MỘT LỐI VÀO VƯỜN THƠ ĐƯỜNG – Kỳ VI
MC chẳng đặng trên sân khấu
Trên mạng làm chơi cũng đỡ buồn
MC Hoàng Xuân Thảo, Canada
Nguyễn Văn Bảo, Hoa Kỳ
Nguyễn Đương Tịnh, Pháp
Trời đã về chiều, mây đỏ ngất phương đoài, vài vạt nắng xuyên qua mây, cắm xuống đất trông xa như như chân của mặt trời bước xuống mặt đất.
Trên một con đường nhỏ lồi lõm, một người đàn ông, tuổi trung niên đang thất thểu vừa bước vừa nhìn quanh, như thấy những cảnh tượng chưa từng gặp vì đối với gã đã bỏ chốn này ra đi cả mấy năm trời thì gã cảm thấy như lạc vào một nơi xa lạ, không giống cái thuở gã còn sống cũng tại đây. Các phố phường cũng đã đổi tên nhưng gã không khó khăn gì tìm lại ngôi nhà cũ. Khi càng tới gần nhà, gã càng cảm thấy hồi hộp dù bản thân đã trải qua bao hoàn cảnh khác thường, vui sướng có, đau khổ có, bị bắt giam, đánh đập, thập tử nhất sinh cũng có cả, nhất là khi gã bước tới trước cổng, cái cổng đã chứng kiến biết bao nhiêu kỷ niệm của đời gã, cái cổng gã đã tự tay mua gỗ về đóng lấy rồi sơn phết trước khi đón dâu là vợ hắn sau này và đã mấy lần bồng rước lũ con lần lượt sinh ra từ nhà bảo sanh về nhà. Cái cổng giờ đây đã lệch lạc, có thanh gỗ đã gẫy, nước sơn gần như tróc hết, tố cáo chủ nhân nghèo nàn rõ rệt. Trên cổng, chùm lá của cây trứng cá gã trồng vẫn xum xuê và mấy chùm lá gió đưa sà xuống như muốn ôm lấy gã. Gã thầm nghĩ, “À ra cái cây này nó có tình, bao năm đã qua mà nó còn nhớ ta.” Nhưng trên cành, một lũ chim hình như biết có khách lạ từ xa tới, bởi hàng ngày chúng đâu có thấy mặt gã này, nên khi thấy gã đứng trước cái cổng long, chim xao xác thì thầm với nhau dặm ngàn về có khách.
Gã khẽ đẩy cái cánh cửa ọp ẹp, từ từ bước thẳng vô nhà, định lên tiếng thì từ phòng trong vợ và hai con hắn uà ra, ngỡ ngàng một chút rồi chạy lại, ôm chặt lấy gã, nước mắt dàn dụa. Thật vậy, vợ con thẩy kinh ngạc, mừng mừng tủi tủi, nghẹn ngào không thốt được ra lời, mãi lâu sau mới hoàn hồn, lau nước mắt, bởi vì thời loạn, thân phiêu bạc, may mà còn sống sót.
Hai vợ chồng và bố con còn chưa kịp tâm sự về nỗi niềm bấy lâu xa cách, tưởng như không có ngày tương ngộ thì tin gã trở về đã lan đi như tên bắn và hàng xóm kéo tới đầu tường đứng đầy, thương cảm hoàn cảnh của gã, cũng sụt sùi, thương xót.
Đêm đó, dù là đêm khuya, đèn vẫn thắp để vợ chồng chia sẻ những nỗi niềm đã trải qua trong cuộc bể dâu, khi kẻ ở chân trời, người nơi góc biển, nhiều khi đã tưởng chỉ còn có thể gặp nhau lại tại kiếp sau, cho nên vẫn còn tưởng mơ khi đối mặt.
