Tìm Kiếm Bài Đã Đăng
|
Huy hiệu trường Santé Navale de Bordeaux |
|
|
Lễ khai giảng khóa mới |
|
|
Alexandre Yersin (sinh năm1863 và qua đời năm 1943 tại Nha Trang Việt Nam) |
|
Anh bạn trẻ muốn tôi viết một bài về Quân Y Pháp. Đồng ý nhưng Quân Y Pháp thời hoàng kim cách đây 50 năm hay thời xuống dốc ngày nay. Bạn bè tôi Santé Navale trước, thở dài mượt mượt, kỳ 14 Juillet vừa qua, “nó” cho chúng tôi, Trường Quân Y Lyon Bron diễn binh gần sau cùng, chỉ trước có Binh Chủng Lê Dương. Trước kia là Santé Navale và Lyon chì đi sau có Bách Khoa Polytechnique. “Nó” đây là tân Tổng Thống Macron, người gọi binh sĩ chinh phục, trù phú hóa Algeria thế kỷ thứ 18 là tội phạm. Santé Navale trường tôi trước, đào tạo Quân Y cho Hải Quân và Thuộc Địa đã bị cúp, biến mất từ năm 2011. Ngân quỹ Quốc Phòng bị giảm thảm hại , đầu tiên là Quân Y. Đến nỗi Bộ trưởng Quốc Phòng từ chức ngay sau khi diễn binh.
Tôi sẽ trình bày về Santé Navale Bordeaux, nhất là những thành quả lỗi lạc thực hiện do một số nhân tài xuất chúng. Sẽ nói qua về Bác Sỹ Quân Y nước khác như Mỹ cũng có những thành quả rất xứng đáng. Nhưng chủ yếu nói về Quân Y Pháp, nhất là những vị đã hoạt động ở nước ta, đã đóng góp vô kể, dìu dắt nền y tế và giáo dục Y Khoa ta khi xã hội ta thế kỷ 19 hoàn toàn không có. Và tôi sẽ nhấn mạnh về trường hợp Y Sĩ Trung Úy Jules Harmand đã đóng vai trò quyết định về chính trị nước ta sau khi Vua Tự Đức băng hà, ông trên thực tế đã trở thành Toàn Quyền nước ta giai đoạn đó, vậy mà Sử sách của ta và Pháp đều giấu nhẹm.
Bác sỹ Quân Y chúng ta hay bị coi thường lắm. Vì nhu cầu hành quân, cơ sở sơ sài không thể so với những nơi hàn lâm khoa học. Chúng ta lặn lội nơi bùn sình khỉ ho cò gáy. Nhiệm vụ đầu tiên là cứu thương, lựa thương, tản thương. Sau mới tới bảo vệ sức khoẻ binh sĩ, nguyên tắc là khỏe mạnh. Sau mới tới gia đình binh sĩ.
Nhưng tuy vậy vẫn có những khám phá Y Khoa phi thường từ Quân Y Sĩ.
Alexandre Yersin gia nhập Quân Y khi ông ta tới Đông Dương chỉ vì muốn mạo hiểm. Sau khi tốt nghiệp Y Khoa tại Thụy sĩ, ông học qua khóa Microbiologie Viện Pasteur, một những học trò đầu tiên của Emile Roux, phụ tá của Louis Pasteur, đầu quân Bác Sĩ cho hãng tầu thủy Messageries maritimes, và sang Việt Nam. Trên tầu ông học sextant hướng dẫn vị trí theo mặt trời và ban đêm theo sao.Sau mấy chuyến Sài gòn Nha Trang ông lên bến Nha Trang và quyết định về Sài bằng đường rừng Trường Sơn,lúc đó chưa người da trắng nào dám thử. Thành công, ông gặp Calmette lúc đó Giám Đốc Pasteur Saigon, Calmette khuyên ông gia nhập Quân Y Pháp , làm viện Pasteur thì mới tiếp tục thám hiểm Trường Sơn. Và ông tìm ra Dalat, một nơi mát mẻ như Châu Âu trên Cao Nguyên Lang Biang.
