Tìm Kiếm Bài Đã Đăng

 
vertigo
 
Võ TÃn Phát Choáng Váng
Mời quí bạn đọc bài về chứng Choáng Váng

A/ Ý Niệm Tổng Quát về Choáng Váng

Choáng váng -CV (dizziness) là một trong những triệu chứng mơ hồ khó khăn nhứt trong việc lượng giá cũng như tìm dò nguyên nhơn để chữa trị. Nó có mức độ xảy ra (incidence)  chỉ đứng sau triệu chứng mệt mỏi (fatigue) mà các bịnh nhơn thường hay than phiền nhiều ở phòng khám ngoại chẩn.

CV là một triệu chứng (symptom) chứ không phải là một định bịnh (diagnosis). Nó khá phức tạp và có thể gồm nhiều thành phần trong đó hoặc đến từ tiền đình (vestibule of the ear), hoặc không do bởi tiền đình, hay có thể có sự hiện diện của cả hai.

CV là từ không chuyên biệt (non-specific) bởi lẽ nó không những hàm ý là sự chóng mặt (vertigo) mà còn có thể muốn nói tới các tình huống khác như muốn ngất xỉu (pre-syncope/near syncope), đứng không vững (instability), hay mất thăng bằng (disequilibrium) nữa.Vậy chữ CV dùng bởi bịnh nhơn nói lên triệu chứng mang rất nhiều ý nghĩa khác nhau vì bao gồm các nguồn gốc và nguyên nhơn bịnh lý khác nhau. Chính vì vậy không phải dễ dàng cho người bác sĩ để  có được một định bịnh đúng và trị liệu thích hợp cho vấn đề nếu không muốn bỏ công chịu khó điều tra kỹ lưỡng trong việc chẩn bịnh, nhứt là trước tiên phải hỏi kỹ lại bịnh nhơn nhằm tìm hiểu rõ thêm hàm ý của chữ CV là gì.

Các nguyên nhơn sjnh lý thông thường (common physiologic causes) của CV:
- do giảm máu lưu thông tới não
- rối loạn cơ quan tai trong (inner ear)
- rối loạn chức năng hệ thần kinh do dùng thuốc

B/  Xếp Loại Choáng Váng (types of dizziness)

1/ Chóng mặt -CM (vertigo)

CM là triệu chứng rõ rệt. Nó là cảm giác ảo (illusion) trong đó khi mở mắt người bịnh thấy cảnh vật xung quanh mình như quay cuồng, và lúc nhắm mắt thì có cảm giác như chính mình bị quay đảo hay nghiêng ngả (toàn thân hay chỉ ở đầu thôi).

Cơ chế (mechanism) do mất quân bình của tín hiệu trương lực tiền đình (inbalance of tonic vestibular signals).
        a / CM trung ương (central) hầu như luôn đi kèm theo các dấu hiệu của rối loạn ở chân óc (brainstem) như nhìn thấy một vật thành hai (diplopia), tê hơặc yếu ở mặt (face), khó phát âm (dysarthria), khó nuốt (dysphagia).
        b / CM ngoại biên (peripheral) thường đi kèm với ù tai (tinnitus) hay điếc (loss of hearing) chứ không có những bất bình thường của thần kinh (neurologic abnormalities).

Tùy bản chất (nature) của 'nystagmus' (cử động mắt giựt nhanh) gợi cho ta biết được nguồn gốc CM là do từ trung ương hay ngoại biên.

