Chương 34

Hồi hương

 

Bệnh Viện TQLC Lê Hữu Sanh

Thủ Đức - Ngoại Ô Sài G̣n

 

Quyết định cưa chân trái của Lương từ trên đầu gối trở xuống được thông báo cho viên thiếu úy trẻ bởi hội đồng y sĩ tại Bệnh Viện TQLC Thủ Đức. Y sĩ trưởng phẫu thuật giải thích cho anh là thực tế không cần phải cưa mất chân như vậy nhưng v́ xương đă bị dập nát quá mức thành thử sẽ không bao giờ có thể chỉnh cho ngay lại như cũ được. Ông ta nói tiếp rằng nếu có lành đi chăng nữa th́ anh sẽ bị đau nhức kinh niên và cẳng chân sẽ teo lại đến mức sự đi đứng b́nh thường cũng sẽ là một điều khó khăn. Dù có bị cưa chân nhưng ít nhất Lương vẫn có thể mang chân giả. Cách nào cũng coi như sự nghiệp TQLC của anh đă chấm dứt và điều này làm Lương buồn vô cùng. Anh yên lặng chấp nhận chuỗi biến cố nghiệt ngă với một sự cam tâm vượt quá số tuổi tương đối c̣n trẻ của anh. Chiến tranh giờ đây tiếp diễn mà không có Thiếu úy Nguyễn Lương nữa.

Từ khi cuộc công kích khởi sự, các lực lượng QLVNCH được tăng cường thêm hơn 30 tiểu đoàn tại phía Bắc bao gồm Biệt Động Quân và hầu hết Sư đoàn 1 Bộ Binh lừng danh là một đơn vị xuất sắc hàng đầu và thiện chiến. Sau đó, c̣n có một số thành phần của Sư đoàn Nhẩy Dù, đơn vị thuộc một nửa c̣n lại của lực lượng tổng trừ bị quốc gia cũng tham gia vào trận đánh chiếm lại Quảng Trị ra khỏi tay quân xâm lược.

Hoạt động cuối cùng của Ripley với các Sói Biển diễn ra trong trận đánh khốc liệt bất phân thắng bại tại phía Tây Ái Tử. Đến đầu tháng 5 th́ Tiểu đoàn 3, lúc này chỉ c̣n quân số bằng một đại đội bộ binh được di chuyển từ Ái Tử về thành phố Huế nằm ở phía Nam bằng thiết vận xa.

Huế là cố đô của hoàng gia cũ với một cổ thành vĩ đại, một thành phố với một lịch sử lâu đời hơn lịch sử của nước Mỹ hàng bao nhiêu thế kỷ, một địa danh nổi tiếng ngày xưa với tinh thần hoàng tộc, với nền văn hóa rực rỡ và ẩm thực tinh tế trước khi người Mỹ biết đến qua trận Tết Mậu Thân đẫm máu. Huế hiện nay sôi sục như một tổ ong ṿ vẽ.

Mặc dù đă trải qua biết bao chiến trận từ ngày đầu của cuộc công kích, Ripley vẫn hoàn toàn sửng sốt khi thấy cảnh tượng dân chúng được huy động ở vùng ngoại ô thành phố Huế. Anh chưa bao giờ chứng kiến một hiện tượng như vậy. Hàng ngàn và hàng ngàn người dân thường, ông già bà lăo, thanh nữ, trẻ em, và ngay cả một số lớn thanh niên, cựu chiến binh đă từng bị thương tật ngoài mặt trận và không thể chiến đấu được nữa nhưng vẫn c̣n khả năng đào xới; họ đang chung sức đào hầm hố công sự pḥng thủ, dựng chướng ngại vật và dồn các bao cát... Ripley nhớ lại chuyện người Nga đă thực hiện chuyện tương tự tại Stalingrad chống lại cuộc xâm lăng của Đức Quốc Xă như thế nào. Dân số Huế được tăng thêm một số lớn không kể xiết nạn nhân chiến cuộc từ miền Bắc chạy vào, giờ đây không c̣n đắn đo nghĩ ngợi chuyện xưa nữa mà đều lao vào việc xây dựng các thành lũy. Trong khi giới truyền thông Hoa Kỳ làm lớn chuyện cho cả thế giới biết về các tội ác gây ra ở Mỹ Lai do một nhóm binh sĩ vô kỷ luật của một đại đội thuộc Sư đoàn Americal Hoa Kỳ th́ người dân địa phương chỉ nhớ đến sự tàn bạo của bọn Bắc Việt trong kỳ Tết Mậu Thân 1968. Lần đó bọn quỷ đỏ đă sát hại và chôn từ ba đến năm ngàn người trong các mồ chôn tập thể chỉ v́ họ có mỗi một tội là không đi theo Cộng sản.

Trong buổi sáng sớm khi mới đến nơi, các binh sĩ Sói Biển được tập họp lại trong một căn trại nhỏ để vị tư lệnh đến ủy lạo và đích thân cảm ơn tinh thần anh dũng của họ. Lúc khởi sự, quân số tiểu đoàn của B́nh là 700 người và dù đă được tăng viện nhiều lần kể từ ngày 30/3/1972, họ chỉ c̣n đúng 52 người tại chỗ để nghe những điều Trung tướng Lê Nguyên Khang muốn nói. Diễn văn của vị tư lệnh, tuy cũng tương tự như lời văn trong các tờ truyền đơn được thả trước đó xuống cho Tiểu đoàn 3 nhưng đă có một tác động sâu sắc khi được đích thân vị tư lệnh ban huấn từ. Đó là một kinh nghiệm Ripley sẽ không bao giờ quên. Anh chắc chắn rằng, nếu có ai trong cái nhóm nhỏ đồng đội Việt Nam này sống sót qua trận chiến, họ cũng sẽ nhớ măi bài diễn văn đặc biệt này.

