Mỗi năm, khi những con đường bắt đầu chăng đèn kết hoa chuẩn bị Giáng sinh, thành phố làng mạc như được khoác thêm một chiếc áo mới. Các cửa tiệm dường như sáng hơn, vui hơn với những bông tuyết trang điểm. Rồi mỗi khi đi dạo phố, những khúc nhạc Giáng sinh văng vẳng từ trong tiệm đưa ra, làm ấm ḷng thêm, chỉ muốn đi vào, và khi vào tiệm rồi th́ nhiều khi không muốn bước ra, nếu trời đổ tuyết.

Nhạc Giáng sinh Ḥa Lan cũng phong phú tương tự nhạc Giáng sinh của Việt Nam. Ngoài những bản nhạc Giáng sinh quốc tế nổi tiếng như Jingle Bell, Ave Maria, c̣n có rất nhiều bản t́nh ca viết trong khung cảnh Giáng sinh. Điểm khác với những bản nhạc Giáng sinh của Việt Nam là Việt Nam có những bản nhạc t́nh buồn, đặt trong khung cảnh Giáng Sinh. Đó có lẽ là sự tất yếu của những sáng tác trong thời chiến. Cuộc chiến, cho dù chỉ hai mươi năm ngắn ngủi, mà dư âm c̣n sót lại cho đến hơn ba mươi năm sau, cũng chỉ v́ thiếu vắng những sáng tác “hậu chiến”. “Bài Thánh Ca Buồn” của Nguyên Vũ vẫn c̣n là một trong những bản nhạc bạn vẫn thường được nghe trong mùa Giáng Sinh, trong nước cũng như ở hải ngoại mặc dù 44 năm đă trôi qua (1972 – 2016).

Ngược lại, Việt Nam không có nhiều bản nhạc Giáng sinh viết cho thiếu nhi như Ḥa Lan. Lư do đơn giản là sự khác biệt giữa văn hóa tôn giáo của hai nước. Một nước có đạo Christ làm gốc, một nước với tục thờ cúng ông bà, và Phật giáo chiếm đa số. Ở Việt Nam ngày giỗ quan trọng hơn ngày sinh nhật, ngày Tết quan trọng hơn ngày Giáng sinh. Ở Ḥa Lan, thuở xưa, ngày lễ Thánh Nicola (Sinterklaas, ngày 5 tháng 12) trọng đại và vui hơn ngày Giáng sinh. Nhưng dần dần, ngày Giáng sinh trở thành quan trọng hơn, khi giới trẻ được tiếp cận với những quốc gia Âu châu khác, và với văn hóa tiêu thụ du nhập từ Hoa Kỳ – cũng như Halloween đang đẩy dần ngày lễ thánh Martin cổ truyền của Ḥa Lan (Sint Maarten – 11/11, trẻ em rước đèn đi xin kẹo) vào một góc. Hiện nay, các cửa tiệm đều có kế hoạch thay hàng cấp tốc vào tối 04/12. Mới chiều hôm trước trong tủ, trên kệ c̣n những món quà cho ông thánh người Tây Ban Nha này, sáng hôm sau ra phố, ông thánh và đoàn tùy tùng Piet đen đă biến mất tăm, nhường chỗ lại cho ông già Noel với túi kẹo và con nai. Cả hai ông cùng cười cầu tài.

***

Nhạc Giáng sinh Ḥa Lan viết cho trẻ em thường là những bản nhạc vui. Nhưng cũng có những lạc điệu. Trong dịp Giáng sinh, một bản nhạc để lại ấn tượng mạnh trong tôi là bản “Flappie”. Flappie là tên chú thỏ, mang nghĩa: (có đôi) tai dài ve vẩy. Bài hát được sáng tác năm 1981. Tác giả của bài hát là Youp van ‘t Hek, một ca kịch sĩ nổi tiếng của Ḥa Lan, là người viết mục quan điểm cho báo NRC Handelsblad. Youp nổi tiếng qua nhiều vở kịch do ông tự biên tự diễn, và cứ ba bốn năm một lần, ông được mời đảm trách chương tŕnh “Nghị hội đêm giao thừa” (Oudejaarsconference), một cuộc độc thoại mang tính châm biếm tổng kết thời sự năm cũ, được phát h́nh trong khoảng thời gian năm cũ năm mới giao nhau.

