Về miền nắng ấm Los Angeles - Vỡ mộng ban đầu

 

Đến Los Angeles, tạm thời tôi tạm trú nhà anh chị nha Lang trong lúc chờ đợi t́m kiếm việc làm để tạm sống và dành th́ giờ để học hành ôn bài vở chuẩn bị cho kỳ thi anh văn Toeffel và kỳ  thi  Flex sắp tới.  Đến Los Angeles, tôi có nhiều cơ hội thuận tiện hơn để thăm viếng và gặp gỡ bạn gái xinh đẹp tôi quen bên trại tỵ nạn. Khí hậu miền nam California hoàn toàn khác hẳn với miền bắc, ở đây trời nóng và khô lại ít mưa, mùa hè nhiều bữa c̣n nóng hơn Sài G̣n. Trên cao nh́n xuống, thành phố lúc nào cũng như bị bao phủ bởi một lớp bụi v́ không khí luôn bị ô nhiễm, không trong sạch như miền bắc.

 

Người miền nam phần lớn dân tứ xứ đổ về đây nên hơi phức tạp, như lời cha xứ đă nói với tôi trước khi ra đi. T́nh cảm của những người những thành phố lớn khác hẳn với những người ở ngoại ô hay các thành  phố nhỏ khác. Nói họ ích kỷ th́ cũng không đúng lắm v́ mỗi người đều có cuộc sống riêng tư, không ai giao thiệp với ai v́ sợ đụng chạm liên hệ dẫn đến phiền phức cho  ḿnh. Điều quan trọng đây đất rộng c̣n người th́ thưa nên công việc làm ăn cũng dễ dàng nhiều hội hơn miền bắc.

 

Nhà anh chị Lang thuê Los Angeles cũng tương đối rộng răi, thêm vào đó tính t́nh anh chị lại cởi mở hiếu khách nên trong nhà lúc nào cũng con cháu bạn bè đến thăm viếng và tá túc. Chị thường nói nhà có khách hay không có khách cũng vậy thôi, chỉ là thêm cái chén và đôi đũa cho vui nhà vui cửa. Nhà ḿnh thanh bạch có ǵ ăn đó, có th́ ăn không th́ ăn rau, c̣n ngủ th́ đâu chă được; điều quan trọng cách ăn đối xử của ḿnh tốt th́ người ta mến nên mới tới lui thăm viếng. Chị Lang là người miền Nam với bản tính thật thà chất phác, tuy ăn to nói lớn nhưng bụng dạ rất tốt. Anh Lang th́ trái lại trầm tĩnh và ít nói hơn; hai người con trai của anh chị th́ cậu lớn có bệnh tật bẩm sinh, cậu nhỏ tên cu Địa, mặt mũi sáng sủa, tính t́nh giống mẹ, rất là hào phóng và trung trực.

 

Anh Lang c̣n đang đi học thêm Anh văn sửa soạn thi lấy lại bằng hành nghề nha sĩ. Để tôi   tạm thời đủ phương tiện sinh sống trong giai đoạn khó khăn nầy, anh chị đă giúp xin trợ cấp chính phủ đủ để trả tiền ăn, tiền nhà và được bảo hiểm y tế để tiếp tục điều trị căn bệnh lao phổi. Tôi đă tận dụng khoảng thời gian rảnh rổi nầy để học thi Toeffel Flex, tạo điều kiện để thể trở lại ngành nghề cũ như ước muốn.

 

Tôi về sinh sống ở Los Angeles, ngoài gia đ́nh anh chị Lang gia đ́nh bạn gái th́ không c̣n thêm những bạn bè nào khác, nên đó cũng là điều bất lợi cho tôi trong việc học hành, thi cử và t́m kiếm việc làm. Không đủ tiền bạc để đi học thêm các khóa bổ túc ôn tập lại không có bạn bè giúp đỡ tài liệu chỉ vẽ thêm nên dù tôi có cố gắng và thông minh mấy đi chăng nữa th́ khi thi cũng vừa đủ điểm để đậu.

