T̀NH TRẠNG RÁC

T́nh trạng vệ sinh trên đảo lúc nào cũng là mối ưu tư lớn cho Ban Điều Hành trại tỵ nạn Pulau Bidong.  Lúc đầu đảo tỵ nạn PB được Cao ủy LHQ bảo trợ, chỉ dự trù thâu nhận 4. 500 thuyền nhân mà thôi.  Không ngờ đến cuối năm 1978 con số thuyền nhân tăng lên gấp ba lần.  và kể từ tháng 4 năm 1979, với số tàu vượt biển ồ ạt tới đảo, dân số càng lúc càng cao, có khi tăng vọt trên 46. 000 người.  Diện tích để ở th́ nhỏ, người đến đảo mỗi lúc mỗi đông, mang theo càng nhiều rác rến.  Không có đủ phương tiện để nhanh chóng giải quyết, rác từ trong nhà cứ v́ vậy tuôn ra bên ngoài mỗi lúc mỗi nhiều, đưa đến t́nh trạng vệ sinh tổng quát trên đảo càng ngày càng kém, rác rến tràn ngập khắp nơi, gây ô nhiễm môi trường.  Thanh niên trên các tàu đến đảo c̣n đông, nhiệt t́nh, thích hoạt động, nhưng không có phương tiện cơ giới nặng để cho họ đào hầm chôn rác, hay tàu bè để chuyên chở rác ra bỏ ngoài khơi xa …

Chính quyền Mă Lai không hài ḷng về vấn đề này, họ cho biết là so với các trại tỵ nạn khác trên đất Mă Lai th́ trại tỵ nạn Pulau Bidong là dơ nhất, các phái đoàn Ngoại quốc đến đảo làm việc giúp người tỵ nạn cảm thấy khó chịu v́ những đống rác khổng lồ, hôi hám to bằng căn nhà, trên bờ biển khu G được xem như mặt tiền của đảo, trên đường ṃn khu A, khu E.  lại thêm nạn chuột ban đêm quấy nhiễu.  Chuột từ các triền đồi đổ xuống, chuột từ dưới lỗ ngách chui lên, chạy rần rật khắp nơi, kêu la chí chóe, đào hang, cào vách, cắn rách quần áo bệnh nhân, ngay cả sách vở của cô Lady Burton, Quản lư nhà thương (xem chương kế tiếp về chuột trên đảo Bidong).

Cao ủy Gentiloni, cao ủy John Moore, cao ủy Lee không vừa ư.  Cơ quan Hồng thập tự Mă Lai MRCS ra lệnh ngưng các chuyến đi định cư vô hạn định, đến khi nào t́nh trạng vệ sinh các khu và bờ biển được khả quan hơn, các công tŕnh thoát thủy được hoàn tất, các ḷng mương được vét, và các đống rác khổng lồ được dẹp đi.  Cao ủy trưởng Ali Mohamed cũng đồng ư, không cho tàu Black Gold cập bến đưa người được phép đi định cư sang đất liền.  V́ vậy tàu Black Gold từ hải cảng Terenggnau xa xôi đến đảo phải trở về không.  Đồng bào nóng ḷng ngồi nhịn đói, phơi nắng suốt ngày trên cầu tàu, nhưng cuối cùng phải lục tục khăn gói trở về nhà.  Chính quyền Mă Lai ra thông cáo rơ ràng, cương quyết và cứng rắn: “Không giữ sạch đảo, không được đi định cư.  Đảo P.  Bidong không nhận thêm người tỵ nạn. Tàu vượt biển đến Mă Lai sẽ bị kéo ra khơi”.

Vấn đề rác đă đến hồi căng thẳng gây trở ngại lớn cho việc định cư ở nước thứ ba của tất cả thuyền nhân trên đảo.

