Tìm Kiếm Bài Đã Đăng

 
CÜ«i Ng†n SÃm - Ride The Thunder (21)
 
Ban Dịch Thuật: Lý Văn Quý - Nguyễn Hiền - Nguyễn Hoàng Diệu - Trịnh Bình An

Nguyên tác tiếng Anh
RTT-Poster_Web (675 x 1000)
Chương 16


Trở lại mặt trận, thế là xong

Mặc dù có chiến tranh hay không, nhưng một khi được đi học tại trường Sinh Ngữ Quốc Phòng DLI, bạn không thể nào mà không tìm dịp đđi một vòng vui chơi ở Carmel và Monterey, ấy thế mà George Philip chỉ chực ra đi. Anh đã chứng kiến quá nhiều cảnh chết chóc và hoang tàn rồi, đã được thỏa mãn đầy đủ tất cả những sự háo hức mà một người chiến sĩ thường gặp trước trận thử lửa đầu tiên. Anh đã từng tự nhủ: "liệu mình có đủ nghị lực hay không? Và có dám cầm súng đứng lên hay không?" Anh tự biết là mình đã trải qua những thứ đó rồi.

Cuộc chiến
đã gần tàn và George không có nhiệm vụ phải trở lại Việt Nam nữa. Đối với hầu hết các quân nhân chuyên nghiệp Hoa Kỳ thì chiến tranh đã chấm dứt. Những cơ hội để được phục vụ, trừ các phi công và phi hành đoàn ra, đều đã bị cắt giảm đáng kể. Đối với các sĩ quan TQLC Hoa Kỳ thì nhiệm vụ cố vấn là nhu cầu đứng đắn duy nhất còn sót lại, ngoại trừ một số trách nhiệm đặc biệt khác. Nhưng TQLC là nghề của George và việc trở lại chiến trường chỉ là một nghĩa cử cao quý đáng phải làm mà thôi. Ngoài ra, dư luận chung trong nước có khuynh hướng ghét giới quân đội làm George rất chán nản. Mấy tay nhạc sĩ phản chiến như Neil Young, Joan Baez và bầu đoàn của họ chắc chẳng bao giờ đi vào Vùng I Chiến Thuật hay bất cứ nơi nào mà George sẽ phục vụ với những người bạn mới trong TQLC Việt Nam. Nhiệm vụ như một người cố vấn là một chuyện có ý nghĩa và đầy sức sống mà anh có thể đảm đương được.

George được thăng cấp Đại úy ngay trước khi hoàn tất khóa học tại trường Sinh Ngữ Quốc Phòng. Anh tận dụng một tháng phép được cấp thêm một lần nữa trước khi trở lại Đông Nam Á.

Chuyến công tác lần thứ hai này ít ồn ào và không quá căng thẳng như lần trước. Hiện nay không còn bao nhiêu người Mỹ hiện diện nữa thành thử anh gần như là chỉ có một mình trong chuyến bay và có thời giờ để suy ngẫm về hoàn cảnh riêng của mình. Anh cười thầm trong bụng khi nhớ lại chuyến đầu tiên anh đi Việt Nam vào đầu năm 1968. Lúc đó anh chỉ sợ là đã quá trễ và không có dịp tham gia vào cuộc chiến. Giờ đây, ngót bốn năm sau, anh đang trở lại một cuộc chiến tranh mà dưới quan điểm riêng của anh, vẫn chưa thấy được đoạn kết trong tầm nhìn đâ
u cả.

Tái hồi với Vùng I Chiến Thuật

Đời sống của các TQLC và binh lính Hoa Kỳ tại Việt Nam là một cuộc chiến đấu không ngừng với phong thổ địa l
ý. Điều này đặc biệt đúng đối với các đơn vị bộ binh vì họ phải luôn chịu đựng các yếu tố về sức nóng, bụi bặm, ẩm ướt, dơ dáy, đói khát và nỗi sợ hãi thường trực. Yếu tố thời gian cũng không kém phần nguy hiểm như kẻ thù quân Bắc Việt và nó dường như ngừng trôi trong khi các biến cố trong nước tưởng chừng như chuyển động với tốc độ chóng mặt, chắc chắn là ngoài sức tưởng tượng của họ.

