Tìm Kiếm Bài Đã Đăng

 
CÜ«i Ng†n SÃm - Ride The Thunder (28)
 
Ban Dịch Thuật: Lý Văn Quý - Nguyễn Hiền - Nguyễn Hoàng Diệu - Trịnh Bình An

Nguyên tác tiếng Anh
 
 
Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y
© 2015
Chương 23


Buổi sáng Lễ Phục Sinh tại Đông Hà

Sáng sớm Chủ Nhật ngày lễ Phục Sinh tại Vùng I Chiến Thuật
Tư gia củ
a gia đình Ripley
Blacksburg, Virginia

Moline Ripley có cách riêng khá dễ dàng để theo dõi dấu vết của chồng trong tâm tưởng. Giờ Việt Nam đi trước giờ Virginia 12 tiếng đồng hồ. Do đó cô suy luận một cách hợp lý là khi ngày của cô bớt bận rộn thì ngày của anh chỉ mới bắt đầu.

May thay, trong khi Moline không thể hiểu được trọn vẹn thế nào là một ngày tiêu biểu hay không tiêu biểu của anh dù bất kỳ
anh đang đâu, đặc biệt trong những ngày vừa qua, thì John Ripley lại có thể cảm thấy an tâm và thoải mái khi biết rằng ít ra vợ và mấy đứa nhỏ vẫn bình yên và được thương yêu đầy đủ trong đời sống đang ở cách anh mười hai tiếng đồng hồ và một triệu dặm xa.

Trước khi John Ripley trở về Việt Nam trong chu kỳ nhiệm vụ thứ hai ngay sau cái chết của người anh là Mike, anh đã sắp xếp cho Moline và ba đứa nhỏ - vào mùa Phục Sinh 1972, Stephen khi ấy lên sáu, Mary thiếu một tháng là đầy ba tuổi, còn Thomas vừa tròn hai tuổ
i - đến ở trong một căn nhà thuê tại Blacksburg. Lý do chính là họ không kiếm được căn nhà nào tốt hơn trong vùng Radford.

Trườ
ng Đại Học Virginia Polytechnic tọa lạc tại đó và chỉ cách Radford không tới mười dặm. Blacksburg là một làng đại học nhỏ, xinh xắn và có vị trí thuận tiện nhất để Moline có đủ không gian riêng tư khi nào cô cần, nhưng vẫn khá gần để cả hai ông bà nội ngoại có thể ghé thăm, giúp đỡ và vui đùa với những đứa cháu của dòng họ Ripley.

Cô em sinh đôi Marcella của Moline cũng đã lập gia đình và có con, sống ở Nashville cách xa đấy vài giờ đồng hồ lái xe. Đối với cha mẹ của Moline thì mấy đứa cháu Stephen, Mary, và Thomas là niềm vui thường xuyên của hai ông bà. Bà ngoại Blaylock hàng ngày lái xe từ Radford tới Blacksburg để đón mt trong ba đứa nhóc; mỗi ngày một đứa khác nhau, và giữ nó trong vài tiếng để đỡ đần công việc cho con gái bớt vất vả nhưng chính thật để có dịp nựng nịu và cưng chiều mấy đứa cháu.

Bud và Verna Ripley biết rành về nghệ thuật trông trẻ hơn nhờ
đã có mấy đứa cháu lớn hơn quanh họ cho nên cũng cưng mấy đứa nhỏ của John và Moline không kém ông bà ngoại. Bất cứ lúc nào gặp mặt, mấy đứa nhóc nhà Ripley đều là trung tâm vũ trụ của ông bà nội Bud và Verna. Cuộc sống tươi trẻ của chúng đối với họ, ngoại trừ lúc cha chúng ra đi sau ngày Giáng Sinh tuyệt vời 1971, được tràn đầy tình thương và sự chăm nom, những buổi vui chơi ngoài trời và những câu chuyện cổ tích buổi tối; và còn có cuộc viếng thăm sắp tới của Chú Thỏ Phục Sinh nữa chứ.

Stephen, nay lê
n sáu, đã rành chuyện trứng Phục Sinh rồi nên biết rõ sẽ phải làm gì. Đối với Mary thì đấy là mùa Phục Sinh đầu tiên mà em thực sự được thấy bánh kẹo nhiều như vậy và biết là phải đi lùng kiếm kho tàng đặc biệt ấy như thế nào. Thomas sẽ chập chững theo sau và tìm ra những thứ mà mẹ, ông bà và các anh chị em giấu vào những chỗ để bé thế nào cũng tìm ra cho dù mấy nhóc lớn kia đã lượm sạch cả rồi.

