CD HẸN ƯỚC - MẠC VŨ - PHẠM GIA CỔN

https://youtu.be/jQu4dqjqQx4
CD H
n Ước

 

Trong cộng đồng người Việt tỵ nạn tại hải ngoại, hiếm ai không biết Bác sĩ “Chưởng Môn Thể Dục Khí Công Hoàng Hạc” Phạm Gia Cổn. Mọi người biết ông là một Giảng sư Y khoa trường Đại Học UCLA, chuyên khoa Anesthesiology, Critical Care Medicine và Pain Management. Mọi người đều biết ông là một vị bác sĩ luôn... “cười ngạo với danh lợi, xem thường xa hoa, vật chất” của đời thường. Ai ai cũng biết ông là một vị bác sĩ b́nh dân, ḥa đồng cùng anh em, quần chúng, chia sẻ cùng họ những cay đắng, ngọt bùi, một vị bác sĩ luôn v́ bạn, v́ kẻ thế cô mà sẵn sang ra tay giúp đỡ.

 

Ít ai đă biết được ông chính là Nhạc sĩ Mạc Vũ của thập niên 60 tại quê nhà.

 

Mạc Vũ đă bắt đầu viết nhạc từ thuở ông c̣n là học sinh trung học. Tác phẩm đầu tay của ông là “Tiếng Mưa”. Ông viết để nghêu ngao cùng bạn bè, viết để rồi “quên”. Sang Hoa Kỳ, ông tiếp tục viết nhạc. Ông đọc thơ của bạn bè, bằng hữu, rồi cảm xúc, rồi biến thơ thành nhạc! Nhạc của Mạc Vũ không nhiều, nhưng từng mỗi bản nhạc có một “chất” riêng của nó vể cả “thơ” lẫn “nhạc”, vô cùng độc đáo! Những bản nhạc phổ thơ sau này của ông, ông đă không viết “để rổi quên”, nhưng ông viết để rồi “bỏ vào tủ”, chỉ đôi khi thân t́nh, ông mang ra chia sẻ với vài người bạn thật thân quen. Thế rồi những bản nhạc này lại khiêm nhường, tiếp tục nằm trong tủ, như thể chờ đợi một người len lén đến mở khóa, rồi ngạc nhiên, rồi vui mừng, và xúc động! Những bản nhạc phổ thơ của Mạc Vũ bất ngờ được ban cho sự “tự do”, đă tung cánh bay đến những anh chị em trong gia đ́nh TDKCHH. Tất cả đă phấn khởi thi nhau tập dợt, nhất quyết chờ đợi một ngày, hội đủ cơ duyên, những tác phẩm này sẽ đươc mang đến quần chúng. Ngày đó chính là ngày Sinh Nhật lần thứ 70+ của BS Phạm Gia Cổn, vào một ngày xuân năm 2016, mừng sinh nhật ông, tập CD đầu tay mang tên “Hẹn Ước” đă được gia đ́nh TDKCHH trân trọng mang ra tŕnh làng đến đông đảo bạn bè của ông và giới yêu nhạc mọi nơi.

 

Cũng như TDKCHH, CD “Hẹn Ước” là một món quà chứa đầy t́nh người của vị BS Quân Y Nhảy Dù Phạm Gia Cổn: t́nh bằng hữu, t́nh đồng đội, t́nh quê hương, ḷng mơ ước một ngày trở về. CD Hẹn Ước cũng chứa đựng đầy tính nghệ sĩ của con người Mạc Vũ: phóng khoáng trong cẩn trọng, quảng đại trong nghiêm túc, yêu thương trong lư tưởng!

 

CD “Hẹn Ước” bao gồm 11 bài. Những vị ở xa, không có được CD này, có thể vào những link sau đây để thưởng thức một số bài nhạc phổ thơ của Mạc Vũ Phạm Gia Cổn:

 

 

 

Link Hát Hay Hát: https://hathaykhongbanghayhat.org/?q=nhac-allns/

Link: Tiễn Anh:https://youtu.be/ttwwdUcKHtc

Link: Why I Wry: https://www.hathaykhongbanghayhat.org/?q=nhac-allns/

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NHỮNG NHẬN XÉT VỀ NHẠC MẠC VŨ PHẠM GIA

 

 

Bùi Đường: Anh viết nhạc bởi hai lư do chính, thứ nhất là t́nh bạn. Anh quư bạn, nhất là những người bạn từng sống với anh trong những ngày binh lửa, từng chia nửa chiến hào, chia từng tiếng gào thét của bom đạn, những lúc mạng sống như chỉ mành treo chuông. Anh phổ thơ bạn bè, đưa nốt nhạc vào thơ của bạn như là một cách sẻ chia tâm t́nh, sẻ chia một chữ Sĩ mà anh quư nhất trong những chữ Sĩ anh phải mang trên người: Chiến Sĩ.