Những nguyên nhơn thường gây CM:
    - CM lành theo vị trí cơ thể (benign positional/ benign paroxysmal positional vertigo )
    - sưng mê lộ thần kinh do siêu vi khuẩn (viral neurolabirynthitis)
    - bịnh Meiniere (Meiniere's disease)
    - loại nhức đầu thường xảy ra 1/2 bên (migraine associated dizziness)
    - thiếu máu vùng động mạch đốt sống và đáy (vertebro-basilar insufficiency)

2/ CV của tình trạng gần ngất xỉu (presyncopal dizziness)


Bịnh nhơn sắc mặt tái lợt, đổ mồ hôi, nhưng còn tỉnh táo (conscious), nói bị choáng váng, thấy tối tăm mày mặt nhưng không xỉu, hoặc tiến tới té xỉu -syncope (xỉu là bất thình lình quỵ ngả xuống và bất tỉnh không biết gì hết-loss of consciousness).
  
   a/ cơ chế là do thiếu máu toàn óc (pancerebral ischemia).
   b/ các nguyên nhơn thông thường:  
     - thở gấp (hyperventilation)
     - giảm áp huyết do chuyển đổi vị trí nhanh từ nằm sang ngồi, hay từ ngồi sang đứng (orthostatatic hypotension)
     - phản xạ mạch máu và đối giao cảm (vasovagal)
     - rối loạn nhịp tim (cardiac arrythmia)       

3/ CV do đường huyết thấp (hypoglycemic dizziness)

   a/ cơ chế do não thiếu đường, mức catecholamines trong máu lên cao
   b/ bởi các nguyên nhơn như :
     -  bịnh đái đường dùng insulin
     - nghiện rượu
     - bướu tiết ra insulin (insulin secreting tumors)   

4/ CV tâm sinh lý (psychophysiologic dizziness)

    a/ cơ chế do tổn hại hội nhập trung ương của các tín hiệu cảm giác (impaired central integration of sensory signals).
    b/ do bởi các nguyên nhơn  như :
      - lo âu (anxiety)
      - sợ (phobias)
      - hợp chứng hoảng hốt (panic syndrome)

5/ Ngộ độc thuốc (drug intoxication)

    a/ cơ chế do chức năng thần kinh trung ương bị suy sụp (depression of central nervous function).
    b / các nguyên nhơn như do rượu, thuốc an thần, thuốc trị động kinh.

6/ Mất thăng bằng (dysequilibrium)

    a/ cơ chế do mất cảm giác giúp ý thức về tình trạng vị trí của các chi (limbs) qua đường dây thần kinh tiền đình tủy sống (loss of vestibulospinal proprioception), hoặc mất chức năng của tiểu não (loss of cerebellar function).
    b/ các nguyên nhơn gồm :
        - ngộ độc tai trong (ototoxicity)
        - đau thần kinh ngoại biên (peripheral neuropathy)
        - stroke
        - thoái hóa tiểu não (cerebellar degeneration)

C/ Những thứ Choáng Váng thường gặp trong khám bịnh

Một cách tổng quát, bịnh nhơn với triệu chứng chóng mặt cần nên được tầm bịnh kỹ lưỡng để tìm nguyên nhơn như gởi khám chuyên khoa tai mũi họng nhằm lượng định hệ thống thính giác (dùng thính đồ -audiogram) cùng hệ thống tiền đình (dùng caloric reflex test, rotation test) và cho chụp hình não (MRI, CT scan) để loại trừ nguyên nhơn từ trung ương thần kinh (central lesion of brain).
   
  1/ Cơn tấn công chóng mặt lành do chuyển đổi vị trí của đầu

           (benign paroxysmal positional vertigo, BPPV)

