Tìm Kiếm Bài Đã Đăng
Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y
© 2016
LÝ BẠCH tả nỗi lòng NHỚ NHAU HOÀI ( TRƯỜNG TƯƠNG TƯ)
Bạch tính tình phóng đãng, thích ngao du các chốn thâm sơn cùng cốc, một chiều bỗng lạc bước tới đầm Vân Mộng thuộc địa hạt Yên Lục, Hồ Bắc. Cảnh hồ đẹp một cách thanh tịnh, khiến chàng không bước chân đi được, giữa hồ sen nở ánh lên sắc hồng, hương thơm thoang thoảng.
Chiều xuống dần cùng với một màn sương mỏng và ánh trăng như những dải lụa. Một tứ thơ thoảng hiện trong tâm tư : Bảng lảng hoàng hôn, hoa ngậm sương / Ánh trăng như lụa...
Bạch còn đang mơ màng bỗng một con thuyền đang rẽ sen tiến từ từ tới gần, trên thuyền một thiếu nữ đang vừa chèo vừa hát, chợt thấy có người , bẽn lẽn, má ửng hồng và thôi không hát nữa.
Bạch, một nhà thơ hào hoa tất nhiên không bỏ qua cơ hội làm quen và cô gái khi biết chàng là Lý Bạch thì tự nhiên thấy lòng bâng khuâng và Bạch khi biết nàng là Hứa Thị, cháu cựu tướng quốc Hứa Vũ Sư, vốn nổi tiếng về đàn giỏi, hát hay và thi phú cũng sinh lòng cảm mến và rồi cả hai trái tim cùng hoà nhịp vì Làm sao cắt nghĩa được tình yêu/ Có nghĩa gì đâu một buổi chiều/ Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt/ Bằng mây nhẹ nhẹ, gió hiu hiu...
Nhưng ba sinh hương lửa đang nồng/ Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương và chỉ sau khi kết hôn -Lý Bạch 27, Hứa Thị 18 tuổi - chưa đầy một năm, Lý Bạch lại lên đường tiếp tục cuộc sống một du tử. Lần này chàng đến tận Trường An tìm đường lập thân, thoả chí tang bồng hồ thỉ vì bản thân vốn là một người văn võ toàn tài.
Trên đường tha hương, cả đêm thao thức buồn, Bạch nhớ lại những ngày bên Hứa Thị, những tối sáng trăng được nghe vợ đàn, nào bài phụng cầu hoàng, nào khúc uyên ương Đàn sắt phím phụng hoàng mới dứt / Đàn cầm vội gẩy tơ uyên ương.
Bạch nhớ vợ, tưởng tượng lúc này ở nhà chắc nàng cũng đang vừa đàn vừa nhớ chàng nhưng biết sao gửi nỗi lòng cho chồng xa cách thăm thẳm trời mây, chắc phải nhờ gió xuân thôi - Khúc này hàm ý, truyền vô phương/ Gửi Yên Nhiên đành cậy gió xuân / Nhớ chàng cách thăm thẳm trời xanh.
Bạch nhớ đôi mắt vợ khi đưa tình - Xưa mắt đưa gợn sóng - khiến chàng lâm cảnh Sắc bất ba đào dị nịch nhân, mà thương cho đôi mắt ấy chắc Nay suối lệ chứa chan. Nỗi nhớ thương triền miên như vậy, lệ chan hoà ướt đẫm cả xiêm y như vậy, dung nhan thành tiều tụy như vậy hẳn lại càng tăng thêm niềm đau khổ khi người vợ bất giác nghĩ người chồng chẳng tin như vậy thì nàng tất sẽ dỗi hờn bảo Chẳng tin thiếp đứt ruột/ Khi về soi thử trước gương trong.
Thao thức suốt năm canh trường vì nhớ thương vợ, Bạch thức dậy, khêu đèn viết một mạch bài thơ như sau:
TRƯỜNG TƯƠNG TƯ NHỚ NHAU HOÀI
Nhật sắc dục tận hoa hàm yên Bảng lảng hoàng hôn, hoa ngậm sương
Nguyệt minh như tố sầu bất miên Ánh trăng như luạ, thao thức buồn
Triệu sắt sơ đình phụng hoàng trụ Đàn sắt phím phụng hoàng mới dứt
Thục cầm dục tấu uyên ương huyền Đàn cầm vội gẩy tơ uyên ương
Thử khúc hữu ý vô nhân truyền Khúc này hàm ý, truyền vô phương
Nguyện tùy xuân phong ký Yên Nhiên Gửi Yên Nhiên đành cậy gió xuân
Ức quân thiều thiều cách thanh thiên Nhớ chàng cách thăm thẳm trời xanh
Tích thì hoành ba mục Xưa mắt đưa gợn sóng
Kim tác lưu lệ tuyền Nay suối lệ chứa chan
Bất tin thiếp trường đoạn Chẳng tin thiếp đứt ruột
Qui lai khán thủ minh kính tiền! Khi về soi thử trước gương trong!
Lý Bạch ngày trở về nhà, lấy bài thơ “ Nhớ nhau hoài” đưa cho vợ xem, hí hửng vì đã tả tài tình tấm lòng thương nhớ nhau hoài của hai người, riêng đắc ý nhất là hai câu cuối, ngờ đâu vừa xem song Hứa Thị tỏ ý không phục và bảo ý hai câu thơ này đã có trong thơ của Võ Tắc Thiên vốn là tài nhân của Đường Thái Tông, viết gửi cho Đường Cao Tông sau khi Đường Thái Tông chết và bị cưỡng bách làm ni cô tại chùa Cảm Nghiệp để thờ phụng, rồi lấy bút viết xuống bài thơ như sau:
NHƯ Ý NƯƠNG NÀNG NHƯ Ý
Khán chu thành bích tứ phân phân Đỏ nhìn ra xanh, ý phân vân
Tiều tụy chi ly vị ức quân Tiều tụy tấm thân bởi nhớ chàng
Bất tín tỷ lai trường há lệ Nếu chẳng tin thiếp hoài nhỏ lệ
Khai tương nghiệm thủ thạch lựu quần Mở xem quần lựu ở trong rương.
Lý Bạch tưng hửng, không ngờ vợ mình thuộc làu cổ thi như thế, lòng lại vừa trọng vì nết lại phục vì tài và càng yêu thêm vì tình.
CÁC BẢN DỊCH KHÁC:
Trần Trọng San
Hoa lồng khói biếc, lặn tà dương
Trăng trong như lụa, lòng buồn thương
Đàn Triệu vừa ngơi trụ phượng hoàng
Đàn Thục toan gẩy dây uyên ương
Khúc này có ý không ai truyền
Mong gửi gió xuân đến Yên Nhiên
Xa cách trời xanh nhớ khó quên
Ngày xưa mắt gợi sóng
Nay thành suối lệ phiền
Đoạn trường ai chẳng tin lòng thiếp
Hãy về mà ngắm bóng gương in
CHINH PHỤ NGÂM ( diễn dịch) KHÓC THỊ BẰNG (diễn ý)
Sắt cầm gượng gẩy ngón đàn... Đập cổ kính ra, tìm lấy bóng
Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại trùng Xếp tàn y lại để dành hơi
Lòng này gửi gió đông có tiện Mối tình muốn dứt càng thêm bận
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên Mãi mãi theo hoài cứ chẳng thôi.
Non Yên dầu chẳng tới miền Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời
Tác giả: Vua Tự Đức hay Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều?
MÀN HẠ ./.