, 356, 316.. Tuyến sau là những sư đoàn của quân đoàn 6 tân lập (những quân đoàn chính qui của bộ tổng tham mưu được bố trí ở tuyến sau cùng, quanh Hà Nội, nên được các binh lính của các sư đoàn biên giới gọi là quân triều đ́nh ). Trong giai đọan đầu, chỉ huy mặt trận Vị Xuyên là Lê Duy Mật, tư lệnh phó quân khu II. Mấy tháng sau, Hoàng Đan đến thay thế để chỉ huy cuộc phản công tái chiếm những vị trí đă mất.

 

        V́ đây là một cuộc chiến kéo dài, giống như Trung Hoa, những đơn vị của những sư đoàn, quân đoàn khác nhau của quân đội Việt Nam cũng lần lượt được gửi lên tuyến đầu để bổ xung hay thay thế cho binh sĩ của sư đoàn 313. V́ lư do quân sự (bảo mật và nghi binh), sự theo dơi họat động của những đơn vị chiến đấu này rất khó khăn, v́ dù là lính của sư đoàn 356 (quân khu II), 312 (quân đoàn 1), 3 (quân đoàn 5), 322 (quân đoàn 26), 320 hay 31 (quân đoàn 3), 306 (quân đoàn 2), 301 (quân khu thủ đô) … khi đến mặt trận, họ vẫn dùng phiên hiệu của một đơn vị nào đó của sư đoàn 313 hay 314.  

 

       V́ địa thế nhỏ hẹp của chiến trận và hỏa lực dồi dào của pháo binh, cả hai bên đều không thể tập trung những lực lượng lớn. Trong trận chiến, khi giành nhau từng mỏm cao, từng ngọn đồi, cách nhau vài trăm hay đôi khi vài chục thước, các đơn vị pḥng thủ thường chỉ là những trung đội hay đại đội khoảng từ 20 đến 50 người đóng chốt ở những hang động, hầm hố hay công sự. Những đơn vị tấn công, trừ những tóan đặc công, thường chỉ ở cấp trung đoàn, tiểu đoàn hay đại đội. Xung quanh những chốt pḥng thủ dày đặc những băi ḿn, những bẫy lựu đạn. Binh lính đóng chốt không dùng AK 47 mà được trang bị toàn súng nặng: đại liên, súng cối, B41, M79, M72 và nhất là lựu đạn. V́ sợ pháo binh và bắn sẻ, tất cả đều phải núp kín trong hầm nhiều tháng mới được thay thế, nếu cần phải lén ḅ ra trong đêm. Tiếp tế khó khăn, ăn uống thiếu thốn, chỗ ở chật chội thiếu vệ sinh ngày này qua ngày khác trên 6 tháng mới được thay phiên nên đời sống binh sĩ pḥng thủ rất nguy hiểm và cực khổ. Tuy nhiên, trong cuộc chiến, đa số vẫn giữ được tinh thần chiến đấu.

 