Nhưng sự nghiệp ông chỉ mới bắt đầu. Năm 1894 bệnh dịch hạch tái phát ở Trung Quốc Quảng Đông, 60.000 chết , riêng Hông Kông chết 300, Toàn Quyền Đông Dương và Viện Pasteur phái ông sang HongKong nghiên cứu. Và Chính phủ Anh kỳ thị ngay, Bác Sỹ Quân Y nhà binh Pháp làm sao mà địch với Giáo Sư Kitasato, Đại Học Đông Kinh và Bá Linh, nổi danh vì huyết thanh chống diphteria.Kitasato được dùng cơ sở nhà thương HongKong, phòng thí nghiệm đày đủ dụng cụ, nhất là incubator chạy bằng gaz 37 độ cấy vi trùng. Yersin không được bén mảng tới bệnh viện.
Nhưng con người vượt Trường Sơn một mình sao chịu thua. Ông lính thủy Anh coi nhà thương được đút lót 1 chai whisky, và Yersin làm một căn lều tranh tại vườn nhà xác, một phòng thí nghiệm dã chiến, với đầy đủ chuột bạch và cobayes.Không thể có incubator 37 độ, ông hy vọng nhiệt độ HongKong 30 đội, vi trùng mọc chậm hơn một chút vậy.Khám nghiệm tử thi ngay nhà xác, ông xem xét kỹ lưỡng bệnh lý, không như Kistasato nhờ các bác sỹ điều trị, Kitasato chỉ cấy máu bệnh nhân, Yersin cấy cả mủ hạch ở háng. Nơi đó rất nhiều vi trùng dịch hạch, maú chỉ có khi giai đoạn septicemia. Và trời thương ông, vi trùng dịch hạch mọc với nhiệt độ 28 - 30 độ Với nhiệt độ 37 nó mọc rất ít hay không mọc.
Cả hai tuyên bố khám phá ra vi trùng dịch hạch cùng một ngày Sau này mấy tháng sau mới biết vi trùng Kitasato cấy được là loại Streptococcus thường. Vi trùng ông Yersin cấy được ông thử ngay trên chuột và cobayes, gây dịch hạch.
Vậy mà những ông hàn lâm Berlin và Đông Kinh đòi chia đôi. Báo Chí thế giới vẫn đề cao Kitasato. Không thể để thằng cha Quân Y lãnh giải Nobel, câu chuyện ông lính thủy với chai whisky, thí nghiệm trốn tránh trong lều tranh, còn gì là mặt mũi chính phủ Anh và chính phủ Nhật.
Nhất là trước đó mấy năm, giải Nobel Y Khoa đã về tay một Quân Y kiêm Pasteurien rồi.
Y sĩ thiếu tá Charles Louis Alphonse Laveran năm 1878 suy nghĩ bệnh sốt rét phải là một ký sinh trùng trong máu và một hôm năm 1878 tại Alger ông cố nhìn trong kính hiển vi máu một bệnh nhân vừa chết. và nhìn và vẽ ra những hình thù của Plasmodium với mọi giai đoạn, lúc đó chưa có kỹ thuật nhuộm máu. Sau đó cũng bệnh trypanosomiase ông cũng nhìn và vẽ ra ký sinh trypanosome trong máu bệnh nhân. Tuy vậy phải đợi mãi 1907 ông mới được giải Nobel.
Giới Hàn Lâm Y Khoa không ưa gì Quân Y mà cũng không ưa gì Viện Pasteur. Louis Pasteur chỉ là nhà Hóa Học, có phải Bác sỹ đâu. Vậy mà xâm nhập ngành Y của họ, chữa bệnh thành công những bệnh xưa nay chết 100% như chó dại. Đảo lộn ngành Y, cả nội khoa lẫn ngoại khoa.
Paul Louis Simond một trong những khoá đầu trường Santé Navale, năm 1883 trường còn tên là Ecole militaire du Service de Santé, đến 1890 thực sự Santé Navale, Ecole Principale du service de santé de la Marine.học tại Đại Học Y Khoa Bordeaux. Ông Simond khi phục vụ tại Viện Pasteur Bombay năm 1898 suy nghĩ khi dịch hạch, chuột thành phố chết trước ngưởi chết sau. Phải có gi liên quan và ông thử bọ chét chuột và thấy vi trùng dịch hạch trong bọ chét. Ông lần đầu tiên khám phá ra vector, phần nhiều là một côn trùng, do đó mà bệnh dịch truyền nhiễm.
