Tìm Kiếm Bài Đã Đăng

 
CÜ«i Ng†n SÃm - Ride The Thunder (25)
 
Ban Dịch Thuật: Lý Văn Quý - Nguyễn Hiền - Nguyễn Hoàng Diệu - Trịnh Bình An

Nguyên tác tiếng Anh
RTT_05152014_Day9_2314
 
 
Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y
© 2015

Chương 20


Một mắt nối trong sợi xích

Bất cứ ai trong chúng ta, trong cả cuộc đời sẽ có lúc tựa như được vỗ vào vai và được hưởng cơ hội để thực hiện một điều nào đó thật đặc biệt, độc nhất và thích hợp với tài năng của mình. Thật là một điều bất hạnh nếu người đó chưa kịp chuẩn bị hay chưa đủ sức để biến thời điểm đó thành những giây phút tuyệt vời nhất trong đời họ."
Winston Churchill

Trung Tâm Hành Quân Chiến Thuật (TOC)
Sư Đoàn 3 Bộ Binh QLVNCH
Căn cứ Ái Tử, Vùng 1 Chiến Thuật
Việt Nam Cộng Hòa
Chiều ngày 31 tháng 3
năm 1972

Viên Đại tá Quân Lực Hoa Kỳ, vị cố vấn trưởng cho Chuẩn tướng Vũ Văn Giai Tư lệnh Sư Đoàn 3 Bộ binh Quân lực VNCH đã hết sức bận rộn. Đi sát như bóng với hình cạnh một người mà tài chỉ huy đã được phần lớn người Mỹ đánh giá là tài ba, xông xáo, can đảm và thẳng tính, viên Đại tá theo ông Chuẩn tướng khắp mọi nơi ông có mặt. Với tất cả các đơn vị của Sư đoàn 3 đang tham chiến toàn bộ trong những ngày giờ đầu của cuộc Tổng công kích Mùa Hè Đỏ Lửa,
ý định của ông Giai là đích thân đi thị sát tất cả những đơn vị này, ủy lạo các sĩ quan chỉ huy dưới quyền và toàn bộ binh sĩ để động viên tinh thần chiến đấu của họ mà cho tới lúc này có vẻ như không được khả quan lắm.

Đồng thời với nhiệm vụ cố vấn cho tướng Giai, viên Đại tá cũng chịu trách nhiệm trực tiếp về sự hoạt động hữu hiệu của toán cố vấn Hoa Kỳ đối với các cấp chỉ huy Việt Nam thuộc Sư đoàn 3 trực thuộc Trung Tâm Hành Quân Chiến Thuật (TOC, cũng thường được gọi tắt là Trung tâm Hành quân) Ái Tử, còn có tên gọi là Toán 155 nữa. Suốt một ngày rưỡi đi theo tướng Giai, viên Đại tá không thể nào không nhìn thấy các khó khăn và sự căng thẳng càng lúc càng nhiều đè nặng lên vai những người đang cố gắng
hết sức đđiều hành công việc tại đó.

Trung tá Gerry Turley đang từng bước đảm nhận trách nhiệm chỉ huy TTHQCT của SĐ 3 BB và Toán 155 mà không phải lạm quyền hay lấn át người khác. Turley không thực sự để ý mình đang làm chuyện gì mà chỉ tập trung vào nhiệm vụ tái lập lại trật tự từ cái mớ hỗn loạn đ
ang xảy ra. Qua việc ép buộc và phục hồi theo ưu tiên mà ông và Đại úy J.D. Murray đã thực hiện đối với các TQLC Việt Nam, ảnh hưởng và tác động của họ tự nhiên cũng lan dần ra khắp Sư đoàn 3 Bộ Binh.

