Chương 27

 

Bốn giờ thiên thu

 

V́ mải tập trung hoàn toàn vào việc cố gắng ổn định các lănh thổ của lực lượng bạn đang bị thu hẹp dần nên Gerry Turley hoàn toàn không có thể tưởng được là trong buổi trưa ngày Chủ nhật đó anh đă đích thân làm cho tướng Abrams nổi cơn lôi đ́nh. Anh bận tâm nhiều hơn vào việc suy đoán các toan tính của tướng Vơ Nguyên Giáp, kiến trúc sư của sự thất trận của quân Pháp tại Điện Biên Phủ và nhóm lănh đạo quân sự hiện nay của quân đội Bắc Việt chứ không màng đến tập thể chỉ huy của MACV. Turley không có thời gian để nghĩ tới chuyện ai bị mích ḷng, nói chi tới chuyện "Hu là ai?" Mọi chuyện đối với anh, cũng như đối với những người chung quanh trong Trung Tâm Hành Quân Ái Tử là lo lắng làm sao ngăn chận bước tiến gần như là vô phương chống đỡ của địch đang xâm lược.

 

Lúc gần 3 giờ chiều ngày Chủ nhật th́ Gerry nhận được một cú điện thoại đầu tiên của bạn bè trong suốt cuộc công kích. Cú điện thoại này đến từ tổng hành dinh phái đoàn cố vấn ở Sài G̣n. Cho đến lúc này John Ripley vẫn c̣n túi bụi với những ǵ anh đang làm có lẽ đă phải hơn hai tiếng đồng hồ rồi. Tại căn cứ Camp Carroll, theo những tin tức mà Turley nhận được th́ Trung đoàn 56 vẫn c̣n đang bị pháo kích nặng nề. Thông tin liên lạc với hai sĩ quan Hoa Kỳ đang làm nhiệm vụ cố vấn cho Trung đoàn trưởng Trung đoàn 56 rất khó khăn. Tại Cam Lộ th́ quân Bắc Việt chưa có ư định vượt qua chiếc cầu hiện vẫn c̣n được pḥng thủ yếu ớt bởi một số đơn vị của Trung đoàn 2. Lúc này là sáng sớm Chủ nhật lễ Phục Sinh tại miền Đông Hoa Kỳ. Tại California và trong một vài giờ đồng hồ nữa th́ Moline và mấy đứa trẻ sẽ thức dậy và sửa soạn đi lễ nhà thờ. Gerry biết là họ sẽ cầu nguyện cho anh.

 

Thiếu tá Bob Sheridan là sĩ quan cao cấp nhất cố vấn cho Lữ đoàn 369 và hiện là cố vấn trưởng c̣n lại ở Sài G̣n. Vào ngày Chủ nhật lễ Phục Sinh, đơn vị mà Sheridan đang phục vụ, trong đó có cả Tiểu đoàn Pháo binh mà Đại úy George Philip làm cố vấn, vẫn c̣n ở Sài G̣n nhưng đang sửa soạn để mau chóng chuyển ra phía Bắc sớm hơn dự định. Cuộc trao đổi giữa Turley và Sheridan khá lâu, có lẽ vào khoảng 15 phút. Trong cuộc đối thoại, Sheridan giải thích cho Turley biết là anh đă trở thành một thứ vô kỷ luật, tên tuổi anh đang bị nguyền rủa trong đám nhân sự của MACV và tướng Abrams đang muốn gặp anh. Turley trả lời lại bằng cách cố gắng giải thích tất cả những chuyện đă xẩy ra trong mấy ngày vừa qua. 10 căn cứ hỏa lực đă bị rơi vào tay lực lượng Bắc Việt đang tràn xuống, cường độ pháo kích không ngừng của địch, sự xuất hiện của chiến xa địch chưa xác định được là bao nhiêu, tinh thần chiến đấu kém cỏi không tưởng nổi của các đơn vị VNCH, hàng ngàn thường dân bị thương vong không thể thống kê được và những vấn đề khó khăn gây ra bởi sự di tản hàng loạt ra khỏi vùng chiến cuộc, v.v... và v.v... 15 phút toàn là tin xấu và được kể lại một cách hối hả. Mặc dù trước đó một vài tuần, Bob Sheridan có mặt trên vùng đó nhưng anh vẫn khó mà hiểu thấu tầm mức của những điều Turley đang kể cho anh.

 

Trong lúc đó th́ khối lượng các tin tức đă vượt quá khả năng của những ai muốn ghi chép lại các biến cố đang xẩy trong cuốn sổ nhật kư tại Trung Tâm Hành Quân.

 

Turley và nhóm của anh trong hầm trú ẩn hoàn toàn không biết ǵ về sự xáo trộn gây ra bởi các mệnh lệnh hành quân tại Sài G̣n; đồng thời họ cũng mù tịt về các diễn tiến tại căn cứ Camp Carroll mà không một ai, Mỹ cũng như Việt Nam, có thể tưởng tượng nổi trước khi cái tin đó được loan ra.

 

CAMP CARROLL ĐẦU HÀNG

 

Nếu các trung đoàn VNCH chỉ được đánh giá thuần bằng tiểu sử của các Trung đoàn trưởng hoặc giống như các tiểu đoàn TQLC Việt Nam th́ có lẽ Trung đoàn 56 của Sư đoàn 3 đă được liệt vào hàng ngũ những đơn vị xuất sắc nhất. Trung tá Phạm Văn Đính, Trung đoàn trưởng đương nhiệm của Trung đoàn 56 là một chiến sĩ anh hùng, một tên tuổi mà hầu hết mọi người dân trong đất nước VNCH đều biết đến.

 

Bốn năm về trước, trong kỳ Tết Mậu Thân 1968, Đính là một đại úy và anh đă dẫn dắt Đại đội Trinh sát trong trận đánh khốc liệt tại Huế mà TQLC Hoa Kỳ cũng từng tham dự. Mặc dù các thành tích của Đại đội Hắc Báo trên thực tế đă bị giới truyền thông Hoa Kỳ bỏ quên khi họ chỉ chú ư tường thuật cho phía TQLC Hoa Kỳ, chính đại đội này là đơn vị đầu tiên đă kéo cờ VNCH một lần nữa trên kỳ đài Huế. Chiến công anh dũng này đă được ḷng toàn dân Việt Nam yêu nước. Sự kiện lá cờ được kéo lên hết sức có ư nghĩa. Nó tương đương với sự kiện lá cờ Hoa Kỳ do TQLC kéo lên trên đỉnh núi Suribachi tại Iwo Jima vào năm 1945. Nếu giả sử có một nhóm nhỏ "trượng phu" người Việt Nam th́ chắc hẳn Phạm Văn Đính đă thuộc vào thành phần đó. Hành động bất ngờ, hèn nhát và bội phản của anh khi cam tâm dâng hàng tất cả các lực lượng tại căn cứ Camp Carroll cho Bắc Việt buổi trưa hôm đó là một cái tát mạnh, khủng khiếp và không thể diễn tả nổi cho phe VNCH.

 

Sự đầu hàng đầy ô nhục của Trung đoàn 56 quá sức bàng hoàng và gây phẫn nộ khiến cho mọi người chẳng có ai tin khi thoạt nghe qua tin tức lần đầu tiên. Nó cũng giống như Trung sĩ York đầu hàng quân Mông Cổ hay tướng Patton đầu hàng Rommel tại sa mạc Bắc Phi vậy. Đó là một chuyện xấu, quá xấu và thật xấu xa.

