Thủ tục định cư
Những người tỵ nạn trước khi nhập trại phải làm các thủ tục di trú qua sự giúp đỡ của Hội HTTQT, ngoài các thủ tục thông thường như khám sức khỏe người tỵ nạn c̣n phải thành thật khai báo với các viên chức sở tại về những liên hệ với thân nhân hay bà con đă được định cư ở một nước thứ ba.
Sau khi hoàn tất các thủ tục khai báo, những người tỵ nạn được xếp thành hai loại; những gia đ́nh nào có bà con thân nhân định cư ở nước thứ ba sẽ được xếp theo tiêu chuẩn di dân đoàn tụ gia đ́nh; c̣n những người không có thân nhân sẽ phải chờ đợi các phái đoàn ngoại quốc như Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Tây Đức, Úc và Tân Tây Lan đến phỏng vấn và tuyển chọn người đi định cư. Thân phận của những người kém may mắn nầy giống như những gia súc bầy bán ở các phiên chợ và người tuyển chọn mua bán các gia súc nầy là các phái đoàn ngoại quốc đến phỏng vấn.
Mỗi quốc gia đều có những tiêu chuẩn riêng trong cuộc tuyển chọn người đến định cư nước của họ. Ví dụ như Úc, Tân Tây Lan và Canada th́ thích những người c̣n trẻ, độc thân và khỏe mạnh sang để làm việc, nhất là phụ nữ. Mỹ th́ đặt ưu tiên cho những người trước có phục vụ trong chính quyền VNCH. Sau khi được tuyển chọn xong, những người nầy sẽ chờ đợi để hoàn thành các thủ tục cần thiết khác về di trú và nhập cảnh như t́m người hay các cơ quan bảo trợ.
Thời gian trung b́nh của những người ở trại tỵ nạn là khoảng từ 3 đến 6 tháng. Nếu v́ một trong những lư do nào đó, nhất là về sức khỏe th́ người tỵ nạn sẽ phải ở lại trại lâu hơn để chữa trị cho b́nh phục. Trong thời gian ở trại tỵ nạn, để không bỏ phí thời gian, những người tỵ nạn tùy theo lứa tuổi và khả năng của ḿnh mà được hướng dẫn học các lớp huấn nghệ như đánh máy chữ, hớt tóc, và quan trọng nhất là phải học ngoại ngữ để có thể thực dụng sau nầy khi đến định cư ở nước thứ ba.
Về phương diện tinh thần th́ ở trại tỵ nạn cũng có chùa và nhà thờ; các giáo đường được xây dựng rất là khang trang do sự đóng góp công sức của những người tỵ nạn của ít ḷng nhiều để tạ ơn trên đă giúp đỡ và phù hộ cho họ vượt qua bao nhiêu sóng gió và hiểm nguy để đến được nước tự do và an lành.
Thực phẩm phần lớn là đồ hộp cùng với gạo do Hội HTTQT cung cấp qua sự trung gian của Cao ủy người tỵ nạn, mỗi tuần một lần tính theo khẩu phần của từng gia đ́nh. Trong trại th́ có nước ngọt được lấy lên từ giếng để dùng cho sinh hoạt hằng ngày. Ngoài ra người tỵ nạn muốn ăn thêm thực phẩm tươi như rau cải th́ tự canh tác lấy từ những mảnh đất hoang nằm phía sau barrack của trại với những hạt giống họ mang theo khi vượt biên, như rau muống, cải xanh, mướp, cùng với bầu bí các loại.
Về tin tức, để theo dơi t́nh h́nh quốc tế th́ hầu hết các gia đ́nh đều có radio. Mỗi cuối tuần th́ pḥng thông tin của trại đều tổ chức chiếu phim cho đồng bào giải trí.
Nói chung, cuộc sống của người tỵ nạn trong trại rất là b́nh lặng, không có ǵ phải suy nghĩ và lo lắng. Mọi người đều chấp nhận cuộc sống ở trại tỵ nạn chỉ là giai đoạn, là khoảng thời gian chuyển tiếp được nghỉ ngơi và tịnh dưỡng sau khi bị căng thẳng trên con đường t́m tự do. Và trong thâm tâm mọi người, ai cũng mong muốn một ngày nào đó dù sớm hay muộn, sẽ được định cư ở một nước tự do để không c̣n phải hồi hộp lo sợ công an ḍm ngó, hăm dọa, bắt bớ hay đàn áp thẳng tay. Người Việt Nam với bản tính chịu khó, cần cù và chăm chỉ, họ sẽ có được một cuộc sống mới ổn định với nhiều tương lai và hy vọng.
