Tìm Kiếm Bài Đã Đăng

 
CÜ«i Ng†n SÃm - Ride The Thunder (30)
 
Ban Dịch Thuật: Lý Văn Quý - Nguyễn Hiền - Nguyễn Hoàng Diệu - Trịnh Bình An

Nguyên tác tiếng Anh
 
 
Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y
© 2015
Chương 25


Chính ngọ tại Đông Hà

Cho đến sáng sớm ngày Chủ Nhật lễ Phục Sinh thì cuộc tổng tấn công "Nguyễn Huệ" kéo dài gần bốn ngày đã lan rộng và lôi cuốn cả hai bên lâm trận: quân Bắc Việt trên đà thuận lợi trong khi phe VNCH bị thất thế hơn. Sự kiện Trung đoàn 57 rút lui và trở thành một cuộc thoát chạy tán loạn, đng thời với sự hỗn loạn và sương mù bao trùm vùng đa hình đc biệt đó của Vùng I Chiến Thuật đã đ lại những hậu quả xấu càng lúc càng nhiều. Khi mất trật tự thì mất lòng tin, mà khi đã mất tự tin rồi thì các tin đn, nhất là tin đn thật xấu sẽ thay vào khoảng trống thiếu thông tin.

Không ai rõ là tin tức về việc quân Bắc Việt và đoàn chiến xa hộ tống đã vượt qua cầu và đang làm chủ tình hình một phần của Đông Hà có phải do binh sĩ và truyền tin của Trung đoàn 57 bị đánh tan rã loan truyền ra nhằm bào chữa cho sự tháo chạy hèn nhát của họ hay không. Ngoài ra bọn Bắc Việt lâu nay vẫn chứng tỏ sự quỷ quyệt trên nhiều mặt và có thể chính bọn chúng đã xâm nhập vào mạng lưới vô tuyến phe ta bằng cách sử dụng các thiết bị được bỏ lại đ
loan truyền tin thất thiệt nhằm có lợi cho chúng. Cường đ các loạt pháo kích gần đây cho thấy là cũng không khó tin lắm nếu cho rằng quân Bắc Việt đã thực sự đến Đông Hà rồi. Tuy nhiên điều đó không đúng sự thật hoặc ít nhất là chưa đúng.

Cả Bình và Ripley đ
u hiểu sự tác hại ngấm ngầm của các loại tin đn đó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến phe ta và dân còn bị kẹt lại, ngay cả ảnh hưởng dến các binh sĩ TQLC nữa. Chắc chắn trong lòng họ cũng hoang mang như các đơn vị QLVNCH đang tháo chạy một cách nhục nhã, tuy chưa hề có một chiến sĩ Sói Biển nào rời bỏ vị trí chiến đu. Sự khác biệt ở đây là tinh thần kỷ luật tột bực, tính chuyên nghiệp và tài lãnh đạo chỉ huy. Hành đng táo bạo, quyết liệt và lời nói rất cần đ xoay chuyển tình thế, nhằm cổ đng tinh thần các lực lượng VNCH, gieo niềm hi vọng và mục đích vào trong lòng họ và cho họ biết là cuộc chiến chưa chấm dứt.

Người Mỹ và người phương Tây nói chung có thể sẽ hiểu được tính cách và bản chất của những lời đ
ng viên, tuy có màu mè nhưng hết sức cần thiết cho tình hình mà Lê Bá Bình sắp sửa tuyên bố sau đây. Những ai am tường về lịch sử chắc hẳn sẽ nhớ lại kiểu diễn văn ngắn gọn của Winston Churchill "Đây là giờ phút ưu việt nhất của họ," hay của John Paul Jones "Tôi chưa bắt đu chiến đu..."

Để dập tắt cơn bão, Bình ngỏ lời trước với John Ripley, nói là anh muốn người cố vấn này hãy loan báo cùng một thông điệp với anh cho cả "thế giới" được nghe. Mục đích của Bình là muốn cho phe Cộng sản lẫn phe ta đ
u nghe được nếu bắt trúng tần số truyền tin. Nếu đch nghe thì chúng sẽ hiểu là đã có một "cảnh sát trưởng" mới trong thị trấn rồi. Sẽ không còn dị nghị hay lập lờ gì nữa. Không rút lui, không nhường đt mà không buộc phải trả giá thật đt. Từ thuở còn là một cậu bé ở Tân Đnh, Bình đã hết sức ngưỡng mộ Gary Cooper và đã xem các phim có anh đóng, mà hầu hết là xem nhiều lần. Ngày hôm nay chính là thời điểm "Chính Ngọ" của bản thân và anh sẽ cố thủ vị trí của mình với cơ may còn tồi tệ hơn của Cooper rất nhiều.

