Chương 33

 

Thiếu úy Nguyễn Lương

 

Trung đội 1, Đại đội 4, Tiểu đoàn 3

Một nơi nào đó mạn Đông Bắc căn cứ Ái Tử

Ngày 12/4/1972

 

Khi các Sói Biển từ Đông Hà rút về Ái Tử, Tiểu đoàn được tăng cường với nhóm viện binh đầu tiên kể từ ngày địch bắt đầu tấn công. Hầu hết các TQLC mới đều là thanh niên non choẹt vừa mới hoàn tất lớp huấn luyện quân sự căn bản ở phía Nam. Binh chủng TQLC Việt Nam không có cái sang trọng để cho phép bất cứ đơn vị nào trong số chín Tiểu đoàn tác chiến được nghỉ ngơi sau chiến trận nặng nề. Sau cuộc giao tranh đẫm máu tại Đông Hà, và cuộc lui binh xuống phía Nam tiếp theo đó, nhiệm vụ nhẹ nhất mà Lữ đoàn trưởng có thể giao cho Tiểu đoàn 3 là hỗ trợ cho Tiểu đoàn 1 tổ chức pḥng thủ tối đa cho Ái Tử.

Thiếu úy Nguyễn Lương đă nhận nhiệm sở vào buổi b́nh minh đầu năm mới tại Đại đội 4 thuộc Tiểu đoàn 3 và trong hai tuần lễ đầu của tháng 4, anh đă trải qua những trận đánh khốc liệt không khác ǵ những chiến sĩ Sói Biển kỳ cựu nhất. Khả năng học hỏi của các Trung đội trưởng thường được nâng cao sau mỗi trận giao tranh, nhưng chưa bao giờ cao bằng những cuộc quần thảo với địch của TQLC tại phía Bắc tỉnh Quảng Trị.

Từ khi Ripley giật nổ chiếc cầu Đông Hà vào ngày Chủ Nhật Phục Sinh, Tiểu đoàn 3 đă hành quân trở lại với hai bộ chỉ huy Alpha và Bravo. B́nh và viên cố vấn nắm bộ chỉ huy Alpha gồm Đại đội 1, Đại đội 3 và hầu hết Đại đội Vũ khí nặng cũng như các thành viên chính của ban tham mưu Tiểu đoàn. Bộ chỉ huy Bravo gọn hơn được chỉ huy bởi Tiểu đoàn phó gồm các Đại đội 2 và 4. Bộ chỉ huy Bravo của Tiểu đoàn 3 hiện không có cố vấn Hoa Kỳ đi theo.

Đại đội 4 phụ trách pḥng thủ sườn phía Tây của Tiểu đoàn nằm bên ngoài Ái Tử. Lúc này chiến trận đă kéo dài khá lâu. Mặc dù địch không thể băng qua sông Cửa Việt ngay tại Đông Hà nhưng bộ binh của chúng vẫn có khả năng vượt qua thượng nguồn sông bằng cây cầu xe lửa cũ thời Tây, c̣n xe tăng th́ đi qua ngả Cam Lộ nằm xa hơn ở hướng Tây. Không may cho các TQLC Việt Nam, hỏa lực không quân đồng minh tại nơi đó không ngăn chận được quân Bắc Việt có ưu thế về quân số trên chiến trường trải dài qua hướng Đông cho đến tận Ái Tử.

Trung đội 1 của Lương đóng ở vị trí cực Tây địa bàn trách nhiệm của Đại đội 4. Cả ngày trời họ đụng độ với quân Bắc Việt có ưu thế hơn hẳn về hỏa lực. Hai bên cận chiến quá gần thành thử hải pháo Hoa Kỳ bị vô hiệu hóa, trong khi đó th́ các khẩu súng cối 82 ly thông dụng của bọn Cộng quân lăo luyện đặt khắp mọi nơi lại tỏ ra có hiệu quả hơn trong các khoảng cách gần.

Nắm Trung đội sang đến cuối tuần lễ thứ hai, Lương đă thu thập và học hỏi tất cả những ǵ anh có thể học được trong quăng thời gian ngắn nhưng hết sức căng thẳng vừa qua. Khi trời vừa chập tối, địch ở trước mặt và bên sườn trái tung ra một cuộc tấn công bộ binh với sự yểm trợ của súng cối 82 ly nhắm vào vị trí dự định đóng quân ban đêm của Lương. Cường độ hỏa lực và quân số vượt trội của quân Bắc Việt khiến viên Trung đội trưởng trẻ nhận ra là anh cần phải củng cố vị trí và rút về gần các trung đội khác của Đại đội. Dưới sức tấn công khá nhanh của địch quân, Lương ra lệnh cho các toán tiên phong của Trung đội 1 lần lượt rút lui có trật tự về các trung đội c̣n lại của Đại đội. Anh chờ cho cả ba tiểu đội cùng với các TQLC tăng cường từ Đại đội Vũ khí nặng qua rút đi an toàn trước khi cho lệnh bắt đầu di chuyển nốt ban chỉ huy Trung đội.

Cùng với Lương có ba chiến sĩ TQLC khác: Hạ sĩ truyền tin Thanh, Hạ sĩ Được "cao bồi" và một chiến sĩ TQLC trẻ khác tên là Lợi. Họ mới vừa dợm bước vào bóng đêm theo dấu chân đồng đội th́ bị một loạt đạn súng cối 82 ly chụp xuống đầu và cả khu vực chung quanh. Ngay tức khắc hai trong số ba TQLC của Lương bị tử thương ngay tại chỗ. Hạ sĩ Được bị thương nhưng sau đó cũng ngă gục luôn. Lương vươn ḿnh qua phía nhân viên truyền tin th́ thấy cái máy PRC-25 anh đeo trên vai cũng đă bị trúng miểng và trở thành vô dụng. Đạn địch bắn như mưa, văi ra khắp nơi làm Lương phải nhào xuống núp, không hay biết chính anh cũng đă bị trúng đạn rồi. Tuy không theo dơi thời gian nhưng anh đoán là chỉ một lát sau th́ cảm thấy máu âm ấm chảy ra từ một vết thương ở bên đùi trái.

