Cuộc đời không dễ dàng như tôi tính toán. Khi vào cuộc, đụng chạm với thực tế th́ cuộc hành tŕnh của tôi trong bốn năm thực tập ở khoa quang tuyến của bệnh viện VALA đă hoàn toàn khác hẳn với những dự tính và viễn ảnh mà tôi vẽ ra trong đầu.
Nói chung, chương tŕnh Radiology Residency gồm tất cả bốn năm không kể năm nội trú. Phần lớn những sinh viên trong trường đều là người Mỹ đă tốt nghiệp đại học ở đây, chỉ có tôi và một số ít là người ngoại quốc, v́ có nhiệt t́nh học hỏi thêm về chuyên khoa nên xin theo học, nhưng thật ra không đủ căn bản và tŕnh độ v́ được huấn luyện theo một lối giáo dục ở đất nước mà trước đây họ đă sinh sống, không giống như Mỹ. Và c̣n một điểm bất lợi nữa là trở ngại về ngôn ngữ, nên việc giao tiếp hằng ngày với bệnh nhân, với các bác sĩ và nhân viên y tế trong và ngoài bệnh viện không được thoải mái.
Muốn làm bác sĩ chuyên khoa về quang tuyến, ngoài kiến thức chuyên môn, vấn đề ngôn ngữ tiếp xúc với bệnh nhân và các bác sĩ trong và ngoài nghề cũng chiếm một phần rất quan trọng trong công việc hằng ngày. Về phần tôi, đă nói tiếng Anh không được trôi chảy như người bản xứ, thêm vào tôi c̣n bị di chứng của bệnh "Stress Syndrome". Khi bị bối rối hay xúc động mạnh là đầu óc của tôi rất dễ dàng bị kích động và xáo trộn. Đầu óc càng căng thẳng làm cho tôi càng mất tự tin, do đó công việc hằng ngày rất dễ bị "mess up" gây nên những chuyện hiểu lầm trong giao tiếp, trong tường tŕnh kết quả khám nghiệm với các bác sĩ và những nhân viên y tế.
Những người sinh viên Mỹ cùng khóa và những người trong ban giảng huấn ngoài mặt th́ không nói ra nhưng trong ḷng họ th́ khinh khi và coi rẻ tôi, lợi dụng sự yếu kém về sinh ngữ của tôi nên chỉ định tôi phải làm những công việc về tay chân, không dùng nhiều về đầu óc và giao tiếp để tránh những phiền phức hiểu lầm có thể làm tổn thương và mất uy tín của khoa quang tuyến trong bệnh viện, như chụp h́nh, đọc phim và trực gác. Do đó tôi là người thường xuyên phải hứng đỡ các công việc thường ngày vừa tốn nhiều th́ giờ và vừa nhàm chán.
Lợi dụng tôi làm những công việc đó th́ những người sinh viên Mỹ cùng khóa có dư th́ giờ để tranh thủ học thêm những khóa học khác, mới lạ và hữu ích hơn, như siêu âm, CAT, MRI.
Thêm vào đó, căn cứ vào khế ước chỉ định làm việc không công và không quyền lợi, bệnh viện đă không cung cấp phương tiện và tài chính cho tôi đi học thêm các lớp ôn tập và tu nghiệp hằng năm dành cho các sinh viên đi thực tập.
Do đó, kiến thức và kinh nghiệm về ngành nghề chuyên khoa của tôi so với những người sinh viên Mỹ cùng khóa mỗi ngày một cách xa hơn. Tôi nhớ trong hai năm đầu, dựa vào kết quả của kỳ thi khảo nghiệm hằng năm tổ chức cho toàn sinh viên nước Mỹ theo học về ngành quang tuyến, có thể thấy được sự cách biệt về tŕnh độ, kiến thức và kinh nghiệm của tôi so với những người sinh viên Mỹ cùng khóa.
Thời gian thực tập và học hành trôi nhanh gần đến năm thứ ba th́ tôi cảm thấy lo sợ về một viễn ảnh tối tăm sau khi tốt nghiệp.