Sau khi vị tư lệnh nói xong th́ đến phiên John Ripley lên nói lời giă biệt với Tiểu đoàn 3. Anh trao lại khẩu CAR-15, khẩu súng mà các cố vấn thường mang, cho B́nh với một cung cách giống như một hiệp-sĩ-đạo trao gươm quư lại cho một hiệp sĩ khác ngang hàng với ḿnh. Sự trao đổi giữa hai người bạn hết sức cảm động và sâu sắc. Cho dù anh bắt đầu nghĩ đến chuyện hồi hương nhưng Ripley từ giă các Sói Biển với một tấm ḷng nặng trĩu. C̣n các Sói Biển th́ họ chẳng có thời gian đâu để nhớ nhung vị cố vấn của họ. Ngay ngày hôm sau, sau khi tăng cường thêm quân tiếp viện mới, họ đă vội vă lên đường trở lại chiến trường sôi động.

John Ripley được đưa bằng xe từ Huế xuống Phú Bài và sau đó được thả xuống phi đạo để chờ chuyến bay về Sài G̣n giống như lần Gerry Turley đă từng đi. Anh sẽ đứng chờ đó và giơ ngón tay cái lên xin quá giang những chiếc máy bay đáp xuống. Phi trường Phú Bài, từng được quan niệm là một trong những phi trường nhộn nhịp nhất thế giới, trong giây phút Ripley được thả xuống trông giống như một cái phi trường ma. Không c̣n khẩu CAR-15, món vật dụng mà anh đă sống chung trong gần 12 tháng vừa qua khiến anh cảm thấy bất ổn và trống trải. Từ chỗ đứng trên phi đạo, Ripley có thể trông thấy một ít người măi tận cái ṭa tháp phía xa. Chỉ có vậy thôi. Không có nhân viên an ninh, không có phi hành đoàn kỹ thuật, không có ai cả. Anh đứng đó chờ một chiếc máy bay đáp xuống để sau đó được đón lên sau khi máy bay tải hàng hóa xuống. Trong chốc lát chắc chắn sẽ có một chiếc nào đó bay từ hướng Nam, chuyển vận binh sĩ và quân dụng xuống và vui vẻ cho anh quá giang về lại Sài G̣n.

Sự yên lặng và vắng bóng người phần nào cũng làm nản ḷng người. Ripley chưa bao giờ cô độc như vậy tại Việt Nam. Anh quan sát chung quanh trong khi chờ đợi. Chẳng bao lâu th́ anh nhận thấy không c̣n cô đơn nữa. Phía xa xa trên con đường băng gần ṭa tháp là một cỗ quan tài trơ trụi phủ cờ vàng của một anh lính trẻ VNCH nào đó cũng đang chờ chuyến bay cuối cùng về nhà. Sự hiện diện của người chiến sĩ đă ngă gục đó chỉ làm cho sự tĩnh mịch càng tăng thêm.

 

HỒI HƯƠNG

 

Thời hạn luân chuyển của Ripley đă được ấn định một cách cứng ngắc. Đây là phương thức áp dụng cho hầu hết chiến binh Hoa Kỳ phục vụ ngoài chiến trường, nay lại càng đặc biệt máy móc hơn nữa do hiện nay chính quyền của Tổng thống Nixon đang tập trung vào việc triệt thoái binh sĩ ra khỏi vùng. Khi thời hạn của Ripley đă măn th́ thế là xong. Người Mỹ phải ra đi và chẳng có ǵ, ngay cả trận công kích vừa qua, có thể ngăn trở tiến tŕnh này được.

Trên phương diện chồng và cha th́ Ripley rất nôn nóng, vô cùng nôn nao để về nhà với vợ và ba đứa con nhưng anh có những cảm xúc mâu thuẫn khi phải từ biệt ra đi. Anh là một quân nhân chuyên nghiệp và đă bỏ ra quá nhiều công sức cho nỗ lực mà anh chưa thấy đoạn kết tốt đẹp ra sao. Đồng thời anh cũng hiểu là anh đă sử dụng nhiều hơn "mạng sống của hàng chục con mèo" từ lúc anh làm Đại đội trưởng Lima 6 năm 1967 cho đến lúc phục vụ với các Sói Biển. Chắc chắn là đến một lúc nào đó anh sẽ không c̣n may mắn nữa. Không một ai trong các đồng đội TQLC Hoa Kỳ hay anh bạn Lê Bá B́nh có thể trách anh đă sống sót qua chu kỳ nhiệm vụ thứ hai này cả.

Những nỗ lực của Ripley đă mang lại một ư nghĩa rất lớn đối với các Sói Biển, ngoài chiến công tại cầu Đông Hà ra. Sự nhạy bén của anh khi gọi hải pháo và các phương tiện yểm trợ khác đă làm thiệt hại quân Bắc Việt nặng nề, nhưng sự mất mát gần đây các đồng đội như Nhă và Dzắc khiến anh nung nấu ḷng phục thù sâu đậm hơn. Giờ đây Ripley không c̣n cơ hội để thỏa măn ước muốn được trả thù nữa.

