Con ḅ mộng cô đơn

 

Tŕnh diện cơ quan MACV

Xế trưa ngày Thứ Hai 3/4/1972

 

Gerry Turley được tay trưởng phi hành đoàn C-130 cung kính đánh thức dậy khi anh đang ngả lưng trên tấm lưới lỏng lẻo dùng làm ghế ngồi trong khoang tầu trống vắng vừa lúc con chim sắt đậu tại Tân Sơn Nhứt. Nhiều chiếc C-130 nối đuôi nhau thành một đoàn không dứt vần vũ quanh bầu trời Sài G̣n để trở về nhằm tiếp nhiên liệu và vận chuyển từng toán quân TQLC và Biệt Động Quân Việt Nam ra tăng viện Phú Bài. Turley có lư do chính đáng để tin rằng Đại úy Ray Smith cũng chẳng phiền hà ǵ về chuyện anh đă mở chai cô-nhắc mà anh đă không chuyển giao được. Hai tiếng đồng hồ ngà ngà say và không bị khuấy rối là một giấc ngủ đầu tiên anh đă có được trong hơn bốn ngày trời vừa qua.

 

Trong lúc c̣n trên không khi bay về Tân Sơn Nhứt, phi hành đoàn C-130 đă báo về là có Turley trên máy bay. Ngay khi vừa đáp xuống, Gerry đến ngay dàn máy điện thoại tại trạm hàng không quân sự và gọi về Đơn Vị Cố Vấn Hải Quân (Marine Advisory Unit – MAU). Một sĩ quan hành chánh TQLC Hoa Kỳ cấp thấp tiếp chuyện anh và lần đầu tiên Gerry biết được là các mệnh lệnh – gọi là lệnh hành quân Hải Quân – mà anh đưa ra trước đó cho các chiến hạm ngoài khơi trong những lúc hỗn loạn nhất của trận đánh đă được chuyển về cho cấp tổng hành dinh Hải Quân cao hơn cũng như cho cơ quan MACV. Những tin tức mà anh sĩ quan trẻ trao đổi với Gerry một cách hăng say và đầy kích động đă làm anh hết sức ngạc nhiên. Đó là hắn chưa được nghe hết tất cả những mệnh lệnh đó. Bấy giờ Turley mới hiểu tại sao tất cả các cấp trong hệ thống chỉ huy quân lực ăn không ngồi rồi, xa vời vùng Bắc Quảng Trị, muốn đối xử với anh như đang bị bệnh hủi vậy. Không những các lời kể lại này đều sai lạc, được thổi phồng lên hay chứa đầy mâu thuẫn, mà c̣n có vẻ lấn quyền và lạm dụng – do đó đă làm mất mặt MACV. Điều này được coi là một trọng tội.

 

Sau khi gọi MAU, Gerry gọi tiếp cho Trung tá Pete Hilgartner, một sĩ quan TQLC có chân trong khối hỗn hợp (tức gồm nhiều người trong các ngành quân sự khác nhau) thuộc pḥng nhân sự hành quân MACV. Gerry và Pete là bạn lâu đời với nhau và đă từng phục vụ chung với tư cách Đại đội trưởng tại Okinawa từ 1959.

 

Giọng nói cứng rắn, khô khan và đầy quyền uy mà Pete dùng để trao đổi với viên sĩ quan bạn hơi kém thâm niên một chút là một gáo nước lạnh thứ hai sau chuyện quái lạ được nghe từ viên sĩ quan hành chánh vừa rồi. Sự lạnh nhạt của đứa bạn này c̣n khó đỡ hay chấp nhận hơn. Chẳng c̣n những câu nói rỡn, chẳng hỏi han ǵ về các khó khăn hiện tại hay tán gẫu về vợ con. Pete Hilgartner đi thẳng vào vấn đề. Hắn hỏi Gerrry về cái mà mọi người trong MACV gọi là thông điệp "lệnh đổ bộ" và anh chàng đọc lại toàn bộ những lệnh này qua điện thoại.

 

Turley bàng hoàng đầy hoài nghi. Làm sao mà anh lại có thể biết tường tận về những chuyện đó? Mà anh nào có ra những lệnh đó đâu cơ chứ? Đến những phút cuối cùng này th́ anh có được cái cảm giác "nhẹ nhơm một cách khờ khạo," giống như bệnh nhân được thông báo ḿnh mắc một chứng ung thư mà lâu nay không hề biết. Anh không thể nào tin nổi tai ḿnh. Hilgartner tiếp tục nói. C̣n nhiều mệnh lệnh nữa, nói chung nếu đúng sự thực th́ quả là quái gở và đầy mâu thuẫn. Giống như một công tố viên chuyên nghiệp, Trung tá Hilgartner, khởi đầu bằng "lệnh đổ bộ," đọc vang lên từng báo cáo hành quân một. Nếu các thứ này mà chính xác th́ chắc hẳn MACV sẽ kết Turley một cái tội nào đó và thuyên chuyển anh vĩnh viễn qua một chỗ trong chốn địa ngục này.

 

Sau khi nghe một hồi những thứ mà anh thấy quá xa vời với những ǵ có thể tính toán được, mặc dù t́nh thế có nguy ngập đến đâu chăng nữa tại Quảng Trị, Gerry t́m thấy một kẽ hở. Một trong những báo cáo mà mọi người cho là chính anh là tác giả cho rằng quân Bắc Việt với xe tăng đă kiểm soát được phi trường Quảng Trị, ở vài cây số phía Nam Đông Hà trên Quốc lộ 1. Anh nêu ra một điểm là nếu cây cầu Đông Hà đă bị phá hủy rồi th́ làm sao quân Bắc Việt có thể đưa chiến xa vào nhanh như vậy? Anh sẽ không bao giờ đưa ra một báo cáo ngu xuẩn và không chính xác như vậy cả. Hilgartner miễn cưỡng chịu thua điều này. Giọng người bạn bắt đầu dịu lại tuy c̣n miễn cưỡng lắm. Cuộc điện đàm được chấm dứt bằng lời khuyên là Turley nên đi thẳng qua NavForV để tŕnh diện Đô đốc tư lệnh trước khi qua MACV. Thật là một cuộc đón mừng tại Sài G̣n không khác ǵ cách quân Đức đă đón chào quân đội Đồng minh khi họ đổ bộ lên Normandy.