 

Thứ hai, anh viết nhạc v́ anh muốn đóng góp, trong khả năng của ḿnh trong việc làm mới âm nhạc chúng ta. Trong ca khúc của anh, khi Bosa Nova th́ anh thêm chút Blues, mà khi Blues th́ anh lại nhỏ vào vài giọt nước mắm. Chỗ này anh thêm một nhịp chỏi, chỗ kia thả vài nốt giáng. Thành ra khi nghe những âm điệu quen thuộc của anh, có lúc ta lại thấy là lạ mà khi nghe âm điều rất lạ của blues, có cho ta lại thấy quen quen. Gịng nhạc đó, kính thưa quư vị, chúng tôi đặt tên gịng nhạc Blues Phạm Gia Cổn.

 

 

K. Hạnh: Thường, đối với những nhạc sĩ khác, khi nghe bài hát, ta có thể đoán được bài hát đó của ai. Ngay cả khi nghe câu hát này, có thể đoán trước được giai điệu của câu kế tiếp sẽ ra sao. Tuy nhiên, với Mạc Vũ Phạm Gia Cổn, mỗi bài hát được viết một tiết tấu độc đáo khác nhau. Ngay cả từng câu hát, từng chữ, từng lời, từng nốt cũng có những giai điệu đặc biệt của nó, tạo thích thú cho người nghe.

 

Thơ được chọn lọc kỹ lưỡng. Ư thơ được lồng vào từng nốt nhạc một cách cẩn thận, trang trọng và ân cần. Nhạc vui tươi, sống động thể hiện con người nhiều năng lực, lạc quan của tác giả. Ẩn đàng sau là những ư thơ được chọn, nói lên t́nh cảm thắm thiết của tác giả với mọi người, cái nhân sinh quan của tác giả về cuộc đời, cảnh và vạn vật”.

 

 

BUỔI CHIỀU, NHỚ - THƠ NHƯ THƯỜNG * NHẠC: MẠC VŨ - PHẠM GIA CỔN

 

https://youtu.be/1AZvDuVgUHk

 

 

Phạm Anh Dũng: “Jazz nhẹ nhàng và bay bướm”-“độc chiêu!”

 

Hoàng Xuân Sương: Chỉ một chữ thôi: TUYỆT!!! ♡♡♡ “Mưa ơi thôi ngừng nhé, để ta ngóng tin người...”. Ca sĩ tuyệt vời, từng chữ cô nhả thật tṛn trịa trong làn hơi rất sâu, thật ấm áp và sang trọng, chút liêu trai với điệu Blues thoáng quá chút jazz. Lời nhạc và hoà âm quá hài hoà làm giọng ca sĩ hay càng hay hơn nên cái hồn của tác phẩm không chịu siêu thoát: nghe qua 1 lần đă yêu và đầy xúc cảm ♡♡♡♡

 

Victor Tu: Chao ôi âm thanh tức tưởi của những chiều mưa Sàig̣n... ray rứt quá! “...mưa rơi trên đường vắng... mưa thấm ướt ḷng đau... mưa rơi trong ḷng... nhớ...”. Ai đang chờ ai mà làm bài thơ này vậy? Tưởng tượng ai đó ngồi bên cửa sổ nh́n mưa rơi, mong người yêu đến... khi ấy ai đến “Thăm ai một chiều mưa” th́ ai đó vụt chạy ra ngơ đón ngay ai vào... Chao ôi! Niềm hạnh phúc chan ḥa sẽ vỡ ̣a như tiếng khóc trẻ thơ! Cám ơn Mạc Vũ và tác giả bài thơ... Tuyệt!

 

Victor Tu: Thất t́nh mà nghe bài này chắc... không sống nổi! ...tha thiết, bứt rứt, da diết, tŕ triết... cấu từng mảng thịt... hồn ră rời theo điệu Blues, không chừng ngang ngửa với ‘Sombre Dimanche...” rồi!”.

