Chương 32

 

Chiến sự vẫn tiếp diễn tại Đông Hà

 

Thứ Năm ngày 6/4/1972

Sáng sớm

 

Cây cầu chính trên Quốc lộ 1 tại Đông Hà đă bị phá hủy, tuy nhiên v́ hoạt động trong vùng vẫn căng thẳng do đó B́nh và viên cố vấn nghĩ rằng cách tốt nhất là nên giữ phần lớn ưu thế về sức mạnh của Tiểu đoàn 3 ngay tại đó. Từ sáng sớm ngày Chủ nhật Phục Sinh, sau khi John Ripley đă giật sập chiếc cầu, các cuộc giao tranh diễn ra gần như không dứt. Các chiến sĩ Sói Biển phải vất vả chống đỡ trước một lực lượng quân địch quá đông – ít nhất hai sư đoàn Bắc Việt – vẫn c̣n tụ tập ở mạn Bắc sông Cửa Việt bên cạnh Quốc lộ 1, cho dù có một phần không rơ là bao nhiêu chiến xa địch đă di chuyển qua hướng Tây về phía Cam Lộ.

 

THÔNG ĐIỆP CỦA TƯ LỆNH

 

Trung tướng Lê Nguyên Khang, Tư lệnh binh chủng TQLC Việt Nam cũng đă lên phía Bắc cùng với Lữ đoàn cuối cùng để đến gần mặt trận hơn. Thật rủi cho tướng Khang, ông đă phải mất quá nhiều thời giờ tranh căi với một số tướng lănh cao cấp của QLVNCH cùng đang phục vụ tại Vùng I Chiến Thuật. Có vẻ như tính đố kỵ TQLC của họ chỉ kém ḷng căm thù bọn Cộng sản tí chút.

 

Tướng Khang đă từng là một sĩ quan chỉ huy của Sói Biển trong những ngày đầu thành lập VNCH. Chính vị Thiếu tá trẻ tuổi Lê Nguyên Khang đă chấm được và thu nhận vào Tiểu đoàn 3 một sĩ quan trẻ hơn, chưa nếm mùi gian nan nhưng có nhiều triển vọng là Thiếu úy Lê Bá B́nh. Mọi người đều biết rằng mặc dù đă là một tay quân sự lăo luyện tài ba, tướng Khang vẫn rất ưu ái đơn vị cũ của ông là Tiểu đoàn 3. Các chiến sĩ Sói Biển cũng nhận ra điều đó và hết sức trân quư đơn vị trưởng cũ của ḿnh. Họ coi ông như người nhà.

 

Ngày 4/4/1972, trong lúc các Đại đội của Tiểu đoàn 3 c̣n phân tán bên trong và chung quanh Đông Hà, vị Tư lệnh cho một chiếc máy bay nhỏ rải truyền đơn khen ngợi tinh thần anh dũng của các binh sĩ và động viên họ tiếp tục chiến đấu. Các tờ truyền đơn phất phới rơi xuống như phép lạ từ trên trời và lời nhắn nhủ được các TQLC của Lê Bá B́nh đọc ngấu nghiến. B́nh thông dịch nội dung lại cho viên cố vấn của ḿnh. Mặc dù đă kiệt sức, anh chàng Ripley "thực tế" đồng thời cũng vẫn là Ripley "lăng mạn" rất xúc động cùng với mọi người trong Tiểu đoàn Sói Biển trước lời lẽ chân thành của tướng Khang.

 

Bức thư không tiếc lời khen ngợi nhưng không quá trớn. Tính văn hóa và tổ chức của TQLC không cho phép binh sĩ kiêu ngạo thành thử những lời khen mà viên Tư lệnh ban xuống đă có tác động mạnh mẽ đối với họ. Điều này khác hẳn với lư lẽ tuyên truyền của Cộng sản mà Ripley có dịp được đọc qua những bản dịch. Chúng chứa đầy những từ ngữ vô nghĩa và sai lạc đến độ nhàm chán. Ripley đă trải qua những trận đánh cùng với các TQLC mà tướng Khang đang vinh danh. Thông điệp của ông kể lại tuần tự những ǵ Ripley đă trải nghiệm bên cạnh những chiến binh TQLC của Lê Bá B́nh. Vị Chỉ huy trưởng nhắn nhủ với các thuộc cấp TQLC rằng đất nước dành cho họ niềm tin yêu và tất cả những người Việt yêu chuộng tự do đều biết đến chiến công trấn thủ Đông Hà cũng như sự hy sinh anh dũng của họ tại nơi đó. Bức thư chấm dứt một cách hùng hồn, nhắc nhở các TQLC rằng ông rất tự hào v́ họ, rằng họ không bao giờ được quên nhiệm vụ bảo vệ dân lành, phải thương yêu và kính trọng dân và sau cùng là phải ǵn giữ danh dự của binh chủng và tiếp tục cuộc chiến chống bọn Cộng sản xâm lăng đáng ghét.

 

Mặc dù không đọc được tiếng Việt nhưng Ripley đă chụp lấy một vài bản truyền đơn đem cất đi rồi trở về vị trí chiến đấu giống như mọi người khác (*).