Trong giai đoạn này của cuộc chiến, sự hiện diện của người Mỹ trong Vùng 1 Chiến Thuật hầu hết chỉ hạn chế trong vai trò cố vấn và yểm trợ về tham mưu mà thôi. Giá trị lớn nhất mà họ mang đến là sự phối hợp và ứng dụng hỏa lực trong thời điểm này trở nên vô cùng quan trọng. Chẳng mấy chốc, tài năng của Gerry về phối hợp hỏa lực yểm trợ đã được đưa vào cuộc thử thách trên chính ông và trên nhóm người tạp nham mà ông đang cố tập hợp lại với nhau. Công tác nặng nề này được đặt trên vai một viên Trung tá trẻ thay vì một vị tướng với đầy đủ nhân viên đã nói lên tính chất nguy kịch và sự chuyển hướng tệ hại của tình hình chiến sự.

Sự kiện Gerry được đặt vào vị trí chỉ huy trong một chiến dịch đặc thù của quân đội, mà lại là quân đội VNCH nữa, thật là một điều không thể tưởng tượng nổi ngay cả trong suy nghĩ của ông ta. Ngay cả những ai chỉ lõm bõm chút ít kinh nghiệm trong công tác tiến hành các cuộc hành quân và hoạt động của các ban ngành đều không hề nghĩ tới chuyện giao cái trách nhiệm nặng nề này, dù chỉ là tạm thời, cho một tay TQLC thật ra chỉ là ghé qua chơi.

Chuyến đi của Turley theo dự đnh chỉ là một chuyến khứ hồi cuối tuần trong bốn ngày, bay đi Vùng 1 Chiến Thuật rồi về lại Sài Gòn để nhận nhiệm vụ phụ tá cho Trưởng Cố Vấn Quân Sự TQLC Việt Nam. Gerry Turley chỉ đi đến đó để kiểm tra một vài công việc, tay bắt mặt mừng với các thuộc hạ, giao cái túi thư từ quan trọng và cảm nhận về những gì đang xảy ra thực tế ngoài chiến trường. Turley chẳng khác nào là một quan sát viên không chính thức, gần như là một khách du lịch không hơn không kém theo các tiêu chuẩn quân đội.

Gerry Turley, cái gã mà 23 năm về trước đã gia nhập đội quân trừ bị TQLC Hoa Kỳ chỉ để chơi bóng rổ và kiếm chút tiền tiêu vặt, bây giờ đã trở thành thành viên hết sức cốt cán của tổ chức TQLC. Khi ông đáp xuống Vùng 1 Chiến Thuật, thật giống như ông vô tình bước vào một cái vận động trường có giải Super Bowl bất ngờ được bày ra mà chỉ có đối phương mới biết khi nào sẽ đấu.

Mặc dù các huấn luyện viên cho đội nhà đầy rẫy trong TTHQCT, tình hình lại giống như ông chủ đội banh đã quyết định chỉ vài giây trước hiệp nhất, thay vì lấy những tay chơi nổi tiếng có sẵn, lại chọn một tên bá vơ làm đấu thủ đ
ể phối hợp tấn công, với ý định mang lại nguồn sinh lực mới lạ vào một trận đấu đễ rồi như có vẻ sẽ cầm chắc là bị thua.

Nội trong vòng vài giờ đồng hồ khi cuộc Tổng công kích Mùa Hè Đỏ Lửa bắt đầu, viên sĩ quan phụ trách TTHQCT đã tỏ dấu hiệu lo lắng và thường xuyên cáo lỗi vắng mặt trong lúc mọi người vẫn  thi hành nhiệm vụ của họ. Chưa đầy 18 tiếng đồng hồ sau, ông Đại tá chỉ huy gọi ông này vào làm việc riêng. Chính Gerry cũng không được biết. Ra khỏi phòng họp, ông Đại tá tiến thẳng đến Trung tá Turley và hỏi ông, thực ra là ra lệnh trực tiếp cho ông tạm thời đảm nhận trách nhiệm toàn bộ các hoạt động trong TTHQCT; ít nhất cho tới khi nào một sĩ quan thâm niên hội đủ tiêu chuẩn có thể đáp trực thăng từ Đà Nẵng hay Sài Gòn tới, hoặc tự nhiên từ trên trời rơi xuống. Làm sao Turley có thể nói gì được nữa? Ông không có đủ thời gian và tư cách để mặc cả các điều kiện của mình. Bọn bộ đội Bắc Việt như bầy chó sói hung dữ đang hổn hển bên ngoài, còn căn nhà sắp sập rồi.