 

Hạ sĩ Châu, người Hạ sĩ TQLC Việt Nam vui tính được phái làm tài xế trước chuyến đi Bắc đang chờ anh ngoài trạm hàng không quân sự. Gerry vẫn c̣n sững sờ qua cơn kinh ngạc bởi những điều vừa được tiết lộ. Mọi chuyện thật quái lạ, gần như là siêu thực.

 

Cùng lúc Gerry đang cố hết sức để phân tích một cách hợp lư nhất về những điều mới được biết th́ sự tương phản giữa Sài G̣n và Vùng I Chiến Thuật, cũng như sự khác biệt giữa bề ngoài của anh và của mọi người chung quanh đập vào mắt anh ngay từ lúc xe chưa rời khỏi cổng sân bay Tân Sơn Nhứt.

 

Điều quan trọng đối với Gerry là anh phải giữ một thái độ cấp bách như lúc anh vừa rời Phú Bài mà không bị ru ngủ vào sự ù ĺ và cảm giác thoải mái anh nhận thấy khắp nẻo trên các đường phố Sài G̣n. Những điều tiết lộ từ viên sĩ quan hành chánh của MAU và rồi từ Pete Hilgartner chắc chắn đă khiến anh không thấy thoải mái và yên tâm chút nào, nhất là trong một tương lai gần kề. Nhịp độ sinh hoạt làm ăn buôn bán b́nh thường không để lộ ra một dấu hiệu nào cho thấy là chiến sự c̣n đang diễn tiến quanh đây. Anh phải tự nhủ trong lúc xe đưa anh đến đích đầu tiên là Tổng Hành Dinh Lực Lượng Hải Quân tại Việt Nam (HQNavForV) rằng cách đó 300 dặm, quân Bắc Việt đang tràn xuống phía Nam và phía Đông tại khắp các điểm then chốt trên Vùng I Chiến Thuật. Kẻ thù hiện chỉ bị chậm lại nhờ nỗ lực của một nhóm nhỏ TQLC Việt Nam và một toán QLVNCH c̣n ít ỏi hơn nữa. Không chức sắc nào có thẩm quyền tại Sài G̣n có vẻ hiểu rơ và nắm bắt được t́nh trạng chiến sự trên bộ tại tỉnh Quảng Trị đang thật sự nguy kịch như thế nào.

 

Tại nhà của Ripley

Blacksburg, Virginia

01:00 giờ khuya (giờ phía Đông), Tháng 3, 1972 (sau Việt Nam 12 múi giờ)

 

 

Moline Ripley vừa trải qua một mùa lễ Phục Sinh tốt đẹp nhất có thể được hưởng nếu không kể sự kiện chồng nàng c̣n cách xa một nửa quả địa cầu, đang làm điều ǵ đó chỉ có Trời mới biết. Bọn trẻ con đă ăn hết phần quà và tham dự vào các tṛ chơi t́m trứng tại nhà cả bên nội lẫn bên ngoại. Những ngày lễ đối với ông bà nội hết sức vất vả. Mặc dù ông bà Bud và Verna Ripley rất thích có đông con cháu đến thăm nom săn sóc, nhưng cái chết mới đây của cậu Mike, rồi George th́ c̣n đang phục vụ tại Okinawa và John th́ kẹt tại Việt Nam – có lẽ đang tham gia trận chiến đă mở màn và được tường thuật một cách sơ sài trên báo chí – cộng chung lại đă làm cho không khí kém vui hẳn đi. Ông bà nhớ mấy đứa con vô cùng. Dù sao đi chăng nữa, bố mẹ của Moline là ông bà Blaylocks và gia đ́nh Ripley vẫn cảm ơn đă được hưởng bao phước lành và ăn mừng lễ Phục Sinh với sự hiện diện của các thành phần c̣n lại trong gia đ́nh.

 

Moline lái xe một quăng ngắn từ Radford trở về Blacksburg. Nàng đưa mấy đứa nhỏ lên giường và xem một ít tin tức buổi tối trước khi đi ngủ. Tin tức về Việt Nam không được phấn khởi lắm nhưng không đủ chính xác để nàng phải mất công lo lắng ǵ nhiều hơn thường ngày về chồng ḿnh. Nàng đọc kinh cầu nguyện và rơi vào giấc ngủ trước lúc nửa đêm.

 

Khi chuông điện thoại reo vào lúc hơn 1 giờ khuya, Moline không hề có cảm tưởng nó có liên quan ǵ đến John. Moline Ripley là một người vợ TQLC đă gần tám năm nay – gần như cả bề dài của cuộc chiến Việt Nam. Từ kinh nghiệm bản thân khi John bị thương vào năm 1967 và từ các sự kiện mà nhiều bạn bè đă phải trải qua, Moline biết là các thông báo về thiệt hại nhân mạng không bao giờ nói qua điện thoại. Những chuyện như thế này phải được thực hiện đích thân bằng người. Binh đoàn TQLC không bao giờ trốn tránh nhiệm vụ này. Một cú gọi trễ như thế này th́ điều bận tâm đầu tiên là về gia đ́nh, có thể về bố mẹ của John hay gia đ́nh cô em. Chắc có chuyện ǵ không may đă xẩy ra cho người thân.

