ĐẾN ĐẢO TỊ NẠN

Sáng sớm ngày 15 tháng 5- 1979, trên băi cát trắng Marang, toán thuyền nhân chúng tôi trên tàu KG 0783 chỉ vỏn vẹn c̣n lại 198 người so với số 687 lúc mới khởi hành từ Kiên Giang đêm 14 tháng 4 năm 1979.  Mấy hôm nay nhiều người vẫn c̣n hoang mang, ngơ ngác lo buồn về tin tàu qua Bidong gặp nạn giữa đường.  Bây giờ lại có lệnh chuẩn bị để ra đi nữa! Đi đâu? …

Như một đoàn người lạc lơng giữa sa mạc trong đêm tăm tối, không c̣n biết đường nào xoay trở, chúng tôi lặng lẽ bước xuống nước theo người hướng dẫn, d́u nhau lội ra tàu nhỏ đậu xa bờ, áo quần ướt sũng.  Gió thổi mạnh.  Tàu đánh cá lắc lư tṛng trành.  Những luồng sóng to đánh phủ ngang tàu từng cơn, giội thêm những gịng nước lạnh lên đầu mỗi người trong lo sợ … Nhiều người trong chúng tôi đâm ra hoài nghi, lo ngại, không biết tàu đánh cá này có thật ḷng đưa chúng tôi qua trại tị nạn hay không? Rủi may không ai biết được.  Sóng to, nước chảy ngược ḍng, tàu đánh cá nhỏ chở nặng, lướt đi một cách khó khăn.  Đă quá trưa, bầu trời thay đổi, ngă sang màu vàng tím.  Biển bắt đầu dậy sóng, chúng tôi c̣n đang lo nghĩ th́ đột nhiên ông già giơ cánh tay trái khẳng khiu chỉ về một ḥn đảo xa xa vừa nói: “Be-doong!”.  Người trên tàu chỉ nghe loáng thoáng được hai âm ngắn phát ra bằng tiếng thổ ngữ địa phương của ngư dân miền biển Mă Lai; tuy nhiên trong hoàn cảnh quá thất vọng, lo âu và chán nản, hai âm đơn sơ kia đă trở thành một thứ thần dược, thật công hiệu, làm cho tâm thần chúng tôi trở nên phấn chấn Mắt mọi người rạng rỡ, tươi lên trong niềm hy vọng, như đang nh́n thấy một tia sáng ở cuối con đường hầm đen tối.

Tàu càng đến gần, ḥn đảo càng trông rơ hơn với những ngọn đồi cao, rừng cây rậm rạp và những hàng dừa nghiêng nghiêng nằm dọc theo bờ.  Giữa hai mỏm núi nhô ra ngoài biển là một băi cát trắng với những xác tàu đến trước c̣n nằm rải rác trơ xương, và một cầu tàu bằng gỗ gie ra ngoài xa. 

Tàu đánh cá chở chúng tôi vừa cập bến.  C̣n đang bần thần, chưa nhận ra rơ ràng vị trí th́ thấy bác sĩ Nguyễn Sơ Đông đang đứng trên cầu tàu cùng với một nhóm thanh niên.  Trông anh khỏe mạnh.  Tươi cười, anh khom người xuống nắm tay tôi kéo mạnh lên cầu Jetty.  Nghe cách xưng hô của những người đi theo anh, tôi mới biết bác sĩ Đông đang làm Trại Trưởng Trại Tị nạn Pulau Bidong.

Đảo tị nạn Pulau Bidong được Nhà cầm quyền Mă Lai và Cao Ủy tị nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) chánh thức mở cửa ngày 8 tháng 8 năm 1978 để đón nhận thuyền nhân Việt Nam trốn chạy Cộng Sản.  Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, ước lượng có trên dưới một triệu dân VN trốn thoát được ra khỏi nước, và chiếc tàu đầu tiên chở 47 người đă đến được đất liền trên bán đảo Mă Lai.