Có nhiều đồng bào đến bàn bạc với BĐH trại.  Chúng tôi thẳng thắn trao đổi quan điểm cùng nhau.  Từ chối Cộng Sản, vượt biển nguy nan đến đây để t́m Tự Do, tất cả thuyền nhân trên đảo đều giống như nhau.  Chúng ta đă cố gắng tổ chức để cùng chung sống, ḥa hợp và nâng đỡ lẫn nhau.  BĐH trại do đồng bào bầu lên cũng chỉ là những người tự nguyện, đă cố gắng làm trách nhiệm của ḿnh, nhưng nay đứng trước hoàn cảnh khó khăn, sống chết, theo như thông cáo của Chính quyền Mă Lai, BĐH cảm thấy bất lực nếu không có được sự tiếp tay chặt chẽ, nhiệt t́nh của tất cả đồng bào để t́m cách giải quyết vấn đề vệ sinh cho thỏa đáng.  Đoạn đường chúng ta đang đi có chiều hướng tốt, nhưng chưa kết thúc suôn sẻ, mà c̣n có thể gặp nhiều khó khăn bất ngờ, nếu chúng ta sai lầm trong nhận định.  Đến khi nào sang định cư được ở một Đệ tam Quốc gia th́ mới thật sự yên tâm.  Chớ giờ phút nào c̣n trên đảo nhỏ này, chung quanh chỉ có nước biển bao vây và lính Đặc nhiệm canh giữ, th́ chúng ta cũng giống như những người tù bị giam lỏng.  Hoàn cảnh đáng buồn nhưng cần phải can đảm nh́n sự thật, để xác định rơ ràng vị trí của ḿnh, và để cùng nhau giải quyết những vấn đề khó khăn …

Cao ủy LHQ bảo trợ cho trại tỵ nạn, dù có ḷng ưu ái, muốn giúp thuyền nhân đến cùng, nhưng họ cũng chỉ là những người khách quí mà thôi.  Chính quyền Mă Lai mới thật sự là người chủ nhà, có quyền quyết định tối hậu, muốn cho ở th́ ở, muốn cho đi th́ đi.  Tôi nhắc lại t́nh trạng một chiếc tàu vượt biển đến được đất liền Terengganu vào tháng 3 năm 1979, nhưng liền bị kéo ngược ra khơi, gặp sóng to đánh ch́m ngoài cửa sông, không c̣n người nào sống sót.  

Tôi cũng từng được xem một tài liệu mật của bộ Nội vụ Mă Lai để biết thêm Mă Lai là một Quốc gia chống Cộng sản triệt để, c̣n VN bây giờ là một nước Cộng Sản, tàu vượt biển chở thuyền nhân từ VN sang đây ít nhiều đều có thành phần CS trà trộn đi theo, làm tập thể người tỵ nạn chân chính bị nghi ngờ oan uổng.  Chưa kể có nhiều người đă vội quên đi giai đoạn khó khăn lúc tàu bị lạc hướng, lênh đênh nhiều ngày trên biển động mênh mông, sóng gió, đói khát triền miên.  Vừa được danh sách đi định cư, đă để cho con em quăng những lon đồ hộp dư thừa do cao ủy trợ cấp vào đống lửa đang cháy làm pháo nổ chơi, không biết rằng dân nghèo Mă Lai cũng đói khổ, thèm thuồng có được những lon thực phẩm ngon miệng, đắt tiền như vậy cho gia đ́nh …

(Theo một tài liệu mật của bộ nội vụ mă Lai do ông De Silva* qua đảo cho biết, th́ chính quyền Mă Lai muốn đuổi hết thuyền nhân VN ra biển, v́ cho rằng thuyền nhân xuất phát từ một nước Cộng Sản trong khi Mă Lai là một nước chống Cộng triệt để), v́ vậy thuyền nhân cần phải hợp sức lại để tạo dựng uy tín, tạo dựng cảm t́nh tốt đối với dân chúng Mă Lai ngơ hầu Chính quyền Mă Lai từ bỏ ư định xô đuổi thuyền nhân ra khỏi Bidong. )

* Ông De Silva phó chủ tịch hội MRCS tức Hội trăng lưởi liềm đỏ - Hội Hồng thập tự Mă Lai có một thời gian làm Đại diện cho Mă Lai tại VN.  Ông quen khá thân với BS Phan Quang Đán, Phỏ Thủ Tướng VNCH và Thượng nghị sĩ Nguyễn văn Ngăi, Tổng trưởng Bộ Nông nghiệp.  Biết tôi có thời gian làm việc với BS Đán và DB Ngài trong Quốc hội lập hiến, ông có cảm t́nh nên có chuyện ǵ liên quan đến thuyền nhân trên đảo Bidong, ông đều cho tôi biết.

