Nhà văn Kawabata Yasunari (1899 - 1972) là tiểu thuyết gia người Nhật đầu tiên đoạt Giải Nobel Văn Học năm 1968, đúng dịp kỷ niệm 100 năm hiện đại hóa văn học Nhật Bản tính từ cuộc Duy Tân của Minh Trị Thiên Hoàng năm 1868.

 

Tiểu sử tóm lược theo Kiwipedia và các bài viết: Kawabata sinh ở Osaka, cha ông là một bác sĩ và quan tâm đến văn chương. Tuy nhiên, từ khi ông mới 2 tuổi, cha mẹ ông đột ngột qua đời khiến ông không c̣n được thụ hưởng môi trường dưỡng dục thuận lợi đó. Ông được đưa đến sống ở nhà ông ngoại mù ḷa bệnh tật ở một vùng xa xôi hẻo lánh của Nhật Bản. Những mất mát bi thảm đó, mà đối với người Nhật vốn có cảm thức sâu xa về t́nh máu mủ th́ lại càng có tầm quan trọng to lớn, chắc chắn đă ảnh hưởng đến toàn bộ thế giới quan của Kawabata và là một trong những lư do khiến sau này ông đi vào nghiên cứu triết học Phật Giáo.

 

Khi cậu lên 7 th́ bà ngoại qua đời, lên 9 th́ mất chị, được 14 tuổi th́ mất cả ông ngoại, Kawabat phải về Tokyo sống với gia đ́nh người d́. Đứa trẻ ốm yếu lại côi cút Kawabata chỉ c̣n biết tựa ḿnh vào năng lực sáng tạo, phong kín vết thương tâm hồn của ḿnh bằng cuộc t́m kiếm mê mải cái đẹp trong cuộc đời để vươn lên trong cuộc sống..

 

Ở tuổi đôi mươi, Kawabata lại đánh mất một người mà ông hết ḷng yêu thương, một thiếu nữ tuổi trăng tṛn, ông gọi là Chiyo. Ông đă cùng nàng hứa hôn nhưng khi mọi việc chuẩn bị xong, nàng bất ngờ từ hôn, không một lời giải thích.

 

Hồi nhỏ, Kawabata vẫn mơ ước vẽ tranh. Nhưng đến tuổi mười lăm, ông cảm thấy ḿnh có tài viết hơn là vẽ, nên quyết định chọn con đường văn chương. Do đó mà trong văn xuôi Kawabata, những phong cảnh thiên nhiên và thế giới tâm hồn không ngớt mở ra trước mắt ta những màu sắc tinh tế.

 

Bên cạnh viết văn, Kawabata c̣n làm phóng viên cho một số tờ báo mà đáng chú ư nhất là tờ Mainichi Shimbun ở Osaka và Tokyo. Mặc dù đă từ chối tham gia vào sự hăng hái quân phiệt trong Đệ Nhị Thế Chiến, ông cũng thờ ơ với những cải cách chính trị của Nhật Bản sau chiến tranh, nhưng rơ ràng chiến tranh là một trong những ảnh hưởng quan trọng nhất đối với ông (cùng với cái chết của cả gia đ́nh khi ông c̣n trẻ); một thời gian ngắn sau đó ông nói rằng kể từ đó ông chỉ c̣n khả năng viết những tác phẩm bi ca mà thôi.

 

Thơ ca và truyện ngắn của Kawabata được ấn hành ngay từ lúc ông c̣n là học sinh trung học. T́nh yêu thơ ca thấm đượm trong từng trang văn của ông, đặc biệt với loại truyện rất ngắn mà ông gọi là truyện ngắn trong ḷng bàn tay, loại truyện mà ông luôn thích viết trong suốt cuộc đời ḿnh, như ông giải thích: "Tuổi trẻ trong đời nhiều nhà văn thường dành cho thơ ca; c̣n tôi, thay v́ thơ ca, tôi viết những tác phẩm nhỏ gọi là truyện ngắn trong ḷng bàn tay... Hồn thơ những ngày trẻ tuổi của tôi sống sót trong những câu chuyện ấy..."

 

Vào đại học Tokyo, Kawabata nghiên cứu cả văn học Anh lẫn văn học Nhật. Ông say mê thơ văn cổ điển dân tộc như truyện kể Genji của Murasaki Shikibu, sách gối đầu của Sein Shonagon lẫn các tác giả hiện đại Tây phương như Marcel Proust, James Joyce...

 

Khi c̣n là sinh viên ông đă cùng với Yokomitsu Riichi lập ra tờ Văn Nghệ Thời Đại (Bungei Jidai) làm cơ quan ngôn luận cho trường phái văn học tân cảm giác (shinkankaku-ha) nhằm thực hiện một "cuộc cách mạng văn học đối đầu với làn sóng văn học cách mạng đương thời". Chọn con đường riêng cho ḿnh, Kawabata tự bạch: "Tôi đă tiếp nhận nồng nhiệt văn chương Tây Phương hiện đại và tôi cũng đă thử bắt chước nó, nhưng chủ yếu tôi là một người Đông Phương và suốt mười lăm năm qua tôi chưa từng đánh mất phong cách ấy của ḿnh."

