BIDONG
Tờ mờ sáng ngày 25 tháng 12 năm 1979, tôi đă mặc thêm bên ngoài bộ quần áo đỏ cố hữu của ông già Noel do nhà tôi may, thêm cái nón chóp bu cùng màu. Có sợi dây nịt đen bản to thắt ngang lưng xin của ban xă hội, với hàm râu bạc bằng bông g̣n dài tới rốn do bệnh viện Sick Bay cung cấp.
Một chiếc xuồng máy nhỏ chở tôi ra khơi, xong từ từ quay lại. Trên xuồng có giăng lá cờ cầu cứu S. O. S. trên biển cả, tôi mang theo từ Sài G̣n. Dân chúng trên 40. 000 người đă đứng đông nghẹt trên cầu Jetty và dọc theo bờ biển chờ đón, tươi cười.
Xuồng vừa cập bến, hai thanh niên lực lưỡng khom lưng xuống kéo tôi lên cầu giữa những tràng pháo tay rộn ră, xong đi trước vạch đường. Biết trong tay nải ông già Noel mang trên vai có đầy kẹo, bánh, trẻ con tràn đầy nhựa sống, tươi cười, chạy nối đuôi, theo sát. Lộ tŕnh đă tính sẵn. Bắt đầu ghé thăm và phát quà cho bệnh nhân đang nằm trong bệnh viện Sick Bay. Kế tiếp sang thăm ban Xă hội của bác sĩ Lương Duyên Nam, rời theo đường ṃn leo dốc lên thăm đồi Tôn giáo, nhà thờ, chùa Từ bi, xuống băi khu C thăm chợ Chồm Hổm đang nhóm, đi ngang khu F thăm nghĩa trang của những người đầu tiên chết trên đảo, ghé khu D thăm trường tiểu học nghèo nàn cất trong rừng, nơi hai đứa con tôi đang học, ṿng qua khu G thăm ḷ bánh ḿ tây, ḷ bún, tới khu E viếng thăm đồng bào Miên, gởi thiệp chúc Giáng Sinh và cám ơn nhân viên LLĐN Mă Lai (Task Force) đă giúp đỡ giữ ǵn an ninh trên đảo, trở về văn pḥng gặp phái đoàn Cao ủy tỵ nạn tŕnh “Ủy nhiệm thơ”, xin thẻ tỵ nạn, yêu cầu cho nhập trại.
Ông James Hart, quản trị viên của đảo, trắng trẻo, đẹp trai, cao lớn, đang ngậm ống điếu màu nâu, chờ sẵn ngoài cửa.
Với vẻ mặt niềm nỡ, ông tiếp ông già Noel, một thuyền nhân tỵ nạn người Việt, mời vô văn pḥng ngồi, mở hồ sơ phỏng vấn: “Ông từ Rạch Giá trên tàu KG 0783, ngày 14 tháng 4 năm 1979, đến đảo Bidong ngày 15 tháng 5 năm 79, đúng một tháng tṛn”. Rồi ông cười: Sau lâu quá vậy, tàu khác đi chỉ mất 4, 5 ngày là cùng. Điều trớ trêu là trong “sổ bộ đời” của nhà bảo sanh Bidong, có ghi rơ ngày tháng năm sanh của con tàu KG 0783 với số thứ tự 403 cũng như tên tuổi người chứng, nhưng trên thật tế, con tàu không thấy mặt trên bờ biển Bidong như bao nhiêu con tàu khác đă đến nơi, mà c̣n nằm vất vưởng đâu đó, ở trên một ḥn đảo hoang vắng xa xôi hẻo lánh?. Và số thuyền nhân đếm được khi đến đảo cũng chỉ bằng 1/7 tổng số khi xuất phát từ Kiên Giang-Rạch Giá là 867 người!. ****
Không khí tưng bừng như trong một ngày hội lớn.
Đoàn múa lân màu sắc sặc sỡ của gia đ́nh bác Hoàng văn Lộc khu G nhảy múa nhịp nhàng theo tiếng trống. Dân chúng náo nức đi xem, bu quanh đoàn. Có nhiều trẻ em muốn “ngồi ghế thượng hạng” nên đă trèo lên cây nh́n xuống, trong khi khối Thông tin theo sát diễn biến trên đảo, để trực tiếp truyền thanh phóng sự.