Chiến dịch « kỵ tuyến bạt điểm» của trận chiến biên giới Việt Hoa đợt hai bắt đầu vào khoảng 5 giờ sáng ngày 28/4/1984. Sau một trận mưa pháo kích bằng đủ mọi lọai pháo (160 ly, 122 ly, hỏa tiễn bắn hàng lọat H12, súng cối 82, 120 ly…. ), hai trung đoàn của sư đoàn 40/QĐ 14/ quân khu Côn Minh dưới quyền chỉ huy của tướng Lưu Đăng Vân ào ạt tấn công những cao điểm pḥng ngự của Việt Nam. Do t́nh trạng căng thẳng ở biên giới kéo dài nhiều năm, những binh sĩ pḥng ngự thuộc trung đoàn 122/ SĐ 313 Việt Nam tương đối lơ là, quân số thường không đầy đủ, nhất là pháo binh Việt Nam v́ bị bất ngờ đă không kịp và không đủ để yểm trợ cho nên sau vài giờ đồng hồ giao phong, Trung Hoa đă lấn sâu vào lănh thổ Việt Nam một dải đất phía tây sông Lô dài khoảng 7 km, sâu 2 km gồm có những cao điểm 1509, 722, 233, 266, b́nh độ 300-400, khu E, đồi 685. Trong những cao điểm đó, quan trọng nhất là cao điểm 1509, Việt Nam gọi là núi Đất, Trung Hoa gọi là Lăo sơn, c̣n cao điểm 722 được Trung Hoa gọi là Lăo Ḥanh sơn. Từ đỉnh cao điểm 1509, cao 1422 thước trên mặt biển, thoai thỏai xuống thấp có những mô đất đá nhấp nhô ṿng quanh đỉnh núi thấp dần gọi là b́nh địa (bản đồ quân sự VNCH gọi là những ṿng cao độ). Sau khi chiếm được đỉnh Lăo sơn, quân Trung Hoa tràn xuống phía nam, vượt khỏi b́nh địa 1300 nhưng đă bị chận lại ở b́nh địa 1200. Vài ngày sau, quân Việt Nam tái chiếm được núi Đất nhưng sau đó lại bị chiếm lại (có lẽ do binh sĩ pḥng thủ không chịu nổi ưu thế pháo binh của Trung Hoa trong những ngày đầu) và từ ngày đó, núi Đất ḥan toàn bị đặt dưới quyền kiểm sóat của Trung Hoa.

 

   

 

 

 

     Sơ đồ tấn công của quân Trung Hoa và những vị trí quân       

     sự quan trọng. Làng Ping là nơi Việt Nam đặt bộ chỉ huy

     tiền phương, thuộc rặng Tây Côn Lĩnh, 468 là vị trí Việt

    Nam tập trung để xuất phát những trận phản công

 

 

 

       Địa thế hiểm trở của chiến trường cùng những vị trí pháo binh

       Trung Hoa nh́n ngược lại qua không ảnh từ hướng Trung 

       Hoa. H́nh ảnh lấy từ  mạng vnmilitaryhistory

 

 

Hai tuần sau trận tấn công lấn chiếm đầu tiên, ngày 15/5/1984, một trung đoàn của sư đoàn 40, quân đoàn 14 Côn Minh dưới quyền chỉ huy của Liêu Tích Long lại mở một trận tấn công khác ở phía đông sông Lô, chiếm được những cao điểm 1030 (Trung Hoa gọi là Đông Sơn), cao điểm 1250 (núi Bạc, Trung Hoa gọi là Giả Âm Sơn), cùng với điểm cao Si Cà Lá do những đơn vị của trung đoàn 266/ SĐ313 VN trấn giữ.  

 

Sau khi bị mất những cao điểm pḥng thủ biên giới kể trên, quân Việt Nam một mặt chuẩn bị phản công tái chiếm những cứ điểm đă mất, mặt khác, củng cố pḥng ngự những cao điểm kế cận bằng cách đặt chốt cố thủ trong những hang động hay những công sự. Những chốt của hai bên ở vào thế cài răng lược, có khi chỉ cách nhau vài chục thước. Hàng ngày, hai bên thường xuyên trao đổi những cuộc pháo kích và Việt Nam cũng gửi những đội đặc công vượt biên giới thám thính và phá rối hậu cần. Theo một nguồn tin, một đội đặc công đă vô t́nh phá hủy được một giàn radar phản pháo Cymberline mà Trung Hoa mới mua được của Mỹ.

 

Để chiếm lại những vị trí đă mất, quân Việt Nam mở ra cuộc hành quân MB-84. Sau hơn hai tháng chuẩn bị, ngày 12/07/84, quân Việt Nam phản công trên toàn tuyến Vị Xuyên. Những đơn vị tham chiến gồm có:

 

- Trung đoàn 141/SĐ 312 có nhiệm vụ tấn công tái chiếm đồi 1030, 1250 và Si Cà Lá  ở phía đông sông Lô.

 

- Trung đoàn 174/SĐ 316 tiến đánh đồi 233 và b́nh độ 300-400 sát bờ phía tây sông Lô (1)

 

- Trung đoàn 876/SĐ356 tiến chiếm 772 và 685.

