BS Nguyễn Quốc Quân

Bài đăng trên Tập San Y Sĩ số 204 nhân  dịp kỷ niệm 40 năm ngày Cộng Sản xâm chiếm miền Nam bằng vũ lực

 

 

Trong sáu tập thể di dân Á châu ở Mỹ, người Việt là nhóm mới nhất, đông vào hàng thứ tư, và trong hoàn cảnh đặc biệt nhất.

 

Người Tầu đến Mỹ sớm nhất, từ thế kỷ thứ 19, phần lớn làm lao động thiết lập đường xe lửa, và khai thác hầm mỏ. Theo kết quả kiểm tra dân số năm 2010, người Tầu đông nhất, với 3,8 triệu người.

 

Người Philippines đông hàng thứ nh́, với 3,4 triệu người, một số ít đă tới Mỹ từ thế kỷ 16, và 18, nhưng phần lớn tới vào đầu thế kỷ 20, khi Phi là thuộc địa của Mỹ và khi Phi đă độc lập sau Đệ Nhị Thế Chiến.

 

Người Ấn Độ đông hàng thứ ba, với 3,18 triệu, tới Mỹ sau Đệ Nhị Thế Chiến, cùng với nhóm các dân tộc cựu thuộc địa Anh.

 

Người Việt đông hàng thứ tư, với 1.737.433 người, theo kiểm tra dân số năm 2010. Trong khoảng 25 năm, từ 1950 đến 1974, vỏn vẹn có 650 người Việt sinh sống ở Mỹ. Chỉ trong nửa năm sau 1975, khoảng 200.000 người đă ồ ạt tới Mỹ tị nạn Cộng Sản. Tiếp theo là các đợt “thuyền nhân”, đoàn tụ, và HO, khiến chỉ trong ṿng hai thập niên, cộng đồng người Việt tị nạn tại Mỹ đă lên tới trên một triệu.

 

Đông nghiêng ngửa với cộng đồng người Việt, là người Đại Hàn. Họ tới Mỹ trước người Việt cả hai thập niên, sau Chiến tranh Triều Tiên.

 

Người Nhật tới Mỹ trước người Đại Hàn và người Việt, nhưng tổng số hiện nay chỉ khoảng 1,3 triệu.

 

Trong sáu tập thể di dân Á châu, chỉ có người Việt tới Mỹ v́ lư do tị nạn chính trị.

 

V́ đi tị nạn chính trị, không được sửa soạn trước, đa số người Việt tới Mỹ với bàn tay trắng và vốn liếng tiếng Anh ăn đong. Ngay khi đặt chân đến đất nước tạm dung, người tị nạn Việt đă một mặt phải lo mưu sinh, lo cho gia đ́nh con cái, mặt khác phải chung sức xây dựng phát triển cộng đồng, bắt tay ngay vào việc vận động cho quê hương sớm được tự do, dân chủ.  Với sự cần cù nhẫn nại, với ư chí cương quyết khuất phục mọi khó khăn và với niềm tin sắt đá cần giải phóng quê hương khỏi ách thống trị độc tài Cộng Sản, Cộng Đồng người Việt Quốc Gia tại Hoa Kỳ đă lớn mạnh, phát triển nhanh chóng, tạo được những thành tích đáng kể trong mọi lănh vực, được các công đồng bạn kính nể và tiếng nói của cộng đồng người Việt càng ngày càng được các cấp chính quyền địa phương và liên bang tôn trọng lắng nghe.

 

Năm nay, nhân dịp kỷ niệm 40 năm cộng đồng người Việt quốc gia tỵ nạn trên đất Mỹ, xin ôn lại một số những thành quả đó.

 

Thành quả trong lănh vực tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền:

 

1. Nhờ nỗ lực vận động tích cực và kiên tŕ của người Việt Quốc Gia tại Hoa Kỳ, chính quyền Mỹ đă gia tăng áp lực buộc nhà cầm quyền Cộng Sản Hà Nội  phải thả các tù nhân chính trị và chấp nhận chương tŕnh H.O. Đây là một thành quả mà phần lớn là do sự vận động của cộng đồng người Việt quốc gia tại Hoa Kỳ. Mặt khác, nh́n vào t́nh h́nh Việt Nam hiện nay, tuy vẫn c̣n quá nhiều điều không thể chấp nhận được như t́nh trạng vi phạm nhân quyền, chính quyền bất lực, tham nhũng, và xă hội sa đoạ... nhưng so với 40 năm trước, đă có thay đổi phần nào về nhiều phương diện. Đơn cử một ví dụ, từ t́nh trạng người dân sợ Đảng, sợ Công An đến nỗi phải ŕnh ṃ, báo cáo, vu cáo lẫn nhau để sinh tồn, đến chỗ người dân không c̣n sợ nữa, cùng nhau chống lại hành vi sai trái của cảnh sát, và tố cáo lạm quyền. Những thay đổi này không tự nhiên mà có, mà phần lớn nhờ sự đóng góp công lao của người Việt hải ngoại, đa phần từ Hoa Kỳ. Có thể nhận thấy sự đóng góp này bằng cách nh́n vào t́nh h́nh Bắc Triều Tiên. Trong nửa thế kỷ nay, đời sống của người dân Bắc Triều Tiên hầu như vẫn thế, v́ họ thiếu một cộng đồng dân tộc tranh đấu tích cực từ bên ngoài, làm áp lực cho sự thay đổi ở trong nước.

 

2. Một thành tựu chung nổi bật khác của Cộng Đồng người Việt tại Hoa Kỳ, là đă vận động thành công để có một ngày chính thức dành cho người Việt: “Ngày Nhân Quyền Việt Nam”.