Thiếu tá Quân Y Mỹ Walter Reed năm 1900 theo lệnh ông thày Miller Sternberg, ông tổ ngành Vi trùng Học Mỹ và cũng là Surgeon general sang Cuba lúc đó đang chiến tranh .Nghiên cứu yellow fever và xác định vector là một loại muỗi, không phải nước hay nước bọt. Một Bác sĩ Cuba, Carlos Finlay tìm ra được loại muỗi này là Aedes Egypti.
Kết quả kinh thiên động địa, Kinh đào Panama được đào trở lại thành công trước kia người Pháp phải bỏ dở công trình vì công nhân chết do yellow fever quá nhiều.
Á châu, đầu thế kỷ thứ 19. Hạm đội Anh Pháp ùn ùn kéo tới Biển Đông. Lý do là Tây Âu nay hùng mạnh chưa từng thấy, mấy cuộc Cách mạng kỹ nghệ xảy ra liên tiếp. Cách mạng thép của Bessemer Carnegie. Cách mạng dầu hỏa hơi đốt của Rockefeller, Cách mạng điện của Pierpont Morgan và Edison Tesla. Sau cùng là Cách mạng quan trọng không kém, Cách mạng Y Tế của Pasteur. Bộ mặt Tây Âu thay đổi hẳn, Đô thị sạch sẽ khang trang, không còn cống rãnh đường phố, nhà thương với kỹ thuật tân kỳ sạch sẽ như lau ly. Nhất là giải quyết được nạn bệnh dịch kinh hoàng như dịch tả từ Ấn Độ tràn tới đều đều. Tây Âu nay có đủ sức chinh phục, đồng hoá những văn minh trước kia là thày dạy hay đối thủ, Trung Quốc và Hồi Giáo.
Chiến tranh A Phiến 2 làm Anh Quốc lời quá đi thôi. Pháp cũng mang hạm đội tới ăn có. Đức Mỹ Nhật cũng thế. Mỹ không cần qua lối Việt Nam nhưng Việt Nam là lan can nhìn vào con đường huyết mạch từ Tây Âu sang Trung Quốc, tầu thủy chạy than đá cứ 150 miles là phải ghé bến. Việt Nam bắt buộc phải rơi vào tay Anh Quốc hay Pháp Quốc.
Francois Jules Harmand không biết học Y Khoa ở trường Ecole Annexe Santé Navale nào, hồi đó chỉ có hai, một ở Brest, một ơở Toulon. Học xong 5 năm đi tầu hải quân với chức Medecin Auxiliaire tức Thiếu Úy, Y sĩ phụ tá. Mấy năm phục vụ trên tàu trở lại Pháp thi Thèse lúc đó mới là Medecin 2ème classe,Trung Úy.
Chỉ biết ông được Đô Đốc La Grandière chú ý tới, Đô Đốc La grandière là người đầu tiên có chương trình chinh phục Đông Dương, 3 vị Đô đốc trước không có suy nghĩ gì ngoài đợi lệnh Paris. Năm 1966 Y Sĩ thiếu úy Medecin Auxiliaire Harmand xuống tàu đi học chữ Annam, tức là chữ nho, học mấy ông giáo sĩ. Nghe nói sau này Harmand và Francis Garnier, Ngạc Nhi các cụ ta gọi, đọc văn thư các cụ làu làu.