Ngay từ lúc đầu, và chẳng mấy chốc sau, kéo dài thành hàng giờ và hàng giờ đồng hồ liên tục tại các cứ điểm trên khắp vùng phi quân sự, từ bờ biển phía Đông nơi sông Bến Hải đổ ra biển Đông tại căn cứ Alpha 2, qua hướng Tây tới biên giới Lào và kéo xuống phía Nam cho tới căn cứ hỏa lực Sarge, cùng với hàng chục cứ điểm khác nằm ở giữa, có tới hàng ngàn và hàng ngàn quả hỏa tiễn, đạn pháo binh và bích kích pháo nã xuống chính xác vào tất cả các mục tiêu mà quân Bắc Việt cho là có giá trị về mặt quân sự hoặc có thể gây kinh hoàng cho thường dân.

Làm tăng sự trầm trọng của các khó khăn và thêm sự mù mịt của chiến trường là những sự hỗn loạn đang hiện diện gây ra cản trở trong thông tin liên lạc. Mây thấp dày đặc đã làm giảm đ
i hoạt động yểm trợ chiến thuật của không quân. Ngoài ra một số vấn đề phát sinh từ sự bối rối và sĩ diện của chỉ huy Quân lực VNCH đã khiến cho việc báo cáo các sự kiện bị chậm hẳn lại. Mặt khác các bộ phận khi nhận được các báo cáo chậm trễ đó, cả hai phía Việt Nam và Hoa Kỳ, cũng cố tình không muốn tin vào cái tai họa đang xẩy ra.
Trong cái tích tắc biến đổi từ một người ngoại cuộc vô tình thành một người có toàn quyền trách nhiệm đối với những gì còn sót lại trong một tình huống quân sự có vẻ như đang tồi tệ dần một cách nhanh chóng, Turley không có thời gian để mà tự thương hại hay nghi ngờ gì nữa. Ông chấp nhận cái số phận đã an bài. Ông chỉ có thể hành động những gì ông có thể làm được. Ông đâu có muốn bước vào cái đấu trường đó. Nó tự dưng bao trùm lấy ông và Turley hiện giờ đang nằm ngay trọng điểm cả về nghĩa bóng lẫn nghĩa đen. Trong các cuộc giao tranh đang diễn ra khắp nơi tại Vùng I Chiến Thuật, tất cả các chiến sĩ Việt Nam và Hoa Kỳ hiện diện đều mặc nhiên nằm trong trung tâm điểm của các đấu trường cá nhân và chiến đấu cho sự sống còn của chính họ.

Điều hiển nhiên đối với Gerry là ông ta và những người khác đã phải dấn thân hoàn toàn, dù có muốn hay không, vào một trận đá
nh cho chính mạng sống của họ. Không còn thời gian để chuẩn bị nữa. Không có những giây phút để nghỉ ngơi hay hồi sức, không có cả thời gian cho một bữa ăn cuối cùng giống như các TQLC Hoa Kỳ đã được hưởng trước khi họ lao vào các cuộc đổ bộ đẫm máu trong Thế Chiến Thứ Hai. Đối với Gerry, tất cả những gì đã hun đúc lòng quyết tâm và cá tính trong 42 năm cuộc đời ông, tất cả những gì đã xẩy ra trong đời binh nghiệp TQLC từ 1949 đến nay, theo ý nguyện riêng, đã đầy đủ để đối đầu với các thử thách mà ông đang phải trải qua. Điều này cũng giống hệt những gì mà bất cứ người nào khác, Mỹ cũng như Việt, giờ đang bị đẩy vào cuộc chiến ngoài ý muốn của họ. 