 

Đối với các TQLC của Tiểu đoàn 3 và các đơn vị khác đóng gần bờ biển vào ngày 6/4/1972 th́ hải pháo là nguồn yểm trợ hỏa lực có hiệu quả duy nhất c̣n lại. Tuy nhiên quân Bắc Việt đủ tinh ranh để hiểu tầm bắn hạn chế của các chiến hạm. Phía thượng nguồn có một cây cầu xe lửa phần nào bị hư hỏng nên thiết giáp hay xe vận tải lớn không thể qua được. Tuy nhiên bộ đội Bắc Việt vẫn có thể vượt được v́ nằm ngay bên ngoài tầm bắn của hải pháo. Ngoài ra phe đồng minh không c̣n Không quân yểm trợ nữa từ khi có một chiếc máy bay xung kích VNCH bị hỏa tiễn SA-7 bắn rơi trên bầu trời Đông Hà vào buổi trưa ngày Chủ Nhật. C̣n các pháo đội VNCH th́ hoặc đă phải bỏ vũ khí lại hay bị buộc đầu hàng.

 

Lực lượng phe ta đă phải trải ra rất mỏng để pḥng thủ toàn bộ khu vực Đông Hà với bốn Đại đội thuộc Tiểu đoàn 3 TQLC và các chiến xa M-48 thuộc Tiểu đoàn 20 Thiết giáp VNCH. Vị trí trọng yếu nhất là ngay tại khu vực chân cầu đă bị phá sập. TQLC và Thiết giáp không thể nào hiện diện mọi nơi mọi lúc, do đó bộ đội Bắc Việt đă có thể vượt qua cầu xe lửa mà không bị cản trở ǵ.

 

B́nh biết là TQLC sắp phải chạm địch đang tập trung tại bờ Nam của gịng sông ngay về hướng Tây của anh. Đại đội trấn giữ phía đó đă tung ra các cuộc tuần tiễu cấp Tiểu đội để thám sát địch chung quanh. Anh dự đoán sẽ đụng độ ngay ngày hôm đó. Dù vậy anh vẫn c̣n phải trấn thủ vị trí cây cầu chính nữa.

 

Nắm vững t́nh h́nh địch càng lúc càng đông ở thượng nguồn, thêm sự góp ư của Ripley, trước tiên B́nh đă ra lệnh di chuyển từ vị trí chân cầu chính một Đại đội TQLC kể luôn cả Bộ chỉ huy Alpha và Bộ chỉ huy Tiểu đoàn Thiết giáp xuống một địa h́nh thấp hơn khoảng một cây số gần giao điểm của Quốc lộ 1 với Quốc lộ 9, là con đường đi lên Khe Sanh và qua bên Lào. Tại một vị trí cách vài trăm thước bên trái Quốc lộ 1 và phía bắc Quốc lộ 9, B́nh cho lập Bộ chỉ huy tạm chung với Thiết giáp bên cạnh một ngôi chùa cổ xưa.

 

Vào thời điểm muộn màng của trận đánh này, Ripley nhận thấy trong toàn vùng không c̣n bóng người dân nữa. Chẳng c̣n một ai sống sót nổi trong tầm nh́n của anh, ngoại trừ binh lính TQLC của B́nh và một vài tên Bắc Việt thỉnh thoảng anh nhận ra được từ xa. C̣n lại là xác chết các nạn nhân vô tội không được chôn cất. Những thây người bị trương śnh, thối rữa trong ánh nắng gay gắt. Thật là một điều xót xa và nếu có khả năng không yểm trong tay, Ripley sẽ cho thả xuống một trái bom na-pam, dù chỉ nhằm tiêu diệt hàng triệu con ruồi đang bu quanh các "chiến lợi phẩm" của bọn Cộng sản.

 

Phía bên kia con đường từ ngôi chùa, về phía Nam của Quốc lộ 9, B́nh nhận thấy có một cái nghĩa địa. Theo kinh nghiệm của anh cũng như theo tiêu chuẩn của người Việt Nam th́ cái nghĩa địa này khá lớn. Ngay cả những người quá cố lâu đời, có lẽ đă nhiều thế hệ của những người dân hiện nay đang chạy trốn chiến cuộc cũng không được yên thân v́ pháo binh và hỏa tiễn Bắc Việt đă cày sới từng mảng lớn của nơi chôn cất đáng lẽ phải được tôn trọng.

 

Mặc dù TQLC và Thiết giáp cố gắng bám trụ các vị trí pḥng thủ nhưng t́nh thế không khả quan chút nào. Quốc lộ 1 phía Nam Đông Hà vẫn c̣n trong tay bạn nhưng quân tiếp viện, đặc biệt là thiết bị tu bổ và đạn dược cho những chiếc chiến xa M-48 nặng nề chạy máy diesel rất nhỏ giọt. Những chiến xa này cũng cần được bảo tŕ thường xuyên và trở thành một vấn nạn khó giải quyết. Đối với các TQLC th́ các khó khăn của t́nh thế hiện tại cũng lớn lao không kém. Mặc dù các thương binh tử sĩ vẫn c̣n được di tản nhưng không có quân số bổ sung cho những người đă mất sau trận Đông Hà. Bài toán chiến thuật của B́nh và viên cố vấn là bằng cách nào có thể pḥng thủ vị trí và thi hành lệnh trên khi số lượng nhân sự c̣n đủ khả năng tác chiến càng lúc càng bị giảm thiểu.

