Nhắc lại sơ lược nội vụ
Moritzburg là một thị trấn với dân số chưa đến một vạn người nằm trên phần đất Đông Đức cũ. Tháng bảy năm 1955, Việt cộng bắt đầu gửi 149 thanh thiếu niên từ 9 đến 15 tuổi sang học nghề tại một ngôi trường ở Moritzburg để được đào tạo thành thợ chuyên môn. Theo kế hoạch, có tất cả lối 350 “du sinh“ được sang Moritzburg. Mùa hè năm 1957, lănh tụ Việt cộng họ Hồ công du Đông Đức và nhân dịp đó, ghé thăm “các cháu thiếu niên nhi đồng“. Cộng sản Đức-Việt bèn dựng lên một khu lưu niệm “Bác Hồ“ trong vùng Moritzburg. Khi chế độ cộng sản tiêu vong, khu kỷ niệm bị bỏ phế và hiện thuộc quyền quản trị của nhà thờ Tin lành. Hầu như không ai buồn nhớ đến nó nữa. Vết tích c̣n tồn tại là một vài cột trụ và một vài viên gạch bằng đá hoa cương đứng trơ trọi hay nằm ch́m sâu trong cỏ hoang cây dại. Năm ngoái, phía Việt cộng đă bỏ tiền ra sửa chữa sơ bộ nhưng khi họ làm đơn xin phép thiết lập một hàng rào bao quanh khu vực th́ Bộ phận Kỹ thuật thuộc Hội đồng Đại biểu địa phương đă bác bỏ đơn.
Ngày thứ năm 19.05.2016, để theo t́m dấu chân “Bác“, viên đại sứ Việt cộng tại Berlin là Đoàn Xuân Hưng, một dân biểu Đức, ông Andreas Lämmel, thuộc đảng bảo thủ CDU và một doanh nhân Việt cộng tên Vơ Văn Long cùng đến thăm tàn tích Việt cộng liên quan đến Hồ Chí Minh ở Moritzburg. Viên đại sứ Việt cộng đề cập đến kế hoạch tân trang khu kỷ niệm và hứa hẹn với phía Đức là nếu dự án này thành công th́ sẽ có nhiều du khách Việt Nam đến thăm viếng. Phía Việt cộng gợi ư sẽ chịu tất cả phí tổn sửa sang di tích lịch sử. Ông Thị trưởng Jörg Hänisch cho biết trên nguyên tắc ông ta ủng hộ dự án nhưng nói thêm ngay là nước Đức là một quốc gia pháp trị nên mọi quyết định dân chủ đều không đơn giản và đ̣i hỏi nhiều thời gian.
Đập tan “ư đồ“ vinh danh “Bác“
Phe Việt cộng chọn đúng ngày 19.05, cái ngày được họ bố láo tuyên bố là sinh nhật họ Hồ, để tổ chức buổi thăm viếng. Ngỏ ư với các nhân vật khác trong phái đoàn gồm đôi bên khách và chủ, doanh nhân Việt cộng Vơ Văn Long tŕnh bày dự án tân trang khu lưu niệm “Bác Hồ“. Một trong những thành phần của dự án là xây dựng một ngôi nhà gỗ nhỏ theo kiểu Việt Nam mà người Việt nào cũng biết chính là một kiến trúc thu nhỏ của ngôi nhà sàn vốn là hoàng cung Bắc bộ phủ. Rơ ràng người ta muốn vinh danh một tên tội phạm nhân loại, một kẻ tiến hành diệt chủng, một thứ Hitler, Stalin Việt Nam.
Chẳng dè công luận phản ứng quá chừng mănh liệt. Người tỵ nạn Việt Nam trên đất Đức phản kháng đă đành mà người Đức cũng lên tiếng bác bỏ âm mưu thần thánh hoá một tên sát nhân tập thể. Ngay trong nội bộ Hội đồng Đại biểu Moritzburg, khối đa số CDU (gồm tám trên mười tám Đại biểu dân cử) cũng lên tiếng chống đối cùng với Bà Nữ Đại biểu Hội đồng Quản hạt Kirsten Muster thuộc Đảng Thiên hữu AfD. Ngoài ra, các Khối CDU thuộc nhiều địa phương như CDU-Kreisverband Meißen và CDU-Kreisverband Kassel cũng đồng thanh tán trợ lập trường đả kích tệ đoan sùng bái cá nhân lănh tụ cộng sản nói chung và họ Hồ nói riêng. Cùng lên tiếng phản đối mạnh mẽ có Bà Ute Junker, Bà Junker tự động tổ chức một trang mạng trên change.org và mời gọi mọi người kư tên.
