Tìm Kiếm Bài Đã Đăng

 
biafinal3 copy (600 x 424)
CÜ«i Ng†n SÃm TÆp 2
 
cûa Richard Botkin
 
 
Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y
© 2016
Giới Thiệu SÁCH MỚI
Mua Sách tại Đây
Bản Dịch của Lý Văn Quý, Nguyễn Hiền, Nguyễn Hoàng Diệu và Trịnh Bình An
Tập 1
Tập 2
Mua Sách tại Đây
Trích đoạn chương 34 khi Đại úy John Ripley, cố vấn Tiểu Đoàn 3 TQLCH từ giã các Sói Biển


Hoạt động cuối cùng của Ripley với các Sói Biển diễn ra trong trận đánh khốc liệt bất phân thắng bại tại phía Tây Ái Tử. Đến đầu tháng 5 thì Tiểu đoàn 3, lúc này chỉ còn quân số bằng một đại đội Bộ binh, được di chuyển từ Ái Tử về thành phố Huế nằm ở phía Nam bằng thiết vận xa.

Huế là cố đô của hoàng gia cũ với một cổ thành vĩ đại, một thành phố với một lịch sử lâu đời hơn lịch sử của nước Mỹ hàng bao nhiêu thế kỷ, một địa danh nổi tiếng ngày xưa với tinh thần hoàng tộc, với nền văn hóa rực rỡ và ẩm thực tinh tế trước khi người Mỹ biết đến qua trận Tết Mậu Thân đẫm máu. Huế hiện nay sôi sục như một tổ ong vò vẽ.

Mặc dù đã trải qua biết bao chiến trận từ ngày đầu của cuộc công kích, Ripley vẫn hoàn toàn sửng sốt khi thấy cảnh tượng dân chúng được huy động ở vùng ngoại ô thành phố Huế. Anh chưa bao giờ chứng kiến một hiện tượng như vậy. Hàng ngàn và hàng ngàn người dân thường, ông già bà lão, thanh nữ, trẻ em, và ngay cả một số lớn thanh niên,
cựu chiến binh đã từng bị thương tật ngoài mặt trận và không thể chiến đấu được nữa nhưng vẫn còn khả năng đào xới; họ đang chung sức đào hầm hố công sự phòng thủ, dựng chướng ngại vật và dồn các bao cát... Ripley nhớ lại chuyện người Nga đã thực hiện chuyện tương tự tại Stalingrad chống lại cuộc xâm lăng của Đức Quốc Xã như thế nào. Dân số Huế được tăng thêm một số lớn không kể xiết nạn nhân chiến cuộc từ miền Bắc chạy vào, giờ đây không còn đắn đo nghĩ ngợi chuyện xưa nữa mà đều đ dồn vào việc xây dựng các thành lũy. Trong khi giới truyền thông Hoa Kỳ làm lớn chuyện cho cả thế giới biết về các tội ác gây ra ở Mỹ Lai do một nhóm binh sĩ vô kỷ luật của một đại đội thuộc Sư đoàn Americal Hoa Kỳ thì người dân địa phương chỉ nhớ đến sự tàn bạo của bọn Bắc Việt trong kỳ Tết Mậu Thân 1968. Lần đó bọn quỷ đđã sát hại và chôn từ ba đến năm ngàn người trong các mồ chôn tập thể chỉ vì họ có mỗi một tội là không đi theo Cộng sản.

Trong buổi sáng sớm khi mới đến nơi, các binh sĩ Sói Biển được tập họp lại trong một căn trại nhỏ để vị Tư lệnh đến ủy lạo và đích thân cảm ơn tinh thần anh dũng của họ. Lúc khởi sự, quân số tiểu đoàn của Bình là 700 người và dù đã được tăng viện nhiều lần kể từ ngày 30/3/1972, họ chỉ còn đúng 52 người tại chỗ để nghe những điều Trung tướng Lê Nguyên Khang muốn
nói. Diễn văn của vị Tư lệnh, tuy cũng tương tự như lời văn trong các tờ truyền đơn được thả trước đó xuống cho Tiểu đoàn 3 nhưng đã có một tác động sâu sắc khi được đích thân vị Tư lệnh ban huấn từ. Đó là một kinh nghiệm Ripley sẽ không bao giờ quên. Anh chắc chắn rằng, nếu có ai trong cái nhóm nhỏ đồng đội Việt Nam này sống sót qua trận chiến, họ cũng sẽ nhớ mãi bài diễn văn đặc biệt này.

Sau khi vị Tư lệnh nói xong thì đến phiên John Ripley lên nói lời giã biệt với Tiểu đoàn 3. Anh trao lại khẩu CAR-15, khẩu súng mà các cố vấn thường mang, cho Bình với một cung cách giống như một hiệp-sĩ-đạo trao gươm quý lại cho một hiệp sĩ khác ngang hàng với mình. Sự trao đổi giữa hai người bạn hết sức cảm động và sâu sắc. Cho dù anh bắt đầu nghĩ đến chuyện hồi hương nhưng Ripley từ giã các Sói Biển với một tấm lòng nặng trĩu. Còn các Sói Biển thì họ ch
ẳng có thời gian đâu để nhớ nhung vị cố vấn của họ. Ngay ngày hôm sau, sau khi tăng cường thêm quân tiếp viện mới, họ đã vội vã lên đường trở lại chiến trường sôi động.
Loading