Lời mở đầu:

 

Tác-giả bài này nhận được thư của Bác-Sĩ Nguyễn-Lê-Hiếu yêu-cầu các đồng-nghiệp viết về những đề-tài lịch-sử văn-hoá Âu-Tây như văn-hoá La-Hy v…v… Trong những đề-tài BS Nguyễn-Lê-Hiếu đề-nghị đề-tài Ky-tô-giáo thời Trung-cổ. Tôi chọn đề-tài này v́ ít lâu nay tôi nghiên- cứu về lịch-sử văn-hoá Trung-cổ, đề-tài khi c̣n trong trường tôi chểnh-mảng v́ thấy không thú-vị. Những ǵ tôi viết dưới đây đều lấy trong sách-vở tham-khảo. C̣n nhiều sách khác nhưng tôi không muốn độc-giả nhọc công. đây tôi chỉ chép lại những sự-kiện do CON NGƯỜI gây ra chứ không ư bàn đến Giáo-Lư Ky-tô.

 

En ce qui concerne les choses humaines, ne pas rire, ne pas pleurer, ne

pas s’indigner, mais comprendre.                                      

Spinoza

 

Về chuyện con người, đừng cười, đừng khóc, đừng căm phẫn, chỉ nên hiểu.    

Spinoza

 

Các sử-gia thường đặt mốc thời Trung-cổ từ thế-kỷ thứ 5 cho đến thế-kỷ 15. C̣n được gọi là thời-kỳ Tăm-tối (Dark Ages) để tả thời-kỳ giữa văn-hoá La- mă và thời-kỳ Phục-hưng. Cách đánh mốc này rất nhân-tạo v́ lẽ thường lịch-sử không diễn ra với dấu mốc rơ-ràng. Cuộc sống hằng ngày của người dân lúc bấy giờ diễn ra như không có ǵ là man-rợ hay tối-tăm. Đây chỉ là định-kiến của con người Phục-Hưng ngó lại thời-kỳ trước với con mắt định-kiến.

 

Thời Trung-cổ, đạo Ky-tô phát-triển mạnh trên khắp Âu-châu. Tất-nhiên, có những câu hỏi được đặt ra: hoàn-cảnh nào đă cho phép đạo Ky-tô phát-triển mạnh trên toàn Âu-châu? Ảnh-hưởng của đạo trên đời sống thường-nhật của người dân? Cách tổ-chức và lối truyền đạo của giới tu-sĩ? Ảnh-hưởng của đạo trên văn-hoá? Cái dở và cái hay của đạo trên văn-hoá Âu-châu và rồi trên hoàn- cầu?

 

Bài này có chút tham-vọng trả lời những câu hỏi trên tuy người viết ư- thức rằng không thể nào bao gồm tất cả lịch-sử của đạo trải qua 10 thế-kỷ trong 8 hay 9 trang giấy.

 

Khi bàn về hiện-tượng phát-triển của đạo Ky-tô, ta không thể không nói qua về văn-hoá La-mă khi đạo mới phát-triển. Ngoài chuyện thờ đa-thần mà đế- quốc bắt buộc dân phải tổ-chức những buổi lễ-lạc, triết-lư thịnh-hành trong giới trí-thức La-mă lúc đó là triết-lư Khắc-kỷ (Stoïcism). Ngoài những quan-niệm thông-thường, stoïcism quan-niệm vũ-trụ là linh-thiêng: cosmos mà ta dùng để chỉ vũ-trụ, nghĩa nguyên-thuỷ là trật-tự (order). Phản-nghĩa của cosmos là chaos (hỗn-mang). Người La-mă coi vũ-trụ là một trật-tự linh-thiêng không thay đổi và là lư-tưởng. Bổn-phận con người là sống theo và đúng với cái trật-tự đó. Không sống theo nó là làm xáo-trộn trật-tự xă-hội. Người Stoïcs cũng khuyên ta không nên sợ chết v́ chết đi, ta sẽ trở về với…vũ-trụ. Triết-lư này đă trở thành linh-thiêng đối với dân La-mă. V́ vũ-trụ theo họ là có lư: logos. Người La-mă dùng từ ngữ Cosmos và Logos lẫn-lộn cùng nghĩa với nhau.