Lên đường định cư
Trại tỵ nạn Tangjung Pinang trong những tháng đầu tiên sau khi tôi nhập trại rất là đông đảo và tấp nập v́ phải tiếp nhận luôn những người tỵ nạn ở các trại chuyển tiếp khác từ Malaysia và cả Thái Lan nữa.
Các anh chị em bác sĩ người tỵ nạn đến trại lúc nầy mỗi ngày một nhiều, vào lúc cao điểm ở trong trại có khoảng gần 40 người đủ các hạng tuổi, tốt nghiệp từ nhiều trường y khoa khác nhau như: Sài g̣n, Huế và Y khoa Minh Đức. Người may mắn th́ đi đem theo được cả gia đ́nh; người kém may mắn th́ đến trại một ḿnh, c̣n vợ con và gia đ́nh đă đi trước hoặc đă được định cư, hay có khi gia đ́nh c̣n bỏ lại ở Việt Nam. Nhiều chị có chồng vẫn c̣n trong trại cải tạo. Mỗi người đến đây đều có một hoàn cảnh và một tâm sự khác nhau, nhưng tất cả đều có chung một chí hướng là t́m tự do và ai cũng có chung một hoài băo sẽ thành công ở nước thứ ba sau khi định cư và có một tương lai tươi sang với đầy đủ tiền tài và danh vọng.
Tôi là người đại diện cho ban y tế trại, cố gắng tạo mối dây liên lạc đoàn kết giữa các anh chị em lại thành một khối để giúp đỡ cho những người mới nhập trại trong các thủ tục về hành chánh, nơi ăn chốn ở, t́nh cảm đưa tiễn những người may mắn được đi trước. Chính trong những lúc hoạn nạn nầy, những sự lo lắng và giúp đỡ của các anh chị em cùng cảnh ngộ rất là quư giá.
Thời gian qua mau. Sau một thời gian ở trại, lần lượt bạn bè và các anh chị em cùng ngành nghề sau khi đă hoàn tất xong các thủ tục di trú và định cư, đă kẻ trước người sau rời trại lên đường đến một chân trời mới để tạo dựng tương lai và sự nghiệp.
Trước ngày lên đường đi định cư, ai cũng muốn có một tấm ảnh để nhớ măi Galang
Người đầu tiên trong nhóm chúng tôi rời trại đi định cư là bác sĩ Lộc I. Anh và cả gia đ́nh được đi Mỹ. Sau đó là bác sĩ Kiệt th́ đi Quebec, Canada. Bác sĩ Hạnh và gia đ́nh cũng đi Canada. C̣n lại anh nha sĩ Lang, bác sĩ Lộc 2 cùng với các nữ bác sĩ Hà, Ánh, Hường và gia đ́nh cô bạn gái tôi, tất cả đều đi Mỹ.
Người sau cùng trong nhóm các bác sĩ ở bệnh viện Galang là tôi, c̣n ở lại v́ có nhiều lư do. Thứ nhất là tôi không thuộc diện đoàn tụ gia đ́nh, thứ hai quan trọng hơn là sức khỏe.
Trại tỵ nạn đă vắng vẻ hơn xưa v́ số người rời trại đi định cư nhiều hơn số người mới đến nhập trại, bạn bè mỗi lúc một ít mặc dù với sự giúp đỡ cả tinh thần lẫn vật chất của các anh em y tế trong bệnh viện người Indonesia, tôi cảm thấy mỗi ngày một cô độc, làm việc th́ nhiều nhưng lại ít nói và ít cười. Anh trưởng pḥng thông tin của trại là người bạn mới, đă an ủi tôi, bác sĩ đừng có buồn, ngay cả đôi giày c̣n có số huống chi là ḿnh. Tất cả là số mệnh do ơn trên định đoạt dầu có muốn cũng không được, bác sĩ hảy vui hưởng với hiện tại. chấp nhận những cái ǵ mà ḿnh đang có, c̣n th́ Que Sera Sera, What Will Be Will Be...
Bạn bè thân thiết đă lên đường định cư hết, chỉ c̣n ḿnh tôi ở lại Galang và chờ...
