Chương 26

 

Ripley nơi cây cầu

 

T́nh thế cho đến lúc này không cho phép B́nh hay Ripley có thời gian nghỉ ngơi thực sự để đánh giá xem bọn chỉ huy địch đang suy tính cái ǵ trong đầu. Bọn chúng dàn hàng ngang ngay tại điểm đụng độ và một số nữa ở cấp cao hơn theo hệ thống quân giai th́ đứng lui phía sau một chút. Sau khi Hạ sĩ Lượm đă vô hiệu hóa chiếc T-54 đầu tiên bằng phát LAAW thứ hai, và cũng là phát cuối cùng th́ các TQLC hết sức bất ngờ và ngạc nhiên một cách thích thú là địch không cố gắng tấn công tiếp. Đà tấn công của địch có vẻ bị khựng lại, dù chỉ trong chốc lát, nhưng cũng đủ thời gian cần thiết cho Ripley và Thiếu tá Jim Smock cùng nhau chạy ngay xuống gầm cầu.

 

Thật kỳ lạ. Trên nhiều khía cạnh, vai tṛ của các đối thủ đă hoàn toàn bị đảo ngược. Bọn Bắc Việt lâu nay vẫn được coi là thừa người nhưng kém phương tiện th́ nay, ít nhất là vào lúc này, chúng lại có lợi thế về trang thiết bị, tại đây cũng như trên toàn tỉnh Quảng Trị. Điều đó cộng thêm yếu tố thời tiết xấu kéo dài đă khiến cho hỏa lực không quân của phe ta bị triệt tiêu ngay từ lúc cuộc công kích khởi sự. Rơ ràng là địch có lợi thế vô cùng, tại sao chúng không tiếp tục khai thác điều đó?

 

Có một giai thoại thường được kể lại để nói về sự xoay sở, tính ĺ lợm và quyết tâm giành chiến thắng của Cộng sản. Sau bao nhiêu tháng trời từ miền Bắc băng rừng đầy rắn rít và bệnh tật, lội bộ xuyên qua hàng trăm cây số đường ṃn trên núi Lào và Cambodia; sau khi chịu đựng biết bao nhiêu trận không tập ARCLIGHT, có một tên dân công đến được địa điểm chỉ định và trung thành khiêng theo hai quả đạn bích kích pháo để giao hàng. Hắn tŕnh diện tay Trung sĩ hậu cần tại một cái kho xa xôi nào đó vùng Tây Nam tại miền Nam. Tay Trung sĩ hờ hững bảo hắn, "Đặt hai quả đó vào góc kia. Bây giờ về mang cho tao hai trái nữa."

 

Điều ǵ đă khiến cho bọn thiết giáp địch dừng lại vào buổi trưa hôm đó? Có thể v́ chúng đă bị thiệt hại một số chiến xa bởi hải pháo rồi và chưa quen với sự "giàu có" hiện tại nên chúng không muốn bị mất thêm nữa? Cũng có thể do cái bản chất cố hữu của người Á đông chỉ muốn tích lũy của cải, hoặc thấy những chiếc chiến xa đáng giá quá nên không muốn xài v́ sợ bị mất đi chăng? Trong khi người Mỹ đặt giá trị cao vào mạng sống con người và không màng đến chuyện mất mát hay hao tổn về vật chất th́ đối với bọn Cộng sản, đó là một sự xa hoa mà chúng không thể nào chấp nhận được. Cũng vậy, người Mỹ luôn luôn sử dụng người để cứu người khác, mà thường th́ lại mất thêm sinh mạng so với người được cứu, nhưng đối với bọn Cộng sản th́ đó chỉ là tư tưởng t́nh cảm theo lối tiểu tư sản. Tóm lại, có một điều ǵ đó không thể hiểu nổi đối với Ripley, B́nh hay bất cứ ai khác khi thấy cái sức mạnh vĩ đại vô phương chống đỡ của quân Bắc Việt tự dưng đứng lại, dù chỉ là tạm thời.

 

Có thể một ngày nào đó trong tương lai, khi du khách có thể đến Đông Hà để nghiên cứu về trận đánh này, sẽ có một hướng dẫn viên nào đó sáng suốt và hiểu biết hơn có thể giải thích sự yếu kém của tay chỉ huy thiết giáp Bắc Việt, tương tự như người dân ở Hawaii khi họ nói cho bạn biết sự sai lầm chiến lược của Đô đốc Nagumo và các lực lượng xung kích của ông khi họ tấn công vào những ḥn đảo Hawaii trong ngày 7/12/1941. Ngay cả những sử gia dù có tài tử lắm cũng hiểu là Nhật Bản đă để vuột mất các hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ và thất bại trong việc hủy diệt các kho nhiên liệu trọng yếu cùng với các cơ sở sửa chữa tàu bè v́ đă rút lui quá sớm; nếu không th́ các đợt tấn công tiếp theo đă chấm dứt ngay vai tṛ của Hawaii như là một căn cứ tiền phương Thái B́nh Dương chứ không để nó kéo dài một thời gian lâu hơn nữa. Cũng giống như các thắc mắc về khả năng quyết tâm chiến đấu của Bộ chỉ huy Hải quân Nhật Bản trong trận đánh Trân Châu Cảng, vào ngày 2/4/1972 bọn chỉ huy hành quân của Bắc Việt cũng đă bỏ lỡ cơ hội khai thác các lợi thế hiển nhiên của họ. Chỉ cần một chút kiên tŕ nữa th́ họ đă giành được chiến thắng ngay lập tức rồi.

 

Món quà đầu tiên (mà phe ta không cảm ơn) cho các lực lượng VNCH vào ngày Chủ nhật lễ Phục Sinh là sự nhút nhát của tay chỉ huy đoàn thiết giáp Bắc Việt tại địa phương. Đúng như Ripley hi vọng, có lẽ bọn Cộng sản quan tâm đến chuyện giữ thể diện và các vấn đề tế nhị khác trên phương diện lănh đạo c̣n nhiều hơn cả phe chỉ huy VNCH. Chuyện ǵ đi chăng nữa, đó là một dịp may lớn đầu tiên mà các lực lượng VNCH đă t́nh cờ nhặt được trong trận công kích Nguyễn Huệ. Đà tiến của bọn Cộng sản đă bị suy giảm, mặc dù không nhiều lắm. Chỉ cần một phân đội chiến xa địch vượt qua được cầu Đông Hà th́ ngày hôm đó đă kết thúc một cách khác đi rất nhiều. Phe Đồng minh có thể cảm ơn Hạ sĩ Lượm đă tạo ra dịp may lúc ban đầu đó và khoảng thời gian đă "mua" được thêm. Bây giờ đến phiên Ripley và Smock phải làm sao để khai thác các lợi thế đó.

