BBT:  Dưới đây là bản dịch của VietSoul:21 cho một bài luận mang tính tổng hợp mới đây mang tựa đề The wrong side won của Tiến Sĩ người Đức Uwe Siemon-Netto.

 

Đây cũng là bài dịch thứ ba của chúng tôi trong loạt bài viết liên quan đến một cựu phóng viên quốc tế người Đức đă tường thuật nhiều sự kiện lớn trên thế giới trong ṿng 57 năm chẳng hạn như việc xây dựng và sự sụp đổ của bức tường Berlin, cuộc chiến 6 ngày giữa Ả Rập và Do Thái, cuộc Cách Mạng Văn Hóa tại Trung Cộng, và vụ ám sát Tổng thống Hoa Kỳ John F. Kennedy.

Ông Siemon-Netto nguyên là tổng biên tập về tôn giáo của United Press International, hiện là b́nh luận gia quốc tế và một nhà thần học (không phong chức) của đạo Lutheran. Ông là sáng lập viên của Center for Lutheran Theology and Public Life (CLTPL) và chủ tịch của tổ chức “The League of Faithful Masks” đặt bản doanh tại Capistrano Beach và trường Concordia University Irvine, California.

Với tư cách một nhà báo, ông chuyên về những đề tài liên quan đến niềm tin, xă hội và ngoại giao. Ông hiện là cộng tác viên thường trực của tờ “The Atlantic Times,” một tờ báo tiếng Anh hàng đầu của giới báo chí Đức tại Mỹ.

Mối quan hệ của ông Siemon-Netto đối với Việt Nam rất mật thiết. Trong khoảng thời gian năm năm (từ năm 1965 cho đến năm 1969 và sau đó một lần nữa vào năm 1972) với tư cách phóng viên chiến trường tại Việt Nam, ông đă chứng kiến tội ác Việt Cộng tại Huế kỳ Mậu Thân 1968, trong đó một số người quen của ông là 3 bác sĩ người Đức cùng với vợ của một người đang làm việc thiện nguyện tại trường Y Khoa Huế đă bị thảm sát. Ông c̣n là nhân chứng của một số xung đột khủng khiếp, đặc biệt là trận chiến đẫm máu tại thung lũng “Ia Drang” trong năm 1965.

Sau hai bản dịch cho các điểm sách của Michael Potemra và Joseph Reitz, chúng tôi chọn dịch tiếp bài thứ ba là bài viết của chính tác giả vào cuối năm vừa rồi trên tạp chí The American Legion–một tạp chí chuyên về các đề tài liên hệ đến các cựu chiến binh Hoa Kỳ.

 

Trong bài viết này ông đă dùng ng̣i bút qua kinh nghiệm xương máu tại chiến trường Việt Nam để mô tả tội ác khủng khiếp của Cộng sản. Ngoài các chuyện kể cảm động từ các nhân chứng đă sống trong những giây phút cuối cùng của tháng 4 năm 1975, ông kể lại cảm xúc của ḿnh đối với thành phần sinh viên và trí thức cánh tả với rừng cờ Mặt Trận GPMNVN khi đang sống tại Paris trong cùng khoảng thời gian đó.

Ông cũng không quên phê phán thái độ không trung thực của giới truyền thông Hoa Kỳ vào thời kỳ chiến tranh ấy. Ông c̣n dùng dẫn chứng để bạch hóa chuyện phương Tây không có các phương tiện tâm lư và chính trị để chống lại một cuộc chiến tranh kéo dài.

Đọc bài viết này chúng ta có thể thấy được tại sao sau hơn nửa thế kỹ mà tác giả vẫn không thể quên vô số nạn nhân vô tội do Cộng sản gây ra trước và sau khi có cuộc cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam bắt đầu từ năm 1975. Đây là bài viết dựa vào quyển hồi kư mới của nhà thần học này mang tựa đề Đức: A reporter’s love for a wounded people xuất bản vào năm ngoái 2013.

Ngay đầu cuốn hồi kư ông đă viết những chuỗi ḍng thương nhớ tưởng niệm sau đây:

Tưởng niệm

Cuốn sách này được viết nhằm tưởng nhớ vô số các nạn nhân vô tội trong cuộc xâm chiếm Miền Nam Việt Nam bởi Cộng sản, đặc biệt là:

– Hàng trăm ngàn đàn ông, phụ nữ và trẻ em bị tàn sát trong các làng mạc và thành phố, nhất là tại Huế;

– Hàng trăm ngàn chiến sĩ và công cán chính VNCH đă bị hành quyết, tra tấn hoặc bỏ tù sau khi chiến tranh kết thúc;

– Hàng triệu người đă bị xua đuổi ra khỏi quê hương và hàng trăm ngàn người đă bị chết đuối trong quá tŕnh đi t́m tự do;

– Các chiến sĩ VNCH đă anh dũng chiến đấu khi đă mất tất cả và các tướng lănh oai hùng đă quyên sinh vào những giờ phút cuối cùng;

– Các thanh niên miền Nam và Bắc Việt Nam động viên vào quân ngũ đă bỏ mạng trong cái gọi là “chiến tranh giải phóng” nhưng đă không mang lại tự do cho ai;

– 58.272 binh lính Hoa Kỳ, 4.407 Đại Hàn, 487 Úc; 351 Thái và 37 Tân Tây Lan đă hy sinh tại Việt Nam ;

– Các đồng hương người Đức của tôi, trong đó có BS Horst-Günther và Elisabetha Krainick, BS Alois Alteköster, BS Raimund Discher, GS Otto Söllner, Bá Tước Hasso Rüdt von Collenberg và nhiều người khác đă đến như những người bạn và phải trả giá bằng mạng sống của họ.