Phút giă từ không giống như trong phim ảnh. John Ripley tin tưởng rằng lực lượng VNCH rốt cuộc sẽ toàn thắng nếu sự yểm trợ của Hoa Kỳ về tiếp vận vẫn c̣n đều đặn. Trận đánh đặc biệt này, một màn chiến đấu trong cái toàn cảnh khó chịu của cuộc chiến Việt Nam tương tự như trong một cuốn phim kỳ lạ, đang bị mắc kẹt vào một màn cao điểm kéo dài, bất phân thắng bại; vậy mà Ripley phải ra đi giữa lúc chưa có đoạn kết và mất đi cái thỏa măn phải hoàn tất một công tác tốt đẹp. Nhưng cuộc đời là như vậy. Ripley hay bất kỳ ai cũng không thể làm ǵ khác hơn được.

Giống như các cố vấn khác khi măn thời hạn mặc dù cuộc chiến vẫn c̣n đó, anh sẽ không được thay thế. Sau khi Ripley ra đi th́ các Sói Biển sẽ phải tự túc lấy. Tuy nhiên điều này không làm anh phải bận tâm hay lo ngại ǵ. Ripley đă có kinh nghiệm và chứng kiến đủ để tin tưởng tuyệt đối vào B́nh, vào vị tiểu đoàn phó, các đại đội trưởng cùng toàn thể binh sĩ Tiểu đoàn 3. Công việc gọi hỏa lực yểm trợ có thể sẽ khó khăn hơn một chút nhưng không đáng kể. Và mặc dù t́nh h́nh chiến sự chưa ổn định hoàn toàn tại tỉnh Quảng Trị nhưng VNCH đang tích cực chuyển qua thế công. Ripley có thể thấy đà tiến bộ và tinh thần lănh đạo đang bắt đầu chuyển động đúng hướng. Người ngoài cuộc và giới báo chí có thể chưa nhận ra, nhưng giới chuyên nghiệp có thể cảm thấy sự thay đổi lớn tích cực không thể đo lường và cảm nhận được, tuy chậm chạp nhưng rơ ràng là đang tăng nhịp độ.

Đến lúc Ripley nói lời giă biệt với các đồng đội mà anh đă có dịp gặp gỡ trong cuộc chiến gay go, đặc biệt nhất là đối với B́nh với một t́nh bạn và sự kính nể mà anh hết sức trân trọng, anh tin tưởng từ trong đáy ḷng rằng những con người có chính nghĩa này đang trên đà chiến thắng. Họ sẽ thắng trong cuộc chiến giành tự do, miễn là họ tiếp tục nhận được sự yểm trợ về vật chất của người Mỹ. John Ripley mường tượng rằng toàn dân Việt Nam chứ không riêng ǵ các TQLC giờ đây đang chứng tỏ một ḷng quyết tâm mạnh mẽ không quản ngại hi sinh về tính mạng hầu đẩy lùi được quân xâm lược.

Khởi hành từ Phú Bài, Ripley bay về Sài G̣n. Thủ tục xuất cảnh mất hai ngày trời và tạo cơ hội cho anh đi t́m kiếm và thăm viếng vợ con của Dzắc. Đứa "em út" Nhă chưa lập gia đ́nh và bố mẹ th́ không cư ngụ tại Sài G̣n.

Từ Sài G̣n Ripley bay đến Okinawa và vui mừng được gặp lại ông anh ruột George bây giờ đang ṭng sự tại Bộ chỉ huy của Sư đoàn 3 TQLC Hoa Kỳ. Tư lệnh Sư đoàn là Thiếu tướng Joe Fegan được ông em Ripley tường tŕnh cùng với Ban tham mưu cao cấp, các Lữ đoàn trưởng và Tiểu đoàn trưởng về t́nh h́nh đang diễn tiến tại Việt Nam trước khi anh được phép trở về quê nhà.

Đất nước Hoa Kỳ mà John Ripley đang trở về lại, nước Mỹ của anh, ít ra thoạt đầu tiên là một nơi chốn đầy t́nh thương, niềm tin và đón chào. Đối với Moline, các con, cha mẹ và đại gia tộc, Ripley – sắp được lên Thiếu tá – luôn luôn là một người hùng từ mặt trận trở về xứng đáng được ghi danh và hưởng chút ít vinh quang. John Ripley được tưởng thưởng Hải Quân Bội Tinh, huân chương cao hàng thứ nh́ đất nước do đích thân bộ trưởng Hải quân John Warner gắn (Warner cũng là một cư dân Virginia và cựu TQLC Hoa Kỳ. Ông lập tức quan tâm đến việc tặng thưởng Ripley sau khi được nghe kể về anh). Buổi lễ được tổ chức một cách trọng thể với sự hiện diện của hàng chục người trong gia đ́nh Ripley, bạn bè và những người hâm mộ anh. John trở thành một nhân vật được chào đón trong các giới chức dân sự và quân sự cao cấp, trước tiên tại bản doanh binh đoàn TQLC Hoa Kỳ và sau đó tại Ngũ Giác Đài nơi mọi người đang cần biết về t́nh h́nh chiến sự đang diễn tiến hiện nay tại Vùng I Chiến Thuật.