Trên đây là nội dung bài thơ Khương Thôn của Đỗ Phủ viết khoảng 1500 năm trước đây:
KHƯƠNG THÔN Đỗ Phủ THÔN KHƯƠNG Hoàng Xuân Thảo
Tranh vanh xích vân tây Mây đỏ ngất phương đoài
Nhậc cước há bình địa Vạt nắng xuyên xuống đất
Sài môn điểu tước táo Cổng long, chim xao xác
Qui khách thiên lý chí Dặm ngàn về có khách.
Thê noa quái ngã tại Vợ con thẩy kinh ngạc
Kinh định hoàn thức lệ Hoàn hồn, lau nước mắt
Thế loạn tao phiêu đãng Thời loạn, thân phiêu bạc
Sinh hoàn ngẫu nhiên tọai. May mà còn sống sót.
Lân nhân mãn tường đầu Hàng xóm, tường đứng đầy
Cảm thán diệc hư hí Cũng sụt sùi, thương xót
Dạ lan cánh bỉnh chúc* Đêm khuya, đèn vẫn thắp
Tương đối như mộng mị. Ngỡ mơ khi đối mặt.
*Có bản ghi là bỉnh đăng.
Bài thơ này Đỗ Phủ làm năm 757, sau khi bị quân An Lộc Sơn bắt giam gần hai năm trời, được nhà vua cho về thăm nhà tại Phu Châu, nay thuộc huyện Lạc Giao, Thiểm Tây vì than cảnh vợ con đói khổ, lúc ông vừa 45 tuổi và gã khách từ ngàn dặm xa trở về chính là bản thân nhà thơ.
Nhiều người, cũng như tôi, khi đọc tới đây thấy gã khách trong thơ sao mà giống hệt ta vậy, và nếu không phải là ta thì cũng là ông cha ta, họ hàng quyến thuộc ta hay bạn bè ta chứ ai và câu chuyện tưởng như mới xảy ra gần đây thôi, khoảng thời gian sau tháng 4.1975. Vì chúng ta ai nấy còn nhớ là quân cán chính miền Nam, sau khi thất trận đã bị Việt cộng bắt tập trung cải tạo, nói là một tháng, nhưng đó chỉ là lừa bịp vì thật sự tất cả đã bị đem biệt giam tại các vùng rừng núi xa xôi, ma thiêng nước độc cả trên chục năm trời mới được thả về chưa kể cả hàng ngàn người đã bỏ xác nơi quê người và ngay cả trong số những người về cũng chỉ về tới nhà dăm ba bữa rồi vì kiệt sức và bệnh tật, nhất là uất ức, căm hận cũng lăn đùng ra chết. Việt Cộng đã nhìn đồng bào miền Nam ra sao, cứ giở lại chồng báo cũ, Sài Gòn Giải Phóng ngày 12.6.1975 thì biết: “...Đế quốc và tay sai đã biến chúng từ con người thành ra dã thú. Cách Mạng phải cải tạo chúng từ thú trở lại thành người...”
Làm thơ mà nói được chuyện cả trên ngàn năm sau vẫn hợp tình, hợp cảnh như Đỗ Phủ thật đáng xứng danh đời tôn ông là Thi Thánh. Nếu so với hoàn cảnh của Đỗ Phủ bị loạn quân An Lộc Sơn giam giữ gần hai năm trời thì những quân cán chính miền Nam bị đi tập trung cải tạo khổ cực và thảm thương hơn muôn phần, khôn tả sao cho xiết.
Về thi pháp, Đỗ Phủ đã dùng thể thơ ngũ ngôn để diễn tả rất nhiều sự việc xảy ra trong một bài thơ ngắn 12 câu vì nếu dùng thể thơ khác thì dài dòng mà không miêu tả được nhiều tình tiết. Ông cũng chủ ý dùng thật nhiều vần trắc, cả bài chỉ có hai vần bằng, vì âm thanh của vần trắc dễ gợi lên những trục trặc, đau đớn, oán hận hơn là âm thanh của vần bằng cũng như trong âm nhạc, cung trưởng đối lập với cung thứ trong sự diễn tả tâm tình.
