KHU VƯỜN CỦA CON CÒ

Vương Kiến

Dịch âm

Văn Thuyết

Đào hoa bách diệp bất thành xuân

Hạc thọ thiên niên dă vị thần

Tần Lũng châu duyên anh vũ quư

Vương Hầu gia vi mẫu đơn bần

Ca đầu vũ biến hồi hồi biệt

Mấn dạng mi phân nhật nhật tân

Cổ động lục nhai kỵ mă xuất

Tương phùng tổng thị học cuồng nhân

 

Chú giải:

Châu: cồn, băi sông. Duyên: cơ duyên, nhân v́. Vi: làm. Câu 3: châu Tần Lũng chỉ quí v́ có chim anh vũ. Câu 4: Vương Hầu nghèo v́ ham mê hoa mẫu đơn. Đầu: hàng đầu. Biến: khắp cả. Mấn: tóc mai. Phân: chia ra. Cổ động: khua động, nhộn nhịp. Nhai: đường phố chính. Thị: ấy là.

 

Dịch thơ

Nghe Nói

Hoa đào vạn lá chẳng thành xuân

Hạc sống ngàn năm cũng chửa thần

Tần Lũng châu v́ anh vũ quư

Vương Hầu gia do mẫu đơn bần

Bài ca điệu múa thay từng lúc

Mái tóc chân mày đổi mỗi lần

Diễu ngựa ngông cuồng đường nhộn nhịp           

Gặp nhau một lũ học làm sang*

 

*Nguyên bản là cuồng nhân (kẻ khùng). Cò chiếu theo ý của toàn bài dịch là học làm sang cho hợp vận.     


Lời bàn của Con Cò

Theo đầu đề (Nghe Nói) thì có vẻ một bài thuật chuyện nhưng thân bài (tất cả 8 câu) rõ ràng là châm biếm. Thử duyệt lại toàn bài xem sao nhé:

Dù cây đào có trổ vạn lá cũng chưa làm nên mùa xuân. Dù con hạc có sống ngàn năm cũng chưa được gọi là thần. Đất Lũng Châu sở dĩ quư vì có chim anh vũ. Nhà Vương Hầu chỉ vì mê hoa mẫu đơn nên trở thành nghèo. Bài ca điệu múa (muốn hay thì phải) thay đổi từng lúc. Mái tóc (tuy xanh), chân mày (tuy đẹp) nhưng sẽ xấu đi mỗi lần. Hỡi bọn cuồng ngông kia! Chúng bay diễu ngựa nhộn nhịp ở đây (học làm sang) có biết những lẽ đó hay không?

Đố các bạn biết bọn ngông cuồng kể trên giống ai trong thiên kỷ này? Chúng là những Đại Gia Việt cộng đang múa vó ở quê cũ của chúng ta đó!

 

Góp ý của Hoàng Xuân Thảo:
Cổ động: tiếng trống náo động không thấy nói? Bài ca điệu múa muốn hay phải thay đổi luôn luôn, cũng vậy dung nhan muốn đẹp thì bới tóc, kẻ lông mày cũng phải làm mỗi ngày.

Tần Lĩnh nằm giữa lưu vực hai sông Hoàng Hà và Dương Tử nổi tiếng vì có loài chim anh vũ, bây giờ thì nổi tiếng vì có loài gấu trúc. Hoa mẫu đơn chỉ được đem sang Trung quốc từ cuối nhà Chu, tới nhà Đường mới chỉ được trồng trong các vườn ngự uyển nên rất quư giá, chỉ các bậc vương hầu mới đủ tiền mà chơi và trồng hoa này thôi. Hoa mẫu đơn thời đó được coi là hoa vương giả, tượng trưng cho phú quư và được gọi là “Thiên hạ chân hoa độc.” Thú cuồng hoa mẫu đơn, tranh nhau mua với bất cứ giá nào đã khiến nhà thơ Vương Cốc phải than trong bài thơ “ Mẫu Đơn” rằng, “ Mẫu đơn yêu diễm loạn nhân tâm/ Nhất quốc như cuồng bất tích kam/kim...” Mãi sang tới đời Tống thì thú chơi hoa này mới lan tràn cả trong dân chúng khắp nước và nơi trồng nhiều và có nhiều lọai hoa đẹp nhất là tại kinh đô Lạc Dương. Hiện nay tại Lạc Dương hàng năm vẫn có lễ hội Mẫu Đơn vào mùa xuân.