Ripley là cố vấn TQLC Hoa Kỳ đầu tiên có kinh nghiệm về trận công kích vừa qua của Cộng sản được trở về nước. Do đó hầu như ngay lập tức khi anh trở về và trước khi có cơ hội được gặp các con (may mắn là ít nhất anh cũng được phép thăm Moline rồi), Ripley được lệnh phải tường tŕnh liên miên trong những ṭa nhà rộng lớn nhiều pḥng ốc để trả lời những câu hỏi trực tiếp, báo cáo chi tiết những kinh nghiệm anh đă trải qua. Những buổi gặp gỡ như vậy kéo dài trong nhiều ngày. Có một lần, trong một căn pḥng tương tự, trước khi anh bắt đầu, một quan chức dân sự có vẻ như đang điều khiển buổi họp – một nhân vật mà Ripley không quen – lên tiếng nói rằng anh sẽ hoàn thành một nhiệm vụ lớn cho đất nước bằng cách truyền lại tất cả những thông tin mà anh đang nắm. Một người khác – và Ripley cũng không biết người này là ai – vặn lại "Lạy Chúa tôi!!! Chính người này đă đơn thương độc mă chận đứng cuộc xâm lăng của Cộng sản. Anh đă thực hiện một nhiệm vụ vĩ đại cho đất nước rồi..."

Trong một buổi họp khác có một người tham dự hỏi anh, không hẳn là có ẩn ư, rằng TQLC Việt Nam có giỏi hay không và so sánh với TQLC Hoa Kỳ th́ như thế nào?  Sau khi nghe tất cả những điều anh đă tŕnh bày rồi mà c̣n hỏi như vậy, Ripley nổi nóng. Với một bầu nhiệt huyết và sự nóng nảy có lẽ đă làm sửng sốt cử tọa gồm các nhân vật quan trọng, anh trả lời: "Họ có giỏi bằng người Mỹ hay không ư? Trời ơi, những người TQLC đó đang bảo vệ đất nước của họ! Họ chiến đấu như các thiên thần..." Với sự nồng nhiệt, Ripley kể lại không dứt những ví dụ liên tiếp từ nhận xét của anh hay những chuyện mà anh chứng kiến gần đây, chẳng hạn trường hợp một số TQLC Việt Nam trẻ đă bị thương nhiều lần mà vẫn không chịu di tản cho đến khi họ bị giết chết hay bị trọng thương tới mức không thể cầm súng được nữa.

Anh nói về các binh sĩ TQLC Việt nam đă áp sát và bắn hạ chiến xa địch như thế nào. Ripley nói măi không dứt lời. Cả cử tọa hiểu ra điều hiển nhiên là các hành động anh dũng và ḷng hi sinh tập thể của các TQLC Việt Nam mà Ripley đă phục vụ chung, trên thực tế rất phổ biến trong cái nhóm người đó. Nhân vật đă đặt câu hỏi ban đầu tỏ vẻ hối hận về câu hỏi của ḿnh. Tuy nhiên ít ra ông ta đă cho Ripley cơ hội cần thiết để nhắc nhở các giới chức cao cấp đó là người Việt Nam đă tỏ ra có cơ may lớn để thắng cuộc chiến và đẩy lùi quân xâm lược nếu Hoa Kỳ tiếp tục yểm trợ cho họ. Ấn tượng của Ripley chắc chắn là khi anh rời Quảng Trị, phe chính nghĩa cuối cùng đă chuyển được ḍng thủy triều và đang gặt hái thắng lợi.

 

 

 

GEORGE PHILIP TẠI MỸ CHÁNH

 

Khi TQLC Việt Nam và lực lượng VNCH bắt đầu công tác củng cố và tăng cường các vị trí pḥng thủ tại sông Mỹ Chánh trước khi chuyển qua thế công th́ phương pháp sử dụng các đơn vị pháo binh TQLC cũng được thay đổi chút ít. Do không c̣n cấp thiết ở mức độ tiểu đoàn nữa, George được chuyển về, hay "bốc về" một nhiệm vụ cao hơn tại Bộ chỉ huy. Nơi đó, anh và một số cố vấn khác phụ trách công tác quan sát viên để bảo đảm 24/24 việc phối hợp chặt chẽ giữa các vũ khí yểm trợ của Hoa Kỳ, thường là hỏa lực không quân cho các đơn vị khác nhau của TQLC và VNCH đang chạm địch. Trong ṿng hai tuần lễ, George phụ trách phiên trực tối và trở thành bạn thân với Thiếu tá Walt Boomer trước đó đă từng đi theo Tiểu đoàn 4 TQLC và một cố vấn khác nữa, ông này cũng giống như trường hợp John Ripley, đă thoát lưỡi hái tử thần biết bao nhiêu lần không sao kể siết. Các cố vấn làm việc không mệt mỏi với Hải và Không quân Hoa Kỳ ngoài khơi cũng như trên bầu trời để dội bom vào những nơi cần thiết nhất.

Có lẽ khía cạnh hồi hộp nhất của công tác quan sát viên là khi chứng kiến sự phối hợp ở mức độ cao của các cuộc không tập B-52 ARCLIGHT. Điều này luôn luôn khiến cho George, cũng như mọi quân nhân Việt Mỹ khác, thầm cám ơn ḿnh không phải là bọn Cộng sản mà đứng ở phía người lănh bom trong một trận không tập ARCLIGHT. Từ cách xa nơi thả bom hàng dặm vẫn có cảm giác và nghe được tiếng nổ rền, áp lực ở mức cao độ, mặt đất đang rung chuyển và ảnh hưởng của sự chấn động.