 

 

 

 

 

Khởi đi từ ngày 11 tháng 5, 1990, từ Sài G̣n. Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế công bố Lời Kêu Gọi của Cao Trào Nhân Bản, đ̣i hỏi nhà cầm quyền Hà Nội phải tôn trọng các nhân quyền của người dân Việt Nam như tự do tín ngưỡng, tự do phát biểu, tự do hội họp..., phải chấp nhận sinh hoạt chính trị đa nguyên và phải trả lại cho người dân Việt Nam quyền được tự chọn lựa một thể chế chính trị phù hợp với nguyện vọng của ḿnh qua bầu cử tự do và công bằng. Bốn năm sau Lời Kêu Gọi của Cao Trào Nhân Bản, với sự vận động kiên tŕ và tích cực của cộng đồng người Việt, lưỡng viện Quốc Hội Hoa Kỳ Khoá 103 đă thông qua với đại đa số tuyệt đối Nghị Quyết Chung (Joint Resolution) SJ 168, sau đó được Tổng Thống Bill Clinton kư ban hành thành đạo Công Luật (Public Law) 103 – 258, quy định ngày 11 tháng Năm, 1994, là “Ngày Nhân Quyền Việt Nam” (Vietnam Human Rights Day) để ủng hộ và hỗ trợ cho công cuộc tranh đấu cho tự do dân chủ và nhân quyền của nhân dân Việt Nam.

 

Như đă tŕnh bầy ở trên, có ít nhất sáu cộng đồng các dân tộc Á châu sinh sống tại Hoa Kỳ, mỗi cộng đồng đông hàng triệu người, và họ đều tới đây trước người Việt, nhưng không cộng đồng thiểu số nào có được một ngày đặc biệt như Ngày Nhân Quyền Việt Nam. Chính nhà tranh đấu nhân quyền hàng đầu người Trung Quốc Nguỵ Kinh Sinh (Wei Jingsheng) có lần tham dự lễ kỷ niệm Ngày Nhân Quyền Việt Nam đă tuyên bố, ông cảm thấy xấu hổ khi cộng đồng Trung Hoa tới đây lâu hơn, và đông gấp đôi cộng đồng người Việt, nhưng đă không đạt được thành quả như người Việt.

 

Một điều rất quan trọng cần ghi nhận ở đây là trong gần 150 năm liên hệ Việt Mỹ, chúng ta chưa bao giờ có được một đạo luật, một văn kiện chính thức cam kết ủng hộ của Mỹ cho công cuộc tranh đấu bảo vệ chính nghĩa tự do, dân chủ của nhân dân Việt Nam. Nghị Quyết Chung SJ 168 được lưỡng viện Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua với đại đa số tuyệt đối và sau đó Tổng Thống Bill Clinton kư thành đạo công Luật 103-258 chính thức chọn ngày 11-5 là Ngày Nhân Quyền Việt Nam là văn kiện pháp lư duy nhất mà chúng ta có được công khai xác nhận sự ủng hộ của chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ cho công cuộc tranh đấu đầy chính nghĩa đ̣i hỏi tự do, dân chủ và nhân quyền của dân tộc Việt Nam. Đây là một thành công ngọai vận có tầm vóc và ảnh hưởng to lớn rất đáng hănh diện của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ.

 

3. Nhờ sự lớn mạnh nhanh chóng của cộng đồng người Việt quốc gia, tiếng nói của chúng ta đă được các giới chức địa phương cũng như liên bang lắng nghe. Từ nhiều năm nay, Quốc Hội, Bộ Ngọai Giao và Hội Đồng An Ninh Quốc gia Hoa Kỳ đă nhiều lần mời họp và tham khảo ư kiến của người Mỹ gốc Việt trong các vấn đề liên quan đến bang giao Việt Mỹ như đối thọai nhân quyền, đ̣i thả các tù nhân chính trị... Các Đại Sứ Mỹ ở Việt Nam đă thăm viếng, gặp gỡ tham khảo ư kiến, tường tŕnh với đại diện của cộng đồng về thực trạng nhân quyền cũng như những điều đă và đang làm ở Việt Nam. Các vị Đại Sứ đều công khai xác nhận là Cộng Đồng người Mỹ gốc Việt đóng một vai tṛ quan trọng trong tiến tŕnh bang giao Việt Mỹ. Cũng nhờ sự lớn mạnh và uy tín của cộng đồng, lần đầu tiên, 4 thành viên của cộng đồng Việt Nam hoạt động trong lănh vực dân chủ, nhân quyền gồm các ông Lê Minh Nguyên, của Mạng Lưới Nhân Quyền, ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ Tịch đảng Việt Tân, Kỹ Sư Đỗ Thành Công từ đảng Nhân Dân Hành Động, và người viết bài này đại diện cho Cao Trào Nhân Bản, đă được Tổng Thống George W. Bush và Phó Tổng Thống Dick Cheney tiếp kiến tại Oval office vào ngày 29-5-2007, ba tuần lễ trước khi ông Nguyễn Minh Triết, Chủ Tịch Nhà Nước Cộng Sản VN đến thăm thủ đô Hoa Thịnh Đốn và được Tổng Thống Bush tiếp.