 

- Trung đoàn 149/SĐ 313 tiến chiếm những mục tiêu gần núi Đất.

 

Cuộc phản công này được đặt dưới quyền của tướng Hoàng Đan, từng là tư lệnh quân đoàn 14, vừa mới thay Nguyễn Đức Huy để chỉ huy tiền phương mặt trận. Đích thân Lê Ngọc Hiền, tổng tham mưu phó quân đội và Vũ Lập, tư lệnh quân khu II đến Hà Giang để giám sát cuộc phản công. Quá tự tin, khi đi động viên bộ đội trước trận đánh, Hoàng Đan đă nói là các chiến sĩ nên chuẩn bị nhiều giây thừng để “bắt trói quân xâm lược”. Tuy nhiên, khi trận phản công xảy ra, lực lượng tấn công bị pháo kích tan nát và bị tổn thất nặng. Theo nguồn tin quân sự Việt Nam th́  “do công tác chuẩn bị chưa chu đáo, đánh giá địch không chính xác, quyết tâm và cách đánh không phù hợp, nóng vội,  nên trận tiến công thất bại, các đơn vị bị tổn thất lớn”.

 

Theo cựu trung tá Hoàng Văn Xiển, từng tham dự trận đánh chiếm điểm cao 722, gần trăm khẩu pháo 130 ly của Việt Nam đă bắn cường tập vào mục tiêu 722 trong ṿng nửa giờ, nhưng quân Trung Hoa biết trước nên đă rút lui hết, khi quân Việt Nam lên đến nơi, những công sự hầm hố tránh pháo đă bị pháo binh Việt Nam phá nát nên khi Trung Hoa phản pháo tới vị trí đó th́ quân Việt Nam không c̣n chỗ trú ẩn đành phải nằm phơi lưng chịu trận. Sau trận đánh, v́ bị thiệt hại nặng ở mặt trận núi Đông sơn 1030, trung đoàn  141/SĐ312 phải rút quân về ngay để bổ xung quân số và tái tổ chức (2). Theo bài viết “Huyết chiến trên đỉnh 1509” của một sĩ quan Trung Hoa được dịch đăng trong blog Phạm Viết Đào, tác giả nói quân Trung Hoa đă đọc được hết những mật mă của quân Việt Nam và do đó, sửa sọan trước những vị trí hỏa tập để đưa ba trung đoàn quân Việt Nam vào những bẫy trận địa pháo, gây tử thương cho quân Việt Nam khoảng trên 1000 người (Trung Hoa phóng đại là 3700) (3). Theo tùy viên quân lực của đại sứ Nhật Bản, điều này xảy ra do sự phản bội của một sĩ quan quân báo.

 

Bị thất bại, đến lượt Hoàng Đan bị mất chức, hai sư đoàn 316 và 312 rút khỏi Vị Xuyên về chấn chỉnh lại quân số. Sư đoàn 31 (do Trần Tất Thành tư lệnh, thuộc quân đoàn 3) từ Ai Lao được điều về thay thế, để từ đó, cùng hai trung đoàn của các sư đoàn 313 và 356 thực hiện một cuộc phản công khác vào tháng 11, 1984 nhằm tái chiếm lại những đồi 211(cứ điểm A6b), đồi 400 và đồi 685 ở sát phía đông sông Lô. Trận phản công này do tướng Nguyễn Hữu An, từng là một trung đoàn trưởng trong trận Điện Biên Phủ, sở trường về công kiên chiến, thay thế Hoàng Đan trực tiếp chỉ huy. Lần này Việt Nam không dùng những đơn vị cấp trung đoàn hay tiểu đoàn tấn công ồ ạt mà chủ yếu dùng những tổ đặc công lấn chiếm lại từng cao điểm. Tuy nhiên, quân Việt Nam cũng chỉ chiếm lại được một số cao điểm như vùng E, đồi cô X.., chỉ cách những chốt của Trung Hoa khoảng từ vài chục đến vài trăm thước, sau đó, đồi 685 cũng được Việt Nam chiếm lại được.

