Tìm Kiếm Bài Đã Đăng

 
12-cau-noi-muon-doi-gia-tri-cua-khong-tu
MuÓn Phát Tri‹n,
 
 
Kh°ng Tº Giúp Gì Cho Ta? (1) NguyÍn ñÙc Liên
Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y
© 2016
Dàn bài:

I. Viết về Khổng tử (p 1-5)

II. Đạo Khổng, Việc Hàng Ngày

1. Bút sắt, bút lông
2. Nho giáo hay Khổng giáo

III. Nguyên Tắc Đạo Lý Khổng tử

Nhóm I
Nhóm II
Nhóm III

IV. Kinh Sách Khổng học

Thể loại I : nội dung 1, nội dung 2, nội dung 3
Thể loại II: Ngũ Kinh Nho Giáo
Cắt Kinh Lễ thành lập Tứ Thư
Kinh Xuân Thu
Sách Luận Ngữ
Cấu trúc Tứ Thư Ngũ Kinh

V.Sự Nghiệp Khổng tử

Góc nhìn 1
Góc nhìn 2
Góc nhìn 3
Góc nhìn 4

VI. Hệ Tư tưởng Khổng học

Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3

VI. Sau Thời Đại của Ngài

Thánh Nhân Quy Tiên

A. Khổng tử nhân vật lịch sử

B. Củng Cố và Phục hưng

1. Hán Vũ Đế - Đổng Trọng Thư, văn minh Hán Đường
2. Hàn Dũ
3. tân-Khổng học

Tân trang toàn bộ Đạo lý Khổng tử
Dụng Ý chính trị Chu Hy
Luật Pháp và LỄ
Hoàng đế với Nhà Hiền triết
Tài nguyên-Xã tắc sở quyền của Vua

VII. Gấp Trang Sách

Ghi Chú.

                                                
                                                      Nguyễn Đức Liên, QYHD10

I. Viết về Khổng tử: Cho tới năm 2012, đã có trên 500 trung-tâm Khổng-học mở ra tại các đô-thị nhiều nước trên thế-giới, ngoài nước Tầu. Phi-châu có 61 quốc-gia, 47 nước rời ảnh hưởng văn-minh Tây-phương, hội nhập Văn-hóa Hán.

Tiến sĩ. J. Rufus Fears, giáo sư Đại-học Oklahoma, trong loạt bài "những pho sách làm nên Lịch-sử, sách có thể thay đổi cuộc đời mỗi người", xếp sách Luận Ngữ của Khổng-tử lên hạng 23 trong số 36 kinh-sách làm biến đổi Lịch-sử Loài-người, chi phối đời sống của Bạn, của tôi.

Luận Ngữ ghi chép những lời mà các học trò cho là lời của Khổng tử nói với họ lúc sinh tiền dưới hình thức vấn đáp "trò hỏi, thầy trả lời" hoặc "lời thầy kể" làm dụ ngôn, tư tưởng của Thầy. Họ lắng tai nghe. 

Hầu hết (tới 85 phần trăm) lời Khổng tử lúc sinh thời chép trong sách luận ngữ. Luận Ngữ - tiếng Hy-lạp là analect, Anh-ngữ, selection, bàn-luận - bao gồm trên 505 tích. Mỗi "tích", một biến cố giảng dậy. Tích dài là một mẩu chuyện ngắn thí dụ như truyện "nồi cơm Nhan Hồi"; tích ngắn chỉ một câu nói, 4 hay 8 tiếng. Năm trăm tích chia thành hai mươi ba (23) quyển; mỗi quyển là 1 chương sách. Luận Ngữ có 2 bản dịch: bản Nguyễn Hiến Lê và bản Trần Trung Còn. Chậm rãi dành một buổi chiều, đọc xong bản dịch Luận Ngữ.

Sách Luận Ngữ có nội dung dài hơn cả so với 3/4 pho tứ Thư tân-Khổng hoc:

1. Luận Ngữ (Khổng tử).
2. Mạnh tử,
3. Trung Dung và
4, Đại Học.

Lai lịch 4 pho sách tứ-Thư tân Khổng học sẽ tóm tắt trong thân bài.

Thời xưa - Việt nam Tự do trước 1975 - sách Giáo-khoa Việt-ngữ viết về đạo Khổng - Khổng Giáo - do các học giả tây học rành Hán ngữ biên khảo. Cụ Trần Trọng Kim, Cụ Đào Duy Anh, GS Dương Quảng Hàm, GS Hà Như Chi, GS Lê Văn Siêu, .. phiên dịch hoặc trích dẫn kinh sách tân-Khổng-học
1 từ tiếng Hán, tứ Thư - ngũ Kinh.  Sách các Cụ viết trở thành tài liệu giáo khoa chính thức.

