TRƯỞNG TRẠI TỴ NẠN PULAU BIDONG
Nguyên thủy, Pulau Bidong là một ḥn đảo lớn nhất trong nhóm quần đảo hoang vu nằm trên biển Đông, cách xa đất liền Terengganu trên 20 hải lư. Đảo có những ngọn đồi cao từ 200 đến 300 thước và những rừng cây rậm rạp của miền nhiệt đới...
Sau khi Cộng Sản cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam ngày 30 tháng 4 năm 1975, hàng triệu đồng bào đă t́m đường bỏ nước ra đi. Ngày 8 tháng 8 năm 1978, Pulau Bidong được nhà Cầm quyền Mă Lai và Cao Ủy tỵ nạn LHQ (UNHCR) chính thức tuyên bố mở cửa đón nhận thuyền nhân VN đă t́m đường trốn chạy Cộng Sản. Đảo Bidong có một diện tích chừng 5 cây số vuông, nhưng phần đất ở được lại quá hẹp, chỉ giới hạn trên những băi cát nhỏ dưới chân đồi. Thuyền nhân tỵ nạn đến đảo đầu tiên vào tháng 9 năm 1978 chỉ ở dọc theo bờ biển phía Tây Nam. Đến đầu năm 1980, diện tích người tỵ nạn cư trú có nới rộng ra nhưng cũng chỉ chiếm độ nửa cây số vuông, trong khi dân số th́ lại tăng gấp đôi, có lúc trên 45. 000 người vào khoảng tháng 4 năm 79.
Thuyền nhân đến đảo Bidong đă sử dụng trên 500 ghe tàu lớn nhỏ đủ loại, trong đó phải kể chiếc SG 306 M do Bác sĩ Nguyễn Gia Thọ tổ chức đưa cả gia đ́nh đi. Có lẽ đây là chiếc thuyền vượt biển nhỏ nhất thế giới, chiều dài chưa đầy 8 thước. Sau khi đi tù về, Bác sĩ Thọ, nguyên là một bác sĩ Không quân VNCH, đă sống ngụy trang trên chiếc ghe này, giả làm đủ thứ nghề, từ buôn bán trái cây, đến cào tôm đánh cá, qua lại thủy lộ thuộc các tỉnh trên sông Tiền, sông Hậu*, cho đến mũi Cà Mau để nghiên cứu các cửa sông, t́m lối an toàn ra biển cả... Khi đến được đảo Bidong, chiếc thuyền của BS Thọ c̣n neo ngoài khơi giữa đảo Bidong và đảo Kapak. Trong một chuyến công tác trên đảo Cá mập, tôi có chụp được h́nh ảnh chiếc thuyền này và đă tặng bác sĩ, để trang trí quyển sách viết về cuộc vượt biển của anh.
* “Bắt nguồn từ Hy mă lạp sơn bên tàu, sông Cửu Long đổ xuống miền Nam và trước khi ra biển đă chia làm hai nhánh lớn: sông Tiền Giang gồm các tỉnh G̣ Công, Mỹ Tho, Bến Tre và sông Hậu gồm các tỉnh Cần Thơ, Châu Đốc, Long Xuyên, rạch Giá.
Trên phương diện hành chánh, trại tỵ nạn Pulau Bidong được chia thành 7 khu: A-B-C-D-E-F-G. Mỗi khu đặt dưới sự điều hành của một Trưởng khu do dân chúng trong khu bầu lên. Tại trung ương có một Trưởng trại được toàn dân trên đảo bầu lên theo lối trực tiếp phổ thông đầu phiếu. Sau khi L. M Lê Ngọc Triêu đi định cư tại Hoa Kỳ, tôi được dân trên đảo bầu vào chức Trưởng trại ngày 28 tháng 10 năm 1979.
Trưởng trại chịu trách nhiệm điều hành tổng quát. Có một Ban Điều Hành để giúp trưởng trại. Có một Hội Đồng Cố vấn 15 thành viên gồm những nhân sĩ trên đảo, với nhiệm vụ làm trọng tài, kiểm soát hoạt động của trại, dựa theo bản Nội quy đă có sẵn do các Trưởng Trại tiền nhiệm để lại. Sinh hoạt trong trại do
1/ Các Khối chuyên môn đảm trách như: Khối Hành chánh-Thông Dịch, Khối Thông tin-Văn hoá-Giáo dục, Khối Trật tự, Khối Tiếp liệu, Khối Y tế-Xă hội, Khối xây cất.