Bác sĩ Nguyễn Sơ Đông tốt nghiệp trường Đại học Y Khoa Sài G̣n năm 1965 sau tôi một năm.  Sau ngày miền Nam thất thủ, Bác sĩ Đông bị bắt đi tù cải tạo lên tận Kàtum, một nơi rừng thiêng nước độc giáp giới Campuchia với những hố bom B52 nước ngập khỏi đầu người, đầy muỗi ṃng đ̣n xóc gây bệnh sốt rét rừng ác tính Falciparum Malaria, Falciparum Vivax, giết người dễ như không.  Dầu vậy, anh vẫn chấp nhận, cam tâm chịu đựng không hề than thở.  Nhưng đến khi trở về nhà thấy con anh không được lên lớp 10 v́ thuộc gia đ́nh “ngụy”, th́ nỗi thất vọng của anh trở nên ê chề và sự chịu đựng của anh đă lên tới mức tột cùng, như một ly nước tràn đầy.  Nghĩ đến tương lai của các con, muốn cho chúng có chỗ học hành đến nơi đến chốn, tránh được cảnh “lư lịch trích ngang”, anh đă quyết định hy sinh, chấp nhận phấn đấu, vượt qua những khó khăn trở ngại để t́m cách đưa gia đ́nh một vợ bốn con vượt biển Nam Hải đầy nguy hiểm, và đến được đảo Bidong ngày 3 tháng 11 năm 1978.  Anh là một trong những thuyền nhân đến đảo Bidong sớm, số tàu do Cao Ủy tị nạn cho ra mang số 76.  Vừa đến đảo, bác sĩ Đông đă t́nh nguyện bắt tay ngay làm việc cho thuyền nhân tị nạn.  Những thuyền nhân đầu tiên xung phong đứng ra hướng dẫn đảo thuộc thành phần Y Khoa và Giáo chức: Nha sĩ Đỗ Cao Minh, Bác sĩ Nguyễn Dương Đôn, Giáo sư Lê Tấn Kiệt.  Sau khi GS Kiệt rời đảo đi định cư, vào đầu tháng ba năm 1978, bác sĩ Nguyễn Sơ Đông thay thế làm Trại Trưởng trại tị nạn Palau Bidong.  Nhờ đài CBS Hoa Kỳ đến đảo mở cuộc phỏng vấn mà bạn bè trên thế giới biết bác sĩ đă thoát khỏi gông cùm Cộng Sản.  Riêng tại VN tin tức Bidong càng hấp dẫn như một “thiên đàng” đối với những người đang c̣n bị đọa đày trong “địa ngục trần gian”.

Gần đó, một nhóm chuyên viên ngoại quốc nói tiếng Pháp đang chuẩn bị xuống thuyền máy để đưa một số bệnh nhân trên đảo về tàu lớn đang đậu cách bờ không xa.

Tôi nhận ra chiếc tàu bệnh viện dài sơn trắng này, tôi đă nh́n thấy sáng sớm 18 tháng tư năm 1979, khi tàu chúng tôi KG 0783 vừa thoát khỏi cướp Thái Lan ngoài biển Đông, chạy tấp vô những quần đảo ngoài khơi Mă Lai để tránh núp.  Đó là tàu Lle de Lumière của Pháp do nhóm Bác sĩ không biên giới Bernard Kouchner tổ chức, đang đi t́m vớt thuyền nhân trên biển Đông.  Về phía Việt nam, cũng có nhiều đồng nghiệp như Bác sĩ Nguyễn Ngọc Kỳ, Bác sĩ Nguyễn Thượng Vũ, Bác sĩ Đường Thiện Đồng, Bác sĩ Trang Châu cùng vài bác sĩ khác tha thiết với thuyền nhân, đă đóng cửa pḥng mạch để lênh đênh trên biển Đông, t́m kiếm và cứu vớt thuyền nhân trốn chạy Cộng Sản.