Sau đó Thiếu Úy Harmand cũng lội bùn lội sình như anh em Quân Y chúng ta. Trong cuốn. Apercu pathologique de la Cochinchine ông nói đóng quân cả năm tại Sóc Trang và tiền đồn Hà Tiên khi cả đồn kiết lỵ hay sốt rét chỉ còn mình ông mạnh khỏe. Sách xuất bản 1874 sau khi đã làm thèse năm 70, Tác giả Medecin de 2ème clase, Y sĩ Trung Úy. Hồi đó Y Khoa thế giới không cao, chưa biếi sốt rét hay kiết lỵ là do ký sinh nào nhưng ông tả cảnh lâm sàng rất đúng và đã mổ tử thi một số bệnh nhân, tả gross các lésions kiết lỵ và sốt rét không thể nào chê trách. Bác sỹ giỏi tận tụy tận tâm.
Vậy mà ông bỏ Y Khoa theo về Chính Trị chỉ vì ông muốn chinh phục Đông Dương, các Đô Đốc Tướng Lãnh không đủ hiểu biết Lịch Sử Việt Nam, tâm hồn Việt Nam. Không có tầm vóc nhìn xa nhìn rộng làm sao đáp ứng được nguyện vọng thầm kín người Việt Nam.Tiếp tục Nam tiến, Hà tiên Châu Đốc, vẫn phải là Việt Nam, Tây Ninh Côn Lôn Phú Quốc là Việt Nam không trả cho Cam Bốt như thế dân Việt Nam mới chịu hợp tác với Pháp một thời gian. Một thời gian thôi, sau 20 năm phải trả lại Độc Lập cho họ như hiệp ước Harmand Patenotre 1884 sau này.
Tù năm 73 cho đến 77 ông hành quân liên miên theo quân đội hay những thám hiểm dân sự cả vùng Nam Kỳ lẫn Bắc Kỳ. Thám hiểm cả hai sông Hồng Hà lẫn Cửu Long .Thám hiểm Angkor cùng nhà khảo cứu Angkor, Delaporte. Thảo nào ông thuộc lòng sử Ký Việt Nam.
Năm 78 trở về Pháp và chức vụ Chính trị đầu tiên, Tổ chức Đấu Xảo Exposition Universelle Pháp. Và gia nhập Bộ Ngoại Giao Pháp. Lãnh Sự Phạp Bangkok Xiêm La. Rồi về Việt Nam chức vụ lớn đến nỗi khi trận Thuận An xảy ra ông là Lãnh Đạo Chính Phủ Pháp chứ không phải Chỉ huy trưởng Hạm Đội và chiến trận Đô Đốc Courbet. Ông ký tối hậu thư cho Triều Đình Huế và ký kết Hiệp Ước Quý Mùi 1883 với Triều Đình, áp đặt Chế Độ Bảo Hộ. Và cựu Y Sĩ Trung Úy, nay chỉ huy Triều Đình Huế với Chức Vụ Commissariat du Protectorat du Tonkin et Annam, Toàn Quyền, chỉ huy luôn các Đô Đốc Pháp. Cochinchine Nam Kỳ là thuôc điạ Pháp, đất Pháp nhưng thực tế vẫn dưới quyền Toàn Quyền.
Tối hậu thư ra sao. sau khi phá đồn Thuận An và đi pháo đĩnh tới Kinh Thành “Nếu chúng tôi muốn chúng tôi có thể tận diệt cơ đồ nhà nhà Nguyễn cả ngành lẫn rễ. Có thể nắm giữ toàn thể bờ cõi Vương Quốc như đã làm ở Nam Kỳ. Các vị nay biết rõ Quân Đội chúng tôi làm vệc đó dễ dàng. Có lúc các vị đặt hy vọng vào Đại Quốc phương bắc. Nhưng nếu lệ thuộc có trước kia…nay chỉ là một quá khứ lịch sử. Nay một sự thực chắc chắn, các vị nằm trong bàn tay chúng tôi.Chúng tôi có sức mạnh phá hủy kinh thành cho các vị chết đói.Tùy các vị chọn chiến tranh hay hòa bình. Chúng tôi không muốn cướp nước các ông nhưng các ông phải chấp nhận Bảo Hộ của chúng tôi. Bảo Hộ sẽ bảo đảm hòa bình thịnh vượng cho dân tộc các ông. Bảo Hộ là đường lối duy nhất cho các ông sống sót…
48 giờ, chấp nhận hay không. Không được bàn cãi. Nếu không chấp nhận thì chờ đợi những số phận xấu xa nhất. ..Các ông như vậy chọn xóa bỏ lịch sử Viêt Nam.”