Phê bình bọn người này là học làm sang, e có lẽ nhẹ tay hơn là học cuồng ngông.

 

Cổ Phong

Lý Bạch

Dịch âm

Đăng cao vọng tứ hải

Thiên địa hà man man

Sương bị quần vật thu

Phong phiêu đại hoang hàn

Vinh hoa đông lưu thủy

Vạn sự giai ba lan

Bạch nhật yểm tồ huy

Phù vân vô định đoan

Ngô đồng sào yến tước

Chỉ cức thê uyên loan

Thả phục qui khứ lai

Kiếm ca hành lộ nan

 

Chú giải:

Cổ phong: thể thơ không hạn định số chữ trong câu và âm luật phóng khoáng. Man man: mênh mang, mờ mịt. Bị: bao trùm. Quần vật: mọi vật. Hoang: vùng đất xa xôi, vắng vẻ. Đông lưu thủy: nước chảy về phía đông (tức là chảy ra biển v́ Trung Hoa chỉ có biển ở phía đông). Lư Bạch c̣n có bài Giang Thượng Ngâm trong đó có 2 câu:”Công danh phú quí nhược trường tại, Hán thủy diệc ưng tây bắc lưu” (nếu công danh phú quí bền lâu, chẳng nhẽ nước chảy lên phía tây bắc?). Ba lan: sóng (ba: sóng lớn, lan: sóng nhỏ). Yểm: che lấp. Tồ: trú.  Huy: ánh sáng mặt trời. Tồ huy: ánh sáng mặt trời loé ra . Đoan: đầu mối. Chỉ: cây tranh gai. Cức: cỏ gai. Chữ phù trong câu 8 không có nghĩa là nổi mà có nghĩa mong manh (yểu). Trong 2 câu 9 và 10, Con C̣ dùng 2 chữ bao, bọc để dịch 2 chữ sào thê của nguyên bản, không dịch nghĩa đen của ngôn từ, chỉ dịch tinh thần của câu thơ.  Uyên ương: 1 giống chim ở gần nước (uyên: con đực, ương: con cái). Loan: 1 loại phượng.(nói về chim phượng th́ phượng là con đực, hoàng là con cái). “Qui Khứ Lai” (Về Đi Thôi) và Hành Lộ Nan (Đường Đi Khó) là tên 2 bài ca đă có từ trước)

 

Dịch thơ

Thơ  Cổ Phong

Lên cao nh́n bốn bể

Trời đất rộng mênh mang

Sương thu trùm muôn vật

Gió du đất lạnh hoang

Vinh hoa suôi gịng nước

Vạn sự sóng theo làn

Vừng ô le lói khuất

Mây nổi trôi lang thang

Ngô đồng bao yến sẻ

Bụi gai bọc uyên loan

“Về Đi Thôi”.Vỗ kiếm

“Đường Đi Khó”.Ca vang.

 

Lời bàn của Con Cò

Bài thơ gần như lạc đề nhưng lại rất hay.

Đầu đề là Thơ cổ phong nhưng từ thể thơ, niêm luật.. cho đến từng cặp câu đối xứng với nhau không cổ phong chút nào. Ý thơ cũng không nói tới cổ phong mà nói về thói đời.

Tổng cộng có 14 câu.

4 câu đầu là mở đề.

Hai câu 5, 6 nói rằng vinh hoa phú quư chí nhất thời rồi trôi theo dòng, chìm dưới sóng.

Hai câu 7, 8 nói oai dũng như mặt trời thì khuất núi còn đám phù vân thì cứ nhởn nhơ.

Hai câu 7, 8 cay cú hơn, than rằng cây ngô đồng cao lớn thì dành cho yến, sẻ (loại chim nhỏ mọn) làm tổ còn những chim quư như uyên, loan thì phải vùi dập trong bụi gai (có một bồ tâm sự kín đáo trong hai câu này).

Hai câu kết, như thường lệ của họ Lý, thoái lui về ở ẩn, vỗ kiếm hát vang bài Hành Lộ Nan  của chính mình và bài Quy Khứ Lai Từ của Đào Tiềm.

Bố cục chặt chẽ. Niêm luật nghiêm chỉnh. Ý thơ dồi dào. Âm điệu du dương. Lời thơ chải chuốt. Nhưng đầu đề không nên Cổ Phong!

 

Con Cò muốn hỏi các bạn hai câu trong bài này:

1/ Uyên loan tượng chưng cho những ai ngày nay? Các bạn là một phần của nhóm này đó!

