Mở đầu

 

T́nh trạng kinh tế của đất nước vẫn luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu của các cử tri trong các cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ và năm nay cũng không đi ra ngoài thông lệ đó. Theo cuộc thăm ḍ của Trung Tâm Nghiên Cứu Pew Research Center th́ đối với các cử tri đă ghi danh đi bầu, các yếu tố sau đây sẽ quyết định lá phiếu của họ trong cuộc bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ 2016:

 

 

 

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin phân tích t́nh h́nh kinh tế của Hoa Kỳ hiện nay nhằm đánh giá mức độ thành công hay thất bại của chính quyền Obama đương nhiệm, tức của Đảng Dân Chủ về vấn đề kinh tế v́ điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ vào ngày 8/11/2016 tới đây. Nói chung th́ khi đánh giá một nền kinh tế, các kinh tế gia đều đồng ư phải nghiên cứu một số yếu tố, trong đó có 4 vấn đề quan trọng nhất là:

1. Tổng sản lượng quốc gia GDP. Điều này khá hiển nhiên v́ nói lên mức độ của cải được tạo ra trong một nền kinh tế.

2. Tỉ lệ thất nghiệp. Càng có nhiều người có công ăn việc làm th́ sẽ càng tạo ra nhiều của cải hơn.

3.  Tỉ lệ lạm phát. Nói nôm na là giá cả có bị tăng hay không v́ điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức mua của đồng tiền và ảnh hưởng đến mức độ tiêu xài của người dân. Đối với các xă hội tiêu thụ th́ mức độ tiêu xài của người dân có liên quan trực tiếp đến tỉ lệ phát triển kinh tế.

4. Thị trường chứng khoán. Đây là chỗ dựa tối quan trọng của kinh tế tự do v́ là nơi để cho các công ty huy động vốn đầu tư, đồng thời cũng nói lên mức độ thành công của kinh tế v́ các công ty làm ăn có lời th́ thị trường chứng khoán mới lên cao và sau đó lại tạo ra thêm công ăn việc làm, người dân có tiền tiêu xài và thúc đẩy kinh tế phát triển thêm nữa.

 

 

Tổng Sản Lượng Quốc Gia GDP

 

 

 

Điều đầu tiên chúng ta cần biết là tỉ lệ phát triển GDP trên biểu đồ đă được điều chỉnh với tỉ lệ lạm phát rồi. Chúng ta có thể nhận thấy là sau kỳ khủng hoảng tài chánh vào các năm 2008-2009, kinh tế Hoa Kỳ đă thật sự thoát ra khỏi cơn nguy kịch và có chiều hướng ổn định hơn tuy mức độ phát triển không đáng kể lắm, trung b́nh chỉ trong ṿng 2% và được đánh giá là một mức độ phục hồi kinh tế kém nhất trong lịch sử kinh tế Hoa Kỳ sau các cơn khủng hoảng.

 

Nếu lạc quan th́ có thể cho rằng đây cũng là một sự thành công đáng kể nhưng nếu bi quan th́ mức phát triển như vậy quá yếu ớt, chẳng mấy chốc th́ địch thủ trước mắt là Trung Cộng sẽ vượt qua mặt v́ mức phát triển kinh tế của họ vẫn c̣n ở mức độ cao trên 7% hàng năm.

 

Theo sự phân tích của một số kinh tế gia, GDP của Trung Cộng sẽ vượt qua Hoa Kỳ vào năm 2026, tức chỉ trong ṿng 10 năm nữa! Ấn Độ với tỉ lệ phát triển hàng năm vào khoảng 5% sẽ nhảy vào vị trí thứ ba toàn cầu và có khả năng qua mặt luôn Hoa Kỳ trong một thời gian dài hơn nữa! Đây là một sự thật mà ít người để ư đến và phần nào xác nhận lời tuyên bố của ứng cử viên Tổng thống Donald Trump là Hoa Kỳ đang suy thoái, đi tới đâu ông cũng nhận thấy các phi trường của nước Mỹ trông giống như thuộc vào thế giới thứ ba, tức quá kém phát triển so với thế giới. Nếu không có biện pháp chấn chỉnh th́ chẳng bao lâu nữa Hoa Kỳ sẽ mất đi vị trí kinh tế số một, đồng đô la sẽ nhường bước cho đồng nhân dân tệ và hậu quả sẽ vô cùng nghiêm trọng cho nước Mỹ và cho toàn thế giới.