Tân-Khổng học chi phối nếp sống người dân 4 nước đông và đông nam Á-châu - Trung-hoa, Việt nam, Hàn quốc và Nhật bản - khối dân 1 tỷ 700 triệu người. Ở đâu, thành thị hay thôn quê, nơi nào Người Dân cũng sống theo tam cương, ngũ thường. Tam cương: 3 giềng mối dẫn dắt xã hội (cương, sợi giây từ hàm thiếc hướng dẫn. Giây cương kéo hướng nào ngựa chạy về chiều đó). Ngũ thường: 5 đức hạnh mọi người trau dồi.

Việt nam chịu ảnh hưởng văn minh Khổng giáo cả ngàn năm.
Tôi từng lặn lội khắp nơi, rừng thẳm hay đô thị những năm chinh chiến. Nhìn đâu đều thấy Người Việt lầm lũi cảnh sống thanh bần, thiếu ăn, thiếu mặc.

Ngày nay trở lại sống tại Mỹ, vẫn giữ mãi trong đầu câu hỏi "đất nước Việt nam - Bắc vô Nam - đất đai trù phú. Duyên hải thần tiên hiền hòa, ruộng vườn mầu mỡ. Miền Bắc, miền Trung, nhất là Cao nguyên Trung phần và miền Nam "người Việt mình đạo hạnh, thông minh, cần mẫn mà sao dân mình nghèo đói, thất học trong khi các nước không có tam giáo đồng diêu thì sớm phát triển lên văn minh, ấm no, giầu mạnh".

Tìm tòi trong số các tài liệu viết về các nền Văn minh kim cổ Á, Âu đại học Mỹ ấn hành. Thì ra, sau khi nghe thủng một số khá nhiều bài giảng giới giáo sư đại-học tây-phương khảo cứu, tôi thấy nội dung tư tưởng và trìết học Khổng tử đề xuất 2600 năm trước (học trò của Ngài ghi chép lại) khác với nội dung tân-Khổng-học do các học giả nho sĩ thời nam Tống tôi học, in trong các tài liệu giáo khoa. Khác biệt rất đáng kể2.

Giới học giả đại học Mỹ nâng tư tưởng Khổng tử - các mối tương quan nhân sự - lên cao hơn phạm vi triết học của tư tưởng thời trục axial age, mà trở thành qui luật quản trị xã hội họ đặt tên là Nguyên tắc Đạo lý. Với 5 cặp tương quan nhân sự vua / tôi, chồng / vợ, cha / con, anh / em, bằng / hữu - nguyên tắc đạo lý Khổng học đã kết tinh nên nhân-sinh-quan nhập-thế un đúc khối nhân lực hùng hậu khu vực đông và đông-nam Á châu, tạo nên nền Văn minh Hán-Đường thế-kỷ 1BC tới tk 9 AD.

Kể từ thế kỷ 10AD trở về sau, học-giả Chu Hy và các tác giả tân-Khổng học cắt bỏ 3 trên 5 mối tương quan nhân sự của nguyên tắc đạo lý Khổng tử, thay thế bằng 3 giềng mối - tam cương - chỉ dậy thần dân cúi đầu tuân phục giới lãnh đạo chế độ "quân chủ cực quyền". Tống-Nho gạt bỏ 3 mối tương-quang nhân sự: cặp tương quan phu phụ (51% nhân lực phụ nữ), tương quan huynh đệ (hỗ trương giữa anh em); tương quan bằng hữu (hợp tác bình đẳng) mở lối tiến tới giao ước thương trường, tổ chức xã hội nhân chủ, phát triển kỹ thuật, khoa học, thương nghiệp, công-kỹ nghệ.

Ba kỷ cương Chu Hy đã đè bẹp 5 bổn phận đạo đức do Đức thánh Khổng đề xuất.
Gạt bỏ 3 trên 5 mối tương quan Khổng giáo, Văn hóa Khổng tử rẽ qua hướng khác.

Tam cương quân, sư, phụ tạo nên nhân sinh quan tống-Nho: Người Quân tử tu dưỡng tài năng để tuyệt đối cúi đầu theo lệnh của Vua, vâng lời Thầy và ngồi nhà phụng dưỡng Cha mẹ; chữ hiếu tống nho bắt người quân tử nho sĩ bước vô lối cư xử mù lòa "con không làm chứng cha ăn trộm con dê nhà hàng xóm".