Với sức học trung b́nh, khả năng và kinh nghiệm nghề nghiệp quá yếu kém như vậy th́ làm sao khi ra trường tôi có thể kiếm được việc làm, và nếu có việc làm, liệu tôi có đủ khả năng để khỏi bị đào thải hay không? Nhiều lúc quá tủi nhục v́ bị hiếp đáp của bạn bè đồng khóa, tôi có ư tưởng nên chấm dứt khế ước với bệnh viện càng sớm càng tốt, ra ngoài mở pḥng mạch giúp đỡ cho đồng bào và bệnh nhân ở các vùng hẻo lánh, công việc đó đối với tôi c̣n có ư nghĩa hơn. Nhưng nghĩ lại tôi phải ăn nói làm sao với giáo sư J.Jorgan và bác sĩ W.Denis, những người đă đặt kỳ vọng rất nhiều vào tôi, và hơn nữa, làm sao tôi c̣n mặt mũi nào nh́n cô bạn gái của tôi cùng với các bạn bè.
Phóng lao th́ phải theo lao, tôi tự nhủ thầm trong ḷng là không được buông tay. Tôi tin tưởng với tất cả tâm huyết và nhiệt t́nh, cùng với tính chịu khó cần cù và chăm chỉ, tôi sẽ vượt qua được mọi sự khó khăn. Vấn đề chính làm tôi luôn luôn suy nghĩ nhức óc là làm sao vẫn giữ được nghề nghiệp mà tôi đă mất nhiều năm cố công xây dựng lên.
Trong thời gian nột trú về quang tuyến tại bệnh viện VALA
Sau nhiều đêm nằm vặn óc suy nghĩ, tôi đă t́m ra được một lối thoát, một con đường đi mà sau nầy đă góp phần giúp đỡ rất nhiều cho tương lai của tôi. Ấy là, sau khi tốt nghiệp, hoặc tôi sẽ tham gia vào chương tŕnh của Medecine Sans Frontier (Y Sĩ Không Biên Giới), t́nh nguyện đi làm việc ở một nước thứ ba trong một thời gian, hay là gia nhập quân đội với hy vọng sẽ có thêm thời gian huấn luyện mà tôi đă bị mất trong thời gian hướng nghiệp ở bệnh viện. Tôi hy vọng vừa làm vừa học và nhờ sự giúp đỡ của bạn bè đồng nghiệp, với thời gian tay nghề của tôi mỗi ngày sẽ vững vàng hơn.
Sau cùng tôi quyết định gia nhập vào quân đội (1986). Cô bạn gái của tôi ngày nào quen bên trại tỵ nạn cũng đă tốt nghiệp Dược sĩ và có công ăn việc làm ổn định; chúng tôi quyết định thành hôn vào tháng 8/1985.
Hôn lễ của chúng tôi được cử hành một cách đơn giản và ấm cúng ở Los Angeles. Người đứng ra làm chủ hôn lễ của chúng tôi là anh chị nha sĩ Lang, mọi người nói cả hai chúng tôi đều là thanh mai trúc bạch. Tiền bạc không có nhiều, hai bên lại quá đơn chiếc, với tất cả số tiền dành dụm chỉ cho phép tôi mua một chiếc nhẫn cưới cho tôi trị giá $40 và chiếc nhẫn cưới cho vợ tôi khoảng $1200. V́ tài chính không có nhiều nên chúng tôi không có đủ phương tiện đi xa để hưởng tuần trăng mật như các vợ chồng mới cưới khác. Vả chăng, trong khoảng thời gian nầy tôi rất là bận rộn v́ phải chuẩn bị cho kỳ thi cuối năm ra trường.
