Chương 35

 

Ngưng bắn

 

Thiếu tá Robert Sheridan

Các nhận xét trước khi ra đi

 

Thiếu tá Bob Sheridan là một sĩ quan TQLC cao cấp cố vấn cho Lữ đoàn 369 và là thượng cấp của George Philip. Ông có mặt gần nơi chiến sự vào ngày 22/5/1972 tại một địa danh được nhiều người biết đến qua tên "Con lộ không có niềm vui," nằm chếch về hướng Bắc của tuyến sông Mỹ Chánh, lúc lực lượng Đồng minh triệt hạ một chiến xa địch lần đầu tiên bằng hỏa tiễn TOW. Trong trận xáp lá cà tiếp theo đó, TQLC Việt Nam tiêu diệt khoảng 200 đến 300 tên địch và phá hủy thêm 13 chiến xa nữa. Một chục chiếc xe tăng sau này bị bắn cháy bởi hỏa tiễn LAAW M.72 và pháo binh 105 ly bắn trực xạ trong tầm 150 thước hay gần hơn nữa. Trận cận chiến hết sức khốc liệt nhưng chỉ một chiều.

Viên cố vấn Hoa Kỳ dầy dạn kinh nghiệm nhận xét là tất cả các tù binh họ bắt được đều là vị thành niên chưa đầy 16 tuổi hoặc là những ông già đáng tuổi ông nội nếu c̣n ở nhà. Anh khẳng định là quân Bắc Việt đă huy động hết các thanh niên khỏe mạnh và đă gần cạn nhân lực rồi. Đó là một nhận xét mà bất cứ một chiến sĩ b́nh thường nào với chút ít kinh nghiệm cũng có thể nh́n ra. Sự đánh giá của anh về khả năng hiện nay của địch rất chính xác. Quân Bắc Việt không thể nào chọc thủng pḥng tuyến Mỹ Chánh nổi. Khi anh theo Đại úy Philip trở về nước một tháng sau, anh cũng tin tưởng là phe chính nghĩa đă tạo được đà tiến cần thiết.

 

Cuộc sống vẫn tiếp diễn

Vận động trường Three Rivers

Pittsburg, Pennsylvania

Ngày 30/9/1972

 

Chưa đầy hai tuần lễ sau khi TQLC Việt Nam và QLVNCH tái chiếm được thành phố Quảng Trị từ tay quân xâm lược Cộng sản, và một ngày sau khi Nhật Bản và Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Hoa b́nh thường hóa ngoại giao th́ cựu biệt kích của Ripley là Chuck Goggin đă thành công đánh được trái banh đầu tiên với tư cách vận động viên của đội bóng chày ngoại hạng trong trận đấu với đội Mets của New York. Goggin đă từ giă binh đoàn TQLC bốn năm về trước để tiếp tục sự nghiệp cầu thủ bóng chày. Sự cố gắng và chú tâm tập luyện đă bắt đầu có kết quả. Chơi ở vị trí thứ hai, anh là người dẫn dắt cho đội nhà trong ngày hôm đó, trong cùng trận đấu mà đồng đội Roberto Clemente của anh đă đạt được kỷ lục 3.000 lần đánh trúng, và bi thảm thay đó cũng là cú đánh thắng lần cuối cùng. (Roberto Clemente sau đó bị thiệt mạng máy bay ngày 31/12/1972). Đội Pirates của anh hôm đó đă thắng đội Mets với tỉ số 5-0.

 

Sóng Thần

Ngoại ô Sài G̣n

Đầu tháng 9/1972

 

Trung tá B́nh rất vui khi được xuất viện khỏi Bệnh viện Lê Hữu Sanh. Tuy hết sức biết ơn đă hồi phục sau hai tháng trời, anh đau ḷng khi thấy các pḥng bệnh đầy chật các bạn bè và đồng đội; cũng như thấy quá nhiều binh sĩ TQLC thật trẻ bị đứt đoạn tuổi thanh xuân trước khi phát triển thành nhân thật sự. Trước t́nh cảnh những người đă hiến dâng quá nhiều như vậy và không thể đóng góp ǵ được nữa, B́nh cảm thấy trách nhiệm là phải tiếp tục chiến đấu chống bọn quỷ đỏ.

Tuy các vết thương chưa lành hẳn nhưng B́nh cảm thấy c̣n đau khổ hơn nếu không phải làm ǵ cả. Khi anh tŕnh diện nhận nhiệm vụ mới là Chỉ huy trưởng Căn cứ Sóng Thần đồ  sộ (ít nhất là theo tiêu chuẩn Việt Nam) ở ngoại ô Sài G̣n, anh vẫn c̣n phải chống nạng để đi tới lui.

Làm Chỉ huy trưởng Sóng Thần không giống như chỉ huy các Sói Biển thân thương. Hồi c̣n trong Sói Biển, nhiệm vụ là B́nh và các binh sĩ TQLC dưới quyền là phải chống chọi lại hoàn cảnh và bọn Cộng sản quỷ quyệt. Tại Sóng Thần anh có những mối ưu tư khác phải quan tâm đến và có những cấp trên phải tŕnh báo.