 

Tôi đă đậu kỳ thi viết ECFMG từ năm 1973 trong thời gian tôi c̣n nội trú bệnh viện Sài G̣n trước khi ra trường. Vào khoảng thời gian đó, tôi rất hănh diện v́ là một trong những bác sĩ ở Việt-Nam đầu tiên đă đậu ECFMG. Nhưng nh́n vào thực tế với số điểm 75 quá khiêm nhường đó nếu đem so sánh với số điểm thi của những người ngoại quốc có đủ điều kiện và chuẩn bị học hành đàng hoàng th́ làm sao tôi có thể cạnh tranh được với họ.

 

V́ không ai cho tôi biết những sự khó khăn và phức tạp trong thủ tục chọn lựa người vào làm nội trú bệnh viện nên sau khi hội đủ điều kiện như qui định, tôi cũng tập tễnh nộp đơn xin vào làm nội trú. Nhưng số điểm quá thấp lại không quen biết và không có người giới thiệu nên hồ  sơ của tôi bị xếp xó, chẳng có ai thèm ngó ngàng tới.

 

Chờ đợi thấy lâu, tôi gọi điện thoại hỏi thăm th́ họ nói sorry, điểm thi quá thấp nên không đủ tiêu chuẩn để nhận vào chương tŕnh. Thêm vào đó, vài cô thư kư khi trả lời điện thoại của tôi c̣n phang thêm một câu: Đừng có thả mồi bắt bóng làm mất th́ giờ, nên t́m một công việc khác thích hợp với khả năng của tôi hơn.

 

Nay chạm trán với thực tế thật quá phũ phàng, tôi thấy niềm hy vọng và ước mơ trở lại ngành nghề cũ của tôi như tan biến thành mây khói. Tôi nghĩ chỉ c̣n một cách là kiếm việc khác làm để sinh sống sau đó nếu điều kiện và phương tiện tôi sẽ vào trường học một ngành nghề mới hợp với khả năng và sức khỏe của tôi. Đó cũng là một giấc mơ không dễ dàng thực hiện đối với tôi trong hoàn cảnh khó khăn nầy.

 

Năm tháng chông gai, đường đi gập ghềnh

 

Trong suốt thời gian tuyệt vọng, không tiền bạc và tương lai không ổn định (1983-1985) tôi đă phải lang thang tá túc từ nhà anh chị Lang đến nhà anh Quốc, là người anh cả của cô bạn gái tôi.

 

Anh Quốc và gia đ́nh gồm vợ và người con trai đă sang Mỹ bằng tuyến đường vượt biên từ Đà Nẵng, sau đó được tàu cứu vớt đưa về trại tỵ nạn Hong Kong. Sau một thời gian, anh gia đ́nh được đi định Connecticut. Khí hậu ở Connecticut giống như ở Buffalo, cũng rất là khắc nghiệt, nên ở đây một thời gian ngắn, anh và gia đ́nh di chuyển về California, và đang làm thợ máy. Sau một thời gian cần làm việc đủ khả năng tài chánh, anh đă đứng ra bảo trợ cho gia đ́nh bà xă tôi sau nầy từ trại tỵ nạn đến Hoa Kỳ định cư theo diện đoàn tụ.

 

Anh và cả gia đ́nh vợ tương lai của tôi trú ngụ tại Monterey Park, Los Angeles. Anh Quốc và gia đ́nh biết tôi qua sự giới thiệu của người vợ tương lai, lúc đó vẫn c̣n là bạn gái. Thông cảm hoàn cảnh tuyệt vọng của tôi, anh chị đă sẵn sàng mở cửa đón tiếp tôi điều kiện. Đúng lá lành đùm lá rách, bầu bí một giàn. Phải nói rằng đón  tiếp và tin tưởng để một người đàn ông xa lạ không tiền bạc, không nghề nghiệp tương lai vào túc trong nhà, nhất là trong nhà phần lớn lại đàn con gái, th́ đó một điều hiếm có trong xă hội và trong thời điểm khó khăn nầy.