 

ĐÊM ĐẦU TIÊN TRÊN HOANG ĐẢO

Chạm trán với đảng Xa Tăng

Đến đảo Bidong, chưa có nhà cửa, đêm đầu tiên chúng tôi được gia đ́nh anh chị Hoàng Văn Lộc ưu ái cho tá túc.

Căn nhà sàn của anh chị cất bằng vật liệu nhẹ với tám cột trụ chính lấy trên rừng về, to bằng bắp đùi.  Nhà lợp bao đường, nằm dưới ḷng suối cạn khu G, có những cây dừa sai trái mọc nghiêng nghiêng, gie cao trên mái.

Đang nằm chập chờn ngoài mé hiên, tôi vụt nghe tiếng hung hăn của một thanh niên vang ra từ một căn nhà lá biệt lập, gần bờ biển, cách chỗ tôi chừng vài thước: “Tên nào vừa ngang tàng chửi xiêng chửi xéo, hăy ra đây tŕnh diện cho mau.  Bây đâu hăy chạy mau lấy đồ nghề ra đây, cưa cột nhà nó, và trèo lên cây chặt dừa dội xuống cho sập lủng mái nhà nó đi!” Tiếp theo đó là những tiếng chân người chạy th́nh thịch hai bên vách.

Anh chị Lộc có người em tên Minh.  Chú Minh có một cái bướu nhỏ trên đầu, không ngủ được v́ những tiếng cười giỡn ồn ào của nhóm thanh niên thức khuya.  Chú vừa lên tiếng phàn nàn th́ gặp ngay phản ứng mạnh của anh đầu đàng.  Nghe phá nhà và kêu ra, chú sợ quá chui rút vô mùng một người nhà, nằm im, không cử động.

Sợ có chuyện chẳng lành xảy ra, tôi đứng phắt dậy, bước sang nhà của đám thanh niên, tự giới thiệu là người mới tới đảo ban trưa, và giải thích t́nh trạng đau yếu bệnh hoạn của chú Minh, cũng là thuyền nhân trên tàu vượt biển bị cướp tấn công, để xin châm chế.  Nhóm thanh niên bộ hạ từ trên núi cũng vừa chạy trở về, hùng hổ, kẻ cầm dao, kẻ vác búa, khiêng cưa cá mập, cưa sắt, cưa tay, … Tôi tŕnh bày vừa xong th́ có người lớn tiếng không nhân nhượng.  Nhưng tên chúa đảng đă dơng dạc tuyên bố “Các anh là người mới tới đảo; chưa biết oai danh đảng Xa Tăng nên tạm tha cho.  Nhưng các anh phải biết điều, nộp phạt một kết bia, tối mai giờ này mang lại đây, không được chậm trễ. ”

Th́nh ĺnh có một trận mưa rào trút xuống dọc ngang tứ phía, làm tôi ướt nhoi.

Trước khi chúng tôi đến đảo, vào giữa tháng 5 năm 79, trên đảo đă có hai cái giếng nước ngọt sâu gần 20 thước ở khu B và khu F.  Muốn có được một đôi nước ngọt phải sắp hàng cả buổi.  V́ vậy mới nảy sanh ra tranh chấp giữa các thanh niên độc thân tụ tập, lập đảng lấy tên thật kêu: Xa Tăng, Thiết Giáp, Quỷ Kiến Sầu, …

Tôi chỉ trạm trán một lần trong đêm đầu với nhóm Xa Tăng, c̣n các nhóm khác tôi chưa bao giờ biết mặt.  Có lẽ đầu óc c̣n non trẻ của đám thanh niên đă bị tiêm nhiễm bởi tiểu thuyết kiếm hiệp hoang đường.

 

NDC002

Bidong, một xóm nhà trên mõm đá khu C

 

KƯ GIẢ ĐỖ VĂN CỦA ĐÀI BBC

Kư giả Đỗ Văn của đài BBC đă đến thăm đảo Pulau Bidong bằng tàu RC của Mă Lai từ cảng Terengganu, vào một buổi trưa mùa Thu năm 1979.  Trời nắng nóng.  Trên chuyến tàu ông đi c̣n có một phụ nữ VN bị Hải tặc hảm hiếp, trở thành cuồng trí lảm nhảm, được cứu vớt ngoài biển và được Chính quyền Mă Lai đưa qua giao cho ban điều hành đảo.