 

Đến khi Ky-tô-giáo theo gót Do-thái-giáo và thêm vào đó coi Giê-su là con của Thượng-đế với h́nh con người b́nh-thường th́ dân La-mă không thể chấp- nhận được.

 

Phần đông người theo Đạo, kể cả Mỹ, Pháp v…v… trong thời-đại mới này không c̣n hiểu được câu đầu của Phúc-âm Thánh Jean:

 

“In the beginning there was the WORD” “Au commencement, il y avait le VERBE” Đến câu thư 11, th́ viết như sau:

 

The VERB becomes FLESH Le VERBE devient CHAIR

 

Có nghĩa là LỜI biến thành xác thịt, để chỉ Giê-su. Không hiểu tại sao người ta lại dịch từ ngữ Logos thành the WORD hay LE VERBE.

 

Thánh Justin mang câu này trong phúc âm Jean ra giảng. Có người mách lên Hoàng Đế Marcus Aurelius, người Stoïc nổi tiếng nhất. Marcus Aurelius ra lệnh chặt đầu Justin và 6 người nữa.


H́nh 1 Thánh Justin ra trước Hoàng-đế Aurelius


 

Ky-tô-giáo không thịnh-hành trên đế-quốc La-mă cho đến thời Hoàng-đế Constantine. Chẳng phải v́ ông mơ nh́n thấy Thánh-Giá đêm trước và sáng hôm sau nhờ sự trợ giúp của Chúa mà ông đánh tan địch để chiếm Rome. Lư-do  chính là ông thấy giới tu-sĩ Ky-tô-giáo là một tổ-chức chặt-chẽ, có tôn-ti trật-tự trên dưới, có khả-năng kiểm-soát con chiên hữu-hiệu. Ông nghĩ có thể dùng họ để kiểm-soát đế-quốc rộng-lớn của ông. Đó là lư-do tại sao ông tuyên-bố lấy Ky- tô-giáo thành Quốc-giáo và cấm các tôn-giáo khác trên đế-quốc ông ngự-trị. Đến đây ta không thể không tự hỏi rằng nếu Constantine không có quyết-định như vậy, liệu Ky-tô-giáo có thể bành-trướng mạnh-mẽ và rộng-răi trên khắp đế-quốc La-mă được không?

 

Khi La-mă đổ, thời-kỳ Trung-cổ bắt đầu. Cũng gọi là thời-kỳ Tăm-tối (the Dark Ages). Từ-ngữ này như đă viết ở trên, do người thời-đại Phục-hưng (Renaissance) với ư-niệm Nhân-Bản mà trọng-tâm là con người, đặt ra với ư khinh-thường người thời Trung-cổ dị-đoan coi Thượng-đế, Thiên-đàng là trọng- tâm. Thời-kỳ này tóm lại đi từ thế-kỷ thứ 5 đến thế-kỷ 15 theo các sử-gia. Đế- quốc La-mă chia ra làm từng vương-quốc nhỏ của các dân bán-khai vùng Áo Đức và Pháp. Đó là lư-do tại sao Ky-tô-giáo không những thịnh-hành mà c̣n ngự-trị và ảnh-hưởng lớn trên khắp Âu-châu. Nhà thờ La-mă có tham-vọng dựng lên một Thiên-đàng dưới trần, một đế-quốc mà Giáo-hoàng là Chủ và các vua từng vùng sẽ là cận-thần của La-mă. La-mă không những có thần-quyền mà c̣n có thêm thế-quyền. Tham-vọng này lại được Charlemagne củng cố vào năm 800 khi ông cũng dựa vào nhà thờ La-mă để củng-cố đế-quốc. Tham-vọng trên có hai kết-quả: xấu và tốt trên toàn Âu-châu cho tới nay. Chủ-nghĩa Ky-tô-giáo lại được vững-mạnh thêm bởi những lư-thuyết gia như Augustine, Thomas Aquinas và những người có thể gọi là cuồng-tín như Bernard de Clairveaux thuộc gịng Xi- Tô (Citeaux là tỉnh, tên gịng là Cistercian).