 

T́nh thế khó khăn đối với các cố vấn Hoa Kỳ là Trung tá Bill Camper và Thiếu tá Joe Brown lại càng có vẻ bất lợi hơn so với các cố vấn Hoa Kỳ khác tại phía Bắc tỉnh Quảng Trị đang thi hành nhiệm vụ với các đồng minh Việt Nam. Chẳng hạn, nếu so sánh mối liên lạc thân hữu tương đối lâu dài giữa John Ripley và anh bạn thân đồng đội Lê Bá B́nh th́ Camper và Brown giống như trong chuyện "những đứa bé bị lạc trong rừng." Mặc dù cả hai đều là những chiến binh dầy dạn kinh nghiệm với thành tích xuất sắc, và Camper cũng đă từng hoàn thành một chu kỳ nhiệm vụ cố vấn trước đó rồi, nhưng ba tuần lễ sinh hoạt chung với Trung đoàn 56 chưa đủ để tạo ra cái mối liên hệ chặt chẽ và bền vững cần thiết nhằm tăng hiệu quả tối đa cho công tác cố vấn của họ.

 

Gerry Turley chỉ biết đến hai người cố vấn Hoa Kỳ ṭng sự tại Trung đoàn 56 đóng tại căn cứ Camp Carroll qua danh tiếng của họ. Tuy vậy, lần liên lạc truyền tin đầu tiên của Turley và Camper không có ǵ là vui vẻ cả. Với t́nh h́nh có vẻ đang đen tối và bao nhiêu thứ bị rơi vào hỗn loạn cùng với sự căng thẳng thường trực và nhu cầu cần thiết phải có quyết định táo bạo, quan trọng đă khiến cho Turley không có thời giờ để ư đến chuyện phải che dấu hay ngụy trang cuộc điện thoại bằng mật mă nữa. Khi cố gắng thông báo những điều không thể loan báo được là t́nh h́nh chiến sự tại Camp Carroll đă điên loạn rồi và việc Trung tá Đính đang có ư định cho toàn căn cứ đầu hàng, thoạt đầu Turley chẳng biết trời đất ǵ về ư nghĩa của bức điện tín gởi về Trung Tâm Hành Quân, được ghi nhận lại vào lúc 3 giờ 2 phút chiều với nguyên văn như sau:

 

Camper: "Yeoman Echo (biệt hiệu của Camper) yêu cầu được rời vị trí. Y và phụ tá không c̣n cần thiết nữa. Lư do không giải thích được lúc này"

 

Turley: "Không, Trung tá. Ở lại vị trí để thi hành nhiệm vụ."

 

Cũng giống như Turley thông thạo t́nh h́nh chiến sự tại phía Bắc tỉnh Quảng Trị hơn tất cả dân MACV ở Sài G̣n đang cố ngăn cản anh không cho nổ cây cầu Đông Hà, Bill Camper cũng đủ tinh khôn để không phản bác lại nhưng định bụng sẽ hành động theo những ǵ mà anh phải làm. Turley nhận ra sai lầm của ḿnh ngay lập tức và bắt đầu hối hận cả lúc trước khi Camper chấm dứt cuộc điện thoại một lát sau với câu thường lệ cung kính gần như là ngoan ngoăn: "Hiểu, dứt."

 

Không đầy 20 phút sau, t́nh h́nh càng xấu thêm nữa, Camper gởi bức điện tín tiếp theo. Lần này anh chẳng cần che dấu ǵ nữa. "Chỉ huy căn cứ muốn đầu hàng. Kéo cờ trắng trong 10 phút nữa."

 

Lại gần như một phép lạ và bằng chứng cho ḷng dũng cảm của các phi công trực thăng trong Quân lực Hoa Kỳ nữa khi họ bốc được Camper, Brown, các nhân viên truyền tin VNCH vẫn c̣n trung thành với họ và vài binh sĩ VNCH khác bay về tổng hành dinh Sư đoàn 3 tại Quảng Trị. Họ tŕnh diện tướng Giai ngay tức khắc và kể lại các diễn tiến đă trải qua và hành động của Trung tá Đính. Vị tướng tư lệnh điên lên và không thể tin nổi một chuyện quá sức tưởng tượng như thế. Nhưng trước hết, trong cơn giận dữ, ông đă gán cho những sĩ quan Hoa Kỳ tội lừa dối ông.

 

Tại Trung Tâm Hành Quân Ái Tử, Turley và nhóm của anh lúc này đă kiệt sức bởi chiến sự vẫn tiếp diễn không ngừng. Mọi người đều ngẩn ngơ trước sự thất thủ của Camp Carroll và lập tức cố gắng t́m hiểu xem điều này có ảnh hưởng ǵ đến t́nh h́nh chung của phe Đồng minh hay không. Trong lúc chiếc trực thăng cô độc đang đưa Camper và Brown về Quảng Trị th́ Turley đích thân gọi về cấp trên báo cáo sự kiện căn cứ hỏa lực Carroll đă đầu hàng rồi.

 

Gerry Turley không hề nghĩ rằng sự liên hệ của anh với những người ở phía Nam có thể tồi tệ hơn là t́nh h́nh hiện giờ nhưng anh dă lầm. Số mệnh vẫn tiếp tục đi ngược lại với ư muốn của anh, nhất là đối với các nhân vật ở MACV tại Sài G̣n hay bất cứ nơi đâu mà có những người không tin vào anh. Cuộc chiến "phụ" này tiếp tục phiền hà Turley.

 

Đầu giây điện thoại bên kia khi anh báo cáo sự sụp đổ của Camp Carroll cũng là cái tay mà Turley đă văng tục khi bàn căi về chuyện phải làm ǵ với cầu Đông Hà. Cũng may cho hắn, hay bất kỳ là ai, là giữa họ có tới 300 dặm đường ngăn cách, nếu không th́ Turley đă có thể hân hoan cuốc bộ hay ḅ tới chỗ của hắn để cho hắn một trận, nhất là nếu hắn ở gần anh.

 

Vẫn c̣n đang tức giận, thậm chí c̣n giận dữ hơn lần đầu tiên khi tiếp chuyện hắn, Turley cúp điện thoại ngay trước khi cơn nóng nảy nổi lên có thể làm anh giận quá mất khôn. Thay vào đó, anh tập trung vào chuyện bây giờ anh và các lực lượng TQLC Việt Nam phải làm ǵ. Anh quay qua Trung tá Định, không phải Đính "phản bội" mà là Định Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 258 TQLC Việt Nam. Trung tá Định là người Bắc di cư nên ông tiếp nhận cái hung tin về Camp Carroll khá nặng nề. Ông gọi bọn địch là quân Cộng sản chứ không hề cho chúng là người Việt Nam. Viên Lữ đoàn trưởng b́nh thường vốn trầm mặc nên chỉ nói gọn với Turley, và có lẽ với chính ông: "Chúng ta phải tiêu diệt bọn Cộng sản."

 

Sau đó nhóm sĩ quan Việt Nam và các cố vấn Hoa Kỳ tiếp tục làm việc chung với nhau, thực hiện những chuyện làm được, điều động các nguồn phương tiện nghèo nàn c̣n lại, theo dơi những diễn tiến chiến sự có thể theo dơi được và tường tŕnh lại với tổng hành dinh cấp trên những điều xét thấy cần phải báo cáo.