 

Ripley, B́nh và Tiểu đoàn 3 tại cây cầu

 

Hiếm khi nào lịch sử lại có thể xoay chiều v́ hành động của một, hai, hay ba người thực sự có khả năng làm chuyển hướng hay tác động đáng kể vào diễn tiến của các biến cố. Và chỉ sau khi đă xong xuôi th́ người ta mới có dịp nghiền ngẫm lại chuyện ǵ đă có thể xảy ra ‒ trong trường hợp này là tại phía Bắc Quân đoàn 1 ‒ nếu như Gerry Turley đă không đứng ra nhận lănh vai tṛ chỉ huy và chứng tỏ tinh thần cứng cỏi không lay chuyển khi bị hầu hết các cấp trên lên án; nếu như Hạ sĩ Lượm đă bắn hụt chiếc chiến xa Bắc Việt dẫn đầu bằng phát LAAW thứ hai và cuối cùng của anh; nếu như một người kém hơn Lê Bá B́nh đứng chỉ huy Tiểu đoàn 3; hoặc nếu như Ripley đă thất bại khi cố gắng phá nổ cây cầu Đông Hà... Nếu như tất cả những người kể trên đă không tham dự vào trận đánh ngày Chủ nhật lễ Phục Sinh 1972, dù là trên phương diện cá nhân hay như là một tập thể, th́ phần c̣n lại của lịch sử cuộc chiến Việt Nam và rất nhiều những chuyện xẩy ra sau đó đă có thể khác hẳn hoàn toàn và không sao có thể trù liệu hay phỏng đoán ra được.

 

Những sử gia, cả chuyên nghiệp lẫn tài tử, đều thích bàn luận về cái yếu tố lịch sử "Nếu như?" "Nếu như Nhật Bản đă tóm được các hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ trong cái buổi sáng ngày 7/12/1941 tại Trân Châu Cảng?" "Chuyện ǵ sẽ xẩy ra tại quần đảo Midway nếu như quân Nhật phát hiện được lực lượng Hải quân Hoa Kỳ trước?" "Cuộc chiến sẽ thay đổi như thế nào nếu như Nhật Bản biết là mă số của họ đă bị lộ?" Tuy nhiên chiến tranh Việt Nam đă không bị săm soi như vậy, có lẽ một phần v́ kết quả chung cuộc đă không thuận lợi về phía Hoa Kỳ. Nước Mỹ cũng đang trên đà triệt thoái, do đó ít người trong nước chú ư đến những ǵ đang xẩy ra tại Đông Nam Á vào năm 1972.

 

DƯỚI GẦM CẦU

 

Thế giới của Ripley do nhu cầu cần thiết đă đột nhiên thu lại thật nhỏ. Trong khi toàn bộ phía Bắc Vùng I Chiến Thuật bên trên thành cầu Đông Hà đang bị tràn ngập th́ mối bận tâm duy nhất của anh là đặt làm sao đặt cho đúng những khối chất nổ mà nhóm công binh chiến đấu VNCH đă để lại cho anh và Jim Smock trước đó.

 

Không gian của Ripley đă được giới hạn lại chỉ c̣n chừng hai ngàn tới ba ngàn bộ vuông là các khoảng cách trống bằng thép rối bời và ngổn ngang nằm giữa sáu đường lằn tạo ra bởi bẩy thanh sắt tiết diện h́nh chữ I (I-beam) khổng lồ cấu tạo nên cái khung thép của cây cầu Đông Hà. Trong một thời gian dài gần bốn tiếng đồng hồ Ripley đă phải tập trung tất cả năng lực về thể chất và tinh thần để đặt 500 cân chất nổ tại những điểm mấu chốt hầu có thể cho nổ tung cây cầu thành từng mảnh vụn.

 

Tuy không ảnh hưởng ǵ mấy đến Ripley trong lúc thi hành nhiệm vụ tối hậu nhưng có điều lạ là các khoảng cách và kẽ hở bên dưới cầu Đông Hà hoàn toàn sạch sẽ không có rác rưởi, ngược với sự dự đoán cho một vị trí khác thường và quanh năm tối tăm, ẩm ướt như vậy. Đó chẳng phải là do các thương gia tại địa phương đă thuê mướn lũ trẻ trèo xuống gầm cầu để cạo phân dơi và chim hay bất cứ con ǵ khác có thể làm tổ ở chỗ đó, hầu mang về làm phân bón cho các mảnh vườn lân cận; và v́ vậy mà gầm cầu mới sạch được như vậy. Có lẽ là v́ ngay bên trên các thanh sắt I-beam khổng lồ mà anh đang ḅ, trườn và đu ḿnh tựa như một gă điên múa dẻo mà người ta có thể thấy trong chương tŕnh Ed Sullivan, là cái mặt bằng gỗ thực sự của cây cầu. Những thanh gỗ lớn được đẽo gọt nằm phủ trên các thanh sắt I-beam ngay tại đó và Ripley có thể thấy là dù có được xếp khít tới đâu chăng nữa nhưng chúng sẽ rung rinh và xê dịch một chút mỗi khi có xe cộ hay xe ḅ chở nặng đi qua cầu. Sự lưu thông và rúng động của giao dịch thưong măi sẽ khiến cho không một thú vật nào có thể chọn chỗ đó làm hang ổ an toàn được.

 

Thiếu tá B́nh đă bố trí bốn Đại đội tác chiến của Tiểu Đoàn 3, Đại đội Vũ Khí Nặng và các bộ phận khác thuộc bộ chỉ huy Tiểu đoàn sát cạnh cầu Đông Hà nhằm mục đích làm cho những đám Cộng sản phải trả một giá tối đa nếu chúng âm mưu vượt qua Sông Cửa Việt tại chỗ này. Sát bờ sông và từ những hầm cá nhân mới đào, Đại đội 1 trấn giữ và pḥng thủ một địa h́nh vài trăm thước phía Đông của cây cầu. Ngoài ra Đại đội 1 cũng được giao nhiệm vụ chiến thuật bảo vệ cây cầu luôn. Nằm ngay sát sườn trái, và trực diện quân Bắc Việt, Đại đội 4 kiểm soát khu vực bờ sông từ các vị trí chiến đấu kéo dài qua hướng Tây và lên phía thượng lưu khoảng một hay hai trăm thước nữa. Để đề pḥng bọn Bắc Việt đưa quân vượt qua sông tại một nơi nào đó sâu hơn trong đất liền với ư đồ tấn công từ hướng Tây qua, B́nh trấn Đại đội 2 để bảo vệ sườn trái phía Tây. C̣n lại Đại đội 3 được làm dự trữ phía sau gần vị trí hành dinh Tiểu đoàn hầu có thể tung ra ngay nếu, và khi nào, anh cảm thấy cần thiết phải trám vào các lỗ hổng của một pḥng tuyến khá mong manh. Anh cũng đặt những khẩu bích kích pháo 81 ly và các khẩu súng không giật 75 ly của Đại đội Vũ Khí Nặng khoảng 800 thước phía Nam cây cầu để hỗ trợ tối đa phía trước cho cái tuyến tí hon chỉ có hai Đại đội; đồng thời tận dụng được chỗ trú ẩn hiện có. Bản thân B́nh cùng với các nhân viên truyền tin và toán cận vệ cũng chỉ thực sự ở cách cầu khoảng chừng 100 mét hay c̣n gần hơn nữa, nơi mà anh nghĩ có thể điều động dễ nhất các hoạt động của cả Tiểu đoàn.

