Sống trong cùng môi trường xă hội, có khi ta thờ ơ tới độ không hề biết những người hàng xóm láng giềng của ḿnh ăn ở ra sao, đất nước của họ thế nào, mặc dù chung đụng với nhau hàng chục năm dài. Ư tôi muốn nói tới những sắc dân ngoại quốc nhập cư đang cùng sinh sống trên nước Ḥa Lan, mà tôi cũng là một trong những người này.

Trong hơn 16 triệu cư dân Ḥa Lan, hiện nay (số liệu của Pḥng Thống kê Trung ương CBS, tháng 07/2017) có 3,9 triệu người có cha hoặc mẹ sinh ra ở nước ngoài. Theo thống kê năm 2017, ba sắc dân nhập cư lớn nhất ở Ḥa Lan là Thổ Nhĩ Kỳ (400.000), Maroc (391.000) và Indonesia (364.000). Ghi chú: Đầu năm 2017, số người gốc Việt ở Ḥa Lan là 22.013.

Tại những thành phố lớn, những cộng đồng ngoại quốc đông đảo đă có những khu phố mang sinh hoạt riêng đặc thù của từng sắc dân. Gia đ́nh tôi thường mua thịt ḅ hay rau trái tại các tiệm tạp hóa Maroc v́ đồ tươi và rẻ, người bán thật thà vui vẻ. Tôi hớt tóc tại tiệm Maroc (rất nhiều người Maroc mở tiệm hớt tóc ở Ḥa Lan, rẻ vô cùng). Trong sở, nhân viên cũng có vài người gốc Maroc. Trong suốt tháng Ramadan tôi thường phải châm chế, ngầm cho họ làm việc nhẹ hơn, nhịn đói nhịn khát suốt ngày trong xứ lạnh không phải chuyện dễ làm. Vậy mà cho tới mới đây, tôi vẫn không hề có ư tưởng t́m hiểu đất nước Maroc ra sao. Có lẽ v́ hai lư do: không biết một chữ Ả Rập nào th́ đi du lịch mất vui, và sợ thịt cừu muốn chết.

Thế rồi những năm gần đây, vấn đề người (có gốc) Maroc ở Ḥa Lan đột nhiên nổi cộm. Chủ tịch đảng cực hữu PVV Geert Wilders dây dưa mấy năm nay với vụ kiện về tội kỳ thị sắc dân do bởi ông, trong một buổi vận động tranh cử tại Den Haag (The Hague) năm 2014, đă gián tiếp khích động quần chúng khi ông hỏi “có muốn thành phố bớt lộn xộn, và nếu có thể, bớt người Maroc hay không?”, thế là đám đông ḥ reo: “Bớt! Bớt! Bớt!”. Thực tế, theo thống kê th́ đúng là người gốc Maroc phạm tội h́nh sự nhiều gấp 3 lần sắc dân nhập cư có cùng số lượng là Thổ Nhĩ Kỳ và nhiều gấp bội phần so với dân gốc Indonesia. Những cửa hàng chuyển đổi tiền, bán SIM điện thoại và làm dịch vụ gởi hàng đường thủy bị nghi ngờ là mặt nổi của đường dây buôn lậu và rửa tiền. Cho dù thị trưởng Rotterdam và cựu Thứ trưởng Xă hội, Ahmed Aboutaleb, một người Maroc được nhiều người kính trọng bởi tính cương trực thẳng thắn của ông, đă từng âm thầm cố gắng giải ḥa những xung đột giữa cộng đồng người nhập cư đồng hương của ông với dân bản xứ, nhưng không mang lại bao nhiêu hiệu quả.

Bởi vậy chuyến du lịch này coi như rất muộn màng, dù sao cũng để thỏa tính ṭ ṃ của tôi trước nhất, và sau đó là thử t́m một giải đáp cho câu hỏi v́ sao chỉ sau 50 năm nhập cư (họ tới Ḥa Lan trong thập niên 60 - 70 để t́m việc làm) t́nh trạng lại tệ hại như hiện nay.

Vậy là vợ chồng tôi lên đường, tới…

Casablanca

Sau ba tiếng rưỡi ngang qua 4 quốc gia và băng một khúc biển Đại Tây Dương, phi cơ đáp xuống phi trường Mohamed V của Casablanca. Từ trên cao nh́n xuống, những dăy nhà trắng tinh nổi bật trên màu đất nâu thưa thớt màu xanh cây cỏ, đặc điểm của thành phố (kinh tế và tài chính) lớn nhất Maroc. Casablanca tiếng Tây Ban Nha có nghĩa “nhà trắng”, đó là do từ xưa người ta đă quét vôi trắng toàn thành phố. Tuy nhiên, nguyên thủy tên này là tiếng Bồ Đào Nha – Casa Branca, mang cùng nghĩa, khi Bồ đánh chiếm quốc gia Hồi giáo thuộc triều đại Almohade của dân Berber. Sau Bồ Đào Nha, đế quốc Tây Ban Nha tới đô hộ, và sau đó là với Pháp cùng chia quyền lợi, cho tới khi Maroc tuyên bố độc lập năm 1956. Sự tranh giành ảnh hưởng của các đế quốc cho thấy vị trí quan trọng của thành phố này.

Casablanca cũng là tên một cuốn phim lăng mạn lồng trong lịch sử và văn hóa (thảm kịch tị nạn) nổi tiếng, dựng trong bối cảnh thành phố Casablanca. Phim ra mắt năm 1943 và được coi là một trong 100 phim giá trị nhất trong lịch sử điện ảnh từ xưa tới nay.

Từ khi có phong trào thuyền nhân tị nạn từ Phi châu cố gắng t́m cách vào Âu châu và bị chặn lại trên Đại Tây Dương và tại vùng tự trị Ceuta (giáp Maroc, thuộc Tây Ban Nha) nơi eo biển Gibraltar, số người từ vùng Trung Phi và Đông Phi dồn cục tại Casablanca. Không phương tiện sinh nhai, họ chỉ có cách t́m việc làm mướn công nhật và “hành nghề” ăn xin tại khắp các ngă tư lớn của thành phố, tối ngủ lang thang trên vỉa hè. Đủ thứ tệ nạn phát sinh, thuê trẻ em, làm chúng tàn phế hay giả tàn phế, ăn trộm vặt v.v… H́nh ảnh này làm bộ mặt Casablanca xấu đi rất nhiều, nhất là chúng làm ô uế cảnh đường phố trong giờ tan học có đàn học sinh đồng phục áo trắng tung tăng trên đường.

Với du khách, thành phố này v́ thế không mấy hấp dẫn, ngoài những người thích bộ môn lướt sóng, bởi v́ “nó chẳng có ǵ đặc sắc” ngoại trừ khu hải cảng (lớn nhất Maroc), băi biển với dăy hàng quán ăn, tiệm bán đồ lưu niệm như mọi băi biển nổi tiếng trên thế giới. Và trên một doi đất lớn, ngôi đền vua Hassan II đồ sộ nh́n ra biển là điểm du khách nào lần đầu tới thành phố này cũng phải đến thăm. C̣n những khu buôn bán th́ giống tiệm Tây hơn, chúng ít mang tính đặc thù của Maroc mà là một pha trộn giữa Pháp và Hồi giáo. Khi người Pháp đô hộ Maroc, họ xây một nhà thờ Sacré Cœur lớn tại Casablanca, mang nhiều nét Hồi giáo trong kiến trúc và trang trí mặt tiền. Có hoàng cung, nhưng rủi thay, khi chúng tôi ở đó th́ họ có buổi lễ, cấm vào trong khu.  Du khách không bao giờ được phép vào thăm nội vi hoàng cung, v́ thế không được xem cũng chẳng sao, thời nay vào Google Image lấy h́nh xuống xem, c̣n đẹp hơn tự chụp.