Dù sao cho đến giờ phút này, Chính quyền Mă lai vẫn c̣n nhân đạo, cho chúng ta tá túc và cho Cao ủy tỵ nạn LHQ từ đất liền đến đảo để giúp cho thuyền nhân đi định cư.  Tuy nhiên v́ uy tín và thể diện của Quốc gia đối với Quốc tế, khi có phái đoàn Ngoại quốc đến thăm viếng đảo, họ muốn chúng ta giữ ǵn đảo cho sạch.  Kư giả Ngoại quốc đă chê bai người tỵ nạn không biết giữ vệ sinh, có thể sống trong đống rác.  Nhận xét này có hơi quá đáng, phần đông chúng ta cũng ư thức được vấn đề kém vệ sinh ảnh hưởng đến sức khoẻ và đời sống như thế nào, nhưng v́ không có phương tiện cơ giới để giải quyết tận gốc vấn đề rác mà thôi

Về phần chúng ta, kế hoạch chúng ta có sẵn.  Phương tiện tuy có thiếu, nhưng nếu chúng ta khéo léo động viên, sử dụng khối nhân lực hiện có, chúng ta có thể cải thiện điều kiện vệ sinh trên toàn đảo trong một thời gian ngắn.  Điều chính yếu là chúng ta phải có ư chí mạnh và có quyết tâm cao, phải có sự cố gắng đóng góp của mọi người, của mọi gia đ́nh, cũng nghĩ đến thể diện và danh dự chung của người tỵ nạn Việt Nam, ngơ hầu có được sự yểm trợ của Chính quyền mă Lai.  Chúng ta phải chung sức, động viên lẫn nhau, nhiệt t́nh trong công tác làm sạch đảo và xem đó như một quyền lợi chung trong hiện tại của chúng ta, đồng thời là một bổn phận của chúng ta để giúp đỡ người c̣n đến sau nữa.  Thấy t́nh trạng đảo khả quan, có thể Chính quyền Mă Lai sẽ tiếp tục cho thuyền nhân đến đảo.

Được sự hỗ trợ mạnh mẽ của mọi người, sau một phiên họp rộng rải gồm các khu, các khối, các ban, BĐH trại tung ra một chiến dịch” :Giải quyết rác, làm sạch đảo”, kêu gọi mọi gia đ́nh lo vệ sinh trong nhà ḿnh và tiếp tay lối xóm làm vệ sinh trong khu vực.  Khối thanh niên tăng cường nhân lực làm công tác trọn ngày thay v́ nửa ngày như trước đây.  Bảy khu tập trung cuốc sẻng, chuẩn bị thêm giỏ đựng rác, trung tâm sinh ngữ và các trường tổ chức giáo dục thanh niên từ 8 đến 14 tuổi tham gia công tác vệ sinh chung.  Khối Trật tự phối hợp với 7 khu thành lập bản kiểm soát và đôn đốc có lịch tŕnh.

Trong thời gian làm Phó trưởng trại cho Linh mục Triêu, tôi có dịp hướng dẫn phái đoàn Ngoại quốc đến thăm đảo, đứng gần những đống rác khu G, để nói chuyện về vệ sinh và có lúc tôi đă khôi hài đề nghị dùng rác để làm đường nối liền đảo với đất liền, cho người đi định cư, nếu không có phương tiện xe ủi đất để đào hố sâu lấp rác hay tàu nhỏ để mỗi ngày chở rác ra đổ ngoài khơi.  Không biết có phải nhờ sự tŕnh bày này hay không mà sau đó, cuối cùng đảo nhận được một sà lan bằng sắt khá lớn, dùng để vận chuyển rác ra đổ ngoài biển.