 

Trong nhà, ngoài gia đ́nh của anh gồm một vợ ba con nhỏ, thêm vào gia đ́nh vợ tương lai của tôi từ bên trại tỵ nạn sang cùng người em cô cậu ruột cũng mới từ trại tỵ nạn qua, tổng cộng nếu tính thêm cả tôi, tất cả là 11 người. Số người nói nhiều nhưng ban ngày nhà gần như trống rỗng v́ hầu hết mọi người đều đi học hay đi  làm, chỉ tối đến hay cuối tuần hoặc ngày lễ th́ mới đông người ở nhà. Anh chị rất tốt bụng, không hề cằn nhằn than thở hay nói nặng nhẹ với những người anh em đến tạm tá túc dưới mái ấm của anh chị.

 

Chị Quốc, ngoài công việc lo chăm sóc cho các con nhỏ c̣n kiêm thêm nhiệm vụ nấu ăn cho tất cả mọi người trong nhà. Quá bận rộn, chị sửa soạn thức ăn dùng cho đại gia đ́nh mỗi tuần một lần với những món ăn đơn giản. Những thức ăn đơn giản thông dụng chị thường làm thịt kho mặn và cá kho. Thỉnh thoảng, ngày lễ hay tết chị thay đổi thực đơn bằng món càri gà hay nấu bún ḅ Huế.

 

Được anh chị đùm bọc, lo lắng về ăn uống và cho ăn ở, những người em của anh chị biết thân phận nên rất cố gắng học hành. Chỉ trong một thời gian ngắn cô bạn gái vợ tương lai của tôi đă được chấp nhận vào trường dược ở Alabama. Cô Ngọc Anh, em kế, học Biochemistry sau đó học thêm về Technician Lab. Tâm, cậu em trai học ngành kỹ sư, c̣n Hải cậu em trai út nhỏ nhất, mới ngày nào bên đảo c̣n ham chơi cả ngày, nay đă vào trung học.

 

Hải, cậu em nhỏ nhất trong nhà là người có tính thẳng thắn trung trực như ông già vợ tương lai của tôi, thêm vào lại tốt bụng và thành thật với bạn bè. Hải là người trong nhà gần gủi với tôi nhiều nhất. Tuy tuổi c̣n trẻ nhưng Hải đă tỏ ra rất thông cảm hoàn cảnh thân phận của tôi, người tha phương cầu thực không có ngày mai.

 

Để sinh sống, tôi tạm thời làm nghề lắp ráp sửa xe đạp; tôi làm việc chung với một anh người Mễ vai u thit bắp. V́ sức yếu, tay chân lại vụng về, nên  để  giữ  việc, khỏi phải bị sa thải yếu kém, tôi đă làm việc không kể thời gian, cố gắng chu toàn những công việc được giao hàng ngày. Công việc của tôi là lắp ráp xe đạp, sau đó anh người Mễ nói nhiều hơn làm sẽ kiểm tra lần cuối chiếc xe đạp mà tôi vừa mới ráp trước khi giao cho khách hang.

 

Nhờ mạnh tay nên anh làm các công việc điều chỉnh ốc vít, thắng xe, một cách dễ dàng bảo đảm hơn tôi. Trên nguyên tắc hai người chúng tôi được thuê làm những công việc như nhau, cùng lănh tiền thù lao như nhau, nhưng anh người Mễ đối xử với tôi như một người làm việc dưới quyền của anh ta. Mỗi lần kiểm tra lại những chiếc xe đạp mà tôi vừa mới lắp ráp xong anh cằn nhằn hay chửi đổng. Khi gặp chủ, anh không quên than phiền tôi từ chuyện nầy đến chuyện khác. Chủ nghe hoài chắc cũng nhức đầu, c̣n tôi th́ v́ sinh kế nên phải cắn răng chịu đựng sống cho qua ngày.

 

Sau một thời gian làm việc, tôi được một người bà con giới thiệu về giúp việc cho một cơ sở từ thiện ở Santa Ana. Đó là hội người mù Bright Light Center và người đứng đầu hội từ thiện nầy là Dr. Williams Denis. Trước khi bị tàn tật ông W.Denis cũng một người bác đă hồi hưu. Làm việc cho hội từ thiện tuy rất bận rộn nhưng đối với tôi  vẫn là tương đối nhẹ nhàng và thoải mái hơn làm công việc lắp ráp xe đạp.