Thỉnh thoảng trong lúc cao hứng và mang tính khôi hài đen, các cố vấn tại các vị trí khác nhau c̣n tán gẫu trên mạng lưới truyền tin bất kể đến các thủ tục an toàn về thông tin liên lạc.

Vào một buổi xế chiều nhằm ca trực của George, anh bạn Đại úy Larry Livingston (*) cũng đang gác tương tự tại một vị trí khác th́ xẩy ra một cuộc không tập ARCLIGHT. Trong lúc hàng trăm và hàng trăm quả bom đang được trải thảm trên mục tiêu cách xa cả hai nơi, họ đều cảm thấy và nghe được sự tàn phá đang diễn ra. Livingston gọi trong máy truyền tin cho Philip: "Ê George, họ đang chơi bài ca của chúng ta... Hết."

Buổi tối làm quan sát viên chỉ chiếm một nửa nhiệm vụ mới của Đại úy Philip từ khi anh không c̣n làm việc trực tiếp với Tiểu đoàn 1 Pháo Binh TQLC nữa. Trong ngày, George thường bay với tư cách quan sát viên phi hành và điều hợp viên cùng với nhóm "Pink Teams" của quân lực Hoa Kỳ. Từ lâu khi chưa được hân hạnh làm việc với các phi công và phi hành đoàn trực thăng th́ anh vẫn quan niệm những tay lái trực thăng này, nếu tính cả nhóm, chính là những tay gan ĺ và ba trợn nhất anh chưa bao giờ thấy. Bay với họ một vài tuần chỉ củng cố thêm niềm tin đó đối với George.

Mỗi buổi sáng sau khi thi hành xong nhiệm vụ trực gác quan sát viên tại Trung Tâm Hành Quân COC th́ Đại úy Philip thường ăn vội một vài miếng, chụp lấy khẩu súng, bộ thiết bị 782 và trực chỉ ra điểm hẹn tại Quốc lộ 1. Tại đó một chiếc Huey Chỉ huy & Kiểm soát (Command & Control C&C) thuộc nhóm "Pink Teams" (**) luôn luôn đến đón anh để đi làm nhiệm vụ. Ngoài chiếc C&C trong toán c̣n có hai chiếc Cobra để bắn yểm trợ và hai chiếc trực thăng quan sát loại nhẹ (Light Observation Helicopter LOH) c̣n đưọc gọi là "Loaches." Những chiếc LOH này đưọc sử dụng như một loại "chó săn chim." Nhiệm vụ của họ là bay thấp một cách chậm răi để đánh hơi địch và cố gắng nhử cho chúng bắn để những chiếc Cobra hay máy bay nào đó ở gần nhào đến biến những con quỷ đỏ thành đám "tro bụi màu hồng." Bay với nhóm "Pink Teams" không bao giờ nhàm chán và George luôn luôn khâm phục tŕnh độ mạo hiểm cực độ mà các phi công trực thăng quân đội Hoa Kỳ đă biểu diễn như thông lệ hàng ngày.

 

MỘT NƯỚC MỸ KHÁC

 

Thật không may cho John Ripley và các bạn Việt Nam là cử tọa mà anh diễn thuyết tại bản doanh binh đoàn TQLC Hoa Kỳ và Ngũ Giác Đài vẫn c̣n quá nhỏ để có tác động đáng kể hơn trên dư luận và ước muốn chung trong nước. Những h́nh ảnh in sâu trong đầu mọi người về cuộc chiến Việt Nam hoàn toàn khác biệt với tấm h́nh TQLC Hoa Kỳ đă cắm cây cờ Old Glory của nước Mỹ lên đỉnh ngọn núi Suribachi. Cho đến mùa hè 1972 th́ Việt Nam chỉ c̣n được nhớ đến qua những bức h́nh sư Phật giáo tự thiêu để phản đối chế độ tham nhũng của chính quyền Diệm, h́nh đứa bé gái trần truồng hoảng hốt chạy trốn v́ làng cô bé bị máy bay đồng minh thả bom lầm (sự thật là máy bay VNCH), hay h́nh của tướng Loan xử tử một tên Việt Cộng bị trói trên đường phố Sài G̣n, hoặc h́nh của tài tử Jane Fonda cười với chủ nhà Cộng sản trong khi cô ta đang ngồi trên ghế pháo thủ của một khẩu cao xạ làm điệu bộ như đang bắn máy bay ác ôn của chính đất nước của cô.

Sự can thiệp của Hoa Kỳ vào Việt Nam tàn dần và chấm dứt mà không sản sinh ra thứ anh hùng quốc gia nào mà đất nước vẫn thường thấy sau hai kỳ thế chiến. Không có Alvin York của Thế chiến thứ nhất, được làm bất tử bằng cuốn phim do Gary Cooper đóng. Cũng chẳng có Audie Murphy, nổi danh muôn đời trong một cuốn phim tự sản xuất lấy với cùng chủ đề về sự ngây thơ, ḷng dũng cảm và sự hi sinh mà người dân Mỹ rất ái mộ. Tinh thần lănh đạo cũng chẳng thấy đâu. Không có Halsey hay Nimitz, cũng chẳng có Patton, Eisenhower hay MacArthur. Không phải là những người đă từng chiến đấu tại Việt Nam hèn kém ǵ hơn cha ông của họ, hoặc là họ không được chỉ huy một cách đúng đắn. Đơn giản là các chiến sĩ và các cấp chỉ huy đă bị bỏ quên và không được vinh danh. Khi chiến tranh và tất cả những thứ ǵ có liên quan đến nó đă mất sự ủng hộ của dân chúng rồi th́ các tên tuổi được biết đến nhiều đều là biểu tượng cho sự bỉ ổi và hủy hoại của chính nghĩa Hoa Kỳ, giống như Calley tại Mỹ Lai.