2/ Các ban như:
a) Ban Tiếp nhận người mới đến đảo, Ban Thiết kế-nhà ở.
b) Ban Vệ sinh (để giải quyết những đống rác khổng lồ, cao đến tận mái nhà dân).
c) Ban Nhân lực có nhiệm vụ Quản trị số thanh niên các tàu và khẩn cấp cung ứng theo nhu cầu cho các cơ quan bạn.
Ngoài ra trại c̣n đặc biệt có:
a) Ban Thoát thuỷ (để giải quyết nước ứ đọng trong những vùng đất thấp sau những cơn mưa như thác lũ từ trên những ngọn đồi cao đổ xuống, và những lúc thuỷ triều dâng lên tràn ngập khu C).
b) Ban Đặc nhiệm: ban này gồm những thanh niên độc thân, t́nh nguyện, trẻ trung, lực lưỡng, nhanh nhẹn và tháo vát để giải quyết những công việc nặng nhọc bất thần xảy ra như cây ngă ban đêm.
Trong thời điểm này đă có 21 Quốc gia trên thế giới nhận thuyền nhân tỵ nạn đi định cư, trong đó 20 quốc gia thuộc thế giới Tự do. Chỉ có một Quốc gia thuộc Khối Cộng Sản là Trung hoa lục địa. V́ vậy có nhiều phái đoàn ngoại quốc thường xuyên đến đảo với lịch tŕnh phỏng vấn bận rộn cả ngày. Thuyền nhân đến đảo càng ngày càng đông. Đời sống trên đảo thật là nhộn nhịp. Người đi ngoài đường chen lấn nhau. Hàng quán mở ra rải rác trên bờ biển nhất là ở băi khu C. Việc điều hành các sinh hoạt trên đảo càng trở nên phức tạp.
Sinh hoạt trên đảo bắt đầu từ 4 giờ sáng cho đến tối. Đảo có ḷ bún đặc biệt, cọng nhỏ dài, trắng, có ḷ bánh ḿ mà người dưới tàu lle de Lumière của BS Kouchner rất thích. Đảo cũng có chợ Cḥm Hỏm nằm trên băi biển khu C, bên cạnh những xác tàu vượt biển trôi dạt vào bờ, phủ đầy cát trắng. Cá th́ do thanh niên trên đảo đi câu. Nhu yếu phẩm, trái cây tươi do các thanh niên dùng xuồng ba lá ra khơi mua bán với tàu nhỏ của dân buôn Mă Lai từ đất liền Marang chở đến ban đêm
Ngoài việc giải quyết các vấn đề Hành chánh, tổ chức các lớp học cho trẻ em, lớp học sinh ngữ, lớp dạy nghề cho người lớn, thành lập sân bay trực thăng trên đồi khu F, sân bóng chuyền khu G, phát thanh phổ biến tin tức, tổ chức văn nghệ, chỉnh trang đồi Tôn giáo, nhà thờ Công Giáo, nhà thờ Tin lành, chùa Từ bi Phật Giáo, vườn hoa, Ban điều hành trại c̣n lo làm sạch đảo, dọn dẹp một khoảnh đất trống cao ráo trên mỏm khu C để dựng tượng đài kỷ niệm 5 cánh buồm tựu quanh trống đồng Ngọc Lũ (với dụng ư giúp cho thuyền nhân từ ngoài biển Đông vào Mă Lai nhận ra dễ dàng đảo tỵ nạn Bidong), tổ chức bắt chuột sanh sản quá nhiều quấy phá nhà thương ban đêm, t́m kiếm các thanh thiếu niên đi câu cá xa bờ bị sóng gió bất thường đập bể thuyền, trôi giạt vào những ḥn đảo nhỏ hoang vu. Trại cũng lo giải quyết dẹp các băng đảng “Sa Tăng”, “Thiết Giáp”, “Quỷ Kiến Sầu”, ngăn chặn nạn nấu rượu lậu mà chánh quyền địa phương cấm kỵ …
Một bệnh viện 60 giường, lấy tên là Sick Bay được thành lập. Có pḥng mổ, pḥng Quang tuyến X, pḥng Nha khoa, pḥng Sanh, pḥng Hồi Sức, trại Nhi khoa, trại Sản khoa, trại bệnh tổng quát, nhà bếp, nhà vệ sinh, nhà máy điện.