 

Lẫn với Đại đội 1 và 4 của B́nh có sáu chiếc chiến xa M-48 thuộc Tiểu đoàn 20 Thiết Giáp VNCH nhằm hỗ trợ thêm hỏa lực cho pḥng tuyến 400 thước phía trước. Ư kiến của Thiếu tá Smock cho rằng các lính thiết giáp VNCH thực sự rất nôn nóng để tiêu diệt chiến xa địch đă có vẻ đúng, ít nhất là trong lúc đầu, mặc dù viên Tiểu đoàn trưởng của họ lại có vẻ không nhiệt t́nh lắm.

 

Tất cả các TQLC của cả hai Đại đội 1 và 4 đếu hiểu rơ nhiệm vụ của họ. Họ giữ một nhịp bắn cầm chừng nhưng đều đặn và có tính toán, hi vọng sẽ làm cho bọn Bắc Việt chú ư đến họ chứ không để ư đến Đại úy Ripley đang ṭng teng dưới gầm cầu, thỉnh thoảng để lộ cặp chân ra hơi nhiều dưới gầm cầu trong lúc anh đung đưa giữa các thanh sắt I-beam để chuyển và gài chất nổ vào cầu.

 

Cuộc giao tranh giữa hai bên pḥng thủ và tấn công vẫn tiếp tục không ngớt, thường th́ nhịp bắn khá đều đặn và không dữ dội lắm. Trong thời điểm này của trận đánh tại cây cầu th́ hầu hết dân thường đă di tản ra khỏi vùng rồi. Tuy không có khả năng sử dụng hỏa lực như quân Bắc Việt vào lúc này có vẻ dồi dào hơn, nhưng kỷ luật và nguồn tiếp tế vừa phải đă giúp cho các Sói Biển trấn giữ được trận địa. Các thương binh TQLC được di tản thường xuyên bằng xe cứu thương quân sự qua đường Quốc lộ 1 xuống phía Nam.

 

Đối với B́nh th́ vấn đề chỉ huy các Sói Biển không có ǵ khó khăn lắm. Các sĩ quan và binh sĩ đều là dân chuyên nghiệp. Họ luôn luôn chấp hành mệnh lệnh; điều này B́nh biết chắc chắn. Vấn đề mà B́nh lo lắng, ngoài chuyện có vẻ như đang có ít nhất vài ngàn lính Bắc Việt và đoàn thiết giáp đang ở phía bên kia của cây cầu, chính là cái tiểu đoàn thiết giáp VNCH. Cho tới nay, anh thấy thành tích của đơn vị này cũng đáng khen. Nhưng anh chưa được thoải mái lắm với tay Tiểu đoàn trưởng và cảm thấy vẫn cần phải tiếp tục khuyến khích, tán tỉnh, thậm chí làm ông ta phải xấu hổ để có thể thi hành nhiệm vụ mà ông ta cần phải thực hiện.

 

Tinh thần kỷ luật chặt chẽ theo lối các đạo quân La Mă được áp dụng trong binh chủng TQLC Việt Nam lâu nay đă trở thành huyền thoại, ít nhất là tại Việt Nam. Người dân Mỹ b́nh thường chắc hẳn sẽ ngạc nhiên, có lẽ kinh hoàng th́ đúng hơn, khi thấy là các binh sĩ TQLC Việt Nam đă giữ danh dự của cái đơn vị nhỏ bé của họ một cách nghiêm ngặt và thiết tha như thế nào. Các cấp chỉ huy từ Đại đội trưởng trở lên mặc nhiên có toàn quyền sinh sát đối với binh sĩ. Nếu có một người phạm tội ác hay bằng cách nào đó đă làm tổn thương danh dự của binh chủng th́ h́nh phạt thường là cấp tốc, chắc chắn và không sao tránh khỏi được. Từ vị Tư lệnh binh chủng là Trung tướng Lê Nguyên Khang trở xuống, các TQLC đều phải hành xử và giữ phong cách theo những tiêu chuẩn cao tột cùng. Vấn đề phải đối xử với người dân bằng một thái độ kính trọng và phải tôn trọng tài sản của họ là một chuyện đương nhiên và là một điều cần chú ư mặc dù đang trong thời chiến.

 

Một chuyện làm cho Thiếu tá B́nh và tất cả các TQLC của anh bực ḿnh trong buổi trưa ngày 2/4/1972, là thái độ vô cùng nhục nhă, hèn nhát của đám lính, hay bọn đào ngũ của Trung đoàn 57 đang thoát chạy hàng loạt ra khỏi các vị trí tử thủ của họ. Cứ mỗi người lính VNCH buông khí giới và tự ư rút lui trước sức tấn công của quân Bắc Việt th́ gánh nặng pḥng thủ Đông Hà lại càng đè nặng thêm cho nhóm Sói Biển ít ỏi của anh.

 

Trước lúc toán của Ripley chạy xuống dưới gầm cầu Đông Hà và cùng lúc với cuộc trao quyền đơn phương giữa Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 3 TQLC và Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 20 Thiết Giáp VNCH, th́ Thiếu tá B́nh đă nổi giận khi chính anh phải đương đầu với một nhóm lính đào ngũ VNCH. Anh buộc ḷng phải bắn hạ một người trong toán lính đó ngay ngoài vệ đường bằng khẩu .45 có sẵn trong tay một cách lạnh lùng nhưng vẫn vô hiệu là không ngăn được đám lính mất tinh thần ùa chạy ra khỏi Đông Hà. Không một ai trong nhóm TQLC của B́nh mảy may xúc động trước sự kiện đó mà chỉ sẵn sàng bảo vệ tiểu đoàn trưởng nếu cần thiết. Nhưng họ không cần phải hành động ǵ cả.

 

Chứng kiến toàn cảnh diễn ra trước mắt, viên Tiểu đoàn trưởng thiết giáp có vẻ bị chấn động bởi hành động của B́nh tuy vô t́nh nhưng đă có hiệu quả gieo sự sợ hăi vào tinh thần c̣n đang giao động của ông, lúc nào cũng chỉ muốn kéo đoàn chiến xa ra khỏi trận địa. Biết là B́nh hay các TQLC sẽ không ngần ngại đối xử với ông như vậy cũng phần nào đă khiến cho ông buộc ḷng phải ở lại chiến đấu tại điểm đụng độ với quân Bắc Việt.

 

Nếu bằng cách nào đó Ripley có thể xoay sở để qua khỏi và hoàn thành mỹ măn nhiệm vụ đang làm th́ có lẽ anh sẽ sung sướng đăi nước hết cho mọi người để vinh danh Hạ sĩ Lượm. Chính phát đạn LAAW thứ hai của Lượm đă chận đứng bước tiến của đoàn thiết giáp địch và mua được khoản thời gian cần thiết cho Ripley, Smock và Nhă chạy thục mạng đến gầm cầu Đông Hà phía Nam.