Khối thông tin giữ vai tṛ đầu năo, đă làm việc nhiệt t́nh, liên tục từ sáng đến chiều tối, vừa phổ biến nhạc vui theo lời yêu cầu của dân chúng, vừa nhắc nhở làm vệ sinh trong nhà, trong khu vực, quét dọn sạch sẽ, gom rác, lon thực phẩm đập dẹp, các chất phóng uế hàng ngày bỏ trong bao nylon riêng được cấp phát đầy đủ cho từng gia đ́nh.  Mỗi sáng sớm, mọi người đem rác của ḿnh xuống chất đống trong những khoảnh đất dành riêng cho từng khu gần cầu Jetty để được ban vệ sinh sau đó chuyền xuống sà lan kéo ra khơi trước khi mặt trời mọc.

C̣n những núi rác ứ đọng trên bờ biển khu G, tôi kêu gọi thanh niên trong ban Nhân lực đóng cọc gỗ ra xa bờ, cào rác ra trộn với cát làm sân vận động bóng chuyền và sân vũ cầu.

Toàn thể đồng bào trên đảo nô nức làm việc có tổ chức, có kỷ luật, với sự đóng góp nhiệt thành của các em thiếu niên học sinh hồn nhiên, xuống đường tiếp tay với người lớn, vừa lượm rác rến, lon, chén muổng, nỉa, bỏ vào giỏ, vừa nhảy múa theo nhịp trống kích động, điêu luyện của đoàn múa lân gia đ́nh bác Lộc, vừa ca bài “Ta hốt rác”.  Thanh niên tập trung đào mương thoát thủy khu G-E-C-A, gần hai chiếc tàu sắt.  Phụ nữ th́ lo làm sạch sẽ nhà thương, tiếp tế thức ăn, nước uống cho bệnh nhân, cho các em học sinh và cho những người đang lao động ngoài đường.  Đồ hộp c̣n dư của những gia đ́nh sắp rời đảo được gom hết lại trong một nhà kho, để dành cho những người mới đến đảo ban đêm.

Sau một tuần lễ tận lực làm việc, vệ sinh tổng quan trong 7 khu ABCDEFG rất khả quan, nhất là khu vực bờ biển, cầu tàu, phi trường trực thăng, đồi tôn giáo, chợ chồm hổm, chung quanh nhà thương.  Thông tin vẫn thường xuyên liên lạc với các khu, các khối để tường tŕnh kết quả cho đồng bào.  Những gia đ́nh đă có giấy đi định cư mà đă hết ḷng tham dự vào công tác làm vệ sinh, được loan tin trên đài, với lời cảm ơn của BĐH trại và của cao ủy tỵ nạn.  Nhiều người khác, thanh niên, thanh nữ, học sinh, các gia đ́nh gương mẫu cũng được tuyên dương, khuyến khích.

Ngày 9 tháng Giêng năm 1980, phái đoàn Úc Đại Lợi do Thủ tướng Peter Falconer cầm đầu đến đảo với ông W. J.  Gibbons; đồng thời có phái đoàn của Tổng thống Hoa Kỳ Carter, do Đặc sứ Victor Palmier hướng dẫn, cũng đến với ông Chatman, phối hợp viên và các ông Swiers, Schoeffer, Hancock, Brown.  Có phóng viên báo chí chụp h́nh.  Các phái đoàn đă đi một ṿng thăm đảo trước khi nhóm họp ở Hội trường.  Tối đến, dưới cơn mưa dông, phái đoàn cũng lên khu D, khu F để xem đời sống chen chúc khổ cực của đồng bào.  Nhiều gia đ́nh đông người sống chịu đựng cả năm trời trên những tấm phản nhỏ bằng ván ép, cột nhà bằng cây rừng ọp ẹp, nóc lợp bao đường.  Nhà không cửa nẻo, gió luồng, mưa tạt.

Trong buổi họp, có nhiều vấn đề quan trọng được nêu lên, liên quan đến thời gian đi định cư của thuyền nhân.  Để chuẩn bị cho cuộc sống trên đảo được thích hợp, vấn đề chuột bọ, bệnh tật.  Nếu có thêm người tỵ nạn, phải dự trù vật liệu, xây cất thêm nhà tiền chế.  Phái đoàn Hoa Kỳ cũng cho biết về chính sách định cư, sẽ chuyển bớt thuyền nhân tỵ nạn quá đông trên đảo Bidong sang trại tạm cư LHQ bên Phi Luật Tân.  Ngày giờ chưa quyết định.  Có thể vào khoảng cuối tháng Giêng này.