Nỗi ám ảnh lớn nhất đối với người lính là tại quê nhà các người yêu hay vợ trẻ có thể thoát ra khỏi cái vũ trụ mà họ đang sống và xoay trở
trong đó. Trong một số chiến binh còn có nỗi lo, cũng có thể pha chút giận dữ, khi những người thân không thể nào hiểu nổi sự độc nhất vô nhị của mối căng thẳng trong chiến trận tại Việt Nam.

Một điều khác thường nữa là cuộc sống của những người dân mà tài sản của họ lọt vào những nơi mà chiến tranh đang xảy ra. Đối với một số người sống nơi thành thị và hầu hết những người dân ở thôn quê, họ là thành phần chính của văn hóa Việt Nam, cuộc sống vẫn cứ tiếp diễn như thường lệ. Cho dù cảm tình của họ dành cho chính phủ VNCH, hay cho Cộng sản, đơn giản hơn là họ chỉ muốn được yên thân, người dân thường chỉ muốn có cơm ăn áo mặc, nhà ở và những thứ khác cần thiết cho cuộc sống.

Nhà văn nổi tiếng người Nga Fyodor Dostoevsky đã nhận xét con người là một sinh vật có khả năng thích ứng với tất cả mọi thứ. Có vẻ như ông đã mô tả những người dân thường Việt Nam sống tại nông thôn. Họ đã từng chịu đựng bao nhiêu thế hệ rồi và sẽ tiếp tục còn phải chịu đựng thêm mãi.

Trong các làng mạc và xã ấp hẻo lánh tại vùng phía Bắc miền Nam Việt Nam, cuộc sống hằng ngày xoay quanh việc cóp nhặt các nguồn lợi được cung cấp từ mảnh đất nghèo nàn và khô cằn. Gạo là mạch sống của mọi thứ. Trồng cấy, chăm sóc, gặt đập và giã gạo là đặc biệt quan trọng cho mọi cuộc sống. Ngoài lúa gạo ra, người nông dân còn nuôi thêm gà vịt, thỉnh thoảng một vài con heo và chài lưới bắt cá bất cứ chỗ nào có thể bắt được - cá biển, cá sông, rạch, cá từ các cánh đồng ngập nước hay những vũng nước tạo ra bởi mưa lũ nhiệt đới, bất kể ở đâu. Cá hầu như là nguồn cung cấp chất đạm chính ở khắp nơi.

Đối với những người Mỹ nào không thông cảm nổi sự dè dặt một cách khó hiểu của văn hóa Đông phương thì dân Việt Nam có vẻ chỉ là một phần vô hồn trong cái môi trường khắc nghiệt mà họ đã quá quen thuộc với những sự kinh hoàng của chiến tranh đang vây bủa. Khi một TQLC hay chiến sĩ Hoa Kỳ bình an sau chu kỳ nhiệm vụ của mình và trở về nhà thì những người dân địa phương nơi đó vẫn phải ở lại chốn cũ và sống tiếp trong cơn ác mộng mà những người Mỹ đã trải qua tại Việt Nam. Đối với người lính VNCH là những người có liên quan nhiều nhất đến cuộc chiến thì hầu hết bị người Mỹ bỏ quên hay không chú
ý đến.

Hẳn nhiên là với địa vị một sĩ quan cấp úy, George Philip không biết nhiều về sự liên hệ chặt chẽ giữa binh đoàn TQLC Hoa Kỳ và binh chủng TQLC Việt Nam đã có từ năm 1954, lúc mà anh chỉ mới học đến lớp bốn. Rất ít người Mỹ, ngay cả những người đã từng tham dự mật thiết vào cuộc chiến từ 1965 đến 1971 biết được điều đó. Hầu hết chỉ biết đến "những kinh nghiệm về Việt Nam" trong đó sự liên quan của họ đối với quân lực VNCH hay binh chủng TQLC Việt Nam ở mức rất hạn chế.

Vào thời điểm anh đến phi trường Tân Sơn Nhất ở ngoại ô Sài Gòn đ
ể bắt đầu nhiệm vụ lần thứ hai của mình, Đại úy George Philip đã được huấn luyện cấp tốc về ngôn ngữ và văn hóa cần thiết. Trong số gần 400.000 TQLC Hoa Kỳ đã đến và đi khỏi Việt Nam tính đến giữa năm 1971, chỉ có non 600 người được bổ nhiệm làm cố vấn.