 

B́nh đă điều động lực lượng cơ hữu, bằng mọi cách anh có thể xoay sở, để chống lại các mối đe dọa ngày càng tăng của quân Bắc Việtmạn Nam của sông Cửa Việt cho đến tận ngay cạnh sườn phía Tây. Sau khi di chuyển các TQLC đă được chỉ định và nhóm Thiết giáp từ khu vực cầu qua chống đỡ phía bên đó trước khi tia nắng đầu tiên rọi xuống vào ngày 6/4/1972, họ đă trụ lại được đóng chốt xung quanh ngôi chùa trước khi mặt trời lên cao nơi chân trời phía Đông. Khu đất tiếp giáp chùa cây cối rậm rạp có đủ chỗ núp tốt, nhưng phía trên đầu th́ khá trống trải.

 

B́nh và Ripley không c̣n sự chọn lựa nào khác hơn là phải tử thủ Đông Hà cho đến khi hy sinh hoặc tới khi được lệnh rút lui. Mặc dù viên Tiểu đoàn trưởng Tiểu Đoàn 20 Thiết giáp vẫn c̣n sát cánh với anh và đơn vị Thiết giáp vẫn c̣n chiến đấu nhưng hiệu năng của cố vấn Hoa Kỳ Jim Smock đă không c̣n nữa và họ thiếu hỏa lực yểm trợ. Ngoài ra nếu các chiến xa và quân cụ yểm trợ c̣n lại không được tiếp viện sớm th́ chúng đều trở thành vô dụng cho phe đồng ḿnh.

 

Cuộc đời của John Ripley có lẽ không bao giờ thiếu những t́nh huống lạ lùng và các giây phút kỳ lạ. Là một TQLC sống chung với các TQLC khác, Việt cũng như Mỹ, đặc biệt trong thời chiến, đă không ngừng mang lại cho anh những câu chuyện tức cười và có những giai thoại sau này thuật lại chắc người nghe chỉ tin nổi nếu họ biết là người kể nói sự thực.

 

Vào lúc 7 giờ rưỡi sáng ngày thứ Năm, có một đám phóng viên đến thăm nơi Bộ chỉ huy của Tiểu đoàn 3 vừa mới đóng gần ngôi chùa cạnh Quốc lộ 9. Điều này khiến Ripley cảm thấy những t́nh huống chiến tranh nhiều khi không thể nào hiểu nổi. Có nhiều chuyện, hầu hết mọi chuyện đă xẩy ra quá kỳ lạ nếu nỗi anh không thể nào mường tượng trước nổi.

 

Trong các loại xe hơi tại Việt Nam, đặc biệt ở Sài G̣n th́ chiếc xe Citroen tiện dụng do Pháp sản xuất, trông khiêm tốn nhưng vượt trội và chỗ nào cũng có. Theo tiêu chuẩn của Hoa Kỳ th́ xe loại này sẽ không phù hợp cho các gia đ́nh người Mỹ thường đ̣i hỏi xe phải rộng răi và máy thật mạnh. Do đó tất cả mọi binh sĩ TQLC phân tán chung quanh ngôi chùa đều thất kinh khi thấy một chiếc Citroen lạc lơng, vội vă phóng tới và đậu lại trên con đường ngay ở phía Nam của vị trí họ.

 

Người Mỹ khi mới đến Sài G̣n vào năm 1972, thường quen với những chiếc xe lớn hơn và – theo sở thích riêng – duyên dáng lịch sự hơn là cái loại xe tiện dụng có thể chở nổi một số lượng hành khách nhiều như vậy. Ripley cũng vậy, anh thấy trông giống như một tṛ đùa hồi đi học. Anh thầm nghĩ: "Làm sao có thể nhồi nhét quá nhiều người vào như vậy cà?" Chiếc Citroen gần như là loại xe mấy gă hề Shriners thường lái ở những nơi vui chơi. Ripley tưởng tượng là nếu có thêm Peter Sellers đóng vai thanh tra Clouseau chui ra khỏi xe th́ cái cảnh tượng lại càng phi lư hơn nữa. Người sau cùng ra khỏi xe vác một cái máy quay phim nặng nề, cồng kềnh, cái loại có hai cuộn băng bên trên trông giống như hai cái tai quá khổ của chuột Mickey vậy. John vẫn thường liên tưởng đến các loại máy này với những lần đi coi chiếu phim trong rạp ở Radford khi anh c̣n nhỏ bao nhiêu năm tháng về trước.

 

Khi nhận ra Ripley ngay từ ngoài đường, đám mấy người đó nhào tới vị anh hùng TQLC Hoa Kỳ đang nổi danh. Họ vội vă vung máy thu âm, máy h́nh, và dĩ nhiên là cái máy quay phim khổng lồ với hai cuộn băng ra. Các câu hỏi đă được tuôn ra ngay cả trước khi họ giáp mặt với cái nhân vật đă phá hủy được cây cầu Đông Hà. Một số người cầm mi-crô vươn dài cánh tay ra trước cả khi họ thu được câu trả lời của Ripley. Họ bao vây anh và lặp đi lặp lại các câu hỏi mà họ đă vượt qua bao gian khổ qua một chuyến đi dài để mong được giải đáp. Sự gián đoạn ngắn này có thể sẽ thú vị đối với Ripley nếu không có bọn Bắc Việt bắt đầu xuất hiện nơi b́a rừng chỉ trong ṿng vài giây đồng hồ ngay lúc nhóm phóng viên vừa tới.