* * *
Ngày 30.4.1975 đối với người dân miền Nam có thể coi như bắt đầu cho một cuộc đổi đời, một cuộc biển dâu về mọi phương diện vật chất, tinh thần và nhất là giá trị con người. Trong lịch sử nhân loại, cuộc đổi đời này cũng không phải chưa từng xảy ra, nếu có khác chỉ là khác trên cái quy mô từ nhỏ nhoi tới vĩ cuồng mà thôi. Thật vậy, Lý Bạch cũng đã nói tới việc đổi đời này từ cả hơn ngàn năm về trước trong bài thơ Cổ Phong dưới đây:
CỔ PHONG Lý Bạch PHONG CÁCH XƯA Hoàng Xuân Thảo
Đăng cao vọng tứ hải Lên cao, trông bốn biển
Thiên địa hà man man Trời đất rộng mênh mang
Sương bị quần vật thu Vạn vật sương bít bùng
Phong phiêu đại hoang hàn. Gió thốc miền lạnh hoang.
Vinh hoa đông lưu thủ Vinh hoa như nước chảy
Vạn sự giai ba lan Muôn sự tựa sóng tan
Bạch nhật yểm tồ huy Ánh dương khuất mịt mùng
Phù vân vô định đoan. Mây nổi trôi lang thang.
Ngô đồng sào yến tước Ngô đồng: tổ yến sẻ
Chỉ cức thê uyên loan Bụi gai: ổ phượng loan
Thà phục qui khứ lai Lại về thôi! Vỗ gươm
Kiếm ca hành lộ nan. Hát bài “ Đường gian nan!”
Bài thơ gồm ba đoạn, đoạn đầu tả cảnh thiên nhiên trong một khung cảnh buồn và một tâm trạng cô đơn. Đoạn thứ hai suy gẫm về cuộc đời với nỗi chán chường, con người và thiên nhiên cũng cùng có một số phận tương tự. Đoạn cuối là rõ ý thơ nhất vì cây ngô đồng vốn là thuộc loại cây quư, có tính cách thần linh theo điển tích là ngày xưa vua Phục Hy một bận thấy năm ngôi sao rớt xuống cây ngô đồng và sau đó chim phượng hoàng thường tới đậu, nghĩ ngô đồng đã hấp thụ tinh hoa của trời đất nên có thể dùng gỗ cây ngô đồng làm đàn cầm xử dụng trong lễ nhạc. Vậy mà giờ đây, thời thế đảo điên, người lên voi kẻ xuống chó, én sẻ là loài chim tầm thường thì ngạo nghễ làm tổ trên cây ngô đồng, còn phượng loan là những loài chim quư thì phải xuống bụi gai lập tổ uyên ương.
Về thi pháp, ngược với bài Khương Thôn chủ ý dùng vần trắc, trong bài này Lý Bạch chủ ý dùng vần bằng để diễn tả nỗi sầu muộn của kẻ trong “Thế chiến quốc, thế xuân thu / Gặp thời thế, thế thời phải thế.”
Những người dân miền Nam sau ngày 30.4.1975 đã chứng kiến tận mắt những màn bi hài kịch thay đổi ngược đời này trong muôn hình vạn trạng, cho nên những người nào có phương tiện và chi phối bởi hoàn cảnh, thay vì “ Lại về thôi, vỗ gươm/ Hát bài đường gian nan” thì “ Đành đi thôi, vỗ thuyền/ Hát bài vượt biển Đông.”
Cuộc đời phi lý đến thế thì thôi, đường đời gian nan đến thế là cùng, thôi thì hãy tạm ẩn dật để chờ “ phong vân gặp hội, anh hùng ra tay.” BS Nguyễn Văn Bảo và BS Nguyễn Đương Tịnh sẽ giải thích thêm về xuất xứ của hai cụm từ qui khứ lai và hành lộ nan cũng như ý nghĩa của hai câu chót nên miễn bàn thêm.