Dường như c̣n quên một điều ǵ quan trọng, ông già Noel lật đật trở vô văn pḥng gặp ông Quản trị viên J. Hart c̣n ngồi trên bàn. Xin ông làm ơn chuyển lời lên Cao ủy: đây là lời thỉnh cầu của dân chúng trên đảo: “Ngày Tết âm lịch sắp đến, xin Cao ủy vui ḷng giúp cho dân trên đảo một ít trái cây tươi như cam, quưt để thờ cúng ông bà! và cho thuyền nhân thuộc diện hốt rác được rời đảo sớm để đi định cư”. Một nhóm thanh niên đứng nghe vỗ tay “Xin hoan nghênh! Bác sĩ trưởng trại chịu chơi lắm”.
THẢM TRẠNG
Đóng xuồng ba lá đi buôn lậu ban đêm, đi câu, xa bờ…
Pulau Bidong có lúc được thuyền nhân xem như một “ḥn đảo nhà tù” loại “bươm bướm” (Papilon) nhỏ, quá đông người (46. 000), tù túng, xa đất liền trên 20 hải lư, chung quanh toàn là biển rộng mênh mông.
Có những chuyến tàu định kỳ chở thực phẩm khô đồ hộp, nước uống do Cao ủy tỵ nạn LHQ cung cấp cho thuyền nhân sống trên đảo.
Lâu lâu mới có rau cải tươi, nhưng thường bị hư thối do thời tiết quá nóng trên đường biển xa từ cảng Terengganu đến. C̣n thức ăn tươi như thịt, cá, trái cây rất hiếm, hầu như không thấy. Thanh niên ra đi t́m Tự do, phần lớn không có gia đ́nh, không dự pḥng được thời gian ở trên đảo. Thiếu thốn, họ đă nghĩ đến cách tự tồn, đóng xuồng câu cá. Xuồng ba lá làm bằng ván ép xả ra, ghép lại bằng đinh nhỏ, trét thêm dầu chai cho dính chắc. Ban đầu chính quyền không để ư. Xuồng được đóng ngay sau nhà, giấu trong sân, trên nóc. Sau bị lùng bắt quá phải t́m nơi ẩn khuất trên đồi cao rừng rậm khu G, khu E, khu F.
Ra khơi câu cá, nhiều khi câu luôn được hải âu. Chim biển tham mồi, rượt theo cá đă dính câu đang trườn là là trên mặt nước. Đêm đến lại có những chiếc tàu buôn lậu nhỏ của Mă Lai chở nhu yếu phẩm trong đất liền Terengganu hay Merang ra, chớp đèn làm hiệu, … Lúc đầu tàu c̣n cập gần bờ để chuyển hàng cho những thuyền nhân Trung hoa giàu có. Nhưng rồi bị động, tàu không dám tới gần bờ nữa, mà đậu ngoài xa, chờ đợi trung gian trong đất liền ra. Chạng vạng tối, canh chừng giờ giấc nghỉ ngơi của Cơ quan Đặc nhiệm, từng toán thanh niên 6 người lực lưỡng kê hai bên vai một chiếc xuồng nhỏ do họ đóng lấy, chạy như bay theo con đường ṃn từ trên triền núi xuống bờ biển khu F vắng vẻ, đẩy mạnh xuồng xuống nước, ngược sóng ra khơi. Công việc làm ăn giữa thanh niên và ghe buôn thường suôn sẻ, nhưng đôi lúc cũng có những mối bất ḥa, kèn cựa, tranh chấp, dao to búa lớn. Ngoài ra, có khi mang được hàng vô bờ th́ lại gặp Lực lượng đặc nhiệm Mă Lai chận đường phục kích, phải tháo thân chạy tứ tán, mất tiền bạc, mất cả vốn lẫn lời.