Bên trong cái khoảng khắc vĩnh cửu đó, Gerry nhớ lại một đoạn thơ tứ tuyệt từ một bài thơ các sinh viên Học viện Hải quân phải học thuộc lòng từ thuở xa xưa ấy. Được kể lại từ một người bạn tốt nghiệp trường Hải quân Annapolis tại Okinawa khi hai người còn là Đại úy vào năm 1959, bây giờ Gerry nhớ lại lời kêu gọi giản dị đầy cảm xúc:

"Bằng vào sức dẻo của một mắt xích trong sợi cáp
Sức mạnh của cả sợi xích trông cậy vào đó
Nào ai biết khi nao  bạn bị thử lửa?
Xin hãy sống sao để chịu được sức căng!"

Trung tá Gerry Turley tự nhủ sẽ tập trung toàn bộ sức mạnh tinh thần và thể chất để bảo đảm mắt xích nối của ông sẽ không bị đứt đoạn.

Sau hơn một ngày mở màn của cuộc tổng công kích Mùa Hè Đ
ỏ Lửa, chẳng có điều gì có thể làm cho Trung tá Gerry Turley, một sĩ quan mới của TTHQCT Ái Tử có thể lạc quan nổi. Các lực lượng VNCH bắt đầu bị tan rã trước sức tấn công không ngừng của kẻ thù. Tại mọi vị trí mà QLVNCH và TQLC đụng độ với kẻ địch suốt một chiến tuyến dài 15 dặm, họ đã chịu đựng những cơn pháo kích với cường độ chưa từng thấy bao giờ. Đằng sau bức màn lửa tưởng chừng như là vô tận, mọi vị trí chính yếu của quân bạn gần sát với khu phi-quân-sự đã chịu sức ép của những đợt tấn công đại qui mô của bộ binh địch quân đã được chuẩn bị kỹ lưỡng cùng với quân số vượt trội. QLVNCH phản pháo kém hiệu quả, và vì thời tiết xấu, không quân yểm trợ cũng không có, khiến  quân Bắc Việt được tự do tràn xuống và chỉ gặp sự chống trả yếu ớt. Nguồn yểm trợ đáng tin cậy duy nhất là hải pháo thì chỉ có tác dụng đối với các đơn vị nằm sát bờ biển. Vào ngày 30 tháng 3 năm 1972, Chiến hạm USS Buchanan (DDG-14) là chiếc duy nhất có mặt sẵn sàng để yểm trợ. Nhằm tạo một hoả lực tối đa để bảo vệ quân bạn, Hạm trưởng Chiến hạm Buchanan đã bất châp nguy hiểm, cố gắng đưa tàu sát bờ để kéo dài tầm yểm trợ vào sâu hơn trong đất liền. Chính chiếc Buchanan cũng làm mục tiêu cho trọng pháo trên bờ của quân Bắc Việt nhắm bắn với ý định diệt luôn nguồn yểm trợ hỏa pháo hữu hiệu duy nhất mà các lực lượng VNCH còn trông cậy vào. Chiến hạm Buchanan không hề nao núng và, miễn là còn súng và còn đạn, đã tiếp tục yểm trợ liên tục cho quân bạn. Vài ngày sau, có thêm nhiều chiến hạm khác đến tăng cường yểm trợ cho nhiều đợt hải pháo.

Hoạt động với Tiểu đoàn Sói Biển

Trong lúc cuộc tổng công kích Mùa Hè Đỏ Lửa đang rộ lên thì Thiếu tá Bình, Đại úy Ripley và các binh sĩ của Tiểu đoàn 3 TQLC Việt Nam bị rơi vào tình huống bất thường là nằm ngoài vùng chiến đấu trực tiếp. Mới trở về lại vài ngày trước đó sau đợt dưỡng quân luân phiên thường lệ kéo dài ba tuần tại Thủ Đức gần Sài Gòn, bốn Đại đội của Tiểu đoàn Sói Biển hiện đang làm nhiệm vụ bảo vệ cho Lữ đoàn 258 TQLC đóng gần sông Mỹ Chánh đâu đó giữa căn cứ hỏa lực Barbara và Nancy. Họ đóng quân vài cây số ngoài tầm pháo binh của quân Bắc Việt đang dồn dập nã đạn lên toàn bộ khu phi quân sự và sườn cánh Tây của các lực lượng VNCH và TQLC. Điều này khiến họ có cái cảm giác lạ lẫm đã bị đứng xa ngoài lề trận đánh chính.