 

Công việc và trách nhiệm của tôi rất bề bộn v́ phải đảm trách nhiều việc, như xem xét sổ sách thu nhập, phân phát thực phẩm phần lớn thức ăn tươi như rau cải trái cây. Ngoài các thực phẩm tươi c̣n các thực phẩm khô và đồ hộp do các siêu thị địa phương các nhà Mạnh Thường Quân   đóng góp, phụ giúp với nhân viên cơ quan

 

phân phát những tặng phẩm hằng ngày cho những người nghèo và những người có thu nhập thấp đang cần trợ giúp về lương thực. Ngoài ra tôi c̣n đảm nhiệm thêm việc đầu bếp, nấu ăn cho các nhân viên làm việc cho quan từ thiện trong đó có Dr. W.Denis và người thư kư. Thời gian rảnh rỗi, thư hội từ thiện dạy kèm thêm cho tôi về sinh ngữ, gồm tiếng Anh và tiếng Mễ.

 

Ông W.Denis hiểu về hoàn cảnh tuyệt vọng của tôi nên trong những lúc thời gian rảnh rổi tṛ chuyện, ông thường khuyên tôi hăy cố gắng vui lên để mà sống, đừng để quá khứ làm ảnh hưởng đến tương lai.

 

Theo ông, cuộc sống đâu cũng vậy, giống như một băi chiến trường, trong đó lúc nào cũng có người thắng và kẻ thua. Để sống c̣n và đạt được những mục đích đ̣i hỏi, người dũng sĩ phải có một sức mạnh, khả năng, khôn ngoan và nghị lực để đánh bại được kẻ thù. Cuộc chiến nào cũng vậy, lớn hay nhỏ cũng đều phải trả giá bằng mồ hôi và nước mắt máu. Điều quan trọng phải tấm ḷng vị tha và biết yêu thương đồng loại, phục vụ cho tổ quốc, cho đất nước mà ḿnh đang sinh sống.

 

Nói chung, để cuộc sống có được tưởng và mục đích, mỗi người phải có một chí hướng với một kỳ vọng riêng tư để theo đuổi. Đừng v́ một chút thất bại mà ngă ḷng buông xuôi. Khi nói về nghề nghiệp, theo ông nghĩ, th́ nghề nào cũng vậy, bác sĩ, kỹ sư, thợ nấu bếp, thư kư hay người hốt rác làm vệ sinh, đó cũng chỉ một phương cách phục vụ cho cộng đồng hội một phương tiện mưu sinh để nuôi sống cho chính bản thân và gia đ́nh. Quan trọng là khi làm bất cứ công việc ǵ, dù lớn hay nhỏ đều phải gắng sức để hoàn thành công việc được giao phó, nhất phải thành thật và coi trọng chữ tín, đó là ch́a khóa cho sự thành công. Để tinh thần được thư thả thoải mái, điều tối kỵ phải ghi nhớ không nên so sánh ḿnh với những người khác mỗi người đều mỗi hoàn cảnh khác nhau và không ai giống ai.

 

Đă lâu rồi mà tôi vẫn không quên bài học đạo đức trong cuộc sống của bác sĩ Denis.

 

Sau một thời gian làm việc nấu nướng và phục vụ trong hội từ thiện, bác sĩ W.Denis đưa ra nhận xét của ông về tài nghệ nấu nướng của tôi rằng mỗi ngày càng nâng cao tay nghề với những món ăn mới lạ hợp khẩu vị của tất cả mọi người. Thấy tôi làm việc cần cù, chăm chỉ, thật thà và chịu khó học hỏi thêm, Dr.W.Denis có nhă ư khuyên tôi nên cố gắng làm việc quan từ thiện thêm một thời gian nữa. Sau đó nếu có cơ hội th́ với kinh nghiệm và khả năng làm bếp, tôi sẽ có thể đứng ra mở một tiệm ăn và hội từ thiện sẽ góp vốn vào để kinh doanh phát triển.

 

Ánh sáng hy vọng trong cơi sương

 

Vào năm 1984, một hôm đến nhà anh chị Lang chơi, tôi gặp người em của anh, là bác sĩ N.S.Liêu. Trong lúc tṛ chuyện, anh nói VA Hospital, Los Angeles, bác sĩ J.Jorgan, Giáo sư về quang tuyến của trường đại học UCLA, một cựu chiến binh Mỹ đă từng chiến đấu Việt Nam và là một người giàu ḷng bác ái.