 

 

 

 

Một số thành quả trong những lănh vực khác:

 

1. Người Việt tỵ nạn CS tại Hoa Kỳ thường có xu hướng tập trung vào một số  địa điểm tại các Tiểu Bang như Orange County, San Jose ở California, Houston, Dallas ở Texas,  Fairfax County ở  Virginia...,điều này đă gây lo ngại không ít cho chính phủ Mỹ về một nguy cơ tái diễn những khu Harlem của người da đen trong dĩ văng, nhưng điều đó đă không xảy ra. Chúng ta tụ họp gần nhau, để hỗ trợ nhau, để dễ giữ ǵn văn hóa và tập tục cổ truyền của dân tộc, nhưng các nhà lănh đạo cộng đồng đă khôn khéo tránh cho cộng đồng bị sống cô lập, cố gắng khuyến khích các thành viên cộng đồng, nhất là con em chúng ta đi vào gịng sinh hoạt chính hội nhập của nước Mỹ. Điều này là một điểm son của cộng đồng người Việt.

 

2. Một thành quả khác của cộng đồng là chỉ trong một thời gian ngắn, tại khắp các địa điểm người Việt tỵ nạn định cư, cộng đồng người Việt đă cố gắng nhanh chóng thành lập các cơ cấu cộng đồng, hội đ̣an, các tổ chức tranh đấu cho tự do, dân chủ, nhân quyền, các trung tâm y tế, văn hóa, vơ thuật và các hội đồng hương... các tổ chức dân sự này đă đóng góp rất nhiều trong công cuộc phát triển cộng đồng, kiện ṭan một hậu phương vững chắc chống sự xâm nhập phá họai của Cộng Sản, và giúp hoạt động hữu hiệu hơn trong công cuộc vận động dân chủ hóa Việt Nam. Nhờ sự hoạt động tích cực của các tổ chức này, mặc dầu đă bang giao chính thức với Mỹ, lá cờ máu của Cộng Sản Việt Nam đă không thể xuất hiện tại những nơi ngoài cơ sở chính thức của họ trên ṭan quốc Hoa Kỳ, trong khi đó, lá cờ vàng ba sọc đỏ đại diện cho chính nghĩa tự do, dân chủ luôn hiện diện trong mọi sinh hoạt của cộng đồng.

 

3. Tuy xa quê hương nhưng người Việt tỵ nạn vẫn không quên nguồn gốc, vẫn giữ và bảo tồn các tập tục, vẫn tổ chức lễ kỷ niệm các vị tiền nhân, anh hùng dựng nước như giỗ tổ Hùng Vương, lễ Hai Bà Trưng, lễ vía Đức Trần Hưng Đạo, hay ngày Tết Nguyên Đán, Tết Trung Thu. Việc bảo tồn văn hóa và tập tục cổ truyền là một điều rất đáng khuyến khích, ngợi khen.

 

4. Một điểm son nữa cần phải được tuyên dương là cộng đồng người Việt quyết tâm giữ ǵn và bảo vệ tiếng Việt. Nhờ sự vận động tích cực của mọi thành phần trong cộng đồng, tiếng Việt đă được giảng đạy chính thức tại một số các Tiểu Bang. Ngoài ra, các lớp hè dậy miễn phí tiếng Việt do các t́nh nguyện viên tổ chức, với sự ủng hộ và đóng góp của giới phụ huynh. Các cuộc thi viết văn, làm thơ tiếng Việt được tổ chức hàng năm và được sự hưởng ứng tham dự của các con em thuộc thế hệ thứ hai, thứ ba.

 

5. Một thành công nữa của người Việt tỵ nạn trong lănh vực kinh tế, tài chánh cần được tuyên dương là đa số người Việt tỵ nạn đến đất Mỹ trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, không có sửa soạn, nhưng họ đă cố gắng làm việc để nhanh chóng cải thiện kinh tế, nâng cao đời sống gia đ́nh.  Theo thống kê của sở kiểm tra dân số năm 2012, số lợi tức trung b́nh của mỗi gia đ́nh di cư Việt Nam là  $55,736 cao hơn số lợi tức trung b́nh của những người di dân Mỹ ($46,983) và hơn cả lợi tức trung b́nh của mỗi gia đ́nh công dân Mỹ ($ 51, 975). Ng̣ai ra, cộng đồng người Mỹ gốc Việt cũng rất hănh diện có 8 tỷ phú và hàng ngàn triệu phú tay trắng làm nên sự nghiệp gây sự thán phục của giới kinh tế, tài phiệt và truyền thông Mỹ.

 

Ngoài những thành quả chung kể trên, xin ghi lại sau đây những thành tích nổi bật của một số cá nhân, trong nhiều lănh vực khác nhau, từ các ngành hành pháp, lập pháp và tư pháp trong chính quyền, đến các ngành chuyên môn như không gian, y tế, giáo dục, nghệ thuật... V́ nhân tài của cộng đồng người Việt quá đông, xin chỉ nêu lên những nhân vật tạo được thành tích kỷ lục cho cộng đồng:

 

Cho đến nay, người Mỹ gốc Việt đảm nhiệm chức vụ cao nhất trong Chính Phủ Hoa Kỳ là Giáo Sư Việt Đinh

 

Giáo Sư Việt Đinh

(H́nh của Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ)

 

Giáo Sư Việt Đinh, tên Việt đầy đủ là Đinh Đồng Phụng Việt, ra đời tại Sài G̣n  sau Tết Mậu Thân (22 tháng 2, 1968), có bằng tiến sĩ luật tại Harvard University. Năm 33 tuổi, ông được Tổng Thống George W. Bush chọn làm Phụ Tá Bộ  Trưởng Tư Pháp (Assistant Attorney General for the Office of Legal Policy). Trong thời gian tại chức từ ngày 31-5, 2001 đến 31-5, 2003, ông là tác giả chính của luật USA Patriot Act, nhằm đối phó với nạn khủng bố sau vụ 11 tháng 9, 2001. Sau khi từ chức, ông về dậy luật tại Georgetown University ở Washington DC. Tại văn pḥng ông, có treo bức ảnh lớn chụp cảnh ông tuyên thệ nhậm chức Phụ Tá Bộ Trưởng, với chữ kư của Bộ Trưởng Tư Pháp John Ashcroft, và mấy chữ "Thanks for being a great American" (Xin cám ơn một người Mỹ vĩ đại).