Khi Tiểu đoàn 3 được đưa trở lại Vùng 1 Chiến Thuật trước trận đánh Mùa Hè Đỏ Lửa, John Ripley nhận thấy một số điều lạ lùng. Tự dưng và không biết từ đâu tới, có một Thiết đoàn chiến xa VNCH được điều động lên phía Bắc. Chuyện này chưa bao giờ xảy ra, theo kinh nghiệm của cả Ripley và Bình, chưa hề có một lực lượng thiết giáp lớn như vậy hoạt
động gần khu phi-quân-sự. Đồng thời đối với Ripley cũng là một điều bất thường khi Tiểu đoàn 3 TQLC lại hoạt động tuốt ở phía Nam. Từ khi Ripley và Bình làm việc chung với nhau đến nay thường thì phải tới gần sát bọn ác ôn mới có chuyện đấm đá. Trong lúc tình hình chiến sự gần Barbara và Nancy vẫn hằng ngày bị đạn súng cối pháo kích và đòi hỏi có các toán tuần tiễu cấp Trung đội và Đại đội thì hoạt động của quân Bắc Việt chưa mãnh liệt lắm, nhưng có vẻ báo hiệu một sự thay đổi lớn sắp sửa đến. Có người cho rằng cường độ hoạt động giảm sút của kẻ thù chứng tỏ tình hình đã khả quan hơn nhưng Bình và Ripley thì không bao giờ tin rằng sự yên ổn đã trở lại.

John Ripley chưa bao giờ dự bất kỳ khoá huấn luyện nào về ngôn ngữ trước khi nhận nhiệm vụ làm cố vấn. Do
cần thiết, anh đã phải nhặt nhạnh một vài chữ tiếng Việt mà anh biết để hàng ngày bổ sung thêm vào các bài bản ngoại ngữ sẵn có của mình. Lúc này đã sắp mãn chu kỳ nhiệm vụ nên Ripley cũng đã có thể nói năng đôi chút bằng tiếng Việt được rồi. Đại úy Ripley được Bình, Nhã, tay truyền tin của Bình, và một số ít TQLC khác thuộc Tiểu đoàn 3 mà ông làm việc chung coi trọng cho nên họ hiểu được những gì Ripley cố gắng truyền đạt với thứ tiếng Việt pha giọng Virginia của ông. Dĩ nhiên tiếng Anh của Bình khá hơn tiếng Việt của Ripley. Giữa hai người đã có một sự cảm thông thừa sức để cho họ trở thành một mối đe dọa quan trọng đối với bọn Bắc Việt.

Làm công việc cố vấn có những niềm hạnh phúc mới nhưng cũng có các thử thách đặc biệt. Giống như những người khác đã từng được bổ nhiệm, John Ripley nhận ra các trách nhiệm độc nhất đặt trên vai những sĩ quan Hoa Kỳ có nhiệm vụ đi theo các đơn vị chiến đấu khác nhau của binh chủng TQLC Việt Nam. Không như hầu hết người Mỹ, kể cả những người đã đến chiến đấu và đổ máu trong cuộc chiến nhằm chận đứng sự bành trướng của chủ nghĩa Cộng sản, các cố vấn thật sự là một nhóm người chọn lọc có cơ hội đứng bên phía ngoài dư luận Hoa Kỳ để quan sát trận chiến. 

Với sự giảm thiểu các lực lượng tại Đông Nam Á, điều có vẻ như là sự triệt thoát một chiều của các lực lượng chiến đấu mà không tùy thuộc vào bất cứ một sự nhượng bộ nào về phía Cộng sản, bây giờ tất cả những gì mà phía Hoa Kỳ cho là quan trọng - dù thắng, bại hay huề - chỉ còn là cố thoát hoàn toàn ra khỏi tình trạng sa lầy mà cuộc chiến đang đưa đẩy đến.