2/ Yến sẻ tượng chưng cho những ai ngày nay? Chả cần trả lời dài dòng cho tốn giấy. Chỉ cần 4 chữ: Đại Gia Việt Cộng.

 

Khương Thôn kỳ 1

Đỗ Phủ

Dịch âm

Khương Thôn kỳ nhất

Tranh vanh xích vân tây,

Nhật cước há b́nh địa.

Sài môn điểu tước táo,

Qui khách thiên lư chí.

Thê noa quái ngă tại,

Kinh định hoàn thức lệ.

Thế loạn tao phiêu đăng,

Sinh hoàn ngẫu nhiên toại.

Lân nhân măn tường đầu,

Cảm thán diệc hư hí.

Dạ lan cánh bỉnh đăng,

Tương đối như mộng mị

 

Dịch nghĩa

Xóm Khương Kỳ nhất

Đám mây đỏ cao ngất ở phía tây,
Gót chân mặt trời bước xuống mặt đất bằng.
Trước cổng nghèo, chim sẻ kêu xao xác,
Khi khách từ nơi xa ngàn dặm về đến nhà.
Vợ con đều sửng sốt khi thấy tôi c̣n sống,
Khi đă hết kinh sợ, vẫn c̣n chùi nước mắt.
Đời loạn, gặp cảnh lưu lạc,
Được sống sót trở về, thực là ngẫu nhiên,
Hàng xóm đứng đầy tường, cũng đều cảm động, bùi ngùi.
Đêm khuya, lại thắp đèn lên,
Nh́n nhau, tưởng chừng như đang ở trong giấc mộng.

 

Dịch thơ

Xóm Khương kỳ nhất

Phương đoài mây đỏ cao

Vừng ác khuất ngang rào

Cổng tre sẻ xạc xào*

Ngàn dặm ta về tới*

Vợ con sửng sốt đợi

Hoàn hồn lệ vời vợi

Loạn ly gây lạc lối

Sống sót may tuyệt đối

Xóm diềng đứng đầy tường

Cùng bùi ngùi cảm khái

Đèn khuya khêu sáng chưng

Nhìn nhau mộng mị mãi

*Nguyên bản dùng 9 câu vần trắc để tả sự đột ngột của người về. Bài dịch dùng 3 câu vần bằng liền nhau cho 3 câu đầu để tả cảnh tương đối đang yên tĩnh lúc chiều tà rồi kế đó 7 câu trắc (trong 9 câu còn lại) để tả người về đột ngột.

 

Chú giải:

Đỗ Phủ có nhà ở xóm Khương. Loạn An Lộc Sơn, bị giặc bắt gần 2 năm, trốn về được. Vua lại cho làm quan. Bài này tả lúc về thăm nhà (nghèo, vợ con đói khổ).

Tranh vanh: cao chót vót. Sài: củi đốt. Sài môn: cửa làm bằng củi. Điểu tước: chim sẻ. Táo: tiếng chim kêu xáo xác. Chí: đến. Thê noa: vợ con. Quái: lấy làm lạ. Kinh: kinh ngạc. Thức lệ: lau nước mắt. Tao: th́nh ĺnh. Phiêu đăng: sóng gió trôi dạt. Ngẫu nhiên: bất ngờ. Lân nhân: người hàng xóm. Diệc: cũng. Hư: thở dài. Hi: sụt sùi. Dạ lan: đêm khuya. Bỉnh: cầm. Tương đối: cùng nh́n nhau. Tương đối vô ngôn: nh́n nhau mà không nói ǵ.

Lời bàn của Con Cò

Đỗ Phủ có hơn 10 bài ngũ ngôn trường thiên và cổ phong để tả những xác xơ của đất nước, khốn cùng của nhân dân và chết chóc của gia đình gây ra bởi những cuộc nội chiến vô nghĩa xảy ra trong đời ông. Người đời sau tôn vinh những bài thơ này là thi sử bởi vì sử thời cổ không chép những khốn cùng của nhân dân mà chỉ đề cập tới những chiến công của phe ta và những thảm bại của phe địch.

Tuy ông không dám nói rõ ràng nhưng trong những vần thơ kín đáo (của những bài này) có ngụ ý rằng chiến công của phe ta dù oanh liệt, thất bại của phe địch dẫu thê thảm cũng chỉ là ta lại giết ta.