Việc xây cất hoàn toàn do thuyền nhân tỵ nạn trên đảo lo liệu, từ họa đồ thiết kế đến nhân công. Đảo có nhiều Kiến trúc sư, Kỹ sư Công chánh. Phương tiện, máy móc, vật liệu xây cất do Bác sĩ Bernard Kouchner và Cao Ủy tỵ nạn LHQ giúp đỡ cung cấp. Công tác xây cất bệnh viện được hoàn tất sau 2 tháng làm việc ngày đêm. Đảo tỵ nạn Pulau Bidong tuy nhỏ, nhưng có được một lực lượng chuyên viên Y tế khá hùng hậu. Kể từ ngày lập đảo vào tháng 9 năm 1978 đến ngày 21 tháng 2 năm 1980, tổng cộng đă có 152 Bác sĩ đủ các ngành chuyên môn Nội khoa, Ngoại khoa, 20 nữ Hộ sinh Quốc gia, 18 Nha sĩ, 86 Dược sĩ, 100 Y tá lành nghề.
Toàn dân tỵ nạn trên đảo hân hoan trước sự h́nh thành nhanh chóng của Bệnh viện Sick Bay: Trước kia bệnh nhân cấp cứu cần phải đợi phương tiện chở về nhà thương trên đất liền Terengganu để được điều trị. Nhưng có khi không thực hiện được, v́ không có tàu bè, hoặc do sóng to gió lớn.
Trong thời gian thành lập Bệnh viện Sick Bay, Khối Y tế được sự yểm trợ đắc lực ngày đêm của tàu lle de Lumière trang bị một pḥng mổ, một pḥng thí nghiệm với 129 giường bệnh thả neo gần đảo Bidong trên 5 tháng. Nhóm bác sĩ Pháp trên tàu đă tận tụy chăm sóc thuyền nhân trên đảo, từ bệnh đau ruột dư cấp tính cần giải phẫu khẩn, đến bệnh tâm thần rối loạn sau chuyến vượt biển đầy gian nguy, cướp bóc, hảm hiếp, tàu ch́m, xa chồng, mất vợ, mất con …
Những chuyện vượt biển có quá nhiều điều bi thảm, không sao kể xiết! Nhân dịp gặp Bác sĩ Kouchner, tôi có gởi 2 cháu Tôn thất Tử Diễm và Tôn thất Anh Khoa lên tàu lle de Lumière nhờ chăm sóc. Hai cháu c̣n quá nhỏ chưa đầy 7 và 2 tuổi, thế mà chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi chưa đầy một năm, đă phải chịu cảnh mồ côi mẹ lẫn cha. Câu chuyện thật thương tâm: “Sau khi vợ lâm bạo bệnh qua đời, một tháng sau, Bác sĩ Tôn thất Quỳnh Anh đă t́m cách trốn thoát sự ḱm kẹp của Cộng Sản trong bệnh viện Quảng Đông, nơi ông đang làm việc, đem hai con xuống Rạch Giá để vượt biển. bác sĩ và hai con đi trên tàu KG 1170. Tàu rời Rạch Sỏi mười ngày sau tàu chúng tôi. Đến ngày 28 tháng 4 năm 1979, tàu vào vịnh Thái Lan. Chẳng may bị hư máy. Đang lênh đênh trên biển cả th́ bị Hải tặc bao vây, 8 chiếc tàu cướp hung dữ tấn công ba lần, đụng mạnh hai bên hông tàu cho bể lan can, dùng sức ép cho tàu lắc lư xong nhảy qua dùng vật nhọn uy hiếp, cướp bóc dă man. Bác sĩ Anh ngất xỉu và chết v́ bị nhồi máu cơ tim.