 

V́ thương và hiểu nhiều về hoàn cảnh của những người tỵ nạn nên bác sĩ Jorgan đă vận động với chính quyền tiểu bang tổ chức một lớp hướng dẫn về quang tuyến để tạo cơ hội giúp đỡ cho những bác sĩ ngoại quốc - v́ một lư do nào đó đă không được thu nhận vào chương tŕnh tu nghiệp để có điều kiện thi lấy lại bằng cấp hành nghề y tế trên đất Mỹ - vào học để làm nấc thang tiến thân.

 

Giáo sư lấy làm tiếc và buồn khi thấy chính phủ Mỹ đă phí phạm quá nhiều chất xám v́ không biết tận dụng những người khả năng nhiều kinh nghiệm về lănh vực y tế trong quá khứ trên nước họ để phục vụ cho dân chúng ở các vùng ngoại ô xa xôi, nghèo nàn. Mục đích lớp học của giáo sư tạo điều kiện cho những người nầy một chỗ đứng trong hội, vừa phục vụ cho cộng đồng, vừa đóng góp vào nguồn tài chánh địa phương họ sinh sống qua mức thuế trên các khoản thu nhập.

 

Những người bác sĩ ngoại quốc kém may mắn  nầy thuộc nhiều quốc tịch khác nhau đă hằng ngày đến lớp học của giáo sư, xem giáo tŕnh bày những h́nh ảnh quang tuyến ông đă thu thập được qua nhiều năm làm việc. Ngoài th́ giờ chỉ dạy về quang tuyến, giáo sư c̣n bàn đến những vấn đề thời cuộc sôi bỏng của nước Mỹ trên thế giới từ thể thao, kinh tế, văn hóa, hội đến chính trị để giúp cho những người bác sĩ ngoại quốc nầy có thêm cơ hội trau dồi sinh ngữ, mở mang thêm kiến thức để thích nghi với một xă hội mới, trào lưu mới.

 

Sau đó mỗi sáu tháng, ông sẽ tổ chức kỳ thi tuyển chọn lựa một hay hai người xuất sắc nhất trong nhóm, chính thức gửi vào làm nội trú không lương ở VA Hospital Los Angeles trong thời gian là một năm. Sau đó, họ sẽ đủ điều kiện (credit) để thi lấy bằng hành nghề tiểu bang California; nếu vượt qua được kỳ thi họ sẽ chính thức hành nghề y tế ở tiểu bang này.

 

Nhận được tin nóng bỏng đầy hấp dẫn đó, tôi nhờ anh ấy đưa tôi vào gặp giáo J.Jorgan, xin ghi tên tham dự vào khóa học với một niềm hy vọng mong manh.

 

Lớp học do giáo sư J.Jorgan tổ chức có khoảng trên 40 người tham dự mỗi ngày, gồm đủ các bác sĩ người ngoại quốc thuộc nhiều quốc tịch trên thế giới. Hai phần ba thành phần ghi danh đi học bác người Việt Nam tị nạn hiện đang cư ngụ tại California, một số nhỏ là  người Trung Đông (Mid East), một phần người Trung Quốc Đại Hàn cùng một số ở châu Á Thái b́nh dương như Phillipine, Malaysia, Indonesia và Ấn độ.


Lớp học về quang tuyến của Dr. J. Jorgan

 

Ngoài những người hằng ngày thường xuyên dự lớp, c̣n có một số các bác sĩ người ngoại quốc khác, như tôi chẳng hạn, hoàn cảnh gia đ́nh kinh tế nên đến ghi danh tham dự hai hay ba buổi mỗi tuần thôi. Trong số những bác Việt Nam tị nạn trong nhóm, tôi gặp một vài bác trước làm quân y viện Qui nhơn đă bỏ chạy hai tháng trước ngày mất nước. Những người nầy khi gặp tôi có vẻ xấu hổ và ngượng ngùng, nhưng  với tôi những chuyện đau buồn tủi nhục đó đă đi vào văng. Mỗi người đến đây ai cũng có một cuộc sống riêng tư, một mục đích và hy vọng để theo đuổi.