Trận pháo kích vẫn tiếp diễn. V́ một lư do nào đó quân Bắc Việt không tấn công vào vị trí chỉ có bốn TQLC trấn giữ, trong có có ba đă bỏ ḿnh. Lương biết là địch đang ở rất gần. Anh có thể nghe thấy họ, ngửi thấy địch và thậm chí cảm thấy sự hiện diện của bọn chúng nữa. Không chỗi dậy được v́ vết thương, Lương nằm im không nhúc nhích, sợ sẽ gây ra sự chú ư. Đất bụi do đạn pháo kích trúng đích phần nào đă che phủ người anh. Anh hiện c̣n lại một ḿnh và mong những người khác trong trung đội thoát được loạt pháo kích và đă an toàn tại nơi nào đó không xa về hướng Đông.

Lương bị mắc kẹt một ḿnh trong bóng tối. Anh biết là đồng đội sẽ trở lại kiếm anh ngay tức khắc lúc nào họ làm được. Trong khi chờ đợi anh phải nằm im giữa những thân xác vô tri của đồng đội rải rác chung quanh và sát cạnh anh. Lương đoán là địch sẽ tiến vào vị trí của anh bất cứ lúc nào. Anh với tay lấy quả lựu đạn cài trên thắt lưng của anh "cao bồi," rút chốt ra và nắm chặt cái th́a trong tay. Nếu quân Bắc Việt có muốn bắt anh th́ bọn chúng phải trả một giá đắt. Giờ đây tất cả những ǵ có thể làm được là chờ đợi. Và anh chờ.

Hai tuần lễ cũng đủ dài để Lương nhận thức được rằng chiến tranh không bao giờ diễn tiến một cách thẳng tuột. V́ những lư do nào đó mà anh không hiểu, quân Bắc Việt ngừng lại chỉ một vài thước đâu đó ở đàng trước mặt. Lương nằm im nắm chặt trái lựu đạn trong ḷng bàn tay, đùi vẫn c̣n chảy máu và cố thở hết sức nhẹ nhàng.

Lương không có cách nào để biết thời gian đă trôi qua được bao lâu. Cơn đau từng chập từ vết thương đă được băng vội vàng để cầm máu nhắc nhở là anh c̣n sống nhưng trong một t́nh huống thập tử nhất sinh. Cứ vài phút trôi qua, khi bàn tay bị mỏi nhừ v́ nắm quả lựu đạn đă mở chốt th́ anh đổi qua tay kia, chờ kẻ thù đến. Thỉnh thoảng anh hơi bị choáng váng nhưng vội trấn tĩnh lại với nỗi lo là có thể vô t́nh buông trái lựu đạn ra.

Quân Bắc Việt rốt cuộc cũng tiến đến. Sau một vài tiếng đồng hồ, khoảng một tiểu đội xuất hiện giống như họ chui ra từ thinh không. Lương nằm yên. Anh nín thở, mắt quả quyết. Nhưng anh vẫn có thể trông thấy bọn chúng, cảm thấy họ và c̣n nhận ra h́nh thù những chiếc nón cối nữa. Bọn chúng mang AK-47 trong tư thế sẵn sàng với lưỡi lê chĩa ra. Đối với họ anh chỉ là một cái xác chết như ba người kia.

Thoạt đầu Lương không để ư lắm nhưng bọn Bắc Việt tự nhiên chỉ chú ư đến ba người kia v́ thấy những người này có đeo ba-lô. Theo kinh nghiệm lâu năm, các TQLC Việt Nam biết là bọn Bắc Việt tuy nói chung rất gan ĺ và hung tợn khi chiến đấu nhưng thường là bọn nông dân nghèo khổ, thất học so với lính miền Nam khá giả hơn. May mắn cho Lương là anh không có đeo ba-lô; do đó chúng cho là anh không mang theo đồ ăn, chiến lợi phẩm hoặc những thứ ǵ mà bọn quỷ đỏ đang thèm khát. Để chắc ăn, bọn chúng dùng lưỡi lê đâm vào xác các đồng đội của Lương trước khi lục lọi ba-lô cướp lấy các "kho tàng." Lương nghe thấy những tiếng động đặc thù, ghê rợn đó và chờ đợi đến phiên ḿnh. Nhưng anh không thấy ǵ cả. Có thể bọn chúng không trông thấy anh. Hoặc có thấy nhưng không buồn chú ư đến. Sao cũng được. Sau một chốc th́ bọn chúng lặng lẽ biến mất giống như lúc xuất hiện vậy. C̣n lại một ḿnh là viên Trung đội trưởng bị thương nhưng vẫn c̣n sống sót, tay c̣n nắm quả lựu đạn đă rút chốt.

Khi bọn Bắc Việt rời chỗ Lương th́ có lẽ chúng đă rút ra khỏi vùng rồi. Bây giờ thật sự Lương c̣n lại một ḿnh; hay anh đoán chừng như vậy. Chỉ c̣n lại anh và các đồng đội mới chết cách đây vài tiếng đồng hồ, thân xác bị lưỡi lê địch chọc thủng tại một nơi nào đó phía Tây của Ái Tử. Lương đủ khôn ngoan và tỉnh táo để không vội tin vào giác quan hay trực giác của ḿnh, v́ thế anh nằm im chờ đợi với quả lựu đạn.

Mối ưu tư của anh bây giờ lại chuyển từ nỗi lo lắng c̣n bóng quân thù qua chuyện là liệu anh c̣n đủ tỉnh táo để nắm vững quả lựu đạn hay không. Bị mất máu và trải qua những biến cố như vậy th́ đầu óc anh bắt đầu lao đao. Anh nhận thấy là sức khỏe anh đang suy sụp dần.