 

Nghĩ rằng quân Việt Nam bị tổn thất nặng sau trận phản công kể trên, ngày 2-12-1985, Trung Hoa mở một cuộc tấn công cấp tiểu đoàn dọc theo ba mũi: mũi phía Đông là khu vực núi Pha Hán (phía đông sông Lô), mũi tấn công ở giữa là cao điểm 685 (khu núi đá gần tả ngạn sông Lô), và quan trọng nhất là mũi tấn công từ núi Đất lấn sâu vào nội địa Việt Nam, định tràn qua khỏi b́nh địa 1100, chiếm đồi tiền tiêu, đồi không tên và cao điểm 1050 (do trung đoàn 2/SĐ3/ QĐ14 pḥng thủ). Từ vị trí này, Trung Hoa sẽ khống chế tất cả khu vực phía bắc suối Thanh Thủy, nhưng cả ba mũi tấn công đều bị đẩy lui, quân Trung Hoa rút về vị trí cũ.

 

Mấy tháng sau, lợi dụng thời gian bàn giao cứ điểm quan trọng 211 (A6b) nằm giữa sông Lô  và điểm cao 685, giữa quân Trung Hoa từ quân đoàn 14 Côn Minh sang quân đoàn 67 thuộc quân khu Tế Nam, khi quân đoàn 67 chưa kịp quen với địa thế và trận chiến, một đại đội của sư đoàn 322 của quân khu II Việt Nam tái chiếm được cứ điểm này vào ngày 31/05/1985 (4).

 

 

 

  Lê Trọng Tấn, tổng tham mưu trưởng                              Tướng Kereev, cố vấn

             đi thăm mặt trận                                                   riêng của Lê Trọng Tấn

 

 

Sau những trận tấn công trên, trong những năm 1985, 1986, song song với sự suy sụp của Liên Xô, Việt Nam dần dần bị yếu thế hơn. Trung Hoa vẫn lợi dụng sự yếu thế này nên mỗi khi cần đưa ra một tín hiệu cảnh cáo hay trả đũa, vẫn tiếp tục mở những cuộc pháo kích đôi khi rất dữ dội có ngày hàng mấy chục ngàn trái pháo hoặc mở những cuộc tấn kích giành giật những cao điểm. Theo tin quân sự Việt Nam, những vị trí bé nhỏ như Bốn Hầm đă luân phiên đổi chủ 30 lần, đồi Cô X 45 lần, cao điểm 685, 41 lần. Kể từ 1987, sau khi Gorbachev công bố chính sách ngoại giao mới và Việt Nam thay đổi cấp lănh đạo sau đại hội đảng lần thứ sáu và đă tỏ thái độ cầu ḥa, t́nh h́nh lắng dịu dần (nghị quyết của trung ương đảng tháng 7/87 ra lệnh bắt đầu tránh đụng chạm với Trung Hoa và đặt kế họach rút quân khỏi Căm Pu Chia. Trước đó, Lê Đức Anh khi đi thăm trận địa, đă cho lệnh pháo binh chỉ được bắn khi bị tấn công). Trên biên giới phía bắc, chỉ thỉnh thoảng mới có những vụ pháo kích lẻ tẻ.

 

       Hai năm sau, sự suy yếu của Liên Xô đă rơ rệt. Sau khi Liên Xô tỏ dấu hiệu muốn ḥa hoăn với Trung Hoa, biết chắc Liên Xô sẽ không phản ứng mạnh mặc dù đang có thỏa ước liên minh quân sự với Việt Nam, Trung Hoa bắt đầu mở chiến dịch từ từ lấn chiếm những hải đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Đầu năm 1987, họ chiếm băi Kỳ Vân và Kiệu Ngựa phía tây quần đảo Trường Sa. Việt Nam phản ứng lại bằng cách tăng cường quân đội trú đóng trên những đảo nhỏ xung quanh, nhưng những họat động, tăng cường, tiếp tế, vận chuyển thường xuyên bị những pháo hạm của Trung Hoa phá rối hay ngăn chặn. Mặc dù vậy,   suốt một năm 1987, lực lượng hải quân hùng mạnh của Liên Xô ở Cam Ranh vẫn không phản ứng. Do đó, Trung Hoa thấy không cần phải giới hạn hành động của ḿnh nên đă công khai dùng hải quân để lấn chiếm thêm một số hải đảo của Việt Nam. Cuộc tấn công này không c̣n dùng để gây áp lực với Việt Nam nữa, mà để Trung Hoa nhằm vào một mục tiêu xa hơn, là mở rộng lănh hải, phát triển một không gian sinh tồn mới, chiếm lĩnh những vùng biển có tài nguyên dầu hỏa và tiến lên một bước trong kế họach viễn dương pḥng thủ.