Theo quan điểm đạo đức của Việt Nam, Youp có thể được coi như là đứa ngỗ nghịch từ nhỏ. Ông đă bị đuổi khỏi trường v́ hành vi phá phách, và qua rất nhiều cố gắng mới đạt được tŕnh độ cấp 2. Flappie là một biểu lộ sống sượng nhưng rất thực tế những ǵ một đứa trẻ có thể mang trong đầu. Không biết do đâu, nhưng mỗi mùa Giáng sinh, nghe bài Flappie (đă từng 9 năm liền đứng trong danh sách Top 2000 của Radio 2, cao nhất là hạng 245 vào năm 2004), tôi lại tự dưng liên tưởng đến truyện “Con sáo của em tôi” của Duyên Anh, một truyện tuổi thơ thật cảm động kể lại một gia đ́nh trong cảnh thiếu thốn do chiến tranh, người anh đă quyết định làm thịt con sáo yêu quư của đứa em nấu bát canh su hào thịt sáo để cô bé có được miếng thịt trong ngày Tết. Đoạn kết như sau:

“Em tôi thẫn thờ bước khỏi ngưỡng cửa. Ḷng tôi rối bời. Nước mắt trào dâng lên, nhỏ giọt xuống bát canh su hào thịt sáo. Tôi cứ ngồi, nước mắt cứ rơi, lặng thinh như phiến gỗ. Tôi đợi em vào để xin lỗi. Tôi hối hận, tôi muốn chạy ngay ra ngơ gào khóc bi thương ngộ may có Phật hiện h́nh th́ xin ước cho con sáo sống lại. Nhưng cơi đời tăm tối của anh em tôi, Phật là chú Nghị, chú chết rồi, tôi ước nguyện ǵ đây? Măi chả thấy em trở vào, tôi hoảng hốt chạy về phía nhà sau. Ở đấy có bộ lông sáo sũng nước và cái lồng tre chú Nghị đă đan cho em tôi. Em tôi ôm cái lồng vào tay thương tiếc. Tôi đi nhẹ tới gần em. Bước chân tôi run rẩy trên nền đất quê ngoại. Tôi khẽ gọi:

– Mai, em Mai...

Em không ngoảnh lại. Tôi biết em ghét tôi lắm. Em đứng dậy, vẫn ôm cái lồng, lững thững đi ra bờ ao. Tôi phải nói thế nào để em tôi hiểu tại sao tôi giết con sáo? Tôi toan giăi bày, nhưng khốn nạn, sự nghẹn ngào ŕnh ṃ đúng lúc vít chặt lấy cổ họng tôi. Tôi chỉ c̣n biết ấp úng:

– Em ơi! Anh xin...

Tôi buông chưa dứt lời, em quay lại nh́n tôi, đôi mắt chớp mau. Bốn con mắt anh em tôi lúc ấy mờ đi dưới cái màng sám hối, đau thương. Bộ mặt đau khổ của tôi nói với em nhiều rằng tôi quư con sáo nhưng tôi yêu em. Em tôi chừng hiểu chuyện, em buông đôi tay. Cái lồng và bộ lông con sáo rơi xuống đất. Em chạy xô tới ôm lấy tôi, khóc nức nở.”