Trong bối cảnh lịch sử lâu dài của Việt Nam, những câu nói của Bình có thể được đ
em ra để so sánh với bất cứ lời tuyên cáo nào của các anh hùng hào kiệt nổi tiếng hơn trong lịch sử mà nam nữ học sinh Việt Nam đều biết. Và nếu như các Sói Biển có thể trụ lại được tại đây và bằng cách nào đó giúp xoay chuyển được tình thế thì phần đóng góp của họ trong lịch sử hai ngàn năm liên tục chống ngoại xâm và áp bức sẽ được ghi nhận.

Hiện tại thì Bình không có thời gian đ
nghĩ về vai trò của mình trong lịch sử vào buổi sáng ngày lễ Phục Sinh đó. Anh chỉ muốn tập trung vào việc tuân hành mệnh lệnh và ngăn chận Cộng sản; tức trấn giữ Đông Hà bằng mọi giá. Bình thấu hiểu mệnh lệnh như vậy sẽ có hậu quả như thế nào. Nhưng anh đã quyết chí và sẽ dốc lòng thi hành nhiệm vụ.

Liệu hành đ
ng của Bình và 700 binh sĩ Sói Biển anh chỉ huy để chống lại 20.000 quân xâm lược có thể  sánh được với Hai Bà Trưng hai ngàn năm về trước hay của vua Lê Lợi vào thế kỷ 15 hay không thì còn phải chờ đó đ xem xét lại. Chuyện này tùy thuộc vào điểm họ sẽ chiến đu dũng mãnh như thế nào và nhất là có được ai ghi chép lại trận giao tranh sắp xảy ra mãnh liệt tại Đông Hà hay không?

Các binh sĩ Sói Biển mang cảm giác lẫn lộn, vừ
a đau đớn vừa đng lòng trắc ẩn khi chứng kiến, từ các chiến hào mới đào sát bên cạnh cây cầu và dòng sông, nhóm binh sĩ mới vài tiếng đng hồ trước đây còn là lính của Trung đoàn 57 nay đang tháo chạy toàn bộ lẫn lộn với các nạn nhân chiến cuộc đy bất hạnh. Không có ai trong các binh sĩ của Bình mà không khinh bỉ bọn đào binh VNCH này. Họ đã chấp hành kỷ luật ở lại Đông Hà theo lệnh, nhưng đi với một số TQLC thì họ cần phải giữ vững tinh thần kỷ luật hơn đ không phải quay súng bắn vào những kẻ cho đến giờ phút mới đây còn là đng đi không tương xứng với mình trong việc chung vai gánh vác. Hành đng phí phạm số đn dược quý giá này chỉ làm hạn chế thêm khả năng chống cự lại bọn Bắc Việt đang tấn công vì công tác tiếp tế hiện gặp nhiều trở ngại. Đáng lẽ ra các binh sĩ Trung đoàn 57 đã có thể cáng đáng phần nào trách nhiệm phòng thủ cái khu vực này của tỉnh Quảng Trị mà then chốt là cây cầu Đông Hà thì nay nhiệm vụ này rơi xuống bốn Đi đi TQLC, tăng cường thêm một Tiểu đoàn Thiết Giáp chưa được thử lửa bao giờ.

Bình và Ripley leo lên một chiếc M-48 thuộc Tiểu đoàn 20 Thiết Giáp, bất chấp nguy hiểm di chuyển về Đông Hà khi nghe tin đ
n thất thiệt là quân Bắc Việt đã vượt qua sông. Bình ra lệnh cho chiến xa tạm ngừng lại và cả hai nhảy ra khỏi xe tăng đ truyền tin. Bản tin được gởi đi qua hai hệ thống. Vẫn bằng một phong thái bình tĩnh cố hữu, Bình quay sang phía viên cố vấn mà anh rất tin tưởng, nói:

Đại úy Ripley, nếu anh đồng ý, tôi sẽ gởi một thông điệp qua mạng lưới chỉ huy của tôi và xin anh cũng làm như vậy qua hệ thống cố vấn của anh để không thể có một sự hiểu lầm nào hết.