Các Cụ Triều Đình Huế đầu hàng ngay ký hết. Sang năm 1884, Hiệp Ước Quý Mùi được thay thế bằng Hiệp Ước Giáp Thân Patenotre Harmand, vì Lý Hồng Chương bên Trung Quốc nhượng bộ Pháp, công nhận Pháp bảo hộ Đông Dương.Hiệp Ước mới Cho nhà Vua thêm vài quyền hành. Và sau 20 năm trả lại Độc Lập.
Nước Pháp sau khi Hoàng Đế Nã Phá Luân đệ tam thua trận chiến tranh với Đức năm 1870, đã trải qua một Cách Mạng Văn Hóa xâu rộng ít người nói tới. Thủ tướng Gambetta cầm quyền, Đảng Radical Republicain cấp tiến, phần nhiều là Franc maçon (Free Mason). Franc Maçon không phải là Đảng nhưng là những học giả, hội họp nhau tối thứ 5 mỗi tuần, với những thủ tục lạ lùng và bí mật, mục đích dễ nhận ra nhau ngoài đời. Nguồn gốc từ Trung Đông từ thời thánh chiến nhưng sau bị các vua chúa Châu Âu tàn sát nên họ lẩn sang Anh Quốc và Mỹ Quốc. Họp tối thứ 5 mỗi tuần bàn cãi về xã hội, chính trị, khoa học kỹ thuật nên họ là những học giả giỏi nhất nước. Và họ thương yêu nhau giúp đỡ nhau. Free Mason như Washington, Ben Franklin, Thomas Jefferson đã thành công xây dựng Cách Mạng Mỹ từ thế kỷ trước. Nay đến lượt Pháp.
Bộ trưởng của Gambetta phần nhiều những học giả giỏi nhất nước Pháp như Paul Bert, Bác Sỹ kiêm Khoa học gia. Sau Gambetta, Paul Doumer chính trị gia kiêm kinh doanh chức vụ cao nhất Franc Maçon Pháp Grand Secreaire Grand Loge Pháp, về sau lên Tổng Thống Pháp. De Lanessan Quân Y một chính trị gia xuất sắc. Tất cả những vị ấy, nhân tài nước Pháp, nối đuôi nhau về Đông Dương làm Toàn Quyền theo đầu tầu Jules Harmand cũng nhờ Franc Maçon mà lên.
Phe Cấp tiến Pháp này họ muốn làm Cách Mạng thật sự, tại Pháp là cách mạng khoa học kỹ thuật như Mỹ, chướng ngại vật là giai cấp thày tu vẩn độc quyền tiểu học. Còn trên thế giới họ muốn giúp các nước chậm tiến canh tân đón nhận khoa học kỹ thuật như Nhật Bản, không làm được phải nhờ Pháp một thời gian. Họ chọn Việt Nam để giúp vì họ phục Viêt Nam. Phục nhân dân Việt Nam chứ không phục giai cấp trí thức Tống Nho lãnh đạo, giai cấp này phải gạt dần ra ngoài thay thế trí thức khác. Đối với họ quyền lợi nhân dân Việt Nam trên hết.
Harmand được bạn bè và các đồng chí Cấp Tiến nâng lên, lên như diều trong Bộ ngoại Giao. Chả phải ông là học giả duy nhất về Đông Dương và Đông Nam Á là gì. Ông tới đúng lúc. Báo chí Pháp và Tây Âu đang mạt sát các Đô Đốc thậm tệ. Capitaine de Vaiseau Đại tá Francis Garnier đánh thành Hà Nội năm 1873, không có lệnh của Đô Đốc Dupré Saigon. 10 năm sau Commandant Henri Rivière đánh Hà Nội Nam Định cũng không có lệnh ai cả, cũng chỉ lèo tèo mấy trăm quân, cả hai đều bị phục kích Ô Cầu Giấy mất mạng, quân phải rút lui. Rivière chết mất xác luôn. Báo chí nói nên mang quân về Pháp, các đô đốc gây chiến tranh với Trung Quốc hay Anh Quốc như chơi.