 

 

Tỉ lệ thất nghiệp

 

 

 

Nh́n chung th́ sau gần 8 năm cầm quyền, nếu chỉ nh́n phiếm diện vào các con số th́ chính quyền Obama có thể tự hào là đă thành công hạ tỉ lệ thất nghiệp xuống chỉ c̣n 4.9% so với thời kỳ đầu là 10%. Chính quyền Obama cũng tự hào là đă tạo ra thêm được 14 triệu công ăn việc làm mới. Nhưng sự thật ra sao? Điều đáng buồn là sự thật không phải như vậy.

 

Phương pháp tính toán tỉ lệ thất nghiệp hiện nay dựa vào lực lượng lao động chứ không tính theo tổng dân số. Lực lượng lao động bao gồm những người đang có công ăn việc làm chính thức và những người đang ăn tiền thất nghiệp. Trong 10 năm vừa qua sau khi đă ăn hết tiền thất nghiệp mà không t́m được việc làm mới, một số lớn ước tính trên 11 triệu người đă rời bỏ lực lượng lao động và gia nhập vào thành phần không sản xuất như trẻ em dưới 18 tuổi và người về hưu trên 65 tuổi.

 

Điều này đă khiến tỉ lệ tham gia lao động của dân số Mỹ rớt xuống từ 66% c̣n 62.6% hiện nay, tức mất đi 3.4%. Nếu nhân với tổng dân số là 325 triệu th́ ra con số 11.05 triệu người thật. Ngoài ra CNN cũng nêu ra trên thực tế chỉ có 9.3 triệu công ăn việc làm mới được tạo ra trong nhiệm kỳ của TT Obama.

 

Như vậy xét trên vấn đề tỉ lệ thất nghiệp th́ chúng ta có thể nhận định là không có dấu hiệu khả quan nào cả. Nếu tính chính xác theo tiêu chuẩn năm 2008 th́ tỉ lệ thất nghiệp vẫn như cũ, chẳng có ǵ thay đổi và cũng phù hợp với t́nh trạng xă hội chung công ăn việc làm rất khó khăn nhất là đối với thành phần người da đen. Ngoài ra cũng cần phải nêu ra là các công ăn việc làm mới đa số thuộc dạng lao động có thu nhập thấp, c̣n các nghề nghiệp lương cao th́ dường như đă bị chuyển ra ngoại quốc (outsource) hết rồi. Tất cả những điều mà TT Obama và đảng Dân Chủ đưa ra về vấn đề tỉ lệ thất nghiệp chỉ là một nửa sự thật nhằm mị dân để tranh phiếu bầu cử.

 

 

 

 

 

 

Tỉ lệ lạm phát (Inflation rate)

 

Trước khi đi vào vấn đề phân tích về tỉ lệ lạm phát th́ chúng tôi thiết tưởng cũng cần phải giải thích sự nghịch lư (counter-intuitive) của hiện tượng lạm phát, tức liên quan đến sự gia tăng của vật giá. Theo sự sự suy nghĩ thông thường th́ chúng ta có cảm giác là vật giá càng rẻ th́ càng tốt cho người tiêu thụ chứ c̣n ǵ nữa?