 

Người phụ nữ gốc Việt nắm chức vụ cao nhất trong ngành hành pháp Hoa Kỳ là cô Mina Nguyễn. Cô sinh ra trong một gia đ́nh tỵ nạn, định cư tại Orange County, California và tốt nghịêp MBA tại đại học Harvard. Cô Mina Nguyễn hoạt động chính trị rất sớm khi c̣n là sinh viên ở đại học. Năm 2001, cô được bổ nhiệm Giám Đốc Giao Tế của bà Bộ Trưởng Lao Động Elaine L. Chao khi cô mới 25 tuổi, và được coi là người trẻ nhất nắm chức vụ này. Từ năm 2005 tới 2007, cô là Giám Đốc về các vấn đề liên lạc Quốc Hội và Cố Vấn thâm niên cho Ken Mehlen, Chủ Tịch đảng Cộng Ḥa kiêm Chủ Tịch Ủy Ban tranh cử của liên danh Bush & Cheney. Năm 2007, khi mới 31 tuổi, cô được Bộ Trưởng Tài Chánh Hank Paulson bổ nhiệm chức vụ Phó Phụ Tá Bộ Trưởng Tài Chánh đặc trách giao thương.

 

Cô Mina Nguyễn

 

Nếu Giáo Sư Việt Đinh được Tổng Thống Bush chọn như một người có khuynh hướng Cộng Hoà, Bác Sĩ Nguyễn Thanh Tùng lại được Tổng Thống Dân Chủ Barack Obama chọn làm Thành viên Ban Cố Vấn Tổng Thống về các sắc dân Mỹ Á và Thái B́nh Dương (Member, President’s Advisory Commission on Asian Americans and Pacific Islanders).

 

Bác Sĩ Tùng cùng với gia đ́nh rời Việt Nam khi mới 10 tuổi vào cuối tháng Tư 1975 trên một xà lan, bị lạc bố khi được một tầu vận tải vớt giữa biển, sau mới gặp lại. Tới Mỹ, trước tiên, gia đ́nh sống tại Pennsylvania, cha mẹ phải làm việc vất vả để nuôi con đi học, sau dọn sang Santa Clara, California. Bác Sĩ Tùng có bằng cử nhân triết học tại Harvard University, và y khoa bác sĩ tại Stanford University. Ông cũng được giải thưởng cao quư “American Cancer Society Control Career Development Award” năm 2002.

 

BS Tùng chụp với Bố Mẹ và em năm 1976, ít lâu sau khi tới Mỹ

(H́nh tư liệu gia đ́nh – website The White House)

 

Về ngành Lập Pháp, người Mỹ gốc Việt đầu tiên đắc cử Dân Biểu Quốc Hội Liên Bang là luật sư Cao Quang Ánh.

 

Joseph Cao Quang Ánh rời Việt Nam năm 1975 khi mới 8 tuổi (sinh năm 1967). Sau khi học thành luật sư, ông hành nghề tại vùng New Orleans, tiểu bang Louisiana, và tham gia các hoạt động xă hội và chính trị tại đây. Năm 2008, là một ứng cử viên thuộc đảng Cộng Hoà, ông đắc cử Dân Biểu Liên Bang đại diện cho đơn vị 2 của tiểu bang Louisiana. Tuy chỉ tại chức trong một nhiệm kỳ, từ 2009 đến 2011, ông Cao Quang Ánh là người Mỹ gốc Việt đầu tiên được bầu vào Quốc Hội Liên Bang Mỹ. Cũng nên ghi nhận một sự kiện để so sánh: Philippines đă có liên hệ mật thiết với Mỹ từ hàng thế kỷ, và người Philippines cũng tới Mỹ sớm hơn và đông gấp đôi người Việt, nhưng cũng măi tới năm 2009, một người gốc Philippines mới đắc cử Dân Biểu Liên Bang, là ông Steve Austria.

 

Cựu DB Cao Quang Ánh

 

Ngoài cơ quan lập pháp Liên Bang, đă có nhiều người gốc Việt đắc cử vào các cơ quan lập pháp cấp Tiểu Bang hay Thành Phố. Trong cuộc bầu cử vào tháng 11 năm 2014, một phụ nữ trẻ gốc Việt đă được bầu làm Thượng Nghị Sĩ của cơ quan Lập Pháp Tiểu Bang California. Đó là Janet Nguyễn.

 

Janet Nguyễn ra đời tại Sài G̣n vào năm 1976, một năm sau khi Cộng Sản chiếm miền Nam VN. Gia đ́nh vượt biển t́m tự do trên một chiếc thuyền nhỏ. Sau nhiều gian nan nguy hiểm, và qua nhiều trại tạm cư, đến Mỹ năm 1981, khi Janet mới 5 tuổi. Định cư tại Orange County, Janet tham gia các hoạt động thương mại và xă hội ngay thời gian c̣n đang đi học. Cô là phụ nữ đầu tiên và là người trẻ nhất đắc cử vào Hội Đồng Giám Sát của Orange County (Orange County Board of Supervisors) khi mới 31 tuổi, vào năm 2007, tái đắc cử thêm hai lần nữa vào các năm 2008, và 2012. Năm 2014, cô đắc cử Thượng Nghị Sĩ của tiểu bang California.