 

Tiếng ồn ào của một nửa tá phóng viên nóng nảy, ai cũng lên tiếng cùng một lúc với Ripley để hỏi những câu hỏi giống nhau cũng không thể nào át được cái tiếng động đặc trưng khó quên đă từng làm chết đứng các binh sĩ; tiếng đề-pa "Thưng, thưng, thưng" của những trái đạn bích kích pháo 82 ly địch vừa rời ṇng súng không xa lắm và nhanh chóng tiếp theo sau, thật nhanh, là tiếng phát nổ của đạn pháo kích văi ra khắp nơi.

 

Điều đă cứu Ripley chính là bức tường "bị thịt" của các kư giả bao kín 360 độ chung quanh anh. Jim Smock lúc đó cách anh vài thước đang ngồi trên một chiếc thiết vận xa APC dùng ống nḥm quan sát b́a rừng và nhóm quân Bắc Việt đang tiến tới. Ngay loạt đạn đầu Jim lănh miểng ở sau lưng. "Chú em" Nhă, liên lạc viên truyền tin trung thành, quả cảm và tháo vát của Ripley bị tử thương ngay tức khắc. Cái miểng đă lấy đi mạng sống của Nhă cũng đồng thời chém đứt cần ăng ten truyền tin mà anh đang sử dụng. Trên thực tế, ngoại trừ Ripley được chắn bởi các phóng viên kém may mắn, tất cả các TQLC và binh lính khác đều bị trúng miểng pháo kích nếu không núp kịp trong thiết vận xa hay hầm hố nào đó chung quanh.

 

Các TQLC của B́nh tại ngôi chùa lập tức được dàn ra để chống trả với kẻ địch đang tràn qua. Trước khi loạt pháo kích súng cối được bắn đi, B́nh đang trong hầm liên lạc với các Đại đội trưởng TQLC và Đại đội Vũ Khí Nặng nhằm đối phó với hiểm họa mới. Quân số địch tại pḥng tuyến này khá đông. Chỉ trong chốc lát, điều hiển nhiên là các binh sĩ TQLC của B́nh lại sắp sửa bị tràn ngập. Một trận giao tranh lớn sắp nổ ra và lần này là bộ binh chống lại với bộ binh.

 

Trận đánh xẩy ra hết sức khốc liệt và hiển nhiên là sau vài phút đầu tiên TQLC với quân số yếu hơn chung quanh ngôi chùa đă phải rút về một vị trí pḥng thủ tốt hơn, là một con mương chạy dài từ Đông sang Tây ngay ở phía Nam Quốc lộ 9. Trong lúc B́nh tất bật điều động phối hợp mọi người th́ Ripley lo di chuyển các thương binh gần nhất vào nơi an toàn. Anh cũng cần một cái cần ăng-ten khác cho chiếc máy truyền tin Nhă vẫn đeo để có thể liên lạc với mạng lưới cố vấn hầu gọi hải pháo yểm trợ.

 

Trong khi B́nh bận điều hợp việc chuyển quân và hỏa lực của toàn Tiểu đoàn 3, Ripley chú tâm đến việc di chuyển những phóng viên bị thương cùng những TQLC đang sát cánh với anh tới con mương phía Nam Quốc lộ 9. Vừa thực hiện xong những việc trên, Ripley xoay qua điều đ́nh với nhân sự của một chiếc thiết vận xa APC thuộc Tiểu đoàn Thiết giáp VNCH nhằm di tản những thương binh không thể đi tự di chuyển được. Chiếc đầu tiên anh đến đóng kín mít mọi cửa bửng v́ sợ an toàn cho những người bên trong. Ripley dùng báng súng CAR-15 đập vào cánh bửng phía sau chiếc M-113 cho đến khi một anh lính trẻ mở hé ra nh́n. Cặp mắt anh chàng này đầy vẻ sợ hăi. Phải mất một chốc sau Ripley mới trấn an được mọi người trong thiết vận xa để họ chấp thuận chuyển một ít thương binh vào trong xe.

 

Trong khi đó th́ quân Bắc Việt không hề gặp trở ngại nào về tiếp viện như binh sĩ của B́nh. Trận đánh chung quanh ngôi chùa tiếp diễn với các lực lượng địch được ném vào càng lúc càng đông thêm và điều hiển nhiên là nếu TQLC vẫn bám trụ th́ họ sẽ bị tràn ngập. B́nh quyết định cho rút lực lượng c̣n lại về phía Nam Quốc lộ 9. Trong lúc đó th́ Ripley c̣n mải săn sóc cho các thương binh.

 

Không c̣n chối căi là t́nh h́nh phe ta rất xấu, c̣n tệ hại hơn là trong mấy ngày vừa qua nữa. Hiện nay Thiếu tá Jim Smock đă bị thương và sắp sửa được trực thăng tản thương bốc đi cho nên sự đóng góp tích cực của anh trong tám ngày địch xâm lăng vừa rồi cho Tiểu đoàn trưởng Thiết giáp thoát chốc đă không c̣n nữa. Trước khi B́nh có thể điều động Tiểu đoàn 3 rút được xuống phía Nam Quốc lộ 9 th́ các chiến xa và thiết vận xa c̣n lại của Tiểu đoàn 20 Thiết giáp bắt đầu tự ư chạy thoát ra khỏi các vùng chung quanh ngôi chùa, bỏ lại trên trận địa một số tử sĩ và thương binh của đơn vị.