 

Sự kiện mà bộ ba dũng sĩ dưới làn lửa đạn không thấy được khi họ tới chân cầu và bắt đầu công việc khổ nhọc gài chất nổ ‒ Nhă th́ núp sau một cái cống nhỏ phía sau hai viên cố vấn để quan sát mọi động tác của họ và báo cáo lại bằng truyền tin cho cấp trên; Thiếu tá Smock th́ ḅ phía bên này hàng rào kẽm gai chống đặc công để đưa các thùng chất nổ và đồ phụ tùng cho Ripley; c̣n Ripley th́ tách nhỏ các khối thuốc nổ ra để dễ xoay sở hơn khi anh chui vào dưới gầm cầu ‒ là t́nh h́nh của toán hỏa tiễn chống chiến xa thứ hai khi họ đối phó với một chiếc T-54 nữa gần y hệt như cách mà Hạ sĩ Lượm đă vừa hoàn thành.

 

Trung sĩ Phước cũng thuộc vào Trung đội Vũ Khí của Đại đội 1. Anh là toán trưởng toán B hỏa tiễn chống chiến xa, và cũng dầy dạn kinh nghiệm chiến trường không kém Hạ sĩ Lượm. Phước và viên trợ thủ đă ḅ vào tới nơi cùng lúc với toán của Hạ sĩ Lượm. Ở một vị trí khoảng 20 thước bên tay phải của Lượm, Phước bắn một phát LAAW trúng ngay chóc vào chiếc T-54 thứ hai chỉ trong chốc lát sau phát của Lượm. Anh đă đạt thành tích gọi là "bắn mục tiêu di động" và chiếc chiến xa khổng lồ bị hư hại đă làm cản trở cho những chiếc khác đang mon men muốn ḅ lên cầu. Trong lúc đó th́ hai bên vẫn bắn lẫn nhau không ngừng bằng vũ khí cá nhân.

 

TRỞ LẠI TRUNG TÂM HÀNH QUÂN

 

Trung tá Gerry Turley chỉ có thể h́nh dung nổi những ǵ Ripley đang thực hiện bởi v́ anh cũng đang bị bó tay và tiếp tục điều động cuộc chiến bằng một số ít phương tiện đáng tin cậy có sẵn. Turley đặt giả thuyết là khi chưa có tin tức nào trái ngược lại th́ Ripley vẫn c̣n sống và bằng cách nào đó vẫn đang cố gắng thi hành lệnh. Cùng lúc đó th́ Đại úy Thiesen đang tập họp và gom góp chất nổ để chất lên một chiếc vận tải sáu bánh dự định sẽ lái lên cầu Đông Hà nếu Ripley bị giết hay thất bại không phá hủy được chiếc cầu.

 

Thế giới ở ngoài Đông Hà tiếp tục bị tan tành thành một cơn hỗn loạn và có vẻ như phe ta nắm chắc phần thảm bại rồi. Trong khi khoảng không gian chung quanh Ripley đă bị thu nhỏ từ tầm tác xạ M-16/AK-47 tại cầu Đông Hà xuống c̣n phạm vi nhỏ hẹp của gầm cầu phía Nam th́ thế giới của Turley cũng đă thu nhỏ lại chỉ c̣n trong ṿng các phạm vi địch bỏ sót lại. Quân Bắc Việt lúc này đă kiểm soát được nhiều hơn trong vùng phía Bắc tỉnh Quảng Trị, so với một vài giờ trước đây. Dù có lo âu đến các công việc mà Đại úy Ripley đang thực hiện nhưng Turley vẫn c̣n nhiều chuyện khác phải làm.

 

Không có tin tức nào khả quan cả. Điều hay nhất mà Turley có thể làm được khi chưa có tin ǵ trái ngược lại là phỏng đoán Ripley vẫn c̣n sống và đang tiếp tục cố gắng bằng cách nào đó phá hủy cầu Đông Hà. Tại tất cả các vị trí chiến lược khác của phe Đồng minh th́ mọi chuyện đều thay đổi theo chiều hướng tồi tệ hơn mà thôi.

 

Ở phía Tây của Đông Hà tại Cam Lộ, Trung đoàn 2 thuộc Sư đoàn 3 Bộ Binh VNCH bị địch truy kích sát sau đuôi đă rút thành công qua khỏi cây cầu. Turley và toán của anh tại Trung Tâm Hành Quân được thông báo là do địch rượt theo bén gót nên không có cơ hội phá hủy cầu; đây là chiếc cầu thứ hai bắc qua sông Cửa Việt có đủ khả năng cho thiết giáp vượt qua.

 

Trung đoàn 56 đồn trú tại căn cứ Camp Caroll năm cây số về phía Nam của Cam Lộ đă được lệnh của tướng Giai phải cố thủ bằng mọi giá. Thông tin liên lạc với Trung Tâm hành Quân khá chập chờn do đó không có dấu hiệu nào có thể cho Turley biết là có khẩu nào trong số 22 khẩu trọng pháo c̣n bắn hỗ trợ được cho các đơn vị xin bắn hay không.

 

Thời tiết đă khá hơn nhưng chưa đủ để gọi phi pháo yểm trợ. C̣n năm chiếc chiến hạm Hải quân Hoa Kỳ ngoài khơi vẫn tiếp tục bắn hỗ trợ. Trước khi chạy xuống cầu, Ripley vẫn liên lạc với các chiến hạm thông qua Joel Eisenstein tại Trung Tâm Hành Quân, do đó điều tự nhiên là anh bàn giao lại cho toán ANGLICO tiếp tục cho bắn vào những "ô tác xạ" mà hai người đă làm việc chung với nhau trước đó. Ripley yêu cầu Eisenstein tiếp tục giữ một nhịp độ bắn đều đặn vào những ô đó. Mặc dù không c̣n khả năng điều chỉnh trực tiếp hải pháo nữa nhưng sự hủy diệt tưới như mưa lên đầu các mục tiêu đă lộ rơ như các chỗ tập trung quân địch phía Bắc cây cầu và dọc theo trục dài của Quốc lộ 1 lên cao theo con lộ mà họ không quan sát được nữa nhưng tin tưởng là có sự hiện diện của nhiều đoàn quân địch cùng với trang thiết bị; đă khiến cho họ phỏng đoán một cách hợp lư là địch đă bị thiệt hại khá bộn. Nếu không th́ ít nhất là Ripley cũng đoán là các nỗ lực của địch sẽ bị cản trở và chậm lại.