Nước chung quanh Bidong không được sâu nên ít thấy cá to, có nhiều thanh niên ban đêm, thích đi qua các ḥn đảo khác để câu, nhưng lại quên để ư đến thời tiết. Có một xuồng nhỏ ở khu C, đi câu quá xa, gặp băo tối th́nh ĺnh không trở về kịp, và hai thanh niên tắm biển ở khu F bị nước cuốn trôi qua đảo Cá mập. Được tin, tôi vội lên đồi Tôn giáo khu C, t́m ông James Hart Quản trị viên của đảo, xin hai chiếc xuồng máy RC3 và RC6, rồi phối hợp với khối Trật tự Trần Công Minh, khối Y tế và thân nhân người mất tích đi t́m kiếm. Nhóm lực lượng Đặc nhiệm Shamsuddin B Murad cũng tham gia. Chúng tôi chia nhau chạy t́m dọc theo bờ, đèn rọi sáng khắp nơi, và sang tận những ḥn đảo hoang vu chung quanh: Pulau Besar, P. Kechil, P. Gelok, P. Karah, Batu Tenkorah. Gần bờ, dưới ánh sáng lung linh của đèn pha, nước biển trong xanh tỏa ra một màu ngọc lam thật đẹp, thấy cả nền cát trắng mịn màng và những đàn cá nhỏ đủ màu sặc sỡ, lượn quanh những tượng san hô thiên nhiên tuyệt mỹ.
Cuối cùng đồng bào cứu được 2 em trôi dạt bên đảo Besar. C̣n một thanh niên bị ch́m tên LQH đến trưa ngày hôm sau mới vớt xác lên được để đem thiêu trên núi. Chiếc xuồng ba lá mỏng manh của em bị sóng đánh tan ra từng mảnh.
V́ có t́nh trạng người đi biển mất tích, nên vị tướng chỉ huy trưởng Lực lượng đặc nhiệm Terengganu ngày 11 tháng 1 năm 1980, ra lệnh cấm dân trên đảo đi câu; các xuồng ba lá phải được kéo hết lên bờ. Một số lớn bị đem đi đốt. Số c̣n lại được dân lén lút đem giấu trên núi cao.
MỘT BUỔI HỌP QUAN TRỌNG
TRÊN ĐẢO CÁ MẬP (KARAH)
Ngày 12 tháng 2 năm 1980, một buổi họp của phái đoàn An ninh lănh thổ Mă Lai do Hoàng thân H. E. Dato Wira Jaya có tướng Mansor Chỉ huy trưởng của Task Force phụ tá, được tổ chức trên đảo Karah, một ḥn đảo nhỏ nằm đối diện với đảo tỵ nạn Bidong về hướng Bắc. V́ h́nh dáng dài dài của đảo nh́n từ khu F giống như con cá mập nên dân chúng trên Bidong đặt cho nó cái tên đảo Cá mập.
Được mời tham dự, BĐH trại chúng tôi gồm có Trại trưởng và 6 Trưởng khối – hành chánh Thông dịch – Trật tự - Y tế Xă hội – Thông tin Giáo dục – Kiến trúc – Tiếp liệu được tàu nhỏ Hải quân của Mă Lai đưa đến đảo vào xế chiều ngày 11 tháng 2. Đây là lần đầu tiên chúng tôi đặt chân lên ḥn đảo nhỏ này.
Dường như đây là một căn nhà bỏ trống dành cho binh sĩ trú pḥng dùng làm nơi hội họp. Bên trong trang trí đơn sơ. Có một cái bàn dài kê sát vách. Đối diện có một cái bàn nhỏ với một cái ghế. Chủ tọa đoàn gồm có ông Chánh án Terengganu, và 6 vị tướng lănh đại diện các lực lượng Đặc nhiệm và Cảnh sát.
Tôi đă đại diện anh em vào họp, giơ tay mặt lên tuyên thệ chỉ nói sự thật, tất cả sự thật và chỉ có sự thật, để trả lời những câu hỏi của “phiên ṭa”, những câu hỏi liên quan đến đời sống của thuyền nhân trên đảo và nhất là cách đối xử của Lực lượng Đặc nhiệm trên đảo đối với người tỵ nạn.
