Tìm Kiếm Bài Đã Đăng
Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y
© 2016
Gần đây chúng tôi có nghe ít nhiều nhận định về Thể Dục Khí Công Hoàng Hạc (TDKCHH) như TDKCHH nhẹ nhàng quá, không đủ nhanh để đốt năng lượng thừa, hoặc không đủ mạnh để làm cho các bắp thịt trên cơ thể thêm rắn chắc. Những nhận định này khởi lên chỉ vì bạn chưa hiểu hết về TDKCHH.
Theo tài liệu mà chúng tôi đọc được trên mạng “Dep.com” thì Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) năm 1992 đã kết luận: “hình thức vận động tốt nhất là đi bộ”. Và theo nghiên cứu mới nhất của trường Đại học Colorado vừa được công bố thì đi bộ chậm tốt hơn là đi bộ nhanh.
Trường Đại học Harvard cũng đã đề nghị các môn tập thể dục tốt bao gồm: đi bộ, đi lùi, đi bước ngang, đi bằng gót, bằng ngón chân, bơi lội, Yoga, Taichi, khí công, Kegel exercise v.v... Họ đã không nhắc đến những môn tập “nhanh” và “mạnh”.
Tại sao chúng ta, đặc biệt là các quí vị đang bước vào tuổi hạc, không nên tập những môn thể dục “nhanh” và “mạnh”? Lý do đơn giản là tập nhẹ nhàng thì không đau, tập mạnh dễ làm đau.
.
Khi vung tay chân quá mạnh sẽ làm hao tổn năng lượng một cách nhanh chóng, dẫn đến mất quân bình. Có những trường hợp khi tập thể dục, bạn bắt đầu nhanh quá, chấm dứt đột ngột quá, cơ thể bạn không đáp ứng kịp thời, gây tổn thương đến các cơ bắp. Lâu ngày sẽ làm bạn bị đau khớp vai, tay, hoặc chân. Tệ hơn nữa, khi tập nhanh, mạnh sẽ làm bạn thở vội để kịp lấy dưỡng khí, tim đập nhanh, áp huyết sẽ tăng cao, dễ gây đột quị, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Tập nhanh, mạnh làm cho cơ thể bạn mệt mỏi, lăn ra ngủ vùi sau đó, có thể giúp bạn tạm thời quên đi những căng thẳng, nhưng khó lòng mang đến cho bạn những giây phút nhẹ nhàng, thanh thản, tĩnh lặng, giúp giảm thiểu những căng thẳng trong đời sống hàng ngày.
Các môn tập được đề nghị kể trên, mỗi môn có những lợi ích riêng. Tuy nhiên, mỗi môn chỉ đáp ứng được một phần nào (không giúp toàn phần) cho sức khỏe của con người về tinh thần, thể chất và xã hội..
.
Ngoài ra chúng có nhiều giới hạn, không phải ai cũng có thể thực tập chúng được.
Vậy thì có môn tập nào lại có thể TỔNG HỢP tất cả những lợi ích về sức khỏe của các môn thể dục kể trên, lại không có một giới hạn nào về tuổi tác, sức khoẻ và thể chất của người tập?
Thưa, đó chính là môn Thể Dục Khí Công Hoàng Hạc.
.
Thể Dục Khí Công Hoàng Hạc có 4 nguyên tắc căn bản mà những môn tập kể trên đã không có. Đó chính là: “BẤM, VÒNG, VƯƠN, BUÔNG”. Chính 4 nguyên tắc này, áp dụng vào những thế tập, giúp cho bạn đốt được năng lượng dư thừa, làm cho bắp thịt bạn săn chắc, giúp cho bạn giảm bớt đau nhức, khỏe mạnh hơn, không mang lại những nguy hiểm, giới hạn kể trên, mà còn giúp cho tinh thần của bạn được thanh thản, sảng khoái, điềm tĩnh, vui vẻ và yêu đời hơn.
1.Bấm: mười ngón chân luôn bấm xuống đất khi tập Hoàng Hạc. “Bấm”, phối hợp với “vươn” sẽ tiêu bớt đi những mỡ thừa trên cơthể bạn, đồng thời tạo cho các bắp thịt thêm săn chắc. Có nhiều bạn còn khá trẻ, khi mới gia nhập Hoàng Hạc thường hay bị đau đầu gối, chân nặng, không co hoặc nhấc chân lên được. Khi bước đi, đầu gối còn phát ra những tiếng “pop”. Sau một thời gian tập “bấm” theo lời bs Phạm-gia Cổn hướng dẫn, những vịnày không còn thấy đau nữa, đầu gối không còn phát tiếng khi di chuyển.