 

Một thời gian ngắn sau khi tốt nghiệp, ông bắt đầu được công nhận nhờ một số truyện ngắn, và được khen ngợi với truyện Vũ Nữ Xứ Izu năm 1926, nói về những quyến rũ mới chớm của t́nh yêu tuổi trẻ (tập truyện đầu tay Lễ Chiêu Hồn năm 1921 chưa được độc giả đón nhận). Các tác phẩm sau này của ông đi vào những chủ đề t́nh yêu trong nhân sinh quan về cuộc sống. Các nhân vật của ông thường là các cô gái rất đẹp và trẻ, ông luôn hướng đến một vẻ đẹp vẹn toàn, ông cũng là người tôn sùng vẻ đẹp mỏng manh và luôn sử dụng ngôn ngữ đầy h́nh ảnh u ẩn về cuộc sống thiên nhiên và số phận con người.

 

Xứ Tuyết, tiểu thuyết đầu tiên của Kawabata, được bắt đầu năm 1934, đăng nhiều kỳ từ 1935 đến 1937 và hoàn tất năm 1947. Chuyện t́nh giữa một tay chơi từ Tokyo và một nàng ca kỹ (geisha) tỉnh lẻ diễn ra tại một thị trấn xa xôi đâu đó phía tây rặng Alps Nhật Bản (dăy núi chia đôi đảo Honshu). Vẻ đẹp của tuyết, của các mùa, của người nữ ḥa quyện trên từng trang sách, đẹp như thơ, đưa tác phẩm ngay lập tức trở thành cổ điển, và như lời Edward G. Seidensticker, "có lẽ là kiệt tác của Kawabata", đă đưa Kawabata vào số những nhà văn hàng đầu nước Nhật.

 

Sau Đệ Nhị Thế Chiến, ông tiếp tục thành công với những tiểu thuyết như Ngàn Cánh Hạc (một chuyện t́nh bất hạnh trong khung cảnh trà đạo), Tiếng Rền Của Núi, Người Đẹp Say Ngủ và Cái Đẹp & Nỗi Buồn (tiểu thuyết cuối cùng của ông, lại một câu chuyện đam mê với kết cuộc buồn), Cố Đô, Đẹp & Buồn.

 

Năm 1948 đến 1965 Kawabata giữ chức vụ Chủ Tịch Hội Văn Bút Nhật Bản sau năm 1959 ông là Phó Chủ Tịch Hội Văn Bút Quốc Tế.

 

Năm 1953 Kawabata trở thành viên Viện Hàn Lâm Nghệ Thuật Nhật Bản. 

 

Năm 1959 ông được tặng Huân Chương mang tên Goethe tại Frankfurt.

 

Năm 1968, Kawabata được trao tặng giải Nobel với lời ca ngợi của Viện Hàn Lâm Thụy Điển. Trong diễn văn đọc tại lễ trao giải Nobel Văn Chương 1968 Tiến Sĩ Anders Usterling xác nhận: "Yasunari Kawabata là người tôn vinh vẻ đẹp hư ảo và h́nh ảnh u uẩn hiện hữu trong đời sống thiên nhiên và trong định mệnh con người. Với tư cách nhà văn ông đă truyền đạt một nhận thức văn hóa có thẩm mỹ và đạo đức cao bằng một phong cách nghệ thuật độc đáo do đó đóng góp vào cầu nối tinh thần Đông - Tây theo cách của ông"...

 

“Kawabata được đặc biệt ca ngợi như một nhà tâm lư phụ nữ thật tinh tế. Ông đă chứng tỏ sự điêu luyện bậc thầy của ḿnh ở lĩnh vực này trong hai tiểu thuyết ngắn là Xứ Tuyết và Ngàn Cánh Hạc. Trong các tiểu thuyết này tác giả cho thấy khả năng kiệt xuất trong việc minh họa các cảnh huê t́nh, một khiếu quan sát nhạy bén, cả một hệ thống những giá trị vi tế và huyền bí mà so với chúng th́ kỹ thuật tự sự Châu Âu có vẻ thật mờ nhạt. Văn Kawabata làm ta nhớ đến hội họa Nhật Bản; ông là người tôn thờ cái đẹp mong manh và ngôn ngữ buồn man mác của sự hiện tồn trong đời sống của thiên nhiên và số phận con người. Nếu sự phù du của mọi hành vi bên ngoài có thể sánh với những túm cỏ vật vờ trên mặt nước th́ đó chính là nghệ thuật thơ hài cú, cái nghệ thuật cực tiểu thuần túy Nhật Bản được phản ánh trong phong cách văn xuôi của Kawabata...”.

