Turley đương đầu với MACV

 

Tiểu Đoàn 3 TQLC

Đông Hà

Xế trưa ngày Thứ Hai

 

Toàn bộ Đông Hà từ mạn Bắc sông Cửa Việt đều nằm trong tầm của từng khẩu pháo, kể cả hằng hà sa số những khẩu bích kích pháo 82 ly mà quân Bắc Việt đă mang từ vùng phi-quân-sự xuống. Trong suốt cuộc chiến, từ trước tới nay phe đồng minh chưa bao giờ bị lâm vào t́nh trạng này. Sau khi John Ripley đă giật sập cây cầu và sau một buổi chiều bị các Sói Biển dàn hàng ngang triệt tiêu mọi mưu toan vượt sông, địch bắt đầu chuyển chiến xa qua hướng Tây về phía Cam Lộ nơi có cây cầu c̣n nguyên vẹn. Quân Bắc Việt tiếp tục đổ quân và trang thiết bị vào Đông Hà. Chẳng có lệnh nào ban xuống cho họ là phải làm ǵ khác hơn công tác này. Ngay cả khi không c̣n cầu Đông Hà nữa, và ngay cả việc phá hủy cầu khiến đà tiến tạm thời bị gián đoạn, kẻ thù vẫn c̣n nắm thế thượng phong mặc dù hải pháo gần bờ vẫn tiếp tục yểm trợ không ngừng.

 

Chiếc BAT-21 của Hoa Kỳ bị bắn hạ, thêm lệnh hạn chế yểm trợ không lực nhằm giải cứu phi công đă cho quân Bắc Việt trong lúc này nắm được lợi thế khắp phía Bắc Vùng I Chiến Thuật từ bờ biển trở vào trong đất liền. Có thể nói trong suốt cuộc chiến, chưa bao giờ có trường hợp nhiều mục tiêu địch như vậy nhưng người Mỹ đă phải hạn chế bắn phá v́ sợ làm liên lụy đến viên phi công đang chờ được cứu. Kẻ thù do đó đă tận dụng cơ hội này để đẩy mạnh cuộc tấn công.

 

Tại Đông Hà, Tiểu đoàn 3 của Lê Bá B́nh giờ đây chỉ c̣n chưa đầy 700 TQLC đối đầu với gần 20.000 bộ đội Bắc Việt cùng với một số lượng xe tăng và pháo binh không rơ là bao nhiêu nhưng có lẽ nhiều hơn là dự đoán. Quân pḥng thủ, cho dù có kiên tŕ đến đâu chăng nữa, rơ ràng là không sao có đủ đạn dược và thiết bị thay thế, cũng như nhân sự để giữ măi vị trí. Điều hiển nhiên đối với B́nh và Ripley, đây là nỗ lực tối đa của địch nhằm đạt thắng lợi. Đối với họ, phải chiến thắng, thắng trận này cũng là thắng trận cuối, nó xứng đáng để được trả giá bằng sự sẵn sàng thí quân ḥng đạt cho bằng được kết quả. Nhằm phá kế hoạch địch, cả hai đều thấy là có thể họ phải giữ vững trận địa bằng mọi giá. Đối với Tiểu đoàn 3 tại Đông Hà, bằng mọi giá có nghĩa là tử thủ.

 

Ngoài chuyện điều động một phần lớn chiến xa qua hướng Tây về phía Cam Lộ, bọn Bắc Việt quyết thắng và dai như đỉa đói bắt đầu chuyển một số khá quan trọng lực lượng bộ binh và yểm trợ nhẹ âm mưu vượt sông qua chiếc cầu xe lửa cũ thời Tây ở thượng nguồn Đông Hà. Chiếc cầu này nằm ngoài tầm của hải pháo. Bọn này trở thành một đe dọa nguy hiểm v́ B́nh không thể điều động bất cứ Đại đội nào hay thiết xa thuộc Tiểu đoàn Thiết Giáp QLVNCH yểm trợ cho anh nhằm ngăn chận mưu toan vượt sông của địch tại đó. Anh không có đủ phương tiện để pḥng thủ một địa h́nh của Đông Hà quá rộng như vậy.