Trên đường đi định cư
Sau 9 tháng điều trị dứt căn bệnh lao phổi, tôi đă được phái đoàn Mỹ cấp giấy cho đi định cư ở Buffalo, tiểu bang New York. Người đứng bảo trợ cho tôi là ông bà bác sĩ Đặng Trần Hoàng, trước là thầy của tôi trong thời gian tôi làm nội trú ở Bệnh viện Hùng Vương - Chợ Lớn và Catholic Church ở Buffalo. Tôi đến trại vào cuối tháng 10/1980 và rời trại vào khoảng giữa tháng 7/1981, thời gian ở trại tỵ nạn là 10 tháng.
Ngày tôi rời trại, phần lớn những người đưa tiễn là các nhân viên y tế người Indonesia ở bệnh viện Galang, trong đó có bác sĩ Ivan. Hành trang ngày tôi rời trại chỉ có một túi xách tay nhỏ, không có tiền bạc và chỉ duy nhất một cuốn sổ điện thoại cùng địa chỉ các bạn bè ở Mỹ.
Trong pḥng khách sạn ở Singapore
Trên đường di chuyển từ trại đến Singapore, v́ bận rộn giúp đỡ cho các hành khách bị say sóng và ói mữa nên túi xách nhỏ của tôi đă bị mất cắp, trong đó th́ không có tiền bạc ǵ chỉ có những vật kỷ niệm của các bạn bè y tá bác sĩ Indonesia tặng.
Tôi đến Singapore ở qua đêm tại một khách sạn nhỏ gần phi trường và theo chương tŕnh dự liệu, tôi sẽ đáp máy bay đi Mỹ vào ngày hôm sau.
Điều làm tôi ngạc nhiên và cảm kích là người đón tôi ở khách sạn là bác sĩ King người ÚC, một người bạn tốt và là ân nhân đă chữa trị cho tôi trong thời gian tôi điều trị ở bệnh viện.
Bác sĩ King tỏ ra rất vui mừng khi gặp lại tôi và nói, nếu tôi muốn ông sẽ đ́nh hoăn chuyến bay cho tôi ở lại Singapore thêm một thời gian ngắn và ông sẽ chuyển đổi vé máy bay đi Mỹ vào chuyến sau. Ông dẫn tôi đi mua một ít áo quần, dạo phố, tham quan các thắng cảnh ở đây. Nh́n Singapore rồi nhớ lại Sài-G̣n trước và sau ngày mất nước th́ đúng là một trời một vực. Nhà cửa th́ to lớn, không có xây cất hỗn độn như ở Sài G̣n, đường phố th́ đông đúc tấp nập nhưng trật tự, cuộc sống của người dân th́ sung túc và họ có ư thức tốt về môi trường và xă hội nên không có xả rác bậy ngoài đường và không có trộm cắp. Tôi đă đi thăm vườn bách thảo, vườn trồng hoa lan, sở thú của Singapore và đi ăn cơm Tàu. Thời gian qua mau, cũng đến lúc tôi phải rời Singapore, xa người bạn tốt. Chuyến máy bay tôi đi là máy bay quân sự của Mỹ.
Sau cuộc hành tŕnh dài khoảng 15 giờ trên máy bay và thêm vài giờ nghỉ ngơi ở Alaska, tôi đă đến San Francisco. Trong thời gian nghỉ ở Alaska tôi đă gọi điện thoại cho cô bạn gái ở California báo tin là tôi đă may mắn định cư ở Mỹ và đang trên đường đi đến xứ tự do.
Sau cùng th́ tôi cũng đă đặt chân đến đất Mỹ, một đất nước quá xa lạ và cách xa tổ quốc thương yêu của tôi nửa ṿng trái đất, bên kia bờ đại dương. Một đất nước trong đó tự do và công lư luôn luôn được bảo vệ, mọi người đều được đối xử b́nh đẳng và không bị chèn ép bóc lột dă man trắng trợn. Một đất nước mà nhân quyền luôn được tôn trọng. Một đất nước có nhiều cơ hội cho những người mới đến được phát triển tài năng và sinh sống trong bầu không khí tự do thanh b́nh và hạnh phúc.
Trong khi xếp hàng chờ đợi làm các giấy tờ nhập cảnh ở phi trường th́ có mấy người của Hội HTTQT đến hướng dẫn và giúp đỡ cho tôi. Th́nh ĺnh có một người phụ nữ trong đoàn HTTQT, sau khi nói với tôi những ǵ tôi cũng không hiểu, đă đóng một dấu đỏ vào cánh tay của tôi.