Hai cậu con trai Ripley được mẹ nhắc nhở sẽ phải thật chững chạc, riêng Stephen còn bị
răn đe nữa vì là đứa lớn nhất, được căn dặn phải biết đứng ngồi tử tế và không được đùa giỡn quá trớn. Còn Mary, dĩ nhiên sẽ hết sức dễ thương trong bộ áo đầm Phục Sinh, với vớ viền ren, và đôi giầy da đen bóng mà các cô bé đều mang để trông thật nổi bật và sẽ làm mủi lòng những người đàn ông của cô. Mùa Phục Sinh năm nay chỉ có ông nội và ông ngoại mà thôi. Moline sẽ thực hiện chu đáo việc chụp hình để sau này sẽ đưa cho John coi.
Với một nách ba con, Moline không có nhiều thì giờ rảnh rỗi. Chỉ những thoáng bất chợt trong ngày, thườ
ng sau lúc Stephen đã đến trường và hai nhóc kia ngủ trưa, vào đêm khuya hay sáng sớm khi cô cầu nguyện, Moline mới có thời gian nhớ đến chồng, nhớ tới mức xót cả lòng.

Trong ngày, ngay cả
khi đang trông my đứa nhỏ, nàng vẫn thường mở radio nghe xem có tin tức gì từ Việt Nam không. Đồng thời với sự lo lắng của một bà mẹ lúc nào cũng nghe ngóng các dấu hiệu đau ốm bất thường của con, Moline mở máy thu thanh để cố nhận ngay ra từng chữ, từng câu của xướng ngôn viên có thể cho biết những điều cần biết về người chồng ở tận phương xa.

Moline và các con của cô, mặc dù vẫn thườ
ng đều đặn đi lễ nhà thờ ở Blacksburg, nhưng vào ngày lễ Phục Sinh, họ sẽ gặp ông bà nội Ripley tại nhà thờ St. Jude tại Radford. Chính tại ngôi thánh đường này, cô và John đã làm lễ thành hôn tám năm về trước, trước khi cô biết đến cái nơi có tên là Việt Nam.

Turley và đồ
ng đội trong hầm chỉ huy

Sáng sớm ngày lễ Phục Sinh
Căn cứ Ái Tử

Nếu như ông
đã không quá bận tâm đến việc bảo toàn sự sống còn của các lực lượng đồng minh còn lại ở Vùng I Chiến Thuật, nhất là những người còn kẹt lại phía bên kia bờ sông Cam Lộ - Cửa Việt của địch; cũng như nếu ông đã không quá phí sức theo dõi ba sư đoàn bộ binh Bắc Việt, vài trung đoàn độc lập và một số lượng không rõ gồm trọng pháo và xe tăng mà Đại úy O’Toole cứ ra rả bên tai là chúng đã được dàn ra và sẵn sàng tung ra những trận đánh lớn hơn, thì may ra Trung tá Turley mới cảm nhận được sự nghiêm trọng của khối lượng hỏa lực và trách nhiệm mới bỗng dưng được giao thêm trên đôi vai một sĩ quan trung bình như ông.

Ngay trong lúc mọi chuyện đang diễn ra và trong lòng bận rộn với các bă
n khoăn, Gerry Turley vẫn còn thời giờ suy xét về mức độ nghiêm trọng của các trách nhiệm mới. Thẩm quyền chấm mục tiêu cho máy bay B-52 là một trọng trách. Trọng trách thật lớn là đằng khác. Ông tự nhủ không biết có người nào với cấp bậc như ông, ngay cả trong những trường hợp bất thường như vầy, đã đảm đương trách nhiệm này hay chưa. Ngay trong thời điểm này, Trung tá Gerry Turley đang sắp sửa phải thi hành, phối hợp và sử dụng một sức mạnh hỏa lực quân sự khủng khiếp hơn bất kỳ người nào khác trên toàn thế giới.

Gerry Turley hiện nắm toàn bộ sức mạnh quân sự - kỹ nghệ nổi tiếng của Hoa Kỳ trong tay. Những chiếc máy bay B-52, cùng với tàu ngầm nguyên tử Polaris và hỏa tiễn liên lục địa Minute Man hợp lại tạo nên bộ ba trong mô hình "kiềng ba chân" hạt nhân của Hoa Kỳ và đều được xem là các vũ khí chiến lược của đất nước. Việc quyết định sử dụng B-52, dù không mang bom nguyên tử, luôn luôn phải được quyết định ở cấp chỉ huy cao nhất. Vậy mà Gerry Turley đột nhiên trở thành, do vị trí tự nhiên của mình, một công cụ chiến lược quân sự quốc gia của Hoa Kỳ.

Tuy đóng một vai trò trong chiến tranh Việt Nam khác với vai trò mà nó được dự định lúc ban đầu, khả năng phi hạt nhân của chiếc B-52 vẫn còn rất ghê gớm. Những cuộc không kích trong Chiến dịch Arclight, với những chuỗi bom dài bất tận từ trên trời rơi xuống một cách bất ngờ đã gây tổn thất nặng nề cho quân Bắc Việt, nhất là về mặt tinh thần nếu việc chấm tọa độ có mức độ thông tin chính xác.