Nỗi căng thẳng do nắm chặt quả lựu đạn bắt đầu gây khó khăn cho anh. Giống như là anh phải ép chặt một quả banh te-nít hàng giờ đồng hồ vậy. Các bắp thịt, gân dây chằng cánh tay và bàn tay anh mỏi nhừ v́ nắm quá lâu. Anh tự buộc ḿnh phải ráng sức giữ chặt nó, mặc dù sức khỏe đang suy nhược dần. Một lúc lâu sau, nhắm chừng là bọn địch đă đi mất rồi nhưng để chắc ăn, anh vẫn thủ quả lựu đạn cho đến lúc anh biết rằng sẽ bị kiệt sức hoàn toàn. Giống như lần trước đó, Lương bắt đầu nửa tỉnh nửa mê nhưng vẫn c̣n cố gắng ép chặt cái muỗng của quả lựu đạn trong tay. Đến một lúc nào đó, có thể anh sẽ bất tỉnh và thả tay ra hay đơn giản là đánh rớt trái lựu đạn xuống đất v́ quá mệt. Bằng cách nào đi nữa th́ chỉ thiệt thân anh mà chẳng chết thằng Cộng sản nào. Đoán chừng là đă an toàn rồi, anh ném trái lựu đạn ra khỏi chỗ anh và xác đồng đội đang nằm.

Tuy nhiên Lương đă bị mất máu nhiều hơn là anh tưởng. Cú ném từ tư thế nằm ngửa yếu hơn là anh tính và anh bị lọt vào vùng sát thương của quả lựu đạn. Khi quả đạn phát nổ, anh cảm thấy những miểng đạn đâm vào cánh tay trái. Tuy nhiên sau tiếng nổ anh không thấy động tĩnh ǵ chung quanh. Vết thương đùi tiếp tục rỉ máu, giờ đây lại chảy thêm từ những vết thương mới nữa.

T́nh thế chờ đợi của Lương đột nhiên thay đổi. Không c̣n quân Bắc Việt nữa, sự sống c̣n của anh bây giờ lại tùy thuộc vào chuyện có bị chảy máu đến chết hay không chứ không c̣n là bị đâm, bị bắn hay nổ banh xác mà chết nữa. Trước đó th́ anh phải tập trung sức lực, nếu làm nổi, vào kẻ thù bằng xương bằng thịt. Kẻ thù bây giờ đă thay đổi và không c̣n thực thể nữa. Kẻ thù mới của anh là thời gian. Đó là sự nghi ngờ, nỗi lo lắng, và làm sao được tiếp máu.

Lương có thời gian để suy ngẫm về nhiều điều: về cả cuộc đời, về những giai đoạn sung sướng nhất mà anh đă chôn vùi từ lâu vào trong tiềm thức. Anh nghĩ về song thân, anh chị em, về người yêu, các đồng đội và những người trong Trung đội anh. Anh có đủ thời gian để suy nghĩ nhiều lần về các điều khác nhau. Bây giờ không sợ bị lựu đạn nổ nữa nên anh cho phép ḿnh được thỉnh thoảng thiếp đi một chốc lát. Anh không có chuyện ǵ khác để làm ngoài chuyện giữ niềm hi vọng, nghĩ về binh nghiệp của ḿnh, hành động sao cho xứng đáng là một chiến sĩ TQLC, mang danh dự về cho đơn vị và Tổ quốc. Trong thâm tâm, anh đă sẵn sàng tự sát cùng với vài tên giặc chứ không chịu để bị bắt làm tù binh. Không ai có thể cấm anh làm điều đó. Lương nằm đó cô đơn không biết chuyện ǵ sẽ xẩy ra cho anh: chết hay một phép lạ giải thoát.

Trong khoảng thời gian tưởng chừng như bất tận mà Lương đơn độc trong sự im lắng kỳ lạ, bất thường tại một nơi nào đó phía Tây của Ái Tử, nửa mê nửa tỉnh, th́ chiến sự vẫn tiếp diễn khắp nơi trên toàn cơi Việt Nam với một nhịp độ điên cuồng. Tại miền Trung và miền Nam của đất nước, các lực lượng VNCH chiến đấu dữ dội đánh lại quân Bắc Việt đang xâm chiếm. Không quân Hoa Kỳ đă yểm trợ từng cứ điểm cho lực lượng VNCH. Tại tỉnh Quảng Trị cuộc chiến vẫn tiếp diễn, ngoại trừ ngay chỗ của Lương đang nằm.

Sau cùng, một trong hai Thượng sĩ của Lương dẫn một toán cứu viện quay trở lại t́m kiếm nhóm Trung đội trưởng bị mất tích. Toán của Thượng sĩ Điềm đến mà Lương không thấy hay nghe ǵ cả.

Ông già Điềm quả là giỏi. Tháng trước anh chàng Lương độc thân đă vui vẻ tặng ông một nửa tiền lương tháng để mừng ông vừa có đứa con đầu ḷng và điều này đă làm ông rất cảm kích. Trong các chiến sĩ thuộc trung đội của Lương, ông Điềm là hiện thân của TQLC. Theo Lương, có vẻ như ông Điềm đă khoác áo TQLC cả cuộc đời rồi tuy ông chỉ hơn Lương chưa tới 10 năm tuổi lính. Nổi tiếng là một cao thủ vơ thuật, đối với Lương ông ta giống như "Dzắc" đối với Ripley: dữ dằn, vị tha, kiên quyết, cương trực, cứng rắn, và là biểu tượng của mẫu TQLC Việt Nam thuộc loại lăo làng.

Lúc đó vào khoảng bốn hay năm giờ sáng th́ họ đến. Lương đă mất hết khái niệm về thời gian khi anh được ông Điềm tráng kiện xốc dậy để trở lại cơi sống. Trao đổi vài câu thầm lặng những ǵ đă xẩy ra, ông già gân thưọng sĩ vác vị Trung đội trưởng trẻ của ḿnh c̣n đang đau đớn và mất máu trầm trọng trở về tuyến bạn.