 

Trước tiên, ta hăy xét những cái không hay của Ky-tô-giáo trong thời-kỳ Trung-cổ. Trong xă-hội Trung-cổ, sau vua là bọn quư-tộc, rồi đến Tu-sĩ. Cuối đến là dân nhà nông. Người buôn-bán hay tay-thợ cũng có nhưng chưa có tổ-chức lớn-lao như sau này tại Ư với những gia-đ́nh như Medici, Borghese, v…v…Như vậy, về đất-đai, có thể nói hàng tu-sĩ có rất nhiều đất-đai và tiền-bạc.

 

Tu-sĩ có hai loại: loại chăn lo con chiên đi từ Hồng-y, Tổng-giám-mục, Giám-mục xuống tới cha-cố trong làng. Loại thứ hai là các tu-sĩ sống chung trong các chủng-viện.

 

Nghèo nhất và vất-vả nhất là các cha-cố chăn con chiên trong làng-xóm. Họ chỉ sống hơn dân nhà nông là không phải ra đồng làm việc tay chân. Họ sống nhờ tiền dân dâng khi làm phép rửa-tội cho con trẻ, làm lễ đám-cưới hay làm phép lành lúc lâm-chung. Có chỗ họ được hưởng ¼ của tiền thuế gọi dime. ¼ kia dùng vào việc lo cho dân nghèo hay đau ốm, c̣n lại một nửa là để “cúng” lên các Giám-mục, Tổng-giám-mục hay các Hồng-y. Họ từ trong dân-dă ra và ít học. Nhiều người làm lễ mà không đọc nổi tiếng La-tinh. Ngược lại Hồng-y (măo màu đỏ bắt đầu từ 1245 và áo đỏ được sử dụng ít lâu sau đó) hay Giám-mục thường từ gịng con thứ của gia-đ́nh quư- tộc, có cuộc sống quyền-quư. Đất-đai thuộc về nhà Thờ không thua ǵ đất-đai quư-tộc. V́ họ lo phần hồn cho con chiên, các nhà quư-tộc khi chết đi, thường hay hiến nhà thờ một phần nhỏ đất-đai. Với thời gian họ tích-tụ gia-tài bất-động-sản đáng kể.


H́nh 2: Thánh Benoit

 


Có tiền và có quyền-lực tất-nhiên là có tham-nhũng, mua quan bán tước, từ Giám-mục lên đến Giáo-hoàng. Những gia-đ́nh buôn-bán giàu-có ở Ư-đại-lợi thường hay mua chức- tước trong nhà thờ cho con trai thứ. Mới 15 tuổi chưa thuộc kinh đă là Hồng-y. Giáo-hoàng có quyền lấy tiền “chuộc tội” (indulgences). Bỏ tiền ra th́ không phải xuống địa-ngục. Ngài c̣n có quyền cấm viết những lời hay có hành-động chống- đối nhà thờ. Không nghe th́ sẽ bị mất phép-thông-công (excommunication). Henry đệ Nhị nước Anh, chỉ v́ dính-líu đến vụ giết Tổng-giám-mục Canterbury là Thomas à Beckett (cách gọi Thomas Beckett của người Trung-cổ) mà bị trục- xuất ra khỏi tôn-giáo cho đến khi v́ muốn trấn-an quần-thần, phải vào nhà thờ, cởi áo và tự quất roi vào người rồi mới được tha. Giáo-hoàng và các tu-sĩ c̣n hô- hào thánh-chiến, vấn-đề này sẽ được đề-cập sau.

 

Các tu-sĩ sống cùng với nhau trong các chủng-viện tuy không đến nỗi tệ- hại như loại thứ nhất nhưng cũng có rất nhiều ảnh-hưởng trên đời sống của dân, nhất là về mặt văn-hoá.