Để tạm sống, chúng tôi thuê một pḥng nhỏ ở phía sau bệnh viện VALA để trú ngụ v́ thiếu phương tiện di chuyển. Một năm sau cháu Lisa chào đời vào lúc gần ngày tôi thi măn khóa, vợ tôi chăm sóc cháu ban ngày, tối đến, sau khi làm việc ở bệnh viện, tôi đă phải mang cháu -- lúc đó khoảng một tuần sau khi sanh -- vào bệnh viện để dễ dàng cho tôi chăm sóc và cũng thuận tiện cho việc học hành và trực gác của tôi. Nhà của cháu Lisa là pḥng trực gác ở VALA Hospital mỗi đêm. Cháu rất ngoan và không quấy rầy tôi nhiều, cháu chỉ khóc khi đói và bị ướt. Với số tiền nhỏ (Bonus) mà tôi có được khi gia nhập quân đội, thay v́ mua xe cộ hay mua sắm đồ đạc cần dùng, tôi dùng để đặt cọc mua một chung cư nhỏ ở Monterey Park gần nhà của anh chị Quốc để có chỗ cư ngụ cho gia đ́nh tôi sau nầy.
Khi gia nhập vào quân đội Mỹ, v́ thời gian đến định cư ở Hoa Kỳ chưa được 5 năm nên tôi cần phải qua sự can thiệp của Bộ Quốc Pḥng để có được giấy tờ chính thức là công dân của đất nước tự do sớm hơn qui định.
Bác sĩ ân nhân J. Jorgan và bà chị trong hôn lễ của chúng tôi tại Los Angeles năm 1985
Qua bao nhiêu sự khó khăn, khổ nhục và đắng cay, trên đội dưới đạp trong thời gian làm nội trú của khu quang tuyến sau cùng cũng đến ngày tôi thi ra trường. Tôi c̣n nhớ trước ngày thi hai tuần lễ th́ các người bạn cùng khóa được phép ở nhà ôn bài vở luyện thi, c̣n tôi th́ đầu óc rối bù lên v́ được chỉ định làm thay những công việc của họ trong lúc họ vắng mặt có lư do, và phải đảm nhận luôn công việc trực gác bệnh viện thay cho họ. Điều tàn nhẫn và bất công hơn cả là tôi đă phải thức sáng đêm v́ trực bệnh viện ngay đêm trước ngày tôi đi thi. Nhưng nhờ cố gắng chăm chỉ học hành và chắc cũng nhờ định mệnh đưa đẩy nên tôi đă trúng tuyển kỳ thi viết cuối năm một cách dễ dàng ngoài sự tưởng tượng của các bạn đồng khóa.
Thẻ tại ngũ Thiếu Tá Y Sĩ Quân Y trong Quân Lực Hoa Kỳ
Để chính thức có được bằng cấp hành nghề, tôi phải chuẩn bị cho kỳ thi vấn đáp. Đó là một chuyện bất lợi và quá khó khăn đối với tôi với lư do chính vẫn là ngôn ngữ không thông thêm vào thiếu sự chuẩn bị và hướng dẫn trong thời gian dài học tập và di chứng của căn bệnh Stress Syndrome. Kỳ thi vấn đáp cho Board Radiology được tổ chức một năm hai lần ở Louisville, tiểu bang Kentucky, tổng cộng có tất cả 12 môn học mà các thí sinh sẽ bị khảo sát bằng vấn đáp trước sự hiện diện của ban giám khảo. Nếu tôi là người bản xứ th́ có lẽ với sức học cùng với sự nhanh nhẹn và lém miệng, tôi sẽ được trúng tuyển một cách dễ dàng. Không may cho tôi là người ngoại quốc nên yếu kém về cách ăn nói tŕnh bày sự kiện, thêm vào do mang mặc cảm tự ti nên mỗi lần đối diện với giám khảo là tôi đă run sợ và mất tự tin. Do đó, một chuyện rất dễ hiểu là chưa thi th́ tôi đă biết trước là sẽ gặp nhiều trở ngại khó khăn.
Sau khi hoàn tất bốn năm nội trú, tôi nhận được giấy thuyên chuyển đến làm việc tại Texas trong căn cứ không quân Mỹ ở Whitchita Fall. Trước khi nhận nhiệm sở mới, tôi nghĩ là sẽ được làm việc chung nhóm với các bác sĩ quang tuyến trong lúc chập chững mới ra nghề. Nhưng sự hy vọng của tôi chỉ là ảo ảnh. Theo cấp số, khu quang tuyến của bệnh viện tôi làm phải có ít nhất hai bác sĩ quang tuyến phụ trách. Nhưng v́ không đủ nhân viên nên tôi là người bác sĩ độc nhất cơ hữu trong khu quang tuyến của bệnh viện. Ngoài ra, những người cộng sự giúp việc với tôi trong khoa, cũng là những người trẻ vừa mới tốt nghiệp nên chưa có nhiều kinh nghiệm.