Đến khi tàu lle de Lumière rời đảo, chúng tôi xin Cao Ủy tỵ nạn giúp đỡ, cho người đưa hai cháu về với bà d́ ruột ở tiểu ban Utah. Chúng tôi cũng viết thơ riêng cho hai cháu cầm đi đường, nhờ chuyên viên phi hành chăm sóc trên các chuyến bay.
Lên đảo, cũng như những đồng nghiệp lên trước, anh Vĩnh và tôi t́nh nguyện gia nhập ngay vào những sinh hoạt Y tế của trại. Anh Vĩnh được mời vô Hội Đồng Cố Vấn, tôi được cử làm phó trại một thời gian giúp Linh Mục Lê Ngọc Triêu cho đến ngày LM rời đảo đi định cư.
Trong chức vụ Trưởng trại do dân chúng trên đảo bầu lên, tôi đă được sự cộng tác nhiệt thành của các bạn trong và ngoài giới Y khoa. Đối với đông đảo anh chị em đă tận tụy làm việc tự nguyện tại các khu, các khối, các ban … xin xác nhận nơi đây ḷng cảm kích và quí trọng của tôi, nhân danh đồng bào trên đảo Pulau Bidong trong thời gian tôi đại diện. Tôi cũng muốn nêu lên lời cám ơn nồng nhiệt đến Bác sĩ Vũ Thanh Vân, phó trưởng trại kiêm Trưởng ban Nhân lực. Bác sĩ đă xông xáo vào tất cả mọi việc khó khăn, nặng nhọc trên đảo, giữa cơn băo lạnh lùng, hay giữa những buổi trưa hè nóng bức để làm việc ḥa ḿnh với nhóm thanh niên thiện chí. Bác sĩ đă không quản ngại theo sà lan ra khơi đổ rác hôi hám, để chu toàn công tác thuyền nhân trên đảo đă ủy thác và tin tưởng nơi Bác sĩ.
Ngoài sự đóng góp và giúp đỡ tích cực của Bác sĩ Kouchner và các Bác sĩ Pháp trên tàu lle de Lumière, c̣n có các toán thiện nguyện đến từ các nước Hoa Kỳ, Tây Đức, phối hợp với các Hội Trăng lưỡi liềm đỏ (Red Crescent Society) tức Hồng thập tự Mă Lai và Hội Hồng thập tự Quốc tế, đă mang lại cho thuyền nhân trên đảo nhiều sự hỗ trợ quí báu cả về hai phương diện vật chất lẫn tinh thần. Họ thật sự là những ân nhân của những người tỵ nạn. Xín quư vị nhận nơi đây ḷng quí trọng và biết ơn sâu xa của người Việt tỵ nạn Cộng Sản trên đường vượt biển của chúng tôi.
Trại tỵ nạn Pulau Bidong có được một sinh hoạt điều ḥa, cũng nhờ vào tinh thần đoàn kết, biết tôn trọng luật lệ, thương mến và giúp đỡ lẫn nhau của đa số thuyền nhân trên đảo.
Đảo Bidong cũng là nơi ghi dấu nhiều kỷ niệm khó quên cho bất cứ thuyền nhân nào đă đến đây.
Cầu Jetty Pulau Bidong
Tiếp đón phái đoàn Phi Luật Tân
Ông James Hart
CHIẾC TÀU MA
Trên băi trước Bidong, vào khoảng tháng 8 năm 1978, đă có 2 chiếc tàu bằng sắt đầu tiên đến đảo. tàu bị sóng to đẩy sát vào chân núi làm nghẽn lối đi lên đồi tôn giáo, đồng thời trở thành nút chặn trên đường thoát thủy đổ ra biển.
Nhằm mùa mưa lũ, nước đổ mạnh từ trên đồi cao khu D, khu F xuống ứ đọng các vùng đất thấp khu B, trường sinh ngữ … Nhiều nhà sàn dọc theo đường mương thoát thủy khu A bị ngập nước. Có trường hợp, sau những trận mưa to liên tiếp, nước đang chảy xiết, một em bé ba tháng không may bị rớt từ một cửa sổ xuống mương. Nước cuốn em đi nhanh. Cha mẹ em và người nhà kịp thời nhảy theo xuống nước và may mắn vớt được em b́nh an ở cuối căn nhà lối xóm phía dưới ḍng cách xa ba thước.