Những ngày kế tiếp có phái đoàn 52 Nghị sĩ và Dân biểu Mă Lai đến bằng trực thăng, họp tại Hội trường.  Ông Chỉ huy trưởng Lực lượng Đặc nhiệm giới thiệu quan khách, tôi thuyết tŕnh về tổ chức, về đời sống của thuyền nhân trên đảo.  Tôi cám ơn Quốc hội và Chánh quyền Mă Lai.  Thấy tấm bảng tṛn, biểu tượng của thuyền nhân P.  Bidong màu xanh da trời, h́nh tay lái, bốn phương tám hướng có tạc bản đồ nước VN h́nh chữ S, với chiếc tàu vượt biển nhỏ ở giữa, phái đoàn muốn xin làm vật lưu niệm.  Có những mẫu nhỏ do Gia đ́nh bác Hoàng văn Lộc thực hiện sẵn, BĐH kư tặng.

Tướng Mansor, Chỉ huy trưởng Task Force Mă Lai bất thần đến thăm trại bằng tàu gắn máy nhỏ, ông cũng thấy có nhiều tiến bộ trên phương diện an ninh và vệ sinh toàn đảo, từ bờ biển lên đến phi trường, đồi tôn giáo khu C, nhà thương, trường học.

Ông J.  Hart, Quản trị viên Hành chánh, đi một ṿng đảo gặp tôi trước cửa nhà thương Sick Bay cũng gật đầu cười vừa ư về sự sạch sẽ của đảo.  Ông Hart là người nghiện thuốc nặng, tuần rồi ông ra đứng ở đầu cầu Jetty quăng ống điếu cũ xuống biển, tuyên bố sẽ từ bỏ không hút thuốc nữa, nhưng có lẽ mùi thơm của thuốc đă làm cho ông ghiền không chịu nổi, và ông khoe với tôi là ông đă sang Kuala Lumpur t́m mua ống điếu mới.  Ông có vẽ vui khi thấy sự ngăn nắp trật tự trên đảo đă ổn định.

Tàu Black Gold đến đảo vào lúc 9 giờ tối, cập sát vào sà lan, và lần này chở những người đă được giấy đi định cư.  Như thường lệ, tôi xuống tận bến tàu đưa tiễn và cầu chúc thượng lộ b́nh an.  Đồng bào mặc thêm bên ngoài áo phao màu cam.  Trên cầu Jetty và trên sà lan, người tiễn đưa đông nghẹt.

Tàu rời bến đă xa.  Tôi nh́n theo vẫn c̣n thấy những bàn tay giơ lên cao như vẫy chào ḥn đảo nhỏ thân thương đă in sâu vào tâm khảm họ biết bao nhiêu kỷ niệm vui buồn.  Đó cũng là nơi dừng chân đầu tiên trên bước đường đi t́m tự do, dầu có gian nan khổ cực nhưng họ vẫn sống có niềm tin hơn là ở lại với chế độ CS tù đày tăm tối.  

 

Trên bãi cát hoang vu, một thuyền nhân đang âm thầm làm lại  cuộc đời từ những gì đổ nát...

                       

CHUỘT TRÊN ĐẢO BIDONG

Chuột bụng vàng, bụng trắng, đuôi ngắn, đuôi dài

Sau Tết Canh thân 1980, BĐH trại tổ chức tiếp đón phái đoàn Y Tế Mă Lai đến đảo nghiên cứu về các bệnh truyền nhiễm.

Khối Thông tin kêu gọi trên loa những người bị lên cơn ớn lạnh bất thường hăy đến pḥng ngoại chẩn bệnh viện để được khám bệnh, thử máu v́ nghi ngờ bị Sốt rét.  Một pḥng khám bệnh khác cũng được thiết lập để giúp những người bị lao phổi, ho ra đờm ra máu.  Đến phần thuyết tŕnh hấp dẫn của bác sĩ, về nạn chuột hay quấy phá, có vài kư giả cũng muốn được chụp h́nh chuột ban đêm, nhưng đến khi nghe nói đến trường hợp một bệnh nhân cùi tê bại, bị chuột gậm mất một ngón chân trong cơn mê ngủ, th́ họ rụt cổ e ngại. .