 

“Với tư cách nhà văn, ông truyền đạt một sự am hiểu văn hóa, đạo đức - mỹ học bằng một nghệ thuật độc nhất vô nhị, qua đó góp phần vào việc xây dựng cây cầu nối tinh thần giữa phương Đông với phương Tây…”.

 

Ba tác phẩm của Kawabata được giới thiệu với Viện Hoàng Gia Thụy Điển để xét tặng giải thưởng Nobel Văn Chương là  Xứ Tuyết, Ngàn Cách Hạc và Cố Đô. Nhưng tác phẩm chính tiêu biểu trong ba tác phẩm nầy là Ngàn Cánh Hạc.

 

Năm 1972 Kawabata tự tử bằng khí đốt trong một căn pḥng ở Hayama, Kamakura. Nhiều giả thuyết đă được đưa ra, nào là sức khoẻ kém, nào là một cuộc t́nh bị cấm đoán, nào là cú sốc do vụ tự tử của bạn ông, nhà văn Mishima Yukio năm 1970. Tuy nhiên, khác với Mishima, Kawabata không để lại thư tuyệt mệnh, và v́ trong các tác phẩm của ông không có gợi ư ǵ, đến nay không ai biết được nguyên nhân thật sự.

*

Vào năm 1949, tác phẩm danh tiếng Ngàn Cánh Hạc (Sembazuru = A Thousand Cranes) của Yasunari Kawabata xuất hiện trên báo gồm 5 truyện liên kết với nhau đă gây tiếng vang trong văn học Nhật Bản. Năm 1952, tác phẩm Ngàn Cánh Hạc chỉ dày khoảng hai trăm trang được ấn hành. Trong thời kỳ quân phiệt Nhật, giá trị truyền thống với trà đạo - một sự kết hợp hoàn mỹ giữa Thiền Đạo, Phật Giáo và thú thưởng trà tao thanh tao - và biểu tượng cao quư của loài chim hạc ḥa b́nh, thiêng liêng, thủy chung… bị suy đồi. Kawabata mượn h́nh ảnh đó để xây dựng t́nh yêu trong tâm thức hướng thiện.

 

Nhân vật chính trong tác phẩm Ngàn Cánh Hạc là Mitani Kikuji, đă hành động giống như Shimamura trong cuốn tiểu thuyết Xứ Tuyết. Nhờ vai tṛ của Mitani, các người đàn bà trong cuộc đời của ông ta: bà Ota, con gái của bà này là Fumiko, cùng các người phụ nữ khác như cô Kurimoto và cô Inamura, từng người một đă bộc lộ ra các cá tính. Chủ đích của nhà văn là ca ngợi vẻ đẹp của Trà Đạo, của các nghi thức uống trà và tác giả tiếc nuối lễ uống trà đă bị biến chất tới tŕnh độ tầm thường v́ tính thương mại hóa. Trong lễ uống trà, mỗi đồ vật đều mang các vẻ đặc biệt và trên hết là vẻ đẹp thuần chất của người con gái quấn chiếc khăn quàng có in h́nh một Ngàn Cánh Hạc. Cô Inamura chỉ xuất hiện ngắn hạn trong hai cảnh trí và nói rất ít nhưng đă là hiện thân của vẻ đẹp truyền thống Nhật Bản. Trong tác phẩm Ngàn Cánh Hạc, loại đồ sứ dùng trong lễ uống trà và người nữ mời trà, cả hai đều đẹp không những khi nh́n ngắm mà cả khi “tiếp xúc bằng tay” và “người đàn bà giống như món đồ sứ và món đồ sứ giống như người đàn bà”, và có khi “những ngón tay này c̣n lưu trữ một trí nhớ sâu xa về một người đàn bà mà tôi sắp gặp”.

 

Câu chuyện được bắt đầu bằng một buổi trà đạo tại đền Engakuji do cô Chikako Kurimoto một người có cái bớt gớm ghiếc trên ngực và cũng là t́nh nhân cũ của cha Kikuji tổ chức. Tại đây Kikuji đă gặp cô gái nhà Inamura có chiếc khăn thêu ngàn cánh hạc và bà Ota cùng cô con gái là Fumiko. Bà Ota là một nhân t́nh cũ của thân phụ chàng. Bà Ota ôn lại chuyện cũ với Kikuji và bà nh́n thấy cha của chàng qua h́nh dáng của chàng.  Bà Ota ân ái với Kikuji và kể từ sau lần đó bà luôn bị dày ṿ bởi cảm giác tội lỗi. Một mặt Fumiko con gái của bà đă từng biết chuyện bà Ota đă một thời là t́nh nhân của cha Kikuji nên ngăn cản mối t́nh tội lỗi của bà với Kikuji. Đau buồn và hổ thẹn bà Ota tự sát.