 

Mặc dù những người bên ngoài tỉnh Quảng Trị bắt đầu miễn cưỡng nhận thấy ra là t́nh h́nh chiến sự tại nơi đó đang trở nên khốc liệt hơn nhưng số lượng và nội dung kỳ lạ của các mệnh lệnh hải quân đă làm cho Sài G̣n nổi điên lên. Tuy Turley đă điều hành mọi cuộc hành quân từ nhiều ngày qua rồi nhưng những tay sĩ quan cao cấp nhất tại MACV vẫn chưa rơ Gerry Turley là "tên" nào và ai đă cho "nó" toàn quyền muốn làm ǵ th́ làm v.v... và v.v... Nếu đây không phải là thời chiến th́ chắc sẽ là một đề tài hay cho một chương tŕnh kịch vui tân thời hơn và quân sự hóa của Abbott & Costello "Who's on First?" hay nói trẹo một chút cho phù hợp với văn hóa và địa danh của địa phương: "Hu's on First?" (*)

 

Điều cuối cùng đă đẩy tướng Abrams, vị tư lệnh của MACV tại Sài G̣n nổi cơn thịnh nộ là cuộc điện đàm giữa Turley và những người khác về câu chuyện sau này gọi là "Thông điệp của lực lượng đổ bộ." Bức thông điệp được soạn thảo trên một trong những chiến hạm Hải quân Hoa Kỳ nằm ngoài khơi bờ biển và được thông báo đến một danh sách các nơi tiếp nhận quan trọng, do đó trông cũng có vẻ là một thông điệp chính thức. Nội dung báo cáo là t́nh h́nh tỉnh Quảng Trị đă xấu đến cực độ và yêu cầu được sự tăng viện và hỗ trợ ngay lập tức của lực lượng TQLC Hoa Kỳ đang nằm trên các chiến hạm ngoài khơi. Cho dù bức thông điệp có danh chính ngôn thuận đến đâu đi nữa nhưng mọi người trong Trung Tâm Hành Quân Ái Tử c̣n nhiều chuyện khác phải làm. Họ hoàn toàn không biết là đă có một bức thông điệp có vẻ như là do Turley đă soạn ra, chấp thuận và gởi đi vậy. Tuy nhiên, vấn đề là chuyện đă rồi với hậu quả tai hại (**), và mọi người trong hệ thống quân giai cấp trên không thể nào biết được là Turley đă không viết thông điệp đó. Phản ứng cộc lốc của tướng Abrams cho thuộc hạ là một điều mà mọi người đều đoán trước sau khi tất cả các sự kiện đó đă xẩy ra. "Tôi muốn gặp cái gă Turley này, bảo nó tŕnh diện tôi ngay lập tức."

 

Thành tích tác chiến độc đáo mà John Ripley đă đặc biệt đóng góp cho trận đánh tại cầu Đông Hà vào ngày Chủ nhật lễ Phục Sinh 1972 sau này chỉ được đánh giá, nếu anh thành công trong việc đánh sập cái kiến trúc khổng lồ đó, là một phép lạ do hoàn cảnh đưa đẩy hay là một bước ngoặt hết sức khác thường của số mệnh. Trên toàn bộ mạn Bắc tỉnh Quảng Trị, trong lúc này chắc chắn không hề thiếu những chiến sĩ can trường, quyết tâm trong mọi vị trí đang tử chiến khốc liệt với quân Bắc Việt có quân số đông hơn rất nhiều. Trong buổi trưa ngày Chủ nhật đó các binh sĩ TQLC Việt Nam và QL/VNCH cũng không hề thiếu ḷng dũng cảm cùng với các quân nhân Hoa Kỳ đứng vững tại chỗ để hỗ trợ trong một t́nh huống có vẻ giống như trận "cố thủ cuối cùng" của Trung tá Custer (thời kỳ chiến tranh mọi da đỏ) nhiều hơn là hi vọng vào một sự chiến thắng nào đó quá mong manh.

 

Trong số các sĩ quan TQLC Hoa Kỳ được phân bổ một cách hạn chế đi theo các tiểu đoàn và lữ đoàn TQLC Việt Nam cũng chẳng có một ai mà không chứng tỏ sự yểm trợ hết ḿnh đối với các đơn vị mà họ có nhiệm vụ đi theo để làm cố vấn.

 

Lời tuyên bố được truyền đi cho toàn thế giới trước đó của Thiếu tá Lê Bá B́nh chính là một sự cam kết chính thức của tổ chức binh chủng TQLC Việt Nam. Họ sẽ giữ pḥng tuyến chống lại nghịch cảnh vô vọng và sẽ tử thủ đến người lính cuối cùng nếu cần thiết. Không một ai cho những lời tuyên bố của B́nh là khoe khoang hay màu mè ǵ cả. Họ đều tin tưởng đó là những lời nói hoàn toàn chân thành và đúng sự thực từng chữ một.

 

Ngày hôm đó, John Ripley và người bạn đồng đội then chốt Jim Smock cũng không kém ḷng dũng cảm và hi sinh. Hoàn toàn như vậy. Những yếu tố đă khiến cho Ripley đóng đúng vai tṛ và đúng lúc là v́ anh là người duy nhất có sẵn các khả năng về thể lực và quan trọng hơn cả là biết kỹ thuật làm thế nào giật sập cây cầu Đông Hà.

 

Đă hơn bẩy năm, gần tám năm từ ngày Thiếu úy Ripley c̣n là sinh viên sĩ quan trong trường Biệt Động Quân của Quân Đội Hoa Kỳ. Nói chung, trường Biệt Động Quân là một quân trường thực tập có thể t́m ra giới hạn về thể chất và tinh thần của mỗi học viên, và từ đó đẩy mạnh hơn nữa hầu có thể thực hiện các công tác mà người thường có thể cho là không thể làm được. Đối với những học viên xuất sắc, đó cũng là một môi trường để nắm vững các nghệ thuật và khoa học về di hành trinh sát, hay "biệt động." Trong đấy gồm cả nghệ thuật sử dụng chất nổ.

 

Học cách đặt chất nổ không giống như học cưỡi ngựa hay học tiếng Tây Ban Nha. Bạn không thể dùng bản năng để nhớ hay dùng trực giác để gài các khối chất nổ một cách an toàn và có hiệu quả để đạt kết quả tối đa; nói chi đến chuyện đặt chất nổ đúng vào chỗ trọng yếu để phá hủy một cái cầu quá khó và quá lớn như cái mà Ripley đang đối phó. Nói một cách trừu tượng, khi dùng chất nổ bạn không thể đặt một chữ "o" đàng sau tất cả các chữ khác rồi mong đạt kết quả tốt được. Có những qui luật nhất định và các thủ tục phải theo không thể vi phạm được. Không có ngă tắt. Không giống như trong các chương tŕnh xi-nê hay truyền h́nh.