 

Ripley vừa đặt người thương binh TQLC cuối cùng, kể cả Smock vào trong một chiếc thiết vận xa mà anh đă tạm thời trưng dụng xong th́ quay lại t́m xác Nhă. Chiếc APC lập tức nối đuôi theo những chiếc khác nhanh chóng rời khỏi trận địa. Đến nơi có xác Nhă trước đó th́ Ripley nhận ra là anh chỉ c̣n lại một ḿnh với Nhă. Anh cúi người xuống xốc cái thân xác vô tri của đứa "em út" lên vai.

 

Khói lửa chiến trận dầy đặc nhất kề cận nơi đụng độ là tại ngôi chùa. Một sự pha trộn giữa sự hỗn loạn của chiến trường và màn sương mù kỳ lạ buổi sáng thường thấy tại nhiều nơi trong Vùng I Chiến Thuật đang ngự trị khắp nơi. Đàng sau Ripley không xa lắm, ngay khi vừa khiêng Nhă lên vai th́ anh thoáng thấy một Tiểu đội quân Bắc Việt đang từ từ tiến về phía ḿnh. Trong t́nh huống có thể bị bắn vào sau lưng bất cứ lúc nào, Ripley nhấp nhổm bước về hướng Nam, về phía mà anh nghĩ là sẽ có binh lính Sói Biển đang trấn giữ, trong ḷng chấp nhận chuyện ǵ xẩy ra cũng cam chịu. Anh không thể nào bỏ lại xác của Nhă được.

 

Trong khoảng cách gần như vậy th́ chuyện Ripley bị bắn là chuyện đương nhiên. Tuy nhiên v́ lư do nào đó bọn Bắc Việt không nhắm vào anh mà để anh tiếp tục thoát đi. Chẳng bao lâu sau, B́nh và anh chàng Dzắc gan dạ, hung dữ gọi anh ơi ới. Họ đă quay lại t́m anh. Sau đó mọi người hướng về vùng tương đối an toàn hơn và nằm trong tầm yểm trợ nơi phía Nam con đường quốc lộ.

 

Thiếu tá Lê Bá B́nh, Đại úy John Walter Ripley và những người c̣n lại của Tiểu đoàn 3 được lệnh rút ra khỏi Đông Hà vào ngày 7/4/1972. Họ đă lội bộ năm cây số về lại căn cứ Ái Tử để nhập với Lữ đoàn 258. B́nh đă vào Đông Hà ngày 30/3/1972 với 700 chiến sĩ TQLC. Khi họ đến Ái Tử chín ngày sau, các Sói Biển chỉ c̣n lại không đầy 200 binh lính TQLC c̣n đủ khả năng tác chiến. Các tiểu đoàn TQLC khác trong cùng thời gian cũng đă đụng độ toàn diện với quân Bắc Việt khó trị trên khắp phía Bắc của tỉnh Quảng Trị.

 

T́nh h́nh chung tại khắp các chiến trường miền Nam Việt Nam vào cuối ngày 8/4/1972 không khả quan chút nào. Quân Bắc Việt giờ đây đă bung ra cả ba mũi nhọn chủ lực của cái gọi là "Chiến dịch Nguyễn Huệ." Tại Trung Nguyên, bọn chúng tập trung đánh dọc theo Quốc lộ 19 lên đến Pleiku và Kontum với tham vọng cắt đôi miền Nam. Về hướng Nam, chúng đă chiếm được Lộc Ninh và bao vây An Lộc ở phía Tây Bắc của Sài G̣n.

 

Tuy không lạc quan lắm nhưng t́nh h́nh phía Bắc Vùng I Chiến Thuật vào cuối ngày 8/4/1972 lại c̣n khá hơn rất nhiều so với các nơi khác trên bản đồ mà quân Bắc Việt đă tấn công. Sự nhập cuộc nhanh chóng của Lữ đoàn 369 vào chiến trường đă có tác động bồi bổ lên tinh thần chiến sĩ cùng với khả năng tác chiến của họ.

 

Tăng viện thêm Lữ đoàn 369 vào trận địa, toàn bộ binh chủng TQLC Việt Nam giờ đây tổ chức chống trả với quân Bắc Việt trên toàn vùng phía Bắc Quảng Trị. Mặc dù thua sút về quân số và thường bị buộc phải lùi về phía sau, họ đă kiên tŕ chống cự tại mỗi điểm đụng độ và bẻ gẫy thời gian tính trong kế hoạch giành thắng lợi của địch. Trong những ngày kế tiếp thậm chí c̣n nhúm lên tia sáng hi vọng là phe ta có thể thắng được khi các TQLC đă gan dạ không chịu nhường chiến trường cho đối phương. (Các lực lượng QLVNCH khác tại Vùng I Chiến Thuật – nói riêng về các hoạt động của Sư đoàn 3 Bộ Binh – th́ từ thảm bại đến nhẫn tâm phản bội đầu hàng. May mắn cho các TQLC đang bị trải mỏng tối đa là chính quyền Sài G̣n đă bắt đầu cho tăng viện các lực lượng VNCH với Sư đoàn 1 và một số tiểu đoàn Biệt Động Quân, tuy khả năng chiến đấu của các đơn vị sau c̣n kém xa truyền thống của binh chủng Biệt Động Quân Hoa Kỳ.)