Turley không mất nhiều thời giờ chọn mục tiêu nhắm tới, điều mà ông báo cáo với những tay ở Sài Gòn là các “điểm chấn động” cho hàng ngàn và hàng ngàn trái bom ông sắp thả xuống và rơi ở đâu khi những chiếc phóng pháo cơ khổng lồ đã có mặt đúng vị trí. Mặc kệ thái độ buồn phiền của viên sĩ quan tình báo, mục tiêu đầu tiên mà Turley chọn là Thung lũng Ba Lòng bên ngoài phía Tây và phía Nam của Că
n cứ Hỏa lực Sarge và Núi Ba Hồ. Ông và Đại úy O’Toole tranh luận ngắn gọn. Tom O’Toole nghĩ rằng nên khôn khéo ghìm chặt quân Bắc Việt vào mặt trận chính của họ trước. Turley lại muốn hai phần ba trong số những cuộc không kích B-52 đầu tiên phải được sử dụng để loại bỏ gọng kìm đe dọa đã được đánh giá không đúng mức nhưng thực ra khá đáng kể từ phía Tây. Những cuộc không kích còn lại sẽ được dành cho việc bảo vệ mặt trận phía Bắc của họ. Đây là lần đầu tiên kể từ khi đến ở trong hầm chỉ huy Turley mới tin rằng họ có được một cơ hội nhỏ để thành công. Lúc này chính là lúc trả đũa đây.

Quân Bắc Việt không phải là không biết chuẩn bị để đối phó với tiềm năng này của đối phương. Dù cho đến thời điểm này, thời tiết vẫn còn thuận lợi cho phe Bắc Việt, nhưng một khi thời tiết tốt trở lại và sức mạnh không quân của Đồng minh có thể được huy động toàn lực, các lực lượng không quân Hoa Kỳ và Nam Việt Nam sẽ phải đối phó với hệ thống phòng thủ phòng không đáng gờm mà quân Bắc Việt đã mang theo đến những khu vực tiền phương xa nhất của chiến trường.

Nhịp độ hoạt động trong khu vực bị thu hẹp dần còn dưới quyền kiểm soát của các lực lượng bạn ở Vùng I Chiến Thuật không thấy có dấu hiệu nào bị chậm lại. Turley và nhóm của ông tiếp tục phán đoán thông tin theo một tốc độ cho thấy tình hình chiến thuật đang phát triển gay gắt hơn. Sau sự triệt thoái của một số ít lực lượng VNCH vẫn còn sót lại ở mạn Bắc của sông Cam Lộ - Cửa Việt, Turley thấy rõ rằng giá trị chiến lược của cây cầu ở Đông Hà đang gia tăng theo từng phút một.

Thật khó mà kiểm định tình hình cho chính xác. Dường như cứ mỗi lúc chiến trường lại thay đổi, dù chỉ một chút ít. Đến bốn giờ sáng ngày lễ Phục Sinh thì Turley nhận thấy việc thông tin liên lạc từ những đơn vị tiền phương còn sót lại của Sư đoàn 3 QLVNCH và những lữ đoàn TQLC trực thuộc đã trở nên khá hơn. Các cố vấn Mỹ đang có mặt với các đơn vị tiền phương của QLVNCH và TQLC đều bắt liên lạc được qua máy điện đàm. Cho tới sáng nay chuyện này và khả năng sắp sửa được điều động các phi vụ B-52 sẽ là những món quà ngon ngọt trong giỏ kẹo Phục Sinh làm ông cảm thấy thích thú.

Đến bốn giờ sáng thì Turley có thể đếm được 10 căn cứ hỏa lực lớn đã bị quân Bắc Việt tràn ngập và chiếm mất. Ông không thể biết chính xác bao nhiêu quân khí cụ mà các lực lượng VNCH khi tháo lui đã bỏ lại và chúng có được phá hủy hay chưa, hoặc nó lại được đem ra dùng lại để chống phe ta. Chỉ còn căn cứ Mai Lộc và trại Carroll vẫn còn đứng vững trước sức tấn công của quân Bắc Việt. Bên ngoài trại Carroll, với 22 khẩu trọng pháo bao gồm bốn khẩu 175 ly quý giá, Trung đoàn 56 đang hứng chịu một áp lực khủng khiếp nhưng có thể nói họ vẫn tiếp tục chịu đựng được - dù chỉ là một cách mong manh.