Là một trong những ngôi đền Hồi giáo lớn trên thế giới, nếu kể về diện tích, đền Hassan II lớn thứ 4 (90.000m2). Đền có sức chứa 25.000 người và ngoài sân đủ chỗ cho 80.000 người cầu nguyện. Đặc điểm của đền là du khách không là tín đồ Hồi giáo cũng được vào xem bên trong. V́ là điểm du lịch quốc tế, giá vào cửa tương đối cao (120 dirham = 11 €) mà trong đền không có tượng, tranh… cho du khách nh́n ngắm như trong chùa và nhà thờ.

 

H́nh 2 & 3: Đền Hassan II (phía ngoài và một phần gian cầu nguyện chính)

Đương nhiên, người theo đạo Hồi ngày thường ít tới đây cầu nguyện, v́ nó quá lớn. Vào tới nơi, cầu nguyện xong, đi ra tới đường cái là lại tới giờ cho buổi sau rồi. Nhưng vào mùa chay Ramadan mỗi năm th́ nghe nói là không bao giờ đủ chỗ. Khi đó, chắc chắn là phải đi xe bus tới, bởi v́ chỗ đậu xe xem ra quá nhỏ so với tầm vóc ngôi đền.

Trong đền, kiến trúc vĩ đại và tinh xảo. Những trang trí trên tường, trên nóc đều bằng gỗ tùng (ceder). Đặc điểm của những đền Hồi giáo là sự đơn giản mà cân đối vô cùng, đối xứng trong tất cả những chạm khắc trên tường và trên trần. Có những tấm khắc có 4 trục đối xứng, có tấm tới 8. Những chuyên viên trang trí cung điện Trung Hoa nh́n thấy chắc cũng chào thua. Nh́n những nét chạm khắc tỉ mỉ, khó có thể tưởng tượng cả ngôi đền vĩ đại đă được hoàn thành trong ṿng có 6 năm (1987 - 1993) theo lệnh vua Hassan II sau khi tiên vương Mohamed V băng hà. Vua Hassan II khi đó đă triệu tập tất cả thợ khéo trong toàn quốc để dựng nên ngôi đền lớn nhất, nh́n ra Đại Tây Dương. Minaret của ngôi đền hiện nay vẫn chiếm hàng đầu thế giới về độ cao trên mặt đất (200m), đó là chưa kể phần ngầm sâu dưới đất. Hồi giáo quan niệm những ǵ quư giá th́ phải nằm trong ḷng, đó là lư do v́ sao có phần ngầm này. Tấm thảm lót sàn trong ngôi đền cũng là một kỳ công, hàng ngàn miếng nối với nhau khéo tuyệt vời, không thấy mối ráp. Những phần không lót thảm để lộ nền là đá cẩm thạch bóng lộn, ánh đèn trên trần chiếu xuống ở xa trông như mặt nước có gợn sóng. Xem những chi tiết tinh xảo th́ thấy rơ ràng sự tôn kính những thợ xây cất đă dành cho đấng Allah và cho nhà vua, là đại diện.

Phía ngoài, nơi những bậc cấp dẫn vào khuôn viên đền có hai ṭa tháp cao trấn hai bên, một bên là viện bảo tàng, bên kia là thư viện. Nếu muốn xem tường tận cả khu và ngắm cảnh biển hùng vĩ, một ngày chắc mới đủ.

Trong tầng dưới đất, ngoài những văn pḥng điều hành, c̣n có một khu nhà vệ sinh rất rộng, khá khang trang; và khu pḥng tắm (hammam) có cả những bồn rửa mặt bằng đá quư. Không hiểu nơi đây họ chia nam nữ ra sao, hay là không có phân chia giới tính. Mỗi người, nam cũng như nữ, tự động xách xô nước nhỏ vào pḥng (nhớ dùng tay trái nhé, v́ tay phải là tay bốc đồ ăn, không được để ô uế).

Trong khi đó, pḥng cầu nguyện lại được chia rơ ràng. Đàn ông tầng dưới, lơ lửng bên trên có hai gác treo rộng hai bên dành riêng cho quư bà, mỗi bên chứa được cả vài ngàn người. Nam giới tuyệt đối không được bước vào thế giới này.

Vua Hassan II, kế vị vua Mohamed V (vua đầu tiên của nước Maroc độc lập) là một vị vua có nhiều cải cách xă hội. Nhà vua tiên liệu được những chuyển biến của thế giới, thấy được những vấn nạn xă hội của Maroc trong khi có ước muốn là Maroc trong tương lai phải là một quốc gia dẫn đầu Phi châu, cho nên đă đề ra nhiều chương tŕnh cải cách. Một trong những cải cách nền tảng là các bảng tên cơ quan, chỉ dẫn tại công sở v.v… được ghi bằng ba thứ tiếng: Ả Rập, Pháp và thổ ngữ Berber (mới được công nhận là một ngôn ngữ chính thức năm 2011) giúp cho việc tiếp cận với thế giới Âu Mỹ được dễ hơn. Đổi lại, nhiều con đường, dinh thự, cơ sở được vinh dự mang tên Hassan II. Nghĩ lại, thấy số phận các nền cộng ḥa của Nam VN hẩm hiu. Những nhân vật lănh đạo bị nguyền rủa nhiều hơn khen tặng, và chẳng có con đường nào được mang tên của họ!

Trước khi cho thực hiện công tŕnh xây đền Hassan II, nhà vua Hassan đă cho xây ở thủ đô Rabat một lăng cho hoàng gia, mang tên vị tiên vương (lăng Mohamed V). Muốn xem, chúng ta phải ngồi xe một tiếng đồng hồ lên phía bắc, theo con đường xa lộ huyết mạch A1 (xa lộ này dài tổng cộng gần 600km chạy dọc suốt bờ biển từ Nam chí Bắc). Gọi là xa lộ, nhưng cũng như những xa lộ khác ở Maroc, cặp theo đường thường là một con đường đất nện dành cho xe gắn máy và xe lừa. Đúng như tên, rời khỏi Casablanca là phố xá chỉ c̣n toàn một màu đất đỏ nâu, kiến trúc thường là h́nh hộp kiểu nhà tiền chế, chán ngắt.

Rabat

Khác Casablanca với kiến trúc mang vẻ Tây Ban Nha và Pháp của thế kỷ 20, thủ đô Rabat có nét cổ kính hơn. Tại Rabat khi xưa (thế kỷ 12) có một chiến lũy cho quân cướp Berber xuất binh đánh phá vùng Tây nam Âu châu, sau được tu bổ lại thành khu thành cổ Udayas có tường cao bằng đất nện bao quanh. Tường đất nện có nhược điểm là phải có nhiều lỗ thông hơi giúp cho tường “thở”, không nứt, nhưng khi mưa th́ dễ bị sụt lở. Những lỗ này là nơi làm tổ lư tưởng của chim chóc. Dân Maroc khi xưa chẳng có phương tiện xây cất nào rẻ tiền và dễ thực hiện như tường đất nện. Nhà dân chúng hiện nay ở những làng xa xôi vẫn c̣n giữ kiểu kiến trúc này, đơn giản như nhà tranh vách đất ở Việt Nam. Nhà nào có con cái đi làm ở ngoại quốc th́ họ gởi tiền về để xây nhà xi măng, bê tông bền chắc hơn.