 

Nghị Sĩ Tiểu Bang Janet Nguyễn

 

Trong lănh vực tư pháp, nếu giấc mơ trở thành Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện của Giáo Sư Việt Đinh chưa thành, một phụ nữ gốc Việt đă đạt được địa vị khá cao là Thẩm Phán toà phúc thẩm Liên Bang, đó là bà Jacqueline Nguyễn. Tên Việt Nam là Nguyễn Thị Hồng Ngọc, bà ra đời tại Đà Lạt, con gái một cựu thiếu tá Việt Nam Cộng Ḥa. Gia đ́nh rời Việt Nam sau khi Cộng Sản chiếm miền Nam năm 1975, lúc bà mới 10 tuổi. Tới Mỹ, gia đ́nh cư ngụ tại vùng Los Angeles, tuy c̣n trẻ, vừa đi học, bà vừa phụ giúp mẹ trong công việc lau chùi một pḥng nha sĩ, trong khi cha làm việc ban đêm tại một ngân hàng, và một trạm xăng.

 

Sau khi có bằng Tiến Sĩ Luật tại University of California, Los Angeles – gọi tắt là UCLA, bà hành nghề trong lănh vực tư, trước khi gia nhập ngành công tố; làm việc trong văn pḥng Biện Lư Liên Bang khu vực Trung California. Tháng 8 năm 2002, Jacqueline Nguyễn được Thống Đốc Tiểu Bang California bổ nhiệm làm thẩm phán Ṭa thượng thẩm Hạt Los Angeles. Cuối tháng 7 năm 2009, Tổng Thống Barack Obama bổ nhiệm bà làm thẩm phán ṭa sơ thẩm liên bang, khu vực Trung California (United States District Court for the Central District of California). Ngày 1 tháng 12 cùng năm, Thượng viện Hoa Kỳ đă chấp thuận việc bổ nhiệm này với đại đa số tuyệt đối.

 

Vào tháng 9 năm 2011, Tổng Thống Barack Obama lại đề cử bà Jacqueline Nguyễn vào địa vị quan trọng hơn: Thẩm phán toà phúc thẩm Liên Bang, khu vực 9 (United States Court of Appeals for the Ninth Circuit), một trong 15 khu vục bao trùm nước Mỹ, có trách nhiệm xét xử các vụ kháng án khắp các tiểu bang miền Tây nước Mỹ, từ Alaska, Washington, Oregon, California, Arizona, Nevada, Montana, Idaho, đến Hawaii, lănh thổ Guam và quần đảo Northern Mariana. Bà Jacqueline Nguyễn không những là người gốc Việt đầu tiên, mà c̣n là phụ nữ gốc Á đầu tiên ở địa vị này.

 

Thẩm Phán Jacqueline Nguyễn

 

Ngoài lănh vực công quyền, sau đây là một số khuôn mặt gốc Việt tiêu biểu trong nhiều lănh vực khác. V́ bài viết có giới hạn, mỗi lănh vực chỉ có thể nêu tên một người.

 

Một lănh vực có vẻ xa lạ với người Việt trước năm 1975, là không gian, cũng đă có những người gốc Việt tham dự xuất sắc. Nổi bật là phi hành gia Trịnh Hữu Châu, thường được biết tới qua tên Eugene Trinh. Ông ra đời tại Sài G̣n năm 1950, có bằng tú tài tại Pháp, nhưng được học bổng theo đại học tại các trường Columbia và Yale ở Hoa Kỳ.

 

Tiến Sĩ Eugene Trinh là một trong các phi hành gia của NASA trên phi thuyền con thoi Columbia trong chuyến bay năm 1992, lưu lại trên không gian trong hai tuần. Ông được nhiều giải thưởng và huy chương của NASA.

 

Phi hành gia Eugene H. Trinh

 

Điều rất đáng hănh diện, theo Hội Quân nhân Mỹ gốc Việt, hiện có khoảng 3.000 quân nhân gốc Việt đang phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ. Trong số này, có hơn  20 Đại Tá và một người trong số này đă được thăng Chuẩn Tướng vào năm 2014, đó là Tướng Lương Xuân Việt.

 

Tướng Việt là con trai một Thiếu Tá Thuỷ Quân Lục Chiến VNCH, ông cùng gia đ́nh sang Mỹ vào năm 1975 khi mới 10 tuổi, định cư tại California. Sau khi tốt nghiệp Đại học USC, ông nhập ngũ, mang cấp bậc Thiếu uư năm 1987.

Tướng Việt đă “lần lượt giữ các chức vụ tác chiến cấp trưởng trung đội, đại đội, tiểu đoàn, cũng như tham mưu và huấn luyện. Trước khi được thăng cấp Đại Tá và được bổ nhiệm vào chức vụ Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 3, Sư Đoàn 101 Nhảy Dù, ông đă làm Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 2, Trung Đoàn 505 Bộ Binh Nhảy Dù Hoa Kỳ vào năm 2005 và chiến đấu tại chiến trường Iraq với cấp bậc Trung Tá. Thăng cấp Đại Tá, ông trở thành lữ đoàn trưởng tại chiến trường Afghanistan. Năm 2014 Ông được vinh thăng Chuẩn Tướng và là vị Tướng Mỹ gốc Việt đầu tiên trong quân lực Hoa Kỳ.”

Tướng Lương Xuân Việt

 

Có rất nhiều người Mỹ gốc Việt đă thành công trong lănh vực y khoa, xin đơn cử một trong số những người nổi bật là Bác Sĩ Đặng Văn Chí.