 

Giọng nói lịch sự, chuyên nghiệp và gần giống như của một bác sĩ ở đầu bên kia đường dây điện thoại nhận ra ngay là bà Ripley đang lo lắng. Giọng nói vội vàng tự giới thiệu ḿnh là ai đến hai lần (một Đại tá Hải Quân Hoa Kỳ) và xin lỗi đă gọi trễ như vậy. Ông lập tức trấn an Moline là cú gọi không phải để báo tin xấu. Chỉ trong vài giây đồng hồ Moline đă tỉnh ngủ hẳn và tập trung vào những điều đang được nghe.

 

Ông Đại tá kể là chồng Moline vừa lập chiến công trong t́nh huống bất ngờ đối mặt với kẻ thù và đă đích thân phá hủy một cây cầu trọng yếu tại một nơi xa xôi hẻo lánh nào đó mà cả Moline hay bất cứ ai trong gia đ́nh Ripley đều không thể h́nh dung được. Đại úy Ripley đă lập một công trạng trọng đại một cách hết sức anh dũng, một chiến công đầy ư nghĩa và tên anh hiện đang được tất cả mọi người trong Ngũ Giác Đài nhắc đến.

 

Moline cố gắng t́m hiểu ư nghĩa cái tin tức mới được chia sẻ này và tự nhớ lại ḿnh đang làm ǵ và ở đâu trong khoảng thời gian chồng đang làm cái chuyện nào đó để người ta phải báo về cho nàng hay tin. Ông Đại tá ǵ ǵ đó, trước khi dứt lời, trấn an Moline là chồng nàng vẫn c̣n sống và không hề hấn ǵ. Hay ít nhất là cách đó vài tiếng đồng hồ. Ngoài ra ông cũng báo là tên tuổi chồng nàng sắp được nhắc đến trên mọi mạng lưới thông tin lớn nhất. Chuyện anh làm là một chiến công vang dội.

 

"Nhớ theo dơi tin tức nhé, thưa bà Ripley. Nghe đài nào cũng được. Đại úy Ripley sẽ được nhắc đến trên mọi băng tần."

 

Ngay sau khi dứt điện thoại, Moline gọi ngay bố mẹ chồng và bố mẹ ruột. Nàng biết cha chồng sẽ bị xúc động nhưng sẽ rất tự hào. Moline cũng biết cần phải nghỉ ngơi một chút trước khi tụi nhỏ thức dậy. Bọn nhỏ sẽ không hiểu được hành động của cha chúng và luôn luôn cần sự chăm sóc của nàng như thường lệ. Moline không thể nào chợp mắt mặc dù đă ráng hết sức. Nàng trăn trở, lăn qua lăn lại, cầu nguyện, hơi lo lắng một chút và ngủ vật vờ. Nàng cố gắng bằng mọi cách để đè nén nỗi băn khoăn nhưng vẫn không thể nào ngủ ngon giấc lại được. Moline biết là ngay lúc này chồng nàng chắc hẳn c̣n gặp nhiều sự nguy hiểm tột cùng và dù biết anh không muốn vợ phải lo lắng, và tuy đă là vợ chiến binh Lima Six "đích thân" nhiều năm, th́ Moline lại càng lo âu thêm nữa, hơn cả b́nh thường.

 

Moline Ripley bắt đầu một ngày mới như là một bà mẹ có ba đứa con nhỏ với trạng thái c̣n ngái ngủ. Ít nhất nàng cũng thầm cảm ơn là cả bốn mẹ con ở xa chốn nguy hiểm mà bố mấy đứa nhỏ đang phải đương đầu.

 

Tại nhà của Turley

Oceanside, California

10 giờ đêm giờ Thái B́nh Dương ngày 2/3/1972 (sau Việt Nam 15 múi giờ)

 

Lúc Gerry Turley rời Tân Sơn Nhứt để đến Tổng Hành Dinh Lực Lưọng Hải Quân tại Việt Nam (HQ NavForV) trong trung tâm Sài G̣n, không xa MACV mấy, chỗ mà anh quan niệm sẽ là "pháp trường" đối với anh, anh đă thả ḷng một đôi phút phù du nghỉ về ngày lễ Phục Sinh tại nhà.

 

Bunny và bốn đứa trẻ – em của cô con gái đầu ḷng tên Anne hiện đi học Y tá xa nhà – chắc đă ăn mừng xong ngày lễ Phục Sinh với ông bà thân sinh của Gerry tại San Diego. Họ có lẽ đă đi xem thánh lễ Chủ nhật tại nhà thờ St. Vincent de Paul, nơi mà hai vợ chồng anh đă làm lễ thành hôn vào đầu mùa hè 1950, ngay trước cuộc chiến tranh Triều Tiên gần 22 năm về trước. Ít ra Gerry cũng biết là có nhiều người thân, cả những người mà anh chưa hề quen biết, đă cầu nguyện cho anh vào ngày hôm đó. Anh nghĩ anh cũng rất cần được hưởng ơn phước từ những lời cầu nguyện như vậy.