 

Chỉ vài phút sau khi trao đổi với tay sĩ quan quân đội đă buộc tội anh lạm quyền th́ Turley nhận được một cú điện thoại khác. Lần này cú phôn được gọi đi từ Đà Nẵng và người gọi là một sĩ quan TQLC Hoa Kỳ ngang cấp bậc với Turley nhưng hơi thâm niên hơn một chút. Rơ ràng là hắn đă được giao nhiệm vụ phải nói thẳng với Turley về sự khó chịu và lo lắng của MACV. Bức thông điệp hết sức rơ ràng và có tính cách sỉ nhục. Những ǵ Turley nhận được qua sự trao đổi ngắn ngủi là "B́nh tĩnh lại và về tŕnh diện Sài G̣n ngay lập tức lúc nào làm được." Đúng là tướng Abrams muốn gặp anh thật.

 

Mặc dù đă mệt mỏi lắm rồi nhưng Turley nhận ra sự khiển trách khá lộ liễu qua các cuộc điện thoại và trao đổi truyền tin. Anh chỉ làm những ǵ với hết khả năng theo mệnh lệnh của những tay sĩ quan quân đội tuy không thuộc vào hệ thống quân giai của anh. Giờ đây anh phải lănh hậu quả của những chuyện mà anh không kiểm soát được hay không được có ư kiến ǵ cả. Anh quyết định là ḿnh sẽ phải uống viên thuốc đắng mà thôi nhưng đầu tiên anh muốn làm cho hết mọi chuyện đă. Anh vẫn chưa có ư niệm ǵ về những lỗi lầm mà anh đă mắc phải hay biết được chuyện ǵ đă xẩy ra trong các cuộc liên lạc thông tin đàng sau hậu trường.

 

Ngay buổi trưa, vào lúc này th́ không có phương tiện để về Sài G̣n. Anh không có cách nào về tŕnh diện MACV ngày hôm nay được, do đó mặc dù mọi người trong Trung Tâm Hành Quân đánh hơi được ngay là có cái ǵ đó đang xảy ra với Trung tá Turley, anh không có sự chọn lựa nào khác hơn là phải tiếp tục điều hành công việc như trước và phải tiếp tục chú tâm đánh nhau với quân Bắc Việt. Sáng hôm sau anh sẽ đi Sài G̣n.

Gerry Turley tự buộc ḿnh phải định tâm lại để suy nghĩ về tất cả các sự kiện đă xẩy ra từ sau bữa cơm trưa ngày 30 tháng 3, gần như là cả một đời người trước đó. Trong đầu anh tựa như có một cuốn phim với các biến cố đang được chiếu nhanh trong tâm trí lúc anh nh́n chung quanh Trung Tâm Hành Quân. Những người ở đây, Việt và Mỹ trong đủ các ngành quân đội là một tập hợp hết sức hỗn tạp. Họ đều mệt mỏi, kiệt sức và người ngợm hôi hám không thể nào tả nổi nhưng vẫn tiếp tục hoạt động v́ họ là những người chuyên nghiệp. Bản thân anh cũng hoàn toàn kiệt lực và anh chăm chú nh́n những thanh niên trẻ nhưng trông già trước tuổi này; họ đang cùng nhau chịu cái gánh nặng của cả thế giới trên những bờ vai mỏi mệt, và anh tự mỉm cười. Chỉ có trời biết anh hănh diện như thế nào đối với những người này. Và cuộc chiến vẫn tiếp diễn...

 

B̀NH TRONG VAI TR̉ QUAN SÁT TỔNG QUÁT

 

Trong khi Ripley, Smock và Nhă c̣n đang đối phó với những vấn đề làm sao phá hủy cầu Đông Hà th́ B́nh lo chỉ huy tiểu đoàn để chiến đấu chống địch. Anh may mắn có những Đại đội trưởng giỏi nên không cần phải hướng dẫn họ từng li từng chút một. Trên thực tế chính B́nh đă đích thân huấn luyện họ và nhiều người đă từng là Trung đội trưởng khi anh c̣n làm Đại đội trưởng Đại đội 1. Tất cả đều mang "dấu ấn" của anh và tất cả đều nặng ḷng với Tổ quốc giống như anh. Trong môi trường gia đ́nh và t́nh đồng đội của tập thể nhỏ bé TQLC Việt Nam th́ B́nh được công nhận về ḷng nhiệt thành hướng dẫn và nâng đỡ các sĩ quan và hạ sĩ quan mà anh làm việc chung với nhau. Nếu chẳng may Tiểu đoàn 3 có bị thất trận tại Đông Hà th́ không phải do khả năng chỉ huy kém hay quá yếu. Và bên cạnh đó, t́nh h́nh chiến sự hiện nay cũng tạm ổn định. B́nh liên lạc thường xuyên với Trung tá Định Lữ đoàn trưởng lúc này đang ở cùng với Gerry Turley tại Trung Tâm Hành Quân. Định luôn luôn chấm dứt các cuộc điện thoại bằng lời nhắn nhủ hơi thừa là anh em cố gắng chiến đấu và làm rạng danh sắc áo TQLC.

 

Thiếu úy Lương nắm quyền chỉ huy Trung đội và đă lâm trận tính ra chưa đầy một tuần lễ kể từ ngày Chủ nhật lễ Phục Sinh. Mặc dù kém thâm niên, và nếu xét theo tiêu chuẩn của Hoa Kỳ vẫn chỉ là một tay "non" nhưng anh hiểu rất rơ ư nghĩa của Đông Hà, vai tṛ của Tiểu đoàn 3 tại sao phải bảo vệ nó, cũng như nỗ lực điên rồ của Ripley khi muốn giật nổ cây cầu.

 

Kinh nghiệm tiếp xúc với người Mỹ của Lương chỉ được giới hạn trong thời gian anh thụ huấn trong trường Vơ Bị Quốc Gia và với viên cố vấn TQLC Hoa Kỳ khi anh làm Trung đội trưởng trong Đại đội 4. Trong phạm vi gia đ́nh, bạn bè, đồng đội và quen biết th́ những người này có thể tạm chia ra làm ba thành phần nếu xét về mặt thái độ chung đối với người Mỹ. Một nhóm nhỏ chỉ thuần là ghét Mỹ. Có những người công nhận sự giúp đỡ của người Mỹ rất cần thiết tuy có hậu quả không tốt đối với xă hội Việt Nam và họ chấp nhận điều này như là một cái giá phải trả nếu so sánh với sự chọn lựa kia là bị Cộng sản thống trị. Và cuối cùng là những người vẫn không hiểu nổi tại sao một quốc gia lại có thể hi sinh con em họ một cách cao thượng như vậy để chiến đấu cho nền tự do của người khác mà chẳng v́ lợi lộc ǵ cho họ cả. Lương và phần lớn các bạn bè trong trường Vơ Bị Quốc Gia thuộc vào nhóm này.

 

Trước khi về Tiểu đoàn 3, Lương đă khá quen thuộc với sự liên hệ đặc biệt giữa TQLC Việt Nam và TQLC Hoa Kỳ. Khi anh nắm quyền Trung đội trưởng, anh đă được các binh sĩ kể lại về Đại úy Ripley mà anh chỉ thoáng gặp qua và luôn luôn với sự hiện diện của Thiếu tá B́nh. Họ nói với một sự kính nể ngang với sự trọng vọng đối với viên Tiểu đoàn trưởng thân thương. Trong buổi trưa ngày Chủ nhật đó khi anh và các binh sĩ của Trung đội quan sát từ 100 thước phía Nam cây cầu những chuyện mà tay Đại úy Hoa Kỳ đó đang cố gắng thực hiện th́ anh hiểu ra lư do của sự kính nể và trọng vọng đó.