Từ Rabat, nh́n qua bờ sông phía bắc, mờ mờ, là Salé, cũng là một nơi có thời cướp tung hoành. Salé bắt nguồn từ chữ “muối”, vốn là một món hàng quí để trao đổi trong mua bán, từ đó mới có từ ngữ salaire hay salary có nghĩa là tiền lương. Muối giờ đây chỉ có trị giá vài chục cent một kí lô, Salé chỉ c̣n cái tên và một quá khứ huy hoàng lẫn kinh hoàng. Và một nghĩa trang thành phố khổng lồ tại Rabat, nơi hàng triệu người sắp lớp như cá hộp, yên nghỉ trong tư thế nằm nghiêng, mặt quay về hướng Mecca. Tại nhiều khách sạn, trong pḥng có dán sticker với mũi tên chỉ cho biết hướng nào là Mecca để khách trọ biết đường mà cầu nguyện. Trong nhà th́ tivi có ăng ten chảo lại quay mặt răm rắp về chiều nghịch lại, v́ vệ tinh phát sóng nằm phía đó.

Nh́n phố xá, tôi chợt nghĩ giả sử như Việt Nam, sau khi Pháp trao trả độc lập cho Quốc Gia Việt Nam, nếu sau đó không có những chuyện lộn xộn đưa đến sự nhúng tay của Hoa Kỳ với viện trợ kinh tế dồi dào nhằm thắng điểm nhân tâm đối với phía cộng sản, th́ Việt Nam Cộng Ḥa ngày nay sẽ tương tự Maroc chăng? Những điểm nhỏ nhặt ghi nhận dọc đường gợi cho tôi quay lùi kư ức lại vài chục năm. Hàng quán trong chợ bán những cục kẹo lẻ cho trẻ em đựng trong lọ thủy tinh. Những vật dụng trong nhà bằng đồng, bằng kẽm thô sơ, ít có đồ plastic. Cửa nẻo trông phức tạp nhưng thực ra khá đơn giản, chỉ dựa trên vài mẫu mă. Tay nắm cửa pḥng của tất cả những khách sạn chúng tôi trọ – cho dù 4 sao, đều xệu xạo. Những cây xăng khắp nơi, giá tiền không chênh lệch bao nhiêu chứng tỏ người ta thường không đổ đầy b́nh (ít tiền?), đặc biệt rất nhiều cây xăng có dựng hai cái chái bên cạnh, bảng vàng chữ đỏ: “Rửa xe - Vô dầu mỡ” (Lavage - Graissage) y như Việt Nam khi xưa, mặc dù họa hiếm mới thấy một chiếc xe cũ kỹ nằm trong đó. Xe gắn máy kiểu mobylette và xe Honda dame tả tơi vẫn chạy ngoài đường. Rất hiếm thấy thùng rác công cộng, mà có th́ chắc cũng chỉ là vật trang trí, chúng móp méo, c̣n rác rưởi vất tràn lan khắp nơi. Và giống Việt Nam nhất: đừng bao giờ tin lời hứa hẹn công việc sẽ xong ngày đó. Nhiều thứ thấy làm như tùy hứng, uể oải. Nhân viên tại trạm kiểm soát thông hành ở phi trường như rùa. Vậy mà dân Maroc tự hào nước họ là một trong những quốc gia hàng đầu của Phi châu!

Lăng Mohamed V nằm trên khoảng đất rộng, đối diện với tháp Hassan. Tháp này – là một phần của ngôi đền Hồi giáo cùng tên – được khởi công từ cuối thế kỷ 12 theo lệnh của vị tiểu vương thứ ba của nhà nước Hồi giáo Almohade, với chủ đích làm một ngôi đền có minaret cao nhất thế giới. Rủi thay, năm 1199 vị tiểu vương băng hà, thế là ngọn tháp xây dở cùng với hơn 200 cột đá dự định làm trụ cho ngôi đền cũng bị bỏ phế luôn, cái cao cái thấp. Hơn 800 năm trôi qua, chẳng ai thấy chướng mắt, ngay cả khi vua Hassan II cho dựng ngôi lăng đồ sộ nguy nga bên cạnh cũng không bận tâm cho chỉnh trang lại. Đó là một thí dụ về tính “thích th́ làm, không thích th́ thôi” của dân Maroc. V́ mục đích du lịch, phế tích tháp Hassan hiện nay vẫn được tu bổ, giữ nguyên trạng là một ṭa tháp, một khúc tường thành và một băi cột nhấp nhô.

Cũng như lăng của các vị chúa tể khác trên thế giới, lăng Mohamed V là một kiến trúc đồ sộ, vuông vức, bốn bề giống nhau. Phía ngoài có lính canh cưỡi ngựa cầm thương, đổi phiên gác mỗi giờ. Du khách chỉ được nh́n từ hành lang phía trên xuống ba ngôi mộ đá (may mắn là họ c̣n cho phép vào trong): giữa là tiên vương Mohamed V, phía sau là mộ vua Hassan II và mộ hoàng tử – em vua Hassan II. Cuối pḥng là một tấm thảm lông, trên để quyển kinh Koran khổng lồ, là nơi khi có vương lễ sẽ có một imam ngồi đó đọc kinh cho một vị vương nào đó ngồi trên tấm thảm đỏ trải kế bên nghe.

 

H́nh 4 & 5: Lăng Mohamed V (trái) và tháp Hassan (phải)

Trong sách du lịch ghi lăng này do một kiến trúc sư người Việt, khi đó là bạn với vua Hassan II vẽ kiểu và cai quản xây cất (có lẽ họ quen nhau khi vua Hassan II học tại trường đại học ở Bordeaux chăng?). Hỏi hướng dẫn viên địa phương, ông ta nói tên ông kiến trúc sư này là Tuan Vu (Vũ Tuân?). Hai câu hỏi này để cho quư vị nào thích nghiên cứu cổ sử thử t́m lời giải. Dù sao, nghe được một tên Việt Nam, cho dù ở xứ mà ta xưa nay cho là mọi rợ, cũng thấy khoái chí, mấy người có được vinh hạnh được một vị vua nước ngoài trọng vọng như thế. Sau chuyến đi, t́nh cờ tôi được một vị đàn anh vào thập niên '60 có liên hệ nhiều với đám quần thần của vua Hassan II cho biết là nhà vua trọng dụng nhiều người Việt Nam. Một trong số những ngự y cũng là người Việt. Ngoài lư do Việt Nam khi đó được coi là một nước tiến bộ, c̣n có điểm là vua Hassan rất đề pḥng những người Hồi giáo có học, v́ có thể họ bí mật ủng hộ Ben Barka, thủ lănh đảng tả UNFP có khuynh hướng cộng sản và bài phong kiến, sẽ t́m cách ám sát nhà vua khi đă vào được hàng ngũ cận thần.

Nếu tới Maroc vào tháng 5, du khách có thể dự tuần lễ liên hoan âm nhạc Mawazine – lớn thứ 2 thế giới – do vua Mohamed VI đích thân mời những danh tài đến tŕnh diễn trong những show nhạc qui tụ tới hơn 150.000 người tham dự (năm 2017 có Charles Aznavour, Rod Stewart, rapper người Pháp Booba v.v…). Về âm nhạc, có điểm cần nêu là trên tivi, rất ít nữ ca sĩ xuất hiện với khăn trùm đầu, ngay cả khi họ mặc Kaftan (y phục Hồi giáo của phụ nữ. Djellaba là y phục cho nam giới, may rộng hơn và có mũ trùm đầu).