 

BS Chí, sinh tại Sài G̣n, xuất thân từ một gia đ́nh có truyền thống y học, thân phụ ông là Giáo Sư Đặng Văn Chiếu, cựu Khoa Trưởng Đại Học Y Khoa Sài G̣n. Ông đi du học ở Mỹ năm 1967, đậu Tiến Sĩ về Hóa Học năm 1978 tại Georgetown University, 4 năm sau ông tốt nghiệp văn bằng Y Khoa Bác Sĩ tại Đại học Johns Hopkins, một trong những trường Y khoa danh tiếng nhất trên thế giới. Sau khi hoàn tất chương tŕnh nội trú và thường trú về nội khoa tại bệnh viện Johns Hopkins ông theo học và tốt nghiệp ngành chuyên môn về huyết học và ung thư tại viện Nghiên Cứu Ung Thư đại học California ở San Francisco.

Năm 1987 ông trở lại Johns Hopkins với tư cách Giáo Sư Phụ Giảng, trưởng khoa Huyết Học và Phó Giám Đốc đặc trách nghiên cứu của Khu Nội Khoa. Kể từ năm 1997 ông chính thức là Giáo Sư trường đại học y khoa Johns Hopkins về nội khoa, tế bào sinh học, ung thư, bệnh lư học...năm 2000 ông được đề cử giữ chức vụ Phó Khoa Trưởng đại học Johns Hopkins đặc trách về nghiên cứu, giám sát hành chánh các dự án nghiên cứu và điều hợp đường lối của ṭan trường.

 

Từ tháng 9 năm 2011 đến nay, ông nhận chức Giám Đốc Trung Tâm chữa trị Ung Thư nổi tếng Abramson của đại học Pennsylvania. Trong diễn văn chào mừng BS Chí, ông Arthur Rubenstein, Phó Chủ Tịch đại học Pennsylvania kiêm khoa trưởng Trường Y Khoa Perelman đă nói: "BS Chí là một BS nổi tiếng trong lănh vực sinh học, huyết học và ung thư học. BS Chí sẽ mang đến cho nền y khoa của đại học Penn một sự tổng hợp phong phú với tư cách là một BS nghiên cứu, một nhà giáo dục và một nhà sáng kiến, đổi mới trong lănh vực sinh y học". Ông nói thêm: "là một nhà nghiên cứu thực thụ liên ngành, BS Chí là người thích hợp nhất hướng dẫn chúng ta trong kỷ nguyên mới về cộng tác khảo cứu để giúp chúng ta giữ vững được vị trí lănh đạo thế giới về các cách chữa trị mới và diệt trừ mọi căn bệnh ung thư".

 

BS Chí dẫn đầu một pḥng thí nghiệm chuyên khảo sát về ung thư gen MYC được coi là yếu tố chính gây nên một số bệnh ung thư. Việc khảo cứu các hoạt động của gen cũng như sự liên hệ của Gen này với nguồn năng lượng của tế bào hy vọng sẽ dẫn đến những phương pháp mới để chữa các bệnh ung thư.

 

BS Chí là hội viên của Viện Y Khoa thuộc Hàn Lâm Viện Quốc Gia Khoa Học Hoa Kỳ. Ông là tác gỉả của gần 200 biên khảo khoa học rất có gíá trị. BS Chí được mời giảng dậy, tuyên dương tại nhiều trường đại học y khoa danh tiếng của Hoa Kỳ và ông đă nhận được rất nhiều giải thưởng vinh danh những công tŕnh nghiên cứu và giảng dậy của ông. Y giới Việt Nam hải ngọai kỳ vọng ông sẽ là người Việt Nam đầu tiên được tặng giải Nobel về y khoa trong tương lai.

 

 

                           BS Đặng văn Chí

 

So với số người theo ngành y dược và công nghệ thông tin, người gốc Việt theo ngành giáo dục không nhiều. Tuy vậy, cũng có những khuôn mặt nổi bật như Katherine Dinh.

 

Katherine Dinh rời Sài G̣n sang Mỹ cùng gia đ́nh vào cuối tháng 4 năm 1975, khi mới 3 tuổi. Lớn lên tại Bắc Virginia, ngoại ô Washington D.C., Katherine tốt nghiệp Cao Học về International Education tại Harvard University (1997). Năm 2002, Katherine là hiệu trưởng trẻ nhất (Wilmington Friends School) khi mới 30 tuổi. Rồi tiếp tục làm hiệu trưởng tại các trường Metairie Park Country Day School (New Orleans - LA), và Prospect Sierra School (El Cerrito – CA).

 

Với tư cách hiệu trưởng của Prospect Sierra, năm 2009, Katherine gia nhập hội  NAIS (National Association of Independent Schools), Hội các trường tư lớn nhất Hoa Kỳ, gồm 1700 hội viên ở Mỹ và các nước khác. Từ hội viên, Katherine lần lượt được bầu vào Hội Đồng Quản Trị, Phó Chủ Tịch (Vice Chair), và từ tháng 2, 2015, được bầu làm Chủ Tịch của Hội Đồng Quản Trị (Board of Trustees’ Chair), nhiệm kỳ 2015 - 2018.