 

Đầu-tiên là Thánh Benoit lập ra gịng Biển-đức (Benedictines) vào thế-kỷ thứ sáu. Gịng này lúc đầu đặt ra những luật-lệ rất khắt-khe. Đây là thời-khoá- biểu các lễ hàng ngày Thánh Benoit đặt ra cho các Tu-sĩ Biển-đức:

 

1.    Matine vào lúc hay sau nửa đêm một chút.

2.    Laudes vào 6 giờ sáng. Các tu-sĩ đi ngủ để nguyên quần áo, không dám thay v́ sợ trễ.

3.    Tierce 9:00 sáng. Các tu-sĩ đi lao-động hay chép sách từ 6 giờ tới 9 giờ.

4.    Sexte đúng ngọ

5.    None vào 15:00

6.    Vespers hay Vêpres khi bắt đầu tối, khoảng 17:00 đến 18:00

7.    Complies lúc mặt trời lặn.

8.     

Các tu-sĩ ngoài giờ thờ-phụng Chúa c̣n phải lao-động để tự nuôi lấy thân. Đây là lần đầu-tiên trong lịch-sử Âu-châu mà làm việc tay chân được ca-tụng. Đây lại là điểm tốt của Ky-tô-giáo. Đám quư-tộc không đụng tới lao-động. Lao- động dành cho dân-gian hay nô-lệ. Quư-tộc chỉ tập trận, đi săn hay cưỡi ngựa bắn cung. Tu-sĩ Ky-tô-giáo là những người đầu-tiên ca-ngợi việc làm tay chân.

 

Cũng v́ thành-công trong việc đào mương khơi rănh giỏi hơn nông-dân, họ rất thành- công trong việc trồng-trọt, nhất là nho để làm rượu. Họ thành- công trong công việc, trở thành- giàu có. Làm việc nặng-nhọc không hợp với hoạt-động trí- tuệ, với thời-gian họ thuê nông- dân và họ chỉ cai-quản. Không bằng ḷng với cuộc sống ít kham-khổ của gịng Biển-đức, gịng Xi-tô (Cisterciens) ra đời.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


H́nh 3 Đan-viện Châu-sơn ở Ninh-b́nh

 


Tên lấy từ tỉnh Citeaux. Người khắt khe nhất trong gịng Xi-tô (ngoài Bắc ta gọi họ là gịng Châu-sơn v́ tu-viện của họ tên là Đan-viện Châu-sơn tỉnh Ninh-b́nh) là Bernard de Clairvaux. Ông này là người hô-hào Thánh-chiến thứ hai.

 

Vài thế-kỷ sau, Xi-tô cũng lơ-là trong việc tu nên lại có gịng Capucins (v́ họ có áo với capuchon che đầu). Tôi chưa kể tới các gịng tu-sĩ nhỏ hơn gọi là les Petits Frères như gịng Franciscains do François d’Assise sáng-lập hay gịng Dominicains do Dominique de Guzman sáng-lập vào đầu thế-kỷ 13.

 


V́ tiền-bạc và quyền-hành mà Giám-mục tỉnh Parme trên giường hấp-hối đă từ-chối lễ-thánh lâm-chung. Ông tuyên-bố không tin bất cứ ǵ dính-líu tới Ky- tô-giáo. Hỏi tại sao ông lại nhận chức giám-mục, ông trả lời: “v́ danh-vọng và tiền-bạc đi theo chức-vị đó” (Ít nhất có người thành- thật trước khi lâm-chung). Giám-mục Mathieu thành Toul ở Pháp, mặc dù đă bị Giáo- hoàng trục-xuất khỏi đạo đă 8 năm, đă tổ-chức giết người kế-vị, ăn-cắp đồ-đạc trong nhà thờ và xây lâu-đài bằng tiền cướp được trong địa-phận của ḿnh.