Theo lời yêu cầu của đồng bào trong vùng nước ngập khu C, và sau một cuộc nghiên cứu phối hợp giữa ông James Hart Quản trị Hành chánh đảo Bidong và quí vị trong ban Thoát thủy, văn pḥng trại quyết định cho dời hai chiếc tàu đi nơi khác. Một chiếc tàu sắt khổng lồ, lớn hơn một chiếc ghe chài lục tỉnh, màu xanh da trời, nằm sâu bên trong và một chiếc tàu khác cũng bằng sắt, màu sơn đen tuyền nằm bên ngoài. Tuy kích thước nhỏ nhưng vị trí nằm lại gây cản trở nhiều hơn cho ḍng nước chảy từ trên đồi xuống. Chiếc tàu này là chiếc tàu số 2 đến đảo sau nhiều gian truân chết chóc v́ băo táp.
Hôm nay nhằm ngày 9 tháng 11 năm 1979. Trên băi trước đảo Bidong, màn đêm đă xuống từ lâu, trời tối đen như mực. Dưới cơn mưa tầm tă, thanh niên tự nguyện đă đứng đầy trên băi Tự do, trên cầu Nhân Đạo và chung quanh chiếc tàu sắt đen có số danh TV 148 nằm dưới chân đồi Tôn giáo. Suốt ngày, họ đă không quản ngại khó khăn, thay phiên nhau làm việc, lặn lội dưới nước biển, h́ hục dùng những phương tiện sẵn có như cuốc, sẻng, xà ben, dao, búa để đào cát, cắt gỡ các chướng ngại vật, lót ván, kê tàu… Đến giờ phút chót của cuộc thử thách, dưới cơn mưa như trút nước, Bác sĩ Vũ Thanh Vân ḿnh trần lực lưỡng tay cầm loa, xông xáo chạy tới chạy lui, huy động nhóm thanh niên trẻ tuổi mạnh mẻ để dùng thế đẩy con tàu ra khơi. Bác sĩ Christopher, cô Monica của đoàn Y Tế Tây Đức, Kommandant Samsudin đại diện Task Force, ông Wan thuộc hội Trăng lưởi liềm đỏ Mă lai, cũng có mặt để theo dơi.
Dưới ánh đèn pha sáng choang trên cầu, thanh niên đă dùng dây luộc to đường kính 8 phân, luồn mấy ṿng ngang qua thân tàu gần phía sau lái, thắt chặt lại, xong cột thẳng qua xà lan đậu gần bên cầu tàu, rồi từ đó mới nhờ chiếc Vigilant ra sức kéo. Phải chật vật lắm mới nhích được chiếc tàu sắt nặng nề, bị lún sâu lâu ngày dưới cát. Trời càng về khuya, mưa càng lớn, gió thổi lồng lộng. Cuối cùng dưới sức kéo mạnh của tàu, và sức đẩy của thanh niên, chiếc tàu sắt trườn được xuống nước trong nỗi hân hoan, vỗ tay vang dậy của mọi người đứng xem.
Chiếc tàu được tiếp tục kéo từ từ ṿng qua mủi khu C, đến cuối đảo Cá mập đối diện khu F mới cắt dây. Mọi người đinh ninh tàu sẽ trôi dạt ra khơi gặp sóng to, sẽ ch́m sâu xuống biển.
Công việc xong, chúng tôi lần lượt về nhà. Cùng đi chung một đoạn đường với tôi, có ông Châu văn Kiệt, trong Hội đồng Cố vấn, bác sĩ Vũ Thanh Vân, Trưởng ban Thanh niên, GS Vơ văn Dũng, Trưởng khối Thông tin-Giáo dục cùng với ông Phụ tá Đức. Đến dốc văn pḥng khu B th́ gặp một toán thanh niên cũng từ băi về tới đó, áo quần ướt sũng, vừa đi vừa hát, chuyện tṛ vui vẻ. Vào mùa này, đảo Bidong thường có những trận mưa dông tầm tă kéo dài, làm trôi những con ểnh ương to bụng, màu nâu xám từ trên triền núi xuống, ḅ nhảy lung tung trên đường ṃn trơn trợt.