 

Bunny Turley là một người vợ TQLC nhiều năm trường. Đây là chu kỳ phục vụ thứ ba của chồng và nếu so sánh th́ lần này có vẻ ít nguy hiểm hơn hai lần trước vào các năm 1951 và 1966. Trong những kỳ đó sự tham gia chiến sự của Hoa Kỳ c̣n khốc liệt hơn lần này, vào mùa Xuân 1972. Trên hết, nàng phỏng đoán là chồng nàng tương đối đă là một sĩ quan cao cấp nên chắc sẽ không phải ra ngoài mặt trận chỉ huy lính tráng. Mọi gia đ́nh binh sĩ đều biết rằng trong giai đoạn này của cuộc chiến, rất ít có quân nhân Hoa Kỳ bị tử thương. Những người bị nguy hiểm thường là phi công hay thuộc các phi hành đoàn. Theo nàng biết th́ Turley đang "bay" trên một cái bàn giấy tại Sài G̣n. Bunny Turley, giống như Moline Ripley và những bà vợ lính khác nàng không quen, đều cố gắng đè nén nỗi lo về những chuyện ngoài tầm kiểm soát của họ. Và cũng giống như nhiều bà vợ lính khác, Bunny có bốn đứa con và cả một đống việc nội trợ phải lo. Không c̣n thời giờ đâu mà lo lắng và nàng cũng thầm cảm ơn điều đó.

 

Bunny cũng biết rằng khi đọc các mảnh tin ngắn từ tờ San Diego Union và trên truyền h́nh th́ t́nh h́nh phía Bắc của VNCH không có ǵ mới lạ nhưng vẫn không biết chính xác chồng ḿnh ở đâu bên đó. Rất may là lá thư cuối cùng từ Sài G̣n anh viết về, kể chuyến đi thường lệ thăm các đơn vị TQLC Việt Nam và các cố vấn Hoa Kỳ tại Quảng Trị vẫn chưa đến. Nhờ đó mà gia đ́nh Turley ở California vẫn vui vẻ ăn mừng lễ Phục Sinh mà không lo lắng nhiều đến những mối hiểm nguy thật sự mà Turley đang phải đối đầu.

 

Cầm Bành

Tại nhà ông Lê Bá Sách (cha của B́nh)

Ngày 3/4/1972

 

Đối với người Mỹ, điều mà nhiều người mệnh danh là "kinh nghiệm về Việt Nam" hoàn toàn khác hẳn cái gọi là "kinh nghiệm Thế Chiến Thứ Hai" mà các thế hệ cha ông đă phải trải qua. Không c̣n mấy người dân chia sẻ cái gánh nặng chịu đựng cuộc chiến này hay phải bị ảnh hưởng bởi các sự mất mát nữa. Thay v́ vinh danh sự hi sinh của những người tham gia chiến tranh, nỗi chán ghét cuộc chiến Việt nam dường như đă cô lập thay v́ nâng cao những người đang gánh phần nặng nhất một cách bất tương xứng. Chắc chắn là vào năm 1972 với sự triệt thoái ra khỏi Đông Nam Á của phần lớn các lực lượng chiến đấu Hoa Kỳ, ngoại trừ phần lớn các phi hành đoàn, mức độ chú ư của  dư luận Mỹ nói chung về những hoạt động chiến sự thường ngày đă giảm đi rất nhiều. Trường hợp của người dân nước Việt Nam Cộng Ḥa th́ khác. Số phận họ hầu hết tùy thuộc vào kết quả của cuộc chiến.

 

Từ sau cuộc nội chiến, Hoa Kỳ không c̣n các trận đánh lớn trong nội địa đất nước nữa, ngoại trừ các cuộc chinh phục và định cư vùng Viễn Tây. Sau đó, trong mọi cuộc chiến tranh, ngựi Mỹ đi ra khỏi đất nước để chiến đấu mà không phải lo âu nhiều về người thân c̣n ở lại nhà. Trong khi đó th́ đối với mỗi người dân VNCH, bất kể là họ có con hay anh em, có chồng hay cha trực tiếp đi chinh chiến hay không, t́nh trạng hoàn toàn khác hẳn người dân Mỹ đang sinh sống đă phải trải qua.

 

Kinh nghiệm của người dân Việt Nam với một đất nước bị chiến tranh triền miên vượt ra ngoài những điều mà người Mỹ có thể tưởng tượng nổi. Đối với các thế hệ trẻ người Việt trưởng thành lên – như Lê Bá B́nh và Cầm Bành – từ các thập niên 1950 cho đến thập niên 1970 th́ chiến tranh gắn liền với cuộc sống. Những khái niệm như "ḥa b́nh, ổn định, an ninh và b́nh thường" đều mang tính cách tương đối và nhất thời có ư nghĩa khác xa với những ǵ người Hoa Kỳ có thể thông cảm được.

 

Số phận của Cầm Bành liên quan rất nhiều đến cuộc chiến, một điều không khác ǵ mấy so với gia đ́nh, bạn bè và hàng xóm. Không những chồng nàng hiện tham gia vào ngọn giáo đầu của nỗ lực VNCH nhằm ngăn chận những con quỷ đỏ mà cả hai đứa em trai cũng đang khoác áo chiến binh phục vụ cho đất nước. Đứa lớn nhất vừa tốt nghiệp đại học năm 1968 và giống như mọi chàng trai Việt yêu nước khác sau khi chứng kiến sự tàn bạo của Cộng sản trong trận Tổng Công Kích Mậu Thân, đă t́nh nguyện lên đường ṭng quân. Năm 1972, anh đă là một Đại úy của Sư Đoàn Nhẩy Dù và đă đi trận mạc khá nhiều. Sư Đoàn Nhẩy Dù Việt Nam được coi như là một đơn vị tương đương với binh chủng TQLC trên các khía cạnh chiến đấu và trung thành về chính trị. Cả hai sư đoàn cấu tạo thành lực lượng tổng trừ bị của quốc gia. Họ là các "Sư đoàn Lửa" của VNCH. Đứa em nhỏ của Cầm cũng đă t́nh nguyện vào Không Quân năm 1969 và hiện là một Trung sĩ cơ khí sửa chữa trực thăng.