Đơn giản vì những thế bấm giúp các bắp thịt ở chân trở nên rắn chắc hơn, các khớp được cử động nhẹ nhàng, mang lại tính uyển chuyển đến khớp và cơ bắp, làm giảm đau nhức. Tốt hơn nữa là những vị này bây giờ lại mang giầy cao gót một cách vô cùng thoải mái.
2.“Vòng”: Những thế vòng cổ tay và các ngón tay. Các thế vòng này giúp giảm nhức mỏi các ngón tay, cổ tay, vai và khuỷu tay. Thực tế có nhiều người, vì công việc làm hàng ngày phải dùng máy vi tính nhiều, bị chứng đau nhức cổ tay và tê các ngón tay. Chỉ sau một thời gian ngắn tập những thế vòng, chứng đau nhức này đã không còn nữa.
Săn chắc bắp thịt khi Vòng
3.“Vươn”: Vươn thẳng tay ra, vươn lên, vươn xuống, vươn ra trước và ra sau, vươn đến các đầu ngón tay giúp bạn giãn gân, giãn cốt. Phối hợp cả 3 thế “Bấm”, “Vòng”, “Vươn” khi tập Hoàng Hạc giúp bạn chuyển động CẢ CƠ THỂ: từ các ngón tay, cổ, khuỷu tay, đến vai, lưng, đầu gối, chân, làm rắnchắc những bắp thịt, khớp được chuyển động nhẹ nhàng, giúp cho những đau nhức trên cơ thể dần tan biến.
4.“Buông”: Buông lỏng cả người, từ tinh thần đến thể chất, buông lỏng vai. Thế này giúp bạn buông xả, thanh thản trong tĩnh lặng.
.
Nào, bây giờ bạn có thể cùng tôi tập thử 20 lần thế vòng để xem bạn có thấy nóng người dần lên không, để bạn thấy rằng TDKCHH có đốt năng lượng của các bạn, làm cho bạn mỏi, nhưng không mệt, và tinh thần bạn cảm thấy sảng khoái sau khi tập.
4 nguyên tắc “Bấm, Vòng, Vươn, Buông” đã được BS Phạm-Gia Cổn ghép vào thành bài tập căn bản 7 thế giản dị, bài 18 thế phức tạp hơn, và bài 64 thế. Tất cả được thực tập một cách thật tự nhiên, khoan thai và liên tục, tạo nên những bài tập nhịp nhàng, hữu hiệu và đẹp mắt.
Chúng ta đã vừa nói qua 4 nguyên tắc căn bản của Hoàng Hạc. Bây giờ ta bước qua phần hơi thở và giá trị về sức khỏe tinh thần của Hoàng Hạc.
4 thế: “Bấm, Vòng, Vươn, Buông” kể trên, phối hợp với “Ý, Tâm”/ “Thân Pháp”/ và Hơi thở” (Tam Hợp) tạo nên nét ĐẸP độc đáo của Hoàng Hạc.
Tam Hợp
Bác sĩ Phạm-gia Cổn, Chưởng Môn TDKCHH luôn nhắc nhở chúng tôi hãy thở một cách thật tự nhiên, hơi thở rồi sẽ phối hợp điều hòa với những động tác tập, theo hướng tự nhiên của nó. Trong các quá trình vòng, hoặc khi giang 2 tay ra, lồng ngực ta mở rộng ra, hơi thở của ta tự nhiên đi vào. Khi bấm chân và vươn thẳng đến 10 đầu ngón tay, hơi thở ta tự nhiên nín lại.
Khi buông, hơi thở ta sẽ nhẹ nhàng đi ra. Mỗi động tác tập như thế, hơi thở ra vào đều đặn và sâu sẽ giúp dưỡng khí di chuyển khắp cơ thể, đến các tạng phủ, qua những khúc quanh bị tắc, thông suốt huyệt mạch, làm giảm đau nhức, nuôi dưỡng cơ thể, cho ta cảm giác sảng khoái.