 

Gia My:  Da diết... Nhớ... “Thơ và nhạc hoà quyện tuyệt vời”.

 

Bùi Đường: V́ thổi Saxaphone và hay dung giăng dung giẻ với các nhạc sĩ da đen nên anh rất là thích Blues.

 

Kết hợp của nhạc Africa và folksong Châu Âu, Blues là tiếng gào thống thiết từ nỗi đọa đày triền miên của cuộc sống nô lệ nhục nhằn. Blues mang một nỗi buồn da diết thê lương của những đêm dài của tuyệt vọng, không mong ǵ có được ánh sáng của ngày mai. Một nỗi buồn âm ỉ, đau thương đến nát ḷng.

 

Blues Phạm Gia Cổn cũng có nỗi buồn đó, cũng da diết đó, nhưng sao nghe vẫn có cảm giác gịng nhạc blues này không phải là Blues của tuyệt vọng, của ră rời, mà nó chỉ là nỗi chán chường của cô đơn, nỗi buồn để mà buồn. Buồn xong sẽ hết buồn như giọt mưa có dầm dề lê thê rồi có lúc mưa sẽ tạnh. Rồi nắng sẽ lên rồi ngày vui sẽ đến. Phải chăng đó là tâm linh sâu xa của văn hóa chúng ta, mưa với nắng, buồn và vui cũng chỉ là một như anh Du Tử Lê đă từng viết, đi và về đều một nghĩa như nhau.

 

 

ĐĂ MỘT LẦN (Cổ Tích Tôi) - Thơ:……… NHẠC: MẠC VŨ - PHẠM GIA CỔN

 

https://youtu.be/312lnbyEYV8

 

10/03/2016 – 16:13 - haianhyeunhacvietnam

 

Cách viết nhạc bằng những nốt có trường độ dài của nhạc sĩ Mạc Vũ, tạo cho Ca sĩ Tâm Thư thể hiện chất giọng ngân rất hay... cách ḥa âm bậc thầy của Nhạc sĩ Cao Ngọc Dung tạo cho bài hát Rất Là TUYỆT...

 

 

Victor Tu: không biết tác giả đă “chơi vơi” bao nhiêu mối t́nh mà lời và nhạc đẹp như những chiếc lá vàng... rơi giữa mùa Thu vậy nhỉ? ...nhớ!

 

Vĩnh Chánh: “Sáng tác nhạc dựa trên 1 bài thơ có sẵn, mà tiếng nhạc, nốt nhạc, âm điệu... rất trùng hợp và mô tả đúng lời, đúng ư của bài thơ để tạo thành một giai điệu mới lạ khiến người nghe đi từ ngạc nhiên này đến một ngạc nhiên khác và theo dơi bài hát từ đầu cho đến cuối không chán, và c̣n ngẩn ngơ lưu luyến suy tư khi bản nhạc đă chấm dứt th́ quả là một sáng tác siêu việt, thần kỳ và quá chuẩn. Không khác chi một người nhạc sĩ nghề nghiệp. Y như một Hạ Huyền Chi soạn một bài thơ ăn khớp ngay vào bản nhạc không lời có sẵn của Nhạc sĩ Trần Trịnh”.

 

Bản nhạc nầy đáng gọi là xuất sắc v́ những điểm sau:

 

1. Thơ quá hay, lăng mạng “Một hôm bướm ngă trong ḷng đoá quỳnh” nhưng đồng thời không âu sầu khóc than thân phận, cũng không trách móc chi nhau. Điệp khúc “này em”,“trách chi người” được lập lại nhiều lần như một thôi thúc diệu kỳ khiến âm hưởng ḍng nhạc tiếp nối trân trọng lời thơ.

 

“Trách chi người ai lỗi ai

Trách chi người mi ướt cay

Trách chi người thôi đă xa nhau kiếp này”

 

 

“Này em khăn áo vẫn c̣n nếp nhàu

lược gương đâu có nổi nào quên bóng ḿnh

Này em chăn gối vẫn c̣n ấm nồng

Chỉ người năm cũ như bóng trăng gầy niệm cuối sông”

 

Đă Một Lần cho tôi được gặp em. Đă Một Lần cho tôi được yêu em. Đă Một Lần, chúng ta t́m thấy nhau, yêu nhau, nhung nhớ nhau. Rồi Đă Một Lần vắng nhau, xa nhau. Đă Một Lần mất nhau để chỉ c̣n “Mùi thơm khăn áo ngấy ngất đi vào cổ tích tôi”. Chưa bao giờ ai dùng chữ Cổ Tích (Tôi) đúng điệu và đặc biệt như trong bài thơ này. Chuyện Cổ Tích thường nghe kể cho nhau nghe như một chuyện thần tiên th́ làm ǵ mà có Cổ Tích Tôi. Nhưng trong bài thơ Cổ Tích Tôi như thể sống măi với tôi, v́ chính là của tôi. Rất độc đáo.