Bản hiệu lệnh như sau:

Có tin đồn là Đông Hà đã thất thủ. TQLC vẫn còn ở Đông Hà. Lệnh của tôi là tử thủ Đông Hà. Chúng tôi sẽ chiến đấu tại Đông Hà và chúng tôi sẽ chết ở Đông Hà. Chúng tôi không bỏ nó. Khi nào còn một chiến sĩ TQLC, Đông Hà vẫn thuộc về chúng ta.

DAVID CHỐNG LẠI GOLIATH - PHONG CÁCH CỦA TQLC VIỆT NAM

Hạ sĩ Lượm là trưởng toán hỏa tiễn chống chiến xa cho toán A của Trung Đội Vũ Khí Nặng thuộc Đại Đội 1. Trước khi nắm quyền chỉ huy Tiểu đoàn 3 và trước khi làm Tiểu đoàn phó, Bìn
h đã từng là Đại đội trưởng Đại đội 1. Bình biết Lượm rất rõ. Anh biết Lượm là một chiến sĩ TQLC giỏi, một người chỉ huy có bản lĩnh, nhanh nhẹn, cương quyết và dũng cảm. Phụ trách toán hỏa tiễn chống chiến xa không có ý nghĩa gì nhiều mà chỉ là thêm một trách nhiệm cho lính tác chiến. Hiện không có nhiều hỏa tiễn lắm, trong trường hợp này là súng phóng hỏa tiễn M-72 LAAW. Theo những điều mà người khác báo cáo lại cho Bình và Ripley thì trong thời điểm này của cuộc chiến chỉ có khoảng 10 khẩu trong toàn bộ Tiểu đoàn.

SÚNG PHÓNG HỎA TIỄN M-72

Được coi như là một loại vũ khí "đ
i mới" trang bị cho lính bộ binh nhằm thay thế cho khẩu Bazooka đáng nể nhưng không hiệu quả lắm trong thế chiến thứ II tuy có một vài lần nổi tiếng hữu hiệu trong chiến tranh Triều Tiên, súng phóng hỏa tiễn M-72 (Light Anti-Armor Weapon LAAW) - thường được gọi là "khẩu LAAW," cũng không được ưa chuộng lắm để được binh lính tặng cho biệt danh. Được mang ra sử dụng vào giữa thập niên 1960 cho các đơn vị Hoa Kỳ và NATO, loại vũ khí mới này có một vài đc tính phù hợp với thời đi 60: gọn nhẹ, xài xong một lần bỏ đi và có một đu đn đ sức xuyên phá nhiều lớp sắt thép. Đi với các lực lượng NATO, đó là vũ khí của khối Liên Minh Bắc Đi Tây Dương đi chọi lại với khẩu phóng lựu B-40 (Rocket Propelled Grenade RPG) của khối Hiệp Ước Varsovie. Khẩu M-72 có thể được mang theo, giống như mọi thứ mà quân đi Hoa Kỳ vác theo - và họ có vẻ mang theo quá nhiều thứ trang thiết bị - vào chiến trường đ sử dụng chống các loại thiết xa và vị trí phòng thủ kiên cố. Tại Việt Nam là một nơi hầu hết không phải là xứ dành cho chiến xa, khẩu LAAW được quan niệm đ sử dụng chống lại các hầm hố ngụy trang khéo léo có khắp mọi nơi của bọn Bắc Việt và Việt Cộng quỷ quyệt.

Được mệnh danh là một loại vũ khí có thể "xuyên phá 12 inch thép nguyên chất," các huấn luyện viên khắp xứ liên tục huênh hoang điều này làm như họ biết rõ "thép nguyên chất" là cái gì vậy. Có lẽ họ liên tưởng đ
ến sữa tươi và lạnh. Cũng chẳng sao. Nếu sử dụng đúng cách, đu đn LAAW có thể, trên lý thuyết, xuyên thủng tất cả các loại chiến xa của khối Hiệp Ước Varsovie và thực hiện mỹ mãn công việc thiêu sống đám lính bên trong.