Bấy giờ tôi mới biết được nội dung chánh của buổi họp nhằm vào nhóm Task Force VII trên đảo. Phần tôi phải có thái độ như thế nào? Được biết nhóm Task Force VII này phần lớn là “cai tù” trong đất liền được đưa ra đảo. Tôi đă t́m hiểu định nghĩa của số 7 la mă VII có nghĩa: V = Vietnamese, I = IIIegal, I = Immigrant. Như vậy Task Force VII là một lực lượng đặc nhiệm có bổn phận đặc biệt trông chừng những thuyền nhân tới đảo bất hợp pháp, những “người tù”. Tŕnh độ văn hóa kém, lương hướng không được bao nhiêu. Quen thói bắt nạt, cầm roi đi nghênh ngang ngoài đường, hay đi luồng tuông vào nhà cửa của dân chúng, ruồng xét trên núi cao, t́m bắt những thanh niên nấu rượu lậu, đánh đập những đứa trẻ leo hái dừa, đánh đập những thành phần du đảng phạm pháp, bắt đưa qua Terengganu giam giữ, đêm ŕnh bắt những người đi xuồng nhỏ ra xa bờ gặp các tàu đánh cá Mă Lai, từ đất liền đến đây buôn lậu …
Phép vua thua lệ làng. Thực quyền trên đảo lâu nay nằm trong tay Lực lượng Đặc nhiệm Task Force VII Mă Lai này. Người trên đảo muốn làm ǵ phải qua ư kiến của họ trước.
Tôi đă được may mắn đọc một tài liệu mật của bộ Nội vụ Mă Lai do ông de Silva Phó chủ tịch hội Trăng lưởi liềm đỏ Mă Lai MRCS, mang từ đất liền qua đảo cho xem. Trước đây ông có làm đại diện cho Mă Lai tại Sài G̣n và có quen biết với BS Phan Quang Đán, Cựu Phó Thủ tướng VNCH, nên khi biết tôi có thời gian là đồng viện, làm việc chung với Bác sĩ Đán trong QHLH đệ II Cộng Ḥa, năm 1966, ông có cảm t́nh. Tài liệu cho thấy quan niệm của Chính quyền Mă Lai xem thuyền nhân nhập cư bất hợp pháp là kẻ thù v́ đă đi từ một nước Cộng sản sang trong khi Mă Lai là một nước đang tích cực chống Cộng. Trước đây VNCH đă từng gởi sĩ quan sang đây học khóa śnh lầy chống du kích.
Tôi suy nghĩ nhiều đến vai tṛ của tôi trong buổi họp này mà tôi xem rất quan trọng. Nay mai tới phiên tôi cũng rời đảo để đi định cư ở một đệ tạm Quốc gia. Là một thuyền nhân chắc chắn tôi phải bênh vực cho người đồng hương tỵ nạn. Nhưng bênh vực thế nào cho phải?
Trước đây tôi đă có nhiều dịp để suy nghĩ vấn đề này. Trong trí tôi, lúc nào tôi cũng muốn tạo một nhịp cầu tốt cho những thuyền nhân đến sau. Nếu chẳng may tôi làm một điều ǵ bất lợi trong ngày hôm nay th́ hóa ra tôi chỉ là kẻ ích kỷ, qua cầu rút ván?.
Nếu tôi mạnh dạn, đứng vai Công tố viên, tố cáo tất cả hành vi xấu xa của nhóm Đặc nhiệm trên đảo, th́ chắc chắn nhóm này sẽ bị thuyên chuyển đi nơi khác, nhưng sau đó sẽ có nhóm khác đến thay thế. Bản chất cai tù, th́ chắc chắn vẫn y nguyên. C̣n thuyền nhân th́ nhóm hôm nay ra đi sẽ có nhóm khác tới. Nếu gây thêm nhiều ác cảm, hận thù th́ chỉ có thiệt hại cho những người c̣n phải tiếp tục sống lâu trên đảo v́ chưa được nước nào nhận, và những thuyền nhân mới sẽ đến trong nay mai, họ sẽ lănh những hậu quả không được tốt đẹp. Thay v́ gây thêm t́nh trạng căng thẳng, tạo thêm hận thù, nên t́m cách lấy t́nh cảm để chinh phục ḷng người, tạo hoàn cảnh tốt để sống chung với nhau. Tôi nghĩ nếu biết phục thiện, những người lính đặc nhiệm có thể sẽ thay đổi thái độ “cai tù” với dân tỵ nạn. Nhóm lực lượng đặc nhiệm trên đảo xem ra, cũng chỉ gồm những thành phần thấp kém không thân thế, giống như những người lính, những người dân yếu thế khi xưa bên nhà, không vây cánh, bị đày lên những vùng biên cương hẻo lánh, những vùng rừng thiêng nước độc hay những miền hoang đảo xa xôi.