 

Katherine Dinh và Đệ Nhất Phu Nhân Laura Bush,

Sau băo Katrina – New Orleans (White House Photo)

 

Tạp chí Thanh Niên của Đài VOA ngày 13 tháng Bảy 2012, kể “Câu chuyện thành công của một khoa học gia gốc Việt tại Mỹ”, có nội dung như sau:

 

Một người Việt tị nạn ở Mỹ tạo lập cuộc sống mới từ đầu bằng cách vừa đi phụ việc ở nhà hàng và xưởng đóng giày, vừa cùng lúc dùi mài đèn sách để cuối cùng trở thành một nhà khoa học đảm nhiệm các vị trí lănh đạo cao cấp của các công ty khoa học kỹ nghệ danh tiếng của Mỹ, với trên 25 văn bằng phát minh sáng chế và nhiều giải thưởng vinh dự. Đó là câu chuyện thành công của tiến sĩ Cai Văn Khiêm.

 

Tiến sĩ Khiêm vượt biên sang Mỹ năm 1975 sau khi quân cộng sản Bắc Việt tiến chiếm miền Nam Việt Nam. Những ngày đầu tới Mỹ, ông đă phải vất vả ngày đêm với công việc bồi bàn ở nhà hàng vào mỗi tối, tới khuya th́ sang phụ việc cho một hăng đóng giày, c̣n thời gian ban ngày ông dồn tất cả vào đèn sách. Vậy mà chỉ hai năm đầu ở xứ người, ông đă lấy được bằng thạc sĩ và liền 4 năm sau đó, ông tốt nghiệp Tiến sĩ từ cùng trường đại học Purdue, bang Indiana, với luận án về viễn thông băng tần rộng, một trong luận án tiền phong trong ngành viễn thông di động.

 

Ông vào làm việc cho các công ty danh tiếng Hughes Aircraft & Raytheon, phụ trách các đề án phát triển trong lĩnh vực truyền thông Multiband-Multimode và hệ thống định vị toàn cầu mới GPS III. Năm 2002, ông thành lập một công ty riêng có tên là TelASIC.  Tại đây ông đă nghiên cứu phát triển kỹ nghệ truyền thông di động. Khi TelASIC nhập vào hăng MTI vào năm 2009, những kỹ nghệ ông phát minh được chuyển thành sản phẩm bộ thu phát vô tuyến từ xa cho thị trường điện thoại di động.

 

Tiến Sĩ Cai Văn Khiêm

Tiến Sĩ Cai Văn Khiêm thành công khi làm cho các công ty lớn của Mỹ, trong khi một nữ kỹ sư Việt lại thành công rực rỡ trong lănh vực an ninh, quân đội, quốc pḥng: Kỹ Sư Dương Nguyệt Ánh sanh tại Sài G̣n, theo gia đ́nh tỵ nạn định cư tại Hoa Kỳ năm 1975 lúc cô mới 15 tuổi. Cô tốt nghiệp kỹ sư hóa chất và vi tính điện tử tại đại học Maryland. Năm 1983, cô bắt đầu làm việc với tư cách là kỹ sư hóa học tại Trung Tâm Vũ Khí Diện Địa Hải Quân tại Indian Head (Naval Surface Weapons Center) ở Maryland.

Năm 1991 cô trở thành một chuyên gia thượng thặng về chất nổ và hai năm sau (1993) được giao phó quản lư toàn bộ chương tŕnh nghiên cứu, thăm ḍ và phát triển chất nổ của Hải quân.


Sau vụ 9/11, v́ nhu cầu chiến trường ở Afghanistan, cô Dương Nguyệt Ánh được giao phó phụ trách dự án nghiên cứu dùng kỹ thuật chất nổ áp nhiệt (thermobaric) để chế tạo những trái bom áp nhiệt (thermobaric bomb) đặc biệt có khả năng nổ sâu trong ḷng đất, và có sức công phá mănh liệt giúp phá vỡ những giao thông hào và những hầm trú ẩn kiên cố của địch.  Kỹ Sư Dương Nguyệt Ánh đă dẫn đầu một nhóm chuyên gia gồm khoảng 100 khoa học gia, kỹ sư, và chuyên gia kỹ thuật - trong thời gian kỷ lục 67 ngày - đă hoàn thành được những quả bom áp nhiệt đáp ứng được nhu cầu đ̣i hỏi của chiến dịch chống khủng bố tại chiến trường Afghanistan. Trước những lời phản ứng về việc cô chế tạo vũ khí và được giới truyền thông Mỹ tặng danh hiệu: "Lady Bomb" Kỹ Sư Ánh đă trả lời "đối với tôi việc trước tiên là phải nghĩ đến những phương cách để bảo vệ binh sĩ của Hoa Kỳ. Chúng ta, những người Việt tỵ nạn đến đây đă được sự giúp đỡ của rất nhiều người dân và chính phủ Hoa Kỳ trong bước đầu. V́ vậy lúc nào tôi cũng mong mỏi và quan niệm rằng bổn phận của chúng ta là phải góp phần ǵn giữ nền tự do dân chủ của đất nước cưu mang chúng ta!"


Kỹ Sư Dương Nguyệt Ánh hiện đang đảm nhận chức vụ Tổng Giám Đốc Khoa Học Kỹ Thuật An Ninh Biên Giới và Hàng Hải cho Bộ Nội An Hoa Kỳ. Cô đă được nhiều lần tuyên dương và được trao tặng những huy chương cao qúy của Bộ Hải Quân, Bộ Quốc Pḥng và Bộ An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, trong dó có Huy Chương Phục Vụ Quốc Gia về An Ninh (Service to America Medal for National Security).

 

Kỹ Sư Dương Nguyệt Ánh

Bước sang lănh vực kinh tế, tài chánh, cộng đồng Việt Nam cũng có những cá nhân xuất sắc, thành công vượt bực. Xin nêu lên trường hợp ông Đặng Trung Dung.