Kư giả đă đi bộ đến tŕnh giấy tờ cho Cơ quan Task Force có nhiệm vụ giữ ǵn An ninh trên đảo, nằm sát bờ biển khu E, xong đi dọc theo con đường ṃn giữa hai hàng dừa, qua một cây cầu gỗ nhỏ khu A đưa đến hội trường.  Trẻ con chạy theo sau ông v́ thấy có người lạ đến đảo, ăn vận trang nhă, phong lưu, khác hẳn thuyền nhân đến đảo đa số chỉ c̣n có quần đùi, áo cộc, hoặc ở trần, đi chân đất.  Ban đầu, tưởng ông thuộc một phái đoàn ngoại quốc, người trong ban Hành Chánh chuẩn bị mời ông thuyết tŕnh bằng tiếng Anh, nhưng ông cho biết ông là người VN, và ông xin được nói bằng tiếng Việt.  Dân chúng tỵ nạn bu đông trong hội trường và ngoài sân để nghe ông.

Sau khi hỏi thăm hoàn cảnh sanh sống của dân trên đảo, và cầu chúc dân trên đảo nhiều sức khỏe, sớm được đi định cư, ông phỏng vấn bác sĩ Nguyễn duy Cung, Phó trưởng trại đảo tỵ nạn Pulau Bidong, về tổ chức và đời sống trong ngày trên đảo.

Kư giả Đỗ Văn cũng để ngày giờ đi thăm viếng cảnh sống của đồng bào quanh đảo, thăm nhà thương, trung tâm sinh ngữ, đồi tôn giáo.  Ông được nhiều gia đ́nh trên đảo quư mến.  Có một gia đ́nh đặc biệt mời ông thưởng thức món chè ngó sen.

Chuyến viếng thăm đảo tỵ nạn của Kư giả Đỗ Văn được đài BBC phổ biến trên toàn thế giới, vọng về đến Sài G̣n, đă trở thành một lối quảng cáo quan trọng, hấp dẫn cho thuyền nhân đang t́m đường ra đi, đổ xô về đảo Bidong này.

Sau ngày tôi vượt biển ra đi từ Kiên Giang-Rạch Giá vào giữa tháng 4 năm 1979, chính quyền Cộng Sản tuyên bố đă bắt lại được tôi và đă đưa tôi trở về trường Y khoa, trong khi đài BBC cho biết tôi đang làm Phó trưởng trại tỵ nạn Pulau Bidong, phụ tá cho Linh mục Lê Ngọc Triêu.  Khi tôi mới bước chân lên Batu Rakit Terengganu, có một phái đoàn Mỹ đến thăm thuyền nhân tỵ nạn cho biết chuyến tàu vượt biển của chúng tôi có quá đông chuyên viên kỹ thuật: 15 Giáo sư, bác sĩ và một số lớn sinh viên của trường Y khoa và của các trường Đại học khác, khiến Bệnh viện Nhân dân (tức Trung tâm thực tập y khoa Gia Định-bệnh viện Nguyễn Văn Học cũ) và Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh “lên cơn sốt”.

Có bạn ở Âu Châu biết tin, đă nhắn về Bidong hỏi thăm, Bác sĩ Nguyễn Minh Tân ở Pháp, một bạn học cũ gởi tặng tôi 50 Mỹ kim và mừng tôi thoát nạn.  Nhân viên ṭa Đại sứ Nhật bên Kuala Lumpur cũng qua đảo thăm tôi và chuyển cho tôi một số tiền của những bác sĩ Nhật trong bệnh viện Kekken ở Kyose shi, Tokyo, nơi tôi đến du học trước đây về Giải phẫu lồng ngực, vào năm 1969-70.  Những người trong gia đ́nh tôi c̣n lại ở VN cũng rất mừng tôi đă bình an đi đến nơi đến chốn.