Tôi cũng nhớ đến thời gian tôi phục vụ tại TYV Duy Tân ngoài Đà Nẵng. Tôi được đề nghị vào ban kỷ luật bài trừ tham nhũng. Một hôm có một anh lính binh nh́ ra cổng bị giữ lại v́ trong ḿnh anh có dấu một túi nylon nước biển với vài viên thuốc trụ sinh. Được các đồng viện hỏi ư kiến, tôi điều tra lại và cho biết là t́nh trạng anh thật đáng thương: hoàn cảnh nhà nghèo, con đông, vợ bệnh, không đủ phương tiện đi bác sĩ đă đưa anh đến mức làm liều. Nhận xét chung của tôi là vấn đề tham nhũng đang đầy dẫy trên toàn lănh thổ, lớn ăn cắp theo lớn, nhỏ ăn cắp theo nhỏ và kết luận của tôi là cấp trên phải làm gương cho cấp dưới. Nếu muốn diệt trừ tham nhũng một cách hữu hiệu, nên nghĩ đến việc thanh trừng những nơi có quyền lực cao nhất nhưng đầy dẫy bất công, thối nát trong chính quyền trung ương trước đă.
Lấy công tâm mà nói: Người tỵ nạn trên đảo cũng có khuyết điểm. Phần lớn, với nếp sống cá nhân, mạnh ai lo phần nấy, sống tị hiềm, tranh giành quyền lợi. Thanh niên độc thân đến đảo, không thân nhân, không biết luật pháp, không người d́u dắt, đă gây nhiều bất măn trong dân chúng địa phương như đâm chém nhau v́ hai cái giếng nước ngọt, khi sắp được rời đảo đă lấy những lon thực phẩm do Cao ủy tỵ nạn LHQ cung cấp quăng vào lửa cho nổ chơi, trong khi dân nghèo Mă Lai đang thiếu thốn. Họ đă tạo khó khăn cho chính quyền địa phương, khiến chính quyền đă có những cư xử không nể v́, đôi khi c̣n tệ bạc …
Tôi vẫn tâm niệm, cố gắng cảm hóa con người bằng t́nh cảm chân thành. Nghĩ vậy, nên tôi giữ thái độ trung dung trong suốt buổi họp, giữ ǵn lời lẽ khi phát biểu, không khen tặng quá đáng cũng không mạnh tiếng chỉ trích đường lối cai trị không được tốt đẹp của chính quyền địa phương.
Buổi họp xong, nhưng chiều về không được v́ biển động. Chiếc xuồng máy chở chúng tôi đến họp bị sóng đánh lật úp c̣n nằm trên băi. Tối ngủ lại trên đảo, tôi gặp lại vài người lính mă Lai ở Batu Rakit Terengganu và viên Trung úy Lockman, trưởng đồn Task Force ở Merang. Họ niềm nở hỏi thăm đời sống của dân trên đảo. Nhân dịp thân mật này tôi cũng tŕnh bày những khó khăn của đồng bào VN sống trên đảo, những sai sót của mọi người do tập quán thói quen ở quê nhà để mong họ thông cảm. . Tôi nghĩ sự thẳng thắn cởi mở sẽ tạo mối quan hệ giữa đôi bên tốt đẹp hơn.
Trên đường trở về Bidong tôi chụp được h́nh chiếc thuyền tỵ nạn nhỏ nhất thế giới do Bác sĩ Nguyễn Gia Thọ, Cựu Y sĩ Thiếu tá Không quân lái từ Việt Nam đưa cả gia đ́nh sang mă Lai. BS và gia đ́nh đă an toàn lên đảo, chiếc thuyền c̣n đang neo ngoài khơi gần đó.
Điều làm cho dân chúng trên đảo Bidong ngạc nhiên sau cuộc họp trên đảo Cá mập là khi có việc cần ra hỏi ư kiến Task Force th́ ông Thiếu tá Chỉ huy trưởng hỏi ngược lại “Đă có tŕnh cho Bác sĩ Trưởng trại chưa?”. Các em leo hái dừa cũng chỉ bị la rầy chứ không c̣n bị đánh đập như trước. Tiền bạc, nữ trang quí giá của người mới tới đảo đêm hôm, được chánh quyền giữ, được trả lại nguyên vẹn cho chủ nhân dưới sự chứng kiến của Ban Điều Hành trại. Phần lớn những người nhận lại được tài sản của ḿnh đầy đủ một cách bất ngờ cũng đă tỏ ra biết điều, hào hiệp tặng lại một số tiền cho ban Đặc nhiệm với những lời lẽ cám ơn. Cả hai bên đều vui vẻ.
