Chương 40

 

B́nh sống sót sau trại tù cải tạo

 

Việt Nam đă phải trả một giá đắt hơn nhiều nếu tính về số người bị thiệt mạng và trang thiết bị tổn thất trong cuộc chiến ngắn ngủi và đẫm máu với Trung Cộng, kết quả trực tiếp sau khi Việt Nam tiến hành cuộc chiến xâm lược vào Cambodia. Trung Cộng từ lâu vẫn là quốc gia hỗ trợ chính cho Khmer Đỏ và sự thất bại chóng vánh của họ đă làm mất mặt đàn anh Tàu. Thêm vào đó, có nhiều lư do khác khiến cho quan hệ Việt-Trung gần đây trở nên lạnh nhạt. Những biện pháp hà khắc của Việt Nam nhằm triệt tiêu tư bản chủ nghĩa – các cuộc đổi tiền, đưa dân vào vùng kinh tế mới, v.v. – dưới mắt Trung Cộng là những hành vi lộ liễu để tách biệt thiểu số người Hoa giàu có và thành công vượt bực đang sống trong nước. Đồng thời với những vấn đề hiện tại, mối thù hận truyền kiếp giữa người Việt và láng giềng phương Bắc c̣n sâu đậm hơn nhiều so với sự xung khắc với người Miên.

Liên Xô là nước được hưởng lợi trực tiếp từ sự căng thẳng trong quan hệ Việt-Trung. Với một giá phải trả khá lớn về ngân khoản và liên tục viện trợ quân sự, Hải quân Liên Xô được hoàn toàn tự do ra vào hải cảng Cam Ranh, căn cứ đă được Hoa Kỳ xây dựng và được cho là hải cảng có độ sâu tốt nhất trong vùng. Những hoạt động hải quân của Liên Xô trong vùng Tây Thái B́nh Dương là một mối quan tâm ngày càng lớn của Hoa Kỳ vào thời kỳ nước này đang t́m cách rút ra khỏi những trách nhiệm tại Á châu.

Trung Cộng gọi đó là "Cuộc Chiến Trừng Phạt 1979" và mặc dù chính họ đă chủ động khai chiến, theo lối nói hai mặt của Cộng sản th́ nó được diễn tả như là một "cuộc phản công tự vệ." Chớp nhoáng và dữ dội, cả hai phía cùng một giọng điệu tuyên truyền đặc sệt kiểu Cộng sản đều cho là ḿnh đă chiến thắng. Cả hai bên đều tin rằng có khoảng 30 ngàn người chết trong thời gian ba tuần lễ. Khi chiến cuộc kết thúc, quân Trung Cộng rút về những vùng biên giới ban đầu của họ.

V́ Yên Bái có vị trí gần biên giới Việt-Trung nên Cộng sản đă phải di chuyển những tù nhân đi nơi khác để tránh việc người tù được lính Trung Cộng phóng thích nếu như t́nh h́nh chiến sự đi đến mức đó. Có tin đồn là một số tù nhân đă t́nh nguyện xin tham gia chiến đấu để được giảm án nhưng các yêu cầu này đều bị từ chối. Theo như B́nh biết, không một sĩ quan TQLC nào anh quen đă xin hỗ trợ quân Bắc Việt. B́nh phải công nhận những kẻ nhốt anh khá tinh ranh không giao súng cho bất kỳ sĩ quan TQLC nào v́ những người này sẽ ngay lập tức quay súng lại để chống bọn cai tù.

Từ Yên Bái, B́nh bị chuyển qua Nam Hà là một nơi xa núi và gần biển, về phía Đông Nam Hà Nội. Trước chuyến đi Nam Hà và sau ba năm "cải tạo," cuối cùng B́nh được cho phép viết thư về cho vợ. Mặc dù không ai bảo phải viết thế nào nhưng B́nh thừa hiểu rằng thư sẽ bị các cán bộ kiểm duyệt trước khi đến tay vợ. V́ vậy B́nh viết một lá thư nói chung là b́nh thường, cho có lệ. Anh biết Cầm sẽ hiểu. B́nh nhấn mạnh rằng anh mạnh khỏe, rằng việc học tập tốt và hỏi những câu thông thường như "Em có khỏe không?" và "Con có khỏe không em?" cứ thế và cứ thế.

Cầm dĩ nhiên là vui mừng đến rơi lệ khi nhận được thư chồng. B́nh thực sự c̣n sống. Nàng đă cầu nguyện không ngừng mà vẫn lo âu. Nàng biết chồng ḿnh là một chiến sĩ. Cầm hiểu anh tự coi ḿnh là một con mănh hổ của binh chủng TQLC cũ, và v́ thế anh có thể đă làm những điều khiến anh bị chúng giết hay làm chúng phải nổi điên lên. Tin B́nh c̣n sống là cái tin tuyệt diệu nhất mà Cầm nhận được từ khi đất nước bị cưỡng chiếm.