.
Khi tập Hoàng Hạc, ta tập trong khoan thai, nhẹ nhàng. Để “tâm ý” vào “thân pháp”: nghĩa là đưa ý vào những động tác ta đang làm: khi đưa tay lên, ta biết ta đang đưa tay lên. Phối hợp “tâm/ý & thân pháp & và hơi thở: Khi hơi thở vào, ta biết hơi thở ta đang đi vào; khi hơi thở ra, ta biết hơi thở ta đang đi ra. Khi để tâm ý vào hành động, hành động sẽ có “thần”, có “thức”.
Phối hợp cả 3: (tam hợp), ta bỗng dưng hành động chậm lại, khoan thai, nhẹ nhàng. Nếu thực tập được như thế, bạn sẽ nghiệm rằng, đây chính là những giây phút bạn dành cho chính mình, trong từng giây tĩnh lặng và tỉnh thức. Những giây phút này là của riêng bạn, không một ai bước vào khoảng không gian, thời gian này của bạn cả. Đó chính là những giây phút tuyệt vời, hạnh phúc nhất. Kéo dài những giây phút đó nhiều lần trong ngày, bạn nghiễm nhiên có một ngày đầy bình yên!
.
Tôi đã được một số bạn cùng tập HH chia sẻ với tôi rằng họ cảm nhận được những cảm giác khi họ thực tập HH cũng tương tự như những lúc họ đang ngồi thiền: “vắng lặng, êm đềm, trong sáng cùng những cảm giác tinh tế xuất hiện trên thân thể”.
Tôi không ngạc nhiên với những chia sẻ này và thấu hiểu rằng sự việc “biết” mình đang thở trong khi thực hành thiền, so sánh cùng với sự đưa “tâm ý” vào những động tác khi tập Hoàng Hạc đều giúp ta gạn lọc bớt đi những suy nghĩ vẩn vơ, lôi thôi (tạp niệm), giữ lại cho ta những giây phút bình yên. Thảo nào các bạn tôi đã chia sẻ, sau 20 phút tập HH, họ cảm thấy đầu óc thanh thản, tinh thần sảng khoái, tâm tư phấn chấn, vui vẻ, yêu đời, hạnh phúc.
.
Tôi cũng không ngạc nhiên khi có những bạn chia sẻ rằng sau thời gian “chuyên cần” thực tập HH, họ cảm thấy tính tình họ thay đổi: điềm tĩnh hơn, không còn hay bộp chộp, lo sợ vẩn vơ, họ cảm thấy hài lòng với chính họ hơn, thấy yên bình hơn, và có giấc ngủ an lành hơn.
Bác sĩ Phạm-gia Cổn, với căn bản chân truyền của môn võ Thiếu Lâm, ông hiện là Chưởng Môn Việt Nam Thiếu Lâm Thất Sơn. Tổ sưcủa võ Thiếu Lâm là Bồ Đề Đạt Ma, cũng là sư tổ của thiền. Vì vậy Chưởng Môn Pham-Gia Cổn, không ít thì nhiều, (mặc dù ông không công nhân, hoặc phủ nhận) cũng mang ảnh hưởng của thiền, và đang mang tính thiền vào Hoàng Hạc.
.
Là một võ sư của nhiều môn võ, Bác sĩ P.G. Cổn đã thấm nhuần tinh thần võ đạo: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Bác sĩ Cổn đã mang những tinh túy này cùng với lòng thao thức chuyên tập: “quả dục, thanh tâm, tinh nghiên, chuyên luyện” vào những thế tập và tinh thần của Hoàng Hạc.
Là một vị bác sĩ đầy lương tâm nghề nghiệp, đã từng là Giảng sư tại Đại Học UCLA, Hoa Kỳ: BS Cổn đã dùng những kiến thức y học của mình, phối hợp với kinh nghiệm 50 năm luyện tập của bản thân từ các môn võ, ông đã sáng tạo ra môn tập tổng hợp và hoàn hảo, gọi là “Thể Dục Khí Công Hoàng Hạc”.
.