Sau 10 tháng học tiếng Anh trong trại tỵ nạn qua sự giúp đỡ của phái đoàn HTTQT mà phần lớn là người Indonesia, cùng với bác sĩ King người ÚC, tôi nghĩ là với số vốn kiến thức ngoại ngữ mà tôi học được trong giao dịch hằng ngày ở trại tỵ nạn sẽ giúp tôi một phần nào về vấn đề ngôn ngữ bất đồng khi đặt chân đến nơi định cư. Nay chạm trán với thực tế, sự thật quá phủ phàng, những cái ǵ mà trước đây tôi tự hănh diện là thấy rộng và hiểu xa, nay đă trở thành vô dụng. Tôi đă trở thành một người bị tàn phế về ngôn ngữ trong cách giao dịch tiếp xúc hằng ngày.
Ngôn ngữ mà tôi thường dùng ở trại tỵ nạn trong lúc làm việc với người Indonesia đem so với giọng nói, cách phát âm của người Mỹ trên đất nước Mỹ hoàn toàn khác nhau hẳn. Thêm vào đó tôi lại bị Stress Syndrome nên mỗi khi bối rối là tôi mất tự tin không thể làm chủ lấy ḿnh. Đầu óc tôi trở nên lẫn lộn, tinh thần bị giao động, miệng mồm nói th́ lắp bắp, ấp a ấp úng, vậy làm sao người đối thoại và giao dịch với tôi hiểu tôi muốn ǵ.
Do đó nếu người ngoài không biết nhiều về tôi sẽ hiểu lầm và đánh giá tôi thấp. Ngay từ phút đầu gặp gỡ và đối thoại với người phụ nữ nhân viên của HTTQT đến để giúp đỡ đă làm tôi mang mặc cảm tự ti và sợ sệt v́ không thể diễn tả cho người tiếp xúc biết những ǵ mà tôi muốn.
Nh́n quanh quẩn trong khoảng gần 50 người tỵ nạn đi cùng chuyến chỉ có một vài người như tôi là bị đóng dấu thập đỏ. V́ không ai cắt nghĩa hay giải thích việc đóng dấu đỏ trên tay mang ư nghĩa ǵ nên tôi cảm thấy hoang mang, lo sợ. Tôi tự nghĩ thầm chắc là tôi cũng được xếp vào thành phần bị theo dơi như khi c̣n ở trong nước. May cho tôi là nỗi lo sợ và thắc mắc đó đă được giải tỏa khi người phiên dịch trong phái đoàn đến giải thích cho tôi và những người bị đóng dấu hiểu là khi kiểm tra hành trang của chúng tôi, thấy không có đủ đồ mặc ấm nên Hội HTT làm dấu cho biết để phát thêm áo quần.
Chúng tôi tạm thời được trú ngụ trong một barrack của căn cứ quân sự ở phi trường khoảng ba ngày trong khi chờ đợi giấy tờ và thủ tục đưa chúng tôi đến tiểu bang định cư. V́ người bảo trợ của tôi và cơ quan thiện nguyện công giáo đều ở Buffalo, tiểu bang New York, nên tôi sẽ được di chuyển từ San Francisco đến New York bằng xe bus Greyhound đi xuyên qua nước Mỹ. Theo người phiên dịch, đó là cơ hội lớn cho tôi được nh́n thấy về sự phồn thịnh, rộng lớn và giàu mạnh của đất nước mà tôi sẽ sinh sống.
Trên đường đi New York, khi đến Portland (Oregon) tôi xin phép được ở lại đây thăm bạn bè trong một thời gian ngắn, sau đó sẽ tiếp tục cuộc hành tŕnh. Anh chị Lang và gia đ́nh đă đón tôi và đưa về nhà anh chị. Chị Lang và hai cháu trai đă định cư ở Portland trước đó theo diện đoàn tụ gia đ́nh v́ có người anh lớn của chị đă qua trước và đang hành nghề bác sĩ ở đây. Anh Lang đang đi học Community College thêm về Anh ngữ trước khi thi lấy lại bằng nha sĩ. Anh chị và gia đ́nh đă đón tiếp thật niềm nỡ thân t́nh và xem tôi như một người thân trong gia đ́nh. Đó là lần đầu tiên kể sau ngày mất nước tôi được sống một cách thoải mái trong bầu không khí gia đ́nh, đầu óc không phải lo sợ có người theo dơi và có thể phát biẻu một cách tự do những ư kiến theo suy nghĩ riêng của tôi mà không ngại ngùng, sợ sệt, ḍm trước ngó sau. Trong thời gian nầy, tôi rất là may mắn được xem TV hôn lễ của Thái tử Charles và Công chúa Diana ở Anh.