Lúc đó tại trung tâm Hành Quân Chiến Thuật, tin tức liên tục đến từ mọi nguồn tạo ra sự kích động lớn nhưng không làm mất tinh thần những người vốn gần như thường xuyên phải đối phó với khối lượng thông tin căng thẳng không ngừng đổ tới. Turley, lúc này vẫn chưa khỏi hẳn bệnh tiêu chảy và cơ thể gần như mất hết cả nước. Thỉnh thoảng anh phải chạy ra ngoài để tự giải tỏa. Bất cứ lúc nào chui ra khỏi hầm trú ẩn, anh lại thấy trên Quốc Lộ 1 những khối người Việt Nam chen chúc nhau xếp hàng dài, gồm súc vật lẫn người và số tài sản ít ỏi mang theo được cứ thế dường như bất tận xuôi về hướng Nam.

Đến sáu giờ rưỡi, trong khi theo dõi mạng lưới hải pháo, Trung úy Eisenstein ghi nhận được một báo cáo bất thường. Một lực lượng Đổ b
Đặc biệt TQLC Hoa Kỳ gồm 3.000 binh lính TQLC nghe nói đã có mặt ngoài khơi tại một nơi nào đó trong vòng hai tiếng đồng hồ hải hành. Tin này làm cho nhóm người trong Trung tâm Hành quân Chiến Thuật vui hẳn lên nhưng Turley không tin rằng số lính ấy sẽ được đưa tới chiến trường.

Việc đưa quân tác chiến Hoa Kỳ trở lại chiến trường Việt Nam là một quyết định thuộc quyền Tổng thống và sẽ không bao giờ xẩy ra nếu không có sự suy xét hết sức cẩn thận. Theo Turley thì xác suất này rất thấp. Dù vậy, tin tức về một lực lượng Đổ b
Đặc biệt đang hiện diện ở một nơi nào đó trong vùng khiến ông cảm thấy vững bụng hơn. Nhưng điều ấy cũng giống như mua một hợp đồng bảo hiểm mà sẽ không bao giờ sử dụng trừ phi bị rơi vào tình thế xấu nhất; và mọi việc vẫn chưa đến nỗi xấu như vậy.

Có một lúc trong sáng sớm ngày Phục Sinh, Dave Brookbank chuyển cho Turley cái tin dự đoán thời tiết sắp thay đổi theo chiều thuận lợi cho họ. Dave nghĩ rằng trước khi ngày tắt nắng, Không quân thuộc Bộ Chỉ huy Không quân Chiến thuật TAC sẽ sẵn sàng trở lại. Dù gì đ
i chăng nữa, trận chiến vẫn còn đang tiếp diễn.

Vào lúc đúng 8 giờ 54, có một cú gọi qua mạng lưới vô tuyến chiến thuật của cả Hoa Kỳ và Việt Nam từ những đơn vị còn đang rút lui của Trung đoàn 57. Xe tăng địch đã được phát hiện trên vùng đồi cao tại căn cứ Alpha 2. Đây là sự xác nhận thực tế đầu tiên về chiến xa địch sau những ngày có các tin đồn và rất nhiều phỏng đoán. Mười sáu phút sau đó, quan sát viên trên những chiến hạm Hải quân Hoa Kỳ gần bờ biển đã có thể quan sát được những chiếc xe tăng này ở các vùng trống trải phía bắc sông Cửa Việt. Những yêu cầu khẩn về việc cho bắn hải pháo để ngăn chận sự đe dọa của thiết giáp đã được thỏa mãn ngay lập tức.

Dường như vẫn chưa đủ cho ông lo lắng, vào lúc 9 giờ 15, Gerry Turley nhận được một cú gọi riêng từ viên Đại tá Cố vấn Hoa Kỳ đang tháp tùng tướng Giai lúc này ở mãi tận phía Nam thành phố Đà Nẵng. Sau vài câu đùa cợt ngắn ngủi, viên Đại tá thông báo cho Gerry Turley: “Cuộc điện thoại này chính là lệnh cho anh phải tiếp nhận chức vụ Cố vấn Trưởng, Sư đoàn 3 Tiền Phương QLVNCH. Tổng tư lệnh Ủy ban Cố vấn Nghiên cứu Chiến trường đã ra lệnh trực tiếp cho tôi phải gọi điện thoại thẳng đến anh. Đây là một trường hợp nhiệm vụ khẩn cấp. Anh có rõ mệnh lệnh của tôi không?”

“Thưa Đại tá, tôi rõ.”

Cũng giống như lần đầu tiên ba ngày trước đó viên Đại tá đã thắng cuộc thì lần này Turley cũng chẳng có cách nào khác hơn là phải nhận lệnh. Tuy nhiên ông còn một cách tính nữa. Nhằm tự bảo vệ trường hợp các sĩ quan quân đội sau này
phủ nhận cái lệnh đã đưa ra, Turley xin viên Đại tá số an sinh xã hội của ông, viết nó xuống một mẩu giấy bỏ vào túi quần trước của mình.