 

Thời gian tạm giao chiến buổi sáng không được duy tŕ lâu. Mối đe dọa lên cao từ các lực lượng Bắc Việt đă băng qua sông bằng chiếc cầu Tây Cũ, mặc dù không có chiến xa kèm theo đă buộc B́nh phải tái phối trí lại các Đại đội TQLC. Quân số địch tăng dần và lúc này nằm ngoài tầm đạn hải pháo. Và v́ hiện thời không có không lực bạn yểm trợ nên bọn chúng ngang nhiên vượt sông.

 

B́nh liên lạc với các Đại đội trưởng bằng cả điện thoại và liên lạc viên, kiểm tra t́nh trạng chung, t́nh h́nh đạn dược và bảo đảm là mọi người hiểu rơ lệnh lạc anh ban ra. Tất cả đều sẵn sàng.

 

Phe đồng minh tiếp tục nhận được tăng viện một cách khả quan qua Quốc lộ số I. Các thương binh nặng không c̣n khả năng tác chiến được di tản về phía Nam bằng các xe vận tải tiếp vận trống không trên chuyến về. Lúc có thời giờ và khi t́nh thế cho phép, B́nh và Ripley đi thị sát các Đại đội trấn giữ các vị trí chiến lược trong vùng. Ripley rất xúc động trước sự kiên tŕ và tinh thần chiến đấu bền bỉ của từng chiến binh TQLC. Họ không cần phải được động viên để thi hành những ǵ họ đang làm. Trong lúc quan sát họ th́ anh ước ǵ có một vài phóng viên ở quanh. Thực tế không có ǵ là khó hiểu những ǵ đang xẩy ra. Những người lính TQLC này đang bảo vệ Tổ Quốc của họ. John Ripley ước rằng trong hoàn cảnh tương tự, người Mỹ cũng sẽ hành động như vậy. Những cuộc chạm trán, những trận pháo kích và giao tranh tiếp tục cho đến măi xế chiều và quân số lính Bắc Việt ở trên bờ Nam gịng sông Cửa Việt phía thượng nguồn càng lúc càng đông thêm. Chắc không thể nghỉ ngơi nổi chiều hôm đó.

 

Giống như Tiểu đoàn Sói Biển tại Đông Hà, các Tiểu đoàn TQLC Việt Nam khác cũng bị đặt dưới áp lực không ngừng và chạm trán liên tục với một kẻ thù có quân số và trang thiết bị nhiều hơn gấp bội trên khắp các vùng tranh chấp của phía Bắc Vùng I Chiến Thuật.

 

Tổng Hành Dinh MACV

Thứ Hai ngày 3/4/1972

Buổi trưa

 

Cuốc xe từ Tổng Hành Dinh NavForV trở về Tân Sơn Nhất nơi MACV đóng không đủ lâu để Gerry suy ngẫm về các ư tưởng tản mạn ngoài những điều mà anh đă biết, ngoại trừ một chuyện. Điều hiển nhiên là các câu hỏi của các vị Đô đốc cho thấy là họ không nắm vững t́nh h́nh trên bộ và những hậu quả của nó. Cũng có thể họ biết nhưng đối với Gerry có vẻ những băn khoăn của họ có tính cách chính trị nhiều hơn là muốn biết kết quả trận đánh. Có thể anh sai khi phán đoán như vậy và anh thầm mong ḿnh không trúng. Hơn nữa những chuyện như thế này ngoài tầm hiểu biết và vị thế của anh.

 

Turley thật sự đă mệt mỏi lắm rồi và vẫn c̣n phải chống đỡ cơn tiêu chảy đang hành hạ. Tại NavForV anh đă có dịp được rửa ráy một chút nhưng biết bề ngoài anh vẫn c̣n thảm hại, không đàng hoàng chút nào và có lẽ vẫn c̣n bốc mùi lên tận mây xanh. Cơ hội "biểu diễn" tại MACV sắp tới đây có thể sẽ là màn cuối của suốt cuộc đời binh nghiệp anh. Turley không có ảo tưởng và tuy không bi quan nhưng không mong một kết quả khả quan nào từ cái t́nh huống đang trở thành một vấn đề nan giải, vừa mang tính cách chính trị vừa có thể biến thành một sự thảm bại về quân sự nếu không được chấn chỉnh nhanh chóng.