Về vũ-trụ-quan, tống-Nho tôn sùng thuyết Thiên mệnh, tăng thêm quyền cho vua "Vua được mệnh Trời". Học gỉả tân-Khổng học thêu dệt thêm, diễn giải thuyết thiên mệnh (chính trị, triết học, thiên văn) cho trở thành bộ môn khoa hoc, gọi là Dịch Học diễn tả bằng từ ngữ thiên văn. Cơ bản Dịch hoc là "lí". Ứng dụng thực tế Dịch học là "quẻ". Lấy tên trăng, sao, tinh tú làm ngôn ngữ dịch học. Đặt tên 108 vì sao - 72 thiên cang, 36 địa sát - gán cho mỗi sao một số đặc tính, sao dữ hay sao hiền, san định các cung trong lá số tử vi. Thiên mệnh dịch học trở nên công cụ cho khoa bói toán, tử vi và quan chức cai trị. Tên các tinh tú mượn làm ngôn ngữ cho khoa bói dịch.

Chỉ mượn tên các thiên thể làm ngôn ngữ mà tuyệt nhiên né tránh luận bàn hay tìm hiểu các hiện tượng thiên văn và sức mạnh bí mật vận hành Vũ trụ lấy cớ lời Phu tử "tứ bất ngữ". Khi sinh thời Ngài răn học trò không nói tới những chuyện lạ đời, tránh luận bàn về sức mạnh, cấm diễn giải điều không thường và yên lặng trước các ý niệm siêu hình "quái, lực, loạn, thần tử tứ bất ngữ".

Tử tứ bất ngữ, 4 địa hạt thiên văn đức thánh Khổng không cho bàn tới lúc sinh thời, 12 thế kỷ trước, trở thành vùng cấm địa - cấm luận bàn - cho học giả và hậu thế môn sinh cả thế giới văn minh Hán, tới thời hiện đại không học giả nho học nào dám vận dụng trí tuệ tìm hiểu các hiện tượng thiên văn xẩy ra hàng ngày đe doạ đời sống gia đình họ.

Dưới bầu trời xanh thẳm đông phương, sỹ phu tống-Nho cúi đầu học thuộc kinh sách thánh hiền, tảng lờ những dấu hiệu thay đổi thời tiết, bão lụt hay hạn hán có khả năng đe dọa hoặc tài bồi Sự Sống. Nhiều người tuy có đọc mà chẳng suy nghiệm ý nghĩa lời nói của Thầy: Thầy có dụng ý gì trên tương quan huynh đệ, bổn phận bằng hữu, tình nghĩa phu thê, .. trong Nguyên tắc Đạo đức.


Vài thế-kỷ sau nhà Tống, Cách mạng Khoa học - Công kỹ nghệ bùng nổ bên trời Tây. Giới trí thức Trẻ Tây Âu bác viễn vọng kính lên Trời. Thấy Thái Dương Hệ vận hành trật tự như chế ngự bởi một định luật, Copernicus phúc trình sự kiện Vật lý thái dương hệ Trái Đất và các hành tinh xoay quanh Mặt Trời, coi đó là định luật tự nhiên.

Bằng hữu hợp tác với nhau trong tình huynh đệ. Nicholao Copernics, Galilé Galiléo, Johanness Kepler, Francis Bacon, Issac Newton phát kiến Định luật Khoa học lấy ngôn ngữ toán học diễn giải luật của tự nhiên. Từ đó, tìm cách kiểm soát sức tàn phá của thiên tai. Rồi lại áp dụng định luật khoa học, tìm ra các phát minh kỹ thuật phục vụ Con Người. Giới trí thức Trẻ Tây Âu bất chấp "gông cùm" thánh kinh cựu ước giáo hội ràng buộc; chĩa vọng kính nhìn lên trời tìm ra sự thật: Thái-dương-hệ khác lời Thánh kinh. Họ can đảm và thẳng thắn tuyên xưng điều chân lý "các hành tinh quay quanh mặt trời. Phải xét lại Thánh Kinh ...". Lịch sử tôn vinh dạ can đảm tuyên xưng chân lý gọi là hành vi cách mạng trí tuệ, cuộc Cách mạng Khoa học của Con Người thế kỷ 16.

Tôi không đọc hết, cũng chưa đọc nhiều tác phẩm khảo cứu. Trong thái độ dè dặt và thận trọng, hân hạnh gửi mấy trang viết tới Quí Vị Bạn trẻ giới thiệu với quí vị các tài liệu văn học & lịch sử do Đại học Virginia USA phát hành.

Quí vị quan tâm trăn trở xây dựng một nếp sống Văn minh Việt Nam.
Quí vị rút ra từ các tác giả âu mỹ điều hay, cái dở phúc trình qua các khảo cứu trên hệ-thống triết học Đông-Tây và nhân-sinh-quan Khổng Mạnh bấy lâu tôi chỉ biết qua sách giáo khoa dịch ra từ tân Khổng học, Tống Nho.

Ngày nay, công trình biên khảo đến từ các học giả Đại Học Mỹ.

Đây là bài tường trình (không phải bản dịch) dựa trên một số tài liệu do Đại-học phương Tây biên soạn khảo về Văn-hóa đông phương, tên và địa chỉ nơi phát hành.