Trong tư cách một phóng viên và nhân chứng lịch sử, tác giả sau đó đưa ra các dữ kiện t́nh tiết liên quan đến nạn nhân của một cuộc chiến mà bên sai trái đă thắng và chia xẻ nhiều kỹ niệm khó quên trong suốt hồi kư của ḿnh.

Qua các phân tích và chứng minh chiến thắng của Cộng sản Việt Nam đặt trên căn bản của tội ác, ông không chấp nhận chiến thắng đó là một cuộc giải phóng. Ông đàm luận rằng phe sai trái đă thắng nhờ vào khủng bố, tàn sát và phản trắc.

Hồi kư của ông đă được ra mắt tại quận Cam tại California vào dịp Quốc Hận năm ngoái với hai phiên bản tiếng Anh và tiếng Việt. Phiên bản tiếng Việt là Đức: T́nh yêu của một phóng viên dành cho một dân tộc nhiều đau thương được hai biên tập viên của Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y dịch. Hai cựu sinh viên quân y này là Nha sĩ Lư văn Quư tại Little Saigon/Quận Cam và Dược Sĩ Nguyễn Hiền tại Ḥa Lan đă “dịch vừa sát nghĩa vừa đượm hồn Việt”. Quư vị có thể tham khảo video và bài nói chuyện của tác giả (hay bản dịch tiếng Việt) trong dịp sinh hoạt này của Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y với sự hỗ trợ của tổ chức Câu Lạc Bộ T́nh Nghệ Sĩ và Tù Ca Xuân Điềm.

 

Phiên bản tiếng Đức đă xuất hiện và bản tiếng Anh vừa tái xuất bản vào năm nay với nhiều bổ túc và sửa chửa. Điều bắt mắt là tít cho b́a tiếng Đức, “Mein Vietnam. Warum die Falschen siegten”–tạm phỏng dịch “Việt Nam của tôi: Tại sao bọn Sai Trái lại chiến thắng?”. Ngược lại trong lần tái bản tiếng Anh này th́ ông đă cho đặt thêm cụm từ “Chiến Thắng của sự Phi Lư” (Triump of the Absurd) lên tựa đề ngoài b́a sách và xử dụng thuật ngữ “bị bỏ rơi” thay v́ “nhiều đau thương” khi nói đến dân tộc Việt Nam.

Một số chương mẫu (Preface, Chapter 1-“Comme la mer, comme le ciel”, and Epilogue) trong nguyên bản tiếng Anh có thể t́m thấy trên trang nhà của tác giả. Quư bạn cũng có thể t́m đọc các chương mẫu bằng Việt Ngữ tại các trang mạng nối sau đây:

Chương 1: Như biển cả, như bầu trời

Chương 15: Tết Mậu Thân: Hỏa ngục Huế

Đoạn kết: Hậu quả của khủng bố và hiệu lực của hy vọng

 

Nhân dịp 30 tháng 4 năm nay ông sẽ đi một ṿng Châu Âu để ra mắt sách. Nhưng trước tiên ông Siemon-Netto sẽ ra mắt hồi kư bằng Đức ngữ của ḿnh tại Hội Chợ Sách được tổ chức ngay tại nơi ông đă sinh trưởng—thành phố Leipzig (Đông Đức cũ). Quư vị có thể mua sách tại Amazon hay trang nhà của tác giả, https://www.siemon-netto.org hoặc viết thư liên lạc với tác giả tại siemon-netto@siemon-netto.org hay quyvanly@aol.com

 

Đại ư của quyển hồi kư (Nhà xuất Bản CreateSpace):

 

Gần nửa thế kỷ trước, một phóng viên trẻ từ Đức đến một Sài G̣n vẫn rất quyến để tường thuật về chiến tranh Việt Nam trong khoảng thời gian năm năm. Trong cuốn hồi kư này ông kể chuyện về việc làm thế nào ông đă phải ḷng người Việt Nam. Ông ca ngợi vẻ đẹp, sang trọng và ḷng can đảm của phụ nữ. Ông mô tả tội ác khủng khiếp của Cộng sản và những cảnh chiến đấu ác liệt mà ông đă chứng kiến. Ông giới thiệu nhiều loại nhân vật như những anh hùng, tiểu tốt, các chính khách và t́nh báo, những kẻ lập dị hài hước, những em trẻ giang hồ và mồ côi chăn trâu. Ông cho thấy những sơ suất của chuyên nghiệp truyền thông Mỹ chẳng hạn như làm thế nào “ngôi sao truyền thông” Walter Cronkite đă biến chiến thắng quân sự của quân đội Mỹ và miền Nam Việt Nam trong Tết Mậu Thân 1968 thành một thất bại về chính trị. Ông thương tiếc vô số nạn nhân vô tội do Cộng sản trong cuộc cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam—một kết quả tồi tệ do bị bỏ rơi bởi Hoa Kỳ. V́ thế ông lập luận là bên sai đă thắng. Cuối cùng, hướng về Afghanistan ông đặt ra một câu hỏi đau ḷng: Những xă hội dân chủ với khuynh hướng đặc quyền tự măn trong hai phương diện chính trị lẫn tâm lư thật có đủ trang bị để thắng nổi một cuộc chiến tranh kéo dài chống lại một kẻ thù độc tài?