Cái trở ngại lớn nhất là tầm hoạt đ
ng của súng. Giống như cái Bazooka, tầm hiệu quả tối đa theo quảng cáo là trong khu vực từ 200 đến 250 mét. Bất cứ tay súng nào mà chịu nằm yên cho tới khi một chiếc chiến xa 40 - 60 tấn đến gần phải là một gã có hai "hòn dái" khổng lồ hoạt đng tối đa nhằm đ sức sản xuất ra lượng testoterone phụ trội cần thiết, hay đơn giản hơn phải là một thanh niên chỉ muốn đi tìm cái chết. Một người ôm một cái LAAW ở khoảng cách 250 mét tức là nằm trong tầm bắn của tất cả mọi thứ gắn trên chiến xa; khẩu cà-nông và tất cả các khẩu súng liên thanh kèm theo. Bộ nhắm dùng cho súng LAAW gồm từng nấc 25 mét ngụ ý cho xạ thủ là nếu biết khéo léo sử dụng sức gió cộng với "lời cầu nguyện" thì may ra có khả năng bắn trúng một mục tiêu đang đe dọa mình. Các ý tưởng và sự so sánh trong câu chuyện "David chống lại Goliath" quả là không ngoa chút nào.
Ngay cả sau khi đã bắn một quả LAAW trong lúc thực tập và

thấy rõ ràng sức phá hoại được gây ra cũng chưa chắc đã tạo đ
niềm tin rằng cái khẩu mình đang mang theo sẽ làm được trò trống gì. Với cái vỏ làm bằng một loại nhựa và sợi thủy tinh, khẩu M-72 cũng vô dụng nếu phải cận chiến và sẽ vỡ vụn ngay nếu muốn dùng nó như là một cái gậy bóng chày nhằm đp vào đu đch. Cái trọng lượng nhẹ - nặng vào khoảng hơn năm cân Anh một chút kể cả đu đn bên trong - tạo ra cái cảm giác không tương ứng với sức công phá theo như trong tài liệu. Nếu được sử dụng như một vũ khí phá hầm hố và công sự phòng thủ khi không có các loại vũ khí hỏa lực trực tiếp nào khác thì xài khẩu LAAW cũng tạm được. Tuy nhiên để hoàn thành thành tích đáng kể diệt nổi một chiếc chiến xa đòi hỏi rất nhiều thứ; trong đó tất cả các quân bài phải được chia tuyệt đp và các tinh tú tử vi phải được nằm đúng ngay cung đã định!

Hạ sĩ Lượm và một TQLC trong toán hỏa tiễn đã áp sát đu Nam của cầu Đông Hà trong tư thế vừa lom khom vừa bò tới. Trong lúc bò, vẫn còn một số người tỵ nạn đang chạy băng qua cầu mặc dầu số lượng nay đã giảm đi rất nhiều. Bọn Bắc Việt đã đến phía bờ Bắc của sông Cam Lộ-Cửa Việt cùng cây cầu thành thử lượng giao thông đã giảm hẳn. Không còn lính tráng nữa, hay ít nhất là không còn lính đào ngũ của cái Trung đoàn 57 đáng xấu hổ chạy lẫn trong đám người thất thểu nữa.

Hầu đ
tự bảo vệ, mà có lẽ do tâm lý nhiều hơn là những gì khác, Hạ sĩ Lượm và anh bạn đng đi trẻ đy ra phía trước hai chiếc thùng đn chứa đy cát trong lúc đang trườn tới vị trí tác xạ tại phía Nam của cây cầu nhằm có một tầm bắn trực xạ qua đu cầu phía Bắc nếu đch tràn qua. Dân chúng vẫn còn tiếp tục vượt qua cầu mặc dù số lượng có giảm đi nhiều trước khi bọn Bắc Việt xuất hiện. Hai chiến sĩ TQLC chậm rãi bò vào vị trí tác xạ khoảng 200 mét trước một chiếc T-54 lẻ loi màu lục của Bắc Việt đang chuẩn bị tiến lên cầu từ bờ Bắc của dòng sông.