Sóng Thần là căn cứ chính cho toàn bộ binh chủng TQLC. Trong phạm vi doanh trại, các huấn luyện viên quân sự điều hành trại huấn luyện cố gắng biến những thanh niên Việt Nam thành các chiến sĩ TQLC thứ thiệt của binh chủng. Sóng Thần cũng là kho tiếp liệu quan trọng cho TQLC. Ngoài ra, đó cũng là nơi sinh sống của hầu hết các gia đ́nh TQLC sau khi họ lập gia thất. Với tư cách sĩ quan Chỉ huy trưởng của Sóng Thần, B́nh phải đội nhiều cái nón một lúc. Anh chịu trách nhiệm phải bảo đảm là tất cả các công tác linh tinh của những đơn vị phụ thuộc đóng trong căn cứ được hoàn tất.  Anh cũng phải chịu trách nhiệm về công tác pḥng thủ và sự an toàn của tất cả những người phụ thuộc sống trong phạm vi bờ tường và hàng rào bao bọc căn cứ. Anh vừa là Chỉ huy trưởng, vừa là Cảnh sát trưởng và đồng thời là cũng là Quận trưởng cộng chung lại với nhau. Anh ước thà được về lại với Tiểu đoàn 3 c̣n hơn. Tuy vậy, ít nhất anh cũng được ngủ nhà hầu như mọi đêm và điều này đă làm cho Cầm rất hạnh phúc.

Công cuộc tái chiếm thành phố Quảng Trị là một cao điểm lịch sử quan trọng cho QLVNCH nói chung và lực lượng TQLC nói riêng. Trong những tháng tiếp theo, cuộc chiến với quân Bắc Việt tiếp tục trên khắp đất nước nhưng kém cường độ hơn lúc ban đầu. Tận cùng trên phía Bắc, các pḥng tuyến đă ổn định với phe địch nắm quyền kiểm soát rộng răi lănh thổ của VNCH từ mạn Bắc sông Cửa Việt cho đến khu phi-quân-sự và qua phía Tây đến Lào.

Song song với chiến sự đang tiếp diễn và cuộc chiến trên không, các cuộc đàm phán giữa Hoa Kỳ và Bắc Việt tại Paris vẫn tiến hành. Trọng tâm của vấn đề là phe Bắc Việt vẫn tập trung vào chiến thắng, có nghĩa là sau cùng phải chiếm cho được miền Nam. Phía Hoa Kỳ th́ t́m kiếm một lối thoát trong danh dự. Họ muốn có một thỏa ước bảo đảm chủ quyền của miền Nam và muốn các tù binh chiến tranh được thả về nước. Tổng thống Thiệu và hầu hết nội các của ông, những người không trực tiếp có liên quan đến những cuộc đàm phán, đều không tin vào những điều mà Cộng sản đang hứa hẹn.

Vào đầu tháng 10 năm 1972, cùng với cuộc vận động tranh cử Tổng thống Hoa Kỳ đang diễn ra, các cuộc thương thuyết giữa Kissinger và Lê Đức Thọ có vẻ như đă phá được bế tắc. Phe Cộng sản có cảm giác là người Mỹ rất nôn nóng muốn đạt một thỏa hiệp trước khi bầu cử. Có tin đồn là hiệp ước ḥa b́nh đă gần kề. Bọn Cộng sản đề nghị là họ sẽ sắp xếp một cuộc ngưng bắn với Hoa Kỳ, c̣n các vấn đề chính trị sau đó sẽ được quyết định sau bởi hai phe Việt Nam.

Trong nhiều năm qua Cộng sản nhấn mạnh một điều kiện cho ḥa b́nh là phải loại bỏ chính quyền Thiệu. Trong cái thỏa hiệp thăm ḍ mới này điều kiện đó không được nêu ra. Lời văn cũng không nhắc ǵ đến sự ra đi của các lực lượng Cộng sản c̣n ở lại trong miền Nam. Hoa Kỳ ngầm đồng ư. Thỏa thuận được vội vàng phác thảo  trong đó kêu gọi ngưng bắn, thả tù binh, triệt thoái các lực lượng Hoa Kỳ và tiến tŕnh bầu cử tại miền Nam với sự giám sát của quốc tế.

Nguyễn Văn Thiệu không muốn dính dáng ǵ đến các cuộc thương thuyết mà trọng tâm hiệp định là cho phép các lực lượng Bắc Việt được ở lại trong miền Nam. Mối thù nghịch giữa Thiệu và Kissinger là một điều bí mật mà ai cũng biết. Trong một buổi nói chuyện trên đài truyền h́nh tại Sài G̣n, vị lănh đạo VNCH nhận xét rằng "thỏa hiệp với Cộng sản có nghĩa là tự sát" và muốn đi đến ḥa b́nh chỉ có một cách duy nhất là "tiêu diệt đến tên Cộng sản cuối cùng."

Thực tế là Hoa Kỳ sắp triệt thoái ra khỏi Đông Nam Á dù Tổng thống Thiệu có muốn hay không. Sự kiên nhẫn và ḷng hào hiệp của Hoa Kỳ, ít nhất là trên quan điểm của nhiều người Mỹ, đă bị kéo dăn cho tới mức mà đoạn kết đă gần kề. Hoa Kỳ đă mất hơn 50 ngàn binh sĩ để bảo vệ VNCH và đă tốn kém thêm quá nhiều những thứ vô h́nh khác trên nhiều phương diện. Đă đến mức giới hạn mà một quốc gia có thể tiếp tục chịu thương tổn thêm trong khi chỉ đạt được quá ít kết quả cụ thể. Nhằm bảo đảm là Tổng thống Thiệu sẽ bằng ḷng với những điều đang mặc cả – dù không chính thức – Tổng thống Nixon tiếp tục hứa là một khi cuộc ngưng bắn hay kế hoạch ḥa b́nh vĩnh viễn được thông qua, không lực Hoa Kỳ sẽ có mặt để trừng trị đích đáng nếu bọn Cộng sản vi phạm hiệp ước.