Sự đểu giả và hèn nhát, loại người như Haweyes và Billy Jacks của thế giới đă thay chỗ của người ngay thẳng chân chính. Phim ảnh thời đại và truyền h́nh càng lúc càng chiếu nhiều về cái đề tài cũ đă được nhai đi nhai lại về cựu chiến binh Hoa Kỳ, nói chung th́ đáng kính nhưng lại bị khủng hoảng về tinh thần, vô kỷ luật, bị thương tổn và mất nhân cách sau khi phục vụ tại Việt Nam về, nói chung là nạn nhân của tổ hợp quân sự-kỹ nghệ vô nhân đạo và chỉ biết chủ nghĩa tiêu thụ mà thôi. Có nhẹ lắm th́ những người đă từng phục vụ được mô tả như những gă khờ khạo có thiện ư, c̣n nếu tệ hại hơn th́ họ là những tên nghiện ma túy, những gă khùng điên chỉ biết giết con nít; cách nào đi chăng nữa th́ họ đều đă  bị tổn thương vĩnh viễn chỉ v́ đă lên đường đáp lại lời sông núi theo nghĩa vụ. Trong khi đó th́ đối với B́nh và các TQLC của anh, cuộc chiến vẫn c̣n tiếp diễn.

 

GEORGE PHILIP TRỞ VỀ NHÀ

 

Sự hiện diện của Lữ đoàn 9 TQLC Hoa Kỳ ngoài khơi trước đây đă buộc Bắc Việt phải án binh bất động một số lực lượng để lo việc bảo vệ bờ biển trống trải tại phía bắc vùng phi-quân-sự. Cứ mỗi ngày trôi qua th́ bọn Cộng sản thấy hiển nhiên là sự trở lại chiến trường của TQLC Hoa Kỳ là một điều khó xẩy ra được. Tuy nhiên nếu các tiểu đoàn tác chiến TQLC Hoa Kỳ túc trực trên các chiến hạm chỉ là một mối đe dọa cho địch nếu được mang ra sử dụng th́ Hoa Kỳ đă không ngần ngại đưa các trực thăng TQLC Hoa Kỳ vào yểm trợ cho mặt trận. Ngày 13/5/1972 các trực thăng TQLC Hoa Kỳ CH-53 và CH-46 đă được dùng để không vận hai tiểu đoàn TQLC Việt Nam vào băi đáp ở phía Bắc của Mỹ Chánh. Được yểm trợ bởi trực thăng Hoa Kỳ, khả năng không vận của TQLC được nâng cao và khai thác triệt để nhằm đẩy mạnh sức phản công trong những ngày, tuần và tháng sắp tới.

Đến lúc Đại úy Philip từ giă Vùng I Chiến Thuật th́ QLVNCH và các TQLC Việt Nam đă chuyển qua thế công. T́nh h́nh chiến sự đối với VNCH đă tiến bộ đáng kể, hơn cả lúc John Ripley về nước. George nhận thấy niềm tự tin đang dâng cao trong hàng ngũ TQLC Việt Nam. Do đó khi từ biệt, anh biết chắc chắn rằng không sớm th́ muộn quân xâm lược sẽ bị đẩy lui.

Bay về Sài G̣n trước khi về nước, niềm tin tưởng đó đă được củng cố. Đối với anh, Ḥn Ngọc Viễn Đông đă trở lại giống như xưa, trước khi anh được phái lên phía Bắc. Sinh hoạt đă trở lại b́nh thường. George không thấy không khí chiến tranh đâu cả dù chiến sự cũng chẳng ở đâu xa xôi. Trận đánh đặc biệt khốc liệt tại An Lộc, nơi mà Hạ sĩ Tường đă mất người con trai, có vẻ như xa hàng vạn dặm mặc dù nếu đem so với Hoa Kỳ, nó chỉ tương đương với khoảng cách từ Santa Rosa đến San Francisco, từ Oxnard đến Los Angeles, từ Ford Collins đến Denver hay từ Fredericksburg đến Washington mà thôi. Người cố vấn Hoa Kỳ giờ đây đă thấm nhuần văn hóa Việt Nam nên không thấy một chút thay đổi hay tác động nào bởi chiến tranh ở gần đó. Giống như tất cả những người Mỹ khác có hiểu biết, George Philip hết ḷng khâm phục ḷng quyết tâm và sức kiên tŕ của người Việt Nam.

 

Cuộc chiến tiếp diễn

Tháng 6-7/ 1972

 

Chưa đầy hai tuần trước khi Đại úy Philip rời Việt Nam, vào ngày 17/6/1972 tại Washington D.C., năm người đă bị bắt v́ chui lén vào văn pḥng của Ủy Ban Quốc Gia đảng Dân Chủ Hoa Kỳ tại khách sạn Watergate. Nội t́nh của sự kiện đó cũng chỉ là tin tức. Nhưng hậu quả của Watergate đă có ảnh hưởng đến Việt Nam nhiều hơn là nước Mỹ.