 

V́ lư do nào đó dù anh không chắc lắm, nhưng vào buổi trưa Chủ nhật lễ Phục Sinh 1972, Ripley đột nhiên nhớ lại cái buổi tối hay sáng sớm trong khu rừng Georgia vào giữa tháng 12, 1964 khi lớp Biệt Động Quân của anh vừa mệt nhọc bước vào băi tập, quần áo ướt mèm, vừa buồn ngủ vừa đói bụng để được huấn luyện thêm vài tiếng đồng hồ nữa về kỹ thuật chất nổ. Có lẽ đơn giản anh đă nhớ lại v́ anh hiểu là chỉ cần một lỗi nhỏ là có thể bị mất đi vài ngón tay, một bàn tay hay cả bộ "đồ ḷng" nữa. Hay có thể anh chỉ học và nhớ lại tốt nhất là trong các trường hợp cùng cực. Thôi th́ sao cũng được.

 

V́ nhiều lư do khó hiểu nào khác, trong cùng cái thời kỳ mà sau khi Hoa Kỳ đă dính líu và điều động hàng trăm ngàn thanh niên giỏi nhất, cùng với một số không được giỏi lắm, vào một cuộc chiến mà giờ đây nước Mỹ chỉ c̣n đóng một vai tṛ yểm trợ lấy lệ; cũng trong cùng khoảng thời gian mà thế giới đang say mê từ cuốn phim "James Bond's Goldfinger" với nữ tài tử không ai sánh bằng Honor Blackman trong vai Pussy Galore, qua tới cuốn phim "Diamonds are forever"; rồi cũng cùng thời kỳ mà một số nghệ sĩ đă nổi lên và ch́m vào quên lăng như Janis Joplin, Jim Morrison, Jimi Hendrix... th́ chắc là Ripley phải quên bẵng đi  hàng trăm thứ mà huấn luyện viên trường Biệt Động Quân đă khổ nhọc nhồi nhét vào anh. Làm sao mà anh có thể nhớ lại nổi? Không thể nào được. Vậy mà anh lại nhớ. Tất cả mọi điều.

 

TẠI PHÍA NAM CỦA CÂY CẦU

 

Trong suốt thời gian làm Đại đội trưởng của Lima 3/3 vào năm 1967 và nhiệm vụ gần đây nhất với các Sói Biển, John Ripley chưa bao giờ chứng kiến các thường dân bị sát hại một cách nhẫn tâm như hiện giờ họ đang bị làm mục tiêu cho bọn Bắc Việt. Nếu cho rằng mọi chuyện đều kỳ quặc, lạ lùng hơn trước đó hay trước đó nữa th́ chỉ là một cách diễn tả khiếm khuyết. Không có ǵ được gọi là b́nh thường cả, vậy mà tất cả những điều đă xẩy ra, đang xẩy ra và sẽ xẩy ra tại Đông Hà nếu so sánh với tất cả các chuyện khác, đều là b́nh thường hết. Đây là thời chiến, một cuộc chiến toàn diện. Nếu nói chiến tranh là địa ngục hay có diễn tả các biến cố đang xẩy ra theo một cách khác th́ nói kiểu nào cũng đều là thiếu sót, miệng lưỡi và khuôn sáo. Ripley đă trải đủ kinh nghiệm, đă sống sót qua nhiều lần suưt chết không sao kể hết, đă chứng kiến quá nhiều người tốt bị sát hại hay bị thương tật, đă trông thấy quá nhiều hành vi độc ác, quá nhiều hành động dũng cảm và anh hùng để hiểu thế nào là chiến tranh và nhất là nó bao gồm cái ǵ. Người nói đầu tiên rất đúng; chiến tranh địa ngục.

 

Ngày hôm nay tại Đông Hà Ripley đă thấy điều đó và đă được chứng minh bằng một sự thật phũ phàng là nó bao gồm cả những người phụ nữ vô tội, các trẻ em và những người thật già nua. Làm sao mà có chuyện nào có thể vô thực, siêu thực, khủng khiếp hơn những sự kiện đă xẩy ra tại Đông Hà? Tất cả những ǵ đang tiếp tục xẩy ra chỉ là sự tiếp nối của niềm phi lư và vượt qua những khả năng cảm nhận, mà họ hiện đang phải chịu đựng, không chừa một ai.

 

Sau khi bố trí cho Nhă ở một vị trí tiền phương gần đó vào khoảng 20 tới 30 thước khuất phía sau cây cầu để anh có thể quan sát những công việc của hai viên cố vấn; và từ chỗ tương đối an toàn này báo cáo bằng truyền tin cho cấp trên về nhịp độ tiến bộ hay thảm bại của họ, Ripley và Smock đă chạy đến được gầm phía Nam của cái kiến trúc khổng lồ. Lúc này tuy đă quá mệt, quá kiệt sức và gần như hết cả hơi nhưng cả hai tay cố vấn rất ngạc nhiên khi thấy ngay tại chân cầu có năm binh sĩ công binh chiến đấu VNCH với vẻ mặt tội nghiệp và thảm bại.

 

Hết sức sửng sốt thấy họ có mặt tại đây, lại càng bất ngờ hơn nữa là thấy có sẵn một cái núi nhỏ chất nổ sẵn sàng để mang ra sử dụng, Ripley và Smock bước xuống dưới chiếc cầu để quan sát và đánh giá công việc sắp phải làm. Mặc dù đám công binh chiến đấu cùng chung cái nét ngơ ngác "nai chịu đèn" nhưng ít nhất là họ đă hoàn thành công tác tối quan trọng là mang được đến chân cầu đủ khối lượng chất nổ để thực hiện công việc. Trong lúc hai người Mỹ đi quan sát gầm cầu Đông Hà và vừa khuất mất bóng th́ mấy tay lính VNCH "chuồn" đi đâu mất, đến khi Ripley và Smock quay trở lại th́ thấy chính họ đang chơ vơ một ḿnh.

 

Ripley có đủ kiến thức về cách xây dựng và cấu trúc cầu cho nên anh nh́n ra công việc trước mắt phải làm ǵ. Để làm được việc, anh cần phải ḅ qua cái hàng rào chống đặc công có kẽm gai sắc như dao cạo và len vào các khoảng trống tạo ra bởi bẩy thanh sắt I-beam khổng lồ. Nếu Ripley chần chừ để ngẫm nghĩ về t́nh thế th́ chắc anh đă nhận ra là cái việc anh định làm là vô vọng về mặt thể lực. Không c̣n rộng răi thời gian nữa cho nên Ripley không nghĩ tới chuyện phải đắn đo như bất cứ người b́nh thường hay tỉnh táo nào cũng phải cân nhắc xem có làm được hay không.

 

Ripley và Smock nhanh chóng bàn luận t́nh h́nh tại chỗ và những ǵ cần phải làm. V́ Ripley chuyên môn về chất nổ ‒ đúng ra là chuyên viên duy nhất ‒ do đó Smock đă có quyết định sáng suốt là nhường vai chính cho viên sĩ quan trẻ và chỉ đóng vai tṛ hỗ trợ thôi. Sau khi cột chặt các đồ trang bị chiến đấu vào người, Ripley tung người qua ṿng kẽm gai phía trên hàng rào. Không c̣n cách nào khác hơn nữa. Trong lúc nhảy qua th́ bộ quân phục đă tàn tạ lại bị rách thêm và cắt vào da anh quá nhiều chỗ đếm không xuể, máu tươm ra lập tức. Anh không có thời giờ nhớ lại xem đợt chích ngừa phong đ̣n gánh mới đây có c̣n hiệu lực hay không?