Những cuộc đàm phán kéo dài qua kỳ bầu cử Tổng thống và Nixon thắng vẻ vang. Tuy nhiên Tổng thống Nixon không thỏa măn lắm sau khi được đắc cử. Ông sẽ phải đương đầu với đảng Dân Chủ nắm đa số tại cả lưỡng viện và thách thức tất cả các cuộc tài trợ cho Việt Nam vào dịp đầu Năm Mới.

Henry Kissinger và Lê Đức Thọ sẽ c̣n gặp gỡ nhau nhiều lần nữa vào tháng 11 và tháng 12 trước khi các cuộc thương thảo bị đổ vỡ vào ngày 16/12 v́ những điểm dị biệt mà không phe nào muốn nhân nhượng cả. Nguyễn Văn Thiệu không thích thú lắm khi phải đàm phán một sự kết thúc chiến tranh mà lực lượng Hoa Kỳ phải rút đi toàn bộ và ngầm cho phép quân Cộng sản được ở lại trong miền Nam. Ngày 18/12/1972, Hoa Kỳ trả lời bằng chiến dịch Linebacker II.

 

"Nghỉ ngơi & dưỡng sức"đảo ngược

Bunny Turley đến thăm Sài G̣n

Giáng Sinh 1972

 

Chuyến bay của Bunny Turley đến phi trường Tân Sơn Nhứt tại Sài G̣n, ngoài chuyện rơ ràng đă mang lại cho chồng niềm vui và nỗi sung sướng, nói chung chẳng được ai chú ư tới.  Sau vài ngày khởi sự của điều mà giới báo chí mệnh danh là "Cuộc dội bom lễ Giáng Sinh," chiến dịch Linebacker II lấn át ngay cả cuộc dội bom lớn nhất từ trước đến nay, tức chiến dịch Linebacker nay được đặt tên lại là chiến dịch Linebacker I đă từng được tiến hành trong kỳ Mùa Hè Đỏ Lửa vừa qua.

Chiến dịch Linebacker II là câu trả lời của Tổng thống Nixon cho sự ngoan cố và lập lờ của Cộng sản tại bàn hội nghị Paris. Tác động của nó cũng nhằm chứng tỏ ḷng quyết tâm của Hoa Kỳ đối với Tổng thống Thiệu. Nỗ lực này trở thành một chiến dịch dội bom dữ dội nhất trong toàn bộ cuộc chiến. Như thường lệ, Không quân Hoa Kỳ tuyệt đối không được phép tấn công các mục tiêu dân sự nhưng các nhiệm vụ được nới rộng hơn, ngoài các mục tiêu cho phép trong chiến dịch Linebacker I từ các tháng trước, nay bao gồm thêm các đài phát thanh, nhà máy điện, ga xe lửa, xưởng sửa chữa tầu bè, các phương tiện liên lạc, vị trí pḥng không và những điểm tiếp vận trung chuyển.

Nếu Hoa Kỳ muốn gây tàn phá tối đa mà không cần phải sử dụng vũ khí hạch nhân th́ hệ thống đê điều thủy lợi phức tạp của khu vực tam giác đồng bằng sông Hồng đă có thể bị phá hủy một cách dễ dàng. Tuy nhiên các mục tiêu như vậy bị chính người Mỹ đánh giá là không thể chấp nhận được v́ quá vô nhân đạo. Hoa Kỳ đă duy tŕ quan điểm đó trong suốt toàn bộ cuộc chiến. Trong khi đó, đối với bọn xâm lược Cộng sản th́ không hề có một tiêu chuẩn là nơi nào và  khi nào chúng có thể pháo kích và khủng bố dân lành tại miền Nam cả. Người Mỹ thật sự đă quá khó tính đến độ gây nguy hiểm và làm hại các phi hành đoàn khi bảo đảm qui tắc đó nhằm giảm thương vong dân sự trong các cuộc không tập.

Những chiếc B-52 không "làm tối đen" bầu trời miền Bắc giống như các đoàn B-17 bất tận đă từng được mô tả bay trên bầu trời Berlin chưa đầy 30 năm về trước. Tuy nhiên các sứ mạng 24/24 trong một quăng thời gian 12 ngày từ 18 đến 30/12, ngoại trừ kỳ nghỉ lễ Giáng Sinh, đă cho thấy một cường độ tấn công vượt lên trên tất cả những ǵ mà Cộng sản đă từng hứng chịu. Bắc Việt thực sự đă phải sử dụng toàn bộ kho hỏa tiễn SAM và đă bắn hạ được 15 chiếc phóng pháo cơ khổng lồ trong quá tŕnh này. Họ đă  bắn cạn hết cả phi đạn trước khi Hoa Kỳ hết phi hành đoàn và máy bay. Khi chiến dịch kết thúc vào cuối tháng 12, bọn Cộng sản buộc ḷng phải trở vào bàn hội nghị Paris vào đầu tháng Giêng năm 1973.

Bunny Turley đă bay 24 tiếng đồng hồ, qua hai lần chuyển máy bay, từ phi trường quốc tế Los Angeles đến Việt Nam để được ăn lễ Giáng Sinh với chồng. Giống như lần trước họ đă từng làm vào năm 1959 trước khi Đại úy Gerry Turley rời nước để đến phục vụ tại Okinawa một năm, và cũng là lần cuối cả hai có được một kỳ nghỉ chung với nhau, bố mẹ của Bunny đă từ San Diego lên trông nom bốn đứa trẻ của Turley (cô gái đầu ḷng Anne hiện đang sống với chồng tại Wisconsin). Giữa cơn binh lửa, Sài G̣n quả là một nơi kỳ lạ để hưởng một kỳ trăng mật lần thứ hai.