Có dịp, sẽ viết về Văn-hóa Tây-phương: những nguyên tố giúp Tây Âu trút bỏ vấn nạn văn-minh Trung-cổ, can đảm phục hưng, tìm lại cốt cách văn minh gốc do Tổ-tiên để lại, mở đường hiện đại hóa xã-hội mà ở thế-kỷ 16 vẫn còn lận đận đứng xa phía sau mức phát triển kỹ-thuật của Ấn-độ và Trung-hoa.  

II. Đạo Khổng và Việc Hàng Ngày.

1. Bút sắt thay bút lông.
Tôi đi học, tiếng Việt viết bằng mẫu tự a, b, c không vẽ chữ Nho hay nho Nôm như thế hệ cha tôi nữa. Nhưng nhiều gia đình vẫn bắt con cháu nghỉ hè ngồi xếp chân đọc "thiên tích thông minh, thánh phù công dụng". Thêm chữ nho chỉ là phụ. Trau dồi ý-thức "tiên lễ hậu văn", tuyên xưng đạo Khổng mới là mục tiêu chính. Trai gái đều như thế. Các chị tôi, ngày giỗ nào cũng có chú bác, chẳng người này thì người kia lên tiếng ôn tập công dung ngôn hạnh, tứ đức tam tòng. Nghe mãi rồi quen, không phản kháng vì cho đó là tục lệ.

Ở các lớp trung-học, Thầy Quốc-văn dậy "tam cương ngũ thường", "đạo người quân tử". Các đề tài rộng hơn như tam giáo đồng nguyên - Nho Lão Phật - thì dành cho chương-trình đệ nhị cấp. Lên đến lớp 12 (đệ Nhất) triết Tây thay hẳn Quốc-văn. Luận-lý học, tâm lý học, đạo đức học, ... chiếm hết chương trình. 

Đại-học Văn-khoa dành nhiều giờ cho các triết-gia Nho-giáo, Khổng Mạnh và ngoài-Khổng Mạnh: Hàn phi, Mạc địch, Tuân tử và các học giả lên tiếng trong 5 thế kỷ “xuân thu - chiến quốc” nhất là 300 năm “bách-gia” chưa kể các giờ giảng về Lão, Phật, Hỏa giáo, Hin-du. Thường thì sau bài giảng về các triết-gia Chiến-quốc quí Thầy giáo sư dành mấy phút cuối giờ biện minh cho những than phiền về văn học Khổng-Mạnh.

Ngoài đời
, nếp sống văn-hóa Nho giáo - trên thực tế hàng ngày - tống-Nho chi phối hầu hết mọi khía cạnh sinh hoạt dân gian. Khổng giáo - tư tưởng Khổng tử - đứng trên nóc mức thang giá-trị xã-hội không riêng xã hội Trung-hoa mà cả các nước phía đông Á-châu, 1 tỷ 700 triệu người, 20% dân-số thế-giới3

Song hành với Khổng-giáo là triết lý Lão và Phật, 3 nguồn tư tưởng lớn, tam giáo đồng dao. Giữa 3 đạo (Nho, Lão, Phật), Nho giáo nghiễm nhiên thủ giòng chính trên sân khấu Á đông. Các minh-đế cổ-đại, Thần Nông, Hoàng Đế, Thuấn, Nghiêu, Chu Thái, Văn Vương, .. gầy dựng nếp sống văn hóa Hán. Truyền thống Nho gia phổ cập Đại-chúng dưới dạng cổ văn. Mãi sau khi đức Thánh đã qua đời, học trò của Ngài họp lại với nhau xác định tư tưởng nào truyền ra từ miệng Thầy, tử viết (lời Thầy). Rồi họ bổ chính, diễn giải, in thành Sách, quảng bá truyền-thống nho-gia cho các thế hệ.

2. Nho-giáo và Khổng giáo
Tuy mang danh xưng "khổng-giáo", hay "nho-giáo", đạo Khổng và đạo Nho chưa phải là một tín ngưỡng hay một giáo-hội theo định nghĩa thường có của tôn-giáo như các đạo hữu thần, Cơ-đốc, Do-thái, Hồi-giáo, Hin-du, v. v. Tôn giáo nhằm mục tiêu giải đáp các câu hỏi về thế giới siêu hình; đời người sau khi chết.

Khổng-giáo là hệ-thống tư-tưởng bao trùm 4 địa hạt luận lý gồm triết-học, chính-trị, văn-học và quản trị hành chánh do đức  Khổng-tử đề ra dụng ý đưa nước Tầu ra khỏi cảnh đảo điên bắt đầu từ năm 722TTL, giới viết sử đặt tên "thời Xuân Thu". Ngài khẳng định mọi người cùng sống dưới các nguyên tắc đạo lý, tuân theo thiên mệnh. Được như vậy thì xã-hội ắt sẽ thịnh trị thái bình. Con Người cư xử với nhau bằng lễ nghĩa, không để cho luật pháp ép buộc"

Phân biệt hai từ ngữ, Nho GiáoKhổng Giáo.