Lá thư đầu tiên giữa người tù và gia đ́nh đă mở đầu cho sự liên lạc tiếp theo, cũng như cho phép có thể được thăm nuôi. Về mặt nào đó, Cầm đă may mắn không được thăm chồng sớm hơn v́ trong những năm đầu tiên nàng không có khả năng, không thể nào có đủ tiền đút lót cần thiết để được phép đi xa như vậy, huống chi c̣n phải có tiền mua quà để mang vào cho chồng.

Tại cái đất nước Việt Nam đổi mới này, những cái không hề thiếu là sự đau đớn, sự khốn khổ và đói khát. Nói cho cùng th́ Cầm cũng không dư giả ǵ mấy, ngoại trừ trong thời gian làm việc cho người Mỹ đă có thể lo tiền học cho mấy đứa em trai, do đó nàng biết cách để dành tiền. Người dân miền Nam, trước khi Cộng sản áp đặt nhăn hiệu công bằng kinh tế của họ vào đến phần đất phía Nam, nếu họ chưa biết tiện tặn th́ nay v́ nhu cầu, phải biết dành dụm, lo toan, tận dụng vật dụng, biến chế các bữa ăn, tiệc tùng tạm bợ từ những nguồn nghèo hèn kiếm được trong cái thiên đàng xă hội mới này.

Chuyện này tuy khó nhưng rất đơn giản. Mỗi ngày Cầm cố gắng sống với số tiền ít hơn số kiếm được để có dư ra. Với số tiền dành dụm nàng sẽ mua ngay những thứ cụ thể, các thứ không bị mất giá và những thứ sau này có thể đổi thành những loại hàng quan trọng hay quư giá hơn đối với Cầm.

Chẳng mấy ai c̣n tin tưởng vào đồng tiền Cộng sản, nhất là sau những ǵ xảy ra năm 1975. Ngoài chợ đen, tốt nhất là mua bán bằng đô-la (mà đừng để bị bắt), hoặc vàng, hay giản dị nhất là trao đổi hàng hóa; bao nhiêu gạo đổi được một con gà, bao nhiêu thứ này đổi thành thứ kia. Đồng tiền Việt Nam không đến nỗi lạm phát như đồng Reichmark vào thập niên 1920 nhưng nếu xài tiền giấy bạc có in h́nh Hồ Chí Minh th́ phải cần rất nhiều. Và niềm tin càng giảm sút nữa khi chính quyền lại đổi tiền một lần nữa, cũng với luận điệu cũ – nhằm trừng phạt bọn đầu cơ tham lam và tư bản chủ nghĩa – vào tháng 5/1978.

Trong khi Cầm và hàng trăm ngàn bà vợ có chung hoàn cảnh phải giật gấu vá vai, phải bươn chải để nuôi nấng các con và dành dụm từng đồng từng cắc để mỗi năm đi thăm chồng trong tù, th́ những người đàn ông bị kẹt trong đó, nhất là trong những năm đầu tiên, hầu hết trong các trại cải tạo miền Bắc, luôn mơ tưởng đến các món ăn, tưởng tượng đến con cái giờ này trông ra sao, nếu như c̣n nhớ ra nổi, và tin rằng các bà vợ vẫn một ḷng chung thủy. Tác động tâm lư và t́nh cảm trong gia đ́nh, giữa vợ chồng, cha con có thể bị tổn hại vĩnh viễn đến mức không thể diễn tả nổi hoặc không thể hàn gắn được nữa. Những thử thách đó, người ta chỉ có thể đau khổ mà lướt qua và cắn răng chịu đựng.

Vào cuối những năm 1970, những người đă rời Việt Nam đầu tiên như một phần của cộng đồng thứ hai đă ổn định cuộc sống trên quê hương mới. Công việc cần làm đầu tiên của hầu hết mọi người, nam cũng như nữ, cho trọn đạo hiếu là t́m cách tiếp tế cho những người c̣n bị mắc kẹt sau bức màn tre, cho những người mà sự đau khổ là điều chắc chắn. Tại Hoa Kỳ, Pháp, Canada, Úc, và những nơi khác, các đợt sóng đầu tiên của những người t́m kiếm tự do đă đến được bến bờ, những con người mới dũng cảm đă nắm bắt mọi cơ hội bất kỳ khi nào và bất cứ nơi nào họ có mặt. Cho dù họ làm nghề ǵ đi nữa, cho dù họ có kiếm được tiền hay không, họ vẫn đều đặn lo tṛn bổn phận gửi tiền rộng răi về cho vợ, cho chồng, cho cha mẹ, anh chị em, cô d́, chú bác, anh chị em họ, và các thành viên khác trong gia đ́nh.