 

Chikako t́m cách đẩy Kikuji đến gần Yukiko, con gái nhà Inamura và Kikuji, lại cũng có cảm t́nh với Fumiko v́ chàng t́m thấy vẻ đẹp của bà Ota qua hiện thân người con gái. H́nh ảnh ngàn cánh hạc với người thiếu nữ nhà Inamura luôn chập chờn trong tâm trí Kikuji cùng với h́nh ảnh trong trắng của Fumiko luôn tạo cho chàng cảm giác thanh thản và b́nh an giữa một xă hội nhơ nhớp những ghen ghét mưu toan của một người đàn bà mang cái bớt trên ngực và sự rụt rè sợ hăi của một người đàn bà khác mang mặc cảm tội lỗi trong tâm hồn.

 

Kết thúc tác phẩm chỉ c̣n lại Kikuji và Kurimoto... Ngàn Cánh Hạc đưa người đọc vào một thế giới của những rung động thầm kín nhất say đắm nhất nhưng cũng tinh tế nhất của tâm hồn Nhật Bản.

 

Tác phẩm Ngàn Cánh Hạc, Trùng Dương dịch, NXB Tŕnh Bày, ấn hành tại Sài G̣n 1969.

 

Từ xưa chim hạc vẫn luôn được người Nhật xem là linh điểu. Người dân ở xứ hoa anh đào xem là biểu tượng của sự ḥa hợp trong cuộc sống hôn nhân, v́ một khi con trống và con mái kết đôi, chúng sẽ sống bên nhau suốt cả đời. Theo truyền thuyết th́ loài chim nầy thọ đến ngàn năm. Biểu tượng này thường được sử dụng để trang trí cho trang phục cưới kimono và nhiều ở nhiều lănh vực khác. Logo trên phần đuôi phi cơ của hăng hàng không quốc gia Nhật Bản JAL. Trên tờ 1.000 Yên Nhật, ở hai bên của ṿng tṛn in h́nh ảnh mờ chân dung nhà vi trùng học Noguchi Hideyo là hai con chim hạc đang vươn cổ lên trời cao.

 

Nghệ thuật xếp giấy Origami độc đáo tại xứ Phù Tang với ư nghĩa tâm linh, mọi người tin rằng nếu bạn xếp 1000 con hạc giấy th́ bạn sẽ đổi lại được một điều ước cho sự an b́nh, hạnh phúc và thuận lợi.

 

Theo truyền thuyết, ngày xưa, có một lăo nông nhân hậu t́nh cờ bắt gặp con chim hạc đang mắc bẫy, ông đă giải thoát cho con vật đáng thương ấy. Vào một đêm mùa đông tuyết rơi nặng hạt, một cô gái xinh đẹp đến gơ cửa nhà vợ chồng ông lăo. Cô gái cho biết, ḿnh bị lạc đường và xin ông bà lăo cho tá túc. Vợ chồng bác nông dân tốt bụng vui ḷng nhận lời. Cô gái lưu lại nhà của họ trong một thời gian. Hàng ngày, cô giam ḿnh trong pḥng để dệt vải. Ít lâu sau, cô dệt xong một tấm vải tuyệt đẹp và mang nó tặng cho vợ chồng ông lăo.

 

Một ngày nọ, vợ chồng bác nông dân lén vào pḥng của cô gái để t́m hiểu sự việc. Họ không tin vào mắt ḿnh khi thấy một con chim hạc đang dệt vải bên khung cửi. Chim hạc tự bứt những chiếc lông trắng tinh trên cơ thể để làm nguyên liệu dệt. Cô gái xinh đẹp chính là chim hạc hóa thân, khi bị nh́n thấy h́nh dáng thật, chim hạc không thể trở lại h́nh người. Nó từ biệt ông bà lăo để quay về trời xanh sau khi gửi lại cho họ những tấm vải quư dệt từ những chiếc lông mịn màng của nó như một sự đền ơn.

 

Theo quan niệm Đông Phương từ ngàn xưa, hạc là chim tiên, người ta nói nó có khí phách và phong độ của bậc tiên nhân đạo sĩ. Cuốn Tường Hạc Kinh gọi hạc là “thọ bất khả lượng” (sống lâu không thể tính được), cuốn Hoài Nam Tử nói “hạc thọ thiên tuế” (hạc sống ngh́n năm). Cho nên đời sau thường dùng những từ như “hạc linh”, “hạc thọ”, “hạc toàn” để chúc trường thọ. Có người đă đặt tên ḿnh là “hạc” để thể hiện ư muốn trường thọ, như “hạc thọ”, “hạc niên”, “hạc linh”… Cũng như vậy, hạc cũng được dùng để chúc thọ, phần nhiều là tranh chúc thọ, b́nh phong chúc thọ hoặc những tranh vẽ hoặc đồ chạm khắc khác. Tuổi già ngày nay được gọi là tuổi hạc.