"Nghỉ ngơi & dưỡng sức đảo ngược" là một chương tŕnh mà Trung tá Turley t́nh cờ biết đến vài tháng trước đó. Gerry gặp anh bạn sĩ quan Hải quân tại Sài G̣n, anh này đă từng đưa vợ qua chơi và cho Gerry biết chuyện đó. Vào thời điểm muộn màng này của cuộc chiến với số lượng người Mỹ tại Việt Nam đang giảm đi nhanh chóng, không có nhiều phụ nữ biết lợi dụng cơ hội này và cũng không phải bà vợ nào cũng có dịp may đó.

Vào mùa Giáng Sinh 1972 mặc dù chiến dịch Linebacker II đă bắt đầu rồi nhưng Gerry tin tưởng là vẫn c̣n an toàn để Bunny đến thăm anh tại Sài G̣n. Nàng đồng ư ngay. Bunny Turley thật xứng đôi vừa lứa với chồng trên mọi phương diện, hợp từng chút một với tính thích phiêu lưu mạo hiểm và sẵn sàng t́m ṭi những điều mới lạ. Đây là chuyến đi đầu tiên ra khỏi Hoa Kỳ và nàng hết sức nóng ruột để quan sát tất cả những ǵ có thể thấy được về cái nơi mà chồng nàng, quá nhiều bạn bè và toàn đất nước đă đầu tư biết bao nhiêu xương máu cùng mồ hôi nước mắt trong đó.

Gerry ra đón Bunny tại phi cảng và đưa vợ về cái thủ đô muôn đời sống động. Anh làm nhiệm vụ hướng dẫn du lịch trong khi họ lái xe qua trung tâm thành phố. Sài G̣n vẫn luôn luôn là Sài G̣n, vẫn mang cái vẻ đẹp của Ḥn Ngọc Viễn Đông. Bunny mê mẩn trước thói quen buôn bán hối hả và nhộn nhịp của người Việt Nam lúc nào cũng bị cuốn hút vào cuộc sống chung quanh họ.

Từ phi trường Tân Sơn Nhứt, Gerry cho xe chạy ṿng thêm một khúc đường trước khi về chỗ ở tại khách sạn Brinks để vợ có thể cảm thấy rơ hơn về đường phố Sài G̣n. Nằm bên cạnh khách sạn Continental cổ kính xây dựng từ cuối thế kỷ 19 và ṭa nhà Quốc Hội tại trung tâm Sài G̣n, khách sạn Brinks tương đối là một chỗ trú ngụ an toàn cho các sĩ quan quân đội Hoa Kỳ và những người làm việc trong các ngành khác của chính phủ Mỹ. Lúc Bunny chưa đến th́ Gerry ở chung pḥng với một người bạn làm việc cho CIA. Anh ta đă ân cần nhường lại chỗ cho Bunny.

 

ĐÊM ĐẦU TIÊN TẠI SÀI G̉N

 

Sau khi đoàn tụ lại với nhau và lưu ư đến t́nh trạng giờ giấc khác biệt của Bunny, cặp vợ chồng hạnh phúc đi ngủ trước nửa đêm. Cả hai đang ch́m trong giấc nồng th́ Gerry tỉnh giấc khi nghe những tiếng động giống như đang có pháo kích từ phía xa. Những chuyện này chẳng xa lạ ǵ đối với anh. Gerry có thể phân biệt được từ xa giữa tiếng đại bác bắn đi và tiếng đạn pháo rớt xuống phát nổ; cũng như sự khác biệt giữa vũ khí Liên Xô và Hoa Kỳ. Anh ngồi bật dậy và đặt chân xuống sàn bên cạnh giường, tay bưng đầu lắng nghe. Bunny vẫn c̣n đang ngủ. Trực giác cô đọng của một chiến binh chợt thoáng đến với Gerry và tràn vào trong pḥng.

Đột nhiên trong ṿng hai hay ba giây đồng hồ, toàn bộ đêm Sài G̣n biến thành ban ngày. Bóng đêm đă bị xóa nḥa bởi một ánh sáng chói chang tựa như mặt trời giữa trưa. Nó giống như ai đó đă bật một cái công-tắc khổng lồ rồi lại tắt đi ngay tức khắc. Vài giây tiếp theo luồng ánh sáng là cái âm thanh ầm ầm cực lớn của vụ nổ, nguyên nhân gây ra hiện tượng ánh nắng ban ngày. Gerry đoán biết chuyện ǵ sắp xẩy ra và anh hoàn toàn đúng. Một luồng sức ép mạnh chưa từng thấy bao giờ từ xa tuôn vào pḥng. Bunny vẫn ngủ ngon lành.

Mặt kính chấn song cửa sổ căn pḥng bị vỡ tan tành bởi cơn chấn động như cuồng phong cực mạnh kéo dài chưa đầy một giây đồng hồ. Nếu Gerry đang đứng nh́n ra ngoài thay v́ cúi thấp người che đầu th́ có lẽ anh đă bị những mảnh vụn kính bay khắp pḥng bắn vào mặt và thân thể rồi.