https://vietsoul21.files.wordpress.com/2014/03/74ea9-photofromfeb62014.jpg?w=429&h=397

Phiên bản tiếng Đức (2014)

 

https://i2.wp.com/f.hypotheses.org/wp-content/blogs.dir/973/files/2013/03/UweSiemon-Netto_Duc.jpg

Phiên bản tiếng Anh lần đầu (2013)

https://vietsoul21.files.wordpress.com/2014/03/79d1c-duc2ndedcover.jpg?w=277&h=414

Phiên bản tiếng Anh lần thứ nh́ (2014)

 

Phía Sai Trái Đă Thắng:

Hồi tưởng và suy tư của một phóng viên chiến trường giờ thành nhà thần học

Tạp chí American Legion, 01 Tháng 12 2013, trang 21-22, 24, & 26

https://i1.wp.com/www.legion.org/sites/legion.org/files/styles/scalecrop628x376/public/legion/magazine/Vietnam_P1.jpg

Một phụ nữ miền Nam Việt Nam đau đớn thương khóc trước xác của chồng ḿnh, một nạn nhân cùng với 47 người khác bị vùi chôn trong một ngôi mộ tập thể gần Huế. (H́nh: Corbis)

 

Vào lúc cao điểm trong chiến tranh Việt Nam, Ralph White đă t́m cách đầu quân vào binh chủng Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ nhưng bị từ chối v́ bị thương tật ở mắt, trong lúc chơi quần vợt trước đó. Thế mà khi cuộc chiến sắp đến hồi kết thúc trong hỗn loạn vào tháng Tư năm 1975, chàng White—người thanh niên 27 tuổi đang ở Sài G̣n, đă hành động đúng với khẩu hiệu “Luôn luôn trunh thành” (“Semper Fidelis”) của Thủy quân lục chiến[1] bằng phương tiện dân sự.

 

Bằng đủ mọi cách phỉnh hót, vặn vẹo, luồn lách và khôn khéo vượt qua các rào cản hành chánh phiền toái, chàng White đă mưu trí để giải cứu 112 công nhân người Việt đang làm cho Ngân hàng Chase lúc ấy và các thành viên gia đ́nh của họ: anh ta chỉ làm chuyện đơn giản là nhận nuôi tất cả họ trong chứng giám của một thẩm phán ḥa giải Mỹ–người đang được điều dụng khẩn tại Sân bay Tân Sơn Nhất ở Sài G̣n. Khi đối diện với cuộc chiến bại sắp tới cho đồng minh Nam Việt Nam của Hoa Kỳ, anh thường dân Mỹ này-kẻ từng muốn trở thành một binh lính thủy quân lục chiến, đă đạt được một chiến thắng tuy nhỏ nhưng rất đáng để ư.

Bốn hôm sau đó là ngày 30 tháng 4, cộng sản với đoàn xe tăng T-54 do Liên Xô chế tạo đă hoàn tất cuộc cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam khi cán sập cổng dinh tổng thống tại Sài G̣n. Trong dinh tổng thống, Dương Văn Minh (hay Minh Cồ), người mới được bổ nhiệm Tổng thống miền Nam Việt Nam, tuyên bố chuyển giao quyền lực. Đại tá quân đội miền Bắc Bùi Tín trả lời: “Không ai thắc mắc về việc chuyển giao quyền lực của ông … Ông không thể giao những ǵ ông không có.”

Đối với một người Đức như tôi những lời nói này nghe giông giống như các điều khoản của Đồng Minh áp đặt lên đất nước của tôi vào năm 1945 khi tôi c̣n là một đứa trẻ: đầu hàng vô điều kiện. Điều trớ trêu là trong khi vào cuối Thế chiến II một chính phủ rơ ràng là ác đă buộc phải đầu hàng theo kiểu này, th́ điều ngược lại đă xảy ra 30 năm sau đó ở Sài G̣n: một chế độ độc tài toàn trị với bản chất cực kỳ vô nhân đạo bắt nạt một đối thủ nhân đạo hơn nhiều – dù có khiếm khuyết – và đă buộc họ đầu hàng vô điều kiện, và thế giới th́ lại vỗ tay.