Cái lệnh mới từ trên xuống chẳng làm thay đổi gì mấy. Dù bây giờ có trở nên chính thức hơn nhưng nhiệm vụ của Turley cũng chẳng khác gì hết. Thật ra, ông cũng tự cho mình một khoảnh khắc hồi tưởng; nửa phần đầu dành cho câu hỏi không cần câu trả lời là “Sao lại là con, thưa Chúa?”; nửa phần sau để nhớ lại cái cảm giác bất an mà ông
đã cố gạt đi trên đường bay tới Phú Bài. Turley một lần nữa lại nhớ lúc còn bé, ông đã có cái “cảm giác đó” và nó giữ ông lại, không cho tới vũng nước trong mỏ đá. Rốt cuộc, ngoài ông ra, những đứa khác đều chết đuối hết. Và một lần nữa tại Triều Tiên, khi ông không lên chuyến bay nghỉ phép dưỡng sức, máy bay đã rớt xuống ngay sau khi vừa mới cất cánh làm tất cả mọi người trên đấy đều thiệt mạng. Cỗ xe lửa hiện thời ông đang lái có lẽ, nếu như điểm số trung bình "đánh bóng chày" của ông vẫn giữ nguyên, sẽ lao thẳng xuống vực, và lần này ông chẳng còn cách nào để tự cứu mình ra khỏi sự thất bại hoàn toàn và tuyệt đối nữa.

Sự trớ trêu vẫn chưa chịu tha Gerry Turley. Chủ Nhật Phục Sinh. Khi nhìn thấy tình hình tại Vùng I Chiến Thuật mỗi lúc một tồi tệ hơn, những kẻ có thẩm quyền cấp trên dường như muốn hành xử theo kiểu Pontius Pilate, tức rửa tay rũ bỏ trách nhiệm về một chuyện càng lúc càng rõ ra là sẽ chấm dứt hoàn toàn bất lợi cho họ.

Họ đã buộc ông phải lãnh một nhiệm vụ mà chẳng ai có thể hoặc muốn chấp nhận cả. Những rủi ro cá nhân cho Turley rất lớn; rộng hơn cả những hiểm nguy hiển nhiên về mạng sống. Ông biết vì mối liên quan giữa quốc sách Việt Nam Hóa Chiến tranh của Tổng thống Nixon và các cuộc tổng tấn công toàn diện của quân Bắc Việt thì một ngày nào đó, nếu như còn sống sót, ông sẽ phải đứng trước mặt thượng cấp, rất có thể chính là vị Tổng tư lệnh Binh đoàn TQLC, để trả lời về những hành động của mình. Nhưng đó là nếu ông còn sống sót, mà dù còn sống đi chăng nữa thì từ bây giờ tới đó cũng còn lâu lắm. Lúc này ông không có đủ thời giờ để suy nghĩ vẩn vơ mặc dù trong một khoảnh khắc ngắn ngủi ông thấy thông cảm và gần gũi với nhân vật Job trong Thánh kinh Cựu Ước; bị cô lập, bị ruồng bỏ, lẻ loi, chịu đựng những cơn đau bất tận, không bạn bè hay trợ giúp, và không một ai động viên tinh thần.

Mặc dù Gerry Turley cũng muốn nổi giận hay tỏ ý bực bội về những hoàn cảnh bất lợi của mình, nhưng các tình huống không may trong những ngày vừa qua, mũi dao nóng của quân Bắc Việt đang xắn vào miếng bơ QLVNCH không cho phép ông hành động như vậy. Sự hiện diện đáng ngại của chiến xa địch đã thay đổi cục diện của toàn bộ chiến tuyến rộng 24 cây số đang bị thu hẹp lại dần. Sau khi các xe tăng địch đã tàn phá hết phía bắc sông Cam Lộ - Cửa Việt, trong vùng chẳng còn mục tiêu nào đáng cho chúng tấn công nữa.

Turley thấy ngay là mũi nhọn tiến công của chiến xa và bộ binh Bắc Việt đang nhắm thẳng tới Đông Hà. Nếu chúng vượt qua được cây cầu thì toàn bộ tỉnh Quảng Trị sẽ bị bỏ ngỏ. Một khi họ tiến tới được mức đó thì chuyện gì sẽ xảy ra? Đông Hà chính là mấu chốt. Địch quân phải bị chặn đứng ngay tại nơi này
. Nếu không, chấn động về tâm lý là địch đã có khả năng dùng thiết giáp tấn công các lực lượng VNCH hầu hết không được trang bị vũ khí chống xe tăng sẽ bẻ gãy hoàn toàn tuyến phỏng thủ mỏng manh mà QLVNCH đang cố gắng bám giữ.