Nhưng giờ đây, tháng 11, ngoài thăm khu đền này và đi phất phơ bên ngoài ṿng hoàng cung, nơi cư ngụ của vua Mohamed VI hiện nay, th́ chỉ c̣n kasbah (khu phố bên trong thành cổ) với những con ngơ nhỏ hẹp, và chợ souk, nhưng hai nơi này cũng không có ǵ đáng ghi nhận. Ngày chúng tôi đến Rabat cũng là ngày cầu đảo, đă nhiều tuần không có giọt mưa nào rơi xuống. Người ta ngồi, quỳ mọp trước đền hay ngay ngoài đường. Đây đó có những vị imam thuyết giảng ngoài trời, những bài giảng này có chủ đề sẵn, được vị giáo chủ tối cao định đoạt và truyền xuống cấp dưới. Có lẽ ḷng thành thấu đến đấng Allah, cho nên 6 ngày sau một trận mưa tầm tă kéo dài cả đêm cho tới gần trưa hôm sau, suốt hơn nửa nước được tắm mát, sáng ra thấy cây cỏ xanh tươi hẳn lên. Những chuyện nhỏ nhặt như vậy càng làm tăng thêm sự tin tưởng nơi phép mầu của Thượng Đế.

 

H́nh 6 & 7: Vài góc đường trong Kasbah tại Rabat

Fès

Vậy là chúng tôi rời Rabat, bỏ xa lộ A1, tiến vào sâu nội địa. Qua khu rừng bạt ngàn những cây điên điển (cork, vỏ cây dùng làm nút chai rượu, lót sàn lót tường hay những tấm cách âm, cách nhiệt) bên phải và khuynh diệp bên trái, xe đi vào vùng trồng olive, nằm giữa hai rặng núi Rif phía bắc và Atlas phía nam. Nghe nói chính phủ đang thực hiện kế hoạch dẫn nước vào cả một vùng đất rộng tới 100.000ha này và có những chương tŕnh cấp không ḅ cừu, cho vay nhẹ lăi để thúc đẩy nông lâm nghiệp và giảm đói nghèo. Từ đây đổ lên là vùng sinh sống của dân Berber. Berber là sắc dân (bán) du mục sống ở vùng duyên hải Bắc Phi, nước da ngăm, quần áo sặc sỡ. Về nguồn gốc họ từ đâu tới, có nhiều thuyết trái ngược nhau. Nhưng chắc chắn đó phải là một giống dân dữ tợn và xông xáo – berber bắt nguồn từ tiếng La-tinh barbara (dă man). Khi người Hồi giáo chiếm vùng Bắc Phi, mà trong đó có nước Maroc hiện nay, người Berber bị dồn lên vùng núi. Hiện tại người ta biết được c̣n chừng 130 bộ lạc khác nhau. Phần đất phía Nam Maroc, trong sa mạc Sahara, là khu vực sinh sống của một sắc dân du mục khác – người Hồi giáo Bedouin.

Fès là thành phố lớn thứ ba của Maroc, sau Casablanca và Marrakech. Trong thời Pháp bảo hộ, Fès là kinh đô của Maroc cho tới năm 1925, sau đó kinh đô được dời về Rabat cho tới ngày nay. Điểm đặc biệt của Fès là đứng trên đồi cao, ta có thể thấy ba phần riêng biệt của thành phố nối tiếp nhau, theo thứ tự thời gian. Bên trái là khu cổ có từ thế kỷ thứ 9, khu này hiện nay khá hoang tàn. Kế tiếp là vùng được xây dựng lên trong thế kỷ 14, và bên tay mặt là khu hiện đại thuộc thế kỷ 20, có nhiều cơ sở thương mại quốc tế. Khi vào thành phố, chỉ trong một tiếng đồng hồ, bạn đă đi lùi lại 7 và 12 thế kỷ!

Là cố đô của Maroc, đương nhiên hoàng cung nơi đây (tên chính thức: Dar el Makhzen) phải cực kỳ tráng lệ. Điều này du khách chỉ có thể tưởng tượng, v́ cũng như những hoàng cung khác, từ 1960 những hoàng cung đă không c̣n mở cửa cho khách vào thăm, mặc dù chỉ là đi dạo trong khu vườn của khoảnh đất mênh mông 80 mẫu. Thế nhưng, đứng trước hoàng cung với 7 bộ cổng h́nh ṿm từ lớn tới nhỏ – cổng chính dành cho vua, mỗi cặp hai bên là dành cho những nhân vật theo từng thứ bực trong hoàng tộc – để chụp h́nh cũng bơ công. Trang trí toàn bộ của bộ cổng này được làm hoàn toàn bằng tay, thật khó t́m ra một chỗ không cân đối. Tuy “hoành tráng” thật, nhưng đă bao ngày nay xem biết bao đền đài cung điện, bắt đầu thấy nhàm, v́ nh́n chung th́ cũng chỉ một kiểu kiến trúc mà thôi, mái nào cũng chỉ một màu xanh lá cây tượng trưng cho ḥa b́nh theo quan điểm của Hồi giáo. Những màu khác là màu đơn giản lấy từ thiên nhiên như lá henna (đỏ nâu), saffran (đỏ tươi), cây thuốc nhuộm indigo (xanh lơ), một thứ rau húng (màu lục) v.v…. Chúng chỉ khác nhau ở mức độ tinh vi và kích thước. Khác những nước Á châu như Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam…, người Maroc gần như không dùng vàng trong trang trí cung điện, mà dùng bạc, đồng hay thiếc. Đó là bên ngoài, c̣n trong hoàng cung th́ không rơ ra sao. Hỏi, th́ được trả lời là Hồi giáo dạy phải cần kiệm trong cuộc sống.

 

H́nh 8 & 9: Cổng vào hoàng cung ở Fès (trái) và khung cửa sổ một pḥng nội trú trong đại học al-Qarawiyyin (phải)

Tuy thế, ở Fès có một ṭa nhà bạn nên đến thăm, đó là đại học nổi tiếng al-Qarawiyyin, được công nhận là đại học cổ xưa nhất thế giới (xây năm 859) c̣n hoạt động liên tục từ khi mới thành lập. Trường đại học này tuyển chọn những học sinh xuất chúng – nam cũng như nữ – từ khắp nước để đào tạo thành những nhân tài theo một chương tŕnh học khắc khổ – cả về thần học và khoa học chính xác, ở nội trú và không phải trả tiền, nhằm nâng đỡ những mầm non tương lai, v́ có nhiều sinh viên xuất thân trong gia đ́nh nghèo vùng quê hay núi. Tuy nâng đỡ như vậy, nhưng trường ít khi có số sinh viên đầy 100 pḥng, chứng tỏ sự chọn lọc gắt gao (hay không kiếm đủ nhân tài?). Những trang trí dầy đặc các bức tường và trần trong các sảnh đường bên trong trường phải được kể là do những bậc thượng thừa về chạm khắc thực hiện. Ngoài đại học nổi tiếng này, thành phố Fès c̣n một khu đại học tân tiến vĩ đại mở cửa từ năm 2012 và hiện vẫn c̣n đang xây tiếp (Université Euro-Méditerranéenne de Fès – UEMF), chuyên về những ngành khoa học thực nghiệm và khoa học xă hội hiện đại.

Những người thích xem hàng quán th́ mặc sức (nếu có thể lội bộ cả ngày) sục t́m trong khu phố cổ Medina có cái souk Njjarine khổng lồ. Nghe nói khu này có tới 9000 con đường, và có người quả quyết thuộc hết hàng ngàn cái tên đó. Thực ra cũng không khó, v́ chỉ cần nhớ vài trăm con đường chính trong cái mạng nhện này. Nơi đây đúng là mê lộ, vào rồi là khó t́m lối ra lại, vậy th́ cách tốt nhất là cứ nhẩn nha đi dạo cho tới khi nào t́nh cờ ra lại ngoài đường mà thôi, rồi đón taxi về. Trong khu chợ bán đồ thủ công có chia từng khu, tương tự như các phố nghề trong khu phố cổ Hà Nội nhưng lớn gấp cả chục lần. Nếu ṭ ṃ so sánh, ta có thể thấy “phố” Hàng Bạc, Hàng Thiếc, Hàng Đồng, Hàng Đào, Hàng Bông, Hàng Gà v.v… Dĩ nhiên, v́ văn hóa khác nhau, ở đây ta không thể nào t́m ra phố Hàng Mă, cũng như ở Hà Nội ta không thể nào t́m thấy nơi bán thảm lót sàn như ở mấy xứ Hồi giáo.