V́ đă từng làm phóng viên tường thuật về Việt Nam trong khoảng thời gian năm năm cho nhà xuất bản lớn nhất của Tây Đức, tôi kết luận rằng phe sai trái đă thắng. Không có lư do ǵ để vui mừng. Tuy nhiên, khi Tổng thống Gerald Ford tuyên bố tại Đại học Tulane ở New Orleans—khoảng một tuần trước khi miền Nam Việt Nam cuối cùng bị nghiền nát–rằng chiến tranh Việt Nam “đă kết thúc đối với Hoa-kỳ,” th́ ông ta nhận được một sự hoan nghênh nhiệt liệt.

Đúng ra th́ người ta không nên phản ứng nhiệt t́nh quá thể như vậy trong khi số phận nghiệt ngă của vô số người dân miền Nam Việt Nam sắp bị giao vào tay địch. Khổ nạn (Calvary) đối với họ chỉ thực sự bắt đầu từ chiến thắng của cộng sản. Theo Ủy ban Cao Ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn, từ 200.000 đến 400.000 người bị chết ch́m trong khi chạy trốn đất nước trên tàu đánh cá và ghe bè tạm bợ. Khoảng 65.000 người đă bị xử tử. Một triệu người bị đẩy vào các trại tập trung, trong đó 165.000 người bị tra tấn hoặc bị bỏ đói đến chết. Tờ National Review báo cáo là trong số những người bị giết chết đó có 30.000 người nằm trong danh sách người làm việc cho CIA c̣n để lại tại đại sứ quán.

Nếu so sánh theo tỉ lệ th́ hành động của Ralph White vượt trội so với chính phủ Hoa Kỳ: ông đă giúp tất cả các nhân viên của ḿnh thoát ra đúng như dự định khi ông t́nh nguyện bay từ Bangkok sang Sài G̣n giữ trách nhiệm làm tổng giám đốc lâm thời cho chi nhánh ngân hàng Chase tại Việt Nam hai tuần trước khi Sài G̣n sụp đổ. Trong báo cáo của ḿnh với ông xếp tại Chase, sau này ông đă viết rằng “duy tŕ mối liên lạc giữa ngân hàng Mỹ và đại sứ quán để đảm bảo sự phối hợp tối ưu với kế hoạch di tản” là “mục đích duy nhất” trong trách nhiệm của ông.

“Đọc lại hồ sơ đó của ḿnh làm cho tôi khá tự hào về người đàn ông 27 tuổi lúc đó,” White – bây giờ là một nhà văn ở Litchfield, Connecticut – cho biết.

Gần bốn thập kỷ sau sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam, tôi được biết một câu chuyện cảm động khác về một người Mỹ cũng có hành động dân sự dũng cảm và trung thành với những giá trị của ḿnh chẳng khác ǵ người lính thiện nghệ. Patricia Palermo – một cô tiếp viên hàng không tóc vàng của hăng Pan Am từ Nebraska – là người t́nh nguyện phục vụ trên các chuyến bay con thoi từ Guam đến Sài G̣n, chuyên chở những chàng thanh niên “ma mới, non choẹt và hăng hái” tới vùng tác chiến, khi cô hồi tưởng lại trong một cuộc phỏng vấn gần đây. “Khi tôi gặp lại họ, 12 tháng sau này th́ họ trông giống như những người đàn ông 50 tuổi. Nhiều người đă bị thương và bị liệt, một số bị phê thuốc. Họ không được phép lên máy bay cho đến khi tải hết những ‘hồi binh’ khác được chất vào khoang chở hàng – những người trong quan tài kẽm”.

Palermo, hiện đang sống ở New York, trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại tiết lộ rằng cô bị chấn động lớn bởi những chuyến bay ấy nên đă tự xóa nó khỏi tâm trí của ḿnh cho đến năm 1980, khi cô thấy trên truyền h́nh tường thuật trực tiếp cuộc diễu hành đầu tiên tôn vinh các cựu chiến binh Việt Nam. “Tôi lập tức ra khỏi nhà và chạy đến đồng hành với họ”.

Phần ấn tượng nhất trong sự nghiệp của cô đă xảy ra trong những ngày cuối của cuộc chiến, khi hăng Pan Am nhận ít nhất 2.000 trẻ sơ sinh, chủ yếu là các con lai Mỹ được bốc khỏi Sài G̣n để được nhận làm con nuôi tại Hoa Kỳ. “Chúng tôi không được phép rời khỏi máy bay v́ bom đạn của địch, nhưng chúng tôi vẫn có thể thấy được một số bà mẹ tuyệt vọng ném con cái của họ qua hàng rào tại Tân Sơn Nhất và được đưa vào máy bay an toàn bởi phi hành đoàn của chúng tôi. Tôi nhớ một người nào đó đưa cho tôi hai trẻ sơ sinh dấu trong một chiếc giỏ. Có lần tôi đếm được hơn 400 trẻ sơ sinh trên chiếc máy bay Boeing 747 này. Em bé ở khắp mọi nơi, ngay cả trên kệ nơi để hành lư phía trên chỗ ngồi, và chúng rất im lặng, hoàn toàn im lặng…. “

Tôi đă thấy sự sụp đổ của Sài G̣n trên đài truyền h́nh trong căn pḥng của tôi ở Paris trong đau buồn và tức giận dâng lấp. Tôi ngạc nhiên trước hoạt động ngoạn mục của chương tŕnh Operation Frequent Wind đă di tản được 1.373 người Mỹ cuối cùng, cộng với 5.595 Việt Nam và công dân các nước khác bằng các trực thăng chủ yếu hạ cánh từ một bệ trên đỉnh của văn pḥng tùy viên quân sự Hoa Kỳ ở Đại sứ quán Mỹ ngày 29 và 30 tháng 4. Tôi đă có mặt ở đó bảy năm về trước trong cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân và theo dơi từ bên kia đường khi cuộc tấn công của cộng sản vào Đại sứ quán đă bị đánh bại. Giờ họ sắp chiến thắng nên tôi đau đớn.