Binh chủng TQLC Việt Nam, và cả QLVNCH như đă kể phía trên, không có đủ phương tiện dồi dào như người Mỹ trên phương diện tản thương ngoài chiến trường cũng như săn sóc y tế khẩn cấp cho các thương binh ngay tại mặt trận. Binh chủng TQLC Việt Nam có nhiều tổ chức tương tự như người anh em TQLC Hoa Kỳ. Tuy nhiên có một điểm khác biệt lớn là TQLC Việt Nam không trực thuộc Hải Quân và do sự hạn chế về tiếp vận nên hoạt động của TQLC không liên quan ǵ đến hoạt động của Hải Quân. Hải Quân Hoa Kỳ phụ trách y tế cho Binh đoàn TQLC Hoa Kỳ c̣n TQLC Việt Nam phải tự túc lấy. Mỗi tiểu đoàn tác chiến, tổng cộng là chín từ ngày khởi sự Mùa Hè Đỏ Lửa, đều có một y sĩ đi theo (giống như các tiểu đoàn Hoa Kỳ) cùng với một toán trợ y. Mặc dù TQLC và quân lực Hoa Kỳ đều có một y sĩ ở cấp tiểu đoàn giống như TQLC Việt Nam nhưng số lượng trợ y phụ trách cứu cấp phía Việt Nam rất thiếu thốn.

Trong các tiểu đoàn tác chiến TQLC, y sĩ thường đi theo bộ chỉ huy Alpha trong khi người phụ tá thâm niên nhất hành quân cùng với bộ chỉ huy Bravo. Có được bao nhiêu trợ y th́ chia đều cho hai cánh và có thể phân bổ xuống cấp đại đội chứ không bao giờ xuống tới cấp trung đội, khác với phía Hoa Kỳ đó là một điều thông thường trong các cuộc hành quân. Đơn giản là v́ không đào tạo đủ trợ y để sử dụng. Do đó họ thường đóng tại bản doanh để cấp cứu hay lựa thương các thương binh được chở đến.

Thượng sĩ Điềm dùng hết sức lực c̣n lại để khiêng vị trung đội trưởng mất gần hết máu về trạm cứu thương gần nhất. Mặc dù ông ráng bước thật đều nhằm giảm sự đau đớn cho Lương nhưng quăng đường khá dài và không dễ dàng cho người bị thương. Ít ra th́ Lương thật sự đang "nằm trong tay bạn" và họ đang di chuyển đúng hướng.

Sau một cuộc hành tŕnh gần như là bất tận, cả hai người, Lương và thiên thần của anh, đều gần mệt xỉu khi họ đến gần một trạm cứu thương. Có bảng dấu hiệu chỉ dẫn hướng tới nơi cứu cấp và di tản. Một hướng đến chỗ thương binh cấp sĩ quan và được di tản bằng xe jeep đặt cáng trên đó. Một hướng khác gần hơn th́ đưa đến một chiếc vận tải cứu thương loại GMC cho tất cả mọi người.

Nhận thấy viên Thượng sĩ đă mệt lắm rồi, Lương bảo ông mang anh lại chỗ xe cứu thương. Một lát sau cả hai xe khởi hành về Bệnh Viện Dă Chiến của Sư đoàn 3 Bộ Binh tại một nơi nào đó giữa Ái Tử và Quảng Trị.

Đoàn xe y tế gồm một chiếc jeep và một xe vận tải cứu thương chạy chưa đầy 200 thước th́ bị địch pháo kích bằng trọng pháo. Ngay loạt đầu, chiếc jeep dẫn đầu bị trúng đạn và phát nổ ngay trước mặt chiếc vận tải đang chạy phía sau. Tài xế xe vận tải hoảng hốt bẻ tay lái vượt qua đám cháy tiếp tục chạy luôn. Các thương binh phía sau xe bị xốc tung lên như những con xúc xắc nhưng rất may là tất cả đều sống sót.

Quăng đường đến Bệnh Viện Dă Chiến Sư Đoàn 3 Bộ Binh giữa Ái Tử và Quảng Trị vẫn chưa phải là đích của cuộc hành tŕnh, và chắc chắn không phải đă chấm dứt một ngày đầy biến cố đối với Lương. Thượng sĩ Điềm vẫn trung thành bên cạnh Lương trong chuyến đi về tuyến sau này và v́ ngồi cùng trên chiếc vận tải cứu thương nên cũng đă thoát chết do đạn pháo kích của địch trong đường tơ kẽ tóc. Mặc dù Bệnh Viện Dă Chiến Sư đoàn 3 Bộ Binh tọa lạc ở một nơi tương đối có thể coi là hậu phương so với Đông Hà và Ái Tử nhưng quân Bắc Việt giờ đây đă có mặt khắp mọi nơi. Hơn nữa đám lính bản doanh c̣n lại của bộ Tư lệnh sư đoàn, hiện chỉ hoạt động cầm chừng, đảm trách vấn đề an ninh không thể được coi là thiện chiến được.

Thượng sĩ Điềm muốn chắc ăn là Thiếu úy Lương đến được Bệnh Viện 3 Dă Chiến. Viên Thượng sĩ trung đội dầy dạn chiến trường vẫn túc trực bên cạnh Lương và linh cảm thấy t́nh thế có một điều ǵ đó bất ổn. Trong ṿng một tiếng đồng hồ khi vừa đến và Lương được đặt lên một cái cáng để chờ khám vết thương th́ một đơn vị địch tấn công vào ngay khu vực của bệnh viện. Điềm đủ nhạy bén để cảm thấy sự nguy hiểm thành thử ông lại xốc viên Thiếu úy lên vai trước khi bọn Bắc Việt tràn vào bệnh viện. Nếu Điềm chần chừ lâu hơn nữa, không mang ngay Lương qua một chỗ khác an toàn hơn là cái bệnh viện đó th́ cả hai chắc đă bị mắc nạn rồi. Bọn Cộng sản bắn và đâm chết hết tất cả các nhân viên bệnh viện và thương bệnh binh trước khi rút đi. Trật tự được văn hồi lại từ từ và Lương được di tản xuống phía Nam về phía Quảng Trị, vẫn có Thượng sĩ Điềm bên cạnh.