 

Khi có quyền-hành và tiền-bạc, Ky-tô-giáo lại đặt ra Thánh-chiến. Lư-do Giáo-hoàng đưa ra là lấy lại Jerusalem từ tay người Hồi. Nhưng c̣n bao uẩn- khúc khác? Chiếm Trung-đông để chiếm thị-trường gia-vị béo-bở? Khuynh-đảo Constantinople để thống-nhất hai nguồn giáo-lư làm một dưới sự lănh-đạo của La-mă? Huyền-thoại Trung-đông nhiều vàng nhiều bạc? Thánh-chiến bắt đầu với Giáo-hoàng Urbain II vào năm 1095. Có tất cả 9 Thánh-chiến chính. Trong đó Bernard de Clairvaux nói ở trên là người hô-hào thánh-chiến thứ 2 dữ-dội nhất. Ai đi Thánh-chiến bao nhiêu tội trước đó được xoá hết. Không những các quư- tộc, binh-lính mà cả người nhà quê cũng vác xẻng cuốc đi, mặc trên người bộ áo có thập-tự đỏ. Đi thánh-chiến dĩ-nhiên phải có người lo an-ninh hộ-tống. Đó là nguyên-do h́nh-thành của gịng Knights Templar, Knights Hospitaliers, và Teutonic Knights. Ban đầu họ là kỵ-mă. Sau họ lập thành gịng tu với lời thề không làm tiền, chịu nghèo và không lấy vợ . Gịng Kỵ-mă Đền David (the Knights Templar) là gịng giàu có nhất mặc dù thề sống nghèo. Trước khi đi, người đi Thánh-chiến kư giấy uỷ-thác của-cải, đất-đai cho họ nếu chết trên đường đi. Có như vậy mới mong lên Thiên-đàng. Với thời-gian, The Knights Templar đă thu-thập gia-tài đất-đai, của-cải kếch-sù. Với tiền-bạc, họ cho các vua vay nợ. Vua Pháp Philippe Le Bel là nhân-vật muốn thu quyền-hành vào tay ḿnh, không muốn chia-sẻ với một gịng tu quá nhiều ảnh-hưởng đă có phần lấn-át quyền thế- tục của Vua. Phần khác không nói ra là có lẽ Phillippe le Bel muốn xoá món nợ với the Knights Templar nên đă áp-lực Giáo-hoàng Clément V, dựng một vụ kiện vu-khống gịng Templar, bắt các người cầm đầu là Jacques Molay và cộng- sự-viên, tuyên án xử-tử và mang lên dàn-hoả. Trên lư- thuyết, tiền của The Knights Templar   mang   chia   cho the Knights Hospitaliers. Nhưng Vua giữ bao nhiêu, Giáo-hoàng có được đồng nào không, có trời mà biết. Philippe Le Bel đă từng giết dân Do-thái v́ kỳ-thị và cũng v́ muốn “quân-b́nh” các món nợ Vua mượn họ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

H́nh 4 Vua Pháp Philippe le Bel và Giáo-hoàng Clement V buộc tội gịng Templar

 

 

Thánh-chiến tàn-bạo nhất lại không phải là đi Jerusalem mà là đi giết tuyệt-chủng người Cathares hay Albigeois ở vùng xung-quanh Toulouse. Những người này có quan-niệm gọi là Manichéisme: trời-đất có hai thế-lực, thế-lực của Thượng-đế là thế-lực tốt luôn-luôn phải đánh nhau với thế-lực Quỷ-sứ, thế-lực xấu. Suy-nghĩ này phản lại ư-thức-hệ của La-mă, thế là có cuộc chiến diệt hết dân Cathares. Người c̣n sống-sót bị ra toà do gịng Dominicains xử để rồi lên dàn-hoả. Diệt hết Cathares đến nỗi không c̣n hệ-phái này trong lịch-sử nữa.

 

Từ đó La-mă lại đặt ra cái gọi là Inquisition (ṭa-án thẩm-tra) để xử những người đi ngược lại với đạo-lư Ky-tô. Gịng Dominicains do Dominique de Guzman sang-lập để cải-hoá người Cathares rút cuộc lại là gịng giết người Cathares. Không phải chỉ có gịng Dominicains dính-líu tới thẩm-tra mà cả Franciscains và gịng Tên (Jésuites) dính vào tại Tây-ban-nha. Dính rất nhiều máu trên tay. Galilee Galileo cũng bị ra toà Inquisition, nhưng ông rút lại lời nhận xét qua viễn-kính là trái đất xoay quanh mặt trời cho đến được tha, đi ra khỏi  toà án mới nói khẽ: “Tuy nhiên, trái đất vẫn xoay quanh mặt trời”