Chị của Cầm và sáu đứa con đă đi Canada vào năm 1975, trong khi chồng cũng bị mắc kẹt trong một trại cải tạo ở đâu đó tại miền Bắc Việt Nam như B́nh. (Anh này sẽ c̣n ở đó tới hơn mười năm trước khi có thể rời khỏi nước). Đến năm 1977, chị thường xuyên gửi các gói quà ít ỏi so với những người sống ở Canada hay Hoa Kỳ, nhưng chúng gần như cả một kho tàng cho những người như em của cô đi lănh tại Việt Nam. Cho dù hệ thống bưu điện Việt Nam không phải lúc nào cũng an toàn nhưng hầu hết các gói quà đều đến tay người nhận.

Một gói quà điển h́nh thường bao gồm các vật dụng như kem đánh răng, quần áo và thực phẩm. Trong số các mặt hàng thực phẩm th́ kẹo, những đồ ngọt và sô-cô-la được coi như là vàng. Chúng quư giá đến mức không ai dám ăn. Chị của Cầm cứ đều đặn gởi hết gói quà này đến gói nọ, cô rất hiểu giá trị thương mại của chúng. Rất hiếm khi nào Cầm tự cho phép ḿnh được thụ hưởng một chút nhưng thường th́ nàng cũng chiều bé Ngọc một ít. Hầu hết được Cầm cất đi, để dành bán hay trao đổi thành những món sau này có thể bán hay trao đổi nữa. Từ khi đă bắt lại được liên lạc với chồng, Cầm cần có dự trữ để đi thăm và tiếp tế, và khiếu kinh doanh nhạy bén của nàng lại càng trở nên quan trọng hơn.

Việc bắt lại được liên lạc giữa B́nh và Cầm thực sự là một điểm cao, một biến cố quan trọng và là một niềm vui của riêng họ trong hai cái thế giới nhỏ bé; B́nh trong trại tù và Cầm ở Sài G̣n, cả hai cùng cố gắng sống c̣n. Có lẽ mỗi người cùng nhớ lại bài hát xưa, bài ca nói về một người lính đánh trận xa và người yêu ở nhà, cả hai cùng ngắm mặt trăng vào cùng một lúc, và nhờ thế họ cảm thấy được cùng bên nhau, tâm hồn ḥa quyện với nhau dù xa cách ngàn trùng. Bài hát “Cờ Bay trên Quảng Trị thân yêu” đă bị xóa trong danh sách các ca khúc và sẽ không bao giờ được phát trên đài phát thanh nữa. B́nh không được phép viết những điều đó trong các lá thư gởi về nhà. Cán bộ Cộng sản sẽ không cho phép các t́nh cảm "tiểu tư sản" và ủy mị như vậy. Nhưng họ không thể ngăn cấm anh và vợ anh nghĩ về những điều ấy.

Trong lúc này, công việc hàng ngày của B́nh là đập vỡ những tảng đá lớn thành các ḥn đá nhỏ và sau đó mỗi đêm phải nghe liên tục các bài tuyên truyền Cộng sản vô vị. Sáu ngày một tuần, với ngày Chúa nhật được nghỉ nhưng lại phải nghe tuyên truyền nhiều hơn nữa. Đối với Cầm, cuộc sống có đa dạng hơn một chút. Ít nhất nàng có niềm vui được làm mẹ trong những lúc nghỉ ngơi hay làm chuyện ǵ đó để kiếm ra gạo, rau, và có thể là một con cá nhỏ cho con gái, mẹ, và nàng ăn. Nếu ráng sức thêm nữa, có thể để dành thêm chút ít để thăm nuôi chồng. Toàn thể gia đ́nh cùng tham gia vào các nỗ lực và góp chung sức lực để Cầm, bé Ngọc cùng các món quà của họ có thể đi lên phía Bắc thăm B́nh.

 

CHUYẾN ĐI THĂM NAM HÀ LẦN ĐẦU TIÊN

 

Cuộc gặp gỡ đầu tiên của bé Ngọc với cha em, ít nhất là lần mà sau này em đủ lớn để nhớ lại, đă diễn ra trong một hoàn cảnh không lư tưởng chút nào. Em chưa đầy một tuổi th́ cha đă bị đưa đi trong một thời gian vô hạn định do Cộng sản trả thù bắt ông vào trại cải tạo. Cha cô bé vẫn như sống thực nhờ hàng ngày em được nghe mẹ kể hết chuyện này đến chuyện khác về các chiến công của người cha chiến sĩ TQLC và không ngớt nhắc rằng cha rất yêu em. Bé Ngọc ngắm không chán mắt những tấm h́nh c̣n sót lại trong cuốn an-bum gia đ́nh, một trong số ít ỏi đồ vật mà họ không bán để đổi thức ăn và em cũng nghe không biết chán những lời mô tả sống động của mẹ về người đàn ông hào hùng, huyền thoại hiện đang sống ở một góc trời xa xôi nào đó.