Nhiệm vụ cố vấn cho binh chủng TQLC Việt Nam là một trách nhiệm khá lạ lùng. Đến năm 1971, các cấp chỉ huy của chín Tiểu đoàn tác chiến và ba Tiểu đoàn pháo binh đều là Thiếu tá (cấp số của quân đội Hoa Kỳ là Trung tá). Trong khi hầu hết các sĩ quan Hoa Kỳ nhận nhiệm vụ cố vấn đều đã trải qua ít nhất một chu kỳ nhiệm vụ thì tất cả các cấp chỉ huy của các Tiểu đoàn VNCH đều khởi đầu binh nghiệp với cấp bậc Thiếu úy. Do họ chưa chết hay chưa bị trọng thương và vì cuộc chiến chưa chấm dứt, họ vẫn phải tại ngũ trong cái nhiệm vụ duy nhất và liên tục của họ.

Theo nhu cầu tác chiến của TQLC Việt Nam, mỗi Tiểu đoàn cần đến hai sĩ quan cố vấn Hoa Kỳ. Thông thường ngoài mặt trận, các Tiểu đoàn TQLC Việt Nam được chia ra thành hai bộ phận chỉ huy. Bộ phận đầu được gọi là ban chỉ huy Alpha, gồm sĩ quan Tiểu đoàn trưởng và sĩ quan cố vấn Hoa Kỳ thâm niên nhất, thường là một Đại úy hay Thiếu tá. Bộ phận thứ hai được chỉ huy bởi Tiểu đoàn phó. Nhóm thứ hai này gọi là ban chỉ huy Bravo, được thành lập với mục đích là trong trường hợp ban chỉ huy Alpha bị tiêu diệt hay bất khiển dụng thì Tiểu đoàn phó có thể lên thay thế. Quyền chỉ huy được phân chia như vậy có thể bảo đảm là kẻ thù không dễ dàng gì làm tê liệt toàn bộ cơ cấu tổ chức của một tiểu đoàn. Nếu tiểu đoàn có một cố vấn quân sự Hoa Kỳ thứ hai thì người này đi theo Tiểu đoàn phó và thường mang cấp bậc Đại úy hoặc kém thâm niên hơn người kia nếu cùng cấp bậc.

Một trong những điều tâm lý động viên tinh thần lớn nhất cho các binh sĩ là cho họ khái niệm là họ thuộc vào thành phần của một gia đình hay một nhóm mà mọi đồng đội có thể hoàn toàn tin cậy lẫn nhau. Tình huynh đệ chi binh đã được nâng lên ở (một) mức cao nhất không thấy nơi các đơn vị khác. Hầu như mọi người đã thể hiện lòng dũng cảm không phải vì phục tùng hay nhắm hưởng bổng lộc mà chỉ vì họ muốn bảo bọc lẫn nhau. Ít nhiều, nhiệm vụ cố vấn đã làm phức tạp thêm khái niệm này.

Các sĩ quan cố vấn Hoa Kỳ phần nào đã thoát ra khỏi những mối liên hệ chặt chẽ họ
đã từng có với những người mà họ đã phục vụ chung, đã từng chỉ huy hay từng dưới quyền chỉ huy.

Với nhiệm vụ cố vấn, họ không có quyền hạn thật sự và vì là người Mỹ, mặc dù đã được huấn luyện về ngôn ngữ, hầu hết cũng chưa có đủ khả năng để trao đổi một cách chân thành và sâu sắc nhất với những quân nhân mà họ chia sẻ các khó khăn của cuộc đời lính chiến. Không thế nào mà không phải trải qua những giây phút cô đơn, nhất là khi khả năng của họ lúc ban đầu đang bị những người họ làm cố vấn và các binh sĩ chung quanh đánh giá một cách lạnh nhạt.  Thể tạng những người Hoa Kỳ cao lớn và lông lá cũng là một đề tài để họ quan sát.

Mỗi một Tiểu đoàn trưởng TQLC Việt Nam đều có ít nhất là tám đến mười năm tác chiến lâu hơn so với một cố vấn Hoa Kỳ thâm niên và lão luyện nhất. Do đó kinh nghiệm chiến đấu không phải là mặt mạnh của các cố vấn Hoa Kỳ.

Dù không thâm niên bằng nhưng nhu cầu cần cố vấn Hoa Kỳ rất cao vì họ được sống trong một văn hóa đã thấm nhuần các khái niệm thực tế về sự phối hợp và sử dụng hỏa lực một cách có hiệu quả. Ngay cả trong một vài trường hợp hiếm hoi, dù sĩ quan Việt Nam không ưa các cố vấn đi theo họ lắm nhưng họ không bao giờ chê các phương tiện hỏa lực mà cố vấn Hoa Kỳ nắm trong tay.