Sáng ngày 10 tháng 11 năm 1979, như thường lệ tôi dậy sớm, chuẩn bị đi một ṿng đảo xem sinh hoạt của đồng bào th́ nghe có tiếng người lào xào trước ngơ: “Đi xuống cầu tàu Jetty xem chiếc tàu ma chơi! Vừa kéo ra tối hôm qua th́ sáng sớm hôm nay lại ṃ trở về chỗ cũ!”.
Lấy làm lạ, tôi tháp tùng đi theo. Cơn mưa đă tạnh và mặt biển c̣n mờ sương . Thật lạ lùng! Trong sự ngạc nhiên của những người có mặt tối đêm qua, đă chứng kiến tận mắt cảnh kéo chiếc tàu sắt ra khơi xa tưởng đă ch́m xuống đáy biển, nào ngờ bây giờ lại thấy nằm lù lù ngay vị trí cũ của nó. Ông Wan, gốc Mă Lai đại diện cho hội Trăng lưởi liềm đỏ, há hốc miệng mắt mở to đầy sợ hải tỏ vẻ không tin. Tôi nh́n đồng hồ mới 4 giờ rưởi sáng. Điểm lạ là tự chỗ cắt dây trở về đây, tàu phải đi ngược ḍng nước và nhất là phải đi ṿng mũi khu C góc cạnh, khó khăn, có nhiều đá ngầm và chiếc cầu bằng gỗ vừa mới cất. Chiếc tàu kéo ra lại bằng sắt, không có người, không c̣n máy móc và cũng không c̣n tay lái. Vậy mà nó biết đường về! Đồng bào trên đảo đổ xô đến xem.
Ngày hôm sau 11 tháng 11, đợi nước lớn chiếc tàu được kéo ra lần thứ hai. Và cũng như lần đầu, chiếc tàu không người lái, lại tự động trở về nguyên vị trí cũ. Cho đến lần thứ ba, sau khi kéo đến cuối đảo Cá mập, cắt bỏ dây ḍng th́ một hiện tượng lạ lùng đă xảy ra. Trời đang êm, nhưng chiếc tàu tự nó từ từ ch́m xuống biển, mất dạng. Có người đi theo chứng kiến, đă nổi da gà khi tường thuật lại! Câu chuyện có vẽ hoang đường, tuy nhiên đă trở thành một đề tài mang tính huyền bí, được dân trên đảo truyền khẩu, xôn xao bàn tán một thời gian dài. .
Ông Hoàng văn Lộc người Huế, tánh t́nh thuần hậu, theo đạo Phật đi tàu KG 0783 số thứ tự 403, đến đảo ngày 15 tháng 5 năm 1979, được đồng bào trên đảo tín nhiệm, ủy thác cho ông lo việc cúng tế, cầu siêu cho những thuyền nhân xấu số thiệt mạng trên chiếc tàu vượt biển TV 148. Có những buổi lễ được tổ chức thật trang nghiêm liên tục trong ba ngày, và một cái miếu nhỏ được ông cho dựng lên trên mơm đá gần vị trí chiếc tàu, dưới chân đồi Tôn giáo. Miếu thờ vừa dựng xong, bà con trên đảo đến nhang khói nghi ngút trông thật ấm ḷng và sau đó không lâu cả gia đ́nh đông người của ông được giấy gọi của Cao ủy tŕnh diện, phỏng vấn để đi định cư. Người trên đảo cho là ông làm việc nghĩa nên được vong linh người đă khuất phù hộ.
Ngoài ngôi miếu thờ chiếc tàu ra, trước cửa bệnh viện Sick Bay, dưới gốc một cây dừa, c̣n có một cái miếu nhỏ khác, được dựng lên vào khoảng cuối năm 1978 để thờ một thuyền nhân đầu tiên bị nạn khi lên đảo. Vừa đến bờ, mừng quá ông vội quỳ ngay xuống cầu nguyện, cám ơn Trời Đất, không may bị một trái dừa rơi trúng đầu ngă ra bất tỉnh.