May mắn là máy điều ḥa không khí vẫn c̣n chạy và Bunny th́ trùm ḿnh trong chăn. Do đó những mảnh kính bay ngang qua hay rớt xuống giường đều vô hại cho nàng cũng như cho ông chồng. Cánh cửa pḥng ngủ dẫn ra hành lang cũng bị  mở thốc ra bởi luồng chấn động. Gerry chết lặng người. Cuối cùng th́ Bunny cũng tỉnh giấc, giọng c̣n ngái ngủ: "Cái ǵ vậy? Em tưởng chuyện này xảy ra hoài chứ?" Sau đó nàng quay người lại và cố dỗ giấc ngủ lại trước khi ông chồng bắt đầu kể lại chuyện ǵ đă xẩy ra.

Chẳng bao lâu th́ họ được biết là một trái đạn pháo kích của địch đă t́nh cờ rớt vào trong một kho đạn khá lớn ở Biên Ḥa, có lẽ cách xa vào khoảng từ tám đến mười dặm khiến hàng ngàn tấn đạn dược trong cả kho đồng loạt phát nổ. Đó là một vụ nổ lớn nhất từ trước đến nay và đă làm rung chuyển cả Sài G̣n và vùng phụ cận. Tuy vậy, với thái độ của một người vợ TQLC thứ thiệt, Bunny Turley vẫn có thể ngủ một cách ngon lành qua đêm hôm đó.

Chuyến đi Việt Nam của Bunny Turley không hẳn là một kỳ nghỉ đối với chồng. Mặc dù được phép nghỉ ngơi đôi chút nhưng Gerry vẫn phải làm việc vài giờ hầu như mỗi ngày. Tuy nhiên Bunny Turley là một người náo động như ḥn đá cuội lăn tứ tung. Trong nhiều ngày, nàng đi chơi chỗ nọ chỗ kia với vợ của một sĩ quan Hoa Kỳ khác cũng đồn trú tại đó. Họ bỏ thời gian đi thăm viếng cô nhi viện, và thường th́ ngay sau khi bước vào, họ được người ta trao cho những em bé sơ sinh để cho bú sữa và chăm sóc giống như nhiệm vụ của các bà mẹ vậy. Cũng có một ngày Bunny thả bộ một ḿnh quanh Sài G̣n để t́m hiểu người dân, xem các thắng cảnh, hít thở hương vị đường xá và mua sắm những thứ khác thường. Chỉ lúc nàng về lại th́ ông chồng mới sửng sốt khi biết vợ đă đi vào một khu chợ buôn đồ lậu bị cấm. Dù có thực sự bị nguy hiểm hay không nhưng chưa lúc nào Bunny cảm thấy bất ổn cả và những người dân Việt Nam nàng gặp lúc đó đều tỏ ra rất ưu ái đối với một phụ nữ bé nhỏ người Mỹ mắt sáng ngời lúc nào cũng nở nụ cười khiến mọi người đều trở thành thân thiện cả.

Bunny và Gerry dắt nhau đi dự buổi văn nghệ cuối cùng nhân dịp Giáng Sinh của Bob Hope tại Việt Nam. Đoàn của Bob Hope lúc nào cũng có một đám phụ nữ  trẻ trung và quyến rũ đi theo. Thời gian họ ở bên nhau hết sức hoàn hảo, và có lẽ được trọn vẹn hơn nhờ sự kiện là họ đang ở một nơi rất kỳ lạ vào một thời điểm bất thường. Họ nhớ lũ trẻ con nhưng vẫn trân quư những hoàn cảnh đặc biệt lúc này đang được hưởng.

Thời gian Bunny ở Sài G̣n được kéo dài thêm vài ngày bởi nỗ lực tiếp tục rút các nhân sự Hoa Kỳ về nước. Bunny bị buộc hoăn chuyến bay rời Việt Nam nhiều lần do phải nhường chỗ cho các quân nhân hồi hương, nhưng cả hai chẳng người nào phàn nàn cả. Cặp uyên ương mặn nồng tiếp tục hưởng thụ nốt quăng thời gian được thêm bên nhau.

Trung tá và bà Gerry Turley cố gắng cùng nhau chất chứa thật nhiều niềm vui và kỷ niệm, ngoài chuyện tấn công tại Biên Ḥa ra, vào trong cái quăng thời gian quá ngắn nhưng hạnh phúc tại Sài G̣n. Đối với Bunny, đây là một chu kỳ nhiệm vụ thành công và mượn lời tuyên bố nổi tiếng của Bob Hope, nàng đă có thể thốt lên rằng: "Xin cảm ơn các kỷ niệm."

 

TỔNG KẾT NĂM 1972

 

Có một vài con số khả quan cho Hoa Kỳ khi năm 1972 chấm dứt. Trong toàn năm, tổng cộng số lượng người Mỹ bị thiệt mạng tại Việt Nam là 300 người, con số thấp nhất kể từ 1964. Đến tháng 12 năm 1972 chỉ c̣n lại không đầy 30 chục ngàn người Mỹ c̣n ở Việt Nam, hầu hết đóng vai tṛ dịch vụ và yểm trợ. Đối với người Việt Nam, điều tốt nhất mà các tay chỉ trích Hoa Kỳ có thể tuyên bố là số lượng tử vong chắc chắn đă được "Việt Nam Hóa" rồi.  Gần 40 ngàn binh sĩ của các lực lượng VNCH đă bị thiệt mạng ngoài chiến trường trong năm 1972, con số lớn nhất so với tất cả các năm từ trước đến nay.T́nh báo Đồng minh ước tính là địch bị giết hơn một trăm ngàn binh lính, hầu hết trong đợt mưu toan xâm lược "Nguyễn Huệ." Không hề có con số chính xác về số lượng người dân nạn nhân chiến cuộc bị giết hay trốn chạy chiến tranh do hậu quả chiến dịch của địch.