Ngoài khả năng có thể gọi hỏa lực yểm trợ cần thiết khi được yêu cầu và đòi hỏi, các cố vấn Hoa Kỳ đều phải nhớ, giống như khi họ còn chỉ huy trung đội và đại đội, rằng họ luôn luôn bị những người chung quanh quan sát họ. Tâm trạng cô đơn của người cố vấn còn tăng thêm vì sự khác biệt tương đối so với các binh sĩ Việt Nam mà họ đang phục vụ và sống chung với nhau.

Cho đến năm 1971, TQLC Việt Nam đã có được một khả năng về pháo binh khá hùng hậu. Điều mà họ chưa có, và có lẽ không bao giờ có được là một hạm đội hải quân với số lượng vô giới hạn về đạn hải pháo bắn đi từ các hộ tống hạm và chiến hạm như Hải quân Hoa Kỳ. Họ cũng không thể nào có nổi một không lực với khả năng thả một khối lượng bom như một cuộc không tập ARCLIGHT B-52 hay bất kỳ phóng pháo - chiến đấu cơ nào khác mà Không Lực Hoa Kỳ đang có trong tay.

Mặc dù cố vấn Hoa Kỳ có thể được châm chước về những phong cách khác lạ của người ngoại quốc, đặc biệt nếu anh là người giỏi hoặc anh hòa đồng tốt với những người anh trực tiếp làm việc chung, chẳng hạn như nhân viên truyền tin và đám lính "ba trợn," tức những người mà các lời rỉ tai tốt hay xấu sẽ được lan truyền tới những người khác trong tiểu đoàn, anh vẫn luôn luôn phải nhớ anh là ai và đang ở đâu.

Trên thực tế, cố vấn Hoa Kỳ ngoài chuyện phải can trường và tuyệt giỏi về công tác phối hợp hỏa lực yểm trợ, còn phải là viên "đ
ại sứ" Hoa Kỳ trong bộ quân phục rằn ri của TQLC Việt Nam nữa. Trong mọi tình huống, cố vấn Hoa Kỳ phải biết thông cảm với những sắc thái văn hóa và sự khác biệt giữa những gì anh vẫn làm lúc còn là TQLC Hoa Kỳ và những chuyện cần làm bây giờ trong binh chủng TQLC Việt Nam. Quan trọng hơn hết là anh phải biết thế nào là "thể diện" và "giữ thể diện."

Khuynh hướng của người Mỹ muốn giải quyết các vấn đề một cách trực tiếp và chóng vánh nhất thường đi ngược lại với phong thái Khổng giáo.  Những vi phạm nghiêm trọng đến
các điều nhạy cảm về văn hóa một cách nghịch lý có thể thành một vấn đề lớn. Một cố vấn khôn ngoan cần phải biết cách đối phó với những vấn đề này mọi lúc, mỗi ngày.

Tất cả các sĩ quan TQLC Hoa Kỳ đã từng làm việc chung với TQLC Việt Nam đều trải qua những giai đoạn bị cô lập và lẻ loi, mặc dù là sau này họ có thể gần gũi với các đồng đội TQLC Việt Nam hơn. Điều này khiến cho tình bạn giữa các cố vấn Hoa Kỳ với nhau vô cùng quan trọng, nhất là trong thời kỳ Việt Nam hóa chiến tranh đã khiến cho sự hiện diện của người Mỹ trên đất nước mà họ đang giúp đỡ càng lúc càng vắng dần. Khi các đơn vị được nghỉ ngơi dưỡng quân tại Thủ Đức gần Sài Gòn thì các sĩ quan Hoa Kỳ thường tìm gặp nhau ngoài giờ làm việc. Chính trong một dịp như vậy mà Đại úy George Philip đã gặp được một số người mà sau này trở thành những người bạn thân thiết nhất.