 

Đến Mỹ với 2 đô la trong túi, ông đă nhanh chóng trở thành một trong 8 tỷ phú người Mỹ gốc Việt. Ông thành công bằng cách tự mở công ty phần mềm, phát trỉển rồi bán lại với giá gần 2 tỉ đô la. Đó là Đặng Trung Dung.

 

Thường được biết với tên Trung Dung, anh là con một sĩ quan quân đội VNCH. Sau 30 tháng 4,1975, cha anh bị bắt đi tù cải tạo. mẹ anh lo cho anh vượt biển, hai lần đầu thất bại, phải vào tù, lần thứ ba mới thành công.

 

Đến Mỹ trễ, không muốn vào lớp 10 ở tuổi 17, anh lấy bằng Trung Học tương đương, rồi vào Đại Học Massachusetts ở Boston, lấy bằng cử nhân về toán, và Computer. Dù kém Anh ngữ, nhờ giỏi toán, anh vẫn được nhận vào Boston University, lấy bằng MBA.

 

Cuối thập niên 90, dù có việc làm tốt, anh liều lĩnh bỏ việc, lập công ty riêng OnDisplay Corporation. Do thiếu kinh nghiệm t́m người bỏ vốn đầu tư, anh cũng gặp khó khăn lúc đầu, rồi khả năng của anh được chấp nhận, và OnDisplay được coi là một trong 10 công ty thành công nhất bắt đầu bán trên thị trường chứng khoán vào năm 1999. Năm 2000, OnDisplay được Vignette Corporation mua với giá 1.8 tỉ đô la. Sau đó, Trung Dung lập công ty Fogbreak Solutions, do tự ḿnh điều hành.

 

Câu truyện thành công của Trung Dung đă được kể lại trong các báo và tạp chí Financial Times, Wall Street Journal, và Forbes, cũng như được Dan Rather kể lại trong cuốn sách The American Dream (Giấc Mơ Mỹ).

 

Trung Dung

 

Về phương diện văn học nghệ thuật, ngoài rất nhiều sách báo và website Việt ngữ, có nhiều tác giả gốc Việt viết bằng Anh ngữ. Lănh vực tiểu thuyết, có các tên tuổi nổi bật như Linh Đinh, Lan Cao, Kiên Nguyễn, Angie Châu, Monique Trương... , lănh vực biên khảo có Andrew Lâm, Quang X Phạm, Liên Hằng Nguyễn... Riêng về thơ, có một thiếu nữ ở tuổi 15, đă trở thành một trong năm Thi Sứ (Poetry Ambassador) trung học trên toàn quốc Hoa Kỳ. Đó là Aline Dolinh.

 

Cả cha mẹ là người gốc Việt, Aline ra đời năm 1998 tại Oakton, VA, ngoại ô Washington D.C., viết truyện từ khi học lớp Một, có khiếu làm thơ từ nhỏ, và từng được nhiều giải thưởng về thơ từ khi ở tiểu học. Năm 2013, ở lớp 9, Aline tham dự Chương tŕnh Thơ Học sinh Toàn quốc (National Student Poets Program), cùng với hàng trăm ngàn học sinh trên khắp nước Mỹ. Chương tŕnh này được bảo trợ bởi Uỷ ban của Tổng Thống về Nghệ thuật và Nhân văn, Viện Dịch vụ Bảo Tàng và Thư Viện, cùng Liên minh Nghệ sĩ trẻ và Văn sĩ. Mỗi năm chỉ có năm thi sĩ học sinh trên toàn quốc được chọn cho Chương tŕnh này. Aline là người trẻ nhất trong nhóm này. Trong khuôn khổ nghi lễ nhận trách nhiệm thi sứ học sinh toàn quốc, cả nhóm đă được mời vào Bạch Ốc gặp Đệ Nhất Phu Nhân, và dự dạ tiệc ở Thư Viện Quốc Hội.

 

 

 

 

Đệ Nhất Phu Nhân Michelle Obama và các Thi Sứ (Poetry Ambassador) học sinhTrung học Toàn quốc Hoa Kỳ, nhiệm kỳ 2013-2014. Aline ngoài cùng bên mặt. (H́nh chụp tại Diplomatic Reception Room of the White House, Sept. 20, 2013. Official White House Photo by Lawrence Jackson)

 

C̣n rất nhiều khuôn mặt thành tựu nổi bật trong hàng ngũ những người Việt tị nạn tại Hoa Kỳ, như trong ngành điện ảnh có Dustin Nguyễn và Jonathan Ke Quan, tấu hài có Rosie Trần và Đạt Phan, Truyền h́nh có Betty Nguyễn, Foot Ball có Nguyễn Đạt, vơ thuật có Cung Lê, ẩm thực có Hùng Huỳnh và Christine Hà...,nhưng v́ khuôn khổ có hạn của bài báo chúng tôi không đủ chỗ để kể ra hết được.

 

*

Dù ra đi với hai bàn tay trắng, trong hoàn cảnh liều mạng vô cùng nghiệt ngă, khi đến quê hương mới, người Việt tỵ nạn đă phải bắt tay gây dựng lại từ đầu. Họ cũng là những người mang cùng mầu da, cùng ḍng máu, cùng văn hoá lịch sử với những người c̣n lại trong nước. Nhưng họ đă vươn lên, tạo thành quả tốt đẹp trong mọi lănh vực. Tại sao những người trong nước không thể vươn lên, không tạo được những thành quả như những người đă ra đi?  Lư do hiển nhiên là v́ sự đàn áp và ḱm kẹp của Đảng Cộng Sản Việt Nam.