 

Trung đội của Lương được Đại đội trưởng 4 giao nhiệm vụ làm đơn vị trừ bị. Giống như tất cả các trung đội khác trong toàn thể các đại đội của Tiểu đoàn 3 (và thực tế là trong toàn bộ binh chủng TQLC Việt Nam) Lương may mắn có trong tay một dúm nhân viên chỉ huy gồm các trung sĩ và hạ sĩ quan chuyên nghiệp giỏi. (Với cương vị Trung đội trưởng Trung đội 1, Lương c̣n được may mắn hơn nữa là đă có không phải một mà là hai thượng sĩ giúp anh điều hành đơn vị rất đâu vào đó). Ḷng nhiệt thành quyết tâm sát cộng của từng người cũng như của tập thể sánh ngang tầm hay c̣n vượt xa hơn những điều mà chỉ huy họ mong đợi; và giống như trong TQLC Hoa Kỳ, binh chủng TQLC Việt Nam cũng dựa hoàn toàn vào khả năng chỉ huy của các đơn vị nhỏ. Phía Việt Nam cũng bắt chước theo lối của Mỹ bằng cách chú ư nhiều vào công tác huấn luyện và thường xuyên cho các hạ sĩ quan đi tu nghiệp thêm.

 

Cùng với các thành phần c̣n lại của đại đội pḥng thủ sườn trái của tiểu đoàn đối diện với hướng Bắc của ḍng sông Cửa Việt, Lương và 36 binh sĩ TQLC của anh ở đàng sau, cách mặt trận gần nhất không bao xa. Trung đội của Lương nằm khoảng 100 thước phía Nam chân cầu và được trải mỏng dọc theo Quốc lộ số 1 và cũng hướng ra phía Bắc. Ngay sát phía trái trung đội là cảnh hoang tàn của một tiệm vỏ ruột xe hơi nào đó mà vài ngày trước, chắc là một cơ sở thương măi sầm uất thay vỏ xe cho hàng trăm chiếc hai, ba, hay bốn bánh hàng ngày qua lại từ hai hướng. Dưới các loạt pháo kích bất tận của quân Bắc Việt bây giờ nơi đây chỉ c̣n lại cảnh đổ nát và hàng đống vỏ xe hơi nằm vương văi khắp nơi. Không cần phải đào hố cá nhân sâu hơn là cần thiết, các binh sĩ TQLC tháo vát của Trung đội 1, Đại đội 4 lập tức nhặt các vỏ xe để xếp thành hàng rào che chở cho pḥng tuyến của họ. Trong lúc chờ lệnh tăng viện cho pḥng tuyến chiến đấu nhỏ hẹp và chật chội của hai trong số các đại đội của Tiểu đoàn 3 đang có nhiệm vụ án ngữ, họ ung dung núp đàng sau những đống vỏ xe.

 

Trong lúc Ripley c̣n đang ở dưới cây cầu th́ các chiến hạm Hải quân Hoa Kỳ ngay sát ngoài biển vẫn liên tục bắn hải pháo vào những chỗ mà anh và Joel Eisenstein đă bàn soạn và phối hợp với nhau từ trước. Cho tới lúc này hải pháo của Hải quân là nguồn hỏa lực duy nhất có sẵn. Thời tiết đang từ từ khả quan hơn cho nên hi vọng sẽ có hỏa lực không quân yểm trợ trước khi ngày tàn.

 

TỪ NƠI ĐÂY CHO ĐẾN BỐN GIỜ THIÊN THU

 

Thời gian bốn tiếng đồng hồ Ripley ở dưới cầu Đông Hà lâu như thế nào? Bốn tiếng đồng hồ đủ để xem bộ phim "Trở về từ Địa Ngục" của Audie Murphy xuất thân từ một đứa trẻ trong một nông trại Texas hẻo lánh nghèo khổ, mồ côi, ốm đói, suy dinh dưỡng trở thành một chiến sĩ nhiều huy chương nhất trong thời Đệ Nhị Thế Chiến. Mà xem được những hai lần. Ripley hiện cũng đang đi vào vùng địa ngục như vậy trong bốn tiếng đồng hồ, có điều là anh chưa trở về được.

 

Bốn giờ đồng hồ cũng đủ để nghe bài "In-A-Gadda-Da-Vida" của nhóm Iron Butterfly phiên bản dài 17 phút 5 giây, 14 lần liên tục. Hay thưởng thức bản "Come & Go With Me" của ban Del Vikings ‒ bản nhạc đă tạo ra những kỷ niệm êm ái nhất của John và Moline ‒ gần 93 lần.

 

Bốn tiếng đồng hồ thừa đủ cho cựu biệt kích của toán Ripley Riders là Chuck Goggin chơi một trận bóng chày với nhiều hiệp phụ trội.

 

Bốn tiếng đồng hồ không đủ cho một chuyến bay từ Los Angeles đi Hawaii nhưng đủ thời gian ‒ nếu thuận sức gió ‒ cho viên phi công đến lúc đó thông báo cho hành khách biết về thủ tục hạ cánh và cho hay là cái mảnh đất khổng lồ phía tay phải phi cơ chính là đảo Hawaii đấy.

 

Bốn tiếng đồng hồ để thực hiện những điều Đại úy John Walter Ripley đang làm là một thời gian thật dài... Đặc biệt là những ǵ anh làm đă vượt quá sức người.

 

Sau 12 chuyến đi vào ḷng con quái vật là chiếc cầu Đông Hà, Ripley và Smock đă có thể vui mừng được trong chốc lát. Tất cả các khối thuốc nổ đă được đặt xong. Tuy nhiên, sau 12 chuyến đi về cài chất nổ và các dây truyền điện vẫn cần phải cho cho chúng phát nổ. Tất cả khối chất nổ tựa như những viên đạn bên ngoài khẩu súng; hoàn toàn vô dụng cho đến khi chúng được bắn đi. Ripley cần phải làm thêm một chuyến nữa để gài ng̣i nổ.

 

Trong một thế giới lư tưởng, nếu như Ripley có thể thực hiện mọi chuyện như trong sách vở giống như hồi anh học trong trường Biệt động quân ‒ là phương pháp an toàn và hay nhất ‒ th́ anh sẽ sử dụng kềm cắt Crimper và ng̣i nổ điện. Công việc anh làm sẽ nhanh chóng gọn gàng và chỉ cần nhấn một cái là cây cầu sẽ sập xuống sông ngay. Nhưng cái buổi trưa Chủ nhật Phục Sinh tại Đông Hà khác xa với Camp Darby và khu rừng Georgia. Tuy không có điều kiện lư tưởng nhưng trường Biệt động quân cũng đă nhấn mạnh về khái niệm tháo vát và linh động ngoài chiến trường. Thuộc ḷng khái niệm huấn luyện Biệt động này, Ripley định bụng sẽ cho nổ bằng những thiết bị mà nhóm công binh chiến đấu VNCH đă để lại cho anh.

 

Trong cái đống chất nổ mà toán công binh chiến đấu bỏ lại trước đó, cả Ripley lẫn Smock không thấy ng̣i nổ điện và kềm cắt crimper ở đâu cả. Những thứ này sẽ làm cho công việc nối ng̣i nổ vào dây diện dễ hơn nhiều. C̣n kềm Crimper là một loại dụng cụ duy nhất dùng để cắt cái vỏ kim loại tương đối mỏng manh của cái hộp có kích thước cỡ như một gói thuốc Lucky Strike trong đó có chứa bộ phận ng̣i nổ. Một khi cái hộp được mở ra và bóp chặt bên đầu hở th́ ng̣i nổ được giữ cố định tại chỗ cho đến khi có một luồng điện được truyền qua dây dẫn th́... Đùng! Trong trường hợp không có kềm th́ "dụng cụ" tốt nhất là bộ răng; cắn mạnh vào kim loại để bảo đảm ng̣i nổ nằm yên tại chỗ. Ngoài cái cảm giác lạnh lẽo và ê răng khi cắn mạnh vào kim khí lạnh buốt, c̣n có cái nguy cơ mà người ta gọi là bị "lột xương hàm" (jaw-boning) khi chiếc ng̣i bị phát nổ quá sớm trong miệng làm hư hết mọi chuyện.