 

Sự thật hoàn toàn trái ngược lại mà măi đến kỳ Đại Khủng Hoảng Thế Giới năm 2009 giới kinh tế học mới hiểu ra sự thật phũ phàng là sau khi lạm phát (inflation) tăng cao đến một giới hạn nào đó th́ sẽ khiến kinh tế bị quá nóng, khựng lại, hàng hóa không bán được nữa và tiếp theo sau là hiện tượng giảm phát (deflation) vật giá xuống tuột dốc với mức độ khốc liệt khiến các công ty bị phá sản và nền kinh tế đi vào khủng hoảng.

 

Biểu đồ tỉ lệ lạm phát sau đây có thể chứng minh rơ ràng sự kiện này trong kỳ khủng hoảng tài chánh năm 2008 vừa qua:

 

 

Chúng ta nhận thấy là vào năm 2008 khi tỉ lệ lạm phát lên cao đến gần 6% th́ lập tức bị tuột dốc và xảy ra hiện tượng giảm phát đến -2%vào năm 2009. Hàng hóa rẻ thật đấy nhưng nào ai có tiền mua đâu? Thất nghiệp cả rồi và hàng hóa nhiều khi phải đem tiêu hủy đi.

 

Trong kinh tế học, vấn đề lạm phát là một trong những sự kiện gây nhức đầu nhất v́ trải qua kinh nghiệm phát triển kinh tế của các quốc gia, các nhà kinh tế học đều thống nhất với nhau là tỉ lệ lạm phát cao quá hay thấp quá đều có hậu quả nghiêm trọng như nhau. Kinh tế dường như nằm trên một sự cân bằng mong manh, phát triển nhanh quá sẽ đưa đến lạm phát cao và hậu quả là giảm phát rồi tiếp theo là khủng hoảng kinh tế.

 

Ngày nay th́ các trường phái kinh tế học đều đồng ư là đối với các quốc gia đă phát triển và có một xă hội tiêu thụ như Hoa Kỳ, Tây Âu và một số quốc gia Á Châu giàu có th́ tỉ lệ lạm phát vào khoảng 3% là một con số lư tưởng gọi là lạm phát lành mạnh. Lạm phát lành mạnh khiến cho các công ty làm ăn được thuận lợi và có lợi nhuận nhiều hơn. Khi lập kế hoạch các dự án làm ăn và bắt tay vào việc thực hiện th́ hiện tượng lạm phát lành mạnh đă khiến cho họ thu thêm một khoảng lợi nhuận cao hơn v́ thành phẩm hàng hóa bán ra sau cùng được giá cao hơn là dự tính ban đầu. Ngoài ra ngân sách chính quyền cũng thu thêm được tiền thuế nhiều hơn nữa.

 

Đây cũng là lư do chính của sự ra đời các ngân hàng trung ương thuộc các quốc gia phát triển với nhiệm vụ chính là kiểm soát tỉ lệ lạm phát. Phía Hoa Kỳ th́ có sự thành lập của Hệ Thống Dự Trữ Liên Bang (Federal Reserve System) gọi tắt là FED vào năm 1913 nhưng chính thức được giao quyền hành rộng răi vào năm 1930 sau kỳ Đại Khủng hoảng năm 1929. Ngoài chuyện phải ổn định lạm phát th́ FED c̣n có thêm nhiệm vụ nữa là tạo công ăn việc làm cho người dân.

 

Nhằm ổn định lạm phát, FED sử dụng một ủy ban gọi là Federal Open Mrket Committee để mua bán các công khố phiếu (US bonds) ngoài thị trường tự do. Khi muốn hăm đà phát triển kinh tế (để giảm lạm phát), FED bán ra thị trường các công khố phiếu (đă có ghi sẵn tỉ lệ lăi trên đó) làm giảm giá các công phố phiếu đi, tức làm tăng lăi xuất lên. Người đầu tư sẽ cảm thấy mua công khố phiếu có lợi hơn là đầu tư làm ăn nhiều rủi ro nên sau một thời gian nào đó, bộ máy kinh tế sẽ chậm lại.