T̀NH TRẠNG Y TẾ TRÊN ĐẢO BIDONG
Từ ngày hoang đảo Pulau Bidong được Chánh quyền Mă Lai và Liên Hiệp quốc mở cửa tiếp nhận thuyền nhân, vào tháng 8 năm 1978, số người tỵ nạn trên đảo càng ngày càng đông, ngoài sự ước lượng lúc ban đầu của LHQ. Kể từ tháng tư năm 1979 với số tàu vượt biển ồ ạt tới Bidong, dân số trên đảo có lúc tăng vọt 46. 000 người.
Với một đội ngũ hùng hậu 152 bác sĩ VN kinh nghiệm thuộc đủ các ngành chuyên môn Nội khoa, Ngoại khoa, 20 Nữ hộ sinh Quốc gia, 18 Nha sĩ, 86 Dược sĩ, 100 Y tá lành nghề, bệnh viện trên băi biển Sick Bay đă bắt tay hoạt động được ngay không thua kém bất cứ một nhà thương lớn nào trong miền Nam trước đây, và là một niềm hănh diện cho toàn thể dân chúng trên đảo. Thỉnh thoảng có nhân viên Mă Lai trên đất liền nghe tiếng, đă qua đảo nhờ bệnh viện chữa trị. Số dân trên đảo sống chen chúc trong 7 khu vực, nơi nào cũng có trạm y tế, với đầy đủ bác sĩ để tổ chức trực gác, chăm sóc ngày đêm. Bác sĩ vừa đến đảo đă t́nh nguyện ngay vào các công tác điều trị cho dân chúng tại các trạm y tế.
Bệnh nặng trên đảo bây giờ được chữa trị kỹ lưỡng tại chỗ, sau khi tàu lle de Lumière rời Bidong để tiếp tục t́m vớt thuyền nhân trên biển Đông. Bây giờ, việc chuyển bệnh nhân từ đảo vô đất liền như trước kia cũng ít xảy ra. Chỉ có một trường hợp bệnh nhân uống nhầm rượu Méthanol quá liều, bị suy thận cấp tính, định đưa sang đất liền lọc máu v́ nhà thương Sick Bay không có trang bị máy lọc, nhưng do sóng to gió lớn, thuyền bè không di chuyển được nên bệnh nhân phải nằm chết trên đảo.
Miền Nam Việt Nam có khoảng 3. 000 bác sĩ. Một số lớn đă rời bỏ đất nước ra đi. Một số c̣n kẹt lại và một số đă chết v́ suy dinh dưỡng, do đói kém đày ải trong các trại tù tập trung từ Nam ra Bắc, mà Cộng Sản màu mè đặt tên là trại Học tập cải tạo. Chưa kể đến các thành phần ưu tú khác như Giáo sư các ngành nghề, kỹ sư, chuyên viên Khoa học kỹ thuật, …
Thúc đẩy bởi một cuộc chiến tranh xâm lăng, cốt nhục tương tàn, lấy thân xác thanh niên làm bia thử nghiệm vũ khí của ngoại bang, Cộng Sản Bắc Việt với lập trường vô sản, căm thù, khinh rẻ và xem thường trí thức … “Đào tận gốc và móc tận ngọn”, “Hồng trước rồi mới chuyên sau”, đă phí phạm biết bao nhiêu là “chất xám”, bức hại những thành phần ưu tú của xă hội, mà đất nước đă mất một thời gian khá lâu để đào tạo. Cộng Sản không nh́n thấy được bài học sau đệ nhị thế chiến, các nước thắng trận “khôn ngoan” chỉ tranh nhau cho được những nhà bác học lừng danh nước Đức. Các nước tiên tiến trên thế giới đều trọng dụng nhân tài trí thức v́ đó là những viên ngọc quí, nồng cốt để xây dựng và phát triển xứ sở …
Trại tỵ nạn Pulau Bidong c̣n gởi Bác sĩ đến làm việc tại các trại tỵ nạn khác như Kota Baru theo yêu cầu của cơ quan MRCS.
Chợ
Bidong trên cát của khu C