Học-giả Đào Duy Anh nâng đạo-học Khổng-tử lên cùng tầm với Nho-giáo. Cụ lấy tên Khổng-giáo mà gọi Nho-giáo khi viết "Người sáng lập ra nho-giáo là Khổng Khưu, thường gọi là Khổng-tử, sinh năm 551 trước tây kỷ nguyên
4, ..." . Sự thực, Khổng-phu-tử không sáng lập Nho-Giáo. Nho-giáo đã có hàng ngàn năm trước, trước khi Khổng-tử chào đời. Cụ Đào gọi như vậy sai sự thực, nhưng cho nó sai với dụng ý. Dù sao, Khổng phu tử là người diễn giải ngũ kinh của Đạo Nho.

(4) Việt Nam Văn Hóa Sử Cương, Vệ Thạch Đào Duy Anh, nxb Bốn Phương, Sống Mới in lại, pp 239

Khổng-tử đề xướng nguyên tắc đạo lý nhằm nói về trách nhiệm của Con Người, nhắc nhở mọi người sinh ra chịu ràng buộc bởi các mối tương-quan nhân sự - người với người. Không chỉ liên hệ mà thôi, mỗi người còn có bổn phận. Bổn phận tu dưỡng và hoàn thiện bản thân, bổn phận với gia-đình và bổn phận với tập-thể xã-hội.

Qui ước lễ nghĩa đã có sẵn trong nếp sống nho-gia; bộ Lễ có trước đạo lý Khổng học.
Nguyên-tắc luân-lý - bắt đầu bằng 5 mối tương quan nhân sự - mới là điều Khổng-tử đích thân khởi xướng rồi truyền dậy cho học trò, cả ngàn môn sinh trong 40 năm.
Ngài qua đời, hậu thế ghi chép chi tiết các nguyên tắc đạo lý ấy, đem chú giải, bổ chính, xếp đặt thành hệ-thống đặt tên là Khổng Học, là Khổng-thuyết, Khổng-giáo, đạo Khổng, lời dậy Khổng-gia, ... in thành Sách.

Cạnh các nguyên-tắc luân-lý do bản thân Ngài đề xuất. Phu-tử còn hệ thống hóa năm bộ kinh Nho-giáo, kinh Dịch, kinh Thi, kinh Thư, kinh Lễ, kinh Nhạc là những điều đã có sẵn - vẫn tiếp nối sinh hoạt - trong nếp sống văn hóa theo truyền-thống Nho Học.

Bộ kinh thứ sáu, kinh Xuân Thu, sách chép việc hàng ngày của nước Lỗ lúc Phu tử sinh tiền, cùng với lời luận bàn của chính Ngài, sẽ điểm tới ở phần Kinh Sách Khổng Giáo. Nội dung Kinh Xuân Thu là của Khổng tử.

Rõ ràng: đạo Khổng/Khổng-giáo khởi hành từ nguồn tư tưởng do đức Khổng-phu-tử đề xướng "mỗi người sinh ra chịu ràng buộc bởi nguyên tắc đạo lý. Chẳng phải chỉ bị ràng buộc mà thôi, mỗi người có bổn phận thực hiện điều "phải làm" cho bản thân, cho gia đình và cho cộng đồng xã hội".

Điều Khổng tử đề xuất lúc sinh thời chẳng có ai theo.
Càng kêu gào đạo lý, cuộc đời càng đảo điên, tao loạn. Bảo thờ vua, 36 vua chư hầu bị giết. Bảo tôn trọng xã tắc, nước Chu chia thành trăm nước chư hầu; 51 nước nhỏ bị nước chư hầu lớn chiếm đoạt. Trận chiến ác liệt giữa các đội quân lên tới 60 vạn người.  Mãi 400 năm sau khi Ngài mất, người đời mới nhìn ra giá trị tư tưởng Khổng tử. Họ đua nhau phân tích. Kẻ khen, người chê khi đọc lời dạy của Ngài. Qua 26 thế-kỷ văn học, tư tưởng Khổng tử được tôn lên nguyên tắc đạo lý.