Bằng trực giác và được nghe qua những mẩu chuyện cũng như lời đồn đãi trước khi đến Việt Nam, George tin chắc là hầu hết các cố vấn Hoa Kỳ có mặt tại Việt Nam đều là những tay chiến binh kỳ cựu, những kỳ tích chân chính được lưu truyền trong tập thể TQLC Hoa Kỳ. Trong hai cuộc Thế Chiến Thứ Nhất và Thứ Hai, những nhân vật như John Ripley, Ray Smith, Walt Boomer và nhiều người nổi danh can trường khác nữa luôn luôn được dư luận Hoa Kỳ trân trọng và ghi nhận. Cuộc chiến này thì khác hẳn. Trong khi ai cũng biết đến Trung úy Calley và những hành động bỉ ổi của hắn tại Mỹ Lai thì chỉ có cái nhóm nhỏ chuyên nghiệp mới biết đến ai là những thủ lĩnh thật sự và những hành động dũng cảm nào mà họ đã thực hiện được.

George cảm thấy rằng trong chu kỳ nhiệm vụ trước đây, khi anh là TQLC Hoa Kỳ đánh nhau trên Vùng I Chiến Thuật thì cũng giống như anh tham dự một đội bóng loại xoàng. Nay làm cố vấn Hoa Kỳ, anh hiểu ra là anh đã được tham gia vào một đội siêu đẳng. Nhóm "cầu thủ" tài danh mà binh đoàn TQLC Hoa Kỳ đã tập hợp cho nhiệm vụ đặc biệt này là những sĩ quan trẻ tài ba nhất. George tự cảm thấy vừa khiêm tốn vừa hãnh diện.

Cuộc sống vẫn tiếp diễn

Cho đến mùa Hè năm 1971 có vào khoảng hơn 200 triệu người Hoa Kỳ chưa bao giờ đổ mồ hôi hay xương máu ngày nào tại Đông Nam Á. Do đó, đối với hầu hết trong số họ, Việt Nam chỉ là một sự phiền nhiễu vu vơ gây ra sự bực mình hằng đêm khi xem truyền hình hoặc chỉ là một vấn đề làm khó chịu và gây thất vọng.

Đối với những người trong nước, cuộc chiến Việt Nam vẫn còn ảnh hưởng đến họ và làm họ thay đổi theo những chiều hướng rất khó diễn tả, khó lường được và cũng khó hiểu nữa. Những sự thay đổi và biến động hiện nay trong xã hội, phong trào nhân quyền, tệ nạn ma túy, cách mạng về tình dục, sự bất tuân mọi hình thức của quyền lực chính quyền, tất cả những thứ đó dường như quyện vào nhau và là thành phần của một hiện tượng Việt Nam lớn hơn bao trùm tất cả lứa tuổi đủ già dặn để nhớ lại là đã xem được những cuốn phim như  "Leave it to Beaver" hay "The Adventures of Ozzie and Harriet" trước khi những cuốn phim này được mang ra chiếu lại.

Cho đến mùa Hè năm 1971, nước Mỹ đã bắt đầu bước qua trang sử mới. Số người Mỹ còn ở lại Việt Nam mang cái ảo tưởng là mức độ rủi ro của họ không đáng kể vì chỉ có một số ít trong số hơn 100 ngàn người còn ở lại Việt Nam được lãnh các nhiệm vụ nguy hiểm. Lệnh động viên vẫn còn hiệu lực nhưng đã tiết giảm dần. Số lượng tổn thất giảm đáng kể so với các năm 1968 và 1969. Ngay cả âm nhạc cũng có vẻ đã vượt qua thời kỳ chiến tranh vì những bản nhạc phản chiến cũng đã
ít dần đi.

Cho đến mùa Hè 1971 rõ ràng là tương lai của nước Mỹ không có hình ảnh của Việt Nam trong đó nữa. Tuy nhiên các kỷ niệm về Việt Nam vẫn còn trong kính chiếu hậu, nhất là đối với các thanh niên đã từng qua đó, đã trở về và đang cố gắng mưu cầu lại cuộc sống bình thường, bất kể những ước vọng đó như thế nào.

Trong số khoảng 43.000 người được động viên vào binh đoàn TQLC Hoa Kỳ thì có rất ít người được chỉ huy một trung đội tác chiến. Mặc dù không có hồ sơ ghi chép chính xác nhưng có lẽ Chuck Goggin là người đã nắm kỷ lục thời gian nhanh nhất từ Hạ sĩ lên Trung sĩ chỉ trong vòng hai tháng, và đã được nắm quyền chỉ huy trung đội.

Chiến Thương Bội Tinh duy nhất mà anh đã được trao tặng mặc dù anh đã bị thương ba lần khác nhau bởi đạn thù đã nói lên cái thói quen của những chiến sĩ như anh. Họ vẫn thường từ chối không chịu cho tản thương hay công nhận là đã bị thương mà chỉ muốn ở lại chiến đấu cùng với đồng đội trong rừng đang cần đến họ.