Bà cựu Dân biểu CDU Vera Lengsfeld công bố một bản phân tích rất chi tiết nêu rơ những tội trạng họ Hồ từng phạm phải. Bà Dân biểu Tiểu bang Hessen tên Irmgard Klaff-Isselmann kêu gọi người đồng nghiệp đồng đảng là Dân biểu Liên bang Andreas Lämmel hăy trợ lực tập thể thuyền nhân tỵ nạn chứ đừng tham gia vinh danh một tên tội phạm nhân loại. Giám đốc UOKG, Union der Opferverbände Kommunistischer Gewaltherrschaft (Hiệp hội các Hội đoàn Nạn nhân Cộng sản Chuyên chính) viết thư gửi trực tiếp cho Thị trưởng Jörg Hänisch tŕnh bày luận cứ rằng xây dựng khu tưởng niệm họ Hồ là một hành động vô nghĩa, vô lư và vô ích.
Ông Bernhard Bannasch, một giới chức cao cấp thuộc Hội đồng Nghị viên Tiểu bang Sachsen gửi thư cho các nhân vật hữu trách Đức và cả cho Toà Đại sứ Hoa Kỳ lẫn Thượng Nghị sĩ John Mc Cain v́ Ông Bannasch chống đối lập luận của hai Ông Andreas Lämmel và Jörg Hänisch theo đó đám trẻ em Miền Bắc Việt Nam được gửi đến Moritzburg trong thập niên 50 thế kỷ qua v́ sinh mệnh bị chiến tranh đe dọa! Cô/Bà Jana Kellersmann phát động chiến dịch gửi thư cho từng người thuộc Hội đồng Nghị viên Thị trấn gồm mười tám người; Cô/Bà c̣n cẩn thận tính toán để kết luận rằng mỗi người làm như vậy sẽ tốn không đến 15 €! Dân biểu Đảng CDU Elmar Brok thuộc Quốc hội Âu châu t́m cách can thiệp qua đối thoại với Dân biểu cùng đảng CDU là Andreas Lämmel.
Ngay cả hai cựu “du sinh“ Moritzburg xưng tên họ là Ngụy Hữu Tâm và Phạm Công cũng công bố những luận chứng phản bác khu lưu niệm. Đầu tháng chín này, tờ tạp chí Der Stacheldraht (Giây kẽm gai) đăng một bài tường thuật dài hai trang do tôi viết tŕnh bày chi tiết nguyên nhân của sự chống đối, những tin tức sai lầm về lịch sử cận đại Việt Nam do Việt cộng truyền đạt cho các chính trị gia Đức cùng với đề nghị xử lư các di vật lịch sử một cách hợp công lư nhân loại và đúng công b́nh lịch sử. Tạp chí này phát hành mười ngàn bản mỗi kỳ và mỗi năm ra chín số. Toà soạn Der Stacheldraht chủ động đăng kèm bài viết của tôi h́nh chụp khu nhà sàn của “Bác“. Mới đây nhất, ngày 03.09.2016, kư giả Alexander W. Bauersfeld đă viết thư phản đối gửi đến Dân biểu Liên bang Andreas Lämmel đồng thời yêu cầu Tiểu ban Thỉnh nguyện thư Tiểu bang Sachsen ban hành Quyết nghị dẹp bỏ tấm bảng đồng mang tên họ tên độc tài Hồ Chí Minh.
Change.org · The world’s platform for change change.org Enables anyone, anywhere to start a petition, mobilize support, and win change in anything from local concerns to global issues. Includes national press coverage ... |
Trước làn sóng công phẫn dữ dội của công luận, nhóm đầu têu thay đổi chiến thuật. Họ chối bai bải, họ chối lia lịa, họ chối bay chối biến, họ chối sống chối chết là không hề có ư định vinh danh một ư thức hệ chính trị hay một cá nhân lănh tụ nào cả.