Khổng tử được gọi thánh nhân. Đại chúng thực hành lời dậy như tín đồ tin Giáo chủ tôn  giáo, Đạo Khổng. Thực ra Khổng tử chủ ý đạt cho được một mục tiêu chính trị mà "Kẻ Sỹ" Khổng khâu phải làm đứng trước xã-hội Trung-hoa thời Xuân Thu : khôi phục một đế quyền đang mất. Ngài đòi hỏi từ Vua tới Dân, mọi người sống lễ nghĩa theo giáo huấn Nho gia ghi trong Ngũ Kinh. Sống vua ra vua, dân ra dân, cha ra cha, con ra con thì cảnh nhiều nhương tao loạn ắt chấm dứt, xã-hội thịnh trị thái bình. Ngài đòi tái lập uy quyền, tôn trọng ngôi thiên-tử nhà Chu vì vua Chu nhận Mệnh Trời cai trị. Chẳng ai nghe. Tần hầu còn dùng bạo lực, cuối cùng diệt luôn cả Chu đế.

Chờ tới 5 thế kỷ, sau khi Phu tử đã từ trần, Hán Vũ Đế và Đổng trọng Thư nhà Tây Hán mới triển khai triết học Khổng tử, san định Tổng Hán thuyết, han 's synthesis, một hình thức tôn vinh Phu tử.

Trong Tổng Hán Thuyết, đạo lý Khổng - Mạnh trở thành công cụ quản trị hành chánh, đáp ứng nhu-cầu cai trị cho vua quan nhà Hán, nhà Tùy rồi nhà Đường, tạo nên nền văn minh cực thịnh - 15 thế kỷ - cho nước Trung hoa, ngang thời văn minh đế quốc La Mã tây phương. Còn đạo Nho hay nếp sống người dân Hán theo truyền thống Văn hóa Nho gia thì đã có từ trước, vẫn lưu hành, truyền tụng bằng cổ văn. Khổng-tử gom góp, san định các dữ liệu hằng hữu đó, xếp thành năm quyển kinh, nay gọi Ngũ Kinh. Công của Ngài rất lớn. Ngài chỉ thiếu trách nhiệm tác-quyền
5 in ấn.
  
Tóm lại: Khổng-giáo là một giai đoạn phát triển của Nho-giáo. Đạo Khổng không phải là toàn bộ Nho-giáo. Trước Khổng-tử (557TTL) đã có Nho-giáo. Nho-giáo hiện hữu trước khi nhà Chu khởi nghiệp (1045TTL). Nhà Chu lên ngôi, nước Tầu thịnh trị được 325 năm thì bắt đầu suy yếu, bước vô thời Xuân Thu kéo dài 3 thế-kỷ. Khổng-tử sinh vào thế-kỷ cuối của Xuân Thu. Ngài thừa hưởng nếp sống văn hóa Chu-nho, trưởng thành và cư xử như một kẻ sỹ nhìn cảnh nhà Chu suy tàn. Vua Chu ươn hèn; thiên mệnh nghiêng ngửa nổi trôi. Nước Hán chia ra hàng trăm "nước" nhỏ. Mỗi nước thách thức, tranh dành danh lợi, giết nhau, đụng tới cả thiên-tử nhà Chu. Vì là sỹ-phu nhà Chu, Ngài muốn vãn hồi trật tự xã-hội và khôi phục ngôi vua nhà Chu đang mất.

Nho-giáo đã có từ Trung-hoa cổ-đại, trước khi có Khổng-tử. Phu-tử không là tác-giả sáng lập Nho Giáo, một nền Văn-hóa hiện hữu từ khi Ngài chưa ra đời. Lẫn lộn Nho-giáo với Khổng-giáo - bảo Nho-giáo là Khổng-giáo - sẽ gây lầm lẫn cho Người Đọc.

III. Nguyên-tắc Đạo-lý Khổng-học.

Nước Tầu ngày càng loạn trong thời Khổng tử. Công lao bôn tẩu 40 năm, qua 17 nước  và đạo học Khổng tử trở thành vô dụng. Vô dụng tới nỗi Lão tử lên tiếng khuyên ngăn ".. đừng can thiệp. Chiến tranh tự nó chấm dứt, can thiệp làm chi ?", "nghe chó sủa làng mình, hà tất đòi nghe tiếng gà gáy làng bên". "đại bàng sải cánh mây xanh trời cao biển rộng, quan tâm tới chú chim sâu luồn dưới lùm cây, bắt côn trùng, để làm gì !". Tương truyền sau khi cải nghiệp thành Phật về Tây Trúc, Lão tử còn gửi lời răn Khổng tử "còn ham, còn khổ; hết khổ, diệt ham".

Khổng tử giảng lời đạo lý: Nguyên tắc Đạo lý sẽ xóa cảnh truân chuyên của nước Tầu.

Nhiều thế-kỷ sau, các học giả Bách gia đua nhau lập thuyết. Mặc tử, Tuân Tử bàn luận nhiều về nguyên tắc đạo đức. Khổng-tử gây ảnh-hưởng sâu xa, lâu dài. "Người dân Đông Á sống theo các nguyên-tắc Khổng-học mà chẳng thắc mắc chúng từ đâu
tới"6. Tư-tưởng của Ngài được hàng trăm thế-hệ nho-sĩ mọi triều đại quân chủ Trung-hoa (và thế-giới) khai triển, chú giải, bổ chính, thêm bớt, phục hưng, ..  26 thế-kỷ qua.