 

Ngoài ra, thay v́ có bộ phận kích nổ bằng điện th́ Ripley chỉ t́m được loại dây nổ bằng thời gian. Loại này kém hiệu quả và không chính xác do đó nguy hiểm hơn loại bằng điện rất nhiều. Nhưng chỉ có vậy mà thôi và Ripley đă đi quá xa rồi để c̣n có thể ngưng hay lo âu về vấn đề an toàn. Anh không muốn bị thất bại sau khi đă hoàn thành được bao nhiêu là chuyện một cách tốt đẹp. Anh dự định sẽ sử dụng phương pháp thứ hai này theo khái niệm linh động mà trường Biệt động đă dạy anh bao nhiêu năm qua.

 

Sử dụng dây nổ bằng thời gian đă tăng thêm nguy cơ thất bại cho Ripley hay thậm chí có thể làm anh bị banh xác trước khi chạy ra khỏi cây cầu. Nó giống như xài một khẩu shotgun (tầm ngắn) thay v́ một khẩu súng săn tầm dài để hạ một con thú lớn cần phải bắn từ xa. Dây kích nổ bằng thời gian đ̣i hỏi khá nhiều sự may mắn, lời cầu nguyện và sự phỏng đoán. Tuy nhiên ngay trong lúc này th́ đó là phương cách duy nhất có thể làm được. Ripley sửa soạn các ng̣i nổ và trở lại một lần nữa dưới gầm cầu trong lằn đạn để gắn vào các khối thuốc nổ. Anh châm ng̣i nổ và chạy như tên bắn về lại chỗ tương đối an toàn của Jim Smock với một tốc độ mà anh không hề nghĩ là anh c̣n đủ sức để chạy nhanh như vậy.

 

Trong đầu Ripley vẫn c̣n một phương cách thứ ba và cuối cùng. Anh biết khá nhiều về sự cần thiết phải linh động khi sử dụng chất nổ, do đó anh hiểu là anh vẫn c̣n có thể tháo ng̣i nổ của một trái lựu đạn mà anh đeo theo trên giây thắt lưng H-harness hoặc trong một cái túi đựng đạn dược, và gắn vào khối TNT. Cái kẹt khi dùng phương cách này là một khi chốt lựu đạn đă được tháo ra th́ anh chỉ có tối đa bốn giây đồng hồ để chạy ra khỏi vùng trước khi nó phát nổ. Trên thực tế th́ đó là một phương cách tự sát mà thôi. Dù vậy, từ lúc khởi đầu khi nhận nhiệm vụ Ripley đă tự xác định và biết rằng cơ hội sống sót của anh rất thấp. Anh quyết định là nếu bọn Bắc Việt hạ được anh, hay nhận thấy chắc chắn đoạn kết đă đến th́ mặc dù cây cầu chỉ được gài chất nổ một phần, anh sẽ sử dụng phương cách thứ ba này và làm sập được bao nhiêu tốt bấy nhiêu. Ripley không muốn bị thất bại khi đă thành công được đến như thế này.

 

Hoàn toàn kiệt sức, anh đă làm hết khả năng của ḿnh. Nếu các ng̣i nổ v́ lư do nào đó không bị tịt ng̣i, bị dập tắt hay tuột ra mất bởi bọn Bắc Việt th́ chiếc cầu sẽ phải nổ. Trước hay sau ǵ cũng vậy. Trong lúc anh và Smock nằm chờ đó, cùng kiệt sức như nhau th́ cả hai có một chút thời gian để mà tán gẫu với nhau. Cuộc trao đổi diễu cợt giữa hai sĩ quan khác ngành và binh chủng với nhau (Ripley là sĩ quan bộ binh và Smock là sĩ quan thiết giáp) đáng lẽ có thể xẩy ra tại quầy rượu của một câu lạc bộ sĩ quan nào đó thay v́ tại một chỗ khuất của gầm một cái cầu sắp phát nổ với hàng ngàn địch quân cách đó hai trăm thước chỉ lăm le sát hại họ.

 

Trong lúc đang pha tṛ, Ripley t́nh cờ quay qua một bên và thấy một cái hộp mà v́ lư do nào đó anh bỏ sót trong cơn căng thẳng trước đó. Hộp ng̣i nổ điện. Trời ơi đất hỡi, hộp ng̣i nổ điện! Mặc dù khối lượng đạn súng cá nhân bên địch bắn qua dường như càng lúc càng nhiều, trong ḷng Ripley nổi lên cái cơn thôi thúc không thể diễn tả được, cái cảm giác cùng cực, không diễn tả nổi và hoàn toàn vô lư là nếu muốn làm đúng, muốn chắc chắn 99,44% là cây cầu sẽ nổ là phải trở lại ‒ một lần nữa ‒ để gắn thêm ng̣i nổ điện này. Anh là loại người cầu toàn trong cái nhiệm vụ khó khăn ngh́n trùng này. Ripley không muốn bị thất bại khi đă thành công được như vầy.

 

Trở lại một lần nữa thật sự là một điều hoàn toàn viển vông. Nếu Ripley là một con mèo th́ anh đă sử dụng hết chín mạng sống của anh từ lúc làm Đại đội trưởng Lima 6 vào năm 1967 rồi. Trong cái ngày Chủ nhật lễ Phục sinh 1972 anh lại bị rơi vào một t́nh huống mới để đánh đu với số mạng, t́nh huống cần đến mức độ phước lành và may mắn vượt qua hết tất cả những ǵ con người có thể có được. Lần quay lại để gắn ng̣i nổ lần đầu đă quá lắm rồi. Bây giờ t́m ra những ng̣i nổ mới này thích hợp hơn đă khiến Ripley mất cả lư trí. Chắc chắn là anh sẽ gục ngă v́ kiệt sức. Chắc chắn là bọn Bắc Việt cuối cùng sẽ nhắm đúng và xơi cái bàn tọa mệt mỏi của anh; giải thoát cho anh khỏi cái gánh nặng thể chất và tinh thần anh đang phải đeo. Lần gài ng̣i nổ đầu tiên chắc cũng đủ rồi. Có thể. Nhưng cũng có thể chưa đủ. Điều này làm anh suy nghĩ. Với tất cả sức lực đă bỏ ra, với tất cả mồ hôi và máu đă đổ ra, anh muốn chắc chắn là cây cầu phải nổ. Ripley không muốn bị thất bại khi đă thành công được như vầy.