 

George Philip và Tiểu Đoàn 1 Pháo Binh

Ngày 7/4/1972

Xế trưa

 

Từ phía Bắc Phú Bài trở về mặt trận, George đi theo Tiểu đoàn 1 Pháo Binh TQLC yểm trợ cho Lữ đoàn 369. Sau khi liên lạc lại được với các bạn bè cũ, George được báo rằng một trong những người bạn của anh là Đại úy Nguyễn Tâm, một chiến binh kỳ cựu dày dạn kinh nghiệm mà anh biết đă bị bắt cùng với pháo đội 105 ly anh chỉ huy gần căn cứ Carroll. Mặc dù vị trí đóng quân sát bên căn cứ này nhưng pháo đội TQLC không trực thuộc trung đoàn 56 Bộ Binh khi họ phản bội và đầu hàng một cách đáng xấu hổ. Đơn giản là pháo đội của Đại úy Nguyễn Tâm đă bị địch tràn ngập.

 

Vào thời điểm muộn màng này của chu kỳ nhiệm vụ th́ George đă thấu hiểu sự khác biệt về văn hóa giữa người Mỹ và người Việt Nam. Anh đă gặp một trường hợp về cái lối "giữ thể diện" của người Việt trong một bữa ăn trưa ngày 7/4/1972. Trên phương diện ẩm thực, người Việt có vẻ chịu sự ảnh hưởng quư phái của người Pháp nhiều hơn là cách ăn uống nhồm nhoàm vừa chạy vừa tống vào miệng khẩu phần C-ration của người Mỹ. Đại úy Philip thường rất ưng ư cách ăn uống quư phái này. Hôm đó, vị Tiểu đoàn trưởng là Trung tá Đoàn Trọng Cảo và toàn bộ Bộ chỉ huy đang sửa soạn nghỉ ăn trưa một cách đàng hoàng đâu đó gần Quốc lộ 1.

 

Những tấm chiếu sạch, thẳng thớm được trải ra và có khoảng một chục người tham dự bữa ăn trưa. Họ vừa khởi sự nhập tiệc th́ một trái pháo kích địch bắn tới phát nổ cách xa độ chừng 500 thước, George đoán như vậy. Viên Tiểu đoàn trưởng và toàn bộ Bộ chỉ huy vẫn b́nh chân như vại với vẻ mặt như đang tố x́-phé. Họ ngồi xếp bằng trịnh trọng như thường lệ trong các bữa ăn. George chỉ thoáng thấy những cái nhăn mặt. Mọi người bắt chước theo Trung tá Cảo và tiếp tục ăn uống. Nhằm nḥ ǵ ba cái lẻ tẻ.

 

Một lát sau, một trái thứ hai vượt qua đầu họ và lần này rơi xuống cách xa khoảng 300 thước. Giờ đây th́ theo lư lẽ thông thường, George biết là họ đang bị địch quan sát. Không chút mảy may, các quân nhân Việt Nam vẫn ung dung chè chén. Philip hiểu là các pháo thủ Bắc Việt khá giỏi nhưng thường điều chỉnh tác xạ chậm chạp hơn là phe Hoa Kỳ và TQLC Việt Nam. Đội ơn Trời! George nghĩ là sắp có một trái thứ ba nữa.

 

Quả đúng vậy, trái đạn thứ ba rơi xuống lần này cách xa không đầy 200 thước. Ruột gan George bắt đầu rối ṿ lên nhưng các thực khách bạn vẫn dửng dưng như không có ǵ xẩy ra. Viên cố vấn Hoa Kỳ th́ hết muốn ăn luôn.

 

Trong một khoảng khắc dựng như vô tận th́ trái thứ tư cuối cùng cũng rớt xuống – lần này chưa tới 100 thước. Bọn địch đă chấm xong tọa độ cần thiết rồi. Dù có dở đến đâu đi nữa th́ bọn đề-lô và pháo thủ địch lần tới chắc chắn sẽ bắn trúng mục tiêu. Trung tá Cảo không phải là một người điên. Tọa độ đă chấm xong th́ ông biết là lần điều chỉnh tới sẽ là đợt bắn "hiệu quả" hàng loạt với nhiều khẩu trọng pháo một lúc.

 

Không vội vă và giọng nói hoàn toàn trầm tĩnh, Trung tá Cảo buông đôi đũa và cái chén cơm xuống, nói gọn lỏn bằng tiếng Anh với George: "Ta đi thôi." Và mọi người rời vị trí.

 

Ngày 8/4/1972

T́nh h́nh chung vẫn tiếp diễn

 

Mặc dù t́nh h́nh chiến trận khá xấu ở phía Bắc tỉnh Quảng Trị từ lúc khởi đầu của cuộc tổng tấn công mà Cộng sản mệnh danh là "Nguyễn Huệ" vào trưa ngày 30/3/1972 cho đến nay, nhưng mọi việc c̣n có thể tệ hại hơn thế nữa. Hoa Kỳ đă tự hạn chế tác xạ khu vực chung quanh chiếc Bat-21 và bỏ mặc vô số mục tiêu không cho không quân và pháo binh bắn phá thành thử một số binh lính VNCH không xác định được là bao nhiêu đă bị uổng mạng thêm. Đồng thời cũng đă tạo cho quân Bắc Việt có cơ hội chiếm được cây cầu Cam Lộ c̣n nguyên vẹn. Tuy nhiên v́ lư do khó hiểu nào đó, địch vẫn giữ lại ít nhất là hai sư đoàn nguyên vẹn tại phía Bắc vùng phi-quân-sự với tính cách tổng trừ bị chiến lược.