 

Từ chỗ làm việc hằng ngày đến Los Angeles (LA) tôi di chuyển bằng xe bus mất khoảng 4 giờ đồng hồ vừa đi vừa về, không kể thời gian chờ đợi xe. lúc đầu mới vào lớp học c̣n chân ướt chân ráo và cần tiền để sinh sống nên tôi xin tham gia vào nhóm đến lớp học 2 hay 3 ngày mỗi tuần.

 

Ngày tôi tham dự lớp học, tôi phải rời khỏi nhà vào lúc 5 giờ sáng, đón xe bus đi xuống LA, sau khi đă chuẩn bị thức ăn điểm tâm cho nhân viên cơ sở từ thiện. Chiều khoảng 3 giờ tôi về lại cơ quan, phải   xem xét lại sổ   sách, phân phát thực phẫm cho người nghèo, chuẩn bị cơm tối cho nhân viên và dọn dẹp, vệ sinh  kho hàng và cơ sở.

 

Thường tôi đến lớp học sớm 2 tiếng đồng hồ như dự định. Trong khoảng thời gian nầy tôi giúp giáo sư những công việc lặt vặt tùy theo sự yêu cầu của giáo sư, như đem những phim ảnh mà ông định tŕnh bày trong ngày từ tủ hồ sơ đến lớp học, sau đó thu dọn cất lại những phim ảnh đó vào chỗ cũ, ngoài ra tôi c̣n phụ giúp giáo lựa chọn những phim ảnh mới cho ngày hôm sau.

 

Lớp học bắt đầu từ 9 giờ sáng đến 12 giờ trưa, có khi kéo dài lâu hơn, giáo sư tŕnh bày những phim ảnh mà ông sưu tầm được trong nhiều năm cho lớp học tham khảo. Sau đó, để giúp cho lớp học được sống động hơn, ông để th́ giờ đặt câu hỏi về bệnh sử và tiến triển của bệnh trạng, căn cứ trên những h́nh chụp đă được xem tham khảo. Những người tham dự lớp học phải đóng góp ư kiến b́nh luận về bệnh trạng căn cứ theo phim chụp. Trong thời gian  góp ư kiến và b́nh luận, tuy tôi là người mới đến, chưa có nhiều kinh nghiệm kiến thức về X ray, nhưng tôi đă không ngại ngùng mắc cỡ đứng lên tham gia bàn căi. Nhiều lúc bị lầm lỗi, cả nhóm đă cười ầm lên chế nhạo tôi: Anh không biết th́ đứng đó ngậm miệng mà nghe thôi. Đối với tôi đó không phải là một điều xấu hổ, tôi sẽ cố gắng bắt đầu học hỏi từ những khuyết điểm, lỗi lầm đó.

 

Các người trong nhóm cũng không mấy ai để ư đến tôi, v́ tôi là người mới đến học sau, chưa có kiến thức và kinh nghiệm về quang tuyến, với lại tham dự lớp học  cũng không đều. Sau mỗi tháng th́ giáo sư J.Jorgan cho cả nhóm đề thi thử. Tuy tôi mới đến nhưng cũng không ngại ngùng dự thi với những người cùng nhóm để trau dồi và học thêm kinh nghiệm.

 

B́nh minh trên đất mới

 

Tôi theo học được khoảng gần ba tháng th́ đến ngày thi tuyển, đúng tất cả đều do số mệnh. Không ngờ sau khi xem kết quả, tôi đă may mắn tên trong ba người được tuyển chọn  vào  làm  nội  trú bệnh viện. Cả lớp đều bất b́nh phản đối với giáo J.Jorgan về chuyện tôi được trúng tuyển qua kỳ thi không công bằng tôi người mới đến, thời gian theo học không được bao lâu, đi học lại không đều kiến thức về quang tuyến chưa được bao nhiêu nếu so sánh với những người khác trong lớp học.