Hành động đáng tiếc của Diễn Đàn Việt Nam 21
Ngày 31.08.2016, từ Stuttgart, Diễn Đàn Việt Nam 21 phổ biến một Thông cáo Báo chí mang đầu đề : “Không xây dựng khu tưởng niệm Hồ Chí Minh tại Moritzburg, CHLB Đức“. Trong Thông cáo có những câu : (phía Đức) “khẳng định 'không xây dựng khu tưởng niệm Hồ Chí Minh“ (viết nghiêng và tô đậm theo y nguyên văn, T.V.T.) và “Yêu cầu của DĐVN 21 “Không có khu tưởng niệm Hồ Chí Minh tại Moritzburg-Đức“ (viết đứng và tô đậm theo y nguyên văn, T.V.T.) đă được đáp ứng.”
Như vậy, Diễn Đàn Việt Nam 21 đă được người Đức khẳng định là người Đức không làm một việc họ không dám làm, họ không thể làm, họ không có cách ǵ để làm hết v́ như đă tŕnh bày, làn sóng công phẫn phản ứng của công luận cả hai phía Việt và Đức đă khiến những thủ phạm phải dứt khoát từ bỏ dự án vinh danh họ Hồ ngay từ sau đợt phản kháng vũ băo đầu tiên của giới chống đối, nghĩa là ít nhất cũng từ mấy tháng nay rồi. Từ lâu rồi, kẻ làm sai làm trái đă công khai thú nhận không dám làm sai làm trái, bây giờ Diễn Đàn Việt Nam 21 cất công lặn lội từ Stuttgart Nam Đức lên Moritzburg Bắc Đức để được nghe rằng họ sẽ không dám làm sai làm trái! Một sự thú nhận [Diễn Đàn Việt Nam 21 gọi là “đáp ứng“(sic)] muộn màng, vô nghĩa và vô duyên mà có lẽ chỉ có Diễn đàn Việt Nam 21 mới hân hoan tiếp nhận!
Huống chi cung cách tiếp xúc với phía Đức một cách lẻ loi cô độc, trơ trọi một ḿnh của Diễn Đàn Việt Nam 21 – thay v́ bàn bạc với các tổ chức, hội đoàn, cá nhân khác để cùng phối hợp hành động – vô h́nh trung gây tác động tiêu cực lên cục diện chung. Chả thế mà ngay khi được tin hai nhân vật của Diễn Đàn đến Moritzburg gặp phía Đức, Bà Ute Junker, một trong những người tích cực nhất, có phản ứng sớm sủa nhất trong vụ Moritzburg, đă viết thư cho Thị trưởng Moritzburg với nhận xét “đối với chúng tôi việc ông Thị trưởng gặp gỡ Diễn Đàn Việt Nam 21 là không đáng kể“ (nguyên văn : Das Treffen mit Mitgliedern von“Forum 21“ ist für uns nicht relevant.)
Bà Junker đă thẳng thắn nói lên sự thật. Biết bao nhiêu đồng bào của Bà gồm đủ mọi thành phần xă hội : nhà văn, nhà báo, dân biểu, nghị viên, sử gia, chính trị gia đă cùng nhau lên tiếng, sát cánh cùng người Việt tỵ nạn cộng sản. Nay bỗng dưng chỉ có hai nhân vật Việt Nam đến gặp mặt phe thủ phạm! Chẳng những nhị vị không hề đại diện tập thể “boat people“ mà nhị vị cũng chẳng buồn đoái hoài đến đông đảo người Đức đáng khâm phục đáng kính trọng. Thông cáo Báo chí của Diễn Đàn Việt Nam 21 kết thúc như sau:
“Yêu cầu của DĐVN 21Không có khu tưởng niệm Hồ Chí Minh tại Moritzburg-Đức“ đă được đáp ứng. Thành quả này là kết quả chung cho mọi tổ chức, đoàn thể và những cá nhân thiện chí trong cộng đồng Việt Nam tại CHLBĐ đă cùng kiên tŕ đấu tranh từ lúc giới báo chí truyền thông tiếng Việt của nhà nước CSVN loan tin, phóng đại về ư nghĩa trùng tu khu lưu niệm học sinh thành nơi tưởng niệm HCM gây hoang mang và phẫn nộ trong cộng đồng VN.“ Chỉ một đoạn văn ngắn mà văn lư không thông.