Với quá nhiều mố
i đe dọa như vậy, Turley không cần suy tính lâu. Ông quyết định ngay chỉ có cách duy nhất là cho phá nổ cây cầu tại Đông Hà.

Sáng sớm Phục Sinh tại Đông Hà

Thị trấn Đông Hà sẽ không có cơ hội nằm trong danh sách nhữ
ng địa điểm du lịch cần ghé thăm trong vùng cực Bắc Việt Nam Cộng Hòa nếu như người Mỹ chưa từng đến chiến đấu tại Đông Nam Á. Nằm trên Quốc lộ 1, đó là vùng đất cuối cùng, tập trung khá đông người, được nhắc tới như một thị trấn địa đầu trước khi băng qua khu phi-quân-sự, cách 21 cây số về hướng Bắc để rồi bước vào vùng đất Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Với vị trí nằm chắn ngang vừa sông Cửa Việt vừa Quốc lộ 1, đồng thời là trạm cuối về hướng Đông hoặc trạm đầu về hướng Tây, tùy góc độ quan sát từ phía nào đối với Quốc lộ 9 chạy vào trong đất Lào, Đông Hà là nơi tụ họp tự nhiên của các nông dân và ngư dân để trao đổi hàng hóa ở phía bắc tỉnh Quảng Trị. Những khu chợ hàng ngày với nhiều phẩm vật trong các vùng lân cận và của ngư dân đánh cá ngoài Biển Đông, 13 cây số phía hạ lưu, đã giúp cho cư dân trong vùng dư dả các nguồn thực phẩm có chất đạm từ Vịnh Bắc Bộ.

Kể từ khi có sự can dự của Hoa Kỳ tại Việt Nam và vì là nơi gần nhất với khu phi-quân-sự, Đông Hà được các lực lượng Mỹ
đặc biệt chú ý trong việc bảo vệ lãnh thổ tại các địa điểm gần nhất với biên giới đối phương. Từ năm 1965 cho đến khi những binh lính TQLC Mỹ được đưa về nhà vào năm 1971, Đông Hà cũng là nơi trú đóng của các đơn vị thuộc Tổng Hành dinh Sư đoàn 3 TQLC Hoa Kỳ. Với sự ra đời của chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, các cuộc hành quân tại tỉnh Quảng Trị đã giảm xuống một cách đáng k cho đến trưa ngày 30 tháng Ba 1972. Như để chứng minh cho tính kiên cường của người dân Việt Nam, trước khi các cuộc pháo kích bắt đầu nổ ra thì cuộc sống không đến nỗi quá tồi tệ với một nền kinh tế thị trường tương đối sôi động phát triển một cách tự nhiên; cũng giống như những vùng phía Nam Đông Hà mà Gerry Turley đã thấy lúc ông và Jim Joy bay trên trực thăng từ Phú Bài đến chưa đầy một tuần trước đó.

Vì Đông Hà gần với Biển Đông nên luôn luôn có nhu cầu về hàng hải để di chuyển người và vật liệu xuôi ngược trên con sông vốn có dòng chảy khá mạnh và sâu nơi có cây cầu bắc ngang và rồi ngoặt sang hướng Đông để đổ ra Vịnh Bắc Bộ. Cây cầu bắc qua sông Cửa Việt tại Đông Hà đã có từ lâu rồi. Thực ra, hiện có tới hai cây cầu, một cái có tên là “Cầu Tây Cũ” để chỉ cây cầu được bắc lên trước đó, cách cây cầu mới và rộng hơn chưa đầy 100 thước từ phía thượng nguồn. Cây cầu lớn hơn, nguyên thủy được xây dựng cho việc lưu thông đường bộ và xe cộ đã được tái thiết lại vào năm 1967 bởi một Tiểu đoàn Công binh Hải quân Hoa Kỳ (được thế giới biết đến với cái tên là “Toán Ong Biển”).

Cây cầu mới ấy tượng trưng cho sự thông minh trong việc thiết kế và sắc sảo về kỹ thuật của người Mỹ. Được xây dự
ng để tồn tại một cách vĩnh viễn, con "mãnh long" làm bằng bê tông, thép và gỗ -hầu hết là thép- đã thể hiện ra bản chất của nước Hoa Kỳ, đặc biệt là sức mạnh kỹ nghệ của hai thị trấn Pittsburg và Youngstown. Dài gần 200 thước, sức chịu đựng kỳ diệu của chiếc cầu được tạo thành từ sáu thanh thép hình chữ I chạy theo chiều dọc làm nhiệm vụ của một bộ khung khổng lồ, bên trên được đặt những phiến gỗ chắc nịch, dày dặn. Năm cái trụ cầu chống đỡ toàn bộ cấu trúc lớn này được làm bằng bê tông cốt sắt. Để chống lại sự phá hoại của những tên đặc công, trên cả hai bờ phía Bắc và phía Nam, Toán Ong Biển đã thiết lập những hàng rào bằng xích sắt và dây kẽm gai dày đặc dưới gầm cầu. Nếu muốn phá hủy cái con "quái vật” ghê gớm ấy, dù trong hoàn cảnh thuận lợi nhất, cũng không phải là điều dễ dàng. Còn muốn phá hủy cây cầu trước khi quân Bắc Việt có thể chiếm đoạt được nó là điều không thể thực hiện nổi.