Tuy vậy bé Ngọc vẫn vui với cuộc sống ở Sài G̣n. Hoàn cảnh của gia đ́nh em là tất cả những ǵ em biết, vả lại em cũng c̣n quá nhỏ để có thể hiểu được ǵ, cũng giống như nơi hầu hết các gia đ́nh mà họ biết. Hàng ngàn, hàng ngàn trẻ em ở Sài G̣n đă lớn lên mà không nh́n thấy cha, không có ṿng tay cha.

Chuyến xe lửa ba ngày từ Sài G̣n đến trạm chuyển qua chuyến xe cuối cùng đến Nam Hà thật là một chặng đường gian nan. Không thể chợp mắt một lát, không có sự riêng tư, c̣n tiện nghi th́ tối thiểu. Cầm bắt đầu cuộc hành tŕnh với khoảng 250 kư thức ăn, thuốc men và lương khô; một phần trong đó nàng dự tính sẽ bán cho dân miền Bắc lúc nào cũng thèm khát và sẵn sàng mua bất cứ thứ ǵ từ trong miền Nam đưa ra, đặc biệt là một số thức ăn nàng đă mang theo được. Mang theo 250 kư đồ vật – sáu lần trọng lượng cơ thể của ḿnh – và dắt theo con gái là một vấn đề lớn cho việc di chuyển, một thử thách không dành cho những người yếu bóng vía hay kém tinh thần. Cầm mong sẽ bán hoặc trao đổi khoảng 50 kư đồ dành dụm, một phần sẽ được sử dụng để thuê người khuân vác dùm. Những ǵ c̣n lại sẽ trao cho chồng dùng hay trao đổi tùy ư. Khi Cầm và bé Ngọc trở lại Sài G̣n th́ sẽ nhẹ gánh hơn.

Vào năm 1979, ít ra Cộng sản đă có xe lửa chạy xuyên suốt chiều dài của đất nước theo một lịch tŕnh khá thường xuyên. Bọn Cộng sản khắc khổ và thực tiễn chỉ dành sự ưu tiên cho các đảng viên cao cấp nhất trên tàu. Người dân thường th́ chia sẻ sự cơ cực tập thể trên những toa tàu xây dựng sơ sài với những hàng ghế gỗ người ngồi chen chúc nhau và đặc biệt là bốn bề trống trải. Các đầu máy chạy bằng than phà những đám khói đen và muội bẩn theo luồng hơi ẩm ướt thổi ngược vào đám hành khách đang ngồi trơ mặt hứng chịu. Tới lúc đến trạm cuối cuộc hành tŕnh và cho dù Cầm lúc này đă bán được đồ ăn và hàng hóa sản phẩm mong muốn, th́ tất cả các hành khách đă chịu đựng suốt đoạn đường dài, đàn ông, đàn bà, trẻ em, tất cả mọi người, ngoại trừ trẻ sơ sinh nhờ được quấn trong chăn, đều trông giống như những người Việt Nam nhỏ bé và kỳ dị trong tranh biếm họa của Al Jolson, ai cũng đeo một cái mặt nạ đầy bụi than. Cầm cố gắng hết sức để chà rửa hai mẹ con tại một ḍng suối gần đó trước khi họ bước lên chuyến xe sẽ đưa họ tới gần Nam Hà. Cầm muốn ḿnh và con gái trông tươm tất nhất, nàng biết B́nh sẽ vui mừng được nh́n thấy họ, được chạm vào người họ cho dù trông họ có như thế nào đi nữa. Đúng như nàng nghĩ.

Sau khi rời tàu, Cầm thuê hai người phu khuân vác để giúp nàng và bé Ngọc tải tất cả các thực phẩm và lương khô mà họ đă mang theo đến Nam Hà. Cầm cũng mau chóng thuê được một chiếc xe tải nhỏ chở củi đi cùng hướng. Thế là vợ và con gái của B́nh cùng hai người phụ việc tạm thời với khoảng hai trăm kư lô c̣n lại gồm gạo, muối, đường, khô ḅ (tương tự như loại beef jerky của Mỹ), sữa đặc có đường – cùng loại sữa mà người vệ sĩ "Dzắc Ba-Ngón" của B́nh đă thân mến đút cho John Ripley ăn lúc đang mệt lả sau khi phá hủy cây cầu Đông Hà – và một vài mặt hàng thực phẩm khác, một số thuốc men, và đồ dùng vệ sinh, ngồi chễm chệ trên đống than củi đến trước cổng trại Nam Hà.

Khi đến nơi cùng với tất cả đồ tiếp tế, mọi thứ đều bị kiểm tra và sau đó một nữ cán bộ khám xét Cầm và bé Ngọc để bảo đảm họ không mang theo đồ cấm trong người. Sau đó, cả hai mới được phép vào bên trong trại. Hai người giúp việc bị đuổi đi.