 

Khi Ripley đă qua được bên kia hàng rào rồi th́ nhiệm vụ của Smock là bê các khối chất nổ cùng những thứ khác lên rồi đẩy qua hàng kẽm gai cho anh bạn "khùng" Đại úy TQLC của ḿnh. Cũng giống như anh bạn mới quen, cứ mỗi lần Smock đưa đồ qua là bị kẽm gai cắt đứt cả bàn tay lẫn cánh tay.

 

Đ̣i hỏi về sức lực của cơ thể hết sức khủng khiếp. Từ trong bờ, Ripley phần lớn phải đu người và lần theo những lối tốt nhất, trong khi mang theo từ 30 đến 40 cân thuốc nổ ngoài các đồ trang bị cá nhân của anh. Quen tính TQLC được huấn luyện quá kỹ và gần như là bị ma ám, anh không bao giờ nghĩ đến chuyện đi đâu mà không mang theo vũ khí và đồ trang bị cá nhân bên ḿnh. V́ vậy, ngoài khối lượng thuốc nổ và khẩu súng trường ṭng teng quanh cổ, anh c̣n đeo thêm một chiếc thắt lưng đa dụng, gọi là "kit" từ thời anh c̣n phục vụ trong binh đoàn TQLC Hoàng Gia Anh.

 

Tổng cộng những thứ anh mang theo ngoài trọng lượng của cơ thể phải tính đến khoảng 70 cân trang thiết bị nữa. Mỗi khi anh ḅ đến một khoảng cách xa vừa đủ, anh đu ḿnh với sự khéo léo của một lực sĩ điền kinh Thế vận hội và bám vào nơi tương đối an toàn giữa hai thanh sắt I-beam rồi ḅ tới chỗ cần đến. Vừa tháo mồ hôi, vừa đổ máu anh vẫn liên tục ngâm nga trong họng lời cầu nguyện hay đúng hơn lời tự nhủ là phải ráng sức làm tới. (Trong lúc anh đu người chuyền đi tới nơi anh có thể đong đưa trong khoảng trống giữa hai thanh I-beam, cả cơ thể của anh, hay ít nhất là hai cái cẳng, bị lộ ra khiến cho bọn Bắc Việt từ phía xa thấy được nên thỉnh thoảng chúng bắn sẻ một vài phát đạn). Nếu Ripley không đủ sức bám nổi nữa, hay bị tuột tay và rơi xuống ḍng nước tương đối chảy xiết của sông Cửa Việt 50 bộ phía dưới th́ chắc là anh sẽ bị ch́m nghỉm như một cục đá tảng rồi.

 

Sau khi sự phân chia công việc giữa Ripley và Smock đă được quyết định xong, và mọi chuyện, có thể xem như một "công tác thường lệ" bắt đầu được tiến hành th́ đối với Ripley cái "mục đích để c̣n hiện hữu được" của anh chỉ tóm gọn lại là làm sao mang được 500 cân thuốc nổ mà nhóm công binh chiến đấu VNCH đă bỏ lại và đặt vào những chỗ thích hợp. Theo sự tính toán riêng th́ Ripley sẽ phải thực hiện 12 chuyến vào dạ cầu; hai lần cho mỗi khoảng trống trong số sáu lằn trên cầu. Chuyến đầu là để đặt chất nổ và chuyến sau để cài ng̣i nổ, dây điện và sẵn sàng cho giật nổ.

 

Những hộp TNT, một khi anh đă mang vào được tới tận các nhịp cầu lại có đúng kích thước để gài vào thành bên trong của mỗi lằn cầu. Nhờ vậy anh đă có thể vừa ḅ trên cái mép tạo ra bởi thanh I-beam vừa đẩy khối chất nổ tới chỗ anh muốn. Ripley đặt những hộp chất nổ theo một sơ đồ xen kẽ nhau theo đường chéo để khi chúng nổ, sức nổ sẽ được khuếch đại và bẻ cong các thanh I-beam ra khỏi bệ đỡ hai bên bờ cũng như các trụ bê tông mà chúng tựa vào.

 

Hầu hết thời gian khi ở dưới gầm cầu, Ripley sống trong cái thế giới riêng biệt nhỏ bé của anh. Mặc dù có bọn Bắc Việt cách xa anh không đầy 200 thước ở phía Bắc và hai tiểu đoàn 1 và 4 của B́nh phân tán rộng tối đa ở phía Nam ḍng sông vẫn tiếp tục bắn cầm chừng để cầm chân địch, Ripley cảm thấy lẻ loi và đơn độc trong khi không có ǵ khác hơn là sự thử thách về thể lực để hoàn thành nhiệm vụ. Mỗi lần anh trở lại khoảng hàng rào gần bờ phía Nam để lấy thêm chất nổ và vật dụng, Smock lại phải chịu bị cắt da và rách quần áo khi đẩy đồ qua kẽm gai và nâng chúng cho Ripley. Smock hành xử tựa như một huấn luyện viên vơ sĩ quyền anh trong góc của vơ đài; làm đủ mọi cách để khuyến khích, van nài, cầu xin, kích động, ra lệnh, pha tṛ, và nâng niu vơ sĩ tranh giải của ḿnh để thực hiện những ǵ cần phải làm.

 

Chiếc chiến xa mà Hạ sĩ Lượm đă vô hiệu hóa trước đó và c̣n nằm ụ ngoài con lộ trong một cái cống nhỏ về phía Tây của cây cầu thỉnh thoảng bắn một vài phát từ khẩu trọng pháo 100 ly bị cụp đầu. May mắn là nó không thể nhắm hay hạ ṇng súng xuống được. Gần như là được bắn trực xạ, những phát đạn dội xuống ḍng sông phía thượng lưu ở bên ngoài chiếc cầu. Tuy đạn không xuyên phá được khối thép nặng của cầu hay gây ra thiệt hại nào nhưng sức chấn động và tiếng nổ khủng khiếp đă làm bùng tai Ripley và khiến anh phải vội vă thêm.

 

Ripley thực sự không c̣n suy nghĩ hay bận tâm ǵ đến thời gian nữa. Sự tập trung duy nhất khi bắt đầu cài chất nổ TNT, gài dây điện và ng̣i nổ plastic vào là làm sao đặt mọi thứ cho đúng vào vị trí của nó và sau đó giật nổ cây cầu. Mặc dù công việc tự nó không đ̣i hỏi anh phải suy nghĩ ǵ phức tạp nhưng v́ đă quá mệt và kiệt sức rồi, anh bắt buộc phải vận dụng 100% tâm trí để bảo đảm là cơ thể anh sẽ đáp ứng với yêu cầu và cũng phải tận dụng 100% sức lực và dự trữ c̣n lại.