Không xa pḥng tuyến bao nhiêu, Quảng Trị vẫn c̣n vững vàng trong tay phe ta. T́nh h́nh được đánh giá đủ an toàn để bà phu nhân Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đến ủy lạo các thương bệnh binh. Lương đă được săn sóc vết thương và cùng với Điềm ngồi chờ được thăm. Đệ nhất phu nhân đến và theo thông lệ của người Việt Nam, bà phân phát b́ thơ đựng tiền cho các thương binh và TQLC, giống như truyền thống của người Mỹ tặng Chiến Thương Bội Tinh vậy. Bà Thiệu sau khi nghe chuyện của Lương qua lời kể của Điềm, vội thưởng cho viên Thiếu úy trẻ 10 cái phong b́ cùng một lúc và lại c̣n tặng thêm vài cái cho viên Thượng sĩ trung đội nữa.

Trong bệnh viện Quảng Trị, Lương chỉ c̣n nhớ mơ hồ đă được gặp bà Thiệu, được một bác sĩ chăm sóc vết thương, được tiếp máu, và sau đó được đưa lên một chiếc máy bay nào đó. Chắc hẳn là bà Thiệu đă vận động nên khi Lương tỉnh dậy th́ anh thấy ḿnh đang nằm trong Bệnh Viện của binh chủng TQLC tại Sài G̣n.

 

T̀NH H̀NH TẠI QUÂN ĐOÀN I

 

Chiến công anh dũng và kỳ diệu của Ripley tại cầu Đông Hà đă mua được một khoảng thời gian quư báu cho quân đồng minh để củng cố lại lực lượng sau cơn bàng hoàng và căng thẳng khi bị địch xâm chiếm. Tuy vậy việc phe ta thất bại không phá hủy được cây cầu Cam Lộ v́ sự kiện Bat-21 dù đă hai tuần lễ trôi qua nhưng đă để lại hậu quả tai hại cho QL VNCH và các cố vấn Hoa Kỳ c̣n lại tại Quảng Trị.

Sau cùng th́ Bat-21 cũng được giải cứu trong cùng buổi chiểu mà Thiếu úy Lương được đưa về hậu phương để chữa trị một cách đàng hoàng hơn. Vào thời điểm đó, quân Bắc Việt đă di chuyển được một số lượng chiến xa và bộ đội đáng kể vượt qua cầu Cam Lộ. Những đoàn quân này đáng lẽ sẽ bị khó khăn hơn khi muốn tràn xuống nếu không có cây cầu này. Nay chúng trực tiếp đe dọa toàn bộ phía Nam khu vực sông Cửa Việt, các thành phố Quảng Trị và Huế. Một lợi điểm lớn sau khi việc giải cứu hoàn tất là các phương tiện không quân được tập trung chỉ để cứu "một người" th́ nay đă được điều động cho nỗ lực chung chống trả quân Bắc Việt.

Trong hai tuần đầu chiến dịch Nguyễn Huệ, quân Bắc Việt đă tung ra một cuộc xâm lăng vĩ đại nhất trong suốt cuộc chiến, vượt xa kỳ Tết Mậu Thân 1968. Cũng trong hai tuần lễ đầu giao tranh tại Quảng Trị, quân Cộng sản không tiến nổi quá hai mươi dặm hoàn toàn nhờ vào sự pḥng thủ kiên tŕ của TQLC Việt Nam.

Khác với thành tích đáng ngờ của các đơn vị c̣n lại của Sư đoàn 3 Bộ Binh tại Quảng Trị, các sự thất bại ban đầu tại miền Trung và miền Nam bắt đầu giảm dần. Một sự thay đổi kỳ lạ đă h́nh thành. Các lực lượng VNCH tại các nơi đó không c̣n thoái lui toàn bộ nữa. Ḷng quyết tâm của họ đă được củng cố lại. Không c̣n dựa vào sự hướng dẫn và quân đội Hoa Kỳ nữa, giới cầm quyền VNCH và các thành phần chỉ huy trẻ đang tham chiến đă không c̣n sự lựa chọn nào khác hơn là chiến đấu hoặc chết. Trên khắp ba vùng chiến thuật, QLVNCH bắt đầu biểu lộ dấu hiệu của sức mạnh và ḷng quyết tâm, giới lănh đạo quốc gia cũng vậy. Đại tướng Abrams, Tư lệnh MACV, ghi nhận có một sự tiến bộ lớn trong giới lănh đạo chính trị và quân sự quốc gia ngay từ sau chiến dịch Lam Sơn 719 chưa đầy một năm trước đó.

Những người phản chiến phương Tây tiếp tục cho rằng chiến dịch không yểm vĩ đại của Hoa Kỳ là yếu tố duy nhất phá vỡ cuộc xâm chiếm của Cộng sản. Chắc chắn là hỏa lực không quân chiến thuật và chiến lược đă đóng một vai tṛ then chốt, thiết yếu, tuy nhiên c̣n xa mới quân bằng được sự "rộng răi" vô tận về tiếp liệu mà Bắc Việt đă nhận được từ Liên Xô và Trung Cộng. Những điều này th́ chẳng được dư luận chung chú ư, săm soi hay chỉ trích bao giờ. Tuy nhiên, tất cả hỏa lực không quân Hoa Kỳ cũng chẳng thấm thía ǵ nếu như các lực lượng VNCH – ngoài các TQLC Việt Nam lâu nay vẫn chứng tỏ ḷng quả cảm của họ – không bắt đầu biểu lộ rơ ràng sự quyết tâm tại các nơi đụng độ với quân thù.

Tiểu đoàn 3 đă ở lại và chiến đấu tại Ái Tử cho đến ngày 22/4/1972 khi Lữ đoàn 258, đơn vị cấp trên của các Sói Biển được thay thế bởi Lữ đoàn 147. Sự tăng viện tại phía Bắc Vùng I Chiến Thuật bằng các đơn vị ngoài Sư đoàn 3, trong đó có nhiều nhóm Biệt Động Quân, bắt đầu lộ ra một số tác động tích cực.