Thật ra cái tức giận của tôi là nhắm vào nhóm sinh viên và trí thức đang cổ vơ cho chiến thắng của Việt Cộng như thể là một cuộc giải phóng. Họ cổ vơ ăn mừng ở khắp mọi nơi: bên bờ tả ngạn sông Seine, ở Tây Đức trên đất nước của tôi, và ở Hoa Kỳ. Tôi cảm thấy muốn ói khi thấy một biển cờ Việt Cộng màu đỏ và xanh tràn ngập trên truyền h́nh, bởi v́ đối với tôi những màu sắc đó tượng trưng cho các cuộc thảm sát ghê tởm tôi đă chứng kiến tại Việt Nam.

Ví dụ, vào một đêm ở Tây Nguyên tôi đă thấy nhiều xác chết của một trưởng thôn, vợ và 12 đứa con của họ đă bị chém vụn từng mảnh, tất cả đă bị tra tấn bởi tay sai cộng sản. Dân làng nói với tôi là gia đ́nh đă bị giết bởi v́ vị trưởng thôn này đă trung thành với chính quyền Sài G̣n. Đó là vào năm 1965. Năm 1967 – vào mùa bầu cử – Việt Cộng đă khủng bố và giết ít nhất trên 100.000 thường dân để ngăn cản họ đi bỏ phiếu.

 

https://vietsoul21.files.wordpress.com/2014/03/a260d-legion1right.jpg?w=480&h=640

 

Khi phát ngôn viên người Pháp công bố rằng thể chế miền Nam Việt Nam đă chấm dứt, tôi đă theo trực giác với lấy cuốn sách tựa đề “Hai Việt Nam” – quyển sách đă từng nằm trên bàn cạnh giường ngủ của tôi tại khách sạn Continental Palace ở Sài G̣n và theo cùng tôi đến Paris. Tôi đă gặp tác giả của nó, Bernard B. Fall – một khoa học chính trị gia người Pháp, nhiều lần ở Sài G̣n và Washington trước khi ông bị giết bởi một quả ḿn Việt Cộng. Đối với tôi ông là một trong những chuyên gia sắc sảo nhất của thế giới về Đông Dương. Một đoạn trong cuốn sách của ông đă ám ảnh tôi từ đó đến bây giờ. Ông Fall trích lời một chiến lược gia của miền Bắc Việt Nam, tướng Vơ Nguyên Giáp, người đă qua đời 04 tháng 10 ở tuổi 102, nói với các chính ủy của một trong những sư đoàn của ḿnh: “Kẻ thù (có nghĩa là phương Tây) … không sở hữu … các phương tiện tâm lư và chính trị để chống lại một cuộc chiến tranh kéo dài.”

Ông Fall giải thích: Giáp không bao giờ nghi ngờ khả năng quân sự của Mỹ nhưng ông ta tin rằng đă t́m thấy cái yết hầu của Hoa Kỳ (nguyên văn: “gót chân của Achilles”): Trong mọi khả năng, Giáp kết luận là ư kiến công chúng trong một nền dân chủ sẽ đ̣i hỏi chấm dứt việc ‘đổ máu vô ích’, hoặc giới lập pháp sẽ đ̣i hỏi biết họ c̣n bao lâu để cứ phải thông qua ngân sách cao ngất trời khi không có một chiến thắng trước tầm mắt. Đây là lư do muôn đời buộc các lănh đạo quân sự của các quân đội ở nước dân chủ hứa hẹn một cuộc chiến với kết thúc nhanh chóng – để “đưa con em về nhà ngay vào dịp Giáng sinh” – hoặc buộc các chính trị gia dân chủ phải đồng thuận đủ các loại thỏa hiệp nhục nhă c̣n hơn là chấp nhận cái đề nghị cho một cuộc chiến chống du kích gần như là lâu dài.”

Tôi tự hỏi không biết cái phân tích chết người này [của Giáp] được nảy ra do Washington đă không đáp trả bằng “sức mạnh quân sự” như từng hứa đối với bất kỳ vi phạm hiệp ước Paris 1973 bởi quân Bắc Việt? Hiệp định đă cho phép Hà Nội giữ 80.000 quân chính quy ở lại miền Nam, nhưng không có một phản ứng nào khi con số đó tăng lên đến 200.000. Khi màn kịch Việt Nam đến đoạn thê thảm, tôi cũng tự hỏi làm sao chúng tôi những kẻ trong nhóm truyền thông, một đại đa số không hề công khai hoặc ngầm đứng về phía Việt Cộng, đă thất bại trong việc làm cho độc giả của chúng tôi hiểu được cái bằng chứng không thể nào chối căi nhất là hầu hết dân miền Nam Việt Nam không bao giờ ủng hộ cộng sản: ngay từ đầu những phóng viên chúng tôi đă chứng kiến họ chạy trốn Việt Cộng.