 

Ngay từ khởi đầu sứ mạng, khi anh và Smock đang tháo các hộp TNT, ng̣i nổ plastic và những thứ lỉnh kỉnh khác ra để gài chất nổ, Ripley đột nhiên nhớ lại một chuyện bất thường. Những ng̣i nổ plastic và cách chúng được xếp trong hộp khiến anh nhớ lại món đồ chơi xe ngựa "wagon" mà con anh, Thomas đă nhận được trong lễ Giáng Sinh. Các ng̣i nổ này, được xếp thật chặt, và có h́nh dáng  giống như những miếng gỗ nhỏ tượng trưng cho những gói quà để lọt trong toa xe màu đỏ. Trong một thoáng chốc, anh tự cho phép ḿnh thảnh thơi để nghĩ về Moline và ba đứa con của họ. Trong vài tiếng đồng hồ nữa, lẽ ra anh sẽ có thể tỉnh giấc để đi dự lễ Phục sinh tại nhà thờ và vui vầy ḥ reo với cả nhà. Ngược lại giờ đây khi ngày lễ bắt đầu th́ có thể anh đă chết mất rồi. Ít nhất là cái thủ tục thông báo tử vong sẽ chậm trễ và "thần chết" sẽ đến Blacksburg sau khi hầu hết kẹo Phục sinh đă được tiêu thụ.

 

Không muốn suy tư thêm về những điều xấu, anh nhanh chóng tự buộc ḿnh phải quên hết mọi thứ ngoài chiếc cầu, nhiệm vụ, những thứ gần anh nhất và anh trở lại với công việc.

 

John Ripley có lẽ đă biết rồi nhưng ngay lúc này anh không nghĩ là anh đang bước vào sân cỏ để đấu cái trận "Super Bowl" của đời anh. Giống như đội vô danh New York Jets chống lại đội Baltimore Colts trong trận đấu nổi tiếng năm 1969, Ripley phải lội ḍng nước ngược với một xác xuất bất lợi khủng khiếp. Với một kẻ thù, hay đúng hơn là hai kẻ thù ‒ quân Bắc Việt và cây cầu ‒ anh tựa như một ḿnh cầu thủ Joe Namath cự lại trong một trận sống mái tương đương về mặt quân sự với vài ngàn tay Bubba Smiths. Khác với Broadway Joe vào trận đấu với làn da rám nắng, được nghỉ ngơi, sẵn sàng, sung sức và được cổ vũ, Ripley chưa được ngủ nghê hay được ăn một bữa cơm nào cho ra hồn trong bốn ngày vừa qua v́ phải hoạt động tối đa trong thời gian đó. Cũng chẳng có đám đông ái mộ mặc dầu cái nhóm hỗn tạp lạ lùng trong thành phần cổ vũ bao gồm tất cả các chiến sĩ Sói Biển và Thiếu tá Jim Smock, Thiết Giáp Quân đội Hoa Kỳ cũng đủ cho anh lắm rồi.

 

Nếu dùng thể thao để diễn tả các yêu cầu lâu dài về thể lực và sức chịu đựng cần thiết mà John Ripley đang trải qua; và những điều cần phải thực hiện khi nói về chuyện di chuyển tất cả những khối thuốc nổ đến vị trí cần thiết, nếu anh có mảy may hi vọng ǵ phá hủy được cây cầu, th́ phải so sánh với một cuộc chạy đua marathon. Đă lâu rồi anh đụng vào cái điều mà dân chạy marathon gọi là "bức tường." Do đó, cho mỗi một cử động nhỏ, mỗi một nỗ lực cỏn con cần đến sức lực giờ đây anh đều phải vận dụng hết cả ư chí và ḷng quyết tâm. Cuộc chạy đua marathon của anh khác một chỗ là nó phải được chia ra ít nhất làm 12 phần nhỏ: mỗi lần cho một chuyến tới chỗ cần đặt và gài chất nổ. Mỗi một phần, dù thuộc vào nỗ lực tổng thể của cuộc đua marathon, lại cần anh phải chạy hết tốc lực. Mỗi một bước chân, mỗi một cử động tay khi anh "chạy," cộng thêm với cái trọng lượng phụ trội mang theo trên cái thân thể hoàn toàn cạn kiệt của anh đă đ̣i hỏi một sự cố gắng tối đa về tinh thần và sức lực; đơn giản là v́ nó thực sự yêu cầu một nỗ lực toàn diện về tinh thần và thể lực.

 

Không ai có thể nào trách cứ Ripley nếu anh có bị thất bại. Bất cứ quan sát viên khách quan nào sau này có đến thăm Đông Hà nghiên cứu chiếc cầu và gầm cầu đều thấy rơ ràng là sứ mệnh của Ripley là hoàn toàn không thể làm được. Anh có thể sẽ trở thành biểu tượng tân thời cho mẫu "Người đàn ông trong đấu trường (Man in the Arena)" trong bài diễn văn của Teddy Roosevelt ‒ "với khuôn mặt đầy bụi, đẫm mồ hôi và máu; anh đă cố gắng một cách dũng cảm, anh đă phạm sai lầm, đă liên tiếp ngă xuống rồi lại đứng lên nhiều lần,... nhưng anh đă chiến đấu cho chính nghĩa... và trong trường hợp tồi tệ nhất nếu anh có thất bại, ít nhất là anh đă thất bại một cách xứng đáng..." Hành động anh hùng hào hiệp, nỗ lực v́ lư tưởng của Ripley sẽ được công nhận bởi các đồng đội sau này dù anh có ra đi. Anh sẽ được tưởng niệm v́ đă cố gắng thực hiện điều mà ít người khác có thể làm nổi hay thậm chí không dám thử nữa. Tuy vậy ngay lúc này Ripley không bận tâm đến những điều đó. Anh chắc chắn không chú ư đến chuyện "thất bại một cách xứng đáng..." Tất cả những ǵ anh muốn là giật sập được cái cầu "khốn nạn" này.

 

_______________________________________________________________________

 

(*) Cước chú của Ban dịch thuật

"Who's on First?" là một cách chơi chữ của người Mỹ. Trong bóng chày, vị trí thứ nhất (First base) do cầu thủ tên là Who trấn giữ. Do đó câu "Who's on First" có hai nghĩa vừa là câu hỏi, đồng thời cũng là câu trả lời: "Ai chơi ở vị trí thứ nhất?" ‒ trả lời: "Cầu thủ Who chơi ở vị trí thứ nhất."

"Hu's on First" là theo đặt theo giọng nói và họ của người Á đông.

 

(**) Cước chú của Ban dịch thuật

Theo tác giả Richard Botkin th́ sự kiện này lại có lợi hơn là có hại v́ nhờ thông điệp hỏa mù này mà phe Bắc Việt phải giữ lại hai sư đoàn phía trên vùng phi-quân-sự và giảm đi lợi thế về quân số tại phía Bắc Quảng Trị.