Chuyến thăm hai mươi phút mà họ được hưởng là có kèm theo sự hiện diện, luôn luôn có sự hiện diện, của một cán bộ chính trị ở trong pḥng cùng với họ. Hai mẹ con được phép ngồi cùng bàn với B́nh, anh ngồi đối diện với vợ, người cán bộ ngồi đầu bàn. Hai mươi phút là một ân huệ, không phải là quyền lợi. Nhận th́ nhận, không nhận th́ thôi.

Từ lúc B́nh mất tích cho đến ngày hai mẹ con rời Sài G̣n đi thăm nuôi lần đầu tiên, Cầm đă chứng tỏ là một người vợ đảm đang và kiên tŕ, hầu như mỗi ngày, cô đều cho cô con gái cưng xem những tấm h́nh về người đàn ông đă trở thành huyền thoại là cha em. "Cha con đó. Cha yêu con lắm cơ," đó là những lời Cầm lập đi lập lại với con khi cả hai ngắm nh́n không chán người chiến sĩ TQLC rạng rỡ trong đồng phục đứng chung với hai mẹ con hay đứng một ḿnh trong một số tấm h́nh may mắn c̣n sót lại. Cầm kể những câu chuyện về chồng với một nỗ lực bền bỉ để giữ những kỷ niệm của anh luôn sống măi.

Khi hai mẹ con cuối cùng đến được Nam Hà và có cơ hội được gặp B́nh thoáng chốc trong lần đầu tiên sau hơn bốn năm xa cách th́ cuộc hội ngộ ban đầu giữa hai cha con chẳng có ǵ là vui sướng; không hề giống trong phim ảnh hay truyện cổ tích. Người đàn ông trước mặt bé Ngọc đâu phải là cha em, ông ấy đâu có giống chút nào với người đàn ông trong những tấm h́nh mẹ em hàng ngày vẫn cho xem. Ông này hết sức gầy ốm, tuy nở nụ cười nhưng miệng và toàn thân toát ra toàn mùi hôi hám. Ông ta gầy quá. Con người đang đưa tay ra nắm lấy em sao giống người phu hốt rác em từng thấy ở Sài G̣n. Ông làm em sợ. Và sau đó đột nhiên hai mươi phút chấm dứt.

Những trở ngại của cuộc hội ngộ đầu tiên, so với sự ngỡ ngàng của cô con gái, chẳng đáng kể ǵ với B́nh và Cầm. Đối với cả hai người, thậm chí dù con gái có rụt rè không dám lại gần cha, là cả một nỗi vui khôn tả dù rằng thời gian quá ngắn. Đối với bé Ngọc, nh́n thấy cha trong hoàn cảnh này, dù chẳng thảm hại ǵ hơn so với những người gia đ́nh em biết, th́ thật khổ sở, hầu như quá khó khăn cho một bé gái năm tuổi có thể hiểu và nhận thức được hầu có cảm giác thoải mái. Em thật sự đă bị chấn động mạnh bởi những ǵ em chứng kiến và sẽ phải mất một thời gian dài, rất dài để em có thể lấy lại thăng bằng và hiểu tất cả những ǵ đang diễn ra.

Cảm giác khó chịu của bé Ngọc càng tệ hại hơn với chuyến đi trở về. Để trở ra nơi đón xe lửa, hai mẹ con phải đi trở ngược theo con đường cũ mà không có một bóng xe nào để có thể quá giang. Thế là hai người phụ nữ thân yêu nhất của B́nh đă buộc phải đi bộ khoảng mười cây số đường đất, tối om, băng qua những đám rừng rậm ŕ đáng sợ trước khi họ đến được nơi có thể đón xe để ra nhà ga xe lửa. Được nh́n thấy và cầm tay B́nh, được nói chuyện tận mặt và biết rằng anh vẫn c̣n sống và trong t́nh trạng sức khỏe ổn định là điều làm Cầm cảm thấy yên tâm nhất. Bây giờ th́ họ có thể bắt đầu vặn đồng hồ chuẩn bị cho một chuyến đi vào năm tới nếu bọn Cộng sản cho phép. Cũng giống như chồng, Cầm sẽ phải chịu đựng nỗi đau khổ, nhưng nàng sẽ không bao giờ từ bỏ hy vọng cho tương lai. Tương lai của họ.

Chuyến đi ba ngày về nhà ít ra cũng thoải mái hơn về mặt hành lư. Không cần phải trông chừng 250 kư lô hàng hóa nữa nhưng gánh nặng chính bây giờ lại là về mặt t́nh cảm; cho cả Cầm lẫn bé Ngọc. Liệu chồng nàng sẽ sống sót thêm một năm nữa hay không? Liệu bọn Cộng sản có c̣n rộng lượng và cho phép Cầm đến thăm anh một lần nữa? Bao lâu nữa th́ bé Ngọc năm tuổi này mới có hiểu được những ǵ đă thực sự xảy ra?