Tôi nghĩ chuyện này không bao giờ xảy ra ở Ḥa Lan, ngay cả những năm cuối chiến tranh, người dân phải ăn cả củ bông, người dân thành phố phải đạp xe hàng mấy chục cây số để chở khoai, su hào từ quê về nhà, khi những thành phố họ ở bị dội bom tan tành. Lời của bản Flappie dữ dội đến mức không tưởng, nhưng trong đó lại có chất “thực”, trong cái thực điểm thêm cái “diễu chua cay”. Điểm giống nhau giữa “Flappie” với “Con sáo của em tôi” là cả hai miêu tả rất thực, rất sống động sinh hoạt gia đ́nh quanh một ngày trọng đại trong năm. Sự khác biệt rơ nhất là hoàn cảnh xă hội, giữa thiếu thốn và no đủ. Phải chăng v́ khác biệt giữa lối sống cá nhân chủ nghĩa với lối sống gia tộc? Phải chăng v́ khác biệt giữa giáo dục Đông và Tây? Cho nên mới có sự khác biệt giữa con sáo và chú thỏ. Một thơ mộng ray rứt, một dữ dội tàn nhẫn.

Hay có thể nói đây là một ví dụ cho hai triết lư đối nghịch của nhị vị nho gia: “Nhân chi sơ tính bản thiện” (Mạnh Tử) đối lại với “Nhân chi sơ tính bản ác” (Tuân Tử). Cho đến nay chưa biết ai đúng ai sai!

Muốn biết câu chuyện Flappie ra sao, xin bạn hăy đọc trước lời bản nhạc và sau đó nghe ông Youp diễn tả:

Flappie

Flappie

Het was kerstochtend 1961, ik weet het nog zo goed: 
Mijn konijnenhok was leeg 
En moeder zei dat ik niet in de schuur mocht komen 
En als ik lief geen spelen 
Dat ik dan wat lekkers kreeg 
Zij wist ook niet waar Flappie uit kon hangen 
Zij zou het papa vragen, maar omdat hij bezig was 
In het fietsenschuurtje, moest ik maar een uurtje 
Goed naar Flappie zoeken, 
Hij liep vast we ergens op het gras

Want ik had het hok toch goed dicht gedaan 
Zoals ik dat elke avond deed 
Ik was de vorige avond zelfs nog terug gegaan 
Ik weet ook niet waarom ik dat deed 
Ik had heel lang voor het hok gestaan 
Alsof ik wist wat ik nu weet

Het was eerste kerstdag 1961, 
Wij naar Flappie zoeken 
Vader? Die zocht gewoon mee 
Bij de bomen en het water, 
Maar niet in dat fietsenschuurtje 
Want daar kon hij toch niet zitten en ik schudde 'nee' 
We zochten samen, samen tot de koffie 
De familie aan de koffie, maar ik hoefde niet 
Ik dacht aan Flappie 
En dat het 's nachts heel koud kon vriezen 
Mijn hoofdje stil gebogen, dikke tranen van verdriet

Want ik had het hok toch goed dicht gedaan 
Zoals ik dat elke avond deed 
Ik was de vorige avond zelfs nog terug gegaan 
Ik weet ook niet waarom ik dat deed 
Ik had heel lang voor het hok gestaan 
Alsof ik wist wat ik nu weet

Het was eerste kerstdag 1961, 
Er werd luidruchtig gegeten 
Maar dat deed me niet zoveel 
Ik dacht aan Flappie, mijn eigen kleine Flappie 
Waar zou hij lopen? Geen hap ging door m'n keel 
Toen na de soep het hoofdgerecht zou komen 
Sprak mijn vader uiterst grappig: 'Kijk Youp, daar is Flappie dan' 
Ik zie de zilveren schaal nog 
En daar lag hij in drie stukken 
Voor het eerst zag ik mijn vader 
Als een vreselijke man

Ik ben gillend en stampend naar bed gegaan 
Heb eerst een uur liggen huilen op de sprei 
Nog een keer scheldend boven aan de trap gestaan 
En geschreeuwd: 'Flappie was van mij' 
Nog heel lang voor het raam gestaan, 
Maar het hok stond er maar verlaten bij.