Tôi c̣n dễ dàng xin phép xây cất ngôi miếu thờ “chiếc tàu ma” dưới chân đồi khu C và lập đài tưởng niệm Năm cánh buồm trên đồi Tôn giáo. Task Force cũng cho trại vô số sắt vụn nhà thầu c̣n bỏ lại trên đảo, giúp mua dùm một số ciment và đặt một tấm bảng bằng đồng thuyền nhân ghi ơn Dân chúng và Chánh quyền Mă Lai đă có ḷng nhân đạo cưu mang giúp đỡ những người ViệtNam tỵ nạn trên đất nước họ.
Một hôm ông tướng Mansor chỉ huy trưởng Task Force Mă Lai sang viếng đảo bằng tàu nhỏ có vận tốc cao. Vừa bước chân lên bờ có toán lính của lực lượng đặc nhiệm trên đảo dàn chào tiếp đón, nhưng ông đă nói với ông Kommandant: “Tôi chỉ muốn gặp ông bạn tôi. Bác sĩ Trưởng trại thôi” và ông c̣n trách toán Đặc nhiệm “tại sao biết nhà ông bác sĩ bị mưa dột mà không đến giúp dùm ông?”. Đó là do tôi chủ trương phát cho dân chúng trước, cấp lănh đạo sau. Nhà nào lớn nhỏ đều được một ủy ban gồm đại diện BĐH trại phối hợp với trưởng khu và gia chủ đo đạt đúng kích thước cần thiết, sau đó đích thân gia chủ xuống kho tiếp liệu nhận đủ số lượng vải plastic được cấp phát, về tự lợp trên nóc nhà ḿnh. Cuối cùng nhà tôi cũng được cấp phát vải bằng chất dẻo đă được đo đạc, và đồng bào có danh sách rời đảo đi định cư đă tự nguyện đến phụ giúp lợp dùm.
Từ trên đồi cao nh́n xuống, toàn đảo, nơi nào cũng nổi lên một màu xanh dương sọc trắng, giống nhau. Cuộc sống tinh thần của thuyền nhân trên đảo bỗng trở nên thoải mái hơn xưa.
Không c̣n vụ bán nhà nữa. Người ra đi vui ḷng giao nhà lại cho Khu để cung cấp cho người đến sau. Tùy theo hoàn cảnh gia đ́nh người mới đến đảo, thanh niên độc thân khỏe mạnh được sắp xếp cho lên ở trên các triền núi cao. Người lớn tuổi, phụ nữ, người bệnh hoạn, có gia đ́nh đông con ở vùng đất thấp, ven bờ biển, gần nhà thương, trường học …
Xóm chài trên đảo Bidong
ĐÀI TƯỞNG NIỆM NĂM CÁNH BUỒM
“Không ai đă thành công vượt qua được một cánh đồng hoang vu, gập ghềnh, trắc trở, một ngọn núi cheo meo cao vút, quanh co, hay một ḍng sông khúc khuỷu hiểm nguy mà không muốn để lại cho người đi sau một dấu vết ǵ để họ có thể t́m thấy được một hướng đi đúng đắn, an toàn”.
Thuyền nhân đầu tiên vượt biển, đă khổ cực, mất nhiều công lao, nước mắt mới t́m ra được ḥn đảo hoang vu Pulau Bidong để trú ẩn. Những người may mắn được đến đảo ngày hôm nay cũng nên nghĩ cách giúp cho những người đi sau t́m được dễ dàng dấu vết của những người đi trước. Đồng bào trên đảo được hỏi ư kiến, cũng nhiệt t́nh hưởng ứng. Nên ngày 21 tháng Giêng năm 1980, BĐH trại tổ chức một phiên họp trên chùa Từ Bi, về việc thành lập đồ án Đài tưởng niệm thuyền nhân.