Anh chị Lang đă dẫn tôi đi thăm pḥng mạch của người anh chị để có thêm chút kinh nghiệm sau này. Anh chị đă vạch cho tôi thấy trong tương lai, sau khi đă được ổn định, rồi tôi cũng sẽ có một cuộc sống giàu sang thoải mái và một gia đ́nh hạnh phúc để bù lại cho khoảng thời gian dài đầy gian khổ và mất mát khi c̣n ở quê nhà.
Anh chị khuyên tôi đừng nên nản ḷng, có công mài sắt th́ sẽ có ngày nên kim. Lúc đầu ai mới đến cũng vậy phải mất một thời gian để thích nghi với môi trường và hoàn cảnh mới, khó khăn và cực khổ chỉ là giai đoạn đầu thôi nên ḿnh phải cố gắng vượt qua. Anh chị nói tôi c̣n trẻ hơn anh chị, thêm vào đó, với bản tính chịu khó, cần cù và nhẫn nại của tôi th́ anh chị bảo đảm trong tương lai lâu dài tôi sẽ vượt xa hơn anh chị. Tương lai chưa thấy đâu nhưng nghe lời khích lệ của anh chị Lang cũng thấy phấn chấn tinh thần, con đường trước mặt không đến nỗi mờ mịt như ḿnh lo.
Tôi ở chơi Portland (Oregon) khoảng một tuần lễ rồi mới tiếp tục đi đến Buffalo (New York), nơi định cư đầu tiên.
Sau ba ngày đêm đi không nghỉ xuyên qua nước Mỹ từ miền tây nam đến miền đông bắc, sau cùng tôi cũng đến được Buffalo. V́ không muốn làm phiền ông bà giáo sư Hoàng, người bảo trợ, nên tôi định khi nào đến Buffalo sẽ gọi điện thoại nhờ ông bà đến đón cũng không muộn. Nhưng mọi chuyện đâu có dễ dàng như tôi suy nghĩ và dự liệu.
Xe đến Buffalo lúc gần nửa đêm. Mỗi lần tôi gọi điện thoại để liên lạc với ông bà th́ có lẽ ông bà đi vắng hay bận việc ǵ đó nên chỉ nghe message bằng tiếng Mỹ. Nói thật tôi nghe nhưng không hiểu ǵ cả nên đành phải gác điện thoại. Gọi đến cả chục lần đều như vậy, sau cùng thấy cũng đă khuya và không muốn quấy rầy giấc ngủ của ông bà nên tôi đành phải quyết định tạm thời qua đêm trong trạm xe bus. Nh́n xung quanh trong trạm xe bus thấy cũng có nhiều hành khách chờ xe, họ nằm trên nền nhà hay ngồi trên ghế nghỉ qua đêm nên tôi cảm thấy yên tâm.
Sáng hôm sau tôi lại tiếp tục gọi điện thoại cho ông bà nhưng đường dây lúc nào cũng bận. Một thanh niên ngồi cạnh tôi thấy vậy, nói để anh ta gọi giúp, nhờ vậy mới liên lạc được với ông bà.
Hăy nói về người thanh niên này một chút. Đó là John. Do sự giúp đỡ qua đường này mà chúng tôi trở thành quen biết, rồi anh trở thành người bạn thân của tôi trong thời gian cư trú ở Buffalo. John là một trong những cựu chiến binh Mỹ đă từng sang Việt-Nam tham chiến, giúp chúng tôi chống lại Việt cộng trong khoảng thời gian 1967-1968. Căn cứ của anh lúc đó đóng ở Khe Sanh, Quảng-Trị.