Het was tweede kerstdag 1961, 
Moeder weet het nog zo goed 
Vaders bed was leeg 
En ik zei dat ze niet in de schuur mocht komen 
En als ze lief ging spelen 
Dat ze dan wat lekkers kreeg

Khi ấy là Giáng sinh 1961, tôi c̣n nhớ rơ: 
Chuồng thỏ của tôi trống trơn 
Và mẹ bảo tôi không được ra ngoài nhà kho 
C̣n nếu tôi chơi đùa ngoan ngoăn 
Th́ sẽ được vài món ngon 
Mẹ cũng chẳng biết Flappie lang thang nơi nào 
Bà sẽ hỏi ba, nhưng ông c̣n đang bận 
Trong nhà để xe đạp, tôi phải t́m cả tiếng đồng hồ 
Xem Flappie đâu rồi 
Chắc là nó chạy đâu đó trong băi cỏ

Bởi v́ tôi đă đóng cửa chuồng kỹ lắm 
Như đă làm mỗi tối 
Tối hôm trước đó tôi c̣n ra xem lại ḱa 
Tôi cũng không biết tại sao ḿnh làm vậy 
Tôi đă đứng trước chuồng một hồi rất lâu 
Như thể tôi đă biết những ǵ giờ đây tôi biết được

Khi ấy là ngày đầu của lễ Giáng sinh 1961, 
Chúng tôi đi t́m Flappie 
C̣n ba? Ông cũng cùng đi t́m lung tung 
Trong bụi cây và dưới nước, 
Nhưng trong nhà để xe đạp đó th́ lại không t́m 
Bởi v́ nó chẳng thế nào ở đó và tôi lắc đầu ‘không đâu’ 
Chúng tôi cùng t́m, cùng t́m cho tới giờ uống cà phê 
Cả nhà cùng uống, nhưng tôi chẳng thiết 
Tôi nghĩ đến Flappie 
Rồi khi trời đêm lạnh giá đến mức đóng băng 
Đầu tôi vẫn c̣n căng cứng, nước mắt ràn rụa buồn

Bởi v́ tôi đă đóng cửa chuồng kỹ lắm 
Như đă làm mỗi tối 
Tối hôm trước đó tôi c̣n ra xem lại ḱa 
Tôi cũng không biết tại sao ḿnh làm vậy 
Tôi đă đứng trước chuồng một hồi rất lâu 
Như thể tôi đă biết những ǵ giờ đây tôi biết được

Khi ấy là ngày đầu của lễ Giáng sinh 1961
Mọi người ăn uống ồn ào 
Nhưng tôi chẳng thiết tha ǵ 
Tôi đang nghĩ đến Flappie, chú Flappie nhỏ bé của riêng tôi 
Chú ta đang chạy nơi đâu thế? Chẳng nuốt nổi miếng nào 
Rồi sau món súp tới món ăn chính 
Ba tôi nói với giọng diễu nhất: ‘Xem ḱa Youp, Flappie đây này’ 
Tôi lại thấy chiếc đĩa bạc 
Và chú ta nằm đó, bị chặt làm ba khúc 
Lần đầu tiên tôi nh́n ba tôi 
Như thể một người quái dị

Tôi gào lên và chạy th́nh thịch vô giường 
Nằm khóc vùi trong chăn một tiếng đồng hồ 
Rồi đứng trên đầu cầu thang chửi bới 
Và la: ‘Flappie là của con mà’ 
Rồi lại ra đứng thật lâu bên cửa sổ 
Nhưng chiếc chuồng đứng đó hoang vắng.

Khi ấy là ngày thứ hai của lễ Giáng sinh 1961 
Mẹ tôi c̣n biết rất rơ 
Giường ba tôi bỏ trống 
Và tôi nói là mẹ không được ra ngoài nhà kho 
C̣n nếu mẹ chơi ngoan 
Th́ sẽ được vài món ngon.

 

Và đây là bản nhạc được Youp van ‘t Hek hát với màn diễn của nhiếp ảnh gia kiêm nhà làm phim Tzetzi Lazarov (màn diễn này đă được giải 3 trong cuộc thi Tranh tài Nghệ thuật năm 2004).

Nguyễn Hiền