Chiến sự tại ba vùng mà Cộng sản tấn công vẫn tiếp diễn với sự yểm trợ hùng hậu của không lực Hoa Kỳ. Tại tỉnh Quảng Trị, bên cạnh hỏa lực không quân yểm trợ c̣n có nỗ lực hải pháo của hơn hai mươi chiến hạm Hoa Kỳ. Tuy vậy, trong khi đó th́ Henry Kissinger và Lê Đức Thọ tiếp tục trở lại mặc cả với nhau tại hội nghị Paris.

Trong các tháng 6 và 7/ 1972,  lực lượng VNCH đă chận đứng được sức tấn công của địch, củng cố lại tuyến pḥng thủ của phe ta và khởi sự quá tŕnh đau khổ và vất vả tái chiếm lại phần lănh thổ đă bị quân Bắc Việt ác ôn chiếm đoạt một cách dă man. Tại phía Bắc tỉnh Quảng Trị, trong chiến dịch phản công lên phía trên của VNCH, trận đánh gay cấn nhất đă xẩy ra khi tái chiếm thành phố Quảng Trị.

 

 

B̀NH LẠI BỊ THƯƠNG MỘT LẦN NỮA

 

Một vài cây số phía Nam thành phố Quảng Trị

Trung tuần tháng 7/1972

 

Thiếu tá Lê Bá B́nh đă được đề nghị lên Trung tá vào tháng 5/1972. Giống như mọi quân đội khác, hệ thống hành chánh cho việc thăng thưỏng thường chậm chạp trong việc ban hành sự vụ lệnh thành thử anh chưa được chính thức gắn lon mà phải chờ măi cho đến một tháng sau. Tuy vậy, cái hay của thủ tục hành chánh kém hiệu quả là B́nh lại được vinh thăng bởi đích thân vị đỡ đầu của anh là Trung tướng Lê Nguyên Khang trong một buổi lễ riêng và trang trọng tại Huế.

Khi các TQLC Việt Nam và QLVNCH áp sát đến cổ thành Quảng Trị, cuộc chiến càng lúc càng trở nên khốc liệt.  Các cuộc pháo kích và không tập đă biến các thành tŕ trở thành tro bụi.

Tiểu đoàn Sói Biển tham dự vào trận tấn công gồm nhiều tiểu đoàn đánh lại bọn Bắc Việt đang ngoan cố cố thủ trong các công sự hầm hố. Trước khi khởi sự đă có rất nhiều cuộc bàn thảo kế hoạch và phối hợp với nhau. B́nh và Ban tham mưu đă tham dự các cuộc họp bắt buộc để bảo đảm mỗi đơn vị thấu đáo các nhiệm vụ. Anh vừa trở về khu vực đóng quân với các thành viên cốt cán của Ban tham mưu và ngủ được một vài tiếng đồng hồ th́ bị địch pháo kích trúng. Anh bị thương ở tay trái và cả hai chân. Điều may mắn nhất cho anh là các miểng đạn không chạm vào bộ phận quan trọng nào cả. Có những người khác trong toán của anh th́ không được may mắn như vậy.

Lần bị thương thứ chín này khá trầm trọng khiến B́nh không thể chỉ huy tiểu đoàn được nữa. Anh được bác sĩ tiểu đoàn cứu cấp và sau đó được di tản đi bằng đường hàng không. May mắn là có trực thăng Hoa Kỳ ở gần và điều lạ lùng là chính một chiếc của TQLC Hoa Kỳ đă bốc anh về hậu cứ.

Đến mùa hè 1972 th́ binh chủng TQLC Việt Nam được phát triển lớn mạnh chưa từng thấy. Các chiến công của TQLC được mọi người biết đến và uy tín đối với người dân được củng cố sâu xa đến nỗi công việc thu nhận các thanh niên giỏi để thay thế hằng hà sa số thương binh tử sĩ TQLC không c̣n là vấn đề khó khăn nữa. Tuy vậy với quân số 15 ngàn binh sĩ, binh chủng TQLC vẫn c̣n khiêm nhượng cho nên vẫn không mất đi tính cách gia đ́nh, đặc biệt là đối với những người đă gia nhập tổ chức được nhiều năm rồi.

B́nh quen biết với hầu hết mọi người có chút uy tín trong TQLC. Ngược lại mọi người trong TQLC dù có tiếng tăm hay không th́ đều, hoặc là quen thân với B́nh, hoặc biết đến thành tích của anh như là một chiến binh kỳ cựu. Do đó khi phong phanh nghe tin người chỉ huy bất tử của Tiểu đoàn 3 đă bị trọng thương, mọi người đều chăm sóc lo lắng cho anh quá mức b́nh thường.

Cầm Bành, vợ của B́nh, đă được thông báo tin anh bị thương trong ṿng 24 tiếng đồng hồ đầu tiên. Nàng lập tức gọi điện thoại cho chánh văn pḥng TQLC tại Sài G̣n và lập tức được dành ngay một chỗ trên máy bay quân sự bay ra phía Bắc hầu có thể ở bên cạnh chồng trong suốt hành tŕnh chuyển về Sài G̣n để được điều trị một cách thích ứng nhất.