Vào đầu tháng ba năm 1980, tổ chức Y Tế Quốc tế gởi một chuyên gia phụ trách loài gậm nhắm đến Bidong, nghiên cứu về t́nh trạng chuột trên đảo.

Theo bác sĩ Lim Boo Liat, chuột sanh sản từ 6 đến 8 lần trong một năm và mỗi lần chuột mẹ sanh từ 4 đến 8 con.  Như vậy tính bổ đồng trung b́nh, một cặp chuột có thể sanh sản 2. 100. 000 con sau một năm.

Chuột thích ăn ngon, thích ăn thịt quay, thịt nướng!.

Bác sĩ Lim Boo Liat đúng là một tay nhà nghề.  Bác sĩ cân đo cẩn thận con chuột chết từ đầu chí đuôi, kể cả lỗ tai, cẳng chân nhỏ xíu, gắp từng con bọ chét trong ḿnh chuột, để dành thử nghiệm bệnh ban Sốt (Scrub typhus), nghiên cứu từ ḥn dái con chuột đực, đếm từng bào thai nhỏ trong tử cung con chuột cái.

Theo phúc tŕnh của Bác sĩ Lim, trên Bidong có ba loại chuột:

A- Có 90% thuộc loại chuột nhà, dễ nhận ra với cái ức màu vàng và cái đuôi dài hơn thân ḿnh.  Đuôi dài giúp cho chuột giữ được thăng bằng khi trèo trên các vách bằng “cạc tông”.  Loại chuột này t́m thấy ở Sài G̣n và ở trên đất liền Terengganu, khiến người ta không biết xuất xứ thật sự của chuột trên đảo Bidong, là chuột đă trốn chạy Cộng Sản Việt Nam theo tàu vượt biển sang đây, hay là chuột trên đất liền Terengganu đă theo tàu chở vật liệu, thực phẩm từ Terengganu sang đảo cho người tỵ nạn, hoặc giả cả hai!.  Mặc dù chuột nhà Bidong có kích thước chiều dài bằng chuột Sài G̣n hay chuột Terengganu, nhưng sức nặng của chúng lại gấp đôi.  Bác sĩ Lim vừa nói, vừa lật bụng con chuột lên chỉ vào lớp mỡ bọc chung quanh tim con chuột và ông kết luận: “Đây là vấn đề chính yếu của chuột Bidong, thường bị bệnh đau tim do béo phệ mà ra”.

B- Có 8% chuột ở Bidong là chuột bản xứ, thuộc loại chuột đồng, chuột rừng với đặc điểm bụng trắng, đuôi ngắn hơn thân ḿnh.

C- C̣n lại 2% có tên là chuột Hải cảng, chuột Na uy (gọi là Rattus Norvegicus).  Giống chuột di trú này đă theo tàu Norvegian đi định cư trên mười thế kỷ nay.  Chuột Hải cảng có thân ḿnh dài hơn chuột nhà và chuột rừng nhưng v́ có cái đuôi ngắn hơn thân ḿnh, nên chuột Hải cảng không thể trèo cao mà chỉ chạy lủi nhủi trên mặt đất.  Trên ḿnh chuột Bidong cũng ít thấy có dấu sẹo, chứng tỏ chúng ít khi tranh chấp, cấu xé nhau và Bác sĩ Lim đă nhướng chân mày cười, khẳng định: “Ở trên đảo Bidong, thức ăn có đầy đủ dư thừa!”.  Tôi đă góp ư cùng ông: “Chỗ nào người ta có dư ăn th́ chuột mới mập tṛn được như vậy, c̣n chuột trong các trại tù sĩ quan cải tạo bắt được chỉ c̣n có da và xương”. Mấy anh em tù nh́n nhau thông cảm nhớ lại thời gian đau khổ này.  Đồng bào các nơi cũng tích cực đóng góp, đưa sáng kiến về cách lập bẫy, đặt máy bắt chuột.