Nguyên-tắc Đạo-lý Khổng-tử có thể chia ra 3 nhóm:

Nhóm một. Các mối tương-quan nhân-sự. Vai trò và bổn phận Con Người trở thành nguyên-tắc đạo-đức cơ bản Khổng-học. Mọi người sinh ra đương nhiên chịu chi phối bởi các tương quan nhân sự: Tương-quan Người với Người. Bổn phận với chính Bản thân, với Gia-đình, và với Xã-hội.

Tương-quan diễn ra từng cặp.
Nhìn nhận mối tương quan mà thôi chưa đủ. Mỗi người có bổn phận chu toàn chức-năng (vai trò mình đóng) do mối tương-quan gây ra. Người viên-chức cai trị vừa (có chức năng) phục tùng nhà vua; vừa (giữ chức năng) làm Chồng, chủ-gia đình, làm Cha đối với Con, lại học hỏi, tu dưỡng (chức năng đối với bản thân).

5 cặp tương-quan nhân sự qui về 3 đối-tượng trách nhiệm: bản thân, gia đình, xã hội.

Nhóm hai
. Nguyên tắc chính danh, gọi trúng tên, xưng hô đúng chức phận. Ăn mặc nói năng theo lễ nghĩa, bộ lễ thiết lập cho xã-hội theo truyền thống Nho gia.

Xã hội có tổ-chức, có vua, có quan, có dân, mỗi người làm trọn vai trò, cư xử theo lễ qui định cho thứ bậc của mình; sống hài hòa qui củ; vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con.

Ba thành phần nhân lực cơ-động giữ cho xã hội vận hành trong chế-độ quân chủ:

. Vua là người thay trời trị nước.
. Dân thuộc quyền cai trị, làm theo lệnh vua.
. Giữa vua và Dân, không phải chỉ có viên chức thuộc quyền nhà Vua mà là giới trí thức - sỹ phu nho học (chiếm tới 5 phần trăm dân số) gồm những nhân tài vẽ ra và thực thi chính sách quản trị văn-học, binh bị, hành chính. Các Quốc gia theo chế độ quân chủ cực quyền, quyền quản trị nằm trong tay lớp nhân sự thứ nhì này, giới Sỹ Phu.

Một số sỹ phu công thần - có công giúp vua dựng nghiệp và các tôn thất hoàng tộc - được Vua Chu cắt đất phong hầu. Họ được phong tước: tước công, tước hầu, tước bá, tước tử, tước nam, có thần dân dưới quyền. Họ mang danh hầu tước, thay mặt Vua Chu quản trị vùng đất phong hầu.

Hầu tước được quyền khai thác tài nguyên, làm ra lợi tức, trở thành nước nhỏ thần phục Nhà Chu, nước chư hầu. Hàng năm, các "chư hầu" gửi "triều cống" về cho vua Chu. Khi giặc giã chiến chinh, vua Chu tùy nghi gọi quân Chư hầu đóng góp.

Lâu ngày, trải qua nhiều đời, hàng chục, hàng trăm năm, cháu chắt của các hầu tước quản trị lãnh địa phong hầu - nước chư hầu - quên đi, không chu toàn mối liên hệ mà Cha Ông hằng tuân giữ. Nhiều người lại còn vi phạm nguyên tắc đạo lý, cư xử sai lễ nghĩa, để cho thuộc cấp tâng bốc xưng tụng mình “bệ-hạ” vi phạm nguyên tắc chính danh.

Khổng tử đòi mọi người tôn trọng cách gọi tên, và cư xử cho trúng chức tước.

Nhóm ba. Đạo người quân tử qui định bổn phận mỗi người đối với bản thân. Tu dưỡng. Học-hỏi. Tôi rèn. Trau dồi ngũ đức: nhân, nghĩa, lễ, trí, dũng. Học cho giỏi, làm cho hay, công thành danh đạt, ích cho Nhà, thanh bình thịnh trị cho Xã-hội.

Trước hết là người có học, giới lãnh đạo. Người quân tử quán triệt và cư xử theo Nguyên tắc Đạo lý, tròn bổn phận qui định bởi 5 tương quan nhân sự: Vua với Tôi, Cha với Con, Vợ với Chồng, Anh với Em, Bạn với bạn, bằng hữu**7. Nguyên tắc đạo lý - 5 tương quan nhân sự - áp dụng phổ cập tới mỗi Người Dân. Nhờ đó, kết tinh nhân-sinh-quan nhập thế, un đúc khối nhân lực lạc quan, cần mẫn, như đang có tại các quốc gia đông và đông nam Á châu.