 

        Đầu năm 1988, Trung Hoa đem quân chiếm đóng đảo chữ Thập và Việt Nam chỉ có thể phản ứng một cách thụ động bằng cách tăng cường binh sĩ trú đóng những đảo Đá Lát, Đá Lớn, Châu Viên, Đá Đông, Đá Nam… xung quanh. Giáp Văn Cương, sau này được phong anh hùng và tư lệnh Hải quân, được cử làm tư lệnh chiến dịch (CQ 88). Tuy lực lượng chiến đấu nhiều (các lữ đoàn 125, 146. 172, các hải đội 131,132, 134…) nhưng tàu chiến lạc hậu, hỏa lực kém hơn, lực lượng phải trải mỏng để pḥng thủ nên vào tháng 3, 1988, khi Trung Hoa tiến chiếm đảo Gạc Ma, một đảo nhỏ quan trọng sát bên phía tây đảo Chữ Thập và hải quân Việt Nam ngăn chặn th́ 3 chiến hạm bị bắn cháy, 3 thủy thủ tử trận, 61 người mất tích. Ngoài băi Gạc Ma, Trung Hoa đă chiếm giữ nhiều đảo như Chữ Thập, Châu Viên, Huy Gơ, Gaven, Xu Bi.. (5)

 

Sau khi đă đặt chân được trên một số đảo chiến lược của Trường Sa và Việt Nam đă tỏ thái độ cầu ḥa, vùng biên giới Việt Hoa im tiếng súng, cuộc chiến đă dịu đi và một năm sau, 1989, khi Trung Hoa bị khủng hoảng nội bộ và gặp khó khăn về ngoại giao với thế giới, họ đă cho Việt Nam tái lập quan hệ ngoại giao và bắt đầu rút khỏi một số những vị trí đă chiếm đóng trên biên giới. Trong một cuộc phỏng vấn, đại sứ Lê Công Phụng, người đă từng thương thuyết với Trung Hoa về vấn đề biên giới, nói với kư giả Lư Kiến Trúc là trong trận chiến, Trung Hoa chiếm 27 vị trí, sau đó trả lại 21, và c̣n giữ lại 6, có lẽ sáu vị trí này là những cao điểm chiến lược quan trọng. Những ḥn đảo Trung Hoa lấn chiếm không được nói tới. Hồi kư của thứ trưởng ngoại giao Trần Quang Cơ cũng nhắc là đến năm 1992 vẫn có những rắc rối biên giới ở Hà Giang.

 

Cuộc chiến biên giới Vị Xuyên, hay cuộc chiến bị lăng quên v́ cả hai bên đều cố t́nh không nhắc tới, tuy chỉ xảy ra trên một chiến trường nhỏ bé diện tích khoảng 20 cây số vuông, nhưng đó đă là một vết thương rỉ máu cho Việt Nam suốt gần năm năm. Trong gần năm năm đó, hàng triệu những viên đạn trái phá đủ lọai đă rải xuống tàn phá ngày đêm. Trên mảnh đất nhỏ bé đó, từng đợt thanh niên từ khắp đất nước Việt đă luân phiên nhau đến chịu gian khổ, chiến đấu, giành lại từng tấc đất, đă đổ máu và hy sinh.