Từ sau phiên ṭa đặc biệt trên đảo Cá mập Karat, lực lượng Đặc nhiệm Mă Lai trên Bidong (Task Force VII) đă tỏ ra nhiều thiện cảm với thuyền nhân trên đảo tỵ nạn: chẳng những không c̣n lấy quyền của ḿnh để làm áp lực, chen vào những quyết định nội bộ của BĐH trại, mà c̣n nhắn nhủ đồng bào có việc ǵ cần, phải hỏi qua ư kiến của BĐH trước . Nên được sự đồng ư của mọi người về việc thành lập đài tưởng niệm, Ban Điều hành trại liền ngơ ư xin Lực lượng đặc nhiệm mớ sắt vụn c̣n dư mà nhà thầu xây cất hệ thống nhà vệ sinh c̣n để lại, và ủy thác cho anh Trưởng khối Trật tự Trần Công Minh liên lạc với nhà thầu nhờ mua giùm thêm ciment, gạch, cát và ván ép.
Các anh Kiến trúc sư Nguyễn Minh Châu, Vơ Cao Hoàng, Lâm văn Đại, Lê Ngọc Huy và Bác sĩ Lương Duyên Nam đă đưa ra những dự án của ḿnh, với thời gian thực hiện dự trù từ 3 tuần đến 3 tháng. Các b́nh đồ mô tả những cảnh gian truân, đau khổ, đầy tang thương, xương máu và nước mắt của thuyền nhân:
a) Một chiếc tàu bị sóng dồn tan nát, chỉ c̣n trơ trọi có cột buồm, bên cạnh một chiếc lư hương khói đen bốc lên nghi ngút.
b) Một xác tàu lớn chỉ c̣n bánh lái long ốc dính phía sau, ḍng thêm một chiếc tàu nhỏ trơ sườn, lật úp.
c) Một cái mỏ neo cao 6 thước, đứng chơ vơ, kế bên một chiếc tàu con sứt mẻ.
d) Bốn lượn sóng thần với một bánh lái trôi giạt, và hai cánh chim Hồng lạc.
e) Năm cánh buồm ra đi từ khắp bốn phương trời đất Việt tang thương, tụ hợp về đây với trống đồng Ngọc Lũ, kèm một bảng ghi ơn Chánh quyền và Dân chúng Mă Lai đă cho thuyền nhân tạm trú.
Mô h́nh nào cũng có ư nghĩa, nhưng làm sao thực hiện được nhanh chóng trước khi ông Quản trị viên đảo đi nghỉ phép trở về.
Thăm ḍ ư kiến của đồng bào, tôi chọn 5 cánh buồm cao lớn, dụng ư cho tàu thuyền vượt biển từ xa có thể dễ dàng trông thấy và nhận ra được đảo Bidong.
Vật liệu đă sẵn sàng. Nhờ sự điều khiển chuyên môn, nhiệt t́nh của Kỹ sư Nguyễn Đ́nh Bá, cùng quí vị kỹ sư trong ban Kế hoạch, với sự hợp tác của lực lượng thanh niên khỏe mạnh của Bác sĩ Vũ Thanh Vân, t́nh nguyện thay phiên nhau làm việc từ sáng sớm tới khuya, việc xây cất tiến hành tốt đẹp, trong khi BĐH trại nhờ Lực lượng Đặc nhiệm sang đất liền đặt mua dùm bảng đồng ghi ơn Chánh quyền và Dân chúng Mă Lai.
Tôi được hân hạnh chứng kiến ngày đặt viên gạch xây cất đầu tiên, và đă măn nguyện khi sang Kuala Lumpur, được người qua sau cho biết công tŕnh xây cất Đài tưởng niệm Năm cánh buồm đă hoàn tất mỹ măn, có h́nh chụp cho xem. Và nhất là sau đó có tàu vượt biển đă nhờ những cánh buồm trắng nhô cao trên triền đồi khu C mà đổi hướng vào được Bidong.
Không giống như tàu chúng tôi KG 0783 trước đây đă đến gần sát bên đảo, chỉ c̣n cách chừng vài mươi thước mà không nhận ra nên đă cho tàu đâm thẳng vào đất liền Batu Rakit Terengganu, cách xa gần 20 hải lư, khiến đồng bào trên tàu phải chịu cực khổ, sống thiếu thốn, khó khăn thêm một thời gian để rồi lại bị chia cắt, bỏ xuống tàu cũ, cho tàu Hải quân Mă Lai kéo ra khơi, chỉ hướng về Việt Nam … Cũng may nhờ theo dấu của một con rùa biển mà vô được đảo Tioman và được cứu thoát.
Bác Sĩ Thái Minh Bạch và Bác Sĩ Nguyễn Duy Cung