Những vết thương của B́nh khá nghiêm trọng đến nỗi đă giữ chân anh lại trong bệnh viện hai tháng trời đau khổ ṛng ră, một thiên thu đối với một sĩ quan TQLC lúc nào cũng hiếu động đầy năng lực. Điều không c̣n được sát cánh với các Sói Biển thân thương đă hành hạ anh c̣n hơn là sự đau đớn về thể xác từ những vết thương. B́nh là một chỉ huy trưởng ngoài mặt trận giỏi hơn là một bệnh nhân tại bệnh viện Lê Hữu Sanh.

 

Thành phố Quảng Trị cuối cùng đă đưọc giải phóng

16/9/1972

 

Toàn bộ Sư đoàn TQLC Việt Nam trong những thời điểm khác nhau cùng với hàng loạt các đơn vị VNCH khác đă tham gia vào nỗ lực giải phóng thành phố Quảng Trị từ tay Cộng sản địch đầy quyết tâm. Tiểu đoàn 3 TQLC cùng với các tiểu đoàn chung đơn vị đă tiếp tục biểu lộ thành tích nổi bật trong những tuần lễ sau khi B́nh đă bàn giao lại quyền chỉ huy.

Chiến thắng đă đến với một cái giá phải trả hết sức đắt. Cổ thành và các cấu trúc lân cận đă bị đổ vỡ hoang tàn. Trước khi trận đánh kết thúc, các cuộc giao tranh thường là cận chiến và đẫm máu; trên thực tế, chỉ riêng trận tái chiếm cổ thành cho tới nay là một cuộc đụng độ tổn thất nhiều nhất cho TQLC trong toàn bộ đợt tổng công kích Mùa Hè Đỏ Lửa. Từ ngày 30/3/1972 khởi sự chiến dịch xâm lăng của địch, với quân số tổng cộng gần 15.000 người, TQLC đă bị chết gần 1.400 người và hơn 5.500 người khác bị thương. Giới t́nh báo ước tính là số lượng quân Bắc Việt trên tuyến đầu bị giết khi chạm trán với TQLC phải là 10.200 tên. Không có số lượng chính xác những người dân vô tội bị mất mạng v́ chiến cuộc.

Trong buổi sáng ngày 16/9/1972, cờ VNCH lại phất phới bay trên những ǵ c̣n lại của cổ thành Quảng Trị. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đă hiện diện để chứng kiến cảnh tượng sau trận đánh và để đích thân cảm ơn những người đă sống sót sau cơn tàn sát cùng với những sự hi sinh vô bờ bến của họ cũng như của những người đă ngă gục.

Tất cả mọi cặp mắt của miền Nam đều dồn về những người chiến thắng. Các câu chuyện về sự anh dũng của các cá nhân và tập thể làm mát ḷng dân chúng đang mong chờ tin tức thắng lợi. Việc tống khứ những tên Cộng sản ra khỏi Quảng Trị đă phải trả một cái giá quá đắt đối với một quốc gia nhỏ bé, có thể coi như tương đương với vinh quang của Hoa Kỳ tại Iwo Jima. Đối với các lực lượng VNCH đă tham dự trận đánh, thật đúng như Đô Đốc Nimitz đă phát biểu trước các TQLC Hoa Kỳ trên đảo Iwo, "Ḷng dũng cảm phi thường là một đức tính phổ biến."

Tại Việt Nam tin tức thắng trận là một tin trọng đại. Vĩ đại như phép lạ. Vậy mà tại Hoa Kỳ th́ chẳng ai buồn nhắc tới. Toàn dân Việt Nam đă cảm động và biết ơn ḷng dũng cảm của các chiến sĩ đă chiến đấu tại mặt trận phía Bắc đến nỗi bài hát mới "Cờ bay trên thành phố thân yêu" đă trở thành bài ca đầu bảng trong toàn nước. Bài hát này chắc chắn không được biết đến tại Hoa Kỳ, nơi mà các bài ca nhảm nhí như "Super Fly" của Curtis Mayfield hay "Love Train" của O'Jays lại thịnh hành với dư luận hiện tại của đất nước hơn.

Trong khi các TQLC Việt Nam và QLVNCH đang dành lại từng tấc đất tại thành phố Quảng Trị và đổ biết bao nhiêu là xương máu làm chuyện đó th́ người Mỹ tại nhà đang trầm trồ trước thành tích bơi lội của Mark Spitz đoạt được kỷ lục bẩy huy chương vàng Thế vận hội tại Munich. Tuy nhiên niềm vui đó chỉ ngắn ngủi v́ toàn thế giới phải chứng kiến nỗi khủng khiếp của nhóm khủng bố "Tháng 9 Đen" khi chúng tấn công các vận động viên Do Thái. Ngoài ra có lẽ c̣n một điềm nữa báo động cho sự suy tàn của ưu thế Hoa Kỳ là trận thua nhục nhă đầy tranh căi, mất huy chương vàng bóng rổ về tay Liên Xô.

__________________________________________________________

 

(*) Livingston là một sĩ quan tác chiến TQLC phục vụ với tư cách cố vấn cho Tiểu đoàn 1 TQLC Việt Nam sau này được ân thưởng huân chương Hải Quân Bội Tinh v́ hành động anh dũng trong các trận phản công lên phía Bắc trong tháng 7/1972. Đại úy Livingston sống sót sau chu kỳ nhiệm vụ cố vấn và về hưu với cấp bậc Thiếu tướng.

 

(**) Nhóm "Pink Teams" gồm nhiều loại trực thăng của quân đội Hoa Kỳ được sử dụng phối hợp với nhau để tiêu diệt địch quân.