Đó là chuỵện bên Tàu gần một thiên kỷ rưỡi trước, Thế kỷ 20 còn khốc liệt hơn nhiều. Họ xuất khẩu nội chiến của họ sang Việt Nam với chiến tranh chủ nghĩa (xây dựng Xã Hội Chủ Nghĩa nhưng thật ra là vô sản hóa nhân dân).

Những lãnh tụ cộng sản Việt Nam (khát quyền lực, khát tiền bạc và khát máu) bèn vội vã mời họ vào, dùng chiêu bài đánh Mỹ cứu nước, nhưng kỳ thực là diệt tự do dựng độc tài. Kết qủa là máu chảy thành sông, xác chất thành núi, hàng chục triệu người chịu cảnh đói rách chiếu đất màn trời để dựng lên một chính quyền gồm chừng dăm triệu người tham lam tàn ác, bóc lột, đàn áp 90 triệu người nghèo khổ mà chưa ló rạng một tia hy vọng nào cho thấy nó sẽ chấm dứt.

Đề tài kỳ này vẫn là thơ nên Con Cò không muốn lạc đề quá xa. Thơ của các thi nhân tả những hy sinh của những chiến sĩ (của cả đôi bên) trong cuộc chiến trường kỳ ấy nhiều hàng tấn giấy, có thể mua được ở mọi nơi. Con Cò chỉ xin trình làng vài bài xưng tụng những nữ anh hùng VNCH đã kiên cường và anh dũng giữ vững gia đình cho những người chồng vô tội bị Vịệt cộng đày ải cả chục năm trong những trại cải cải tạo trong rừng sâu sau khi chiến tranh đă hoàn toàn kết thúc. Họ gồm vài trăm ngàn vợ hiền của những quân, cán, chính, luật sư, bác sĩ, kỹ sư, giáo sư ...chỉ phạm một tội duy nhất là thi hành nhiệm vụ của người trai trong thời chiến.

THĂM NUÔI

Trời mưa suớt mướt đuờng rừng,

Chân buớc ngập ngừng cái dép đứt quai.

Áo quần uớt thũng trong ngoài,

Gió lộng thổi hoài sơn trại c̣n xa.

Một tay th́ xách lọ cà,

Tay kia hũ mắm thịt thà rớt đâu?

Dừng đây sửa lại mái đầu,

Cột căng quai nón vịn cầu mà đi.

Đảng ơi tẩy năo làm chi,

Cho tôi cơ cực lần đi nuôi chồng.

(Trích trong chuyện thứ nhất của tập Cách Mạng Thành Công của Con Cò)

 

ÔM MỒ VUỢT BIÊN

Chuyện thứ 9 trong CÁCH MẠNG THÀNH CÔNG

(Thân tặng những bà vợ hiền thục của những người tù cải tạo).

 

Lời nói đầu:

Bài thơ gồm 11 đoạn, Câu cuối của đoạn trên vần với câu đầu của đoạn dưới thành một bài thơ trường thiên dài 184 câu. Những câu in thẳng là nguyên văn ca dao. Chừng vài chục câu là ca dao biến cải. Những câu còn lại được sáng tác theo thể lục bát kể chuyện hoặc lục bát ca dao. Một số câu theo thể lục bát ca dao thượng cổ (chữ cuối của câu lục vần với chữ thứ 4 thay vì vần với chữ thứ 6 cùa câu bát). Đoạn Bài Ca Thương Nhớ làm theo điệu dân ca.

 

Tháng 10-1975

 

Biệt Tăm

Chàng là thẩm phán thời xưa,

Cộng hòa pháp trị có thừa công tâm.

Không thiên vị không lỗi lầm,

Tới khi giải phóng cũng lâm vào tù.

Tội danh: trí-thức-thượng- thừa,

Th́ giam biệt cấm rồi đưa vào rừng.

Vợ chàng đảm luợc lẫy lừng,

Hàn vi phú quí đã từng trải qua.

Trắng tay cũng thể con nhà,

Lên xe xuống ngựa vẫn là vợ ngoan.

Đă từng nhung lụa xênh xang,

Đă từng gặm cả khoai lang thối sùng.

Ngày nay trong thế hăi hùng,

Cuờng quyền không ngán khốn cùng không than.

Nửa năm biền biệt tin chàng,

Đầm lầy cũng lội rừng hoang cũng ḍ.

 

Tháng 1-1976

 

Dò La

Ra đi gặp ốc th́ ṃ,

Gặp lươn th́ bắt gặp c̣ th́ tha.

Đă sinh làm kiêp đàn bà,

Thức khuya dậy sớm bôn ba quản ǵ.