Họ không chạy qua sông Bến Hải ra miền Bắc Việt Nam cũng không chạy vào các vùng gọi là khu giải phóng – để được “giải phóng” bởi những người cộng sản. Cho đến phút cuối, những người tị nạn đă đổ rút về phần thu hẹp c̣n lại của đất nước dưới sự kiểm soát của Sài G̣n; 2 triệu dân đổ vào Đà Nẵng. Những con đường dẫn đến Sài G̣n đă bị tắc nghẽn với dân chúng chạy trốn khiến cuộc tiến quân của Bắc Việt bị chậm lại, và ngay sau khi chiến tranh kết thúc, “thuyền nhân” không chỉ vượt trốn từ miền Nam với số lượng khổng lồ mà c̣n từ các cảng miền Bắc nữa. Chưa bao giờ trong lịch sử Việt Nam lại có một cuộc di cư hàng loạt từ cái quốc gia đó – chưa hề có trong những ngày tháng có mặt người Trung Quốc, Pháp hoặc Mỹ. Vậy mà nó được cho là cuộc giải phóng sao? Ngay lúc đó dù ǵ tôi cũng đă nghi ngờ và bây giờ th́ quá tin chắc rằng luận lư [hầu hết dân miền Nam Việt Nam không bao giờ ủng hộ cộng sản] ấy là một trong những thương vong của cuộc chiến tranh Việt Nam. Và cái thành thực của tri thức cũng thế.

Một h́nh ảnh nhoáng lên trên màn h́nh TV của tôi ở Paris đă ở lại với tôi trong nhiều thập kỷ bởi v́ nó chiếu rọi vào những suy tư đó. Nó chiếu cảnh Phó Tổng thống Nam Việt Nam Nguyễn Cao Kỳ ngồi ở tay lái của máy bay trực thăng UH- 1A (Huey) hạ cánh trên boong tàu bay của hàng không mẫu hạm USS Midway. Tôi biết khá nhiều về ông Kỳ và đă thích ông ấy. Đúng, ông là một vị tướng không quân Việt Nam hào nhoáng, một con công như nhiều người đàn ông quân sự trong suốt chiều dài lịch sử. Nhưng ông ta không hề là thằng gian trá như thường bị chế giễu.

Sáu năm trước đó, tháng 5 năm 1969, ông Kỳ và tôi đă cùng nhau trở lại Sài G̣n từ Paris, nơi tôi làm tường thuật về các cuộc đàm phán ḥa b́nh Việt Nam và ông đứng đầu phái đoàn Sài G̣n. Cuộc tṛ chuyện của chúng tôi ngượng ngại bất thường, có lẽ v́ cả hai chúng tôi biết rằng cuộc đàm phán ở Paris không thuận lợi cho phe của ông; rơ ràng là nhận định sai lầm ở Mỹ và các nơi khác về Tết Mậu Thân 1968 đă phá vỡ ư chí của nước Mỹ để theo đuổi đến cùng cuộc xung đột này dẫn đến một kết cuộc chiến thắng.

“Nhưng chúng tôi đă thắng cuộc chiến Tết (Mậu Thân)!” Kỳ nổi giận. “Tại sao người Mỹ nghĩ khác đi?”

“Thưa Trung Tướng, tôi biết, tôi có mặt ở Huế khi các bạn đánh thắng,” tôi trả lời. “Nhưng công chúng ở Mỹ và châu Âu đă nhận được một thông điệp khác.”

Ở Huế tôi đă đứng trên bờ một ngôi mộ tập thể chứa thi thể của ít nhất là 1.000 đàn ông, phụ nữ và trẻ em bị sát hại bởi những người cộng sản. Một nhóm giới truyền h́nh Mỹ lang thang ở hiện trường. “Tại sao bạn không quay phim này?” đồng nghiệp của tôi anh Peter Braestrup của tờ The Washington Post hỏi họ. Người quay phim của họ trả lời: “Chúng tôi không ở đây để tuyên truyền chống cộng sản.”

Tôi đă nói với tướng Kỳ điều này và ông ta không đáp lại lời b́nh luận nào. Ông ta biết là tôi đă biết chiến thắng quân sự của Mỹ và Nam Việt Nam dịp Tết đă được biến thành một thất bại chính trị khi [xướng ngôn viên] Walter Cronkite tuyên bố chiến tranh không thể thắng trên đài CBS trong một lời b́nh luận sau một chuyến thăm ngắn sau Tết Mậu Thân. Điều này trái hẳn với những ǵ phóng viên chiến trường chúng tôi đă chứng kiến và báo cáo từ Huế. “Nếu tôi mất (hậu thuẫn của) Cronkite, tôi đánh mất Trung tâm nước Mỹ”, Tổng thống Lyndon B. Johnson được cho là đă nói như thế. Tôi đồng cảm với ông [Johnson] về cảm tưởng mất mát đó và không bao giờ tha thứ Cronkite về hành vi nghề nghiệp cẩu thả của ông ta.