 

T́nh trạng của Ripley giống như đang trong một giấc mơ kỳ lạ nhưng thường xẩy ra khi một người cứ thấy ḿnh mong mỏi làm một chuyện ǵ đó không thể làm được, cố gắng thực hiện tới lui hoài một nghĩa cử nào đó nhưng vẫn cứ bị thất bại măi. Giải pháp hợp lư nhất là phải tỉnh dậy ngay. Nếu đây là một cơn ác mộng th́ chuông báo thức phải rung đi là vừa. Không có cách giải thích bằng lư luận nào cho cái chuyện mà Ripley định làm. Nếu làm nữa th́ giống như bắt lực sĩ chạy một dặm Jim Ryun nổi tiếng nhất qua màn ngoạn mục trong ṿng đua cuối cùng, lại phải chạy thêm một dặm nữa ngay sau khi đă phá được kỷ lục thế giới một cách kỳ diệu, mà phải chạy nhanh hơn. Con người có thể chạy nổi thêm bao nhiêu ṿng đua cuối nữa? Ripley đă chạy ṿng đua cuối của anh lâu hơn là anh tưởng. Anh đă hết hơi từ lâu, lâu lắm rồi. Chuyện mà anh nghĩ cần phải làm ‒ một lần nữa ‒ đơn giản là không thể làm được. Vậy mà anh lại quyết tâm làm.

 

Thế rồi anh thực hiện chuyện đó. Vừa tiếp tục hát và cầu nguyện thật to cho một ḿnh ḿnh nghe, anh vừa ḅ, vừa trườn và đu người ṭn ten trở lại cây cầu. Lúc này sợi dây nổ chậm vẫn c̣n đang cháy. Ripley cài ng̣i kích điện vào khối chất nổ rồi kéo sợi dây điện về vị trí cũ của anh và Smock. Hai người túm tụm lại với nhau. Trong lúc đó Smock cũng đă gài xong chất nổ vào cái cầu Tây cũ nhỏ hơn và kém ghê gớm hơn nằm trên thượng nguồn cạnh đó. Nếu ng̣i nổ điện c̣n tốt th́ cả hai cái cầu sẽ nổ cùng một lúc.

 

Bước tiếp theo và sau cùng tưởng là đơn giản hơn. Ripley chỉ cần làm một việc là lấy sợi dây dẫn mà anh đă nối với khối chất nổ rồi cho phát một luồng điện vừa đủ qua đó là mọi chuyện sẽ xong xuôi. Nhưng tại sao lại nghĩ rằng điều này sẽ suôn sẻ trong một ngày Chủ nhật lễ Phục Sinh? Chẳng có chuyện ǵ dễ dàng cả. Nó giống như họ đang ở trong một tṛ đùa gian ác của chương tŕnh Candid Camera. Ripley và Smock cùng nhau chạy thục mạng về một vị trí khác, xa chiếc cầu hơn và kéo theo sợi dây điện.

 

T́nh h́nh giống như một trong những phim bộ hồi hộp của Hollywood mà trong đó Ripley đóng vai "Don Winslow của Hải quân" hay "Cowboy Tom Mix" và dẫn khán giả qua những hồi phụ khác. Trong rạp hát đă hết cả bắp rang và kẹo Milk Duds từ lâu rồi. Đă quá thời điểm "cụp lạc" của cuốn phim. Mọi người thuộc chính phái đă sẵn sàng, giờ đang cầu nguyện và chờ đợi cái đỉnh cao ngoạn mục, nghẹt thở và tiếp theo đó là một đoạn kết tốt đẹp. Tuy nhiên điều đó chưa xẩy ra ngay.

 

Ripley cần một cái hộp phát điện ‒ một bộ phận to nhỏ tùy theo cách dùng ‒ với một cái cần, sau khi đă nối cẩn thận dây điện vào xong th́ kéo lên và ấn mạnh hết cỡ xuống, hoặc nếu là loại nhỏ hơn th́ chỉ cần bóp bằng tay, để truyền một luồng điện qua sợi dây dẫn đến các khối chất nổ đă được cài sẵn và... thế là xong việc. Tuy nhiên cả Ripley và Smock không t́m ra được cái nào cả. Không sao. Ripley đă học qua lớp Biệt động nên hiểu là dùng nguồn điện nào cũng được.

 

Gần đó có một chiếc xe jeep vừa bị trúng đạn pháo kích. Chiếc xe bị lật qua một bên, do đó Ripley t́m thấy cái b́nh điện ở dưới ghế tài xế khá dễ. Các bánh xe vẫn c̣n đang cháy trong lúc anh t́m hai đầu mối của cái b́nh điện. Mùi vỏ xe cháy hăng hắc và cao su bị chảy xông lên nồng nặc.

 

Anh đă làm xong được sợi dây nối vào khối chất nổ bằng cách dùng con dao K-bar lột đi cái vỏ bọc để nó có thể truyền điện được. Sau đó, như một thằng khùng, anh vội vàng và hấp tấp dí hai đầu dây vào hai cực b́nh điện, hi vọng làm nên sự việc. Chẳng có ǵ xẩy ra cả. Anh lại chập hai đầu dây điện vào các mối ch́ nữa, rồi lại đảo cực một lần, hai lần... năm lần, sáu... chín, mười lần nữa... vô ích. Lần này th́ anh thực sự không thể trở lại được, dù có chạy nổi với tốc độ một dặm dưới bốn phút. Địch bắn như mưa rào từ phía Bắc bờ sông. Bọn Bắc Việt đă phát hiện ra anh. Và đột nhiên... nó xảy ra.

 

Ngay lúc này th́ sự chiến thắng chỉ là một khái niệm tạm thời mang tính chất chuyển tiếp. Sức nổ của khối thuốc mà Ripley đă khổ sở đặt trong bốn tiếng đồng hồ vô tận vừa qua với toàn bộ sức lực phi thường của nhân vật Hercules trong thần thoại Hy Lạp đă làm anh bàng hoàng vừa theo nghĩa đen và nghĩa bóng. Luồng áp lực ban đầu của sức nổ đă chụp lên người anh trước cả khi anh nghe cái tiếng động ầm ầm điếc tai của chiếc cầu bị nổ tung lên trời và đă làm anh bị bắn lên cao, chân đạp gió giống như bị nhấc bổng khỏi mặt đất bởi bàn tay khổng lồ vô h́nh của Chúa vậy.

 

Ripley không quay mặt về hướng cây cầu khi xẩy ra vụ nổ. Lúc đó anh c̣n đang lo che chở và hối hả đẩy đi một đứa bé gái Việt Nam c̣n quanh quẩn trong vùng mà bà mẹ th́ đang chạy đàng trước vào khoảng hơn 20 thước ra khỏi vùng chiến sự. Cảnh tượng cả hai mẹ con lọt trong ṿng địa ngục đă làm anh nhói tim. Nó làm anh phải nghĩ về những đứa con của anh lầu đầu tiên kể từ lúc anh bắt đầu đặt các khối thuốc nổ. Đứa bé đặc biệt này, giống như mọi đứa trẻ Việt Nam khác, trông nhỏ hơn so với với tuổi, quá nhỏ nếu so với tiêu chuẩn của người Mỹ. Anh đoán là cô bé lớn tuổi hơn đứa con lớn nhất của anh là Steven nhưng ốm yếu và chắc nhẹ cân hơn đứa con nhỏ nhất của anh là Thomas.

 

Vụ nổ đối với Ripley là một cảnh tượng lạ lùng và tuyệt đẹp một cách không bút nào tả được. Nó lại c̣n được diễn ra một cách chậm răi giống như muốn cho phép anh được chứng kiến một cơn ác mộng nay đă chấm dứt và trở thành một giấc mộng lành. Anh thấy từng mảng bê-tông trắng và từng miếng sắt cong queo xoay ṿng trên trời. Những tấm gỗ trên cầu tiếp giáp với những phần bị nổ tung đă bắt đầu bốc cháy. H́nh ảnh những khoảng trống tạo ra giữa các nhịp cầu là một cảnh tượng hết sức yên tâm. Cây cầu sắt Tây cũ cũng đă bị phá hủy luôn cùng một lúc. Bọn thiết giáp và xe cộ Bắc Việt tạm thời không thể nào vượt qua sông Cửa Việt tại Đông Hà được nữa.