* * *
Một nhà thơ Pháp, Paul Vaillant de Couturier tuyên bố, “ Le communisme, c’ est le printemps de l’ humanité” – Cộng sản là mùa xuân của nhân loại - bởi vì đã mù quáng chỉ căn cứ vào sự tuyên truyền của cộng sản, với những khẩu hiệu đầy quyến rũ như “ làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”, “ người người bình đẳng về mọi phương diện, sẽ không còn giai cấp” và “ nhân dân sẽ làm sở hữu chủ tất cả tài sản của quốc gia” vv... Chúng còn xưng tụng các cán bộ lãnh đạo như thần thánh để người người và đời đời tôn thờ. Trên thực tế, tại Việt Nam, từ sau tháng 4.1975 tới nay, chúng ta đã thấy sự thật đã trái ngược với những lời xảo trá kể trên, chưa nói tới cái gọi là thành trì của chủ nghĩa cộng sản tức Liên Xô đã sụp đổ và tan ra bao nhiêu mảnh. Còn những cán bộ lãnh đạo thì dù cố tình đổi lốt, dân chúng cũng đã khám ra cái bộ mặt thật của các thần tượng.
Vương Kiến (751-835), hẳn cũng từng chứng kiến những cảnh tượng như thế nên đã kể lại những chuyện mắt thấy tai nghe:
VĂN THUYẾT NGHE NÓI Dịch thơ: Hoàng Xuân Thảo
Đào hoa bách diệp bất thành xuân Cây đào trăm lá chẳng thành xuân
Hạc thọ thiên niên dã vi thần Hạc thọ nghìn năm chửa hoá thần
Cộng sản khoe khoang mức sống của dân chúng ngày một khá so với thời kỳ thực dân và phong kiến trong khi không so sánh với các nước cùng hoàn cảnh đã tiến triển vượt xa Việt Nam, cũng dấu nhẹm lý do cuộc sống dân chúng sáng sủa hơn là nhờ đất nước giầu tài nguyên thiên nhiên, chưa kể nguồn ngoại tệ do người Việt hải ngoại gửi về mỗi năm lên cả gần chục tỷ mỹ kim. Những tư bản mới thật ra chỉ là những cán bộ trung ương hay địa phương hoặc bà con thân thuộc còn những người thuộc từng lớp trí thức, tiểu tư sản thì ngày càng có cuộc sống chật vật và nghèo nàn, khốn khó đúng như Vương Kiến viết:
Tần Lũng châu duyên anh-vũ quý Tần Lũng nhờ anh-vũ hóa quư
Vương Hầu gia vị mẫu-đơn bần Vương Hầu bởi mẫu-đơn nên bần
Muốn tiến bộ, muốn thoát khỏi cảnh lạc hậu, con người cũng như mỗi quốc gia cần phải luôn luôn cải tiến cho kịp đà tiến hoá của nhân loại nhưng cộng sản cứ bám khư khư vào chủ thuyết Marx đã lỗi thời và nhất là vô khả thi trong muôn một, hệt như Vương Kiến đã từng khuyến cáo một cách kín đáo những kẻ cầm quyền đương thời:
Ca đầu vũ biến hồi hồi biệt Bài ca, điệu múa hồi hồi khác
Mấn dạng my tâm nhật nhật tân Dáng tóc, hình mày đổi đổi luôn
Mặc dầu vậy, cộng sản rất giỏi chiêu bài khoe trương, tạo ra nhiều cảnh tượng phồn vinh giả tạo, dập dìu tài tử giai nhân/ Ngựa xe như nước, áo quần như nêm hay các đỉnh cao của trí tuệ loài người với số tiến sĩ, thạc sĩ tính theo tỷ lệ đầu người thì có thể đứng đầu thế giới văn minh để ra rả trên đài truyền hình lẫn truyền thanh, khua chuông, đánh trống tuyên truyền cho chủ nghĩa và chế độ:
Cổ động lục nhai kỵ mã xuất Khắp nẻo trống vang, cưỡi ngựa dạo
Tương phùng tống thị học cuồng nhân. Gặp toàn một lũ học cuồng ngông.