 

Ngược lại khi muốn thúc đẩy một nền kinh tế đang lụi bại th́ FED sẽ “in” tiền ra (thực tế chỉ là vẽ ra các con số trên giấy tờ) thu mua các công khố phiếu ngoài thị trường tự do khiến giá công phố phiếu tăng lên cao khiến tiền lời bị hạ thấp xuống. Giới đầu tư thấy bán cho chính phủ có lời ngay tức khắc nên vui vẻ bán lại cho FED các công khố phiếu họ đang sở hữu thay v́ phải chờ đáo hạn mới có lời. Tuy nhiên khi nắm một số tiền mặt lớn trong tay th́ họ phải t́m cách làm ăn khiến kinh tế được kích thích và người dân có thêm công ăn việc làm.

 

Đây chính là phương pháp mà chính quyền Obama đă áp dụng nhằm vực kinh tế Hoa Kỳ thoát ra khỏi cơn khủng hoảng năm 2008 vừa qua. Tuy nhiên cái giá phải trả quá cao, cái nợ của chính phủ trong nhiệm kỳ TT Obama đă tăng vọt từ khoảng 8 ngàn tỷ$ nay đă xấp sỉ 20 ngàn tỷ$:

 

 

 

Nếu nói về tỉ lệ nợ và GDP th́ đă lên một con số đáng sợ là đă vượt quá 100% rồi, một trong những quốc gia “chúa chổm” nhất thế giới:

 

 

Số tiền nợ này đă ngốn đi một phần ngân sách đáng kể của chính phủ hàng năm và may là tỉ lệ lăi xuất hiện c̣n quá thấp nên chính phủ c̣n trang trải nổi chứ nếu lăi xuất tăng cao th́ chính phủ sẽ không c̣n nào khác hơn là phải tăng thuế và từ đó sẽ tác động hưởng xấu đến kinh tế.

 

Thị trường chứng khoán

 

Đa số các kinh tế gia đều quan niệm thị trường chứng khoán có thể dùng làm thước đo cho sức mạnh của một nền kinh tế được. Tuy nhiên chúng ta cũng cần phải biết là thị trường chứng khoán c̣n bao gồm cả yếu tố tâm lư trong đó nữa, do đó trong trường hợp ngắn hạn có khi TTCK không phản ảnh chính xác được hiện trạng của kinh tế. Có khi th́ kinh tế bắt đầu có biểu hiện suy sụp rồi nhưng các chỉ số của TTCK vẫn c̣n giữ ở mức cao v́ tâm lư chung các nhà đầu tư vẫn c̣n lạc quan, đúng với câu ví von “chưa thấy quan tài chưa đổ lệ.” Ngược lại cũng vậy, cơn khủng hoảng đă chấm dứt và kinh tế bắt đầu phục hồi lại nhưng giới đầu tư vẫn c̣n lo ngại bán tháo bán thốc làm thị rường tiếp tục bị rớt thêm. Tuy nhiên cuối cùng rồi TTCK cũng bắt kịp lại với mức độ phát triển của kinh tế.

 

Như dă tŕnh bày ở phần mở đầu, thị trường chứng khoán là một yếu tố vô cùng quan trọng cho một nền kinh tế tự do v́ là chỗ dựa cho các công ty huy động vốn nhàn rỗi của người dân. Khi cần tiền làm ăn, các công ty có thể bán cổ phiếu ra ngoài thị trường tự do và nếu TTCK đang lạc quan th́ họ có thể huy động vốn một cách dễ dàng. Đến khi làm ăn thuận lợi, tạo ra được nhiều lợi nhuận th́ giá cổ phiếu lại càng tăng cao thêm khiến tất cả mọi người đều có lợi.

 

Nếu xét về mặt tăng triển của TTCK th́ đây là một điểm son cho các chính sách về tài chánh của chính quyền Obama. Trong cơn khủng hoảng tài chánh năm 2008, TTCK (chỉ số Dow Jones) đă rớt mạnh từ 14.000 xuống c̣n xấp sỉ 7.000 (tức bị cắt đứt ½) nhưng đến nay đă vươn lên lại được vượt qua 18.000, tức gần gấp ba lần từ lúc chạm đáy.