V́ chàng thiếp phải ra đi,

V́ chồng nên phải xoay nghề quẩn quanh.

Giả đ̣ t́m khế kiếm chanh,

Mua rau bán muối viếng anh trong rừng.

Chờ khi cán bộ quay lưng,

Liếc anh một liếc qua từng thép gai.

Hàng rào cao vút chạy dài,

Kẽm đan mắt cáo ngó ai ngỡ ngàng.

Uớc ǵ rào thấp một gang,

Cho em vén váy buớc sang nuôi chồng.

Uớc ǵ biến thành đàn ông,

Để em t́nh nguyện thay chồng lội bưng.

 

Bên Lề Trại Giam

Vào rừng đếm gốc trong rừng,

Thương anh quá chừng mỗ́ gốc mỗi thương.

Ra mương bắt cá duới mương,

Cả chú thuồng luồng cũng chả c̣n đâu!

Đào sâu xuống đáy vực sâu,

Con rắn hai đầu cũng phải chuồn đi!

Lội ng̣i măi tới chân đê,

Chiều tối quay về con tép cũng không.

Nh́n xa tận cuối con sông,

Không thôn không xóm ngoài đồng không ai!

Trông mây mây cứ chạy dài,

Trông trời trời nhỏ cho vài giọt sương,

Trông cây cây rủ bên đuờng,

Duới cây có nấm mồ hoang mới vùi,

Trông đời đời vẫn tối thui,

Trông ḿnh ḿnh bỗng xụt xùi thương đau.

 

Rõ Mặt Mày Tao

Mày khoe mày giải phóng tao,

Bây ǵơ non nuớc ra sao hỡi mày.

Tao khoe tao diệt bọn mày,

Mà mày nhâng nháo đọa đày thân tao.

Hồ ḥ hét cáo cấu cào,

Nh́n ai mà xót như bào ruột gan.

Đă chung gian khổ cùng chàng,

Cái dạ đá vàng măn kiếp không thay.

Dù mày đe dọa mặc mày,

Không lơi t́nh nghia không lay lời thề.

Dù mày nanh vuốt gớm ghê,

Tao quyết một bề đ̣i gặp chồng tao.

Dù mày ngoan cố cách nào,

Tao vẫn t́m vào chia xớt âu lo.

 

Tháng 3-1976

Đãi Tiệc Trong Lao

Bữa cơm một bát sao no?

Vớt đàn ṇng nọc ăn cho đỡ thèm,

Đốt than mà nuớng cho mềm,

Bỏ thêm ớt hiểm để kềm mùi chua.

Em đi xuống rănh ṃ cua,

Để anh nấu với me chua trên rừng.

Chua cay chát đắng đă từng,

Bùn lầy nuớc đọng ta đừng quên nhau.

Hôm qua tầm tă mưa ngâu,

Bọn anh bốn đứa vùi đầu suốt đêm.

Lươn kho gừng nhái gói nem,

Anh ngồi nhấm nháp nhớ em quá chừng!

Tay nâng miếng nhái chấm gừng,

Gừng cay nhái mặn ta đừng bỏ ngang.

 

Tháng 4-1977

Chuyển Tù Ra Bắc

Thu đi rồi lại đông sang,

Thiếp xót thương chàng tẩy năo rừng sâu.

Tuần qua chàng chuyển đi đâu?

Để thiếp âu sầu ngó quẩn nh́n quanh.

Chàng như nai sữa ngon lành,

Cả trăm con cáo đang dành nhau ăn.

Thiếp như sầu riêng cỗi cằn,

Rớt vô bụi rậm lại văng ra vuờn.

Trách quân nham hiểm lật luờng,

Đẩy chàng ra Bắc hết đuờng thăm nuôi.

Quay về chạy nguợc chạy xuôi,

Lo đứng lo ngồi kiếm kế sinh nhai.

Bữa ăn lại nhớ tới ai,

Nuớc mắt tuôn dài dăm miếng qua loa.

 

Bài Ca Thương Nhớ

Cơm thương nhớ ai cơm rơi lả tả.

Nuớc thương nhớ ai nuớc đă đổ rồi.

Nồi thương nhớ ai mà nồi nghiêng ngả.

Bát thương nhớ ai bát xới c̣n vơi.

Mâm thương nhớ ai mâm ngồi chiếu vá.

Đũa thương nhớ ai đũa lệch từng đôi.

Canh thương nhớ ai canh chua vắng cá.