Kỳ nh́n chằm chằm vào cánh cửa vào buồng lái của máy bay Air France.

“Tại sao ông cứ nh́n chỗ đó?” Tôi hỏi ông ta.

“Bây giờ tôi chỉ muốn trở lại làm phi công,” ông lặng lẽ nói.

Cuộc trốn thoát tới hàng không mẫu hạm Midway bằng chiếc máy bay trực thăng Huey tự điều khiển kết thúc sự nghiệp lái máy bay của ông.

Một vài năm trước, tôi dạy một lớp báo chí cấp cao tại đại học Concordia University Irvine ở California. Chúng tôi nhắm vào các cộng đồng tị nạn lớn và thành công của Việt Nam ở quận Cam (Orange County). Sinh viên Kellie Kotraba, bây giờ là một nhà báo thành công ở Missouri, t́nh cờ đọc một nghiên cứu của một nhóm tám nhà nghiên cứu nổi tiếng đứng đầu bởi bác sĩ tâm thần Richard F. Mollica tại trường Harvard, có tiêu đề “Các bất thường trong cấu trúc năo bộ và di chứng tâm thần của các cựu tù nhân chính trị miền Nam Việt Nam—những người sống sót sau khi bị chấn thương đầu và tra tấn.”

Công tŕnh nghiên cứu này, được công bố bởi Hiệp hội Y khoa Mỹ, cho thấy hàng ngàn cựu tù nhân chính trị hiện đang sống ở Hoa Kỳ vẫn c̣n chịu đựng trầm trọng các hậu quả của các tra tấn đối với họ trong thời gian bị giam cầm trên nhiều thập kỷ trước đây. “Phải có hơn 100.000 người,” Mollica nói với Kotraba, người sau đó đă yêu cầu Đại sứ quán Việt Nam tại Washington cho một nhận xét. Cô đă nhận được lời bác bỏ qua một điện thư của tùy viên báo chí Phạm Tùng từ Đại sứ quán, “Thông tin cho rằng các tù nhân trại cải tạo bị tra tấn là hoàn toàn không đúng sự thật.”

Câu trả lời này đúng như dự đoán. Đáng ngạc nhiên hơn là công tŕnh nghiên cứu của Mollica ít được sự chú ư trong giới truyền thông Mỹ khi nó được công bố vào năm 2009, và khi tôi cung cấp câu chuyện hấp dẫn này của Kotraba tới một số ṭa soạn th́ biên tập viên của họ không quan tâm.

Tôi tự hỏi tại sao các biên tập viên Mỹ lại bỏ qua thông tin về nỗi khổ đau với tầm cỡ quy mô như vậy khi hệ quả của cuộc chiến tranh Việt Nam đang ở ngang tầm? Quả là có một sự tương đồng sát sao giữa những ǵ đă xảy ra trong số 300 trại tù [gulags] của Cộng sản Việt Nam với các trại tập trung của Đức Quốc xă lúc chiếm đóng châu Âu. Tôi vừa đọc xong một bản dịch tiếng Pháp của Linh mục Andrew Nguyễn Hữu Lễ–một linh mục Công giáo hiện đang sống tại New Zealand–về trải nghiệm 13 năm của ông ở ngục tù cộng sản, trong đó có 2.020 ngày ông bị cùm chân với những vết thương lở loét mưng mủ đầy gịi.

Trong “Je dois vivre” (“Tôi phải sống”), Linh mục Lễ mô tả chi tiết thật khủng khiếp làm thế nào người bạn của ông Đặng Văn Tiếp, Thiếu tá quân đội và dân biểu Quốc hội miền Nam Việt Nam, đă bị tra tấn đến chết dưới tiếng reo ḥ của các viên chức cộng sản và vợ con trong thỏa thích. Ông [Tiếp] bị buộc uống một lượng lớn nước. Sau đó tên tay chân tin cậy của giám thị Bùi Đ́nh Thi, kẻ tàn bạo nhất trong trại trừng phạt Thanh Cẩm, nhảy đạp trên bụng Tiếp cho đến khi bị bể tung và ḷi ruột ra ngoài. Tiếp chết ngay.

[Bùi Đ́nh] Thi trước đó là Đại uư trong quân đội miền Nam Việt Nam. Kẻ bị giam cầm tại Thanh Cẩm gọi ông là “Kapo,” một từ lóng cho kẻ làm tay sai trong các trại tập trung của Đức Quốc xă. Như một số cựu Kapos của Đức quốc xă, ông đă lỉnh sang được Hoa Kỳ. Ông [Thi] bị phát hiện ở Garden Grove, California, bị bắt và chịu lệnh trục xuất. Theo tin tức mới nhất ông ta đang sống ở quần đảo Marshall.