Trong lúc hai người đang làm chuyện này thì giao tranh bùng nổ khắp nơi. Bình đã đưa Đ
i đi 1 vào vị trí sát cạnh dòng sông phía Đông của cây cầu với trách nhiệm phòng thủ cho cả cây cầu. Đi đi 4 thì được giao trách nhiệm chiến thuật bảo vệ phía Tây cây cầu. Cánh chỉ huy Alpha có Ripley, các nhân viên truyền tin gồm cả Nhã và toán cận vệ của Bình cùng với thành phần bộ chỉ huy Tiểu đoàn 20 Thiết Giáp VNCH thì lui xuống khoảng 50 mét từ chỗ giao tranh nhằm kiểm soát và quan sát dễ hơn. Từ vị trí thuận lợi đó, Bình, Ripley, Smock và ông xếp Việt Nam có thể theo dõi trọn vẹn từ trên xuống dưới được cả hai bờ của dòng sông.

Ripley quan sát Hạ sĩ Lượm mà anh mới gặp với tất cả sự say mê. Lượm và tay TQLC cố ý chậm rãi vào vị trí trong khi vừa đ
y vừa kéo hai cái thùng đn với hai khẩu LAAW chưa mở khóa an toàn. Không cần phải thông minh lắm cũng hiểu được chuyện gì sắp xảy ra. Nếu Lượm và người kia mỗi người nặng 100 cân khi ướt sũng thì chắc Ripley phải nặng như ông già Nô-en. Không biết là Bình có thấy hay không nhưng Ripley cũng gọi với qua: "Thiếu tá!" và đưa ngón tay chỉ chỏ. Bình nào có sót điều gì. Anh rất rành kinh Cựu Ước tuy là Phật tử nên câu trả lời của anh cho viên cố vấn bằng Anh ngữ thật chuẩn không làm Ripley ngạc nhiên. "Ripp-lee. David chống Goliath!" Bình mỉm cười, thật sự là mỉm cười thậm chí đến đ gần như bật cười khi tuyên bố như vậy. Ripley chưa hề thấy Thiếu tá Bình cười bao giờ kể từ lúc họ đến Đông Hà vào khuya ngày 30.

Lê Bá Bình đã dành trọn cuộc đ
ời binh nghiệp của mình với cương vị sĩ quan TQLC của Tiểu đoàn 3; một quãng đi dài gần bằng hai lần rưỡi thời gian tham chiến của Hoa Kỳ trong Thế chiến thứ II, và dài hơn bốn lần thời gian phát sóng của chương trình "Batman" trên băng tần chính đài truyền hình Mỹ. Như vậy ngoại trừ non một năm được thụ huấn tại trường căn bản quân sự ở Quantico với tư cách sĩ quan của Tiểu đoàn 3, Bình đã phục vụ và chiến đu trong hàng ngũ Sói Biển trong suốt thời gian còn lại.

Đhình dung sự việc theo quan điểm của người Mỹ, Bình đã gia nhập Tiểu đoàn 3 cùng lúc với chương trình Beverly Hillbillies xuất hiện trong sinh hoạt hằng ngày của người Mỹ. Cho đến buổi sáng lễ Phục Sinh 1972 thì chương trình Jed, Grannie, Ellie Mae, và Jethro đã được chiếu đi chiếu lại một năm rồi. Mà Bình vẫn còn chiến đu như thường lệ.

Đến nay, Bình đã tám lần bị thương nếu dựa vào tiêu chuẩn đ được tặng thưởng Chiến Thương Bội Tinh mà anh bạn John Ripley đã áp dụng khi còn làm Đi đi trưởng Lima Company từ hồi 1967: "bị ngã gục," tức phải bị trúng đn và vết thương phải là hậu quả trực tiếp lúc giao tranh với đch quân. Nếu áp dụng tiêu chuẩn thấp hơn, mà trên thực tế không ít binh sĩ Mỹ đã sử dụng đ đòi thưởng Chiến Thương Bội Tinh thì các vết thương của Bình quá nhiều không thể nào đếm xiết.