Việt Nam có những sạp thịt để đầu heo, đầu chó th́ trong chợ này cũng có nhiều sạp treo hay bày đầu cừu sắp lớp, có cả đầu lạc đà… ngập ngụa mùi máu, mùi cừu, mang vẻ ǵ rờn rợn. Tôm cá ít thấy. Tôi t́nh cờ dừng trước một cửa hàng, bên ngoài có để chuồng gà chừng mươi con kêu quang quác um sùm. Một ông chỉ con gà, chủ sạp tóm chú gà, cặp vào nách, túm cổ và lia một đường dao, nhanh tới mức không kịp nghe xem ông ta có hô “allah akbar” hay không. Tóc gáy tôi tự dưng dựng ngược lên khi liên tưởng h́nh ảnh này với màn IS xử tử anh phóng viên James Foley dạo nào.

 

H́nh 10 & 11: “Phố Hàng Đồng” (trái) và lừa chở hàng trong souk (phải)

Trong souk đương nhiên có những cảnh chèo kéo nài mua, nhưng không quá đáng. Những con đường quanh co, chật hẹp, bực thang lên xuống, nhiều con hẻm chỉ vừa hai người. Với địa thế này, con lừa là phương tiện vận tải hữu hiệu nhất. Bạn mua bao bột 20kg chẳng hạn, chủ tiệm sẽ gọi cho bạn một con lừa để mang hàng ra ngoài xe, nếu thuận tiện th́ nó có thể ghé hai ba chỗ nữa thồ đồ cho những khách hàng khác. Thật là tiện, nếu không muốn để ư tới những băi phân rải rác trên nền chợ.

Nếu đi theo toán, hay có hướng dẫn viên th́ bạn có thể vào thăm những ḷ gốm, ḷ da hay xưởng dệt một thứ lụa tương tự thổ cẩm, làm từ sợi cây agave. Chúng tôi vào một ḷ da xem cách thuộc da thủ công, mùi hôi thúi sực mũi, mỗi người được phát cho một nhánh rau húng để ngửi, nhưng vẫn muốn ói. Nh́n xuống dưới, các công nhân đang chất, chà, cạo, nhồi các tấm da trong các chậu đủ thứ nước đục ngầu và có nhiều màu khác nhau. Chỉ trừ một công đoạn, c̣n lại không ai mang bao tay. Hỏi chủ ḷ sao không sợ độc hại, chất thuốc ngày này qua ngày nọ ăn ṃn da, th́ được câu trả lời là họ dùng toàn đồ thiên nhiên, như phân chim… trong nghề thuộc da. Thật là câu trả lời lấy có. Đâu có phải đồ thiên nhiên nào cũng vô hại. Họ nói thế, cốt lấy ḷng du khách và hy vọng thâu tiền bán sản phẩm, những đồ da may không khéo, giá th́ mắc. Nếu muốn, bạn có thể đặt áo da đo may theo người, ba tiếng sau họ sẽ giao tại khách sạn.

 

H́nh 12 & 13: Học viên đang vẽ men trong trường huấn nghệ đồ gốm (trái) và khoảng sân sau của một ḷ da (phải)

Chúng tôi cũng được dắt đi thăm một ḷ gốm. Đúng ra là một cơ sở dạy nghề thủ công. Ở Maroc có nhiều trường như vậy. Maroc đang phát triển dịch vụ du lịch, họ cần những tay nghề làm đồ thủ công mỹ nghệ. Tại trường huấn nghệ, các sản phẩm do học viên làm ra sẽ được giao cho đại lư hay bán tại chỗ. Nh́n những nghệ nhân đang cặm cụi vẽ men lên b́nh hay đẽo ráp những bức mozaic phức tạp giống như những tấm mandala, tôi thầm nghĩ chắc họ làm theo đơn đặt hàng đặc biệt giá cao, v́ những nét vẽ, nét ráp này trông tinh xảo hơn những vật bày bán trong pḥng trưng bày rất nhiều. Tại Fès, cũng như tại Meknés, có những nhà xưa kia là phú hào, nay thành nhà hàng ăn cao cấp kiêm khách sạn, ta có thể thấy sự cách biệt một trời một vực trong tay nghề khi xưa (những chạm khắc cổ trên trần hay trên nóc cột) và tay nghề hiện nay (các vách tường mozaic mới). Một bên sắc sảo tỉ mỉ, một bên bôi bác xiên xẹo, làm lấy có. Cũng không thể trách các nghệ nhân, v́ “tiền nào của nấy”. Muốn sắc sảo th́ biết bao nhiêu tiền mới đủ trả cho khoảng thời gian. Ngoài ra, khi xưa họ làm là làm cho thần thánh, cho gia đ́nh ông chủ là người được trọng vọng. Nay th́ họ làm cho đồng tiền, không phải làm cho bạn.

Meknés

Cách Fès một giờ xe (70km) là Meknés, một thời gian ngắn – cuối thế kỷ 17 - đầu tk. 18 – từng là kinh đô của Maroc, thời tiểu vương Moulay Ismail của triều đại Alaoui trị v́, trước khi nội loạn trong triều xảy ra và tiếp theo là sự xâm lược của các đế quốc Âu châu. Tiểu vương Moulay Ismail nổi tiếng khát máu và cuồng điên trong việc xây cất. Số con của ông có xấp xỉ một ngàn, và có tới cả 2000 hầu thiếp. Ông có tham vọng xây cung điện tại Meknés phải làm sao cho hơn điện Versailles ở Pháp nhưng rốt cuộc không thành, cũng như lời cầu hôn của ông với công chúa con vua Louis XIV bị từ chối (vua Louis XIV gởi tặng bốn chiếc đồng hồ quả lắc coi như món quà an ủi, c̣n được trưng bầy trong lăng). Ông cũng tự cho xây lăng của ḿnh thật tráng lệ. Rủi thay, thời gian chúng tôi ở Maroc lăng này đang được tu bổ, cũng như hoàng cung không cho công chúng vào xem, chỉ thấy những cổng thành tráng lệ. Thành ra hơi uổng công, dù sao cũng mang tiếng là đến được một cố đô của Maroc, cộng chung với cố đô Marrakech nữa là đủ bộ tứ, cũng như du khách đến Việt Nam, thăm Thăng Long và Huế xong th́ cũng cố gắng tới Ninh B́nh xem di tích cố đô Hoa Lư của nhà Đinh cho đủ bộ.

Phải công nhận những kiến trúc ṿng thành Medina, quảng trường Place el Hédime to lớn và đẹp, nơi đây thường xuyên có nhiều nghệ nhân diễn những tṛ câu tiền du khách. Cổng Bab Mansour nh́n ra quảng trường này là cổng đẹp nhất trong 20 chiếc cổng của ṿng thành mới của Meknés và là một trong những cổng thành tráng lệ nhất thế giới. Kasbah và Souk Meknés không lớn lắm, nhưng có những con hẻm nhà cửa sơn màu sặc sỡ, các sạp hàng nghe giới thiệu là họ chỉ bán những sản phẩm của địa phương, do người dân làm và mang tới bán, nhiều nhất là các thứ bánh và trái cây. Nhưng nh́n kỹ, những hộp chà là mang từ Tunesie tới, và bánh ngọt để trong hộp chắc chắn phải là sản phẩm kỹ nghệ. Cũng như những khu chợ chúng tôi đă đi qua, mèo hoang lang thang khắp chốn chơi giỡn với nhau, có lẽ nghe cầu nguyện hoài nên chúng không hung dữ như những con mèo hoang trong vài thành phố Đông Âu suốt ngày nghe loa tuyên truyền của cộng sản. Ngược lại, không thấy con chó nào. Khi hỏi ra mới biết Hồi giáo coi chó là con vật dơ bẩn. Chó không được phép vào đền, người nuôi chỉ được để nó ở sân sau nhà. Dân Hồi giáo sống ở Việt Nam có lẽ có cảm giác ghê tởm khi thấy người Việt ăn heo, ăn chó. Và uống rượu tràn bờ.