 

Cuộc sống bề ngoài tại Sài G̣n vẫn mang một cái vẻ b́nh thường và sinh hoạt buôn bán vẫn tiến hành như thường lệ mặc dù vật giá leo thang luôn luôn đi kèm với những cơn biến động. Không một ai bị bắn chết trong thành phố cả. Tuy nhiên người dân luôn luôn bị căng thẳng ngấm ngầm khi thấy các binh lính trẻ và TQLC được điều lên hướng Bắc. Cùng với chuyện rút Lữ đoàn 369 và các đơn vị yểm trợ về sớm hơn, toàn bộ binh chủng TQLC Việt Nam coi như đă được tung vào trận chiến. Chẳng cần phải hiểu Clausewitz hay Tôn Tử để cảm nhận rằng rằng t́nh thế đă khá nghiêm trọng. Thời điểm như thế này đặc biệt quan trọng đối với Cầm Bành v́ là vợ một Sói Biển thâm niên nhất nên nhằm vinh danh chồng và phục vụ đất nước, nàng cần giữ một thái độ b́nh thản và điềm tĩnh để sẵn sàng giúp đỡ các bà vợ và gia đ́nh khác, cũng như để có mặt bất cứ nơi đâu và lúc nào khi cần thiết. Trong khi ấy nàng vẫn giúp bà mẹ chồng tiếp tục giữ vai tṛ nội trợ trong nhà ông Lê Bá Sách.

 

Tổng Hành Dinh Lực Lượng Hải Quân tại Việt Nam (NavForV)

Trưa ngày Thứ Hai 3/4/1972

 

Khi Gerry Turley trước tiên rời Ái Tử để bắt đầu chặng đường xuôi Nam về Sài G̣n, anh đă có thời gian suy ngẫm về t́nh h́nh và cách đối phó với tất cả những người đang dàn hàng coi anh như kẻ thù tại MACV (và có thể tại NavForV nữa). Anh chờ đón những điều không lành sẽ xẩy ra cho anh. Bây giờ sau khi đă đến Sài G̣n, được nói chuyện với tay sĩ quan hành chánh tại MAU và đặc biệt với Pete Hilgartner, anh nghĩ rằng những chuyện thật tệ hại sẽ xẩy ra. Không rơ kết cuộc sẽ ra sao hay sẽ bao gồm những chuyện ǵ nhưng Turley là một sĩ quan chuyên nghiệp. Anh sẽ đối phó tất cả với cái đầu ngẩng cao và nhận lănh tất cả hậu quả đến với anh như một sĩ quan TQLC thứ thiệt. Tuy nhiên trước khi đó anh sẽ cố gắng hết sức, giống như nhân vật Paul Revere, cho các chiến lược gia ở hậu phương này biết rơ những ǵ đang xẩy ra tại Vùng I Chiến Thuật. Bọn quỷ đỏ đang thật sự tràn vào.

 

Hạ sĩ Châu vui vẻ và cung kính đưa ông khách quư xuống cổng chính NavForV tại trung tâm Sài G̣n. Trung tá Gerry Turley không thoải mái lắm với bộ vó và t́nh trạng vệ sinh của ḿnh nhưng không biết phải làm ǵ hơn. Toán lính canh nghiêm chỉnh kiểm soát giấy tờ và cho anh vào nhưng Turley biết ngay là khi anh vừa vào cổng th́ họ sẽ phê b́nh về quần áo bê bối cũng như về cái mùi nhiều ngày chưa tắm rửa của anh. Tuy nhiên những chuyện đó không làm anh bận tâm.

 

Sự đánh động vào trạng thái cảm xúc và tâm lư vốn an b́nh của Gerry Turley, khởi đầu vu vơ qua các cuộc pháo kích vào cuối bữa ăn trưa ngày 30/3/1972 th́ hiện giờ vẫn tiếp tục mà lại tăng thêm nhiều theo những chiều hướng càng khó ḱm giữ và càng khó hiểu hơn nữa. Mặc dù trên thực tế Turley hiện là một nhân vật bất thường, một người đặc biệt trong cái nhóm người b́nh thường này, nhưng chính anh lại có cảm giác là mọi người chung quanh anh đều không biết phải trái là ǵ nữa. Tuy sự hiện diện bê bối và dơ dáy của anh trong nhóm người tương đối "quư tộc" và lịch sự chung quanh có lẽ không đúng chỗ lắm nhưng anh lại là người không hiểu nổi t́nh trạng tại NavForV. Giống như đoạn đường ngồi xe jeep từ Tân Sơn Nhứt đến đây cho thấy là mọi người thờ ơ với mối hiểm nguy đang xẩy ra, nhịp độ làm việc trong cái ṭa nhà đồ sộ xây theo lối kiến trúc của Pháp dùng làm Tổng Hành Dinh cho Lực Lượng Hải Quân tại Việt Nam vẫn b́nh thường như không có ǵ xẩy ra. Nếu không có các quân nhân mặc quân phục, cờ xí và chút ít khung cảnh quân sự nặng phần tŕnh diễn, cùng với một vài vũ khí, Gerry nghĩ giống như anh đang vào một văn pḥng b́nh thường nào đó để thực hiện dịch vụ thương măi hay kư kết hợp đồng. Trong khi mọi người nghĩ rằng bộ dạng anh lạc chỗ th́ Turley phải cố gắng giữ thái độ b́nh thản. "Có thật là ḿnh đang ở Việt Nam hay không?" "Họ hoàn toàn không biết chuyện đang xẩy ra à?" Các sĩ quan Hải Quân Hoa Kỳ mặc quân phục được tẩy hồ trắng toát làm anh nhức cả mắt. Và lại c̣n mặc quần cụt Bermuda! Quần cụt Bermuda. Đang có chiến tranh mà mấy tay này mặc quần cụt Bermuda, trời ơi!