 

Cũng may nhờ vào sự chăm chỉ cần học tập của tôi trong khoảng thời gian phụ giúp với giáo sư trong việc lựa chọn phim ảnh cùng với sự mạnh dạn và tự tin trong những giờ đứng lên bàn luận phát biểu trong lớp học khiến Giáo J.Jorgan nhiều cảm t́nh ấn tượng tốt về tôi nên trong buổi họp của lớp ông tuyên bố kỳ thi nầy chỉ là một phần của kỳ thi tuyển.

 

Để trả lời cho sự đ̣i hỏi công bằng trong  cuộc thi tuyển, những người trong danh sách trúng tuyển sẽ phải thi vấn đáp để được chọn lựa trở lại và lần nầy thành phần ban giám khảo là các bác sĩ chuyên về quang tuyến. Với một chút kiến thức mà tôi đă tiếp thu được trong thời gian theo học, và nhờ lém miệng cùng với sự tự tin nên tôi đă qua được kỳ thi vấn đáp trước giám khảo các bác chuyên về quang tuyến của bệnh viện một cách dễ dàng, hy vọng trở lại ngành nghề cũ đă thành sự thật.

 

Trong buổi lễ tuyên bố trúng tuyển, điều làm cho tôi hănh diện khi giáo J.Jorgan giới thiệu tôi với những sinh viên người Mỹ đang tập sự trong bệnh viện. Ông nói với tôi với sự cố gắng học hỏi thêm nhiệt t́nh làm việc lấy thêm kinh nghiệm th́ một ngày nào đó nếu muốn, tôi cũng sẽ là một trong những người bạn đồng nghiệp với họ.

 

Tôi làm nội trú không công ở VALA một năm, sau đó tôi thi lấy bằng California License. Trong thời gian nầy, tuy đă nghỉ việc ở cơ quan từ thiện nhưng với ḷng  hảo tâm, bác sĩ W.Denis vẫn cho tôi tá túc ở đây và tiếp tục cung cấp thực phẩm cho tôi hằng ngày.

 

Sau một năm dài làm nội trú vất vả không công cho bệnh viện VALA phục vụ cho các bệnh nhân thương phế binh, tôi đă có thể chính thức hành nghề bác sĩ  ở California, thực hiện được hoài băo mong muốn trở lại ngành nghề cũ trên đất nước tự do.

 

Hằng ngày, trong lúc phục vụ các bệnh binh, nh́n những sinh viên người Mỹ đi thực tập,  nghe  các buổi thuyết tŕnh và đọc thêm sách vở, tôi lại có một ước mơ hơi ngông cuồng táo bạo, muốn tiến xa thêm một bước nữa. Thay chỉ làm bác gia đ́nh, chữa trị ban đầu cho bệnh nhân, tôi muốn được tiếp tục theo học  một ngành nghề chuyên môn. Tôi thầm nghĩ, ḿnh đă phải trải qua biết bao nhiêu cực khổ lặn lội sang được đến đây, nay có cơ hội, có hoàn cảnh được phát triển tại sao phải dừng bước? Bản năng hiếu động, tính hiếu thắng, học hỏi, ham thích khoa học tinh thần cầu tiến, đó những động lực thúc đẩy tôi cố gắng vượt qua những khó khăn trở ngại để đạt được những mục đích và ước mơ của ḿnh.

 

Hơn nữa so sánh với những người khác, hoàn cảnh của tôi rất thuận lợi cho việc học hành tôi vẫn c̣n độc thân và đă quen với một cuộc sống đơn giản không cần đến nhiều nhu cầu. Nếu hội tôi sẽ chấp nhận chịu đựng cực khổ thêm một thời gian nữa, tất cả cũng chỉ là giai đoạn, sau đó những sự hy sinh của tôi sẽ được đền lại với kết quả là cuộc sống và tương lai của tôi và gia đ́nh sẽ được ổn định và vững chắc hơn.

 

Tôi tham khảo ư kiến nầy với cô bạn gái thân thương và bác sĩ W.Denis trước khi nói chuyện với giáo sư J.Jorgan.

 

Cô bạn gái th́ hoàn toàn không tán thành về những ước mơ ngông cuồng của tôi, cô khuyên tôi hăy quên đi   những hy vọng hăo huyền đó. Cái ḿnh hăy nắm chặt lấy, đừng có thả mồi bắt bóng.