 

Pete Hilgartner đứng chờ Gerry khi anh đến MACV. Trước khi lên lầu tŕnh diện các tư lệnh của MACV và ban tham mưu, Pete khuyên bạn: "Anh nên xuống Trung Tâm Chỉ Huy Hành Quân (COC) trước đi." Khác với căn hầm trú ẩn tuy rộng nhưng chật chội của TOC tại căn cứ Ái Tử, Trung Tâm Chỉ Huy hành Quân COC của MACV là h́nh ảnh của tập hợp kỹ nghệ - quân sự Hoa Kỳ hùng mạnh và đầy tính hiệu năng. Tại đây, ngoài hàng chục sĩ quan trung và cao cấp đang làm việc c̣n chứa máy móc điện tử tối tân nhất có thể theo dơi tất cả những ǵ đang xảy ra trên toàn quốc. TOC của Ái Tử có thể đặt nằm gọn lỏn trong một góc nhỏ căn pḥng mà Gerry sắp đi vào. Đúng lúc anh vừa bước vào pḥng, Gerry có thể thề rằng vài chục con mắt một loạt chiếu tướng vào anh, và hơn nữa, anh có thể thề rằng anh nghe hầu hết  mọi sĩ quan th́ thầm với nhau: "Hê, cái thằng đần độn từ miền Bắc xuống đây rồi."

 

Sự hiện diện của Trung tá Turley tại COC thật ra đă được một sĩ quan TQLC khác đang có mặt loan báo rồi. Căn pḥng vốn ồn ào với các sinh hoạt giờ đây tự dưng im lặng hẳn gần như là nghẹt thở. Tất cả mọi người không trừ một ai đều chăm chú vào Gerry. Không chút ngần ngại, anh bước lên phía trước và bắt đầu tuyên bố: "Thưa quư vị, tôi là Trung tá Gerry Turley. Hầu hết quư vị đă biết tôi là ai. Giờ đây tôi không chắc chuyện ǵ sẽ xẩy ra cho tôi, có thể tôi sẽ phải vào tù hoặc bị gởi trả về nhà, tôi không biết. Nhưng quư vị tại trung tâm COC này cần phải biết chuyện ǵ đang xẩy ra..." Và trong những phút tiếp theo, Gerry kể lại cho họ chi tiết diễn tiến sự việc và t́nh h́nh hiện nay ra sao. Anh không giấu điều ǵ. Mặc dù không chắc chắn lắm v́ quá mệt mỏi hay có thể đánh giá sai cử tọa, nhưng sau phần tŕnh bày "ngoài lề," anh có cảm giác khi rời COC của MACV là anh đă làm sáng tỏ một phần lớn màn sương mờ che phủ tập thể MACV bấy lâu nay đă khiến họ đánh giá sai lạc các t́nh huống đang xẩy ra tại phía Bắc Vùng I Chiến Thuật. Chặng tiếp theo là văn pḥng Đại tướng Frederick Weyand, Tư lệnh phó MACV.

 

Văn pḥng của vị Tư lệnh phó Weyandmà sau này sẽ lên làm Tư lệnh MACV nằm ở hai tầng phía trên COC và đối diện với văn pḥng Đại tướng Creigton Abrams, đương kim sĩ quan Tư lệnh. Chức vụ Tư lệnh MACV hết sức quan trọng. Người tiền nhiệm tướng Abrams chính là Đại tướng William C. Westmoreland, một nhân vật mà người Mỹ ai cũng biết, cũng như có lẽ tất cả những người nào trên thế giới đă từng đọc báo, nghe ra-đi-ô hay coi truyền h́nh trong vài năm qua. Nhiệm vụ đứng đầu tại MACV tuy không phải là một chức vụ trọng yếu nhất của quân đội Hoa Kỳ nhưng rơ ràng mang một trách nhiệm hàng đầu mà dư luận phải chú ư đến trong t́nh h́nh Hoa Kỳ c̣n đầu tư các phương tiện lớn lao tại Đông Nam Á.