Nhờ non hai năm phục vụ ở Việt Nam nên anh cũng có biết ít nhiều về đất nước, dân tộc và văn hóa Việt Nam. Sau khi giải ngũ anh về lại với gia đ́nh ở Buffalo và hiện đang làm thợ máy. Gia đ́nh anh gồm 1 vợ và 3 con nhỏ, v́ tiền bạc không có nhiều nên anh mướn một căn nhà nhỏ nằm ở khu ngoại ô thành phố. Gia đ́nh anh và ngay cả cha mẹ anh tuy nghèo nhưng rất là hiếu khách; mỗi khi đến ngày lễ, ngày sinh nhật hay có tiệc vui nào đó anh thường đến chỗ tôi ở, rước tôi về nhà anh dùng bữa cơm thân mật chung vui với gia đ́nh và ở lại qua đêm, chuyện tṛ về những kỷ niệm thời đi lính. Tuy khác màu da và ngôn ngữ giao tiếp không lấy chi làm nhuần nhuyễn nhưng t́nh cảm của gia đ́nh anh đối với tôi rất là nồng nàn và thân thiện như một người thân trong gia đ́nh.
Trong lúc chuyện tṛ, anh thường nhắc đến những kỷ niệm không quên của người lính chiến khi xa nhà và cái cảm giác bấp bênh, bất ổn, không biết ngày mai sống chết ra sao trên đất nước Việt Nam. Điều mà anh c̣n nhớ rất rơ và thường hay nhắc lại với nụ cười là những lúc ngồi trong quán uống bia ngắm nh́n các cô gái Việt Nam xinh đẹp trong chiếc áo dài tha thướt, đi lại trên đường phố và để quên đi những hiểm nguy ŕnh rập hằng ngày trong thời chiến, anh đă t́m cách thả hồn trong mộng với khói thuốc cần sa. Không may, anh bị bệnh ung thư cổ họng một năm sau khi tôi rời khỏi Buffalo và từ đó tôi mất luôn tin tức v́ không c̣n liên lạc được với anh nữa.
Năm đầu tiên ở miền Tây Bắc nước Mỹ
Người ra đón tôi ở trạm xe bus là cô Nhị và người con gái út của ông bà bác sĩ Hoàng. Ông bà là thầy giáo cũ của tôi, trước là giáo sư giảng dạy về môn sản phụ khoa của trường Đại học Y khoa Sài-G̣n. Ông bà cùng gia quyến gồm hai cô gái và một cậu trai đă rời Việt Nam vào ngày mất nước 30/04/1975. Khi sang đến đây, hai ông bà cũng lận đận trong việc thi lấy lại bằng cấp để hành nghề trên xứ người. Ngày tôi đến Buffalo, cô Nhị trước làm việc bên sản phụ khoa nay đă chuyển ngành; hiện cô là năm chót resident của khoa gây mê và hồi sức.
C̣n ông thầy lại càng lận đận hơn; sau nhiều năm cậy cục nay mới vừa vào năm thứ nhất của chương tŕnh sản phụ khoa. Cả hai ông bà đều đi thực tập ở bệnh viện Deaconess Hospital tại Buffalo và hai ông bà hiện trú ngụ trong khu nội trú của bệnh viện.
Hai ông bà đều lớn tuổi nên đă rất vất vả chật vật trong thời gian đi thực tập trong bệnh viện v́ phải thức khuya dậy sớm học hành, làm việc, trực gác không giờ giấc. Mỗi ngày khi về đến nhà là hai ông bà đều than thở về cuộc sống quá khó khăn trên đất người, v́ tuổi già sức yếu nên không đủ sức khỏe và dẻo dai để theo kịp với những người trẻ tuổi người bản xứ. Ông thường chửi đổng: "Đéo mẹ chúng nó, chúng nó c̣n dốt hơn cả học tṛ của ḿnh ngày xưa mà chúng nó cứ lên mặt dạy ḿnh, thực là khổ quá đi thôi, làm sao tôi chịu nổi."
Ngày tôi đến Buffalo, lúc đó vào khoảng cuối tháng 8, trời đă bắt đầu vào thu nên đấy là lần đầu tiên tôi được mục kích vẻ xinh đẹp và sắc thái linh động của thiên nhiên trong lúc đổi mùa ở miền Bắc Mỹ. Cây lá trong công viên và trên đường phố trong một thời gian ngắn đă đổi màu từ màu xanh thành màu vàng, màu nâu rồi đỏ, nh́n rất là đẹp và thơ mộng. Khí hậu th́ ôn ḥa dễ chịu, đi dạo trong công viên tôi có cảm tưởng như ngày nào đó cũng đi dạo ở đồi thông Đà Lạt, nơi quê cha đất tổ khi c̣n tuổi học tṛ với nhiều mộng mơ.