Đại úy Ripley rất trân trọng cái ý nghĩa và tầm quan trọng của công việc ông đang làm là cố vấn cho một Tiểu đoàn mà đối với ông là một Tiểu đoàn ưu tú nhất của TQLC Việt Nam, nhưng ông vẫn nhớ thời gian ông chỉ huy các TQLC Hoa Kỳ. Mặc dù binh chủng TQLC Việt Nam cũng có những Chuck Goggins của họ và mọi chuyện trên căn bản cũng đều như nhau, nhưng cũng có cái gì đó không giống nhau nữa. Ngoại trừ Bình và Nhã, cơ hội để John thật sự gắn bó hàng ngày với các TQLC khác, Hoa Kỳ hay Việt Nam, không thể nào tương tự như thời kỳ ông làm "đích thân" của Đại đội Lima 6 thuộc Tiểu đoàn 3, Sư đoàn 3 TQLC Hoa Kỳ vào năm 1967 được.

Mỗi ngày mỗi hiểu rõ hơn nhãn quan của người Việt Nam và vị trí của họ trong cuộc chiến, ngay cả các cố vấn khi đến Việt Nam thi hành nhiệm vụ lần thứ hai đều bị thất thế trong cái gọi là sự "thiếu hụt về chính nghĩa." Những người lính Mỹ trước đây, nhất là những người thi hành nhiệm vụ lần đầu tiên, đều được huấn luyện kỹ lưỡng và các huấn luyện viên đều hướng dẫn đầy đủ về các mục đích và lý tưởng mà họ có thể bị hy sinh. Đối với các cố vấn thì lý tưởng này vẫn còn mù mờ và không được xác định rõ rệt.

Mục đích của người Mỹ nói cho ngay là khác biệt với người Việt ở cả hai phía Bắc và Nam. Henry Kissinger, theo chỉ thị của Tổng thống Nixon đang cố gắng đặt quyền lợi chiến lược của Hoa Kỳ vượt ra khỏi phạm vi Việt Nam. Người Mỹ giờ đây có thể chiến đấu ở Đông Âu hay Bắc Á cũng vậy, hoặc bất kỳ nơi nào xảy ra hiện tượng "Thế cờ Đô
-mi-nô" do tác động áp bức của Cộng sản.

Đối với các binh sĩ TQLC Việt Nam thì chẳng có đô-mi-nô gì cả để mà xem xét. Vào năm 1972 sự thất thủ Quảng Trị đối với người Mỹ chẳng có gì là quan trọng, cũng chẳng có nghĩa là quân thù sẽ sớm diễu hành tại phố Hollywood hay Đại lộ Pennsylvania. Nhưng đối với Bình, Lương, Nhã và những công dân yêu nước của VNCH thì những gì xảy ra tại Quảng Trị thật sự hết sức quan trọng. Đối với họ, thắng trận là sự lựa chọn duy nhất.

Thêm vào đó, tình nghĩa gần như là anh em đối với Bình, Ripley cũng dần dần gần gũi
đặc biệt với Nhã, tay truyền tin trẻ tuổi. Cũng chẳng có gì khó hiểu, do điều kiện ngặt nghèo của chiến tranh mà tình bạn, dù khác nền văn hóa, vẫn có thể phát triển hết sức sâu đậm. Mặc dù có những rào cản lớn về ngôn ngữ, văn hóa và quân phong quân kỷ khác nhau nhưng Đại úy Ripley và tay truyền tin Nhã đáng tin cậy vẫn rất mực kính trọng và thương mến nhau. Sự ngưỡng mộ và say mê của Nhã đối với cái anh chàng sĩ quan Hoa Kỳ độc đáo và vui vẻ này mà lòng dũng cảm có vẻ ngang tầm với với vị Tiểu đoàn trưởng thân thương vẫn không hề suy giảm sau nhiều tháng trời bên nhau. Nhã cũng ngạc nhiên là phong cách của ngưòi Mỹ khác với người Việt Nam, nhất là thông lệ của TQLC Hoa Kỳ cho phép các sĩ quan và binh sĩ được thân với nhau, một điều không thể tưởng tượng nổi và không thích hợp đối với TQLC Việt Nam.