Các cuộc giao tranh của Tiểu đoàn 3 tại Ái Tử và các vùng phụ cận sau khi Thiếu úy Nguyễn Lương đă được di tản đi vẫn tiếp tục vô cùng mănh liệt và gay gắt đối với từng cá nhân. Mặc dù B́nh và các Đại đội trưởng vẫn nắm quyền kiểm soát đối với các đơn vị ngày càng thu hẹp dần, các trận đánh thường khốc liệt và tàn bạo ở mức độ cá nhân và cấp tiểu đội.

Đúng như Ripley đă dự đoán, anh chàng "Dzắc" hung tợn, biểu tượng của tất cả những ǵ hào hùng vơ biền nhất của Tiểu đoàn 3 TQLC đă ngă gục trong lúc xung phong trước một lực lượng địch đông hơn gấp bội. Lúc đó vào khoảng nửa đêm ngày Lương được di tản. Ripley và B́nh chợt thấy Dzắc và hai người nữa chạy vượt qua họ và phóng ra ngoài hàng rào kẽm gai nơi có một toán địch không rơ là bao nhiêu đang xuất hiện.

Bóng tối thỉnh thoảng được chiếu sáng lên từng chập vô chừng một cách kỳ quái và huyền bí bởi đạn pháo kích địch khắp nơi cùng với dù hỏa châu. Với một nhóm ít ỏi như vậy nhưng TQLC đă xung phong cận chiến địch tại một vùng tối đủ xa để không bị phát hiện trong khoảng trống cách xa hàng rào kẽm gai không đầy 20 thước. Cuộc giao chiến khá gần và mọi người có thể nghe thấy những tiếng kêu la đặc biệt của con người khi vật lộn và tử chiến với nhau. Sau một lúc th́ không c̣n động đậy ǵ nữa, im lặng hoàn toàn.

Phải đến sáng khi mặt trời mọc th́ ở bên trong hàng rào mới thấy rơ cuộc tàn sát. Ba TQLC trong đó có Dzắc nằm xiêu vẹo chết giữa đám lính Bắc Việt, có lẽ đến hai chục tên. Con dao rừng mà Dzắc vẫn mang theo cắm ngập tận cán trên ngực một tên địch. Chính hắn đă nhả đạn bắn chết người cận vệ trung thành nhất của B́nh.

Trong cùng ngày George Philip trở về sau kỳ nghỉ dưỡng sức tại Hawaii, TQLC của Tiểu đoàn 1 Pháo binh đă được chuyển vận bằng máy bay ra ngoài Bắc và hành quân yểm trợ cho ba tiểu đoàn của Lữ đoàn 369. Tiểu đoàn 1 Pháo binh bị mất một pháo đội tại căn cứ Carroll khi họ đóng quân bên cạnh cái trung đoàn VNCH đă nhục nhă đầu hàng địch. Các pháo đội và chiến sĩ c̣n lại cho đến tận người lính trẻ nhất đều hiểu rơ sự nghiêm trọng của cuộc tổng công kích và sự sống c̣n của đất nước. Đại úy Philip đặc biệt hănh diện về những người lính TQLC Việt Nam đă đáp ứng hết sức lẹ làng, tích cực và chính xác mọi lời yêu cầu về hỏa lực yểm trợ cho phe ta.

Geroge lúc nào cũng bận bịu hỗ trợ cho các bạn Việt Nam và phối hợp các sự yêu cầu tác xạ cùng với nhịp độ di chuyển của các đơn vị. Mối đe dọa của pháo binh và hỏa tiễn địch rất đáng kể thành thử TQLC phải thay đổi vị trí các khẩu trọng pháo hai hay ba lần một ngày. Vả lại đó cũng là thủ tục thường lệ ngoài mặt trận. Ngoài chuyện phải bảo đảm là các Tiểu đoàn họ yểm trợ luôn luôn có được ít nhất là một pháo đội sẵn sàng tiếp ứng, vấn đề bổ sung đạn dược cũng tối quan trọng. Cho tới nay th́ các khẩu trọng pháo vẫn thừa đạn để bắn nhưng không thể phí phạm được. Mỗi viên đạn cần phải mang lại hiệu quả của từng viên một. Bọn Bắc Việt vẫn đông hơn và có vẻ như vẫn c̣n có nhiều đạn hơn tuy nhịp độ bắn không c̣n ác liệt như hồi đầu cuộc công kích nữa.

Trong suốt tháng 4 và qua tháng 5, George sát cánh với Trung tá Cảo, vị Tiểu đoàn trưởng mà anh có nhiệm vụ làm cố vấn. Viên cố vấn Hoa Kỳ luôn bảo đảm là các thủ tục nghiêm chỉnh và các vấn đề an toàn được tuân thủ triệt để. Và mặc dù các cuộc tác xạ hầu như là liên tục, anh luôn có cơ hội để hướng dẫn và cải tiến dù là những điều nhỏ nhoi cho các pháo thủ đang tích cực thực hiện việc phục thù.

Những lúc George không trực tiếp làm việc với Tiểu đoàn trưởng và ban tham mưu th́ anh đi quan sát các pháo đội, thăm viếng các đại đội trưởng và binh lính. Anh bỏ ra rất nhiều thời gian và nỗ lực để liên lạc với tất cả các cố vấn Hoa Kỳ khác cấp cao hơn tại Ái Tử hay Quảng Trị hoặc bất cứ nơi nào họ đang có mặt. Anh di chuyển không ngừng, bận túi bụi để thực hiện những điều mà Tiểu đoàn trưởng yêu cầu.

Người giúp đỡ George trong suốt nỗ lực này là Hạ sĩ Tường, người "cao bồi" trung thành của anh. Giống như trước, Tường cố gắng săn sóc viên Đại úy Hoa Kỳ hết ḿnh trong những hoàn cảnh khó khăn họ gặp hàng ngày. Mặc dù khả năng sinh ngữ của George đă có tiến bộ đáng kể từ ngày trở lại mặt trận nhưng Tường thuộc trường phái xưa của binh chủng TQLC Việt Nam, không có thói quen nhiều lời với sĩ quan chỉ huy trực tiếp. George rất khâm phục và kính trọng bản chất "quên ḿnh" của Tường. Anh rất mến người hạ sĩ này.