 

Turley không chút ngạc nhiên khi bước vào văn pḥng tướng Weyand và thấy nửa tá sĩ quan cấp tướng khác cùng với một số nữa, ít ra là phải tương đương, mang cấp bậc Đại tá chính thức đang chờ anh. Lại một lần nữa, Turley cảm thấy sự khác biệt về bề ngoài giữa anh và họ. Trong một thoáng, anh hồi tưởng lại cái cảnh sáu ông Đại tá từ Sài G̣n bí mật lên thị sát Ái Tử trong những hoàn cảnh kỳ lạ nhất. Tuy chỉ mới vài ngày vừa đây thôi nhưng do các t́nh huống bất thường, anh cảm thấy như đă trải qua một thiên thu rồi. Cũng giống như sáu vị Đại tá đó, cái nhóm nhỏ nội bộ MACV đầy quyền uy đang bao quanh chờ đợi anh thuyết tŕnh trông giống như xuất hiện từ cùng một cái khuôn mẫu của Westmoreland: cao ráo, sạch sẽ và tóc muối tiêu cạo sát đầu theo kiểu lính. Lần báo cáo này sẽ khác hẳn lần Gerry vừa thuyết tŕnh cho các nhân viên dưới COC vừa rồi.

 

Gerry Turley lướt mắt quan sát những người chung quanh. Ngoại trừ Pete Hilgartner, không một ai có thể gọi là bạn với anh được. Và cũng ngoài Hilgartner ra, chắc chắn là những người được chỉ định làm "tà-loọc" cũng cao cấp hơn anh rồi. Turley bắt đầu từ tốn tŕnh bày, nhờ kinh nghiệm đă thực hiện chuyện này hai lần cho các vị Đô đốc và một lần nữa cho nhóm COC của MACV. Anh kể lại từ đầu, hơi sửa đổi một chút cho phù hợp với cái cử tọa "nặng kí" và quan trọng này.

 

Buổi thuyết tŕnh khởi đầu như thường lệ và Turley giải thích lư do tại sao anh lên phía Bắc và những hoàn cảnh bất thường đă khiến anh có mặt tại căn cứ Ái Tử khi địch quân bắt đầu cuộc tấn công. Cử tọa ban đầu khá lạnh lùng và có lẽ t́m mọi cách để bắt lỗi anh nhưng bắt đầu tỏ vẻ bối rối khi nghe Turley kể anh đă bị buộc, gần như là cưỡng bức nhận vai tṛ chỉ huy các hoạt động của Team 155 trong hầm trú ẩn ra sao bởi viên Đại tá Hoa Kỳ cố vấn trưởng cho tướng Giai. Các điệu bộ cơ thể, những tiếng động gầm gừ hậm hực trong cử tọa cho Gerry thấy là thái độ chỉ trích và đổ lỗi cho những chuyện mà không ai muốn chịu trách nhiệm sắp sửa xẩy ra rồi. Khi Turley bắt đầu kể lại tỉ mỉ anh đă được giao trách nhiệm như thế nào, một trong những ông tướng lúc đó vẫn c̣n hoài nghi, lên tiếng chận anh: "Này, chờ một chút..." Ngay lúc đó Gerry móc túi rút mảnh giấy có ghi số an sinh xă hội của ông Đại tá cùng với thời điểm mà sự kiện đă xẩy ra. Bằng chứng này không thể chối căi được.

 

Trước khi Gerry có thể tiếp tục, một trong những ông giống như Westmoreland bước tới chỉ vào mảnh giấy nói:

 

"Đưa cho tôi tấm giấy này."

 

Turley tuy khá mệt mỏi nhưng không hề nao núng. Anh trả lời một cách thẳng thừng và cứng rắn: "Không." Cả căn pḥng im lặng cho đến khi một ông Đại tá khác lên tiếng yêu cầu. Turley lại từ chối một lần nữa. "Tôi chỉ muốn sao lại thôi mà." "Không." Lại im lặng. Một cái im lặng đầy ngượng nghịu và đau khổ.

 

Sau cùng th́ Pete Hilgartner, bạn của Turley và nhân viên của pḥng hành quân MACV mà mọi người đều biết nhảy vào cuộc làm trọng tài. "Để tôi, Gerry. Tôi sẽ làm bản sao và trả lại anh."

 

"Như vậy th́ được, Pete..."

 

Và sự việc được tiến hành. Trung tá Hilgartner nhận mảnh giấy từ bạn ḿnh và rời khỏi pḥng để đi chụp phóng ảnh. Lúc anh đi rồi th́ cả pḥng vẫn giữ im lặng, chỉ trừ một ít người thầm th́ với nhau. Turley không nói ǵ cả.

 

Khi Pete Hilgartner trở lại đưa trả mảnh giấy, Gerry đút nó vào túi quần. Tờ phóng ảnh được chuyền tay nhau cho tất cả mọi người xem. Đột nhiên có một bằng chứng, một bằng chứng không thể chối căi được là Turley không hề là gă điên như mọi người tưởng. Có lẽ trời đang sập thật tại phía Bắc Vùng I Chiến Thuật.