 

Không rơ điều này có nằm trong chiến lược ban đầu của địch hay không nhưng các lực lượng đồng minh được lợi thế v́ nỗi khiếp sợ quá độ của bọn lănh đạo Cộng sản đối với lực lượng TQLC Hoa Kỳ đang hiện diện ngoài khơi. Địch đă phát hiện ra có sự xuất hiện của lực lượng đổ bộ ngoài chân trời biển cả vào ngày 1/4/1972. Đến ngày 8/4/1972 th́ toàn bộ Lữ đoàn 9 TQLC Hoa Kỳ đă có mặt trên các chiến hạm tại vịnh Bắc Bộ. Quân Bắc Việt có phương tiện tinh vi nghe lén được các cuộc điện thoại trước đó giữa Turley, Ripley và tất cả những người khác có liên quan đến việc bắn hải pháo yểm trợ từ các chiến hạm ngoài khơi. Những cuộc phát sóng đàm thoại từ chiến hạm và Turley cho biết là những "người anh em" đang chờ sẵn sàng ngoài khơi để được "mời" đổ bộ lên bờ. Đồng thời xuất hiện một thông điệp "Lệnh đổ bộ" phát xuất từ một nguồn gốc bí hiểm nào đó mà chính Turley cũng không hay biết và đă khiến cho nhân sự MACV điên loạn cả lên. Tất cả những điều có lẽ đă làm cho địch chùn tay và mang lợi thế cho phe ta nhiều hơn là mọi người nghĩ.

 

Đứng về phía Bắc Việt, sự việc cả đoạn bờ biển trải dài từ nơi sông Cửa Việt đổ ra biển cho đến phía Bắc vùng phi-quân-sự, lên cao măi tới tận thành phố Vinh, vào sâu trong lănh thổ Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa đều có thể bị TQLC Hoa Kỳ tấn công nếu họ muốn là một ngẫu nhiên nghiêm trọng khiến họ nghĩ cần phải có kế hoạch và đủ lực lượng để chống đỡ. Sự kiện này đă chứng tỏ địch trong khoảng thời gian đó không nhạy bén và am tường về t́nh h́nh chính trị hiện nay trong nước Mỹ. Mặc dù chuyện sử dụng TQLC Hoa Kỳ để đánh vào hậu phương quân Bắc Việt đang bỏ ngỏ và chưa bao giờ bị tấn công có thể là một cú đấm chiến lược, nhưng đồng thời sẽ là một điều "tự sát" về chính trị đối với Tổng thống Nixon nếu ông đưa quân lực Hoa Kỳ trở lại Việt Nam, nhất là để đánh vào Bắc Việt Nam. Sự biểu dương vô t́nh lực lượng đổ bộ có lẽ đă làm chậm bước tiến của địch quân một cách hữu hiệu. (Theo ngôn ngữ của binh đoàn TQLC th́ "biểu dương lực lượng đổ bộ" được sử dụng như một chiến dịch tung hỏa mù làm cho đối phương không biết là sẽ có đổ bộ ở bất cứ chỗ nào hay chẳng có nơi nào hết. Nhờ chiến thuật này mà phe địch đă phải điều động lực lượng để pḥng thủ những khu vực rộng lớn hơn, do đó phải dàn mỏng ra hay án binh bất động những nguồn phương tiện khiến chúng không c̣n sẵn sàng để chiến đấu tại những chỗ khác nữa.)

 

 Hai sư doàn pḥng bị này của địch nếu được đưa vào chiến trường phía Bắc tỉnh Quảng Trị một cách nhanh chóng hơn và nếu Ripley không phá được cây cầu Đông Hà th́ không chắc các đơn vị dàn mỏng TQLC Việt Nam có thể chống cự nổi như họ đă làm.

 

Turley trở về với nhiệm vụ

 

Sau thời gian gián đoạn tại Đà Nẵng, Turley đă trở về Trung Tâm Hành Quân Ái Tử vào cuối buổi sáng ngày 4/4/1972. Cảm giác của anh gần giống như là đă trở về "nhà" sau các thử thách tại MACV. Lạ lùng là trong lúc vắng mặt đi công tác về phía Nam, anh đă đón hụt ông xếp là Đại tá TQLC Hoa Kỳ Josh Dorsey. Theo kế hoạch th́ Đại tá Dorsey từ lâu đă dự tính nghỉ lễ Phục Sinh vài ngày với vợ tại Phi-Luật-Tân nhưng đă phải quay trở lại cấp kỳ, và cũng giống như tất cả các TQLC thuộc cấp khác hoặc những người mà ông có nhiệm vụ cố vấn, đă trực chỉ lên đường ra Bắc lập tức. Ông đến Quảng Trị trong lúc Turley đang ở phía Nam, do đó chưa được nghe tường thuật cặn kẽ về cái hiện tượng "t́nh trạng Turley" lúc đó c̣n đang diễn tiến. Vị Đại tá này đủ chuyên nghiệp và đă quá từng trải đến độ chẳng hề nổi giận trước khi được thuộc cấp báo cáo lại đầy đủ những t́nh trạng quá ngổn ngang ngoài chiến trường.