Từ lúc pháo binh và hỏa tiễn Bắc Việt bắt đầu cố ư bắn bừa băi vào nhà cửa và tài sản của dân th́ các TQLC Việt Nam và cố vấn của họ chứng kiến những cảnh tượng bi thảm và đau thương không dứt. Sự kiện George không có liên quan trực tiếp ǵ với người dân đă giúp cho anh đỡ bị ảnh hưởng và không phải suy nghĩ nhiều trước cả ngàn thảm cảnh diễn ra trong các tuần lễ vừa qua.

Sự đau khổ trong thời chinh chiến bên ngoài phạm vi nhóm chiến sĩ chung quanh George c̣n được biểu lộ rơ hơn trong cái buổi trưa mà Trung tá Cảo gọi anh lên để báo một cái tin chấn động. Nể mặt vị cố vấn, Trung tá Cảo muốn nói với anh trước. Hạ sĩ Tường có một người con trai phục vụ trong quân đội VNCH đóng ở phía Nam, tại An Lộc gần Sài G̣n và ông mới được thông báo là con trai Hạ sĩ Tường vừa tử trận. Cái tin đă tác động đến George nhiều hơn là anh tưởng.

Sau đó Trung tá Cảo cho gọi Tường lên bộ chỉ huy dă chiến. Với một sự tôn trọng và trân quư sâu sắc, Hạ sĩ Tường được báo hung tin. Biểu lộ một sự cứng cỏi làm ngạc nhiên viên cố vấn Hoa Kỳ, Hạ sĩ Tường lặng lẽ cúi đầu và rơi lệ. Những người hiện diện giữ một thái độ yên lặng cung kính cho đến khi Tường lấy lại được b́nh tĩnh. Sau đó Trung tá Cảo rút trong túi ra một nắm tiền mặt đưa gần hết cho Hạ sĩ Tường. Và rồi Tường được đi phép ngắn hạn xuống phía Nam để lo ma chay cho con. Tuy nhiên ông không thể đi quá lâu được. Trong những điều kiện hiện tại mọi tay súng đều cần thiết ngoài tiền tuyến.(*)

Suốt trong tháng 4, quân Bắc Việt không ngừng đưa lính và trang thiết bị vào các trận đánh đẫm máu tại tỉnh Quảng Trị. Thời tiết tốt hơn và công việc giải cứu Bat-21 đă hoàn tất đă cho phép việc sử dụng hỏa lực không quân có hiệu quả hơn. Tuy vậy thế thượng phong ngoài chiến trường vẫn thuộc về phe địch sẵn sàng thí quân mà không màng tới sinh mạng con người. Ngoài ra con số tương đối thiếu thốn của các lực lượng pḥng thủ cũng giúp cho địch duy tŕ đà tấn công.

Lực lượng đồng minh liên tục được hỗ trợ bởi hải pháo đă trấn giữ được Đông Hà và Ái Tử lâu hơn là dự tính. Bọn Bắc Việt thấy phải cần thiết chuyển nỗ lực qua những vị trí thuận lợi hơn và tấn công từ hướng Đông. Cuối cùng th́ quân VNCH bị buộc phải di tản ra khỏi cả hai thị trấn đă chịu đựng quá nhiều cuộc tàn sát.

Địch đă từng sử dụng loại hỏa tiễn pḥng không SA-7 Strela đeo vai do Liên Sô sản xuất trong cái ngày mà Ripley giật cầu Đông Hà rồi. Bây giờ bọn chúng đem xài hỏa tiễn chống chiến xa điều khiển bằng dây điện AT-3 Sagger vào chiến trường phía Bắc Vùng I Chiến Thuật. Sự xuất hiện của loại vũ khí này này thoạt tiên gây tàn phá cho lực lượng thiết giáp VNCH. Hoa Kỳ lập tức đưa vào mặt trận loại vũ khí tương tự là hỏa tiễn TOW và sử dụng lần đầu tiên tại đó.

Áp lực không ngừng từ cuộc công kích của Bắc Việt đă khiến cho các lực lượng VNCH và TQLC phải rút dần về phía Nam. Các vấn đề về chỉ huy và kiểm soát tiếp tục gây rắc rối cho nỗ lực của phe ta. Sơ đồ tái cấu trúc chắp vá từng áp dụng cho Sư đoàn 3 cho phép điều động lực lượng lên phía Bắc chỉ thực hiện nổi trên giấy tờ và khi nào không có giao tranh. Tư lệnh sư đoàn là Chuẩn tướng Vũ Văn Giai, như đă nhắc phía trên, không phải là một người hèn nhát nhưng khả năng của ông để dẫn dắt các đơn vị và dùng người c̣n nhiều điều đáng nói. Công tác chỉ huy và kiểm soát hành quân của các đơn vị c̣n yếu kém và các cuộc "di tản chiến thuật" xuống các tuyến pḥng thủ thuận lợi hơn dưới áp lực của quân Bắc Việt thường trở nên hỗn loạn. Đến đầu tháng 5 th́ phe ta mất luôn thành phố Quảng Trị. Tuyến pḥng thủ mới bây giờ là sông Mỹ Chánh ở phía Bắc của thành phố Huế và nằm dưới các căn cứ hỏa lực Barbara và Nancy, nơi mà Ripley và B́nh đă bỏ lại khi họ được điều động lên Đông Hà khi cuộc công kích khởi sự.

Ở các cấp cao nhất tại Sài G̣n, Bộ Tổng Tham Mưu hỗn hợp và Tổng thống Thiệu nhận thấy cần có sự thay đổi nếu họ c̣n nuôi hi vọng đẩy lùi quân xâm lược. Ngày 4/5/1972 Bộ Tổng Tham Mưu hỗn hợp thay thế Tư lệnh Quân Đoàn I là Tướng Lăm bằng Trung tướng Ngô Quang Trưởng, một vị tướng xông xáo và sáng tạo hơn. Nhiều sĩ quan cao cấp Hoa Kỳ coi tướng Trưởng là vị tướng giỏi đặc biệt của QLVNCH. Sự vinh thăng tướng Trưởng lên vị trí chỉ huy cao nhất phía Bắc đă có hiệu quả gần như tức khắc. (**) Tổng thống Thiệu đă ban hiệu lệnh cho tướng Trưởng. Sẽ không c̣n rút lui từ sông Mỹ Chánh nữa.