Nếu tay chỉ huy của đoàn chiến xa Bắc Việt, hiện có lẽ
đang tập trung gần Căn c Alpha 2, có thái độ dứt khoát hơn, hoặc nếu như hắn ta có nghiên cứu chút ít về các vị tướng lãnh như Patton, Rommel hoặc Guderian thì hắn đã có thể là một đối thủ nguy hiểm ngoại hạng, ngoài việc chỉ nắm trong tay một sức mạnh hỏa lực có thể tạo chấn động tâm lý cho đối phương. Turley hy vọng là hắn đã được giáo dục thành một tên Cộng sản tốt, thành thử sẽ không dám mạo hiểm, và nếu là một đứa con cưng của "Cách mạng" thì hắn lại càng sợ bị kiểm thảo và bị mất mặt, điều mà các đối thủ phía Nam của hắn không bị vướng phải. Đúng là nếu như người nắm quyền chỉ huy đoàn chiến xa Bắc Việt có được một nhúm óc thực tiễn và táo bạo, với sức chống cự của QLVNCH hiện thời rất yếu ớt, hắn có thể đã ra lệnh cho đám chiến xa và lính tùng thiết yểm trợ để lên đường rồi, và chúng sẽ tràn tới bờ bắc sông Cửa Việt trong vòng chưa đầy một tiếng đồng hồ nữa. Hoặc giả hắn không phải là kẻ dứt khoát và thuộc loại người cẩn thận, mưu mẹo, thì các đơn vị của hắn cũng có thể vượt đoạn đường 11 cây số giữa Căn cứ Alpha 2 và Đông Hà trong vòng không quá hai tiếng đồng hồ hoặc ba tiếng là tối đa. Turley không còn mấy thời gian nữa.

Turley hiểu rõ tầm mức gây kinh hoàng và chấ
n động tâm lý của thiết giáp. Ông biết rằng chỉ cần một trong những chiếc xe tăng T-54 do Liên Xô cung cấp vượt qua được mạn Nam của con sông thì cái khối thép khổng lồ gần 40 tấn đầy đe dọa ấy sẽ tạo ra nỗi kinh hoàng hoảng loạn vô cùng cho dân chúng đang lánh nạn và các lực lượng QLVNCH chỉ được trang bị kém cỏi trong việc chống lại xe tăng.
Trên thực tế thì những khả năng để đối phó lại của Trung tá Turley cũng khá hạn chế. Khi nhận thức được giá trị chiến lược của cây cầu, một trong những ý nghĩ đầu tiên hiện ra trong đầu ông là suy nghĩ về các nỗ lực tái chiếm cho bằng được cây cầu tối quan trọng tại thị trấn Regamen khi các lực lượng Đồng minh tiến vào phía Tây nước Đức vào đầu năm 1945. Cấp bậc Trung tá như ông không có quyền quyết định phá hủy hay bảo vệ các cây cầu nằm ngang các con nước quan trọng. Nhưng lần này thì khác một chút so với lúc quân đội Hoa Kỳ đang tìm cách vượt qua cây cầu độc nhất còn sót lại để băng qua sông Rhine vào 27 năm về trước. Chẳng phải là Turley muốn quyền uy gì cả. Không còn thời gian nữa. Ông phải ra đứng ra nhận trách nhiệm và phải hành động ngay tức khắc.
Chỉ có một cách duy nhấ
t để phá hủy cây cầu Đông Hà. Không thể dựa vào hỏa lực không quân được. Mặc dù trước đó Thiếu tá Brookbank đã lạc quan tuyên bố rằng thời tiết sẽ được cải thiện, nhưng Turley không đủ thời gian để gọi lực lượng Không quân thuộc Bộ Chỉ huy Không quân Chiến thuật để làm việc này. Quân Bắc Việt sẽ băng qua cầu trước khi những lớp mây cho phép máy bay hoạt động được. Ngay trong lúc này, dù có quyền định mục tiêu cho B-52 thả bom, Turley cũng không bao giờ nghĩ đến việc sử dụng chúng. Không kích Arclight chỉđộ chính xác vừa phải mà thôi, nếu ông có thể tập trung được sức bom dội xuống đúng ngay trên cầu, thì may ra mới xong chuyện. Những cuộc dội bom Arclight chỉ có hiệu quả đối với những vùng không cần sự chính xác tuyệt đối. Hơn nữa không có gì bảo đảm chỉ riêng cây cầu sẽ bị trúng bom. Tiểu đoàn 3 của Thiếu tá Lê Bá Bình và Cố vấn John Ripley hiện còn đang giữ nhiệm vụ bảo vệ Đông Hà và hàng ngàn người dân chạy loạn vẫn còn trong khu vực. Turley sẽ hân hoan thả xuống bất cứ cái gì và mọi thứ gì mà ông có trong tay vào quân Bắc Việt đang tấn công, ngay cả có thể gọi không kích ngay trên đầu mình chứ không bao giờ nghĩ đến chuyện thả bom vào những người dân đang chạy trốn; không giống như bọn Bắc Việt vẫn tiếp tục cho pháo binh cố ý nhắm vào thường dân vô tội.