 

Nói về mê-tín dị-đoan của dân và được khuyến khích bởi nhà thờ th́ một cuốn sách không hết. Trong thời kỳ Trung-cổ, quư nhất là di-vật (reliques) nhất là răng hay xương các Thánh. Nhà thờ muốn có uy-tín phải đi t́m hay mua một di-vật. Hoàng-đế Baldwin II của Constantinople đă bán cho vua Louis IX hay Thánh Louis với một giá kỷ-lục trong lịch-sử cái vương-miện gai của Chúa Giê-  su do lính La-mă đội lên đầu Ngài trước khi đóng lên Thánh-giá(?). St Louis đă xây nhà thờ Sainte Chapelle ở Paris để giữ di-vật này. Đan cái mũ gai tốn bao nhiêu thời giờ? Làm sao biết được vương-miện gai nguyên-thuỷ hay mới đan đêm hôm trước? Người ta mua áo Chúa mặc lúc bị đóng đinh, mồ-hôi trộn với máu khi Chúa c̣n sống trên Thập-tự, răng, miếng bọt biển lau mặt Chúa, v…v…

 

Khi Thomas d’Aquin chết, các tu-sĩ đă chặt đầu xác ông, nấu xác ông để lấy xương. Cái sọ và bộ xương được chia ra làm nhiều phần mang đi bán. V́ lư do này, thánh Romuald thành Ravenna, khi đang đi thăm nước Pháp nghe tin dân tính giết ông v́ ông chết có giá hơn khi ông sống, đă phải giả điên đi trốn.

 

Kể các tội của con người dựa vào tôn-giáo để làm bậy đă nhiều. Đă đến lúc phải kể công-tŕnh của Ky-tô-giáo để lại cho nhân-loại. V́ các tu-sĩ giữ độc- quyền về giáo-dục (giới quư-tộc chỉ nghĩ tới chiến-tranh và ăn chơi), mọi hoạt- động giáo-dục, trí-thức đi từ các nhà tu ra. Các tu-sĩ lo dạy các thư-kư, nhân- viên phục vụ triều-đ́nh. Các tu-sĩ dịch và chép sách về văn-hoá La-Hy lấy từ người Ả-Rập. Không có công-tŕnh của các tu-sĩ Ái-Nhĩ-Lan th́ chúng ta không c̣n biết ǵ về Platon, Aristote, Sénèque, Virgile v…v… Robert de Sorbon là người sáng lập ra Đại-học La Sorbonne tại Paris, trường Y-khoa Montpellier cũng do nhà thờ sang-lập vào thế-kỷ 13…

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Nhờ Thánh-chiến và hành-hương (đường hành-hương đi   St Jean de Compostelle bên Tây-ban-nha), các tu-sĩ nghĩ ra lập các nhà-thương dọc đường để săn sóc người đau ốm. Mới đầu các tu-sĩ gịng Augustin, sau nhiều gịng nhỏ khác cũng tham-gia. Điển- h́nh nhà-thương nổi-tiếng giờ này vẫn c̣n tuy không nhận bệnh nữa Hotel Dieu Beaune, địa phận Bourgogne.  Ở trước cửa có ghi hàng chữ: “Đón người bệnh như đón Đấng Ky-tô. Săn- sóc họ như họ là chủ nhà này” Sau khi nhập- viện, người bệnh được tắm rửa, quần-áo được tẩy chấy rận. Họ được tắm mỗi sáng, vải trải giường thay thường-xuyên. Khi quá đông bệnh-nhân, khi hai người phải chia một giường nhưng vệ-sinh được giữ tuyệt- đối. Khi xuất-viện, quần-áo được vá và giặt trước khi trả lại cho bệnh-nhân. Nói cách khác, bệnh viện giống như ngày nay, với cái khác nhiều t́nh thương từ-bi hơn bệnh-viện ngày nay chỉ nghĩ tới moi tiền bảo- hiểm sức-khoẻ của bệnh-nhân hay Medicare. Truyền-thống đẹp-đẽ này, tôi không biết các tôn-giáo khác có làm không?