Đại đội trưởng John Ripley đã đề nghị anh được huân chương Silver Star nhưng sau đó nó đã bị hạ xuống còn huy chương Bronze Star vì trong thời gian đó cấp chỉ huy của Tiểu đoàn 3 thuộc Sư đoàn 3 rất bủn xỉn trong việc tưởng thưởng các loại huy chương anh dũng.

Được giải ngũ vào ngày 10 tháng Hai năm 1968, gần hai năm sau ngày nhập ngũ, Chuck Goggin đến Vero Beach, Florida chín ngày sau đó để tham dự khóa tập luyện mùa Xuân với đội bóng chày Dodgers. Trong khi các đồng đội cũ của anh còn ở Việt Nam và tham dự hàng loạt trận đá
nh kể từ cuộc Tổng Công Kích Tết Mậu Thân thì giờ đây Chuck sống ngoài lề và tách ra khỏi những chuyện đó. Hiện anh cũng có những “trận đánh” riêng của anh để được ở lại trong đội bóng.

Trong phạm vi các cầu thủ đội bóng chày có rất ít hay hầu như không có các cuộc trao đổi về chiến tranh tại Việt Nam thành thử chẳng ai màng tới chuyện Chuck đã làm gì trong thời gian đó. Chuyện duy nhất mọi người quan tâm là không phải đi Việt Nam. Trên thực tế, anh biết nhiều cầu thủ đã cố ý tham gia các đơn vị trừ bị hay Vệ Binh Quốc Gia chỉ vì muốn tránh bị phục vụ tại Việt Nam. Huy chương này hay huy chương kia chẳng có nghĩa lý gì đối với những người chỉ muốn theo đuổi những mục đích vinh thân phì gia.

Từ kỳ tập luyện mùa Xuân năm 1968 cho mãi đến mùa Hè 1971, cuộc sống của Chuck không sôi nổi như các cuộc hành quân tại Vùng I Chiến Thuật mà chỉ là một sự mờ ảo của những hoạt động không dứt của một thế giới xoay quanh môn bóng chày. Tiếp theo khóa huấn luyện mùa Xuân đầu tiên, anh chơi cho đội tuyển hạng AA tại Albuquerque suốt mùa hè, còn mùa Đô
ng thì tại Arizona, nơi anh được Tommy Lasorda dìu dắt, một người mà anh đặc biệt quý mến. Năm sau, cũng trong tổ chức của Dodgers và vẫn dưới quyền huấn luyện của Lasorda, anh chơi cho đội AAA tại Spokane. Sau đó anh được hoán đổi cho tổ chức Pirates để Dodgers lấy về một tay ném bóng trẻ hơn, là Jim Bunning.

Chuck Goggin chơi cho các đội AA và AAA của Columbus, Charleston, Waterbury tại Connecticut và còn dành thời gian để chơi cho đội Mexico trong mùa Đông nữa. Trong suốt thời gian đó, qua biết bao nhiêu lần bị chấn thương trong đó có một lần bị gãy cổ chân khá nặng, Chuck Goggin vẫn chịu đựng được và cố gắng vươn lên cao. Anh hy vọng anh sẽ được vào đội tuyển các đội ngoại hạng.

Cho đến mùa Hè năm 1971 thì hầu như không có ngày nào trôi qua mà Chuck không nghĩ về thời gian anh phục vụ tại Việt Nam mặc dù anh không hề kể lại cho ai nghe về kinh nghiệm của anh về Việt Nam bao giờ.

Cho đến mùa Hè năm 1971 Chuck Goggin đã gắn chặt đ
ời mình vào bóng chày và lập gia đình với một cô dâu mới. Anh đã đoạn tuyệt với quá khứ. Anh không hề tiếc nuối thời gian qua tại Việt Nam nhưng anh vui là đối với anh, đó chỉ là kỷ niệm và không phải là cuộc sống hiện tại nữa.

Việt Nam... Phần hai

Chuyến bay đến Tân Sơn Nhất không xảy ra biến cố gì. Trong lần nhiệm vụ trước, Đại úy George Philip chưa bao giờ xuống đến Sài Gòn. Tất cả kinh nghiệm của anh với Việt Nam, giống như các TQLC Hoa Kỳ khác, là đến, chiến đấu và ra đi, mọi chuyện đều xảy ra tuốt phía Bắc và trong phạm vi Vùng I Chiến Thuật.