 

H́nh 14 & 15: Cổng Bab Mansour và Place el Hédime, Meknés

Ngoại ô Meknés có một phế tích: kho lúa Heri es-Souani. V́ bạo ngược và hiếu chiến, đương nhiên tiểu vương Moulay Ismail phải tính kế pḥng bị bằng cách xây một kho lúa đủ ăn cho quân lính và luôn cả 12.000 con ngựa trong nhiều chục năm. Kho lúa được xây đơn giản nhưng kiên cố, có kiến trúc với những bức tường dày gần thước giữ được độ mát cần thiết quanh năm, phía sau là tàu ngựa ngăn nắp cho đội kỵ mă. Nước được lấy từ chiếc hồ lớn trước mặt. Nhưng loạn không đến từ ngoài mà từ trong triều, đó là điều mà ông không tiên liệu được.

 

H́nh 16 & 17: Kho lúa Heri es-Souani và một dăy tàu ngựa trong kho

Cách Meknés gần 10km về phía bắc là phế tích thành Volubilis của La Mă thời đế quốc này thôn tính một vùng rộng lớn quanh Địa Trung Hải khoảng thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên, khi vùng đất hiện nay là Maroc có tên là xứ Mauritanie-Tingitana. Phế tích chỉ c̣n lại một số nền nhà đổ nát của các gia đ́nh giàu có khi đó, một phần của đại giáo đường (basilic), khải hoàn môn…, và một số “công nghệ” khi xưa được tái tạo lại cho người ta có ư niệm hơn về một thành phố La Mă cổ. Trên khoảng sân xưa kia là chỗ nghỉ mát hay ăn uống c̣n sót lại những tranh mozaic mô tả cuộc đời các thần như Poseidon, Hercules v.v… Tóm tắt: thành phố La Mă cổ nào cũng có cấu trúc gần y nhau.

Volubilis nằm trong một khu rừng có nhiều cây carob. Cây này thuộc họ đậu, có trái giống bồ kết nhưng dày hơn. Trong hột có một chất kết dính (gum) dùng trong kỹ nghệ thực phẩm để thay chocolat, mang mă số E410. Qua chuyến thăm viếng Volubilis tôi học thêm được một điều mới là hột cây này có đặc điểm là chúng nặng gần như nhau, bất kể trái lớn hay trái nhỏ. Từ chữ carob người ta đă đưa ra đơn vị carat dùng cho kim cương. 1 carat nguyên thủy là trọng lượng 1 hột carob (0,2g), theo quy định quốc tế sau này th́ 1 carat tương đương 200mg.

H́nh 18: Một góc trong phế tích Volubilis

Quần xong khu Fès-Meknés, chúng tôi lại cụ bị hành lư tới kinh đô thứ 4 của Maroc, Marrakech. Muốn tới đây, phải vượt rặng núi Atlas, qua những làng mạc hẻo lánh người Pháp bỏ lại, nhà cửa màu đất đỏ thủng lỗ chỗ, hoang tàn như có cơn băo vừa thổi qua. Nhưng đây đó vẫn c̣n người ở. Mùa hè nơi đây là chỗ nghỉ mát khi cơn gió Scirocco từ sa mạc Sahara thổi lên, mang nhiệt độ thành phố lên tới 50 độ C và cuốn theo bụi đỏ sa mạc, thành “mưa máu”. Vùng núi Atlas là xứ sở của dân Berber, thôm xóm lơ thơ, người dân di chuyển bằng lừa là chính. Mỗi tuần có họp chợ một buổi cho cả một vùng lớn, cạnh chợ thường là cái băi cho lừa nghỉ, cột cắm thành ṿng, đó là parking hồi xưa. Trên đường, xe có thể ghé những trạm mua sản vật địa phương, thường là các loại bí và trái cây tùy mùa. Khi chúng tôi đi qua, là đang mùa táo, quít và trái lựu. Và đồ lưu niệm, ngoài những đồ gốm, đan, lúc này gần tới mùa Giáng Sinh, họ cũng bán những chiếc lều kiểu berber, trong có hai h́nh nhân: Hamo nam và Hada nữ, hai nhân vật trong một truyện cổ tích của dân Berber. Người thích chưng đồ lạ có thể dùng chiếc lều này như hang đá Giáng sinh, có sẵn ông thánh Giuse và Mẹ Maria, chịu khó mua thêm một h́nh nhân trẻ sơ sinh để làm Chúa Hài Đồng. Đi qua hai cái hồ dọc đường, tôi được nghe một truyện cổ tích khác, tương tự Romeo & Julia, cặp t́nh nhân thuộc hai bộ lạc vốn thù oán nhau. Chuyện không thành, cô gái khóc, nước mắt chảy thành hai cái hồ. Chà! Những chuyện t́nh đẫm lệ kiểu này có lẽ nước nào cũng có.

 

H́nh 19 & 19a: Lều berber. Phía sau là chiếc xe gắn máy tương tự xe mobylette. Và một quán bán sản vật địa phương dọc xa lộ

Từ Fès đi Marrakech đường dài gần 650km, phải vượt khúc đèo băng qua dăy Atlas, cho nên khi qua khỏi đèo chúng tôi phải nghỉ giữa đường, ở một thành phố nhỏ dưới chân núi Jbel Tassemit, tên Beni Mellal. Trên đường đi, chúng tôi nghỉ trưa tại một quán ăn trên núi, đúng là một thứ Casa di Mama, tức là đồ ăn đơn giản mà nấu rất ngon, có nước cam tươi mới vắt (trong khách sạn và tiệm ăn họ chỉ có nước Fanta hay nước cam hộp giấy, muốn có nước cam tươi vắt liền hay nước mía ép th́ phải ra chợ). Tới chiều mới tới Beni Mellal. Thành phố này lập lên chỉ nhắm vào du khách. Nơi đây có cả những tour cho dân thích phiêu lưu, đi thành toán nhỏ, ở nhiều tuần lễ trong những làng berber, cùng ăn uống sinh hoạt chung với dân. C̣n đi phất phơ như chúng tôi th́ chỉ có một nơi để xem, là thác Ouzoud. Có đi ngang một con đập thủy điện lớn do Pháp để lại (Bin el-Ouidane), nhưng theo quy định của Maroc, khách không được thăm viếng hay chụp h́nh những cơ quan chính phủ, do đó chỉ đi xa xa, ngừng lại chụp h́nh hồ nước, mùa này cạn gần sát đáy.