Bộ Ngoại Giao mới có quyền hòa hay chiến. Nay Bộ Ngoại giao có Đại diện uy tín, các Đô Đốc mừng quá có người lãnh trách nhiệm. Trận Thuận An là Harmand họp với Đô Đốc Courbet và tướng Bouet từ một tháng trước tại Hải Phòng, kế hoạch ra sao do Harmand đề xuất gửi về Ngoại giao Paris chấp thuận rồi Hải Quân thi hành. Ông cựu Trung Úy Quân Y 38 tuổi nay chỉ huy các Đô Đốc lão thành tăm tắp nghe theo.
Là vì đằng sau Harmand là sức mạnh chính trị của Đâng cầm quyền. Là vì Harmand có những hiểu biết mà Đô Đốc không có. Có tầm vóc nhìn xa mà không ai có.
Năm 1889 khi sự nghiệp đã gần xong, Harmand thuyết trình tại Hội Họp Association Republicaine nhân dịp kỷ niệm 100 năm Cách Mạng Pháp.Ông nói mất hết đất đai thuộc địa vì nhân dân, chính phủ Pháp không để ý tới thuộc địa. Dân Anh để ý, biết quyền lợi dân Anh là thuộc điạ, buôn bán nên cho thuôc địa đủ quân và chi phí, không giỏ giọt chống đỡ như Pháp.
Ở Đông Dương đã 30 năm mà vẫn một chuỗi lầm lẫn. Các Đô Đốc chiếm Đà Nẵng Sài gòn rồi nằm đó, dĩ nhiên là bị bao vây không ra được vì ít quân. Khi đã chinh phục người ta là không thể dừng một phút nào, phải chiếm kinh đô tỉnh thành rừng rú cho đến biên thùy, nếu không thì đừng chinh phục người ta. Khi đã chinh phục người ta thì phải biết nhân dân và lãnh đạo cho rõ, nếu không thế thắng vì không thể bình định.
“Chúng ta chiến đấu với một dân tộc đặc biệt nhất. Khác hẳn những dân tộc Á châu khác, điểu đó không phải chỉ là quan trọng về khoa học mà về chính trị, quan trọng bậc nhất : dân tộc này vô cùng đồng nhất. Đến nỗi ta phải do đó mà lựa đường lối chúng ta …
Dân tộc này từ tận cùng Trung Quốc và Tây Tạng tới, bị Trung Quốc thèm muốn thống trị, nhưng dân tộc này cũng thống trị dân tộc khác trong bao nhiêu thế kỷ, trước khi chúng ta tới.Dân tộc này Nam Tiến thành công gần như trọn vẹn khi chúng ta tới và bắt họ ngừng lại. Họ chiếm được Nam Kỳ hạ mới đây, tới được Cao Miên. Trong đoạn đường xa Nam Tiến họ đã chiến thắng và sát nhập những dân tộc rất đa dạng. Khi chúng ta tới, họ đang đẩy lui Cam Bốt , đang đối đầu với Xiêm La, theo tôi AnNam sẽ chiến thắng Xiêm La nữa nếu nước Pháp không tới. Đó là sau khi đã bị Trung Quốc thống trị 1000 năm, và sau khi máu đã pha với bao nhiêu máu khác, trung quốc, mã lai, thái, kmer, thổ mán v.v…Vẫn đồng nhất cho đến nỗi ngày nay, không thể phân biệt được người An Nam Bắc Kỳ Trung Kỳ hay Nam Kỳ. Cũng là một người An Nam từ biên giới Bắc cho tới biên giới Xiêm. Cũng luân lý ấy, cũng tình dân tộc ấy. Đừng lầm lẫn phân biệt Bắc Nam, không phải như Ấn Độ nơi bao nhiêu giống người, bao nhiêu bộ lạc, nhân cấp thù nghịch.Người An Nam đồng nhất vì một tiếng nói, phong tục, thủ tục dưới khí hậu nào cũng vậy. Đồng nhất vì chính trị, đâu cũng một thứ luật pháp, tuy bề ngoài có khác. Làng xóm như một cộng hòa nhỏ cai trị bởi chức sắc, phép vua chỉ có tính cách nghi lễ.”