 

Sau đó th́ Gerry tiếp tục buổi thuyết tŕnh. Anh kể tiếp cú điện thoại của viên tướng cho phép anh được trực tiếp gọi hỏa lực yểm trợ, kể lại sự đầu hàng đáng xấu hổ của căn cứ Carroll, hành động dũng cảm của Ripley đă phá sập cây cầu Đông Hà, và công tác yểm trợ hải pháo đắc lực của các chiến hạm cho các đơn vị bạn sát bờ biển, tất cả mọi chuyện, tất cả cho tới lúc anh rời Ái Tử để đến pḥng họp này.

 

Khi anh vừa xong th́ các sĩ quan cao cấp nhất vào văn pḥng riêng của tướng Weyand để thảo luận trong khi những người khác th́ chờ ở pḥng ngoài hay đi làm công việc khác. Sau khi các sĩ quan cao cấp bàn thảo xong, một người ra gặp Turley. Viên tướng cảm ơn sự đóng góp của Turley và hỏi anh có yêu cầu ǵ không? "Mọi người cần tôi ở trên kia, thưa Trung tướng. Tôi muốn trở lại thi hành công vụ."

 

"Được lắm, Trung tá. Có một chuyến bay vào lúc 6 giờ chiều nay." Cũng đủ thời gian cho Hạ sĩ Châu đưa Gerry trở về bản doanh ở Sài G̣n, tắm táp cẩn thận, cạo râu và thay một bộ quân phục mới trước khi bay trở ra Vùng I.

 

Đúng lúc Trung tá Gerry Turley đang thu dọn ba-lô và khẩu súng để rời pḥng th́ từ văn pḥng riêng, đích thân Đại tướng Weyand xuất hiện. Trong suốt cuộc thuyết tŕnh, Gerry rất cảm phục tính chuyên nghiệp, không cao ngạo và khách quan qua những lời nhận xét và câu hỏi của tướng Weyand. Tướng Weyand gọi anh bằng tên riêng, tiến đến bắt tay anh và chân thành cảm ơn anh về tinh thần phục vụ quên ḿnh cũng như tất cả những ǵ anh đă thực hiện trong các hoàn cảnh kinh hoàng như vậy. Mặc dù đă kiệt sức nhưng Turley vô cùng xúc động trước sự rộng lượng bất ngờ của viên Đại tướng.

 

CUỘC TỔNG TẤN CÔNG LAN RỘNG VÀ CÔNG TÁC PH̉NG THỦ CUỐI CÙNG CŨNG ĐƯỢC TIẾN HÀNH TƯƠNG ỨNG

 

Hạ sĩ Châu đưa vị khách về lại bản doanh tại Sài G̣n để tắm rửa, thay quân phục mới và lái ra Tân Sơn Nhứt vừa kịp để đón chuyến bay ra ngoài Đà Nẵng là địa điểm xa nhất trong buổi tối hôm đó. Gerry c̣n vừa vặn thời gian để gọi cho Bunny và mấy đứa nhỏ. Anh báo mọi chuyện b́nh an và luôn luôn thương nhớ cả nhà. Anh cũng vui khi biết cả nhà b́nh thường và luôn nhớ anh. Tại Đà Nẵng, Gerry gặp lại một vài quân nhân trong COC từng nằm trong cái nhóm "Gă điên Turley" mấy ngày trước đó. Tuy không thoải mái lắm nhưng kể ra cũng là chuyện nhỏ thôi. Bị kẹt lại Đà Nẵng đêm hôm đó, Gerry có thời gian để ngủ một giấc đàng hoàng trên một cái giường thật sự. Anh hi vọng sáng hôm sau sẽ có phương tiện nào đó để lên phía Bắc.

 

Giao tranh tại phía Bắc Vùng I Chiến Thuật tiếp diễn không ngừng từ Thứ Hai qua đến Thứ Ba. Hải pháo bắn cầm chừng những tọa độ nào cho phép trong khi không yểm th́ bị hạn chế khả năng bởi vùng cấm bắn chung quanh chiếc Bat-21 bị rơi. Giới chức trách tại Sài G̣n tập trung chú ư nhiều hơn các hoạt động tại tỉnh Quảng Trị. QLVNCH phụ trách pḥng thủ trong vùng giờ đây hầu hết chỉ c̣n là các Tiểu đoàn TQLC tiếp tục trấn giữ các vùng lănh thổ trọng yếu và chỉ bỏ cuộc khi vạn bất đắc dĩ mà thôi.