Một vài nhân viên cũ trong nhà thương cũng đến đảo, sau khi nghe đài BBC, cũng nói luận điệu không trung thật của Cộng Sản, và cho biết nhờ bài nói chuyện của Kư giả Đỗ Văn trên đài BBC mà họ đă t́m được điểm đến Bidong trên đường vượt biển tỵ nạn.

 

Khoảng năm tháng sau, trong khi tôi làm trại trưởng, giữa một đêm tối trời, khối Trật tự Trần Công Minh, một cựu Thiếu tá Nhảy Dù đă th́nh ĺnh tổ chức một cuộc hành quân chớp nhoáng, lên tận núi khu E bao vây bắt trọn ổ 13 anh hùng “Lương sơn bạc” đang nấu rượu lậu, định trao cho Lực lượng Đặc Nhiệm Mă Lai.  Tôi cản lại.  Chánh quyền Mă Lai rất ghét nấu rượu lậu.  Nếu bị bắt quả tang, những người phạm pháp này có thể bị bỏ vào bao bố đánh đập tàn nhẫn, và chuyển qua nhà giam bên đất liền Terenggannu.  Việc định cư của họ sẽ bị tŕ hoăn.  Họ chỉ là những thanh niên ít học, trốn gia đ́nh xuống tàu vượt biển, không người hướng dẫn giúp đở, giáo dục tử tế, thuộc diện “hốt rác”.  * Bị ở lâu trên đảo, nên họ tụ họp làm càn, phạm phải những điều phi pháp.

Tôi cho tập trung hết những thanh niên bị bắt, lên văn pḥng trại, giao cho phần hành ngồi tiếp đón phái đoàn Ngoại quốc thường xuyên đến đảo.

Qua ngày thứ ba, lên văn pḥng sớm, tôi ngạc nhiên thấy họ đă tự động nằm dài dưới đất.  Một thanh niên trao cho tôi một cây roi mây dài, đại diện xin lỗi những việc làm sai quấy: “Chúng em biết lỗi.  cám ơn Bác sĩ đă không giao chúng em cho lính Mă Lai hành hạ.  Chúng em chỉ quen làm việc bằng tay chân, c̣n chữ nghĩa đâu có bao nhiêu.  Gặp phái đoàn Ngoại quốc, chúng em chỉ biết ú ớ, làm sao hiểu được mà đối đáp trả lời.  Xin bác sĩ thương t́nh, muốn đánh bao nhiêu cũng được, chỉ xin bác sĩ miễn cho chúng em việc làm văn pḥng khó quá, chúng em không có khả năng!. ”

Tôi đâu có nỡ ḷng nào hành hạ thể xác họ mà tôi coi như con cháu.  Chỉ lấy lời hay lẽ phải để khuyên răn.  Các em tỏ vẽ biết hối cải, nghe lời.  Sáng hôm sau có Sà lan chở rác ra khơi sớm, họ đă t́nh nguyện cùng đi theo tôi.  Chuyến đi cực nhọc, nắng nôi, sóng gió, hôi tanh.  Chiều trở về tới bến, họ đă yêu cầu tôi ở nhà làm việc: “Dân chúng trên đảo cần sự giúp đỡ của Bác sĩ hơn.  C̣n việc hốt rác, đi sà lan dơ bẩn, bác sĩ để tụi em”.

Tôi tin tưởng, giao công việc đi sà lan đổ rác đó cho các em.  Buổi tối thông tin loan báo những em đă đi công tác đổ rác ngoài biển cho dân chúng trên đảo biết và tuyên dương công trạng của các em.  Mọi người đều vui vẻ yên tâm khi thấy các em trở thành ngoan ngoản và biết giúp đỡ người đồng hương tị nạn.