Về mặt tính khí con người. Nhân sinh quan nhập thế Khổng Mạnh giúp tôi rèn các đức tính lạc quan, bền bỉ, nhẫn nại nơi các dân tộc Hoa, Việt, Nhật, Hàn không thua kém mức nhập thế tích cực của các dân tộc sống dưới văn hóa Judeo-Christian. Tuy cũng là người châu Á, tính khí dân Nhật, Hàn, Việt, Hán giầu nghị lực, sáng tạo và can trường hơn giới nông dân và du mục các nước Srilanka, Ấn, Thái, Miến, sống trong văn hóa Lão, Hindu. 

(**7) Xây dựng Văn minh Đông phương". Foundation of Eastern Civilization", thuyết giảng số 6, 7 và 8, TS Craig G. Benjamin,  giáo sư Grand Valley State University, the Great Courses, Corporates Headquarters: 4849 Westfields Boulevard, Suite 500, Chantilly, VA 20151-2299 USA, 

Chức năng Giáo dục. Ý thức được bổn phận thực hành đạo lý, người Quân tử tiến lên tu dưỡng bản thân, trau dồi tài năng và các đức tính đạo học.
Có 5 đức tính người quân tử phải tôi rèn:
. Đức Nhân, tình thương, cư xử nhẹ nhàng, .. đức tính cao nhất, 
. Sau nhân là Trí, thông hiểu, biết và thực hiện cho được điều cần làm
. Sau trí có Dũng, dạ can trường đứng thứ ba
. Thứ tư là Lễ, chừng mực, phải chăng, tôn trọng cách cư xử chừng mực 
. Sau nữa, là Thảo, hiếu thảo với gia đình, cha mẹ
Những đức tính nhân, trí, dũng, lễ, thảo, ... bao gồm trong lời dậy của Phu tử ghi trong Sách Luận ngữ.

Ngoài ra, truyền thống văn minh Nho-giáo qui định nếp sống xã hội thì đã ghi sẵn trong 5 pho kinh : kinh Thi, kinh Thư, kinh Lễ, kinh Nhạc; quan trọng hơn cả là kinh Dịch, 5 bộ kinh có trong xã hội, lưu truyền trong dân gian bằng Cổ Văn, từ thời Cổ-đại. 

Đừng quên Kinh Xuân Thu. Xuân Thu là bộ Sử ký biên niên của nước Lỗ ghi chép các dữ kiện thời sự, xảy ra hàng ngày. Khổng tử bình luận và diễn giải, lấy đó làm tài liệu giảng huấn cho học trò. Tống nho đặt kinh Xuân Thu vô hàng Ngũ kinh Nho giáo, gọi là bộ kinh thứ năm thay thế kinh Nhạc cho là đã mất từ đời Tần Thỉ Hoàng.

GHI CHÚ

(1) Chu-Hy, nam Tống, thế kỷ 12 AD, phân biệt với nhiều hệ phái mang cùng tên neo-Cofucionism.

(2) Khổng-tử đề xuất "nguyên tắc đạo lý qui định 5 mối tương quan nhân sự". Sách Quốc văn Trung-học của tôi, 5 mối tương quan nhân-sự của Khổng-tử cắt đi 3 còn 2, lại tráo vô 1 cái khác, thầy với trò, cho thành 3 tương quan nâng lên thành 3 giềng mối quân, sư, phụ gọi tam cương. Tam cương "quân sư phụ", sản phẩm chế-biến của tân-Khổng-học từ Khổng-học, dắt xã-hội Á-Đông đi theo hướng phát triển khác, xa lìa Khổng-giáo. Tương quan thầy trò thực sự không do Phu-tử đề xuất

(3) "Người dân Đông Á sống theo các nguyên-tắc Khổng-học mà chẳng cần hỏi chúng từ đâu tới".  Grant Hard, Great Minds of the Eastern Intellectual Tradition, ĐTTT 6 pp 75

(4) Việt Nam Văn Hóa Sử Cương, Vệ Thạch Đào Duy Anh, nxb Bốn Phương, Sống Mới in lại, pp 239.
Đảng viên cộng-sản chủ trương cách mạng vô sản, lấy chủ-thuyết Mac-xít thay hết mọi thứ nhân-sinh-quan triết học. Khổng hay Nho, bất cứ thứ gì khác với thuyết duy-vật đều là chuyện nhỏ, nhắc cho có.

(5) Nho-học hiện hữu từ Cổ-đại. Nền văn hóa cổ đại lưu trữ và chuyển tiếp bằng lời truyền khẩu đời này qua thế-hệ thừa kế; chưa chép bằng Hán-tự như kể từ thời nhà Chu về sau.

(6) Grant Hard, Great Minds of the Eastern Intellectual Tradition, ĐTTT 6 pp 75
Loading