 

Chim hạc có nhiều loại với màu sắc khác nhau tùy theo từng loại và khu vực địa lư. Hạc vàng được đi vào văn học trở thành quen thuộc với di tích Lầu Hoàng Hạc và bài thơ thất ngôn đường luật Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu (704-754).

 

“Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,

Thử địa không dư Hoàng Hạc Lâu.

Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,

Bạch vân thiên tải không du du 

 

(Người xưa đă cưỡi hạc vàng bay đi,

Nơi đây chỉ c̣n lại lầu Hoàng Hạc

Hạc vàng một khi bay đi đă không trở lại

Mây trắng ngàn năm vẫn phiêu diêu trên không)

 

Bài thơ nầy qua nhiều bản dịch của văn nhân thi sĩ VN từ Tản Đà, Ngô Tất Tố, Trần Trọng Kim, Nguyễn Quảng Tuân, Khương Hữu Dụng, Vũ Hoàng Chương, Thanh Tâm Tuyền, Trần Trọng San…

 

Tương truyền thi hào Lư Bạch (701-762) đến lầu Hoàng Hạc, thấy bài thơ của Thôi Hiêu ghi ở đây đă quá đầy đủ, không c̣n thêm ǵ được nữa, nên chỉ khiêm tốn nhắn lại rằng:

 

 “Nhăn tiền hữu cảnh đạo bất đắc

Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu”

 

(Cảnh trước mặt, không thể nói ra được,

V́ Thôi Hiệu đă nói hết cả rồi trong bài thơ đề ở trên đầu).

 

Điều thú vị với cái tên hoàng hạc, BS Phạm Gia Cổn cũng là nghệ sĩ (chơi trumpet, sáng tác nhạc) và vơ sư đă sáng lập ra Thể Dục Khí Công Hoàng Hạc.

 

Trong bài viết của Nguyễn Khắp Nơi ở Úc Châu vào năm 2015 ghi lại đôi ḍng tiểu sử của vị sáng lập TDKCHH:

“Phạm Gia Cổn luyện vơ từ thủa nhỏ. Tử năm 1950, lúc mới được 7 tuổi, anh đă học Nhu Đạo với cố vơ sư Hồ Cẩm Ngạc. Qua bậc trung học (1960), anh học vơ “Tây Sơn Nhạn” với vơ sư Khưu Văn Ngộ, và đồng thời luyện thêm nhiều bộ môn trong đó có cả vơ cổ truyền Việt Nam. Sau đó, anh thụ giáo môn Thiếu Lâm Thất Sơn do chính vơ sư chưởng môn Lê Đ́nh Trưởng trực tiếp huấn luyện. Khi quân Đội Đại Hàn tới Việt Nam giúp chúng ta chống lại bọn Cộng Sản, đem theo môn vơ Thái Cự Đạo nổi tiếng, anh PGC thích quá, theo học môn vơ Taekwondo Đại Hàn với vơ sư Lee Jung Nam, lại được vơ sư Nguyễn Văn Hoàng chỉ dạy thêm về quyền pháp và kỹ thuật chiến đấu.

 

Năm 1965 trong một cơ duyện đặc biệt, vơ sư Phạm Gia Cổn gặp được vơ sư Kim Chấn Bát (Kim Jin Pal) và được nhận vào khoá Hapkido đầu tiên tại Việt Nam. Vị vơ sư này là trưởng toán trong đội cận vệ của tổng thống Đại Hàn thời bấy giờ là Pak Chung Hi, và cũng là một diễn viên điện ảnh vơ thuật nổi tiếng.

 

Ngay từ bước đầu của Đại Học Y Khoa, Phạm Gia Cổn thích đời lính, nhất là Lính Nhảy Dù, anh đă gia nhập binh chủng Quân Y của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa, để mỗi kỳ hè, anh và bạn bè vác ba lô đi lên quân trường Vơ Bị Quốc Gia Đà Lạt học quân sự, và nhập trại Hoàng Hoa Thám học nhảy dù. Tốt nghiệp Y Khoa vào năm 1971, BS Phạm Gia Cổn t́nh nguyện gia nhập Binh Chủng Nhẩy Dù, được bổ xung về Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù…”.

 

Sau khi đất nước rơi vào tay CS “Một năm sau ngày định cư tại Hoa Kỳ, anh Cổn vừa học để lấy cấp bằng Y Khoa, vừa truyền dạy môn vơ Hapkido và vơ cổ truyền Việt Nam cho Cộng Đồng Người Việt tại Chicago và Florida. Năm 1983, vơ đường Hapkido đầu tiên của người Việt Nam tại Hoa Kỳ được thành lập dưới sự giảng dạy trực tiếp từ vơ sư Phạm Gia Cổn. Hàng ngàn vơ sinh Hapkido ưu tú đă được đào luyện từ nơi này, và vơ đường vẫn tiếp tục hoạt động mạnh mẽ cho đến ngày nay tại thành phố Westminster miền Nam California. Vài năm sau do nhu cầu phát triển ông thành lập American Hapkido Federation (Liên Đoàn Hapkido Hoa Kỳ) quy tụ rất nhiều vơ sư Việt Mỹ.