Không hội đủ kiến thức cùng với kinh nghiệm, thêm vào ngôn ngữ bất đồng nên chỉ trong ṿng 6 tháng đầu tiên hành nghề tôi đă mắc phải nhiều lỗi lầm và đă bị bệnh viện tước bỏ hầu hết các chỉ tiêu hành nghề của người bác sĩ quang tuyến. Những điều tôi tiên đoán và lo sợ nay đă thành sự thật, tôi phải làm ǵ đây để bảo vệ danh dự và nghề nghiệp của ḿnh và để duy tŕ điều kiện sinh sống của gia đ́nh?
Khi tôi được thuyên chuyển đi Texas, vợ tôi đă không chịu đi theo và quyết định ở lại LA v́ lư do nghề nghiệp (1987). Những sự cực khổ nhọc nhằn, bị hiếp đáp và bị lợi dụng trong thời gian 4 năm hướng nghiệp trong bệnh viện VALA, với những khó khăn trong năm đầu tiên hành nghề, v́ tự ái tôi đă phải cắn răng chịu đựng mà không có người chia sẻ hay an ủi. Ngay cả người thân nhất trong đời là vợ tôi cũng vậy, v́ vợ tôi ngay từ lúc đầu đă ngăn cản tôi ư định đi học thêm về ngành chuyên môn.
Không người an ủi và chia sẻ, những sự bực tức đă dồn nén vào trong tâm tư đă khiến cho tính t́nh của tôi thay đổi, mỗi ngày một thêm cộc cằn và thường hay căi vă. Những điều đó càng làm cho sự hiểu lầm giữa vợ chồng tôi mỗi ngày một thêm sâu đậm.
Xin lỗi là tôi nói không quá đáng, mỗi lần được nghỉ phép về với gia đ́nh, thay v́ hưởng hạnh phúc cùng gia đ́nh sau một thời gian xa cách, nhưng đối với tôi lúc đó là cả một cơn ác mộng. Thay v́ có gia đ́nh, vợ chồng nương tựa vào nhau để sống, có sướng cùng hưởng có khổ cùng chịu, nhưng tôi th́ đi làm xa, vợ tôi ở nhà có một ḿnh vừa phải đi làm, vừa phải chăm sóc và lo dạy dỗ cho con cái.
Những khó khăn trong cuộc sống hằng ngày đă làm cho vợ tôi phải bực tức và nóng giận và tất cả những cơn tức giận đó đă trút bỏ lên đầu tôi mỗi khi về với gia đ́nh. Tôi đành phải cắn răng chịu đựng và câm lặng để giữ ǵn ḥa khí trong gia đ́nh được yên lành. V́ nếu tôi có giải thích hay phân bua ǵ đi chăng nữa, vợ tôi chưa chắc ǵ đă chịu nghe mà những sự tranh cải đó nếu tôi không giữ được b́nh tĩnh và cố sức nhịn nhục th́ thế nào cũng đi đến chỗ gia đ́nh tan vỡ.
Được may mắn hơn nhiều người khác là khi vào quân đội tôi có nhiều lợi điểm hơn khi c̣n là dân sự. Để đền ơn lại cho những sự hy sinh của cá nhân và gia đ́nh trong khi phục vụ cho nền an ninh của quốc gia, người chiến sĩ được nhiều ưu tiên và quyền lợi, như thời gian nghỉ phép hằng năm sau mỗi lần đi công tác được dài hơn, và một lợi điểm nữa là có thể dùng những phương tiện ăn ở và sách vở trong các bệnh viện lớn của quân đội để học hỏi, tham khảo và trau dồi thêm kiến thức mà không phải chịu nhiều tốn kém.