 

Sự lănh đạm và ánh mắt kỳ lạ của đám nhân sự bàng quan Việt Mỹ đi ngang qua khi Gerry hướng về văn pḥng Đô đốc chuyển thành một sự đón tiếp lạnh nhạt và đầy ác cảm khi anh tŕnh diện các quan chức sĩ quan người Mỹ mà anh cần gặp.

 

Khi đến NavForV, Gerry Turley đă mệt mỏi lắm rồi, mệt chưa từng thấy. Anh tự nhủ là hàng giờ đồng hồ trước đó anh chỉ là con vật thí quân. Anh nhận ra và có đủ sức để hiểu ra đây không phải là vấn đề cá nhân nữa và chuyện ǵ sẽ xẩy ra cho anh thực sự không quan trọng trong bối cảnh toàn cuộc. Anh đă bắt đầu tin rằng, nhất là sau cuộc nói chuyện với Pete Hilgartner là sự nghiệp TQLC của anh đă trôi qua, chấm dứt và đi đứt! Mối quan tâm chính của anh là nói lên sự thật, toàn bộ câu chuyện những điều đă xẩy ra gần đây và c̣n đang tiếp diễn tại Vùng I Chiến Thuật. Bằng cách đó anh hi vọng sẽ không làm mất danh dự của Binh đoàn TQLC Hoa Kỳ.

 

Điều quan trọng hơn các cuộc tấn công phía Bắc nằm ngoài những ǵ MACV dự liệu là ư nghĩa về công cuộc Việt Nam Hóa Chiến Tranh. Sau thành tích kém cỏi – theo tường thuật của truyền thông phương Tây – của QLVNCH ngót một năm trước đó trong cuộc hành quân Lam Sơn 719, và dư luận nghi ngờ về khả năng tác chiến của miền Nam để tự chiến đấu chống miền Bắc, sự tan ră hoàn toàn của Sư đoàn 3 Bộ Binh có vẻ như đă đóng thêm một cái đinh vào cỗ quan tài cho VNCH. Gerry Turley chỉ là một sứ giả, nhưng sự hiện diện trực tiếp của anh là một lời nhắc nhở không vui rằng công cuộc Việt Nam Hóa Chiến Tranh đă không thành công, ngoài tầm dự tính của cả MACV lẫn NavForV. Nếu những điều Turley báo cáo là sự thật th́ tương lai của chương tŕnh không sáng sủa lắm. Các sứ giả mang tin xấu thường dễ bị vứt bỏ.

 

Cái "tội" rơ rệt Gerry Turley mang theo được thể hiện rơ hơn khi anh bước vào văn pḥng ông Đô Đốc. Đẩy cửa bước vào pḥng ngoài, anh tháo khẩu súng và ba-lô ra khỏi vai và đặt chúng xuống cái ghế dài tiêu chuẩn chung chung bọc vải nhựa do quân đội cấp phát. Gần đó vài mét anh thấy viên chánh văn pḥng ngồi đàng sau bàn giấy. Anh ta mang cấp bậc Đại úy Hải Quân (tức tương đương với Đại tá trong các binh chủng khác) và diện một bộ quân phục trắng tinh, ủi hồ thẳng tắp. Mặc dù Gerry không trông thấy đôi chân của viên Đại úy Hải Quân nhưng anh đoán chắc là hắn ta cũng bận một chiếc quần cụt Bermuda giống như mọi người. Turley biết chắc sự xuất hiện của anh đă được ghi nhận. Thật vô lư nếu không nhận ra anh, hay "ngửi" được sự có mặt của anh.

 

Viên chánh văn pḥng làm bộ như đang bận bịu, cắm mặt vào đống giấy tờ khi Turley đường hoàng đến ngay chính giữa chiếc bàn giấy trước mặt hắn theo đúng lễ nghi quân cách TQLC. Turley nhận ra là anh là người không được trọng vọng. Câu chuyện của anh, sự coi thường một cách ngu ngốc các thủ tục của MACV (theo quan điểm của MACV), và sự hiện hữu của anh đă phản bác định kiến được mọi người tại MACV chấp nhận là công cuộc Việt Nam Hóa Chiến Tranh vẫn đang hữu hiệu, và quân Bắc Việt sẽ tấn công tại Tây Nguyên và miền Nam, chứ không phải tại Quảng Trị. Với thái độ khinh khỉnh tuy không lộ ra, tay chánh văn pḥng không thèm ngước lên nh́n Gerry trong khi anh im lặng đứng nghiêm. Sau cùng Gerry phải thốt lên.

 

"Trung tá Turley đến tŕnh diện Đô đốc theo lệnh, thưa Đại tá!"

 

"Được rồi Trung tá... Đúng vậy... Chờ một chút..." Đó là câu trả lời ngắn gọn, cộc cằn của tay chánh văn pḥng. Gần đây, hắn nghe tiếng tăm về Turley là một Trung tá TQLC vô lại ở đâu đó gần vùng phi-quân-sự, một nhân vật đă la hoảng "có chó sói!"

 

Viên Đại tá không mời Turley vào thế nghỉ mà bắt anh đứng nghiêm trong khi hắn đi vào pḥng Đô đốc. Gerry rất mệt mỏi và vẫn c̣n bị tiêu chảy hành hạ. Anh ráng đứng thẳng người nh́n chằm chằm vào văn pḥng xếp lớn và chờ đợi trong chốc lát. Gerry ngẫm trong đầu sự mỉa mai và các hoàn cảnh hết sức lập dị khi anh c̣n tại nơi đất cát bị san bằng. Chỉ vài tiếng đồng hồ trước đó anh c̣n kiểm soát và phối hợp trong bốn ngày trời cái hỏa lực cùng với trách nhiệm có lẽ sẽ không bao giờ có được trong tay nữa, trừ phi anh là tư lệnh Sư đoàn TQLC trong Thế Chiến Thứ Ba đánh nhau với quân Liên Sô trong một cuộc chiến gồm cả qui ước và nguyên tử. Giờ đây anh đứng trời trồng như một binh nh́ chờ bị Đại đội trưởng trừng phạt sau khi gặp rắc rối v́ vô kỷ luật.