Trong cuốn sách của ḿnh, Linh mục Lễ mô tả các cơn chớp hồi ức cùng với cơn đau bụng quằn quại thường đến với ông. Chớp hồi ức là một trạng thái y học mà rất nhiều cựu chiến binh Mỹ biết rất rơ. Khi tôi đi tập sự tuyên úy sinh hoạt với những người đàn ông trong bệnh viện quân đội ở [thành phố] St. Cloud, Minnesota, tôi đă gặp một anh thợ bánh ḿ ở [thành phố] St. Paul, người đă có một cơn ác mộng lặp đi lặp lại. Ngày nào anh cũng nằm mơ về một sự cố xảy ra gần Đà Nẵng. Anh ta lúc đó ngồi ngoài cùng ở phía sau chiếc xe tải quân sự và nh́n thấy một cậu bé kéo chốt và sẵn sàng để ném lên xe tải quả lựu đạn có thể giết chết cả trung đội.

Người lính giết đứa trẻ. Nhưng sau đó, đêm này qua đêm khác, anh nh́n thấy khuôn mặt méo mó của cậu bé chết. “Đứa bé khoảng 8 tuổi”, người cựu chiến binh nói, “và bây giờ tôi có hai đứa con trai sinh đôi và trong những giấc mơ của tôi khuôn mặt của nó hao hao giống hai đứa con tôi.” Đây là một trong những câu chuyện thật buồn mà tôi nghe được trong lúc tập sự–một phần của chương tŕnh thần học giữa đời sự nghiệp mà tôi chọn–có lẽ v́ những kinh nghiệm của ḿnh là một phóng viên tại Việt Nam.

Tuy nhiên điều tồi tệ hơn mà tôi khám phá ra trong số những người cựu chiến binh Việt Nam: hầu hết các thành viên của ba nhóm chăm sóc mục vụ tôi hướng dẫn cùng với một nhà tâm lư học đă bị gọi là “kẻ giết trẻ con” trong ṿng 24 giờ đầu tiên khi trở về nhà từ chiến trường. Một cựu chiến bịnh thậm chí c̣n bị yêu cầu không quay trở lại nhà thờ của ông cho đến khi tóc của ông đă mọc ra và bị yêu cầu xin vui ḷng mặc quần áo dân sự.

Hầu hết đàn ông trong nhóm của tôi tin vào Chúa nhưng nghĩ rằng Chúa đă từ bỏ họ ở Việt Nam rồi. V́ vậy họ đă “đéo Chúa” như theo cách họ nói. Tôi đă viết một án đề thần học cho các cựu chiến binh Việt Nam với tiêu đề “Chúa trắng án”, nhắc nhở họ về cái nh́n sâu sắc của vị tử đạo thần học người Đức Dietrich Bonhoeffer, người đă nói rằng con người được kêu gọi cùng “chịu khổ đau với Chúa trong một thế giới vô thần”, mà trong trường hợp của họ ngụ ư rằng Thiên Chúa cùng chịu đau khổ với họ và luôn luôn có mặt với họ trong khổ đau– khi họ ở Việt Nam và sau khi trở về Mỹ. V́ vậy, Thiên Chúa không phải là một kẻ đào tẩu nhưng là người cùng cảnh ngộ với họ. Nhiều người trong số các bệnh nhân t́m thấy nhắc nhở này đáng suy gẫm.

Cho đến ngày nay, tôi vẫn nghe các cựu chiến binh Việt Nam hỏi, “Có phải chúng tôi hy sinh vô ích?” Là một cựu phóng viên chiến trường, tôi không thể trả lời câu hỏi này một cách xứng đáng. Nhưng như một nhà thần học tôi có một câu trả lời. Trong luận đề nổi tiếng của Martin Luther, “Người lính có thể được cứu rỗi hay không”, nghề nghiệp của một chiến binh được so sánh với một bác sĩ phẫu thuật khi phải cắt bỏ chân tay của bệnh nhân để cứu phần c̣n lại cơ thể của họ. Thi thoảng bệnh nhân chết trong vài ngày hoặc vài tháng sau khi phẫu thuật. Nhưng liệu điều này có nghĩa là cuộc giải phẩu đó là vô ích?

Trong vai tṛ một phóng viên chiến tranh, tôi thấy đại đa số binh lính Hoa-kỳ và binh lính miền Nam Việt Nam trung thành trong hành động phục vụ người khác. Phe sai trái thắng, điều này là đúng sự thật. Trong vai tṛ một nhà thần học, tôi phải nói thêm rằng: con người không phải là chúa tể của lịch sử, và lịch sử luôn luôn mở cửa cho tương lai. Có thể sẽ mất nhiều thập kỷ nữa cho đến khi chúng ta nh́n thấy sự hy sinh của những người lính trổ trái chín cho Việt Nam và chế độ cộng sản biến mất–giống như những bạo quyền khác đă biến mất trong quá khứ. Có lẽ đến lúc ấy th́ thế giới sẽ khám phá ra rằng máu người Mỹ và đồng minh của họ đổ ra ở Việt Nam đă là hạt giống cho một chiến thắng sâu sắc hơn nhiều so với ǵ họ đă bị trắng tay vào ngày 30 tháng Tư năm 1975.