NDC013Sau này, một số các em được về trại chuyển tiếp Cheras trong thủ đô Kuala lumpur trước để làm thủ tục đi định cư tại Hoa Kỳ.  Tháng ba năm 1980, gia đ́nh tôi mới chuyển qua sau.  Xe đến trại lúc giữa khuya, có em đă chạy ra ôm tôi và giúp đỡ khiêng hành lư...


 

T̀M KIẾM TÀU KG 0783 BỊ KÉO RA KHƠI

Tôi đến trại tị nạn Bidong trưa ngày 15 tháng 5 năm 1979.  Chưa đầy 24 tiếng đồ hồ sau th́ có người của Cơ quan Cảnh sát Terengganu trên đất liền, ăn mặc thường phục lên đảo t́m tôi và yêu cầu tôi không được tiết lộ cho Cao Ủy về chiếc tàu KG 0783, khiến tôi càng lo ngại không biết chuyện ǵ xảy ra cho những người bạn cùng đi chung trên tàu.  Tôi nóng ḷng muốn biết sự thật.  Nhưng v́ có những lời khuyến cáo trên, nên thay v́ đi gặp Cao Ủy, tôi kín đáo xuống tàu lle de Lumière nhờ Bác sĩ Bernard Kouchner và ông Thuyền trưởng Francois Herbelin, người gốc Normandie t́m kiếm dùm.

Khi vào đảo danh sách chúng tôi được ghi dưới tên tàu KG 0783 ATD, số thứ tự của Cao Ủy tỵ nạn 403.  Tên tàu được thuyền nhân khai báo cho Cao Ủy như trên, nhưng thực tế, chiếc tàu đó không có mặt trên bờ biển Bidong.  Và trong thời gian khai báo, cũng không ai biết đích xác chiếc tàu hiện đang phiêu bạt ở đâu, c̣n hiện diện trên một ḥn đảo hoang vắng xa xôi nào đó, hay đă ch́m sâu dưới biển?!

Anh Bác sĩ Vĩnh nh́n tôi ngao ngán... Ra khơi trên tàu có 14 bác sĩ, nay đến đảo “buồn lo bi đát” này chỉ c̣n anh và tôi

Chiếc tàu lle de Lumière, dài 80 thước, ngang 15 thước, lấy tên một ḥn đảo nhỏ lúc nào cũng chan ḥa nắng ấm gần thủ phủ Noumea, trên Thái B́nh Dương.  Tàu đă chạy qua biển Coral, dọc theo bờ phía Bắc Úc Đại Lợi để vào biển Java, đến Nam Dương, Singapore rồi tới đảo Pulau Bidong ngày 18 tháng 4 năm 1979, trùng hợp với ngày tàu chúng tôi KG 0783 đến Batu Rakit Terengganu.  Khoảng hai tuần sau, BS Kouchner cho tôi xem một tờ báo viết bằng Pháp ngữ, xuất bản tại Paris, bên trang trong có nói về t́nh trạng của một chuyên viên y tế VN trên đảo Tioman.  Có thuyền nhân đă chết v́ kiệt sức, có người bị bệnh sốt rét nặng nằm mê man, cô lập trong rừng.  Họ thuộc vào một chiếc tàu vượt biển đă đến được bờ Terengganu trước đây, nhưng sau đó lại bị kéo trở ra khơi, không bản đồ, không nước uống.  Chiếc tàu đă trôi nổi trong đêm tăm tối hăi hùng, vô định.  T́nh trạng nguy hiểm xảy đến bất ngờ khiến tinh thần thuyền nhân dao động.