Các đại gia, thiếu gia tư bản đỏ bây giờ có quyền thế, có tiền bạc tha hồ học đòi những phong cách mà trước đây chúng dè bỉu, vì giờ đây có phương tiện trong tay, chúng cho tổ chức hàng năm cả mấy chục lần thi hoa hậu đủ thứ, cùng các lễ hội để có dịp ăn chơi và khoe của, rồi người người thi đua giải phẫu thẩm mỹ, trưng diện mốt này nọ trái hẳn với những lời chúng đã từng móc họng đế quốc và tay sai đúng như người phó thường dân nói, “ mửa ra rồi lại nuốt vào ngon ơ.”.
Tôi google, toan kiếm một bài thơ dịch khác thì tình cờ kiếm được, ngoài bài thơ dịch của Trần Trọng San, một bài thơ hoạ của Khuyết Danh rất lý thú dưới đây:
Mác Lê vạn kiếp chẳng thành xuân Nhân văn, học thuyết ngày thêm khác
Tượng Bác ngàn năm chửa hóa thần Chính ủy, bí thư ù cạc luôn
Nước Việt nhờ Tiên Rồng hoá quư Trống đánh, chuông khua, tuồng cũ dạo
Dân Nam vì Cộng Sản nên bần Trung ương toàn một lũ cuồng ngông.
MẢNH VƯỜN CỦA TRÚC CƯ:
THÔN KHƯƠNG
Ráng đỏ rực hướng tây Đời loạn ta phiêu lãng
Mặt trời như chạm đất Ai ngờ vẫn phây phây
Ngõ nghèo chim xao xác Xóm giềng xúm quanh đây
Ngàn dặm thấy ta về Tủi mừng, ôi! Cảm động
Sửng sốt cả thê nhi Khi đèn khuya chung bóng
Lệ rơi tuôn lã chã Ta còn tưởng trong mơ!
LỜI BÀN:
Đỗ Phủ làm quan thời loạn, lang bạt kỳ hồ, đã bao năm chưa gặp gia đình, ai cũng tưởng là đã chết.Nay bỗng trở lại nhà. Nỗi niềm vui mừng ấy kể sao cho xiết? Nhưng ta nghĩ rằng Đỗ Phủ còn sướng hơn ta một bậc là thời đó bên thua cuộc đều được tha cho về quê làm ăn, không bị “ tù cải tạo” như thời nay. Thân ta nào có khác gì Đỗ Phủ nhưng đất nước ta gặp cảnh khốn nạn là chế độ cộng sản nên lâm vào cảnh tù tội vô lý và bất nhân. Đỗ Phủ thời đó làm sao hiểu được:
Khi chó nhảy bàn độc
Phật cũng biến thành hề *
Cảnh lầm than ê chề
Lịch sử không còn chỗ.
*Kẻ sát nhân cả triệu người vô tội lại được đúc tượng bày cạnh tượng đức Phật.
CỔ PHONG
Lên cao trông bốn bể Nắng to rồi phải tắt
Trời đất kể vô vàn Mây cứ trôi lang thang
Sương thu trùm mọi vật Rừng phong yến làm tổ
Gió lạnh quét rừng hoang Gai rậm núp uyên ương
Vinh hoa theo nước cuốn Thôi về, về đi chứ!
Vạn sự cũng theo làn Vỗ kiếm, ta quay đường.