Bác sĩ Trần Xuân Dũng bên Úc khi biết về Hoàng Hạc, đã nhận định TDKCHH là một môn tập quí phái và hữu hiệu. Ông hy vọng rằng Hoàng Hạc sẽ được mang đến nhiều người, ai ai cũng cùng tập để mọi người cùng được hưởng những lợi ích này. Khi đi giảng thuyết tại các chùa trong và ngoài Hoa Kỳ, các vị thầy đã đều thừa nhận Bs P.G.Cổn đã và đang thực hành hạnh Bồ Tát khi ông bỏ cả tâm huyết vào việc phát triển và quảng bá TDKCHH. Võ Sư Lê Thiện Ký - Denver cũng đã nói đến hạnh “Vô Úy” thí khi nhắc đến vị Chưởng Môn Hoàng Hạc.
.
Kết luận: Để giữ gìn sức khỏe, các bạn cứ thong thả tìm cho mình một, hoặc vài môn tập thể dục nào thích hợp với mình để thực tập. Tuy nhiên, với những giá trị đặc biệt của TDKCHH, tôi mong các bạn hãy mang TDKCHH vào cuộc sống của các bạn. Cứ kiên nhẫn tập: quả dục, thanh tâm, tinh nghiên, chuyên luyện.
Cho dù bạn đã vào, hoặc đang chập chững bước vào tuổi hạc, hoặc vẫn còn trẻ thơ, tôi tin chắc là TDKCHH sẽ giúp các bạn có một cuộc sống quân bình hơn, khỏe mạnh, vui vẻ, yêu đời hơn. Và khi đã chiêm nghiệm được những lợi ích đó, hãy cùng chúng tôi mang món quà này, giới thiệu Hoàng Hạc đến những người chung quanh, cùng tập, cùng hưởng những giá trị về sức khỏe và tinh thần này. Đó cũng là 1 cách chúng ta thực hành hạnh Bồ Tát.
.
Một môn sinh Hoàng Hạc, anh Phạm Thế Vinh, đã cảm phục sự kiên nhẫn của vị Chưởng Môn Hoàng Hạc của chúng tôi: gần cả 10 năm nay, hàng ngày, mỗi sáng, ông ngồi đợi các môn sinh thân yêu của ông đến lớp. Rồi hàng ngày, ông giảng đi, giảng lại những thế tập; nói đi, nói lại những điều ông biết.
Thỉnh thoảng trong lớp học, ông lại nhá ra một vài “bí quyết” quan trọng, hầu mong chúng tôi có được nhiều hiệu quả hơn trong việc luyện tập. Thế nhưng, chúng tôi cũng có người nghe, để bụng, để dạ, chuyên cần học tập. Cũng có vị nghe rồi để đấy, ham vui, ham chơi, chưa muốn nắm bắt được những tinh túy của Hoàng Hạc. Ấy thế mà ông vẫn kiên tâm, mỗi lần giảng dạy, lại không ngần ngại, lại nói đi, nói lại những điều đã nói, đã dạy, cả hơn 9 năm nay.
.
Vì sự cảm phục đó, Hoàng Hạc Phạm Thế Vinh đã viết tặng vị Chưởng Môn của chúng tôi bài thơ “Tự Nguyện” vào dịp xuân 2016 này. Bài thơ chân chất, tự do, mang tính tự nhiên của Hoàng Hạc. Nghĩ sao, viết vậy, Hoàng Hạc Vinh đã ví vị Chưởng Môn như cội Mai già, luôn khiêm nhường (ẩn hiện như sương), nhưng tấm lòng và sự phục vụ của ông thật bao la và quảng đại:
Tự Nguyện
Ẩn hiện như Sương, cội Mai già
Âm thầm hé nở, trong tĩnh mịch
Những đóa hoa vàng, đón nắng Xuân
Sắc hương hương sắc, lan theo gió
Lặng lẽ dâng đời, Hoàng Hạc đây
Mùa Xuân 2016 - Môn sinh HH Phạm Thế Vinh..
Kính chúc quí vị một năm 2016 an lành, hạnh phúc.
HH Kiều Hạnh - PRO: (562) 242-5876
Địa điểm tập TDKC Hoàng Hạc tại Orange County - Hoa Kỳ:
9032 Hazard Ave.
Westminster, CA 92683
.
Hàng tuần có lớp:
Thứ tư, Thứ năm, Thứ bảy, Chủ nhật:
7:00 am - 8:00 am &
8:00 am - 9:00 am