Do đó, thay v́ về với gia đ́nh, tôi đă lợi dụng khoảng thời gian nầy để làm những công việc mà theo tôi nghĩ là cấp thời và cần thiết, như cũng cố lại kiến thức nghề nghiệp chuyên môn, cố gắng lấy lại những ǵ đă mất trong thời gian hướng nghiệp và học tập để sớm được hợp thức hóa nghề nghiệp căn bản của ḿnh, làm ṇng cốt để xây dựng lại một tương lai tốt đẹp lâu dài và bền vững cho tôi cùng với gia đ́nh. Tôi cũng được một cái may mắn khác là lúc nầy gia đ́nh bên vợ gồm cha mẹ cùng với hai người em gái vợ ở Việt Nam được bảo lănh đă đến định cư tại Mỹ theo diện đoàn tụ gia đ́nh.
Nhạc phụ và nhạc mẫu tôi tuy là người Việt gốc Hoa nhưng tính t́nh rất là trung hậu và rộng răi. Ông nhạc tôi mồ côi cha từ thuở thiếu thời. Mới 14 tuổi, ông phải một ḿnh đảm đương coi sóc, làm việc phụ giúp với gia đ́nh. Với bản tính cần cù, tháo vát, với một đầu óc cầu tiến và cởi mở, từ hai bàn tay trắng ông đă gây dựng lên một sự nghiệp đồ sộ với gia tài to lớn, nổi tiếng giàu có nhất nh́ ở Sa Đéc trước năm 1975.
Tuy học thức không nhiều nhưng nhạc phụ tôi là một người cởi mở, đầu óc luôn nhạy bén để theo kịp trào lưu tiến hóa của xă hội và ông đă phá bỏ những tập tục hủ lậu có từ ngàn xưa như thay v́ giữ con gái ở trong nhà để lo việc nhà cửa và nấu ăn th́ ông lại khuyến khích con gái nên ra ngoài đi học để mở mang thêm kiến thức.
Với sự thông cảm sâu xa hoàn cảnh đơn chiếc và khó khăn của gia đ́nh tôi (vợ tôi vừa phải đi làm vừa chăm sóc con cái cùng gia đ́nh, c̣n tôi v́ mưu sinh nên phải đi làm ở xa), với ḷng thương con thương cháu bao la, ba mẹ vợ tôi không nài cao tuổi và nhọc nhằn, đă vui vẻ giúp vợ tôi trông coi gia đ́nh và cháu Lisa.
Lúc đó tuy đă gần 15 tháng nhưng cháu Lisa bị phát triển chậm hơn các đứa bé cùng tuổi; cháu không biết nói và cũng không đi được mặc dù vợ tôi cùng với người giữ trẻ chăm sóc chu đáo hằng ngày. Trong một khoảng thời gian ngắn, dưới sự chăm sóc cẩn thận từng ly từng tí của ông bà ngoại, cháu đă dần dần khôi phục và phát triển lại như một đứa trẻ b́nh thường. Tôi phải cám ơn công ơn như trời biển của ba mẹ vợ tôi, v́ ngoài sự chăm sóc cẩn thận chu đáo của ông bà đối với con cháu, ba mẹ vợ tôi c̣n là chất xúc tác nhiệm mầu giúp hàn gắn những nạn nứt gia đ́nh tôi khỏi bị đổ vỡ qua những cơn sóng gió chao đảo.
Nhờ vào sự giúp đỡ và ủng hộ tinh thần của cha mẹ vợ tôi trong những giờ phút khó khăn nầy, đầu óc của tôi đă không c̣n bị chi phối nhiều về những lo lắng sinh kế trong gia đ́nh nên tôi đă có thể tập trung tinh thần trong việc học hành, trau dồi thêm kinh nghiệm và kiến thức, đồng thời có thêm thời gian để ôn tập chuẩn bị bài vở cho kỳ thi vấn đáp của Board Radiology.
V́ quá nhiều môn học phải ôn tập với lại không có nhiều th́ giờ để sửa soạn, tôi suy nghĩ và có kế hoạch là nên chia lẻ các môn học đó ra thành từng bài nhỏ để chuẩn bị được kỹ càng hơn. Tích tiểu thành đại, tích thiểu thành đa, ông bà ḿnh đă dạy như thế.