 

Quân địch đă thất bại khi trông chờ dân chúng địa phương nổi dậy giúp chúng. Trên thực tế cũng không c̣n bao nhiêu dân tại phía Bắc thành phố Quảng Trị nữa. Họ đều đă di tản về hướng Nam hầu tránh những cuộc pháo kích bừa băi vô tội vạ không ngớt chụp xuống. Thêm vào đó, hạ tầng cơ sở các lực lượng Cộng sản tại địa phương chưa được củng cố lại. Đây cũng là vấn nạn thực tế của Bắc Việt trên toàn quốc. Bọn Cộng sản địa phương đă bị thanh toán trọn vẹn trong đợt Tết Mậu Thân 1968 và trong các chiến dịch tiếp theo đó thành thử đợt tổng công kích "Nguyễn Huệ" này hoàn toàn mang tính cách của một cuộc xâm lăng từ bên ngoài vào.

 

Cuộc tổng tấn công của Bắc Việt mà giới t́nh báo đồng minh chờ đợi rốt cục cũng được tiến hành vào sáng Thứ Tư ngày 5/4/1972. Xuất phát từ miền Đông Cam-pu-chia, khoảng 100 cây số về hướng Tây Bắc Sài G̣n, các mũi tấn công địch thoạt đầu cắt đứt Quốc lộ 13 giữa An Lộc và thủ đô Sài G̣n. Nếu cuộc xung phong vào An Lộc thành công th́ sẽ đặt áp lực trực tiếp lên Sài G̣n và tạo sự hoảng loạn rộng lớn hơn là các cuộc tấn công tại gần vùng phi-quân-sự.

 

Chiến dịch dội bom hiện đang bị hạn chế bởi thời tiết xấu và các vấn đề liên quan đến viên phi công Bat-21 bị kẹt gần Cam Lộ bắt đầu thay đổi và lan rộng lên một mức độ chưa từng thấy trong suốt cuộc chiến từ trước tới nay với sự có mặt của quân đội Hoa Kỳ. Nhiều người sống ngoài vùng Á Châu không được thông tin đầy đủ đă bị dẫn dắt để tưởng rằng người dân lành vô phước, bơ vơ, yêu chuộng tự do hiện đang sống trong nước Dân Chủ Việt Nam Cộng Ḥa (Bắc Việt) là nạn nhân đang chịu đựng sự trừng phạt dă man và mọi rợ của Không lực và Hải quân Hoa Kỳ năm này qua tháng nọ. Tuy nhiên thực tế không phải như vậy.

 

Các chiến dịch dội bom trước đó trong cuộc chiến là hậu quả của một toan tính chiến lược sai lạc và ngây thơ. Bị ám ảnh bởi cuộc nhập trận ồ ạt và bất ngờ của Trung Cộng trong cuộc chiến Triều Tiên vào tháng 11 năm 1950, các kế hoạch gia của Tổng thống Johnson muốn bảo đảm không tạo cơ hội hay sự khiêu khích nào để Trung Cộng có cớ làm lại chuyện đó tại Việt Nam. Do đó các mục tiêu mà Không lực Hoa Kỳ có thể tấn công đă bị hạn chế tối đa.

 