Các huy chương cá nhân của Bình bao gồm hầu hết tất cả các loại dành cho lòng dũng cảm và tài chỉ huy xuất chúng hiện có của cái đ
t nước còn non trẻ, trong đó có nhiều chiếc được tặng thưởng nhiều lần. Giờ đây thì Ripley đã quá quen thuộc với các loại huy chương của các chiến sĩ QLVNCH, chẳng hạn khi họ xuống Sài Gòn tham dự những buổi lễ như đám cưới của Bình, cho nên anh đã có khả năng - giống như anh vẫn thường quan sát các binh sĩ Hoa Kỳ - nhìn một người mặc quân phục, dựa vào số huy chương đeo trên ngực đc" và hiểu rõ cuộc đi binh nghiệp và chiến đu của người đó như thế nào. Ngoài ra Bình cũng đã từng được tặng thưởng bốn Ngôi Sao Đng của Hoa Kỳ trong những lần hành quân hỗn hợp với quân đi Hoa Kỳ trước kia. Điều này hiển nhiên đã chứng tỏ cho mọi người thấy, chỉ riêng trên khía cạnh hạn hẹp này, là ít có người sánh nổi với Bình trong cái "nghề nghiệp" chiến đu của anh.

Các huy chương mà Bình được thưởng, giống như đ
i với các chiến sĩ thực sự khác, cũng không đo lường được hết lòng dũng cảm, sự tận tụy cho quê hương hay chiều sâu của lòng hi sinh của anh. Điều quan trọng hơn cả là uy tín của Bình trong cái tập hợp nhỏ các sĩ quan TQLC Việt Nam đang chung sức gánh vác quá nhiều cái gánh nặng bảo vệ quê hương điêu linh. Trong nhóm các nhân vật quyết tâm và tin cậy này thì Bình được coi là "người nhà" và được tất cả công nhận là một trong những người xuất sắc nhất. Khả năng chỉ huy của anh xuất chúng. Các ý kiến của anh đáng tin cậy và được đánh giá cao. Anh là người đã tạo ra sự khác biệt cho binh chủng TQLC nói riêng và cho đt nước VNCH nói chung.

Đi với người Mỹ, cái khái niệm đi chiến đu gian khổ trong suốt 10 năm trời có vẻ như là một thiên thu. Nhưng trong suốt chiều dài lịch sử hai ngàn năm của Việt Nam được điểm tô bằng quá nhiều cuộc đu tranh và xung đt, xâm lược và chinh phục, thì hơn ba ngàn ngày chiến đu của Bình và xương máu mà bản thân anh đã đ ra cũng không có gì là ghê gớm lắm; và cũng khó tạo thành một cái đm nhỏ trên bất kỳ sơ đo nếu có ai đó thử vẽ lại lượng thời gian dài như vậy trong cái tổng thể của sự vật.

Phục vụ trong Tiểu đoàn 3, Bình đã liên tiếp nắm các chức vụ Trung đ
i trưởng, Đi đi trưởng, Tiểu đoàn phó và bây giờ là Tiểu đoàn trưởng. Nếu nói ai có đ tư cách đ đi diện cho tổ chức thì Bình chính là biểu tượng của Tiểu đoàn 3 vậy. Khi xét về bản chất và các đc thù về truyền thống của quân đi VNCH, đc biệt là binh chủng TQLC trong đó đơn vị trưởng có thẩm quyền uốn nắn thuộc cấp phù hợp theo cá tính của mình thì không có gì ngạc nhiên là các Sói Biển đã phản ánh phong cách chiến đu lì lợm của vị chỉ huy mà họ thờ kính.

Khi một người chỉ huy có khả năng truyền đ
t được tinh thần chiến đu với những nguyên tắc mà anh cho là có giá trị nhất thì Tiểu đoàn 3 đúng là đã đáp ứng được các nguyên tắc đó. Trong một quân đi mà tinh thần "sùng bái lãnh đo" là một điều bình thường thì thật may mắn cho đt nước Việt Nam Cộng Hòa là ảnh hưởng của Bình đã tác động được nhiều như vậy trên uy thế của quân đội tại Đông Hà.