 

CHUYỂN QUA THẾ PHẢN CÔNG

 

Sự phân nhiệm tướng Trưởng là người cầm đầu nỗ lực tái chiếm các vị trí của Quân Khu I đă bị rơi vào tay Cộng quân là một quyết định sáng suốt. Phương pháp và tư cách chỉ huy của ông là một liều thuốc bổ cho các đơn vị VNCH đang mất tinh thần. Cách sử dụng phương tiện truyền thông của tướng Trưởng cũng đồng thời là một đ̣n tâm lư mạnh để nâng cao tinh thần quốc gia chung đang bị thất vọng

Trong khi người tiền nhiệm của ông đă bắt đầu lập kế hoạch phản công nhằm đẩy lui địch lên phía Bắc th́ chính khả năng chỉ huy xuất sắc và sử dụng nhân sự có hiệu quả hơn của tướng Trưởng đă làm cho công việc này trở thành hiện thực.

Cuộc chiến nổ ra khắp các miền đất nước VNCH ở mọi cấp cá nhân, trên từng binh sĩ và người dân thường. Trên không phận Bắc Việt cũng vậy. Ở mức độ chiến lược cao nhất, Tổng thống Nixon và Henry Kissinger đang t́m cách đối phó với người Nga, Cộng sản Trung Hoa và Bắc Việt. Sau khi đi thăm Hoa lục chưa đầy hai tháng trước và khởi sự một cuộc xáp gần lại với nhau bằng cách nào đó, vị Tổng thống Hoa Kỳ cũng t́m cách khôi phục lại mối quan hệ với Liên Xô lúc đó đang nôn nóng đạt thỏa hiệp "Tối Huệ Quốc" (Most Favored Nation MFN) nhằm hưởng các lợi ích về vật chất và kinh tế mà thỏa hiệp này có thể mang lại cho họ.

Bằng cách bang giao với hai con quỷ đỏ khổng lồ trên một tầm vóc rộng lớn hơn, Hoa Kỳ có vẻ như đang xác định lại vị trí đầu năo của thế giới tự do với những lợi ích vượt ra khỏi vùng Đông Nam Á. Sự tương tác với Liên Xô và Trung Cộng cũng nhằm mục đích tạo áp lực với Bắc Việt và sử dụng ảnh hưởng của hai nước này để khuyến khích Bắc Việt trở vào bàn hội nghị. Trong khi những sự việc trên đang diễn tiến giữa các phe Hoa Kỳ, Liên Xô và Trung Cộng th́ Henry Kissinger dành thời gian để đi đêm với các viên chức Bắc Việt tại Paris.

Về phía Hoa Kỳ th́ có mối ưu tư là cường độ leo thang chiến tranh tại miền Bắc, nhất là việc phong tỏa bằng ḿn trắng trợn hải cảng Hải Pḥng sẽ cản trở Liên Xô ngồi vào bàn họp. Tuy nhiên, ít nhất là trong lúc này, ước vọng của Liên Xô được nhập vào danh sách tối huệ quốc đă khiến họ phản bội lại Cộng sản Việt Nam. Cuộc họp giữa Nixon và Brezhnev vẫn tiến hành như dự định vào cuối tháng 5.

 

__________________________________________________________

 

(*) Như đă nhắc trong phần đầu câu chuyện này, những phương pháp mà TQLC Việt Nam sử dụng để tiếp tế khác với phong cách của người Hoa Kỳ. Những chuyện hiển nhiên về tiếp liệu các thiết bị chiến tranh như vũ khí, đạn dược, xăng nhớt và đồ phụ tùng được thực hiện thông qua các phương tiện quân sự. Tuy nhiên thực phẩm và khẩu phần được tiến hành một cách dễ dăi hơn. Thay v́ phải dựa vào một nguồn tiếp tế có khi chậm chạp, các đơn vị trưởng thường được cấp phát một số tiền mặt để mua thực phẩm ngay tại địa phương. Sự lợi ích rất đáng kể. Các vấn đề về tiếp liệu và kế hoạch được giảm thiểu, kinh tế địa phương được thúc đẩy và cần ít nhân sự hơn trong nỗ lực tiếp tế. Về phía khuyết điểm th́ khi họ phải hành quân ra xa những nơi có thể mua thực phẩm từ người địa phương, nguồn thực phẩm thường cạn dần và binh lính phải buộc ăn các loại khẩu phần C-ration của Mỹ.

Các đơn vị pháo binh có một ưu điểm vật chất không nhỏ so với các đơn vị bộ binh trong vấn đề mua lương thực là các thùng gỗ đựng đạn rất có giá trị đối với người dân. Tại Tiểu đoàn 1 Pháo Binh, quỹ tài chánh có được trong việc bán các thùng gỗ đó được sử dụng để bổ sung khẩu phần ăn của binh lính. Đại úy Philip nhận xét trong nhiều trường hợp là tiêu chuẩn lương thực được hưởng của các pháo thủ thường sung túc hơn của các binh sĩ bộ binh một chút.

 

(**) Đồng thời, Trung tướng Lê Nguyên Khang được vinh thăng lên Tư lệnh Tham Mưu Hành Quân Hỗn Hợp. Thiếu tướng Bùi Thế Lân, người đă từng bổ nhiệm Thiếu úy Lương về Tiểu đoàn 3 TQLC v́ cái tên "lưỡng cư" (lươn) của anh, trở thành vị tân Tư lệnh của binh chủng TQLC Việt Nam.

 

 

 

 

IMG_4617

 

Ban Giám đốc Sản xuất phim "Ride The Thunder"

(Từ trái qua): Joseph Hiếu,  Lư Văn Quư, Alan Ford, Kiều Chinh