 

H́nh 20 & 21: Thác Ouzoud

Thác Ouzoud là thác cao nhất Maroc. Thác quy tụ nước từ 23 nguồn quanh đó, đổ xuống 7 ḍng, và có 2 tầng. Trên đỉnh là tiệm, là quán bán đồ lưu niệm, có đường ṃn đi qua một khoảng rừng có đàn khỉ macaque đùa giỡn, xuống thêm hơn 400 bực cấp tới dưới chân thác cũng là tiệm, là quán, có thuyền chở đi một ṿng chụp h́nh thác đổ ào ào. Những quán ăn b́nh dân ở Maroc mọi nơi giống nhau, đầu tiên là những món rau và trái olive ướp, sau đó tới súp Harira thịt cừu nấu với đậu lăng (linz), món chính phổ thông là hoặc couscous, hoặc tajine. Du khách không rành ẩm thực Hồi giáo, nếu không muốn hai món này th́ chỉ có những món thịt ḅ gà cừu ướp nướng mà thôi. Couscous là món làm từ những thứ lúa mạch xay nhỏ, nấu chung với thịt rất cầu kỳ và tốn thời gian. Tajine là thịt hầm chung với các loại rau củ và hương liệu, đun âm ỉ trong một thứ nồi đất có nắp h́nh chóp (người nghĩ ra chiếc nồi tajine chắc hẳn khi đó không hiểu nổi sự kỳ diệu xảy ra trong nồi khi nấu – là sự luân lưu rất chậm của nước và hơi xuyên qua khối thức ăn, trong một khoảng không gian áp suất hơi cao, khiến đồ ăn mau chín mà không sôi, không mất mùi và tất cả mọi thứ trong nồi được tự động thấm đều không cần phải đảo). Cái tiện lợi của hai món này là họ nấu sẵn từ hồi nào, để riu riu trên ḷ, ai kêu th́ mang ra liền (super fast-food!), và theo phong cách ẩm thực xứ này, họ sẽ chỉ dọn mỗi món tajine hay couscous trong 1 nồi lớn nhỏ tùy theo số người tại bàn ăn, để mọi người ăn chung. Tráng miệng thường là bánh ngọt và trái cây. Cà-phê Maroc có tên café nos-nos, là cà phê nấu đậm, có thêm chút xíu vài thứ hương liệu tùy theo quán, pha với sữa đánh nổi bọt và bỏ nhiều đường. Dân Maroc rất phóng tay khi ăn đồ ngọt. Bao đường của họ lớn gấp đôi bao đường của Âu châu. Người nào uống cà phê không đường bị coi là bịnh hay bất b́nh thường. Bánh ḿ cũng ngọt, trét bơ, mật ong hay mứt. Xét theo quan niệm dinh dưỡng hiện tại th́ đây là một chế độ ăn không lành mạnh, dễ bị béo ph́ và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường rất lớn.

H́nh 22: Các nhà hàng luôn luôn có sẵn món Tajine hâm nóng trên ḷ cho thực khách

Marrakech

Địa danh Marrakech, thành phố nằm nơi đầu phía bắc sa mạc Sahara, nhắc nhở nhiều phi công VNCH đến chuỗi ngày học bay tại trung tâm huấn luyện phi công tại thành phố nóng cháy này, và thực tập bay tại phi trường trong căn cứ quân sự Sidi Zouine không xa đó bao nhiêu. Nhưng đó là quá khứ 50, 60 năm qua. Vào thế kỷ 16, dưới triều đại Saad, Marrakech là một điểm giao thương quan trọng trên con đường lữ hành với lạc đà trong sa mạc. Bây giờ, thành phố này là một điểm du lịch quan trọng, với nhiều di tích cổ, thành phố vẫn giữ một nét berber quyến rũ du khách. Các đền đài dinh thự tại Marrakech thường có màu nâu ngả qua hồng, đây cũng là nét đặc biệt của thành phố. Cũng như những thành phố lớn khác ở Maroc, xe cộ khi vào đến đầu tỉnh đều phải qua một trạm kiểm soát an ninh. Dù họ chỉ xét cho có lệ, nhưng chứng tỏ đâu đây vẫn tiềm tàng âm mưu khủng bố ngầm. Nhiều người trong các xứ Hồi giáo không thích những du khách có cách ứng xử không hợp với văn hóa của họ, như nhậu nhẹt, phơi da thịt, nam nữ cặp tay nhau... Họ coi những hành động này là đồi trụy, gây ảnh hưởng xấu tới xă hội của họ. Tuy thế, vùng Fès và Meknés lại là vùng sản xuất phần lớn rượu nho của Maroc, Guerrouane là tên một loại rượu phổ thông của vùng này, khá ngon mà không mắc. C̣n hai thứ bia phổ thông là Flag Spéciale và Casablanca. Tại Marrakech bạn có thể ăn tối tại một số nhà hàng có phụ diễn chương tŕnh nhạc Hồi giáo cộng thêm các màn múa bụng có "giao lưu" với thực khách, như ở nhà hàng Palais Chahramane chúng tôi ăn buổi tối cuối cùng ở đây.

Nói đến Marrakech phải nói đến quảng trường nổi tiếng thế giới Jemaa el-Fna rộng mênh mông, trái tim của sinh hoạt đường phố Marrakech náo nhiệt ngày đêm và cũng là điểm hẹn lư tưởng của mọi người. Buổi tối nơi đây có chợ ăn uống nhộn nhịp vô cùng, và các nghệ sĩ đường phố trổ tài mọn của họ, cùng nhiều sạp xâm vẽ henna. Tới gần khuya, nơi đây trở thành chợ trời bán quần áo cũ mới và đủ mọi thứ lặt vặt. Từ quảng trường này người ta có thể dễ dàng đi bộ đến các nơi đền đài, hoàng cung, vườn thảo mộc hay đi xem những cửa hàng trong những đường phố quanh đó. Một sản phẩm đặc biệt của Marrakech là dầu hột cây Argan, ép nóng th́ ra dầu nấu ăn, ép lạnh là một mỹ phẩm được coi là quư v́ tác dụng dưỡng da của nó. Giá trong những tiệm ngoài Maroc mắc gấp hai ba lần, thứ tốt trên dưới 40 euro chai nửa lít, bán trong những tiệm sản phẩm thiên nhiên.

Thí dụ ta có thể đi bộ tới vườn Majorelle, nơi có bộ sưu tập mấy chục loại cây xương rồng và cây cọ lấy từ khắp miền sa mạc trên thế giới. Mấy bà thích hàng hiệu có thể đứng chụp trước đài tưởng niệm nhà thiết kế thời trang nổi danh người Pháp gốc Algérie, Yves Saint Laurent (mất năm 2008),  người đă cùng với “ông bồ” Pierre Bergé vừa từ trần tháng 9/2017 (Yves là dân “gay”) mua lại khu vườn này từ nhà nghệ sĩ người Pháp Jacques Majorelle và chung nhau cai quản khu vườn.

Hay thăm hoàng cung Bahia, cung điện duy nhất cho phép du khách vào thăm (trong số 25 cung điện của hoàng gia trên toàn quốc Maroc). Thực ra đây là dinh thự của vị “tể tướng” đầy uy quyền trong triều hồi đó. Ông này cũng có hàng trăm thê thiếp ngoài 4 bà vợ, trong cung có riêng một khu harem cho mấy bà này, kiến trúc các pḥng giống hệt nhau cho thấy ông (cố t́nh) cư xử b́nh đẳng với các bà bồ nhí. Nhưng chắc chắn không ngừa được những cuộc xung đột xảy ra trong dăy pḥng bao quanh khoảng sân gạch rộng có ṿi nước phun, được cẩn đá mozaic xanh trắng vàng từ nóc xuống tới đất.