 

2. Ca sĩ Tâm Thư là ai, chưa nghe tiếng hát lần nào. Nhưng có thể v́ thế làm cho bản nhạc hay thêm v́ người nghe không chờ đón 1 tiếng hát quen thuộc. Ngược lại giọng ca mới này thích hợp với bản nhạc “Đă Một Lần”, rất ăn khớp dù không điệu nghệ, không chải chuốt, láy chữ, uống câu…

 

3. Ḥa âm rất hay, phải nói là tuyệt kỷ, sống động, nhẹ nhàng nhưng không yểu điệu, thánh thót nhưng không màu mè.

 

TIỄN ANH - THƠ: TRẦN ĐỨC TƯỜNG * NHẠC: MẠC VŨ PHẠM GIA CỔN

 

https://youtu.be/ttwwdUcKHtc

 

Vĩnh Chánh: Nghe bản nhạc Tiễn Anh đă hay rồi, đă gây xúc động v́ ít ra người nghe, nếu là những y sĩ tiền tuyến, đều có mang sẵn tâm trạng như tác giả bài thơ. 

 

Mong một ngày nào đó khi b́nh an hoàn toàn trở lại trên quê hương VN, chúng ta sẽ cùng ḥa tấu bản “Tiễn Anh”. Tôi sẽ cất giọng ngâm‘Tiễn Anh”, nếu tôi vẫn chưa hát được, ḥa cùng với tiếng kèn saxophone và clarinet điêu luyện của đàn anh Phạm Gia Cổn và của “Đích Thân” Tường Vi. Một bản hoà tấu không cần phải có thêm hai đoạn cuối, như một symphonie    inachevée. Một găy đổ của tuổi xuân trong thời chinh chiến.

Nay được tận tai nghe được bản nhạc, em rất cảm động. Lời thơ đọc nghe đă bi hùng. Nay được nghe tiếng hát lại càng tuyệt vời, nhất là ḥa âm có kèm tiếng trống và kèn, vừa           giục giă vừa đau ḷng. Oai hùng thay cho một cái chết tại mặt trận!

 

 

Bùi Đường: Người ta thường nói, làm thơ làm nhạc như là tự vạch vết thương sâu nhất trong ḷng ḿnh ra cho bàng quan thiên hạ soi ngắm. Và ca khúc kế tiếp là nỗi đau vô ngần, một vết thương không thể nào thành sẹo của những người Y sĩ tại mặt trận...

 

Trong cuộc đời binh nghiệp, anh là y sĩ trưởng của Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù. Trách nhiệm chính của anh là cứu người, chăm sóc, băng bó vết thương cho đồng đội. Nhưng cũng đă lắm khi, anh lại là người cuối cùng vuốt mắt tiễn đồng đội ra đi.

 

Tiễn Anh là bài thơ của anh Trần Đức Tường y sĩ trưởng Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù, viết về nỗi đau của một người bạn tiễn một người bạn đồng đội vừa hy sinh trên chiến trường. Ôm đồng đội trên tay, khẽ vuốt mắt cho bạn, cố lau vội những vết máu đă khô, khâu lại vết thương trên đầu, trên mặt để mai này khi vợ bạn nhận xác chồng, may ra cô ấy bớt được phần nào nỗi đớn đau.

 

LỆ HOA - THƠ PHAN XUÂN HIỆP… - NHẠC MẠC VŨ PHẠM GIA CỔN

 

https://www.youtube.com/watch?v=2qcfueshnv8

 

Victor Tu:  Nhẹ nhàng, thanh thoát... Lệ và Hoa quyện vào nhau với những âm thanh... nhẹ như mây, thơm như Quỳnh, réo rắt như tiếng mưa ngoài thềm hoang lạnh... Đa tạ Nhạc sĩ Mạc Vũ - NT Phan Xuân Hiệp cùng tiếng ca tuyệt vời của Ca sĩ Tâm Thư!

 

BBT Hoàng Hạc - August 2016