Đối với những người chống đối nỗ lực của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á, B-52 bị coi như là tượng trưng cho sự tương phản giữa sự thống trị quân sự-kỹ nghệ và các lực lượng giải phóng cách mạng. Thành thử cho tới nay, B-52 vẫn chưa được sử dụng chung quanh Hà Nội và Hải Pḥng. Tất cả những cuộc dội bom trước đó được tiến hành bởi các máy bay xung kích chiến thuật, chẳng hạn như chiếc F-105 của Không lực Hoa Kỳ được mệnh danh là "Thần Sấm," hay bởi các phi cơ thuộc hàng không mẫu hạm và thuộc Binh đoàn TQLC Hoa Kỳ. Các luật lệ giao tranh do họ tự đặt ra quá ngặt nghèo và vô lư đến nỗi có lúc tưởng chừng như đó là các phi vụ tự sát. Đây cũng là bằng chứng hùng hồn cho tính chuyên nghiệp của các phi hành đoàn thực hiện các phi vụ đó, là đă không xẩy ra các vụ phản loạn hay từ chối thi hành nhiệm vụ hàng loạt. Các mục tiêu trực tiếp đe dọa đến các phi hành đoàn thường bị hạn chế v́ gần khu dân cư hoặc do giới chịu trách nhiệm về chiến tranh của Johnson cho rằng những mục tiêu như thế có thể sẽ là thông điệp gởi đi để khiêu khích Liên Sô hay Trung Cộng. Ngoài ra, trong một khoảng thời gian dài, Không lực Hoa Kỳ không có quyền tấn công các phi trường hay bắn hạ các phi cơ địch khi họ đang đáp xuống hay bay lên. Trong khi đó th́ bọn Cộng sản quỷ quyệt không hề trả lễ cái tính anh hùng mă thượng "ngu xuẩn" của Hoa Kỳ. Họ chỉ tập trung vào quyết thắng. Các phi hành đoàn Hoa Kỳ đă phải trả một giá đắt không cần thiết khi phải tuân hành các lệnh lạc đó và nhiều lệnh khác nữa, phải chịu nguy hiểm đến mạng sống mà chẳng được lợi lộc bao nhiêu.

 

Hoa Kỳ đă đơn phương ngưng các cuộc dội bom ngoài Bắc từ vĩ tuyến 20 trở lên vào tháng 11 năm 1968 trong một hành động thiện chí khả dĩ để đi đến một tiến tŕnh ḥa b́nh. Bọn Cộng sản đă lợi dụng việc ngưng dội bom để củng cố lại hệ thống pḥng thủ với các kỹ thuật hỏa tiễn pḥng không tối tân nhất của Liên Sô, đồng thời điều động các phương tiện khác xuống gần hơn các chiến trường trong miền Nam. Bọn Cộng sản chỉ chú trọng đến thắng lợi mà thôi.

 

Phức tạp hơn nữa cho các vấn đề trả đũa hàng loạt của hỏa lực không quân Hoa Kỳ là đường lối ngoại giao mới chớm của Tổng thống Nixon đối với người Nga và Trung Cộng. May mắn thay cho người Việt và người Mỹ trên chiến trường, Nixon đă tạo áp lực bằng cách ra lệnh không kích toàn diện.

 

Ngày 6/4/1972 Hoa Kỳ khởi động chiến dịch "Operation Freedom Trail" là một nỗ lực dội bom liên tục phía Bắc khu phi-quân-sự, nơi bị cấm kể từ tháng 11 năm 1968. Các phi vụ được tập trung hầu hết phía dưới vĩ tuyến 20 tuy cũng có một vài phi vụ được thực hiện cao hơn đó. Chiến dịch "Freedom Trail" tiếp tục cho đến đầu tháng Năm và sau đó được thay thế bởi chiến dịch "Operation Linebacker." Không lực Hoa Kỳ được điều động hàng loạt lên phía Bắc vĩ tuyến 20 và lần đầu tiên trong cuộc chiến, B-52 được sử dụng cho các mục tiêu chiến lược trong vùng Hà Nội và Hải Pḥng. Các sự hạn chế trước đó về mục tiêu đă bị băi bỏ một cách đáng kể mặc dù ở vài nơi chúng vẫn c̣n có chút hiệu lực, chẳng hạn như tránh các mục tiêu dân sự trường học, bệnh viện v.v... Trong một phần của chiến dịch "Linebacker," các máy bay Hải quân Hoa Kỳ đă thả ḿn phong tỏa tất cả đường biển dẫn vào các hải cảng Bắc Việt. Sâu vào trong nội địa, các cầu và đường xe lửa nối với Trung Cộng cũng bị phá hủy. Tuy các lực lượng Hoa Kỳ phải đối mặt với hệ thống pḥng không tinh vi nhất thế giới nhưng sự xuất hiện của các vũ khí chính xác thuộc thế hệ thứ nhất và thứ hai đă cho phép Hoa Kỳ phá được các mục tiêu mà giảm thiểu sự thương vong cho dân cư. Theo sự tuyên truyền của Cộng sản, các dân cư này dường như sống ngay sát bên bất cứ mục tiêu quân sự nào mà người Mỹ tấn công.