 

Cô chỉ muốn tôi nên có một cuộc sống b́nh thường như những người bạn đồng nghề. Sau khi chúng tôi thành thân th́ chồng mở pḥng mạch, vợ bán thuốc tây là đủ lợi nhuận cho gia đ́nh chi tiêu chúng tôi nhiều th́ giờ lo nuôi dạy con cái, cuộc sống của chúng tôi sẽ được b́nh lặng và tránh khỏi những sự nhức đầu phiền phức sau nầy. Một lư do nữa là về vấn đề tuổi tác, theo cô nghĩ, là tôi không c̣n trẻ nữa để tranh đua, thêm vào đó thời gian làm việc và kiếm tiền không được bao lâu th́ học nhiều để làm cái ǵ, chỉ phí thời gian thôi.

 

Bác sĩ W.Denis khi nghe tôi nói lên  những ước mơ được theo đuổi một ngành nghề chuyên môn, ông đă cười lớn tiếng v́ hợp ư ông. Ông nói, nếu có điều kiện và cơ hội th́ hăy nhanh tay đón lấy, không vào hang cọp làm sao bắt được cọp con. Theo ông nghĩ, học được một ngành chuyên môn, đó là một chuyện quá tốt và đó là ước mơ của tất cả những người bác khi vào trường y khoa. Nhưng mọi chuyện đâu phải dễ dàng; ông c̣n nhắn nhủ: trước khi quyết định một công việc ǵ, lớn hay nhỏ, th́ phải nh́n lại khả năng bản lĩnh của ḿnh, liệu thể chu toàn được việc đó hay không và phải nhớ là càng cao danh vọng  càng nhiều gian nan.

 

Nhiều đêm suy nghĩ, đầu óc bị dày ṿ với câu trả lời có nên tiếp tục hay không. Sau cùng, viễn ảnh tương lai đầy hứa hẹn và tốt đẹp đă làm tôi mờ mắt và quyết định  vào gặp và xin giáo sư ân nhân J.Jorgan, một lần nữa, cho phép tôi được tiếp tục tham gia vào chương tŕnh nội trú quang tuyến (Radiology Residency Program).

 

Giáo sư đồng ư nhưng cũng nhắc nhở tôi phải suy nghĩ kỹ lại v́ khi vào chương tŕnh, ngoài việc học tập thức khuya dậy sớm làm việc trực gác 4 năm ở bệnh viện không công và không quyền lợi, th́ tài chánh là vấn đề quan trọng.

 

Tiền đâu tôi thể sinh sống, chi tiêu hằng ngày trong khoảng thời gian dài đó.

 

Tôi tŕnh bày với giáo sư: v́ cuộc sống bấp  bênh không ngày mai nên tôi đă cố gắng tiện tặn, thắt lưng buộc bụng trong khoảng thời gian qua nên cũng để dành được một số tiền nhỏ đủ để chi tiêu hàng tháng. Thêm vào  đó, tôi cũng không lo ngại nhiều về chỗ ăn ở, v́ bác sĩ W.Denis với ḷng tốt và thương người, đă hứa là vẫn để cho tôi tiếp tục trú ngụ miễn phí ở cơ quan từ thiện.

 

Hai năm đầu làm nội trú tôi vẫn Santa Ana, di chuyển mỗi ngày đều bằng xe bus. Ngoài th́ giờ  thức khuya dậy sớm thực tập bệnh viện, tôi đă lợi dụng thời gian dài di chuyển trên xe bus để ôn lại bài vở và đọc thêm về sách báo tài liệu để mở mang kiến thức.

 

Sau thời gian thực tập, khi tay nghề đă khá cứng  cáp và cũng nhờ vào sự quen biết xă giao nên tôi đă kiếm được việc làm part time tại pḥng mạch của một bác đồng hương Santa Ana vào mỗi cuối tuần ngày lễ. tiền và để thu ngắn thời gian di chuyển, cố gắng dành nhiều th́ giờ để ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi măn khóa, tôi đă rời cơ quan từ thiện Santa Ana, chỗ tôi trú ngụ trong gần ba năm qua, để đến chia pḥng với bác sĩ Hưng ở Los Angeles.