 

 

 

Mức độ này c̣n duy tŕ trong một thời gian dài nữa hay không th́ không ai có thể tiên đoán được v́ có quá nhiều các yếu tố có thể tác động làm đảo ngược mọi dự đoán. Chẳng hạn như thiên tai (chúng ta hẳn c̣n nhớ chuyện tsunami bên Nhật), các biến cố chính trị, chiến tranh, khủng bố phá  hoại (như trường hợp 9/11). Nói chung th́ khi có một sự kiện nào bất trắc có thể xảy ra làm giới đầu tư lo lắng là TTCK có thể bị sụp đổ ngay.

 

Kết luận

 

Theo sự nhận định chung th́ t́nh trạng kinh tế Hoa Kỳ hiện nay đang ở một thời kỳ phục hồi có chừng mực, tốt cũng không hẳn là tốt nhưng xấu cũng không phải là xấu lắm. Tương lai th́ không rơ ràng và không chắc chắn. Do đó sự nhận định hoàn toàn theo chủ quan của mỗi người. Có thể lấy câu “glass half-full or half-empty” (ly nước nửa đầy hay nửa vơi) để diễn tả tâm trạng của người lạc quan hay bi quan trước vấn đề kinh tế của đất nước.

 

Nếu lấy vấn đề kinh tế để suy đoán cử tri sẽ bỏ phiếu theo chiều hướng nào th́ chúng tôi nghĩ rằng sẽ có một nửa số cử tri (những người bị thất nghiệp chưa t́m được việc làm khác, những người phải chấp nhận lănh lương thấp hơn trước, hoặc những người bị mất nhà cửa v.v…) sẽ bỏ phiếu cho ứng cử viên đảng Cộng Ḥa là ông Donald Trump. C̣n một nửa kia vẫn c̣n có việc làm và không bị khó khăn về kinh tế th́ sẽ bỏ phiếu cho ứng cử viên đảng Dân Chủ là bà Hillary Clinton, hoặc sẽ quyết định lá phiếu của ḿnh qua các yếu tố khác như nạn khủng bố, chính sách ngoại giao hay y tế  của vị tân Tổng thống Hoa Kỳ trong nhiệm kỳ sắp tới đây.

 

Lư Văn Quư, DDS, MBA

23/8/2016

 

Tài liệu tham khảo

 

https://www.people-press.org/2016/07/07/4-top-voting-issues-in-2016-election/

https://fivethirtyeight.blogs.nytimes.com/2012/07/05/measuring-the-effect-of-the-economy-on-elections/?_r=0

https://historynewsnetwork.org/article/157825

https://discoveroptions.com/mixed/content/education/articles/bigthreeeconomicindicators.html

https://www.weforum.org/agenda/2015/12/6-factors-shaping-the-global-economy-in-2016/

https://www.bea.gov/newsreleases/glance.htm

https://www.tradingeconomics.com/united-states/gdp-growth

https://www.tradingeconomics.com/china/gdp-growth-annual

https://www.businessinsider.com/chinas-gdp-is-expected-to-surpass-the-us-in-11-years-2015-6

https://www.businessinsider.com/chinas-gdp-is-expected-to-surpass-the-us-in-11-years-2015-6

https://www.tradingeconomics.com/united-states/unemployment-rate

https://www.worldometers.info/world-population/us-population/

https://money.cnn.com/2016/01/13/news/economy/obama-jobs-state-of-the-union/

https://www.tradingeconomics.com/united-states/inflation-cpi

https://en.wikipedia.org/wiki/Federal_Reserve_System

https://www.tradingeconomics.com/united-states/government-debt

https://www.tradingeconomics.com/united-states/government-debt-to-gdp