Lúc đến nơi, George được hai người cố vấn đồng đội ra đón và giúp làm các thủ tục cần thiết tại phi trường. Ngoại trừ đây đó có những vị trí được tấn bao cát dọc theo bên đường đưa vào thành phố cùng sự hiện diện của quân nhân và cảnh sát Việt Nam, người ta cũng khó mà biết là vào thời đ
iểm tháng Tám 1971, chiến tranh vẫn còn đang xảy ra.

Thành phố Sài Gòn náo nhiệt với cuộc sống và buôn bán. George Philip rất thích ngắm cảnh và sự náo nhiệt của đường phố nhưng anh lại rất hãi hùng về cách lái xe của dân chúng. Anh tưởng chừng như có thể bị tử thương ngay trong ngày đầu tiên khi vừa lái ra khỏi phi trường.

Từ phi trường họ lái thẳng về Bộ Tư Lệnh TQLC Việt Nam ngay trung tâm Sài Gòn. George được viên chỉ huy phó cố vấn đón tiếp. Anh cũng được phát đồ trận rằn ri (George đã gởi kích thước của mình đến trước để thợ may sẵn sàng quân phục khi anh đến nơi là có ngay) và cái nón bê-rê đặc biệt mà anh sẽ đội trong suốt một năm phục vụ. Vì đã trễ rồi và vì đằng nào những thủ tục giấy tờ và thời gian hội nhập cũng phải mất vài ngày thành thử George được cho về nhằm kịp lấy phòng tại khách sạn Splendid, cũng trong trung tâm thành phố, nơi mà hầu hết cố vấn Hoa Kỳ đang trú ngụ.

Mặc dù rất mệt nhưng anh cũng gia nhập một nhóm cố vấn gồm các Thiếu tá và Đại úy, tất cả đều thâm niên hơn anh. Họ mới trở về từ mặt trận và rủ nhau đi câu lạc bộ Hòa Bình, một chốn ưa thích tại Sài Gòn mà các cố vấn Hoa Kỳ thường chọn để lui tới. Ngay từ lúc anh mới ngồi xuống và chưa kịp uống ngụm bia đầu tiên, anh đã thấy rõ ràng là cái nhóm sĩ quan TQLC Hoa Kỳ này hết sức đặc biệt rồi. Anh hiểu ngay là anh đang nhập bọn với những nhân vật tên tuổi. Tâm trạng anh giống như đã được gia nhập vào nhóm Robin Hood của thế kỷ 20. Nhóm người thần kỳ này là một kinh nghiệm duy nhất từ trước đến nay đối với anh.

Anh định cáo lui sớm để nghỉ ngơi hầu lấy lại sức vì sự sai biệt về múi giờ đã làm anh thiếu ngủ và trong máy bay anh cũng không ngủ được bao lâu. Thiếu tá Andy DeBona *, một trong những người kỳ diệu nhất trong nhóm, có thể tượng trưng cho nhân vật Little John trong chuyện Robin Hood, đã phản đối ý định của viên Đại úy trẻ không muốn ở lại suốt buổi tối với nhóm. Lúc George đứng dậy lễ phép muốn cáo từ, Thiếu tá DeBona hỏi anh:

"Anh định đi đâu đấy?"

George cố giải thích.

"Dẹp đi ngay. Anh phải ở đây uống với chúng tôi đã."

Thế là George bị kẹt lại. Tất cả những gì viên Đại úy trẻ có thể đáp lại cũng chỉ tương tự như tâm trạng của một sinh viên sĩ quan Hải quân đối với cấp trên:

"Xin tuân lệnh thượng cấp."

__________________________________________________________         

* Vào tháng Chín năm 1967, Andy DeBona là Đại đội trưởng Đại đội M, Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 26 TQLC Hoa Kỳ. Anh được tưởng thưởng huân chương Navy Cross vì lòng dũng cảm đặc biệt trong trận đánh đẫm máu với bộ đội Bắc Việt tại Cồn Thiên. De
Bona đã là một huyền thoại lúc anh còn trong TQLC Hoa Kỳ. Những hành động của anh khi làm cố vấn quân sự cho Tiểu Đoàn 7 TQLC Việt Nam còn làm cho anh nổi danh thêm với tư cách là một người chiến sĩ.


Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y
© 2015
Loading