Cái lư do để tồn tại của Cầm giờ đây, bên cạnh việc chăm sóc con gái, là có thêm việc để dành dụm và tính toán cho những chuyến thăm nuôi sau đó. Và nàng đă thực hiện thêm những chuyến đi khác vào năm 1980, 1981, 1982, và 1983. Chỉ vỏn vẹn hai mươi phút mỗi lần. Trong năm năm thăm chồng, gộp lại vẫn chưa đủ thời gian để xem một lần "To Hell and Back," bộ phim đă có thể chiếu tới hai lần trong khoảng thời gian John Ripley đang ở dưới cầu Đông Hà để đặt chất nổ. Trong thời gian này cả B́nh và Cầm đều đă đi tới Địa Ngục. Họ vẫn chưa trở về. Vào thời điểm này trong cuộc đời, có vẻ họ sẽ chẳng bao giờ có thể trở về được.

Bé Ngọc không c̣n đi Nam Hà vào những lần sau nữa v́ quá tốn kém và v́ đối với em điều ấy nặng nề quá mức chịu đựng. Bà nội trông em trong khi mẹ em phải dành một tuần lễ cho chuyến đi khứ hồi chỉ để thăm chồng trong hai mươi phút ngắn ngủi được ban phát cho. Thời gian trôi qua, bé Ngọc từ từ hiểu được người đàn ông "phu hốt rác" kia đích thực là cha của em, và các chấn thương có phần giảm bớt. Dĩ nhiên là như thế dù muốn hay không. Chẳng có sự lựa chọn nào khác cho những gia đ́nh bị coi là tội phạm dù không bị đem ra xét xử. Giữa mỗi lần thăm nuôi là gần bốn trăm ngày của sự nhàm chán, đơn điệu và đau đớn. Có muốn hay không cũng thế thôi.

CUỘC SỐNG TẠI NAM HÀ ĐỐI VỚI B̀NH VÀ NHỮNG NGƯỜI KHÁC

 

Nam Hà khác với Yên Bái ở nhiều mặt. Gần biển và xa núi hơn, nơi này ấm hơn nhiều cả ban ngày lẫn buổi tối; mặc dù vẫn khá lạnh vào ban đêm. Nhưng ít ra khi có nước để tắm người tù không bị chết cóng v́ muốn được sạch sẽ, hay đúng hơn là được bớt bẩn thỉu đi một chút.

Công việc của B́nh tại Nam Hà chỉ là đập đá – biến những tảng đá lớn thành đá vụn – v́ trại giam đặc biệt này sản xuất nguyên liệu làm bê tông cho nhiều công tŕnh trong vùng lân cận. Anh làm chuyện này hàng ngày. Mỗi một ngày ở Nam Hà anh chỉ làm mỗi một chuyện đó.

Nam Hà c̣n khác với Yên Bái ở chỗ nó là nhà tù được cai quản bởi công an chứ không phải bộ đội nữa. Chính v́ lư do đó nên ở Yên Bái ít ra c̣n có một chút nhân nhượng và tôn trọng giữa hai đối thủ cùng nguồn gốc là lính, c̣n ở Nam Hà th́ không. Có lẽ công an đang điều hành Nam Hà có mặc cảm họ không phải là lính. Nhưng dù ǵ đi nữa, có là mặc cảm tự ti hay không, B́nh nhận thấy bọn lănh đạo và cai tù nói chung hung ác và tham nhũng hơn. Nhưng ít ra tụi nó có thể chịu ăn hối lộ và bị mua chuộc ở mức độ nào đó. Sau khi cho phép gia đ́nh thăm nuôi th́ cuộc sống của tù nhân được dễ chịu hơn đôi chút.

Nhờ những gói quà nhỏ Cầm gửi cho chồng qua đường bưu điện, và những thứ nàng mang vào trại mỗi năm trong các lần thăm nuôi kéo dài 20 phút dưới sự giám sát chặt chẽ, B́nh đă có đồ ăn tốt hơn nhưng anh vẫn gầy g̣ v́ công việc th́ nặng nhọc mà khẩu phần lại ít ỏi khiến tất cả các tù nhân bị suy dinh dưỡng trầm trọng. Trong các nhóm bạn bè mà hầu hết tù nhân tự kết thân với nhau, sau mỗi lần thăm nuôi th́ các đồ ăn và vật dụng cá nhân được chia sẻ cho mọi người được hưởng.

Điều không hiếm xảy ra là sau khi người tù nhận được quà th́ các vệ binh và cán bộ thường cho rằng món đồ này, món đồ kia là không được phép để rồi sau đó tịch thu giữ làm của riêng. Nếu người tù nhận được tiền và bị bắt gặp th́ vệ binh sẽ bắt đổi ra tem phiếu để sử dụng trong "căng-tin" nhà tù. Cái căng-tin này được thiết lập để bọn cán bộ mua các vật dụng. Tù nhân chỉ được mua các thứ c̣n sót lại khi chẳng c̣n ai thèm mua; ví dụ những thứ như bánh lạt đă cứng khô như củi trên quầy hàng, cắn vào chỉ tổ găy răng. Những bà vợ phải linh hoạt hơn trong việc lén dấm dúi tiền mặt cho các ông chồng. Và họ đă làm được chuyện này.