Trong khi Bunny và Gerry Turley đang hưởng quăng thời gian ngắn ngủi hạnh phúc tại Sài G̣n th́ trong một bối cảnh rộng lớn hơn, các cuộc thương thuyết nghiêm chỉnh đang thành h́nh. Trong những năm tiếp theo có thể sẽ có những lời biện minh và phản biện về hiệu quả của chiến dịch 12 ngày đêm không tập mà Hoa Kỳ đă thực hiện vào tháng 12 năm 1972. Nhiều người có thể cho rằng đó là một hành động nhằm chứng tỏ cho Tổng thống Thiệu thấy là Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ ông ta trong trường hợp có những vụ vi phạm hiệp ước, điều mà Tổng thống Nixon đă và sẽ tiếp tục hứa. Nhiều người khác th́ tin rằng chiến dịch đó gần như đă bẻ găy ư chí của Cộng sản Bắc Việt và đáng lẽ nên tiếp tục cùng với sự đ̣i hỏi Cộng sản phải nhượng bộ thêm nữa. Những người ồn ào chỉ trích nhất th́ cho rằng các hành động đó hết sức dă man vô nhân đạo và đánh giá là kết quả duy nhất là đă giết hại dân vô tội. Trong bất cứ t́nh huống nào th́ Cộng sản đă phải bằng ḷng ngồi lại vào bàn hội nghị Paris vào đầu tháng Giêng 1973.

 

"HIỆP ĐỊNH CHẤM DỨT CHIẾN TRANH VÀ TÁI LẬP H̉A B̀NH TẠI VIỆT NAM"

 

Những điều khoản và điều kiện của cuộc đàm phán cuối cùng được chấp thuận vào tháng Giêng 1973 trên nguyên tắc không khác ǵ mấy so với những ǵ đă thỏa thuận vào tháng 10 năm 1972. Văn kiện chính thức rườm rà được phác thảo tỉ mỉ với mục đích nêu lên mọi khía cạnh và bảo đảm một nền ḥa b́nh có ư nghĩa và khả thi. Đương nhiên là thỏa hiệp này sẽ được Cộng sản và giới truyền thông sử dụng để đo lường hay giới hạn phản ứng của Hoa Kỳ.

Hiệp ước kêu gọi một sự chấm dứt toàn diện t́nh trạng chiến tranh trên khắp Việt Nam bắt đầu vào lúc 0 giờ GMT ngày 27/01/1973 (tức 8 giờ sáng ngày 28 tại Việt Nam). Hoa Kỳ đồng ư ngưng tất cả các hoạt động quân sự trên toàn lănh thổ Việt Nam cũng như bắt đầu tháo gỡ và vô hiệu hóa tất cả các quả ḿn đă thả trong các hải cảng miền Bắc và hệ thống sông ng̣i. Các hành động gây hấn trên bộ, ngoài biển và trên không đều bị cấm. Sẽ không có hành vi khủng bố hay trả thù.  Hoa Kỳ đồng ư triệt thoái hết lực lượng trong ṿng 60 ngày, ngoại trừ một số rất nhỏ nhân sự cho an ninh và tiếp vận. Tù binh chiến tranh Hoa Kỳ sẽ được thả về cấp kỳ.

Cả hai phe Việt Nam được quyền nhận tiếp liệu cho các quân dụng họ đang có sẵn. Trên thực tế không có một cơ chế nào để đo lường đúng những ǵ Bắc Việt đang có. Trong khi đó th́ VNCH được tiếp vận thông qua sự đồng ư của Quốc hội Hoa Kỳ nên vấn đề theo dơi các đồ tiếp liệu gởi đi hay không gởi đi đă trở thành thông tin mà ai cũng biết.

Để giám sát và thực thi thỏa hiệp ngưng bắn, một sự sắp xếp chắp vá theo dạng Byzantine đă được h́nh thành với nhiều ủy ban. Thứ nhất là Ủy Ban Quân Sự Bốn Bên (Four-Party Military Commission). Ủy ban này bao gồm đại diện của Bắc Việt và Việt Cộng ở một phía; c̣n VNCH và Hoa Kỳ ở phía bên kia. Một ủy ban nữa gọi là Ủy Hội Quốc tế Kiểm Soát và Giám Sát (International Commission of Control and Supervision ICCS) có nhiệm vụ thực thi và giám sát sự chuyển tiếp qua ḥa b́nh. Hai trong số các thành viên tham dự thuộc khối Cộng sản và hai thành viên kia thuộc thế giới Tự do. Bốn thành viên đầu tiên gồm Hungary và Ba Lan, Canada và Indonesia.

Người Mỹ giờ đây đă có thể rời khỏi Việt Nam dưới cái "ô dù" của một hiệp định đạt được một cách khó khăn này. Vào ngày 23/01/1973 Tổng thống Nixon tuyên bố "Ḥa B́nh trong Danh Dự" trong một bài phát biểu trên truyền h́nh cho toàn thế giới. Điều hiển nhiên là không bao lâu sau, không những đă không có ḥa b́nh mà cũng chắc chắn chẳng thấy danh dự ở đâu cả.