 

Đứng một hồi quá mệt, cả ngàn ư tưởng trôi qua trong đầu. Một người nào đó kém cỏi hơn chắc đă nổi điên lên rồi. Gerry tiếp tục nh́n quanh quan sát. So với nơi anh vừa từ giă th́ có lẽ đây là một hành tinh nào khác hoàn toàn. Văn pḥng Hải quân này sạch không một t́ vết, sắp đặt hiệu quả và ngăn nắp. Anh có thể ngửi thấy mùi cà-phê đang pha đâu đây. Có một anh Phi-Luật-Tân đứng quanh quất đợi hầu viên Đô đốc và các nhân viên hành chánh. Thật đúng là Hải Quân!

 

Gerry tiếp tục chờ nhưng cuối cùng bắt đầu thư giăn dần. Anh hướng về người hầu trông có vẻ dễ tính và xin một tách cà-phê. Đối với anh, đó là hương vị đầu tiên của sự văn minh đă lâu lắm rồi. Không cần mời, anh đi về cái ghế dài nơi anh đặt khẩu súng và ba-lô trước đó. Trong lúc nhấm nháp tách cà-phê, anh buông trôi tâm trí một chút, vào khoảng năm hay mười phút ǵ đó cho tới khi tay chánh văn pḥng trở lại.

 

"Đô đốc muốn gặp anh ngay bây giờ."

 

Trung tá Gerry Turley đặt tách cà-phê xuống và bước đều nhịp từ pḥng ngoài vào trong pḥng riêng, đến thẳng cái điểm đánh dấu đàng trước và ngay chính giữa bàn của ông Đô đốc. Anh kính cẩn tŕnh diện theo đúng lễ nghi quân cách, nửa như chờ đợi những câu hỏi về tư cách chỉ huy của anh để mào đầu cho câu chuyện. Gerry không ngạc nhiên lắm về sự đón tiếp. "Đại tá có gởi mệnh lệnh Hải quân nào gần đây không?" là cú phát pháo đầu tiên anh nhận từ sĩ quan tư lệnh các lực lượng Hải Quân tại Việt Nam.

 

"Thưa Đô đốc, không. Tôi không hề viết hay gởi mệnh lệnh nào cả."

 

Turley rất thất vọng và tức giận nhưng vẫn giữ được tư cách. Viên Đô đốc bối rối trước câu trả lời nhưng có vẻ không được thuyết phục lắm. Gerry xin phép được giải thích câu chuyện. Được lệnh, anh rút tấm bản đồ xếp nhỏ từ túi bên hông quần ra – tấm bản đồ mà anh đă tháo từ bức tường Trung Tâm Hành Quân TOC xuống – và cố gắng trải xuống cái bàn giấy trước mặt. Nhưng v́ có quá nhiều thứ trên đó nên anh đặt nó xuống sàn đàng sau bàn giấy ông Đô đốc, rồi quỳ xuống báo cáo lại diễn tiến các sự việc tại Vùng Bắc Quảng Trị khởi đầu từ buổi ăn trưa ngày 30/3/1972.

 

Thật là một khung cảnh kỳ lạ nhưng hết sức thích hợp với câu chuyện kỳ quái mà Turley đă trải qua trong năm ngày vừa qua. Nếu anh là một thành viên khán giả truyền h́nh theo dơi câu chuyện th́ chắc hẳn đó sẽ là một vở kịch diễu dở. Giờ đây anh đang bốn vó đàng sau bàn giấy của ông Đô đốc, người ngợm bốc mùi đến tận mây xanh, đang cố gắng giải thích một cách nghiêm trang diễn tiến các trường hợp kỳ lạ tại tỉnh Quảng Trị. Viên Đô đốc với đầu gối u nần, chân lông lá và mang vớ trắng th́ cúi người xuống từ chiếc ghế xoay, mắt gần ngang tầm với Turley, chăm chú theo dơi tay TQLC hôi hám này chỉ chỏ từng cứ điểm trên tấm bản đồ đang bị Cộng sản chiếm dần trên đường xâm lăng. Chẳng có ǵ là rỡn chơi cả. Hoàn toàn không.

 

Turley bắt đầu giải thích và cơn phấn khích căng thẳng tràn ra từ anh, mặc dù anh đă kiệt sức và giữa những cơn đau bụng tiêu chảy. Anh nói lớn tiếng hơn cần thiết nhưng không thể tự ngăn được. Tay chánh văn pḥng đứng đàng sau họ cũng theo dơi câu chuyện. Turley tiếp tục nói. Thỉnh thoảng anh văng tục trong lúc nói mặc dù không cố ư. Tự nhiên anh buột miệng thốt ra mà thôi.

 

Gerry báo cáo một cách tỉ mỉ các chuỗi sự kiện kể từ lúc hàng rào pháo kích đầu tiên được bắn đi. Nh́n nét mặt ông Đô đốc và viên chánh văn pḥng, anh có thể biết đây là lần đầu tiên họ nghe cái tin này. Turley tiếp tục nói và đột nhiên cảm thấy phải "xổ bầu tâm sự" ngay lập tức. Thật là xấu hổ nhưng không c̣n cách nào khác hơn. Anh đi vào nhà tắm làm chuyện cần thiết và rửa mặt qua loa. Lần đầu tiên anh cảm thấy trở lại là một con người c̣n sống. Anh quay vào pḥng ông Đô đốc và tiếp tục báo cáo.