 

Năm 1997, Lăo Sư Lê Đ́nh Trưởng quyết định trao quyền trưởng môn Thiếu Lâm Thất Sơn cho vơ sư Phạm Gia Cổn ngay trong ngày lăo sư làm lễ “Rửa Tay Gác Kiếm” tại thành phố San Diego miền Nam California trước sự chứng kiến của nhiều vơ sư đồng đạo từ các môn phái bạn, và hàng trăm môn sinh cùng các quan khách tham dự.

 

Hiện nay vơ sư Phạm Gia Cổn là chủ tịch của American Hapkido Federation, mang Huyền Đai đệ cửu đẳng, một cấp bậc cao nhất cho những vơ sư c̣n hoạt động.

 

Không ngừng sự nghiệp vơ thuật của ḿnh nơi đó, khi vơ sư Phạm Gia Cổn nhận thấy nhu cầu rèn luyện sức khỏe cũng như kiến thức về dinh dưỡng cho quư cao niên trong cộng đồng, ông sáng lập bộ môn “Thể Dục Khí Công Hoàng Hạc” vào năm 2006, dựa trên nền tảng của vơ cổ truyền Việt Nam, và một số môn vơ mà ông đă bỏ cả đời để kinh nghiệm và thành tựu. Cùng với những kiến thức y khoa Đông cũng như Tây, bộ môn “Thể Dục Khí Công Hoàng Hạc” đă nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu cần vận động đúng cách cho những người khi tuổi “Hạc” đă cao, và qua quá tŕnh 7 năm ứng dụng đă chứng minh sự thành công và hiệu quả trong lănh vực trị liệu các bệnh của người lớn tuổi như cao máu, cao mỡ, đau nhức khớp xương…”

 

Môn phái Hoàng Hạc Thể Dục Khí Công hiện hoạt động tại hầu hết các tiểu bang ở Hoa Kỳ, Gia Nă Đại, Âu Châu.

Trong vơ thuật có hai yếu tố căn bản là cương, nhu. Theo giới phân tích của vơ sư th́ Thiếu Lâm, Karaté, Taekwondo… thuộc cương phái. Trong khi Jujitsu, Hiệp Khí Đạo, Sambo... thuộc nhu phái.

 

Cương nhu là hai ư niệm tương đối cũng như sự tương đối của hai thể động tĩnh. Sức mạnh yếu trong một cuộc tương tranh cũng vẫn tuân theo định luật tương đối như thế. Cương gọi nôm na là cứng và nhu là mềm, chỉ những trạng thái tương phản như mạnh yếu, lớn nhỏ, cao thấp, sang tối, nóng lạnh, nhanh chậm, động tĩnh, âm dương.

 

Các vơ phái Karaté (Nhật Bản), Taewondo (Hàn Quốc), Thiếu Lâm (Trung Hoa) là đại diện cho cương phái. Các vơ phái này chú trọng đặc biệt đến tính cách tích cực v́ khai triển từ những sức mạnh nội tại để giải quyết mọi vấn đề một cách nhanh chóng. Nói chung, bất cứ đ̣n thế nào cũng biểu tượng sức mạnh như vũ băo, sự nhanh nhẹn trong công và thủ, sự cứng như sắt thép. Hai môn nội công và ncông được các phái vơ này luyện tập thường xuyên và được coi như phương pháp hoàn hảo để phát triển cương lực cơ thể. Khi vơ sĩ đạt đến tŕnh độ cao cấp có thể dung tay bóp nát chai thuỷ tinh để thị oai hoặc bằng một tiếng thét có thể uy hiếp đối phương mà không cần phí công giao tranh. Các vơ sĩ thuộc phái cương luôn luôn tấn công và vận dụng sức mạnh để đàn áp đối thủ như h́nh ảnh con cọp vồ hoặc đại bàng tung cánh, khí thế hùng mạnh và oai dũng vô cùng.

 

Phái nhu th́ chủ trương ngược lại, quan niệm chỉ có mềm dịu mới thắng được cứng rắn (dĩ nhu thắng cương). Và chứng dẫn rằng trong thiên nhiên cái ǵ mềm dịu đều tượng trưng cho sinh tồn là trường cửu, ví như nước chảy đá ṃn, tác dụng đó thong dong lặng lẽ, biểu lộ một tính cách vừa thanh tao vừa tế nhị của đức nhu.