 

Ngoài bệnh-viện ra, các tu-sĩ Ky-tô-giáo cũng lập các nhà chẩn-tế giúp người già và người nghèo, các trại cùi-hủi, các trại người-mù v…v…

 

Các tu-sĩ Ky-tô-giáo như nói ở trên là những người đầu-tiên trong lịch-sử làm gương và nêu lên giá-trị đạo-đức trong lao-động tay-chân cho nhân-loại. Quư-tộc th́ không đụng tới v́ cho đây là công-việc của nô-lệ hay người nhà nông. Giá-trị này được thể hiện trong câu tiếng Pháp rất khó dịch sang ngôn-ngữ khác: “L’homme qui ne travaille pas est non seulement un homme pauvre mais un pauvre homme »

 

Nhưng truyền-thống quư-giá nhất mà Ky-Tô-giáo để lại là ư-thức b́nh- đẳng mỗi cá-nhân trước Thượng-đế không phân-biệt giai-cấp, mặc dù tôn-giáo này đă sống chung với vương-quyền trong nhiều thế-kỷ. Ư-niệm dân-chủ, b́nh- đẳng không giai-cấp của Cách-mạng Pháp là hiện-tượng thế-tục-hoá ư-niệm b́nh-đẳng của Ky-tô-giáo.

 

Để kết-luận, từ thế-kỷ thứ 5 đến thế-kỷ 15, xă-hội Âu-châu ch́m trong tôn-giáo. Ảnh-hưởng của La-mă rất mạnh và luôn-luôn xung-đột với thế-quyền của các vua chúa. Giáo-hoàng ngự-trị tuyệt-đối trên khắp Âu-châu ngang với các triều-đ́nh cho đến khi hiện-tượng Phục-hưng xuất-hiện với ư-niệm Nhân-bản (humanism). Con người tuy c̣n thờ-phụng Chúa, nhưng đă bắt đầu nghĩ tới giá- trị của con người, với sự xuất-hiện của Galileo, Leonardo da Vinci, Michael Angelo, Machiavelli. Khi Galileo chứng-minh trái đất quay xung-quanh mặt trời, ông đă phá vỡ chủ-thuyết trái-đất là trung-tâm của vũ-trụ mà nhà thờ đă mượn của Aristote.

 

Phải chờ tới thế-kỷ 17 khi Descartes viết câu “Cogito Ergo Sum” và ư niệm nghi-ngờ khoa- học (le doute scientifique) th́ nhân-loại mới chính-thức đi vào thời kỳ nhân-bản, chú ư vào tiềm-năng của con người hơn là dựa vào thần-quyền.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Khi t́m-ṭi về luận-đề này, tôi học được hai bài học:

 

1.     Tất cả xấu tốt đều do con người, không do ư thức hệ tôn giáo.

2.     Không nên coi thường người xưa và nghĩ rằng họ không đủ văn- minh như chúng ta. Ta sống trong thế hệ có hai Thế-chiến và các cuộc chiến nhỏ khác. Ta sống với vũ-khí hạt-nhân, với Shoah diệt người Do- thái. Ta sống với nạn diệt-chủng Cam-bốt và gần đây ngưới ISIS hỏa- thiêu người sống trong cũi sắt. Ta có thật văn-minh hơn người xưa không?

 

 

 

Sách tham khảo:

1.                La Société Féodale Marc Bloch (Marc Block bị quân Đức xử tử một tháng trước khi Đồng Minh vào Paris)

2.                The Middle Ages Morris Bishop

3.                Féodalités 888-1180 Florian Mazel

4.                L’Histoire des Papes d’Avignon, François de Lannoy

5.                Saints and Sinners: a History of the Popes, Eamon Duffy

6.                La vie au Moyen-Âge

7.                Les grands Ordres Religieux Hier et Aujourd’hui Claire Lesegretain

 

Nguyễn Ngọc Khôi. (3 tháng 7, năm 2017)