Th́a thương nhớ ai th́a ngă sứt môi.

Anh thương nhớ ai anh nhường em nhá.

Mẹ thương nhớ ai mẹ nuốt không trôi.

Ai thương nhớ ai ai hiền mang họa.

Nguời thương nhớ nguời khổ quá nguời ơi!

 

Say Rượu Hoài Cảm

Ruợu kia nào có say nguời,

Hỡi nguời say ruợu chớ cuời rượu say!

C̣n dư một nậm rượu này,

Kiếm anh chẳng đặng đưa cay một ḿnh.

Nửa đêm tỉnh ruợu th́nh ĺnh,

Căn pḥng trống trải tâm t́nh nát tan.

Anh buồn có chốn thở than,

Em buồn như cọng nhang tàn thắp khuya.

Lệ rơi uớt má đầm đìa,

Từ nay chồng vợ chia ĺa đôi nơi.

Ḥa-B́nh, Bắc-Cạn  xa vời,

Núi cao vực thẳm biết nguời có yên?

Con trai tới tuổi thanh niên,

Sẽ đi nghĩa vụ đánh Miên dẹp Lào.

Ḷng đau ruột thắt như cào,

Nỗi lo niềm nhớ vút cao tận trời.

 

Tháng 3-1979

 

Cô Đơn Hoài Cảm

Nhạn về miền Bắc nhạn ơi!

Bao thủa nhạn hồi để én đợi trông.

Ba năm săn đón tin chồng,

Càng ḍ càng hỏi càng không biết ǵ.

Khi giam hăm lúc chuyển đi,

Lúc sang Bắc-Cạn lúc về Lạng-Sơn.

Nghiến răng mà nuốt tủi hờn,

Gồng ḿnh mà chịu chớ sờn ḷng son.

Bán nhà lo liệu cho con,

Vuợt biên sang Mỹ không c̣n sợ ai.

Một ḿnh ṿ vơ đêm dài,

Một thân cô phụ một đời bể dâu.

V́ sương cho núi bạc đầu,

V́ cơn gió thổi cho rầu rĩ hoa.

Tháng năm rồi cung trôi qua,

Đêm đau ngày khổ cung là tháng năm!

 

Tháng 1-1980

 

Hỏa Thiêu Hoài Cảm

Giữa mùa thiên hạ đón xuân,

Được tin chàng đă bỏ thân rừng già.

Thế là tṛn vẹn xót xa,

Thế là rũ liệt đóa hoa cuối đường!

C̣n đây chiếc nhẫn kim cương,

Bán đồ kỷ niệm mua xương chàng về.

Băng qua ngàn dậm sơn khê,

Mồ hoang cỏ úa ven lề vực sâu.

Tay châm ngọn lửa rầu rầu,

Khói đen vạch lối cho sầu vươn lên.

Cốt tro một hũ kề bên,

Lời thề vàng đá c̣n rền trong tai.

Lối về suối vắn lệ dài,

Rừng thiêng đă cuớp đi nguời trăm năm.

Heo may gió lộng căm căm,

Đuờng ṃn gai góc chồn hăm cáo vờn.

Nín thinh nuốt giận là hơn,

Xác chàng một hũ căm hờn trên lưng.

 

Tháng 4-1980

 

Vượt Biên Hoài Cảm

Mùa này sóng ngủ gíó ngừng,

Thuyền nhân tấp tểnh trông chừng biển đông.

Cốt tro đeo chắc ngang hông,

Tay ôm mồ chồng em vuợt trùng dương.

Nuớc non vẫn qúa thê lương,

Ḷng dân chán chường nguội lạnh từ lâu.

Hồn thiêng chàng ở nơi đâu?

Hăy theo lên tầu vượt tuyến cùng em!

 

Biển ơi biển cứ êm êm!

Sóng ơi sóng cứ mềm mềm ru ta!

Gió ơi gió cứ là đà!

Thuyền ơi đừng ngán đường xa nhé thuyền!

 

Vừng tây lặn vừng đông lên,

Mưa thân tóc rối nắng quen vai gầy.

Hải âu thấp thoáng đâu đây,

Trông kià bác lái đang quay thuyền vào.

Chỉ tay bàn tán xôn xao,

Mừng mừng tủi tủi nghẹn ngào táp vô.

Thuyền nhân trút sạch âu lo,

Em th́ ôm chặt cốt tro vào lòng.

Trả lời phỏng vấn mà xong,

Th́ em mang đuợc mộ chồng theo con.

 

Con Cò