 

Tiêu biểu cho nhu phái như Nhu Đạo, một môn vơ thuật tự vệ không khí giới, không câu nệ đến ván đề mạnh hay yếu, nặng nhẹ, cao thấp, vừa là một môn thể thao thuần tuư áp dụng những phương pháp thuần lư của sự thăng bằng. Căn bản kỹ thuật Nhu Đạo được xây dựng trên hai nguyên lư sức mạnh bằng cách lợi dung đ̣n của đối phương, tạo các thế mất thăng bằng cho đối thủ để quật ngă. Nhu Đạo thường nghiên cứu và biến chế những đ̣n thế căn cứ trên các nguyên tắc đ̣n bẩy, các định luật về thăng bằng và chuyển động để chọn lựa vị trí thích đáng hữu hiệu. Đ̣n thế ở đây cũng giống như mưu chước mà một người dù nhỏ yếu một khi đă thuần thục kỹ thuật và thấm nhuần triết lư Nhu Đạo vẫn có thể khắc ngự và chiến thắng đối thủ. Cho nên câu “dụng trí bất dụng lực” mà Nhu Đạo áp dụng như một phương châm đă nói lên ư nghĩa sâu xa đó.

 

Hiểu theo quan niệm cơ học th́ cương có thể biểu thị như một lực bộc phát để gây thành quả và nhu như một lực tiềm ẩn phản đối với một áp lực. Cả hai đều là năng lực, nhưng một bên mang tính động, một bên mang tính tĩnh, ví như động năng và thế năng trong môn động lực học vậy. Giữa tĩnh và động theo nguyên lư âm dương tuy tương khắc mà lại tương hoá nên khi đă tương hợp rồi th́ trong dương lại có âm và trong âm có dương, cũng như một vơ sĩ phái cương khi đă đạt đến tŕnh độ cao thủ th́ thường biểu lộ nhu hoà trong ngôn ngữ, phong cách, ngược lại trong nghệ thuật của một cao thủ phái nhu vẫn tiềm ẩn cương tính (sức mạnh của khí tuôn chảy trong tay chân như một lơi thép trong một khúc cao su mềm). Nếu chỉ có cương mà không có nhu sẽ thiếu linh hoạt biến hoá, đôi lúc cứng nhắc và giảm bớt sự tiến bộ. Trái lại, chỉ có nhu mà không có cương sẽ mất hiệu lực tối đa. V́ vậy khẩu quyết "cương nhu tương tế" là sự phối hợp linh động ứng biến theo từng môn phái.

 

Vơ sư Phạm Gia Cổn có cơ may học được các môn phái cương nhu trong vơ thuật cùng với sở học của một bác sĩ nên nghiên cứu ra bộ môn thế dục: Thể Dục Khí Công Hoàng Hạc. Nói theo triết lư Phật Giáo th́ sự tạo dựng nầy là cơ duyên. Là con người tài hoa nhưng lúc nào cũng khiêm nhượng, khi đề cập đến thành quả bản thân, anh cho đó là cơ duyên.

 

Giới thiệu về Thể Dục Khí Công Hoàng Hạc trên trang web ghi rơ: “TDKCHH là một phương pháp luyên tập khí công dưỡng sinh Y Vơ Học, kết hợp hài  ḥa giữa tĩnh luyện và động luyện “bấm-ṿng-vươn-buông”. Thể Dục Khí Công Hoàng Hạc thể hiện những động tác của đôi cánh tay thật nhu nhuyễn, khoan thai, liên tục và nhịp nhàng với những chuyển động đơn giản và thanh thoát của đôi chân ḥa nhịp với hơi thở tự nhiên, “tâm ư-hô hấp-cử động” hợp nhất, “mỏi mà không mệt”, nên thích hợp với mọi lứa tuổi, cả nam lẫn nữ, nhất là với người lớn tuổi.

 

Sự tâp luyện Thể Dục Khí Công Hoàng Hạc chú trọng vào tính đơn giản, tự nhiên và nhẹ nhàng dễ thích ứng và phù hợp với mọi thể trạng của từng cá nhân kể cả những người thể chất yếu đuối đă trải qua những cơn bệnh ngặt nghèo.

 

Thể Dục Khí Công Hoàng Hạc nhằm tăng cường nội lực điều ḥa công năng của toàn bộ các hệ thống trong cơ thể con người, nhằm mục đích làm chậm tiến tŕnh lăo hóa, tăng cường chức năng của tạng phủ, làm cho khí huyết sung măn và cơ thể có cảm giác thoải mái, phát triển và tăng cường hệ miễn nhiễm để thích ứng với những xung kích bên trong cơ thể cũng như sự thay đổi của môi trường. Đồng thời TDKCHH cũng tạo sự dẻo giai cho hệ cơ bắp và vân động của các khớp. Do đó, giúp người tập tránh được bệnh nhức khớp và đau nhức cơ bắp.