 

Turley ở mạn Bắc trong ngày ngưng bắn

Quận Hương Điền nằm ven biển nơi đặt Bộ chỉ huy tiền phương của Sư đoàn TQLC Việt Nam, vào khoảng 55 cây số phía Nam vùng phi-quân-sự và 20 cây số hướng Đông Bắc Huế.

Ngày 28/01/1973

7 giờ 45 giờ địa phương

 

Chỉ c̣n 15 phút nữa trước khi cuộc ngưng bắn mà mọi người đă quảng cáo ồn ào, tức cái mà Tổng thống Nixon diễn tả như là "Ḥa B́nh trong Danh Dự," bắt đầu có hiệu lực. Quân xâm lược Bắc Việt và VNCH tiếp tục tranh nhau để kiểm soát càng nhiều lănh thổ càng tốt trước khi phải chấm dứt các hoạt động quân sự. Người ta ước tính là Cộng sản kiểm soát từ 15 đến 20% diện tích trên bản đồ của quốc gia và gần 15% dân số, cùng với khoảng 145.000 quân nằm lại ở phía Nam. Quân đội VNCH không có mặt tại miền Bắc. Chẳng có một người dân VNCH nào có trí khôn mà  lại trông chờ bọn Cộng sản sẽ tôn trọng một hiệp định kư tại Paris hay bất cứ nơi nào đi chăng nữa.

Tính khôi hài cố hữu của Trung tá Turley vẫn chưa bị mất đi. Ngoài khơi, nằm trong tầm tác xạ, c̣n hai ba chiếc khu trục hạm Hoa Kỳ đang chờ lệnh cuối cùng để bắn. Cho tới buổi tối hôm trước, những chiến hạm này đă bắn tổng cộng 1.300 quả đạn mỗi ngày. Phần lớn hạm đội đă rút ra ngoài khơi, hướng về vịnh Subic tại Philippines để các thủy thủ trẻ có thể vui vầy với những thứ mà thanh niên vẫn thích rồi.

Trong những chiếc c̣n lại có chiến hạm USS Turney Joy (DD-951). Trong khi hầu hết người Mỹ có thể đă quên nhưng Turley và tất cả những người có mặt đều c̣n nhớ. Turner Joy là một trong hai chiến hạm có liên quan đến biến cố đầy tranh căi trong tháng 8/1964 tại vịnh Bắc Bộ, cái hành động đă thúc đẩy mạnh mẽ sự dính líu toàn diện của Hoa Kỳ vào Việt Nam.

Với tư cách hiện tại, không ít th́ nhiều, đặc quyền của Turley là có thể gọi lệnh bắn hải pháo lần cuối trước khi thỏa hiệp ngưng bắn có hiệu lực. Turley nghĩ rằng cũng hợp lư thôi nếu chiếc Turney đă có mặt để khởi sự mọi chuyện th́ nó phải là chiếc cuối cùng đứng ra "dọn dẹp." Do đó khi Turley gọi các chiến hạm, anh đặc biệt yêu cầu chiếc Turney bắn đi những quả hải pháo cuối cùng. Chiếc này đă thi hành mệnh lệnh mà không tranh căi ǵ cả.

Sáng hôm sau Trung tá Turley thấy ḿnh đang đơn độc  với Chuẩn tướng Bùi Thế Lân, Tư lệnh của binh chủng TQLC Việt Nam. Sự im lặng và thiếu vắng hoàn toàn tiếng trọng pháo bắn qua bắn lại tạo ra một cảm giác khác thường đến độ gây bối rối. Đồng thời Gerry cũng nhận thấy, giống như cái ngày trước khi Cộng sản tung ra cuộc tổng công kích Mùa Hè Đỏ Lửa khi anh bay cùng với Thiếu tá Jim Joy, mọi sinh hoạt thường ngày diễn ra chung quanh anh giống như không có chiến tranh vậy. Sự kiên tŕ và khả năng chịu đựng của người Việt Nam tiếp tục làm anh ngạc nhiên.

Hai người thả bộ xuyên qua một ngôi làng nhỏ mà người dân, giống như những cư dân trong vô số các làng khác khắp tỉnh Quảng Trị và các khu vực bị chiến tranh tàn phá, đang cố vươn lên để trở lại sinh hoạt b́nh thường. Hai vị chiến binh cao cấp đi thong thả không có mục đích hay điểm hẹn nào cả mà chỉ muốn chuyện tṛ với nhau như hai người bạn kết thân với nhau từ nhiều tháng qua. Gerry cảm thấy một niềm kính nể sâu đậm và chân thành đối với một con người mà gánh nặng của cả thế giới đang đè nặng lên vai. Theo kinh nghiệm lâu năm của Turley, rất ít người nào có đủ khả năng và niềm say mê để thực hiện cái công việc c̣n lại, giờ đây người Mỹ đă bỏ đi.

Đối với người Mỹ, tức là các cố vấn sắp sửa ra đi, không khí nói chung là sôi nổi và lạc quan. Cuộc chiến của họ đă chấm dứt. Nếu họ có bị mất mạng trong lúc này th́ chỉ v́ lỗi lầm mà ra. Họ đang trên đường về nhà, rời xa cái mạn Bắc tỉnh Quảng Trị này. Sẽ không có quân Bắc Việt tại California, Virginia, Iowa hay Texas. Mặc dù có nhiều ngựi chống đối chiến tranh hoặc cả gan thốt những lời thậm tệ đối với họ nhưng không ai muốn giết hay xâm chiếm xứ họ cả. Lệnh ngưng bắn, nay đă có hiệu lực, trên thực tế cho phép quân xâm lược được giữ lại phần lănh thổ phía Bắc của tỉnh Quảng trị giáp ranh với khu phi-quân-sự và Lào, cũng như một số vùng khác của VNCH. Có khi nào người Mỹ nhường lại một phần của Minnesota cho Canada hay San Diego cho Mexico hay không? Thật là một viên thuốc đắng, vô cùng cay đắng cho viên Tư lệnh và các TQLC của ông phải nuốt vào.