 

H́nh 23 & 24: Harem của Hoàng cung Bahia (trái) và đền Koutoubia (phải)

Một thắng tích nổi tiếng nữa của thành phố là hầm mộ của ḍng họ của tiểu vương Ahmed el-Mansour vào thế kỷ 17, nằm cuối một khu vườn rộng thiết trí theo kiểu Andalusia, tức là mùa nào cũng có hoa nở. Hầm mộ gồm hai ṭa nhà dành cho mộ của vị tiểu vương, các hoàng hậu, hoàng tử và các công nương. Các mộ bằng đá hoa trắng có vân đỏ nâu. Ngoài sân c̣n mấy chục ngôi mộ dành cho các tùy tùng thân tín. Mọi nơi đều trang trí gỗ tùng và cẩn gạch men lập thể mozaic. Đẹp th́ có đẹp, nhưng thú thực tới đây tôi bắt đầu thấy nơi nào cũng giống nơi nào, hoa mắt rồi.

Ngay cả ngôi đền hồi giáo cổ nổi tiếng Koutoubia (tên này có nghĩa là người bán sách, v́ nơi đây khi xưa là chợ bán các bản thảo) có từ thế kỷ 12 cũng không c̣n hấp dẫn tôi như những ngày đầu. Cho đến ngày cuối này, tôi mới nhận ra là các đền ở Maroc có duy nhất một minaret, h́nh vuông và nóc vuông. Hỏi ra mới biết những đền có mái tṛn và hai minaret nóc nhọn thường là của Ả Rập Saudi. Hóa ra dân Maroc ở Ḥa Lan được Cộng Ḥa Ả Rập Saudi âm thầm trợ cấp cho các sinh hoạt tôn giáo của họ. Với mục đích ngầm ra sao, chỉ có những người chóp bu trong cuộc mới biết.

***

Trên chuyến bay trở về nhà, tôi ôn lại những ǵ đă thấy, đă nghe, xem lại hàng trăm tấm h́nh đă chụp. Maroc, Hồi giáo, với tôi vẫn c̣n ẩn giấu nhiều bí mật. Phần lớn do bất đồng ngôn ngữ, không thể chuyển tải hết ư muốn hỏi. Phần khác, căn bản về nhận thức nhiều phần khác nhau. Khi tôi hỏi v́ sao đạo Hồi không cho phép bỏ đạo, th́ được câu hỏi ngược lại: Hồi giáo chủ trương ḥa b́nh, thương yêu nhau. Nếu bạn chối bỏ lối sống Hồi giáo, điều này có ư nghĩa ra sao? Tôi không thể bảo ông đó là quyền tự do suy nghĩ và chọn lựa của cá nhân tôi, tôi không cần phải cho biết lư do. Hay khi tranh luận về vị thế của nữ giới trong gia đ́nh, người Maroc quả quyết họ luôn tôn trọng nữ giới, v́ đấng Mohamed bao giờ cũng gọi các bà mẹ ba lần, gọi ông bố chỉ một lần trong các bài giảng, để nhớ ơn các bà mẹ lo lắng mọi chuyện nội trợ. Họ nói là v́ muốn tôn trọng phái nữ nên mới có những điều luật nhằm che chở nữ giới. Hoàn toàn không có bảng quảng cáo sản phẩm có các cô gái hở đùi hở ngực. Nếu ta nh́n sang thế giới loài vật, th́ ta thấy điểm tương tự: phần lớn các con đực có vóc dáng màu mè khác hẳn những con cái "xấu xí" cục mịch. C̣n quan niệm này có hợp nhân tâm hay không, phải để chính các nữ nhân cho ư kiến, bởi v́ một sự khác biệt lớn giữa con người và con vật là đàn ông con trai không có khả năng nhận biết mùi "hương t́nh" feromon. Chắc chắn Maroc là nước Hồi giáo cởi mở. Nếu chịu khó t́m, bạn có thể thấy rượu hay thịt heo bầy bán trong siêu thị lớn, đặt ở một góc kín đáo và gói cẩn thận. Ngoài phố rất ít đàn bà mặc bourka che mặt. Nhiều phụ nữ lái xe hơi và có người c̣n to tiếng với nam giới ngoài đường phố. Riêng tôi, tôi không có cảm giác phụ nữ Maroc bị lép vế trong những sinh hoạt thấy ngoài đường. Ông hướng dẫn viên có nói là chính phủ đă cải tổ một số luật, thí dụ về vấn đề đa thê, luật Hồi giáo chấp nhận, nhưng thực tế hiện tại chuyện này rất khó xảy ra, do một số điều khoản ràng buộc về gia tài của cải khi muốn lấy người vợ thứ hai.

Rơ ràng chính phủ Maroc đang dốc tâm vào việc cải tổ xă hội, v́ cho dù cố bịt mắt, bạn vẫn dễ dàng thấy sự khác biệt giàu nghèo trong xă hội. Tại trung tâm các thành phố lớn có những shopping center sang trọng không kém Âu châu, trong khi cách đó không xa là những xe bán rong kiếm từng đồng lẻ. Ở Casablanca đang có chương tŕnh xây chung cư dăn dân cho khoảng 100.000 người. Dọc đường từ Rabat đi Fès cũng có vài khu công nghiệp với chung cư kế bên đang được xây cất. Đại học UEMF ở Fès đang xây với tham vọng sẽ trở thành một đại học hàng đầu của Phi châu và vùng Địa Trung Hải, và những trường huấn nghệ để đào tạo lớp thợ giỏi tại Meknés và Fès là những thí dụ. Một số công ty xe hơi đă xây nhà máy lắp ráp tại Maroc. Nhưng theo tôi, chuyện cải tổ nếp suy nghĩ, bỏ phong cách làm bôi bác, tập tính giữ lời hứa và ngăn nắp c̣n mất nhiều công sức và thời gian.

Riêng về câu hỏi v́ sao người gốc Maroc ở Ḥa Lan dính nhiều vào các vụ tội phạm, theo tôi chỉ có một giải đáp: những người đầu tiên 50, 60 năm trước đến Ḥa Lan theo dạng thợ khách, phần lớn là những người ở vùng dăy núi Rif nghèo khó (ngay cả hai ông thị trưởng cùng tên Ahmed: Aboutaleb thị trưởng thành phố Rotterdam và Marcouch tân thị trưởng thành phố Arnhem mới được bổ nhiệm năm nay, cũng xuất thân từ vùng này, ở hai làng lân cận nhau). Trong xă hội dân du mục berber nơi vùng đất này, người phụ nữ phải quán xuyến mọi chuyện: làm vườn, nấu nướng giặt giũ, luôn cả dạy dỗ con cái, trong khi các vị nam nhi vuốt râu dài ngồi không, hút thuốc, uống trà lá húng và tán dóc suốt ngày, th́ sẽ có những trẻ do hoàn cảnh không c̣n có thể thích ứng với cuộc sống trong gia đ́nh của họ nữa và nếu phản kháng họ sẽ bị đẩy ra ngoài xă hội. Những người có tính liều lĩnh, thích xông pha th́ bôn ba t́m việc làm ở các nước Âu châu trong đó có Ḥa Lan, khi đó rất cần những người thợ làm nghề tay chân. Tới khi những người này kiếm được tiền, trở về nước, lấy vợ mang sang Ḥa Lan sống, nhưng v́ văn hóa khác biệt, người vợ không thể nào có cơ hội và khả năng tiếp xúc với xă hội tây phương. Họ cũng không thể quán xuyến việc nhà như khi c̣n ở Maroc nữa, trong khi đó ông chồng bận bịu suốt ngày trong công việc kiếm cơm, và theo thói quen quê nhà, không thèm để mắt tới con cái. Kết cuộc là một nền giáo dục, vốn đặt căn bản nơi gia đ́nh, bị hụt hẫng với hậu quả là số trẻ thuộc thế hệ thứ hai trở đi sẽ có nhiều nguy cơ sa vào con đường xấu. Tôi hy vọng một ngày nào đó sẽ có thể kiểm chứng xem lời giải này có hợp lư hay không.

Nguyễn Hiền

(12/2017)