Bác sĩ Lê Thanh Vĩnh là người chứng kiến cảnh tàu rời bến vào buổi tối ngày 8 tháng 5 năm 1979.  Từ trại Marang, thuộc toán 6, anh được xe Cảnh sát Mă Lai chở về cảng Terengganu, nhưng có lẽ tàu đă quá đầy nên gia đ́nh anh và vợ con tôi bị chận lại.  Anh Vĩnh kể lại: “Khi cổng gác hải cảng Terengganu được hạ xuống, đứng trên bờ, tôi đă chứng kiến cảnh tàu bị kéo đi.  Điều làm cho tôi ngạc nhiên và lo ngại là tàu ḿnh vẫn c̣n tốt.  Nếu chỉ chạy ra đảo gần, tại sao không để cho máy nổ rồi chạy một ḿnh mà lại để tàu khác kéo? Điều lạ nữa là đă chờ đợi khá lâu, nay được xuống tàu để qua trại có Cao Ủy tị nạn LHQ, tại sao nét mặt những người ra đi lại không được vui, so với lúc mới rời khỏi Marang, lúc nào cũng tươi cười, hớn hở? Không biết có chuyện ǵ đă xảy ra trên tàu?.

Sau này tôi được biết thêm nhiều chi tiết: Chính quyền Mă Lai đă cho sửa chữa lại tàu KG 0783, lấp bánh lái mới, ra lệnh cho đàn ông xuống hầm, đàn bà và trẻ con ở trên boong.

Họ cho biết sẽ đưa qua đảo Bidong, chỉ mất độ 2 tiếng đồng hồ là tới nơi, nên không cần đem theo nước uống.  Có điều khó hiểu là trong khi họ cho thêm 200 lít dầu cặn th́ cái neo tàu lại bị họ tháo gỡ đi!!!.  Chiếc KG 0783, lúc mới đầu c̣n trong sông, được tàu Hải Quân Mă Lai kéo đi từ từ, nhưng khi vừa ra đến cửa biển th́ bị kéo mạnh, mặc cho con tàu nhồi sống, lắc lư, nhô lên hụp xuống, làm cho mọi người mệt nhoài say sóng.  Rời bến được một thời gian khá lâu, nh́n quanh chỉ thấy trời, mây, nước.  tàu bị kéo ra khơi hơn một ngày rưởi; đảo tỵ nạn Bi dong đâu không thấy, chỉ thấy nước biển lại tràn vô hầm máy.  Phải thay phiên nhau liên tục tát nước.  Quá nhọc mệt v́ thiếu ăn và khát nước, thuyền nhân viết một hàng chữ to tướng “Water please” trên tấm bảng giương cao về phía trước.  Thay v́ ngừng lại để giúp đỡ, cho nước uống, thủy thủ trên tàu chiến giơ tấm bảng trả lời “Direction 135, God save you” rồi chặt đứt dây kéo, đổi hướng bỏ đi, mặc cho chiếc tàu KG 0783 lơ lửng giữa biển khơi.

Biết ḿnh bị gạt, đợi cho tàu Hải Quân Mă Lai khuất dạng, để khỏi bị theo dơi, ông Lư Đông và Bác sĩ Mă Xái mới nhờ một cựu Sĩ quan Công binh tên Hưng sửa chữa máy tàu cho nổ lại rồi đổi hướng trở lại Tây Nam.  Tàu lại chạy hơn một ngày nữa, vừa chạy vừa tát nước.  Lênh đênh trên biển cả mênh mông, trời nóng gay gắt.  Trên tàu thiếu nước ngọt để uống.  Bắt đầu có người ngất xỉu, mê man.  Tàu có nhiều bác sĩ nhưng thiếu thuốc men nên cũng đành chịu bó tay!.  Phải lấy nước tiểu cho trẻ em dùng … Tinh thần bị khủng hoảng, nhiều người không tự chế được, khiến có lúc trên tàu như muốn loạn.  Cuối cùng nhờ theo dấu một con rùa biển lớn, tàu tấp vô được đảo Tioman, một ḥn đảo du lịch cũng thuộc Mă Lai.