 

Nếu trong đợt tấn công đầu của cuộc chiến biên giới, Trung Hoa đă tỏ ra thua kém và tổn thất nặng, th́ ở đợt hai, do ưu thế chủ động tấn công và dồi dào hỏa lực, họ đă ít bị tổn thất hơn, đă chiếm lĩnh được một số vị trí, lấn chiếm được một ít đất đai và nhất là trận chiến này đă đóng góp lớn lao vào thành quả của cuộc chiến tranh đa diện làm Việt Nam chảy máu đến kiệt quệ của họ khiến cho mười năm sau, năm 1989, cấp lănh đạo cộng sản Việt Nam phải sang Thành Đô nhường nhịn cầu ḥa. Nhưng những thái độ nhường nhịn đến độ như qui phục của từ Nguyễn Văn Linh đến Nguyễn Phú Trọng, nhất là của Lê Khả Phiêu cũng vẫn không đủ để cho Trung Hoa hài ḷng và cho tới nay họ vẫn tiếp tục những hành động ức hiếp và từ từ lấn chiếm biển Đông.

 

 

                          

 

Nghĩa trang liệt sĩ ở Vị Xuyên (1660 ngôi mộ, đa số đă hy sinh trong cuộc phản công tai hại ngày 12/07/1984 của tướng Hoàng Đan)

 

 

 

CHÚ THÍCH :  

        

(1) : Các trung đoàn tấn công đều đặt dưới sự chỉ huy hay giám sát trực tiếp của những tư lệnh phó sư đoàn. Tư lệnh phó sư đoàn 316 lúc đó là Đào Trọng Lịch, sau lên làm tổng tham mưu trưởng quân đội rồi tử nạn máy bay bên Lào năm 1998.

 

(2): Theo những thảo luận của những cựu chiến binh từng tham chiến ở Hà Giang trong www.vnmilitaryhistory.net, trung đoàn 141 của SĐ 312 được điều động đến có 2 ngày trước trận tấn công, chưa quen địa thế. Tư lệnh sư đoàn xin hoăn ngày tấn công không được nên chỉ tham chiến có hơn 6 giờ th́ đă bị tổn thất nặng phải rút lui ngay về để bổ xung lực lượng. Các chiến binh trung đoàn 174/ SĐ 316 bị đưa vào trận địa pháo cũng bị tổn thất nặng nên bị mang tiếng là « quả đấm đất dùng đấm vào đá »

 

(3): cũng theo website trên, theo một tiểu đoàn trưởng từng tham chiến trong trận đánh, trung đoàn 876/SĐ 356 trong trận tái chiếm  722 bị chết và bị thương 549 người.

 

(4) Theo blog Phạm Viết Đào, sau khi mất 211, sợ bị mất mặt,  tư lệnh quân đoàn 67 Trương Chi Kiều báo cáo về Bộ Tổng Tham Mưu là vẫn giữ vững cứ điểm. Không tin, phụ trách tác chiến là tướng Ngô Phú Lâm đ̣i đến kiểm tra. Không c̣n cách nào khác, Trương Chí Kiều đốc thúc sư đoàn 199 Trung Hoa phải tức khắc tái chiếm vị trí này trước khi Ngô Phú Lâm đến. Sư trưởng sư đoàn Trịnh Quảng Thần phản đối, đ̣i phải có thời gian chuẩn bị mới có thể tái chiếm. Trương Chí Kiều cách chức Trịnh Quảng Thần, cử Túc Nhung Sinh thay. Là một viên tướng thăng chức mau chóng v́ là con của đại tướng hồng quân Túc Dụ, Túc Nhung Sinh đem sư đoàn 199 tiến đánh căn cứ 211 và kết quả là bị thảm bại, Túc Nhung Sinh bị mất chức và Trịnh Quảng Thần được phục hồi chức vụ, nhưng căn cứ 211 vẫn ở trong tay quân Việt Nam cho đến khi trận chiến chấm dứt.