Trước hết và như đă nói, DĐVN 21 yêu cầu không có khu tưởng niệm họ Hồ là nhè mở cánh cửa đă mở toang mở tung, mở banh mở hoác từ rất lâu rồi. Thứ nữa, Diễn Đàn Việt Nam 21 không hề biết đến sự góp sức nhiệt t́nh, sáng tạo, hữu hiệu của người Đức. Cuối cùng, chỉ có Diễn Đàn Việt Nam 21 mới đọc mới nghe cái gọi là “giới báo chí truyền thông tiếng Việt của nhà nước CSVN“ chứ người Việt Nam tỵ nạn cộng sản th́ chẳng bao giờ thèm đếm xỉa đến bọn bồi bút và đám lá cải; do đó, người Việt Nam tỵ nạn cộng sản không hề “hoang mang“ (sic) mà chỉ căm phẫn!
Lại nữa, đơn phương đơn độc t́m cách tiếp xúc với một vài nhân vật Đức ở Moritzburg, Diễn Đàn Việt Nam 21 có thể vô t́nh tạo cơ hội cho Thị trưởng sở tại tránh né đối thoại trực tiếp với những thành phần thực tâm chống đối cả Việt lẫn Đức. Đă mấy tháng nay, Ông Thị trưởng Jörg Hänisch hứa hẹn công khai trên báo chí và với vài cá nhân là sau kỳ nghỉ hè thường niên, Ông sẽ triệu tập một buổi gặp mặt đầy đủ mọi thành phần liên quan đến nội vụ1.
Nay đột nhiên không hề phối hợp không hề hoà hợp, không chịu cùng hành động nhằm hỗ trợ lẫn nhau để gây thêm uy thế và tăng thêm áp lực, Diễn Đàn Việt Nam 21 hành sự một ḿnh. Kết quả nhóm hợp quần Việt-Đức chống cộng đă phải viết thư cho Ông Thị trưởng nhắc lại lời hứa long trọng của Ông ta trong niềm hy vọng Ông ta sẽ không lờ đi hoặc vạn nhất có ai nhắc nhở gắt quá th́ Ông sẽ quấy 1uá nói chiếu lệ là đă gặp Diễn Đàn Việt Nam 21 rồi đấy thôi!
Diễn Đàn Việt Nam 21 không nhận thức được rằng nước Đức không phải chỉ có Moritzburg. Công luận chống cộng Đức từng đấu tranh, đang đấu tranh và sẽ đấu tranh chống những di tích thuộc chế độ cộng sản Đông Đức cũ; v́ thế, chẳng những không nên hành động đơn độc mà c̣n nên cùng nhau cộng tác với người Đức trong một cục diện chung, trên một b́nh diện rộng và theo một tinh thần thống nhất. Di sản cộng sản trên đất Đức c̣n nhiều và nặng. Bà Angelika Gramkow là đảng viên các đảng SED, PDS và Die Linke; cả ba tên gọi đều để chỉ một đảng duy nhất là đảng cộng sản Đức.
Bà hiện giữ chức Thị trưởng thành phố Schwerin, thủ đô tiểu bang Mecklenburg-Vorpommern. Bà bảo trợ công việc bảo tồn một tượng đài Lenin. Friedrich Wilhelm Reinhold Pieck là Chủ tịch Cộng hoà Dân chủ Đức (Đông Đức cũ) từ 1949 đến 1960. Chính y đă kư nhiều án lệnh tử h́nh v́ lư do chính trị. Tại Guben2, sinh quán của y, vẫn c̣n có một Pieck-Denkmal, một đài tưởng niệm Pieck! Những người Đức chống cộng đang ngày đêm t́m cách đ̣i giật tượng Lenin, đ̣i phá đài Pieck. Họ mặc nhiên đứng cùng chiến tuyến với chúng ta để cùng nhau chống cộng lâu dài3.
Cuối cùng, qua sử dụng ngôn từ và bố trí ư tứ, bản Thông cáo Báo chí của Diễn Đàn Việt Nam 21 vô h́nh trung tạo cảm tưởng là mục đích chống cộng của chúng ta ở Moritzburg đă đạt, trong khi sự thực th́ trái lại.