Người Mỹ đă chiến đấu gian khổ và hi sinh nhiều hơn là phần lớn người Việt Nam yêu chuộng tự do có thể mong đợi. Cuộc chiến họ đă tạo ra giờ đây không thuộc về họ nữa, mặc dù có thể họ sẽ măi măi bị tổn thương bởi nhiệm vụ này. Đối với các sĩ quan TQLC Hoa Kỳ hiện diện th́ sẽ có những bổn phận khác, các trách nhiệm mới trên các vùng khác của thế giới; các thứ phục vụ cho châm ngôn "trên mọi phong thổ và địa điểm," sẽ có những công việc khiến họ thăng tiến, sửa soạn cho họ để nhận lănh những trách nhiệm nặng nề hơn và quyền chỉ huy cao hơn, có thời gian cho gia đ́nh và các kỳ nghỉ phép dài hạn, có các chuyến đi chơi Disneyland hay Grand Canyon. Nhưng đối với người Việt Nam th́ hoàn toàn khác hẳn.

Không cần phải là tư lệnh TQLC để hiểu rằng đối với các binh sĩ TQLC Việt Nam sẽ chỉ măi măi có chiến tranh - lần này không có hỏa lực Hoa Kỳ yểm trợ.

Gerry và viên tư lệnh đi bộ bên nhau, xuyên qua ngôi làng nhỏ xuống một con đường hẹp dẫn đến các thửa ruộng lúa ngút ngàn, và sẽ hướng qua một ngôi làng khác nếu họ tiếp tục đi. Đến cái giới hạn thiên nhiên của cuộc tản bộ, trước khi quay lại chỗ mọi người đang chờ, chính tướng Lân là người đưa ra cái nhận định mạnh mẽ nhất sau khi những lời đùa rỡn duyên dáng đă được trao đổi với nhau. Viên tư lệnh ghi nhận những sự đóng góp của các ngựi bạn Hoa Kỳ ngay từ lúc khởi đầu vào năm 1954.  Quá nhiều sự hi sinh cao thượng. Turley đáp lại bằng cách nêu ra những thành tựu ngày càng tăng của TQLC và thành tích của các chiến sĩ. Họ tiếp tục đi bộ.

Tưóng Lân là một người thực tế; ông hiểu kẻ thù. Ông biết lệnh ngưng bắn chỉ là một tờ giấy lộn với mục đích xoa dịu những người Mỹ nôn nóng muốn thỏa hiệp. Đối với ông họ giống như Neville Chamberlain mà 34 năm về trước đă tuyên bố một cách mạnh dạn nhưng ngây thơ rằng: "Ḥa b́nh trong thời đại của chúng ta." Turley không thể nào không đồng ư được.

Đầu năm 1973, với một dân số vào khoảng 17 triệu người, VNCH đă có hơn một triệu binh sĩ dưới cờ. Và trong hơn một triệu đó có gần 15 ngàn TQLC. Họ có đủ người để tạo ra một sự khác biệt, nhưng chưa đủ để thực hiện tất cả những sự thay đổi. Dù họ có giỏi đến đâu và tiếp tục chiến đấu kiên tŕ như thế nào đi chăng nữa nhưng Lân hiểu rơ những thách đố trước mặt. Cả hai sắp sửa kết thúc cuộc đi bộ th́ viên tướng nói với người bạn bằng một thái độ ḥa nhă, một sự xác nhận thực tế mà không phàn nàn về sự kiện là sẽ không c̣n hải pháo và hỏa lực không quân yểm trợ của Hoa Kỳ nữa: "Ngày hôm nay chúng tôi đă bị chặt mất cánh tay mặt." Ông Lân nói quá đúng và Turley không thể trả lời được. Họ đi bộ về lại khu vực bản doanh của Sư đoàn trong sự im lặng.

Căn cứ theo những điều lệ được thông báo công khai và rộng răi về thỏa hiệp ngưng bắn đă có hiệu lực, các TQLC Hoa Kỳ phải tức khắc rời bỏ chiến trường. Trước khi bay đi, những người khách Mỹ và chủ nhà tụ họp lại với nhau một lần cuối như một nhóm chung. Tướng Lân tặng thưởng huy chương cho tất cả các cố vấn, và đích thân cảm ơn từng người một mỗi lần gắn huy chương cho họ. Cả nhóm đều vui vẻ và thân thiện xen lẫn với một sự trang nghiêm đượm chút u sầu. Cuối ngày hôm đó tất cả các cố vấn, trừ Turley và bốn người nữa, được đưa lên một chiếc C-130 tại Phú Bài để bay về Sài G̣n. Gerry và nhóm nhỏ c̣n lại ở thêm vài ngày nữa và sau đó bay về Nam và cuối cùng về lại nước. Khi toán của Turley ra đi, họ đă đóng cuốn sách lại vĩnh viễn khi viết đoạn cuối của chương cuối cùng của 18 năm binh đoàn TQLC Hoa Kỳ phục vụ cùng người anh em TQLC Việt Nam trong một cuộc chiến mệt mỏi tại Đông Nam Á.