 

Khi họ gặp lại nhau, Đại tá Dorsey đương nhiên nắm lại quyền chỉ huy với tư cách sĩ quan cố vấn TQLC cao cấp nhất. Điều này hết sức thích hợp với Gerry. Các trận đánh càng lúc càng lan rộng và số lượng các đơn vị TQLC phải theo dơi tăng dần thành thử Turley không thiếu việc để làm, mặc dù không c̣n căng thẳng như trước nữa.

 

Diễn tiến toàn bộ cuộc tổng tấn công Nguyễn Huệ của địch đă tạo ra một môi trường đầy rẫy những mục tiêu trên khắp miền Nam Việt Nam mặc dù có sự hạn chế phi pháo tại phía Bắc tỉnh Quảng Trị chung quanh Bat-21. Những chiếc phóng pháo cơ chiến lược B-52 ban đầu được sử dụng để yểm trợ cho các lực lượng VNCH tại miền Trung và miền Nam. Trong nhiều trường hợp, các đơn vị này đă bị địch quân bao vây hoặc cắt đứt không tiếp viện được.

 

Càng ngày, sức mạnh hỏa lực Không quân Hoa Kỳ được đem trở lại Đông Nam Á càng nhiều, và các phương tiện sẵn được lập tức mang ra đánh vào những mục tiêu phía Bắc của vùng phi-quân-sự. Không chắc là bọn Cộng Sản có bị bất ngờ v́ phản ứng của Hoa Kỳ hay không. Chúng đă chuẩn bị kỹ càng và có trong tay một hệ thống pḥng không tối tân nhất của Liên Sô. Tin tức phấn khởi nhất cho các phi hành đoàn Hoa Kỳ là bây giớ ít nhất họ được phép bay những phi vụ chống lại các mục tiêu có giá trị và ư nghĩa cao. Trong một lần trao đổi riêng tư với các cố vấn, Tổng thống Nixon đă tuyên bố thẳng thừng: "Lần này th́ bọn chó chết sẽ lănh bom như chưa từng được lănh bao giờ."

 

Vào ngày 10/4/1972 các oanh tạc cơ B-52 tấn công các mục tiêu gần Vinh. Đó là lần dội bom đầu tiên như vậy ở phía Bắc kể từ tháng 11 năm 1968. Ngày 16/4/1972, lần đầu tiên trong cuộc chiến Việt Nam, các B-52 đánh vào các địa điểm then chốt tại Hà Nội và Hải Pḥng. Cộng sản tuyên truyền rằng những chiếc pháo đài bay đă chẳng làm được ǵ hay ho hơn là giết hại dân vô tội. Chiến dịch dội bom nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa sau đó được tiếp diễn với một cường độ chưa từng thấy trong chiến tranh.

 

 

(*) Lời nhắn nhủ của Tưóng Khang "Luôn luôn bảo vệ người dân" là một lời khuyên mà tổ chức TQLC Việt Nam không bao giờ coi nhẹ. Trong rất nhiều trường hợp Ripley đă quan sát các TQLC của Sói Biển, nhiều người trong số họ tuy hoàn toàn lạnh lùng trong nỗi căm thù quân xâm lược nhưng hết sức nhân ái khi đối xử với người dân b́nh thường mà họ có trách nhiệm phải bảo vệ. Ngược lại, họ thẳng tay trừng trị những kẻ hiếp đáp người vô tội, cho dù đó là quân Bắc Việt hay ai đi chăng nữa. Trong cái ngày mà các tờ truyền đơn được thả xuống Ripley đă chứng kiến một trường hợp mà TQLC của B́nh đă thi hành nhiệm vụ bảo vệ người dân một cách tích cực nhất.

 

Vào buổi sáng sớm ngày 5/4/1972 một xe vận tải quân sự đến gần vị trí mà B́nh, Ripley và Bộ chỉ huy Alpha đang đóng tại đó. Chiếc xe được lái bởi một gă rơ ràng là cựu quân nhân VNCH. Hắn không mang theo súng hay đồ trận thường lệ. Quân phục th́ đă bị tháo bỏ tên họ và phù hiệu đơn vị. Một Trung sĩ của B́nh chận hắn lại và ra lệnh ra khỏi chiếc xe đang hướng về phía Nam. Lật tấm phủ đàng sau xe ra th́ anh Trung sĩ thấy có cả một kho tàng đồ ăn cướp của nhà dân địa phương. Ripley, dù đă từng sát cánh quá lâu với các Sói Biển nhưng rất hiếm khi thấy B́nh mất b́nh tĩnh hay nổi giận. Biến cố này đă trở thành một trong những trường hợp ngoại lệ đó. Khi vị chỉ huy Sói Biển hiểu rơ là tên lính đào ngũ này đă nhẫn tâm vi phạm ḷng tin của người dân th́ hắn chỉ c̣n cách lănh một hậu quả duy nhất. Tội phạm bị bắt dựa vào chiếc xe vận tải và bị xử bắn ngay tại chỗ. Nhiều người lính TQLC sau đó c̣n tiếc rẻ đă làm hỏng một chiếc xe c̣n tốt mà đáng lẽ có thể sử dụng được cho những mục đích khác hay hơn.