           - chẩn đoán dựa trên lâm sàng
           - là nguyên nhơn thông thường nhứt của chóng mặt
           - xảy ra nhiều ở người lớn tuổi và ở phụ nữ
           - khoảng 10.7 cho tới 64 trường hợp trong 100 ngàn người
           - đặc trưng bởi những cơn tấn công chóng mặt ngắn (không quá 1 phút) có đi kèm theo nystagmus, ói mửa, nhưng thính giác thì bình thường.
           - gây ra bởi thay đổi vị trí của đầu đối với trọng lực (in respect with gravity) khiến các mảnh nhỏ sạn tai (otolithic debris) di chuyển trong nội dịch của một trong 3 kênh bán nguyệt (KBN) sau, ngang, hay trên (semicircular canals, posterior, horizontal, or superior) ở tai trong (inner ear), hay biến thái kết hợp giữa chúng (different combinations). Thường thì KBN sau bị nhiều nhứt.
           -  chóng mặt ít khi kéo dài liên miên (persistent) hay có sự mất thăng bằng (dysequilibrium).
           - nếu KBN sau bị ảnh hưởng thì dùng thủ thuật Dix-Hallpike (manuver) để định bịnh.
           - chữa trị: dùng thuốc điều trị ít khi hữu hiệu trong khi thể dục tiền đình (vestibular exercise) lại có hiệu quả. Thường bịnh tự khỏi trong vòng vài tuần và chỉ dùng thuốc để chữa triệu chứng ói mữa.
           - có thể dùng thủ thuật Eply để chữa trị khi mảnh vụn sạn nằm ở trong KBN sau. Thủ thuật này dùng các tư thế của đầu nhằm đuổi (flush) mảnh vụn sạn ra khỏi kênh này để chúng chạy vô tiền đình rồi sẽ được tái hấp thụ (reabsorb) nơi đây. Thủ thuật Eply là cách chữa trị tiêu chuẩn được công nhận bởi Hiệp hội hàn lâm thần kinh và hiệp hội hàn lâm tai mũi họng của Hoa Kỳ.
      
2/ Bịnh Meiniere

            - là hợp chứng đặc trưng bởi những cơn tấn công chóng mặt luôn tái diễn và có đi kèm theo một cách không nhứt định sự ù tai, nặng tai, hay mất thính giác ở một bên (50% bịnh nhơn chỉ bị một bên tai).
            - tần suất xảy ra là 4.3 tới 15,3 trong 100 ngàn người
            - trong lứa tuổi 40 tới 60, nữ giới bị nhiều hơn phái nam
            - CM đi kèm theo nystagmus, kéo dài từ 20 phút cho tới 24 giờ
            - cảm giác mất thăng bằng (disequilibrium) vẫn tồn tại vài ngày sau cơn tấn công
            - do tăng thể tich nội dịch (hydrops) xảy ra từng chập (intermittent) khiến gây CM
             - chữa trị trước tiên là thử thay đổi cách sống như tránh dùng quá nhiều caffein, rượu, chocolate, muối (<1.5 g / ngày). Trị triệu chứng với thuốc chống ói mửa, thuốc ức nén trấn dịu tiền đình -vestibular depressants-chỉ dùng trong ngắn hạn và khi cần thiết mà thôi (như antihistamines, benzodiazepines, anticholinergics),và  thuốc lợi tiểu (tránh loop diuretics). Có thể dùng corticosteroid 'burst' trong thời gian ngắn bắt đầu lượng cao cho 1 tuần và giảm dần trong 1 tuần kế. Ít khi (10%-30% bịnh nhơn) phải cắt bỏ tiền đình (vestibule ablation) hoặc bằng chích thuốc (gentamycin) vô tai trong hay qua giải phẫu chỉ dành cho trường hợp bịnh nặng không chút thuyên giảm bởi thuốc.
         
3/  Bịnh sưng thần kinh tiền đình (vestibular neuronitis)

              - là cơn tấn công CM bất ngờ, tự hạn chế (self-limited), thường thấy ở người trẻ, và nhứt là không có đi kèm với ù tai hay điếc.
              - xảy ra khoảng 3.5 trong 100 ngàn người
              - có lẽ do siêu vi khuẩn
              - thường tự hết trong vài ngày
              - dùng thuốc chữa triệu chứng (chống ói mửa, antihistamines, benzodiazepines, anticholinergics)
              - thể dục tiền đình nếu người bịnh có thể tập
        
  4/ choáng váng thường do bởi thuốc dùng cho trị cao áp huyết, chống động kinh, thuốc an thẩn (sedating drugs), rượu, trụ sinh loại aminoglycosides, và cisplatin.

Bác sĩ Võ Tấn Phát
QYHD18
          

Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y
© 2017
Loading