Nhã là một thanh niên khá đ
ặc biệt. Bằng nhiều cách, Nhã đã làm người "anh cả" cố vấn Đại úy Ripley nhớ lại những tay TQLC trẻ và sừng sỏ mà ông đã có dịp chỉ huy trong binh đoàn TQLC Hoa Kỳ. ("Anh cả" là một danh xưng tỏ sự tôn trọng và kính mến thường thấy trong nền văn hóa Việt Nam vốn chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng Khổng giáo, là một cách gọi một người phải là thân thuộc trong gia đình nhưng được kính mến và xứng đáng được trọng vọng như người "anh cả" hay đúng hơn là "anh lớn". Người chứng tỏ sự tôn trọng, nếu là nam phái thì luôn luôn được gọi là  "chú nhỏ" hay đúng hơn là "chú em".)
Được cất nhắc vào bộ phận tổng hành dinh của Tiểu đoàn có nghĩa là Nhã đã được công nhận là một tay TQLC có hạng, một phần tử ưu tú vượt trội lên trên. Và quả nhiên qua các công việc thường lệ hàng ngày, cho dù những việc tạp nhạp nhất, cũng nói lên sự tận tụy và chuyên nghiệp của Nhã.

Đại úy Ripley đúng là “ông anh lớn” đối với Nhã cũng như Nhã là “chú em út” đ
ối với Ripley. Có nhiều yếu tố đã làm hai người thân với nhau. Ngay từ lúc ban đầu, trước cả khi Đại úy Ripley tạo được uy tín trong các Sói Biển TQLC như là một chiến binh xứng đáng được tôn kính và quý trọng, Nhã cũng đã chứng tỏ khả năng chuyên nghiệp và lòng trung thành với viên cố vấn mới.

Hiển nhiên Nhã rất thông minh, có đức tính là hết sức xông xáo cùng với một trực giác nhạy bén về chiến thuật. Anh có vẻ biết hết trong mọi tình huống là chuyện gì phải làm ngay, cả trước khi cần phải thực hiện điều đó. Mặc dù anh chỉ là nhân viên truyền tin duy nhất của Ripley, Nhã vẫn trông chừng viên cố vấn giống như anh chịu trách nhiệm trực tiếp về sự an nguy, sức khỏe và thể chất của ông ta vậy. Với tiếng Anh “bồi” của Nhã, tiếng Việt “ngọng” pha âm đ
iệu Virginia của Ripley, cộng thêm tay chân khua lung tung và lòng cảm mến thật sự giữa hai người, cả hai chiến binh đã có thể hiểu nhau một cách tốt đẹp. Họ trở thành một cặp bài trùng khá dữ dằn.
Sinh hoạt thường ngày mà Tiểu đoàn 3 đã chịu đựng khi hành quân khắp Vùng 1 Chiến
Thuật đã củng cố mối tương quan giữa hai người thêm phần sâu đậm. Trong khi uy tín của Ripley tăng nhanh đối với các Sói Biển thì Nhã, mặc dù đã có phần góp sức cho sự thành công của viên cố vấn bằng công việc của mình, vẫn hoàn toàn từ khước bất kỳ lời khen ngợi nào khi có ai nhắc đến tài năng và lòng dũng cảm của anh.

Điều đã làm Đại úy Ripley xúc động nhất là sự khiêm nhường chân thành mà Nhã đã bộc lộ ra. Đây không hề là một sự giả vờ, một sự nhún nhường giả tạo theo kiểu “đâu có gì đâu…” mà là một sự lánh xa tất cả các sự vinh danh cho những công việc giản dị nhất, bình thường hay bất bình thường mà người truyền tin trẻ đã thực hiện khi phục vụ cho Tiểu đoàn 3 và viên cố vấn đáng kính trọng. Trong bất cứ nền văn hóa nào, Nhã cũng là một thanh niên khác thường. Anh có vẻ như tìm được niềm vui lớn khi được phục vụ quên mình.

Loading