Moritzburg, cuộc chiến chưa chấm dứt
Việt cộng, với sự tiếp tay của một số người Đức, mưu đồ đen tối tôn vinh lănh tụ của họ vào năm tới, năm 2017. Những hoạt động thuộc năm 2016 này chỉ là những bước chuẩn bị ḍ đường. Ông Thị trưởng Moritzburg cùng phe cánh sẽ lợi dụng hai nhật kỳ, một vào tháng năm và một vào tháng bảy năm 2017. Tháng năm là tháng có sinh nhật “Bác“ (!?), tháng bảy là tháng “Bác“ sang Moritzburg thăm các cháu ngoan. Hầu như chắc chắn là vào hai dịp đó, Moritzburg sẽ không sống hai ngày như mọi ngày.
Vả lại, chúng ta cần kiên nhẫn và lịch lăm giải thích với phe ủng hộ việc vinh danh Việt cộng – dù chỉ là vinh danh một chuyến du học của trẻ em – là bất cứ dân tộc nào cũng có những trang sử đen tối chỉ nên cố quên và nếu có nhớ th́ chỉ nên nhớ trong ô nhục. Toàn thể Quốc hội Liên bang Đức từng đứng nghiêm chắp tay cúi đầu nhục nhă sượng sùng nghe người nước ngoài nhắc lại vụ Holocaust.
Do sự an bài của lịch sử, Cộng hoà Dân chủ Đức đă sống dưới ách của cộng sản và Cộng hoà Nhân dân Việt Nam đang sống dưới gông cộng sản. Hai chế độ mang thú tính đă toa rập để đào tạo nhồi nặn nên những con người mà một số trong đó rất có thể đă mất nhân tính. Một t́nh huống lịch sử như vậy thực chẳng có ǵ để vinh danh. Tấm bảng đồng mang tên Ông Hồ v́ vậy phải được thay thế. Chừng nào nó c̣n đó để sẵn sàng chường mặt ra, vụ chống cộng của người Việt tỵ nạn cộng sản đích thực ở nước Đức vẫn chưa thể nào chấm dứt.
Xé lẻ đến Moritzburg, Diễn Đàn Việt Nam 21 tạo cho công luận cảm tưởng tranh công một cách vụng về.
1Chẳng hạn trong điện thư gửi cho Bà Ute Junker ngày 22.07, Ông Thị trưởng viết nguyên văn “(...) die von mir geplante Veranstaltung ist noch nicht terminiert. Ich bin noch bei der Koordinierung der Gesprächsteilnehmer. Sobald der Termin feststeht werde ich Ihnen eine Information zukommen lassen.“ Đại khái Ông Thị trưởng cho biết Ông c̣n đang thu xếp ngày gặp gỡ giữa các thành phần khác nhau và khi nào biết chắc ngày tổ chức sinh hoạt, Ông sẽ báo cho Bà Ute Junker biết.
2Guben là tên thành phố gọi theo tiếng Đức nhưng nay thành phố thuộc Ba Lan nên mang tên Gubin.
3Tượng Lenin ở Schwerin cao 3,50 mét, đứng dạng hai chân, hai tay đút trong túi áo choàng. Ngày 17.06.2014, Ông Alexander W. Bauersfeld t́m cách chụp lên đầu pho tượng một cái túi phủ kín. (Ngày 17.06 là ngày dân chúng Đông Đức nổi dậy vào năm 1953). Ông Bauersfeld bị đưa ra toà v́ lư do leo cao lên bức tượng có thể tự ḿnh gây thương vong! Ông thắng kiện nhưng Lenin th́ vẫn cứ c̣n. Trong khi đó tượng Lenin ở Berlin bị mang đi chôn vùi trong khu lâm nghiệp Köpenick, ở Potsdam tượng Lenin bị giật sập khỏi bệ đứng, thành phố Dresden tặng tượng Lenin cho một nhân vật thích chơi “cổ ngoạn“ người Hoà Lan c̣n ở Halle-Neustadt th́ người ta xây dựng một khu siêu thị lên chỗ ngày nào Lenin từng đứng.