 

(5) : Trong cuộc phỏng vấn của đài RFA, anh Nguyễn Văn Thống, người dự trận Trường Sa đă cho biết « bên ḿnh trước khi đi đă quán triệt là không được nổ súng bằng bất cứ giá nào » cho nên trong trận Trường Sa 1988, hải quân Việt Nam đă không bắn một phát súng nào dù là AK.

 

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

 

- Wikipedia: Trận chiến Việt Trung 1979.

 

- Blog Phạm Viết Đào. Nhà văn Phạm Viết Đào có người em hy sinh tại mặt trận Vị Xuyên. Ông đă thu thập được rất nhiều tư liệu (26 bài) về mặt trận này từ mọi phía, nhất là bài phỏng vấn nhà văn Đào Thắng, bài dịch “Lăo Sơn thảm bại, Túc Nhung Sinh thăng quan” của La Gia B́nh do Nguyễn Thị Anh Thư dịch. Ông Phạm Viết Đào hiện đang bị nhà cầm quyền giam giữ.

 

- website www.quansuvn.net

 

- Website Trái Tim Việt Nam, www.ttvnol.com, lấy tài liệu từ những bàn luận và hồi ức của những chiến binh từng chiến đấu ở Vị Xuyên.

 

- Bản đồ từ nguồn www.vnmilitaryhistory.net, có lẽ của Khánh Huyền (?), một cựu sĩ quan từng tham dự trận đánh.

 

- Trên Những Bờ Sông Mekong, hồi kư của tướng Krivda, trưởng phái đoàn cố vấn quân sự Liên Xô từ 1982 đến 1985.  

 

 

     

 

Theo The Spratly Island Dispute: Who’s on First của Dan J. Dzurek:

 

— Số đảo Việt Nam chiếm giữ có: Băi Tộc Tan (Allison Reef), đảo An Bang (Amboyna Cay), Chan Chai (Barque Canada Reef), Bombay Reef, Truong Sa Đông (Central Reef), Băi Vũng Mây (Collins Reef), Johnson Reef, Đá Núi Lẻ (Cornwallis Reef), Đá Lớn (Discovery Great Reef), Cồn Đông (East Reef), Băi Quế Dương (Grainger Reef), Kingston Shoal, Đá Lạt (Ladd Reef), Len Dao, Nam Yết (Namyit), Orlena Shoal, Ḥn Sáp (Pearson Reef), Đo Thi (Pentley Reef), Đá Tiên Nữ (Pigeon Reef), Băi Phu Nguyên (Prince Consort Bank), Đá Sơn Ca (Sand Cay), Đảo Sinh Tồn (Sin Cowe Island), Sinh Tồn Đông (Sin Cowe East Island), Đá Nam (South Reef), đảo Song Tử Tây (Southwest Cay, đảo Trường Sa (Spratley Island) Băi Tu Chính (Vanguard Bank), Cồn Tây (West Reef). VN có thể đă chiếm thêm Orleana Shoal và Kingston Shoal.

 

 — Trung Quốc chiếm những đảo: Chigua Reef (được đặt tên lại là Dongmen Jiao), Cuateron Reef (Huayang Jiao), Fiery Cross Reef (chiếm của Việt Nam năm 1988, được đặt tên lại là Yongshu Jiao),  Gaven Reef (Nanxun Jiao), Johnson Reef (Chigua Jiao), Mischief Reef (Meiji Jiao) và Subi Reef (Zhubi Jiao).

 

 — Đài Loan chiếm giữ đảo Thái B́nh (Tai Ping Jiao hay Itu Aba island do Nhật Bản giao lại năm 1945.

 

Mă Lai chiếm Ardasier Reef (đặt tên lại là Terumbu Ubi), Investigator Shoal (terembu Peninjau), Mariveles Reef (terumbu Montanani) và Swallow Reef (terumbu Layang Layang).

 

 — Phi Luật Tân chiếm Commodore Reef, Flat island, Lankiam Cay, Loaita Island, Nanshan Island, Northeast Cay, Thitu Island, West York Island và đổi tên là Rizal, Patag,Panata, Dagahoy Dugao, Lawak, Parola, Pagasa,  Likas.