Một hôm, nhân dịp có một nữ kư giả Pháp đến thăm một ngôi làng nhỏ trên đảo, Giáo sư Thái Minh Bạch đă t́m gặp và nhờ nhắn tin về cho gia đ́nh anh ở Paris, đồng thời nhờ chuyển dùm thơ của một cặp vợ chồng thuộc thành phần Giảng huấn trường Đại học Sài G̣n, trước kia có du học tại Canada, và có hai con sanh tại đây, cho sở di trú Canada ở Quebec.  Nhờ vậy ông Đại sứ Pháp tại Mă Lai đă kịp thời can thiệp.  Cùng lúc chính quyền cao cấp của Canada cũng bay sang, yêu cầu nhà chức trách Mă Lai không nên kéo tàu ra khơi nữa.  Được sự bảo trợ của Cao Ủy tỵ nạn LHQ, thuyền nhân trên đảo Tioman được tàu đánh cá Mă Lai đưa vào đất liền, từ đó được xe chở về trại chuyển tiếp Cherrating.

Tôi đă mất liên lạc với những đồng nghiệp cùng đi trên tàu KG 0783 một thời gian khá lâu.  Măi cho đến hơn 7 tháng sau, vào tháng 11 năm 1979, tôi mới nhận được thơ của anh Bác sĩ Mă Xái, viết từ trại Cherras.  Đó là nhờ phóng viên Đỗ Văn của đài BBC đă phổ biến tin tức khi ông đến viếng thăm đảo tỵ nạn Pulau Bidong.  Lúc ấy tôi đang làm phó trưởng trại.

Thật là một sự t́nh cờ lư thú khi tôi gặp lại Bác sĩ Bernard Kouchner, có mặt trên tàu lle de Lumière cùng với những bác sĩ chuyên môn: Bác sĩ Pierre Bonniaud, Bác sĩ Eric Chesson, Bác sĩ Patrick Laburthe, Bác sĩ Vladan Radoman, Bác sĩ Jean Claude Senechal và cô Điều dưỡng Ghislaine Martin.  Riêng đối với bác sĩ Bernard Kouchner, tôi có nhiều kỷ niệm rất quư trọng, và lúc nào tôi cũng xem ông như một ân nhân của người dân miền Nam Việt Nam: Vào những ngày cuối tháng 4 năm 1975, trước khi miền Nam sụp đổ, có hơn 550 thường dân đa số là đàn bà và trẻ con bị thương nặng do pháo kích bừa băi của VC, trên phi trường Tân Sơn Nhất và quanh vùng Gia Đ́nh, được chở vô nằm la liệt trong sân của bệnh viện. T́nh h́nh nhà thương thiếu nhân sự trầm trọng v́ một số lớn bác sĩ và nhân viên Điều dưỡng đă ra đi, mặc dù có những cố gắng tối đa, kêu gọi sinh viên nội trú Ngoại khoa ở lại nhà thương làm việc, chia nhau từng gói ḿ khô của đồng bào đem vô tiếp tế, nhưng công việc trong pḥng mổ vẫn làm không xuể, thường dân bị thương quá đông...

Thời may Bác sĩ Bernard Kouchner lúc đó đang làm Chủ tịch Hội những người “bác sĩ không biên giới Pháp” đă đến đúng lúc như một vị cứu tinh cùng với một số chuyên viên Y Tế hùng hậu, đă tiếp tay giải quyết nhanh chóng thường dân bị thương.  Bốn pḥng mổ của Trung tâm Y Khoa Gia Định hoạt động ngày đêm.  Đèn thấp sáng trưng.  Đồng thời Bác sĩ Thiếu tướng Raymond Mazaud, Giám Đốc nhà thương Grall của Pháp, c̣n có tên quen thuộc là nhà thương Đồn Đất cũng tự nguyện lái xe nhà thương đến giúp đỡ, và nhận bớt một số bệnh nhân chở về nhà thương Grall để chăm sóc.

Bác sĩ Bernard Kouchner thật nhiệt t́nh, đă tận tụy với đồng bào trong cuộc chiến tranh Việt Nam.  Giờ đây ông lại thể hiện tinh thần nhân đạo cao quư qua việc t́m kiếm, cứu vớt thuyền nhân trốn chạy Cộng sản trên biển rộng bao la...