Mùa thu với những màu sắc rực rỡ và lung linh chỉ kéo dài khoảng 2-3 tuần lễ. Sau những cơn mưa to gió lớn, tất cả các lá vàng sặc sở đó đều rơi rụng xuống đất phủ đầy trên mặt đường phố với nhiều màu sắc khác nhau. Cây cối chả mấy chốc đă trở thành trơ trụi và cảnh vật trở thành ảm đạm, cô quạnh, trông giống như một người bị bệnh nặng sau khi được điều trị bằng phóng xạ đă bị rụng hết râu tóc với một cơ thể bạc nhược, không c̣n sinh động nữa.
Thời tiết thay đổi rất nhanh, gió bấc đă bắt đầu thổi, báo hiệu thời tiết trở nên lạnh hơn và tuyết đă rơi phủ đầy trắng xóa. Ngày đầu tiên nh́n tuyết rơi tôi có cảm tưởng như đang xem bộ phim Bạch Tuyết và 7 chú lùn, một bộ phim mà tôi đă mê say coi đi coi lại không biết chán hồi tôi c̣n ấu thơ. Nh́n tuyết rơi vào ban đêm với màu trắng trinh nguyên, tuyết đă bao phủ tất cả các cảnh vật bên ngoài. Ánh sáng phản chiếu lên tuyết đă cho tôi có cảm giác như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh vừa trong sạch vừa tinh khiết một nơi có lẽ không có ganh ghét và hận thù. Nhưng rồi khi ngày mai bắt đầu, người và xe cộ qua lại đă biến tuyết từ màu trắng thành màu nâu hay màu đen như bùn śnh ở quận Duyên Hải ngày nào! Đường sá bị tuyết rơi bao phủ làm sự đi lại khó khăn và trơn trợt. Tuyết rơi liên tục từ ngày nầy qua ngày khác và từ cuối tháng mười cho đến đầu tháng tư. Sau cùng mùa xuân đă đến sau gần 6 tháng mùa đông dài lạnh lẽo và ảm đạm với hoa Tulip và Daffodil đua nở, phô ng bày màu sắc rực rỡ trên đường phố và công viên .
Sau khi nghỉ ngơi một tuần lễ tôi đến tŕnh diện cơ quan bảo trợ là Catholic Church ở Buffalo. Mẹ bề trên đă tiếp đón tôi. Sau khi xem xét qua hồ sơ và làm các thủ tuc, ngay trong buổi phỏng vấn đầu tiên, mẹ bề trên trưởng cơ quan thiện nguyện đă đưa ra ư kiến là tôi c̣n trẻ, tŕnh độ học vấn cao, thay v́ ở nhà ngồi không ăn tiền cứu trợ th́ nên kiếm một việc ǵ làm, trước là có cơ hội tiếp xúc với người bản xứ trau dồi thêm về Anh ngữ, sau là có nhiều cơ hội để trở lại ngành nghề cũ.
Theo ư kiến của mẹ, những người hưởng tiền cứu trợ phần lớn là người da màu làm biếng, không chịu cầu tiến nên thường bị xă hội coi khinh. Biết tôi đă từng làm bác sĩ nên bà có ư định gửi tôi đến bệnh viện xin làm việc, và nói đó là một môi trường tốt và thuận lợi cho tôi trong tương lai.
Trong buổi phỏng vấn t́m việc ở bệnh viện Deaconess, chỗ ông bà thầy tôi đang đi Residency, do không nói và hiểu được nhiều tiếng Anh nên tôi được nhận vào làm việc trong khu nhà bếp hay ở pḥng máy giặt sấy v́ ở đó không cần phải tiếp xúc nhiều. Tôi làm việc được trả lương căn bản, được ăn uống và có bảo hiểm, áo quần th́ bệnh viện trợ cấp và nếu muốn tôi có thể ở luôn trong bệnh viện trong khu nội trú bỏ trống. Nhưng tôi vẫn thích được về nhà trú ngụ với ông bà thầy sau 8 tiếng đồng hồ làm việc trong bệnh viện, v́ ở nhà ít ra mỗi ngày tôi cũng c̣n được tṛ chuyện với ông bà bằng tiếng mẹ đẻ của ḿnh vào các buổi tối.