 

Trong một thoáng chốc, cuộc chiến chung quanh khu vực gần đó, ít nhất là trong tầm  súng cá nhân, đột nhiên tắt hẳn. Yên lặng hoàn toàn. Từ phía Bắc sông Cửa Việt, bọn Bắc Việt cuối cùng đă nhận ra quá trễ là lẽ ra chúng phải chú ư nhiều hơn vào cái tên lạ lùng với cặp chân thỉnh thoảng ló ra ngoài khi anh ta đang di chuyển ở dưới gầm cầu. Các binh sĩ Sói Biển ‒ mà toàn bộ là cổ động viên cho Ripley ‒ đă vùng lên ḥ reo khi chiếc cầu phát nổ và tiếng súng ngưng lại hoàn toàn.

 

Trong cái phút mừng vui như mở hội tức thời sau đó Ripley hăng máu chụp lấy cái máy truyền tin từ anh chàng Nhă đang sướng rên để gọi về ngay cho Trung tá Turley tại Trung Tâm Hành Quân. Turley hiểu ngay thông điệp khi Ripley vừa nói ra. "Cầu Đông Hà đă sập rồi. Tôi nói lại lần nữa... Cầu đă sập. Hết..." Và đó là như vậy.

 

Khi nhận được cú gọi, Turley có thể nhận thấy sự nóng nảy và t́nh trạng kiệt sức của Ripley. Mặc dù anh rất biết ơn cây cầu đă cháy và đă rơi xuống sông nhưng anh không thể cảm nhận được những ǵ Ripley đă phải trải qua để phá hủy nổi cây cầu. Turley chưa bao giờ thấy cầu Đông Hà, và anh cũng không hiểu hết các sự khó khăn mà viên đại úy trẻ đă phải đối phó. Anh ra lệnh cho một tay đại úy cùng phiên gác với anh tại Trung Tâm Hành Quân ghi nhận bức thông điệp vào lúc 4 giờ 30 phút.

 

Cuối cùng, tự biết ḿnh đă quá mệt mỏi rồi, Ripley nằm tựa vào một cái hầm lô cốt cách cây cầu một quăng xa. Anh lập tức được cả chục binh sĩ của Đại đội 1 và Đại đội 4 vây quanh. Mọi người vỗ vào vai anh, đụng vào người anh giống như sẽ mang may mắn lại cho họ, làm như anh là Chúa Ki-Tô đang chữa lành cho người cùi vậy. Họ reo ḥ một cách nhiệt thành "Cám ơn Đại úy." "Bắc Việt chết rồi." Văn hóa và phong cách nghiêm ngặt của TQLC không cho phép các binh sĩ Sói Biển biểu lộ t́nh cảm một cách lộ liễu và thân mật như vậy đối với các cấp chỉ huy nhưng Đại úy "Ríp-Li" là cố vấn của họ!

 

Tay cận vệ chính của B́nh làm anh ngạc nhiên nhất trong cái giây phút kiệt lực v́ quá sức đó. Vị trí cận vệ chính cho Tiểu đoàn trưởng, ít nhất là trong Tiểu đoàn 3, được dành cho người chiến sĩ dữ dằn và đáng nể nhất của cả nhóm. Ripley biết tên anh là "Dzắc: hay "Dzắc ba ngón" v́ ngón cái trong tiếng Anh không được tính là “finger”, anh đă tự ư chặt đi hai đốt của ngón út bàn tay trái để chứng tỏ ḷng trung thành với Tiểu đoàn trưởng. Người chiến binh với tinh thần "hiệp sĩ" hay "hiệp-sĩ-đạo" này đích thị là một quái nhân của thế kỷ thứ 20.

 

Theo sự nhận xét của Ripley, Dzắc có một vị trí độc nhất trong Tiểu đoàn 3 và được nể nang c̣n hơn các hạ sĩ quan thâm niên nhất, dầy dạn, nổi tiếng nhất thuộc đội "Cận vệ già" đối với các sĩ quan trẻ và binh lính mà Ripley đă từng chỉ huy. Đối với Ripley, Dzắc là mẫu người bí hiểm một cách khó hiểu, thâm thúy không thể đo lường được giống như tinh thần Đông phương đối với hầu hết người Tây phương vậy. Ripley cảm thấy Dzắc tượng trưng cho mẫu đứa "con tinh thần" của binh chủng TQLC Việt Nam qua sự nhiệt thành và ḷng hi sinh. Lúc nào B́nh đi đâu là Dzắc đi theo đó. Bất cứ lúc nào B́nh ở đâu là Dzắc án ngữ bên cạnh canh chừng các sự nguy hiểm có thể xẩy ra cho nhân vật mà anh đă tự nguyện hi sinh mạng sống để bảo vệ. Mặc dù không hề cố ư hay có ảo tưởng ǵ nhưng Ripley có cảm giác ánh mắt của Dzắc mang cái sắc thái dữ dội của một đấu sĩ giác đấu thời cổ La mă. Ripley tin trong ḷng Dzắc là hậu duệ trực tiếp của Thành Cát Tư Hăn. Tất cả các chiến sĩ TQLC, kể cả các đại úy, trung úy và thiếu úy của B́nh đều kính trọng Dzắc.

 

Giống như Nhă nhưng theo một phong cách dữ tợn hơn, Dzắc hoàn toàn quên ḿnh trong sự tận tâm và anh có mặt bất kỳ chỗ nào có B́nh. Dù B́nh ngủ rất ít nhưng Dzắc dường như là luôn luôn có mặt lúc cả hai đi ngủ và Dzắc là người thức dậy trước viên Thiếu tá. Anh lúc nào cũng có mặt mà không hề biết mệt mỏi hay biểu lộ một chút xúc cảm nào cả. Anh là như vậy. Đối với người Mỹ, họ thường thích các nhân vật lạnh lùng hơn so với những người sôi nổi và vui vẻ th́ Dzắc đúng là mẫu người trầm lặng và đàng hoàng chính trực. Anh làm cho tài tử Charles Bronson trở nên một con người náo nhiệt. Và nếu đạo diễn Sergio Leone có đi qua phương Đông để quay một cuốn phim Á châu theo lối cao bồi Viễn Tây rẻ tiền của ông và muốn t́m một nhân vật Đông phương để đóng vai "Con người vô danh" (Man with No Name) th́ Dzắc có thể đóng giỏi hơn Clint Eastwood. Anh là thứ thiệt.

 

Dzắc từ từ cũng mến và kính trọng Ripley hơn. Qua thời gian, Dzắc thực sự trở thành cận vệ cho Ripley luôn, không phải anh nhận được lệnh phải làm như vậy nhưng chính v́ ḷng tự nguyện và anh cũng cảm thấy trọng vọng và quan tâm chân thật đến vị Đại úy Hoa Kỳ. Điều này khá bất thường cho dù sự tương quan giữa hai binh chủng TQLC Việt Nam và Hoa Kỳ rất chặt chẽ. Ripley cũng kính trọng Dzắc không kém. Hai người chiến binh từ hai nền văn hóa hoàn toàn khác nhau mặc dù có sự bất đồng về ngôn ngữ đă có khả năng vượt qua được các trở ngại nhỏ đó.