Có phải là Paul Mus trường Bác Cố Đông Dương, hay Douglas Pike, Stanley Karnow? Không, cựu bác sỹ Quân Y Harmand 120 năm về trước.
Ông thuyết trình tiếp :” Người An Nam không phải là một con nít chúng ta phải dạy dỗ. Không phải là dã nhân chúng ta có thể thử nghiệm. Đó là một dân tộc với lịch sử lâu dài hơn lịch sử chúng ta, dân tộc đóng một vai trò đáng kính trọng trong thời gian và trong vùng. Vận mệnh dân tộc này chưa hết đâu…
Chúng ta ngăn cạn dân tộc này khi họ đang tiến tới… Bổn phận chúng ta phải giúp họ phát triển, không những vì quyền lợi chúng ta, mà vì quyền lợi Đông Dương, vì quyền lợi dân tộc này với tham vọng tương lai, với 2000 năm lịch sử…Phải tôn trọng mọi thủ tục họ, mọi định chế họ, tôn trọng giá trị họ, tôn trọng sự ưu việt họ so với láng giềng Đông Dương…Đừng như người Anh với thái độ khinh miệt…Phải làm sao cho sau này nước An Nam là một bạn đồng hành (compagne), một cộng tác viên (associé).”
Và nhân tài Pháp tới giúp. Paul Bert tới từ1886 nhưng mấy tháng sau tử nạn. Vì ông tài ba quá. Làm Toàn Quyền chưa đủ, ông ra viện Pasteur nghiên cứu, cấy được mấy giống kiết lỵ, ông làm vắc xin, uống quá liều và chết vì kiết lỵ.
Phải đợi tới nhân tài Paul Doumer, đầy uy tín chính trị mới thay đổi hẩn bộ mặt Đông Dương. Đường sắt Bắc Nam sang tận Vân Nam. Cầu Paul Doumer là một kỳ công thế giới lúc đó. Cầu Hàm Rồng 50 năm sau Mỹ ném bom mãi không sập. Quộc lộ 1 Bắc Nam, Quốc lộ 5, quốc lộ 4 , cảng Sài gòn , cảng Hải phòng, kỹ nghệ than Hòn Gay Uông Bí. Tất cả trong nhiệm kỳ Doumer 1897-1902, 5 năm. Nhân dân Việt Nam trả giá với thuế rượu, thuốc lá, thuốc phiện. Ông nào không có bằng cấp bắt đi làm đường sắt.
Nhân tài Y sĩ thiếu tá Yersin được trao cho trách nhiệm Khoa trưởng Đại Học Y Khoa Hà Nội. Trao cho trách nhiệm mang quinquina cao xu từ Mã lai về Việt Nam thay đổi hẳn kinh tế Nam Kỳ. Được lòng dân đánh cá Nha Trang đến nỗi ”ông năm”, cuối cùng Y sĩ Đại tá, mộ được thờ như một thành hoàng Nha Trang cho tới bây giờ. “Đảng” giận lắm nhưng không làm gì được, “ông năm” nghiễm nhiên là cha già dân tộc Nha Trang.
Nhưng món quà quý nhất cho nhân dân Việt Nam, là chữ quốc ngữ mà sau này Phạm Quỳnh tranh đấu tại Paris cho vào chương trình tiểu học cùng với Pháp văn. Nhờ Quốc Ngữ ta bảo toàn được văn hóa cổ truyền ngàn năm và ra khỏi quỹ đạo Trung Quốc. Ra khỏi quỹ đạo Pháp sau này. Từ quốc ngữ, thiết lập được một văn chương văn hóa âm nhạc thuần túy. Phạm Quỳnh cũng là một nhân tài do Franc Maçon đưa lên, nói, truyện Kiều còn, nước Nam còn. Cả nước Việt Nam đọc Kim Vân Kiều nhờ Quốc Ngữ.
Nam Minh Bách
Virginia Tháng 8, 2017
Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y
© 2017