Một trong những món tù nhân thích nhất mỗi khi vợ đến thăm là đường. Đường nguyên chất, đường hột. Với khẩu phần canh lơng bơng, một chút rau, một ít cơm, chất đạm, nhưng không bao giờ có chút thứ ǵ ngọt cả. Ngay đối với người dân b́nh thường không bị tù cũng không có đường mà ăn. Người tù c̣n thèm dữ nữa. Đối với các tù nhân th́ "đường c̣n quư hơn kim cương." Và tạo nhiều niềm vui hơn. V́ vậy, người tù nào cũng cảm thấy đói khát và thèm muốn bất cứ thứ ǵ có vị ngọt, nên khi có được một cục đường nhỏ là họ vội vàng nuốt ngay vào cổ. Đường và kẹo là những thứ không ai thích chia sẻ với người khác, dù là bạn bè, khác với gạo hay kem đánh răng.

Theo thời gian, qua những lần thăm nuôi của vợ và gia đ́nh, B́nh và các bạn anh lén dấu được một số tiền nhỏ và những thứ có thể đổi chác được. Hầu hết các món họ có được là kết quả làm lụng cực nhọc của những người vợ một ḷng tận tụy với chồng. Tại Nam Hà một người tù không biết xoay sở thế nào mà có được một cái radio. V́ lư do an toàn, họ chia nhau mỗi người giữ một bộ phận. Chỉ khi nào cả nhóm họp lại ở sân trại th́ họ mới khéo léo trao cho một người, người này sẽ nhanh chóng ráp cái radio lại và họ túm tụm lại với nhau nhưng vẫn đề pḥng không gây sự chú ư để lắng nghe từ các đài BBC và VOA (Voice of America). Những điều ǵ họ nghe được sau đó sẽ được kể đi kể lại cho những tù nhân không được nghe trực tiếp các tin tức.

Các tù nhân biết thêm về thế giới bên ngoài nhiều hơn cả đám cán bộ. Họ biết về cuộc chiến tranh với Trung Quốc. Họ biết Liên Xô đă xâm chiếm Afghanistan. Họ biết về phi thuyền coi thoi mặc dù không biết chính xác trông nó ra như thế nào. Họ biết về hầu như mọi thứ. Các cựu sĩ quan VNCH trong cái thế giới nhỏ bé của B́nh đă bị đặc biệt xáo trộn khi họ biết có người đă mưu toan ám sát vị Tổng thống chống Cộng nổi tiếng là Ronald Reagan. Sự kiện ông đă sống sót sau bị bắn được xem như là một điềm may mắn.

Trong khi lén lút nghe các chương tŕnh phát thanh của đài VOA th́ B́nh và các bạn anh lần đầu tiên nghe nói về một cái ǵ đó gọi là Chương tŕnh Ra Đi Có Trật Tự, gọi tắt là ODP (The Orderly Departure Program). Chương tŕnh Ra Đi Có Trật Tự  được thiết lập vào năm 1979 như là một cách để xúc tiến việc nhập cư những người Việt Nam vào Hoa Kỳ. Ba chữ "ODP" đă trở thành gần như một phép màu, một câu thần chú đem lại cho rất nhiều người đang chịu đựng những đau khổ triền miên nhưng "không chịu cải tạo" một hy vọng mới cho tương lai. Chính trong lúc vẫn c̣n là một tù nhân tại Nam Hà mà Lê Bá B́nh đă quyết định rằng anh và gia đ́nh anh sẽ được đi Mỹ. Dù trước hay sau cũng vậy.

Cuộc chiến Việt Nam, ít nhất là cái chiến tranh qua nhăn quan những người Mỹ đă đến và tham gia đầu tư với quá nhiều nhân lực và vật chất, vẫn c̣n đang tiếp diễn, mặc dù không cụ thể và khó nhận thấy. Cái chiến thắng mà nỗ lực của người Mỹ không đạt được, cái chiến thắng chưa bao giờ được định nghĩa và có mục tiêu, giờ đây lại diễn ra giữa bọn cai ngục Cộng sản và những người nô lệ mới.

Không giống như trận chiến thông thường mà hai đối thủ được vũ trang với các giới hạn về nhân lực và vơ khí, giao tranh với nhau cho đến khi hết lính hay đạn dược và rồi rút lui; để tồn tại trong cái trại cải tạo này đ̣i hỏi những khả năng và sức mạnh khác. Giao chiến trong các trại tù được chuyển sang một đấu trường hoàn toàn khác. Ngoài bọn cai ngục, kẻ thù mới bây giờ là thời gian và sự nghi ngờ, nỗi tuyệt vọng và cơn đói. Để giành chiến thắng, người lính phải biết nhẫn nhục, khắc phục sự nghi ngờ, và dẹp bỏ sự tuyệt vọng và cơn đói. Phải thực hiện cho bằng được hay là chết. Mỗi ngày đều như vậy. Bọn Cộng sản có thể nắm thân xác và kiểm soát dạ dày tù nhân, nhưng trái tim và tâm trí của họ không nhất thiết phải theo chúng. Và cuộc chiến vẫn tiếp diễn; không có đoạn kết.