 

John Ripley rất bực ḿnh là các chương tŕnh truyền h́nh tin tức buổi tối tại nhà muôn đời chỉ chiếu các đoạn phim mô tả những chuyện như cuộc rút lui hèn hạ của Trung đoàn 57 hay các hành động không mang chút ǵ là tinh thần chiến đấu của một số binh sĩ VNCH. Phải chi dân trong nước có thể được xem sự cống hiến và ḷng trung thành của những người như B́nh, Nhă và Dzắc, cùng với các binh sĩ c̣n lại của T́ểu đoàn 3 th́ họ mới cảm nhận được tinh thần chống cộng sâu sắc của những người này.

 

Mặc dù Ripley hiểu là anh và Smock đă thực hiện được một chuyện đầy ư nghĩa và mặc dù ngay lúc này đây, t́nh h́nh chiến sự có vẻ đă tạm lắng, nhưng anh biết vẫn chưa phải là chiến thắng theo cái nghĩa chung cuộc. Không có chuyện khui rượu champagne, không nhảy nhót ăn mừng chiến thắng và anh cũng chưa sẵn sàng đi Disneyland chơi. Không một ai bảo bọn Bắc Việt là cuộc chiến đă chấm dứt cả. Nhưng với chiếc cầu đă bị phá hủy rồi th́ cuối cùng Ripley đă có thể nghỉ ngơi đôi chút, tuy chỉ là một thoáng ngắn ngủi. Anh không nhớ là có lúc nào anh mệt mỏi như thế này không khi c̣n làm Đại đội trưởng Lima 6. Đă năm năm trôi qua rồi, cả một chặng đời trước đó. Anh cảm thấy quá kiệt sức đến độ bắt đầu có ảo giác trong đầu.

 

Dzắc xuất hiện trong đám TQLC đang bao quanh và chúc mừng Ripley. Không một chút phô trương hay ồn ào, nhóm TQLC tự động tách ra và giống như Moses tại Biển Đỏ, một khoảng cách được mở ra khi Dzắc tiến đến viên cố vấn. Ripley đang nằm dưới đất tựa lưng vào thành lô-cốt khi Dzắc đến trước mặt anh. Anh cầm trong tay, cái bàn tay bị thiếu ngón, một hộp sữa đặc. Trong tay kia là con dao trận đă rút ra khỏi bao và trước khi ngồi xuống bên cạnh Đại úy Ripley, anh cắm con dao vào nắp hộp và đục một cái lỗ vừa đủ để có thể đút phần ngón tay út c̣n lại vào được.

 

Không biết chắc là Dzắc định làm ǵ nhưng Ripley vẫn giữ vị thế nằm ngửa. Với một sự tŕu mến như cha đối với con, tay chiến binh dữ tợn nhất của toàn bộ các Sói Biển tháo cái nón sắt của Đại úy Ripley ra, ôm đầu anh trong ḷng và bắt đầu xoa bóp cổ và vai với một động tác mạnh dạn và nhẹ nhàng. Thỉnh thoảng, giống như một phụ huynh đang dỗ dành một đứa bé đang sợ hăi, Dzắc nói những câu mà Ripley chưa bao giờ nghe đến nhưng có thể đoán được phần nào ư nghĩa qua cái giọng êm dịu và nhẹ nhàng; "Sữa, Đại úy, sữa..." Không một chút vội vă giống như họ có đầy đủ thời gian trên cơi đời này, Dzắc tiếp tục xoa bóp cho máu huyết lưu thông trở lại trong cái cơ thể hoàn toàn kiệt lực của Ripley. Vừa xoa nắn anh bạn người Mỹ, Dzắc vừa đút ngón tay út vào cái hộp sữa, cái ngón tay mà lần cuối cùng anh rửa ráy sạch sẽ chắc cũng từ hồi trước khi đánh nhau; và mỗi lần như vậy anh móc ra một chút chất ngọt đặc quánh, đút vào miệng viên cố vấn. "Sữa, Đại úy, sữa..."Ripley cảm thấy cái cơ thể đang tuyệt vọng cần một chút chất dinh dưỡng từ từ hồi sinh lại nhưng anh vẫn không chắc là anh c̣n ảo tưởng nữa hay không... "Sữa, Đại úy, sữa..."

 

TRỞ LẠI VỚI TRUNG TÂM HÀNH QUÂN

 

Chuyện làm của Ripley và Smock không hề kém chuyện thần kỳ. Tinh thần trong Trung Tâm Hành Quân đă lên cao hơn một chút. T́nh h́nh chiến sự vẫn c̣n đen tối nhưng đă bớt đi một chút so với trước. Việc phá hủy cầu Đông Hà là một biến cố có tác động và hiệu quả mang tính chiến lược. Ai cũng biết điều đó v́ ai cũng biết xem bản đồ cả.

 

Tin tức t́nh báo về khả năng địch ngay tại chỗ hay gần điểm đụng độ Đông Hà không đủ để xét đoán bọn chúng có đủ phương tiện kỹ thuật và vật liệu cầu đường để bắc một cây cầu dă chiến hay không. Bọn Bắc Việt đă chứng tỏ có pháo binh gần như là vô tận và một khối lượng quân số và chiến xa nhiều hơn là mọi người tưởng hồi ban đầu. Tuy nhiên, mặc dù chúng có thừa trang thiết bị và nhân lực mang được vào chiến trường, nhưng chúng vẫn không ngờ đến sự quyết tâm của Turley, phát đạn may mắn của Lượm, tinh thần vững vàng của Ripley cùng với sức chịu đựng và ḷng can đảm của anh, cũng như ḷng dũng cảm của B́nh.

 

Trước khi cuộc công kích được phát động, mọi người đă ghi nhận nỗ lực pḥng không của địch đă được tăng cường mạnh hơn. Tuy nhiên chắc là bọn chúng không có khả năng tại chỗ để sửa chữa cây cầu hầu cho các chiến xa T-54 có thể vượt qua được. Hỏa lực hải pháo sẽ làm cho nỗ lực này trở thành vô cùng đắt giá. Nhưng c̣n những chiếc PT-76 th́ sao? Những chiếc này được biết có khả năng lội nước. Không, Turley và nhóm nhân viên Việt Mỹ mỏi mệt của anh tin là động tác tới đây của địch là chuyển mục tiêu qua phía Cam Lộ. Bọn gian ác cũng có bản đồ tốt vậy, và t́nh báo chiến trường giỏi nữa. Tại Cam Lộ c̣n một cây cầu bắc ngang sông Cửa Việt có đủ khả năng chịu đựng chiến xa T-54; và lại không sợ bị hải pháo nữa. Vả lại hỏa lực pháo binh tại Cam Lộ đă chắc chắn bị tắt tiếng qua vụ Camp Carroll th́ mối nguy duy nhất c̣n lại đối với bọn Bắc Việt là hỏa lực không quân Đồng minh nếu họ có thể mang nổi vào trận địa.

 

Gerry được báo cáo thường xuyên bởi viên sĩ quan liên lạc Không quân. Như đă được hứa trước đó, thời tiết đă thay đổi khá hơn và Thiếu tá Brookband đang nói chuyện với những người có trách nhiệm riêng trong việc điều động các phương tiện Không quân để sử dụng vào cái môi trường đầy mục tiêu này. Đồng thời phe Đồng minh cũng tin là địch đă mang vào một sức mạnh pḥng không đáng kể tới tuyến đầu của mặt trận. Họ sẽ sớm nhận ra mối nguy hiểm chết người này như thế nào. Ngoài ra cũng c̣n hơn bẩy tiếng đồng hồ th́ ngày lễ Phục Sinh mới chấm dứt và họ sẽ c̣n phải tiếp tục chiến đấu nữa. Chiến sự trong ngày c̣n lâu mới kết thúc.