 

Gerry hoàn toàn mệt mỏi và căng thẳng. Các nhu cầu nhiệm vụ – t́nh cảm, tâm lư và thể xác – đă làm anh mất hết khí lực đến độ gần như là là kiệt sức. Những cơn tiêu chảy đă làm bao tử anh trống rỗng và làm tiêu tan hết năng lực thể xác. Tuy nhiên anh không cho phép ḿnh nghỉ ngơi. Có quá nhiều hậu quả và nhân mạng cần phải chú ư đến. Anh phải cố gắng tối đa thôi. Mặc dù đă hết hơi v́ lớn tiếng, chen lẫn những câu thô tục trắng trợn đủ cả, Turley hoàn thành nhiệm vụ, kể lại tường tận và tỉ mỉ theo thứ tự trước sau từng sự kiện một, kể cả thành tích thấp kém của các đơn vị Sư Đoàn 3 Bộ Binh VNCH, trận chống cự anh dũng của các Tiểu đoàn thuộc các Lữ đoàn TQLC Việt Nam, các căn cứ hỏa lực lần lượt bị thất thủ và các vị trí từng chỗ bị tràn ngập bởi sức tiến công không thuyên giảm của quân Bắc Việt.

 

Những dấu bút mỡ màu đỏ trên tấm bản đồ cũ ṃn, giờ đây được trải lên bàn để ông Đô đốc có thể theo dơi kỹ hơn câu chuyện không thể tưởng tượng nổi mà Turley đang diễn tả. Những dấu "X" lớn ám chỉ các lănh thổ trọng yếu trên một số lớn cứ điểm khắp tỉnh Quảng Trị bị thất thủ là bức h́nh mang ư nghĩa c̣n nhiều hơn là một ngàn lời nói. Đến lúc anh báo cáo chuyện bị giao nhiệm vụ chỉ huy TOC tại căn cứ Ái Tử do lệnh một ông Đại tá quân đội mà anh đành phải nhận, viên Đô đốc chận anh lại.

 

"Trung tá mới nói ǵ vậy?"

 

Gerry kể lại một lần nữa.

 

"Trung tá làm ơn lập lại được không?"

 

Turley y lệnh. Ông Đô đốc và viên chánh văn pḥng nh́n nhau bối rối. Turley tiếp tục giải thích là anh đă phải lấy số an sinh xă hội của tay Đại tá quân đội như là một thứ bảo hiểm tối thiểu cho chính anh, một bằng chứng là hành động đó không phải là ư riêng và anh không hề tiếm quyền vào ḿnh. Gerry có thể cảm thấy là không khí trong căn pḥng riêng bắt đầu dịu lại đôi chút. Anh tiếp tục câu chuyện.

 

Dù mệt mỏi nhưng Gerry Turley vẫn c̣n đủ tỉnh táo để đánh giá cao cử tọa của ḿnh. Không cần phải nói ngoa, anh thuật lại chi ly tầm quan trọng của hải pháo yểm trợ các đơn vị bên trong và ngoài Đông Hà. Cho dù các sĩ quan hải quân cao cấp này không hiểu rơ tác chiến trên bộ lắm nhưng họ rất nắm vững hải pháo. Turley không tiếc lời ca ngợi các hạm trưởng đă mang chiến hạm ḿnh đến sát bờ để bảo đảm yểm trợ liên tục và sâu tối đa vào đất liền. Các TQLC tại Đông Hà chắc chắn không trụ lại nổi nếu không có hải pháo. Gerry đă làm cho hai người chú tâm theo dơi. Ít ra th́ Hải Quân cũng có công trạng trong cái vụ "t́nh huống Turley" này.

 

Khi Turley chấm dứt phần tường tŕnh bất thường, viên Đô đốc cám ơn anh. Lần đầu tiên ông gọi anh bằng tên riêng. Gerry bắt đầu cảm thấy ḿnh là con người trở lại một chút. Thế nhưng ông Đô đốc vẫn chưa xong. Ông bảo Turley chờ đấy và sau một vài phút hai ông Đô đốc khác xuất hiện. Turley được lệnh báo cáo lại một lần nữa. Anh tuân lệnh.

 

Sau khi thuyết tŕnh xong cho các ông Đô đốc, Turley biết là phải đi tŕnh diện MACV nữa. Nhưng đầu tiên anh muốn đi rửa ráy một chút. Anh nghĩ người ngợm anh dơ dáy và bốc mùi quá. Anh cho là bề ngoài anh không được chuyên nghiệp và trịnh trọng. Ông Đô đốc già khôn ngoan khuyên anh ngược lại. "Đừng Turley, anh đi ngay bây giờ, ngay lúc này. Cứ như thế mà đi tŕnh diện."

 

Gerry không vui lắm nhưng làm theo: "Tuân lệnh, thưa Đô đốc."

Viên Đô đốc biết là bề ngoài bê bối của Gerry sẽ có tác động nhiều hơn và làm cho câu chuyện của anh thêm phần dễ tin hơn. Ông ta đoán là Turley cần hết mọi điều để đối phó với MACV. Gerry nhặt vật dụng cá nhân đi ra cửa và gặp lại Hạ sĩ Châu đang ngủ trên chiếc xe jeep trong khi chờ xếp dưới tàng cây sứ trắng trong sân trại NavForV, được cắt tỉa cẩn thận. Loại cây này c̣n được gọi là Plumeria ở Hawaii. Cả hai lên đường trực chỉ MACV.