LỜI BÀN:
Anh chàng Lý Bạch, tính khí nghênh ngang, nghĩ mình có thể xoay chuyển thời cuộc, làm nên chuyện lớn. Nhưng cuối cùng nhận thấy mình cũng chỉ như con muỗi vo ve trước cái vô cùng của thiên nhiên, mọi sự điềm nhiên chuyển theo một qui hoạch do một bàn tay màu nhiệm xếp đặt từ trước. Con người dù cố gắng làm gì cũng uổng công, thành quách, lâu đài dù kiên cố, nguy nga cũng có ngày chỉ còn là một đống gạch vụn. Toàn bài thơ toát ra một ý niệm của Phật lý dẫn thi sĩ đến sự cam phận, tâm hồn bỗng dưng cảm thấy thoải mái lạ thường. Ý “ Thiền” dường như phảng phất trong lời ca khi chàng vỗ kiếm quay về cố hương.
VĂN THUYẾT
Trăm hoa đâu chắc đã là xuân Múa ca lúc lúc thay trò lạ
Hạc đứng nghìn năm chẳng thành thần Trang điểm ngày ngày đổi phấn son
Châu Lũng quý vì chim anh vũ Sáu nẻo thị thành vang vó ngựa
Vương Hầu nghèo bởi vì hoa mẫu đơn Nhìn xem toàn thị lũ ngông cuồng.
LỜI BÀN:
Ta không biết tâm hồn Vương Kiến khi làm bài thơ này lúc ấy hoàn cảnh như thế nào, nhưng rất hợp với hoàn cảnh đất nước ta hiện giờ. Trăm hoa đua nở đã bỏ tù và giết chết không biết bao nhiêu người nên làm gì có xuân với tên khốn kiếp Hồ Tập Chương! Ngày nay đầy đường nhan nhản xe pháo đắt tiền của những thằng ngu xuẩn, đầu óc trống rỗng nhưng vỗ ngực xưng là tiến sĩ, là đại gia!
CÁC BÀI THƠ DỊCH KHÁC
KHƯƠNG THÔN
BS Đinh Quốc An BS Nguyễn Huy Hùng
Mây đỏ, trời tây cao Mây hồng đỉnh núi tây
Đất bằng, mặt trời vào Trần thế cẳng trời đặt
Du khách về chốn cũ Cổng tre chim sẻ kêu
Cổng làng chim xác xao. Vượt qua ngàn dặm đất.
Vợ con nhìn sửng sốt Nhà quái lạ ta còn
Lau mắt lệ tuôn trào Sửng sốt xong chùi mắt
Đời loạn mà lưu lạc Thời loạn kiếp phiêu linh
Còn sống trở về sao? Sống sót, phép màu thật!
Đầy tường hàng xóm đứng Xóm giềng chật mái hiên
Bùi ngùi lòng nao nao Cảm than, khóc sụt sùi
Đêm nay đèn thắp trễ Khuy khoắt đèn còn chong
Nhìn nhau như chiêm bao. Ngỡ mơ dù đối mặt.
CỔ PHONG
BS Đinh Quốc An Trần Trọng San
Lên cao nhìn bốn bể Lên cao trông bốn biển
Trời đất rộng mênh mang Trời đất rộng mênh mang
Sương thu trùm vạn vật Sương thu trùm vạn vật
Gió thổi buốt hơi hàn. Gió thổi lạnh miền hoang.
Vinh hoa như nước chảy Vinh hoa như nước chảy
Vạn sự như sóng tan Muôn sự như sóng tan
Mặt trời vừa mới khuất Mặt trời chìm lẩn ánh
Mây vẫn còn lang thang Mây nổi mờ mịt tràn
Ngô đồng chim én ở Ngô đồng nằm én sẻ
Cỏ gai tổ chim loan Gai góc đậu uyên loan
Thôi thì về chốn cũ Ta lại về đi thôi
Ca bài “ Đường gian nan”. Ca hát đường gian nan.
KHU VƯỜN CỦA CON CÒ
BS Nguyễn Văn Bảo kỳ này có quá nhiều khóm hoa để triển lãm nên muốn một khu vườn riêng biệt để các du khách có cơ hội thưởng thức một cách thoải mái qua thi bản đính kèm.
Xin hẹn gặp kỳ tới. Trân trọng,