Một ban chấm thi được thành lập gồm có Cao ủy Niels, Kỹ sư Paul và ông Jim Hart-Quản trị viên đảo.  Chiến dịch diệt chuột bắt đầu từ 8 tháng 2 và chấm dứt ngày 28 tháng 2 năm 1980, kéo dài hơn 2 tuần lễ.  Kết quả, tổng cộng bắt và diệt được gần 15. 000 con chuột lớn nhỏ, trong toàn 7 khu A-B-C-D-E-F-G.  Giải thưởng được Cao ủy trao tặng cho hai em trai và một em gái đă đóng góp, diệt được trên 700 con chuột.

Chuột trên đảo Bidong quá nhiều.  Mặt trời vừa lặn, là đă thấy chuột không biết từ đâu xuất hiện, chạy nhảy khắp nơi, trên những con đường ṃn đầy rác rến, lủi nhủi ngoài sân, đào hang, khoét vách, vô cả trong nhà thương, cắn phá, rượt nhau kêu la chí chóe.

Khối Y Tế lo ngại vấn đề bệnh truyền nhiễm do chuột.  Chỉ cần có một con ḅ chét nhỏ li ti mang vi trùng Dịch hạch trong bao tử chuột chết, là toàn thể chuột trên đảo sẽ chết hàng loạt và bệnh truyền nhiễm Dịch hạch sẽ tràn lan nhanh chóng qua người.  Số dân sống chen chúc 40. 000 trên đảo nhỏ không thấm thía vào đâu.  Trong quá khứ vào thời kỳ sơ khai trên thế giới, nạn Dịch đen đă giết hàng bao nhiêu triệu người từ Á sang Âu.  Cũng may là kết quả thử nghiệm của Bác sĩ Lim Boo b́nh thường, không có ǵ đáng lo ngại.  Chỉ lo t́m cách diệt bớt chuột thôi.

Tôi nhớ lại thời gian ở trên tỉnh Phước Long-Bà Rá, vào năm 1968, có lần đi khám bệnh cho đồng bào trong ấp thượng Bunard, trên đường đi Đồng Xoài, bị Dịch hạch, vừa bước vào căn nhà sàn, dài, thấp, tối om, tôi phải vội vă bước lui, vạt áo blouse trắng của tôi đang mặc vụt đổi màu, dính đầy những con bù chét nhỏ như những hạt mè đen …

 

SÂN BAY TRỰC THĂNG TRÊN ĐỒI KHU F

Bán đảo Mă Lai và miền Nam Việt Nam có nhiều điểm giống nhau về thời tiết: Từ tháng 9, tháng 10 trở đi, gặp gió mùa Đông Bắc, biển bắt đầu có những lượn sóng to.  Tháng 12 trở đi, được thật sự xem như trong mùa biển động, sức gió thổi mạnh có khi lên đến 120-130 cây số một giờ, thập phần nguy hiểm cho tàu bè loại nhỏ

Dự trù cho những ngày biển động, không sử dụng tàu để chở bệnh nhân cấp cứu từ Bidong qua Terengganu, xa trên 30 cây số, chúng tôi có ư nghĩ thành lập một sân bay trực thăng dă chiến trên đảo.

Được sự thỏa thuận của ban Quản trị, chúng tôi bắt tay làm việc.  Địa điểm được chọn là đỉnh đồi khu F, lư tưởng v́ không cao lắm và lại gần trung tâm, nằm phía trên nghĩa trang của những người đến đảo đầu tiên.  Cơ giới nặng không có, vật liệu làm đường cũng không, nhưng với ư chí cương quyết thực hiện cho bằng được sân bay trực thăng để di chuyển bệnh nhân khi cần, với mươi cái cuốc, cái sẻng thô sơ, nhóm thanh niên thiện chí đă nỗ lực làm việc bất kể trời mưa gió.  Cuối cùng đă biến đồi thành một sân nhỏ bằng phẳng, diện tích xấp xỉ một sân đánh bóng rổ.