Mặc dù ở vị trí không đ
y 100 mét từ cây cầu Đông Hà và không thể nói là an toàn được nhưng Ripley vẫn cảm thấy anh đang đng ngoài những sự kiện sắp xảy ra. Hiếm khi nào trong kinh nghiệm của bản thân, từng là Đi đi trưởng tác chiến và bây giờ là cố vấn, anh lại có cảm giác mình chỉ là một khán giả trong trận đánh này. Tuy vậy ngay trong thời điểm này, anh, Bình, Smock, Nhã và tất cả những người khác, toàn bộ cánh Alpha lại đng bên ngoài theo dõi Hạ sĩ Lượm và bạn đng đi, giống như trong một trận đu thể thao kỳ lạ, đang lao vào đường đi của chiếc T-54 dẫn đu sắp sửa bò qua cầu. Các binh sĩ TQLC và hai người cố vấn gần như là bị mê hoặc bởi sự điềm tĩnh của Lượm, gần như là thản nhiên khi anh sửa soạn cho hai, chỉ có hai phát đn LAAW.

Điều khó hiểu hơn nữa là cách đi phó của tay chỉ huy chiến xa trên chiếc T-54 dẫn đu đi với cái mối hăm dọa tuy là nhỏ nhoi này. Dù không cần thiết lắm nhưng Ripley vẫn sử dụng ống nhòm đ nhìn chiếc xe tăng. Chiến xa Bắc Việt được sơn bằng một màu lục nhạt xấu xí, ghê tởm và màu mè. Bọn Cộng sản rõ ràng là không có một chút phong thái nào về mỹ thuật cả. Đi úy Ripley có thể trông thấy cái đu và phần ngực của tên chỉ huy chiến xa lộ ra trên nóc pháo tháp của chiếc T-54. Anh đ ý thấy cái mũ da theo kiểu phi hành gia Liên Xô lỗi thời của tay lính thiết giáp đch. Trong một thoáng kỳ lạ anh liên tưởng đến huấn luyện viên Knute Rocke (cũng đi một cái nón như vậy) và đi football Notre Dame thời xa xưa. Sự tương đng duy nhất cho ý tưởng đó là anh và Smock có lẽ sắp sửa phải hô lên "Làm một trái cho Gipper đi!"

Nhìn qua ống nhòm, chắc chắn là John Ripley thấy được ánh mắt dửng dưng, thậm chí pha một chút ghê tởm trên mặt tên chỉ huy chiến xa. Tại sao hắn không chỉ đơn giản bóp cò một loạt ngắn từ khẩu súng liên thanh trên nóc pháo tháp thanh toán cho xong cái toán hỏa tiễn này rồi vượt qua cầu ủi nát cái đám TQLC vô phương chống lại chiến xa là một điều bí mật đ
i với tất cả mọi người, đc biệt là Ripley.

Phát LAAW đ
u tiên của Hạ sĩ Lượm bắn trật mục tiêu xa lắc; bay cầu vồng trên cao và phát nổ vô hại đàng sau chiếc T-54, lại còn không may là rớt xuống đt mà cũng chẳng có tên Cộng sản nào chung quanh. Không mảy may suy suyển, Lượm sửa soạn phát thứ hai. Chiếc xe tăng đu yên một chỗ, do đó Lượm điều chỉnh dễ hơn cho phát đn cuối cùng. Ripley, Bình và tất cả các TQLC khác đang theo dõi sự kiện đu không ngờ là chiếc chiến xa đch vẫn không nhúc nhích. Họ đu chờ đi cho loạt liên thanh tất yếu sẽ chấm dứt tất cả mọi chuyện. Điều đó đã không xảy ra.

Phát thứ hai của Lượm đã được chỉnh lại thật đúng. Quả đ
n trúng chiếc T-54 ngay tại chỗ tiếp giáp của pháo tháp với thân xe. Không hề có tiếng nổ dữ dội như trong phim ảnh mà chỉ có làn khói bốc lên từ nóc pháo tháp của tên chỉ huy và có lẽ cả từ chỗ bị trúng đn nữa. Từ vị trí quan sát Ripley không thể biết đám lính trong xe có bị giết hoặc bị thương tích gì không. Tên chỉ huy chiến xa có vẻ bị bàng hoàng nhưng hắn không hề hấn gì, mà lại còn tỏ ra bực mình hơn là gặp phải chuyện gì đó.