 

Cùng với sự buông lỏng toàn thân và sự buông xả tâm trong lúc tập TDKCHH, để tâm được trống và lặng đă phát sinh trong cơ thể những hóa chất (Nitric Oxide, Dopamine, Endorphine, Encephaline, Serotonine…) có tác dụng tích cực, tốt đẹp và kỳ diệu trong năo bộ và trong thân người làm gia tăng niềm an lạc và tinh thần phân chấn, giúp chữa trị, pḥng ngừa các bênh Parkinson, bệnh trầm cảm, bệnh bất lực, giảm  đau…

 

TDKCHH là một phương pháp đơn giản, tái lập và củng cố sự quân b́nh âm dương trong cơ thể, mang lại cho người tập một trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần và xă hội, khiến gia tăng niềm an lạc, hoàn chỉnh nhân cách và một đời sống tốt đẹp hơn”.

Với phương pháp tập luyện TDKCHH với động tác khoan thai, nhẹ nhàng, nói một cách nôm na là phe phẩy “Trong như tiếng hạc bay qua” (Kiều – Nguyễn Du). Với đôi cánh x̣e ra nhịp nhẹ nhàng lướt trong không khí. TDKCHH thể hiện những động tác của đôi cánh tay thật nhu nhuyễn, khoan thai, liên tục và nhịp nhàng với hơi thở tự nhiên, tâm ư – hô hấp – cử động hợp nhất nên mỏi mà không mệt. Trong cái nhu đó tiềm ẩn năng lực vô song.

 

Ngày trước tôi ác cảm với người Nhật qua bao h́nh ảnh trong thời kỳ chiến tranh xảy ra gây thảm họa cho hàng triệu triệu người ở các nước có gót chân quân phiệt Nhật, trong đó có nạn đói năm Ất Dậu trên quê hương. Khi đọc tác phẩm Ngàn Cánh Hạc và diễn văn của Tiến Sĩ Anders Usterling đọc tại lễ trao giải Nobel Văn Chương 1968, đề cập đến tuổi thơ đen tối, bất hạnh của Kawabata với h́nh ảnh thật cao quư, tôi rất ngưỡng mộ. Kawabata không a dua hành động của quân phiệt mà xót xa trước thảm họa của chiến tranh và giá trị truyền thống cao đẹp của đất nước ông bị hủy hoại. Khi con người mang tâm hồn nhân bản th́ hướng về chân thiệm mỹ để chia sẻ với nhau trong cuộc sống.

 

Ngày 6 & ngày 8 tháng 8 năm 1945, hai trái bom nguyên tử của Hoa Kỳ thả xuống Hiroshima, Nagasaki. Ngày 15 tháng 8 năm 1945, Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện Đồng Minh và kư vào văn kiện đầu hàng ngày 2 tháng 9 năm 1945, chính thức chấm dứt Đệ Nhị Thế Chiến.

 

Hoa Kỳ soạn thảo ra Hiến Pháp mới cho Nhật Bản trong phiên họp ngày 26 tháng 2 năm 1946 của Đồng Minh. Nội dung “Nhật Bản không thành lập các lực lượng lục quân, hải quân, không quân hay các tiềm năng quân sự khác. Quyền tham chiến không được công nhận”. Hiến Pháp Ḥa B́nh của Nhật Bản có hiệu lực từ ngày 3 tháng 6 năm 1947. Tứ đó, Nhật Bản thực thi Hiến Pháp và xây dựng, canh tân đất nước. Dần dà những giá trị văn hóa truyền thống được đề cao, ngày nay người dân xứ sở Phù Tang tự hào với nền văn hóa cao đẹp đă ảnh hưởng đến nhân cách và nhân sinh quan trong cuộc sống.

 

Theo F. Komoye: “Văn hóa của một nước là tấm gương phản chiếu sự hiểu biết, tín ngưỡng và những tập tục cổ truyền. Nói tóm lại, đó là chiếc ch́a khóa mà người ta dùng để mở cái cửa của sự hiểu biết của dân tộc và các công tŕnh của dân tộc ấy… là con đường chân chính để đưa đến t́nh bằng hữu và sự thông cảm giữa các quốc gia trên thế giới”. Và, Nhật Bản đă thoát khỏi quá khứ bóng đêm ác mộng để mang niềm tự hào con cháu của Thái Dương Thần Nữ.

 

Nhân kỷ niệm 10 năm thành lập Thể Dục Khí Công Hoàng Hạc, h́nh như anh Phạm Gia Cổn & tôi đă có đôi lần cơ duyên với nhau nên lần nầy nhắc đến Ngàn Cánh Hạc trước khi nói về thể dục khí công để giúp đời.

 

Nếu nghệ thuật xếp giấy Origami với ư nghĩa tâm linh, xếp 1000 con hạc giấy th́ sẽ đổi lại được một điều ước cho sự an b́nh, hạnh phúc và thuận lợi. Vơ Sư Chưởng Môn TDKCHH không xếp giấy hạc mà trong mười năm qua đă đào tạo được ngàn cánh hạc tại Hoa Kỳ, Gia Nă Đại, Tân Tây Lan, Úc Châu, Âu Châu… niềm hănh diện với người Việt tha phương.

 

Little Saigon, 7-2016

 

Vương Trùng Dương