Tàu Black Gold chở vĩ sắt PSP có đục lỗ, ngang 50 phân, dài trên 2 thước đến cầu Jetty.  Thanh niên khỏe mạnh được huy động nhiều hơn, chia nhau từng toán 6-8 người.  Mỗi toán khiêng một tấm vĩ sắt, đi theo con đường đất gồ ghề đầy hang lỗ, từ bến tàu đến khu D, lên đồi khu F, qua những chiếc cầu bằng cây rừng nhỏ hẹp.  Đường dài, lên dốc khó khăn.  Nhóm thanh niên khiêng nặng nề đi chậm chạp giống như những đàn kiến tha lá cây trong rừng Phi Châu.  Trời mưa trơn trợt, vấn đề chuyển vận càng khó khăn, phải mất nhiều ngày mới khiêng hết những tấm vĩ sắt lên chất đống trên đồi.  Việc khiêng những vĩ sắt nặng lên đồi đă khó, mà việc sắp xếp ráp nối những vĩ sắt lại với nhau cho ăn khớp để lót cho ngay ngắn trên mặt đất lại c̣n khó khăn hơn.  Tôi không khiêng vĩ sắt nhưng đi theo dưới cơn mưa để yểm trợ tinh thần.  Trước kia, trong trại tù Trảng Lớn, mới vô đầu, anh em sĩ quan cũng bị bắt đi khiêng những vĩ sắt nặng nề như vầy về làm hội trường.  V́ ăn uống thiếu thốn, cơ thể suy nhược, đi đứng không vững, trợt chân sụp lỗ, vài người đă bị vĩ sắt cọ quẹt, đè lên người bị thương.

Sau hơn một tuần lễ cực nhọc, việc làm hoàn tất mỹ măn.  Các vĩ sắt được ráp nối thẳng thớm, bằng phẳng.  Tuy không làm lễ khánh thành cũng không cắt băng khai mạc.  Nhưng phi trường vừa xong, đă có nhiều chiếc trực thăng đưa phái đoàn Ngoại quốc đến thăm đảo.  Phi cơ không dùng sân bay trên chiếc tàu cũ kỹ của đệ nhị thế chiến Black Gold biến cải mà đáp nhẹ nhàng xuống phi đạo giữa tiếng vỗ tay chào đón vang dậy của đồng bào trên đảo.  Mọi người cảm thấy hả ḷng với kỳ công này

Ban Trật tự phải làm việc nhiều v́ vừa canh gác phi trường vừa đi theo mở đường, hộ tống phái đoàn, xuống hội trường, chờ đợi phái đoàn thăm viếng xong lại đưa tiễn trở lên phi trường.

Trong thời gian thành lập sân bay th́ tàu lle de Lumière của BS không biên giới Bernard Kouchner đă tiếp tục ra đi t́m vớt người trên biển Đông.  Tuy nhiên nhờ có nhà thương Sick Bay đă hoàn tất tốt, và với những dụng cụ y khoa đầy đủ do BS Kouchner để lại, và của đoàn Y tế Đức, các bác sĩ chuyên môn đă hoạt động đều đặn, khả quan.  Bệnh nhân được chăm sóc tại chỗ.  Việc chuyển bệnh nhân sang đất liền Terengganu giảm đi rất nhiều.  Dân chúng tỵ nạn trên đảo viết thơ cho BĐH trại với lời khen tặng.  Viện Đại học Manila cũng gởi lời hỏi thăm BS Nguyễn Ngọc Giao trưởng khối Y Tế.  BĐH trại cũng nhận được thơ của BS Phan Quang Đán gởi từ đảo Virgin Hoa Kỳ cho biết có thể Đức Giáo Hoàng Gioan Phao Lô Đệ Nhị (Jonh Paul II) sẽ viếng thăm các trại tỵ nạn Phi Luật Tân, Thái Lan, Mă Lai, Nam Dương và Hồng Kong.  Hội bảo trợ trẻ em của Thụy Điển cũng sẽ đến thăm đảo.

Lúc đầu việc thành lập phi trường trực thăng dă chiến được dự liệu để di tản bệnh nhân, nhưng suốt thời gian tôi ở trên đảo, chỉ thấy phi trường được dùng cho các phái đoàn đến NDC_Hoihoa001thăm đảo được  huận tiện hơn .