Những gì mà hắn làm tiếp đã cho Ripley và mọi người hiểu là y không phải là người đ
bản lĩnh đ dẫn dắt đoàn thiết xa tiên phong của Bắc Việt vượt qua cầu Đông Hà. Hắn lùi chiếc xe tăng ra khỏi mặt cầu một vài thước rồi đu lại trong cái ống cống cạn. Một lúc sau thì có vẻ như là phát LAAW đã làm hỏng chiếc chiến xa khiến nó không thể xoay trọn vẹn pháo tháp được nữa. Và thế là xong, ít nhất là ngay lúc này. Thời gian như đng lại một lần nữa. Nhưng cũng đ đ cả Ripley và Smock, cùng với Nhã vác lủng lẳng cái máy truyền tin rượt theo phía sau, phóng như điên cuồng về phía Nam của cây cầu Đông Hà.

Quyết đ
nh phá nổ cầu Đông Hà của Turley gần như là biện pháp kinh điển theo sách giáo khoa. Trên phương diện chỉ huy, nếu bất chấp những vấn đ sẽ xảy ra cho anh - chẳng hạn như bị mọi người suốt dọc các cấp theo hệ thống quân giai ở Đà Nẵng và Sài Gòn xa lánh trong một tương lai gần nào đó nếu anh còn sống sót sau cuộc chiến; hoặc là họ sẽ hoan hỉ đưa anh tới giá treo cổ nếu anh thất bại - thì việc ra lệnh phá hủy cầu là phần việc dễ nhất. Cái khó là trong thực tế sẽ phá hủy cây cầu như thế nào lại là một chuyện hoàn toàn khác hẳn. Lúc đó vào khoảng giữa hay xế trưa ngày Chủ Nhật lễ Phục Sinh. Gerry Turley gọi qua máy truyền tin cho Ripley với lệnh "bằng cách nào đó phá hủy cây cầu." Khi ra lệnh cho Ripley giật sập cầu, Gerry biết chắc là anh đã ký cho Ripley cái bản án tử hình. Với tư cách chỉ huy tổng quát, Turley phải đi đu với những xác xuất tồi tệ; giống như nếu lá bài ngửa thì quân Bắc Việt thắng, mà sấp thì phe ta cũng thua. Không ai ở Las Vegas có thể sáng suốt mà đặt cược theo quyết đnh của Turley đ thắng nổi, cho dù lớn hay nhỏ. Turley cũng biết điều đó, vì vậy anh lập tức thực hiện một kế hoạch dự phòng trong trường hợp Ripley thất bại.

Sự cố gắng của John Ripley cho nổ tung cầu Đông Hà là "kế hoạch A" của Gerry Turley. Là một sĩ quan quân đội dày dạn kinh

nghiệm và chuyên nghiệp, anh biết là cần có kế hoạch dự phòng. Trong lúc thời tiết chưa thay đ
i thì Không quân yểm trợ chiến thuật coi như không có, hải pháo và không kích B-52 cũng vậy. Ý tưởng tốt nhất của Turley cho "kế hoạch B" là gọi Đi úy John Thiesen, TQLC Hoa Kỳ đang cùng anh trong hầm trú ẩn và mới qua Việt Nam được hai tuần lễ tròn. "John, tôi muốn anh đi tìm một chiếc sáu bánh và một tài xế (chiếc xe quân sự sáu bánh thông dụng là chiếc vận tải dùng đ chuyên chở lực lượng Hoa Kỳ và VNCH và có thể chở được khoảng một chục binh lính cùng hai tấn rưỡi hành hóa - và vì khả năng chở hàng đó mà chiếc này cũng thường được gọi là chiếc "xe hai tấn rưỡi."). Sau đó tìm chất lên xe càng nhiều chất nổ càng tốt, sửa soạn lái đến cầu Đông Hà và cho nó nổ khi cần thiết."

Giống như mọi sĩ quan TQLC gương mẫu khác, Đ
i úy Thiesen đáp: "Tuân lệnh, thưa Trung tá." Sau đó anh đi thực hiện mệnh lệnh mới.
Nếu cho là xác xuất đ
i với lệnh của Turley không sáng sủa mấy thì cơ may Ripley thực sự thành công lại càng tối tăm hơn nhiều. Đơn giản là không có cách nào, hoàn toàn không có cách gì đ John Walter Ripley có thể đích thân phá hủy cây cầu Đông Hà kịp thời đ ngăn chận bước tiến tất yếu của đoàn thiết giáp Bắc Việt được.





Loading