Trong giờ giải lao hay cuối tuần tôi thường vào thư viện của bệnh viện để đọc sách, ôn lại các bài vở để chuẩn bị cho kỳ thi FLEX dành cho những người bác sĩ di dân muốn trở lại với ngành nghề cũ. Sách vở tôi dùng để ôn tập phần lớn là của ông bà thầy cho tôi mượn, c̣n lại là tôi tự t́m kiếm trong thư viện của bệnh viện.
Về phương diện tinh thần, để cầu xin ơn trên đă giúp đỡ cho tôi được b́nh yên và nhiều may mắn tôi đă đến một nhà thờ nhỏ gần bệnh viện mỗi cuối tuần để cầu nguyện. V́ ở ngoại ô của thành phố nên đại đa số con chiên ngoan đạo ở đây là người da màu, chỉ duy nhất tôi là người da vàng. Cha xứ của nhà thờ cũng đă nhiều lần tiếp xúc và tṛ chuyện nên có nhiều cảm t́nh tốt đối với tôi.
Buffalo là một nơi khí hậu quá khắc nghiệt nên phần lớn những người tỵ nạn đến đây sau một thời gian hoàn tất các thủ tục giấy tờ định cư và cũng thích ứng được với hoàn cảnh mới nên họ đă dời về các tiểu bang ở miền nam v́ nơi đó khí hậu ôn ḥa và ấm áp hơn, điều kiện sinh sống dễ dàng và cởi mở thuận tiện cho công cuộc mưu sinh.
Trong thời gian nầy tôi vẫn thư từ liên lạc với các bạn bè cũ mà tôi đă gặp và quen biết ở trại tỵ nạn, đó là gia đ́nh cô bạn gái và gia đ́nh của anh chị nha sĩ Lang.
Một hôm anh chị Lang gọi cho tôi biết là gia đ́nh của anh chị đă dời về California, nơi đây có nhiều bạn bè giúp đỡ và do đó anh sẽ có nhiều cơ hội hơn để sớm trở về với ngành nghề cũ. Nhà anh ở Longdale, Los Angeles, rộng lớn hơn nhà ở Portland, nên anh chị có nhă ư mời tôi về ở chung để cùng học hành và có nhiều cơ hội tiến thân hơn ở Buffalo, một nơi xứ lạ không bạn bè và khí hậu lại quá khắc nghiệt. Tôi đem chuyện nầy bàn với ông bà thầy và cha xứ họ đạo để xin giúp thêm ư kiến, v́ đó là một quyết định quan trọng có ảnh hưởng lớn đến cuộc đời của tôi sau nầy. Ông bà thầy th́ không có ư kiến ǵ, tôi ở cũng được và đi cũng được, ông bà không cản trở.
Cha xứ cũng vậy nhưng cha có thêm lời dặn ḍ là khi đến sinh sống ở một thành phố lớn như Los Angeles th́ tôi phải coi chừng v́ ngoài sự khó khăn trong việc t́m kiếm việc làm để sinh sống, người ở thành phố lớn thường ích kỷ và không hiếu khách; thêm vào đó, c̣n có tội ác cướp của giết người của các băng đảng ở thành phố lớn xảy ra như cơm bữa. Cha nói, nếu ở đó một thời gian thấy không thích hợp với hoàn cảnh th́ cho cha biết, cha sẽ giúp tôi về lại Buffalo.
Trước khi đi cha tặng cho tôi một món quà nhỏ, gồm vé máy bay khứ hồi New York - Los Angeles, có giá trị trong 6 tháng và một số tiền nhỏ để tôi chi tiêu trong thời gian chờ đợi kiếm việc làm ở đây.
Tổng cộng thời gian tôi ở Buffalo khoảng gần một năm, suốt ngày làm việc trong pḥng giặt sấy, nhà bếp rửa chén và dọn dẹp. Tôi chưa bao giờ chính thức được bước chân đến trường để học thêm sinh ngữ hay những ngành nghề phụ mà tôi muốn để tạm thời mưu sinh. Về ngôn ngữ giao tiếp, tôi có nhiều tiến bộ hơn lúc mới đặt chân đến Hoa Kỳ, tôi có thể tṛ chuyện tuy nói năng không được lưu loát nhưng ít nhất người đối diện với tôi cũng hiểu tôi muốn nói về việc ǵ, và không ít th́ nhiều tôi cũng đă dành dụm được một số tiền nhỏ để chi dùng khi cần thiết.