Cũng vậy, ngay cả hải pháo của những con tàu đậu ngoài khơi dù có gia tăng hỏa lự
c đi na cũng không đủ sức để hạ gục cây cầu. Mặc dù hải pháo tỏ ra hữu hiệu và đã tiêu diệt được một số quân địch đang tập trung và có thể chống được đoàn chiến xa đang tiến lại gần nhưng cỡ đạn bắn ra tương đối nhỏ cũng khó phá được cây cầu. Giá như Turley có thể ra lệnh các chiến hạm USS Iowa, New Jersey, Wisconsin, và Missouri đồng loạt nã pháo trực tiếp yểm trợ thì sự thể có lẽ đã khác đi rồi. Nhưng thực tế không phải như vậy. Mơ ước chả ích gì vào lúc này. Không. Turley biết rằng chỉ có mỗi một cách để hạ cây cầu là dùng phương pháp cổ điển. Ông sẽ phải cho người mò xuống dưới gầm cầu với một khối chất nổ, người đó phải biết mình đang làm gì và quyết tâm phải làm cho bằng được. Chỉ có mỗi cách đó thôi.

Cuộc chiến trên hai mặt trận một lúc mà Gerry Turley đang đối phó chưa bao giờ rõ ràng bằng lúc này, và nỗi cô độc của nhân vật Job trong Cựu Ước trong vai trò thủ lĩnh chưa bao giờ sâu sắc hơn khi ông thông báo cho hậu cứ biết ý định phá cây cầu Đông Hà. Trong nhiều ngày qua, ông đã ra hết quyết định này đến quyết định khác về việc xử dụng hỏa lực, việc di chuyển và bố trí các lực lượng; tất cả đều là các mệnh lệnh tối quan trọng. Tất cả đều là vấn đề sống chết. Vài ngày qua, một số tướng lãnh Mỹ và Việt, ngoại trừ Tướng Giai và tay Đại tá Mỹ, ra vào hầm chỉ huy 155 soành soạch. Không một lần nào những cấp chỉ huy ấy đưa ra mệnh lệnh ngược lại với ông, ngay cả đưa ra lời hướng dẫn chiến lược cũng không. Tuy vậy, chưa đầy một phút sau khi Turley nói với người nào đó bên kia điện đàm hay đường điện thoại tới Sài Gòn hoặc Đà Nẵng về quyết định của ông sẽ cho hạ cây cầu thì có lệnh ngược lại là không được.

“Chúng ta phải giữ
để phản công lại phía Bắc. Không được phá hủy cây cầu. Đây là mệnh lệnh, Trung tá Turley”.

Turley biết rằng nếu quân Bắc Việt mang chiến xa băng được qua cầu, thì có thể sẽ chẳng bao giờ có phản công. Và nếu trong vòng vài tiế
ng đồng hồ tới đây, quân Bắc Việt mà mang được đủ lực lượng qua sông thì chẳng bao lâu trong một tương lai gần sẽ không còn một nước Việt Nam Cộng Hòa nữa. Tình thế nguy hiểm đến như thế. Ông biết và tin là như thế. Những người thuộc Ban Tham mưu ở Đà Nẵng hoặc Sài Gòn, dù họ ở đâu và bất kể họ là ai, vẫn chưa hình dung nổi tình hình mong manh như thế nào tại đây. Cuc trao đổi điện đàm không thân tình chút nào. Turley, dù đang giận dữ, vẫn hiểu được những người dưới kia vẫn chưa tin nổi, gần như không thể hiểu nổi mức độ tan rã ngoài chiến trường ra sao. Thật khó cho ông tuân lệnh khi đang ở vào tình trạng cấp bách này. Kềm chế cơn giận, ông đặt ống nghe xuống và ngưng nói. Ông biết mình cần phải làm gì. Turley và đồng đội sẽ phải chặn đứng được quân Bắc Việt hay là chết. Cây cầu sẽ phải được phá hủy.









HẾT TẬP 1
Loading