Đối với B́nh và những người bị lao vào trong cuộc chiến hàng ngày để dành quyền kiểm soát tư tưởng và ư chí trả thù, quan niệm về chiến thắng đă giảm xuống tới những điều nhỏ nhặt nhất. Một ngày mới chậm răi đến để thay thế một ngày qua đi cũng chậm chạp như vậy, nếu một người c̣n sống mà không hoàn toàn bị bẻ găy hay đầu hàng th́ đă là một chiến thắng rồi. Một ngày mới nếu một người, nhân lên số rất nhiều người c̣n lại trong hàng trăm trại trên tất cả các chốn ngục tù tại miền Nam, mà chưa chịu bỏ cuộc và phản bội chạy qua phía bên kia, th́ đó cũng là chiến thắng. Mỗi ngày mới mang lại cho B́nh một ngày gần hơn đến tự do hay là chết, và B́nh biết rằng bằng cách nào đi chăng nữa anh cũng sẽ từ giă bất cứ trại tù nào đang ở mà không đầu hàng trước những lời dối trá và ngu si mà đám cai ngục đang cố t́m mọi cách nhồi nhét vào đầu anh.

Những kẻ bây giờ kiểm soát toàn bộ đất nước Việt Nam đă xóa tất cả sự thật về TQLC và QLVNCH ra khỏi các sách về lịch sử. Các bản in bài hát "Cờ Bay trên  Quảng Trị Thân Yêu" nếu bị t́m thấy và tịch thu đều bị bọn Cộng sản tiêu hủy. Bài đó sẽ không bao giờ được hát trên làn sóng phát thanh miễn phí của cái nước Cộng ḥa Xă hội Chủ nghĩa Việt Nam nữa. Nhưng không ai có thể giữ cho nó không cất lên trong tâm trí của Lê Bá B́nh hay tâm tưởng bạn bè anh và các bạn tù khác; và chiến thắng nằm ngay tại đó.

Trong tiềm thức B́nh nhớ lại cuộc tṛ chuyện anh sớm được nghe trong thời gian "cải tạo" giữa một tù nhân mà anh không thể nhớ tên, và một cai ngục anh cũng không sao nhớ nổi. "Các anh sẽ giữ chúng tôi bao lâu?" là câu hỏi thiết tha nhất của người tù.

Câu trả lời, vào thời điểm đó nghe quá tàn nhẫn dù chỉ nghĩ đến thôi, lạnh lùng và thẳng thừng: "Các anh sẽ phải cải tạo một năm cho mỗi năm phục vụ trong chính phủ bù nh́n." Nhận xét ban đầu này cuối cùng đă chứng minh là chính xác với hầu hết các tù nhân. (*)

Để chỉ sống được thêm một ngày khi phải đối mặt với những điều kiện khủng khiếp, thường xuyên bị cô lập cả về thể xác lẫn t́nh cảm, để sống c̣n với đám vệ binh và cán bộ mà sự dễ chịu nhất là có thái độ xa cách c̣n khó chịu nhất là lạnh lùng và tàn bạo, để sống trong sự bẩn thỉu và bệnh tật, bị ly cách với gia đ́nh và chỉ c̣n tin tưởng vào bạn đồng đội ở bên cạnh, vài lá thư nhỏ giọt từ nhà và bây giờ mỗi năm được một lần hai mươi phút thăm nuôi dưới sự giám sát; sống mà không có thực phẩm và thuốc men đầy đủ, sống với cơn đói kinh niên, với cái rét cóng không hơi ấm ban đêm, với cái nóng bức khô cháy trong ngày, để cố gắng ngủ với tiếng vo ve the thé của đám muỗi mang mầm bệnh luôn ra rả bên tai và hút máu v́ mùng được phát luôn luôn có lỗ; cứ sống như thế, ngày qua ngày, để thấy ḿnh bị hạ thấp đến tận cùng mà vẫn không bỏ cuộc, đó cũng chính là chiến thắng. Và cứ thế cuộc chiến tiếp tục, không có hồi kết.

Đối với những người Mỹ c̣n ở lại Sài G̣n – nay đổi tên là thành phố Hồ Chí Minh – cho đến ngày cuối cùng đầy cay đắng th́ sự sụp đổ xuống vực thẳm về kinh tế đă làm cho nơi này gần như không thể nào nhận ra được nữa trong những năm ngay sau khi bị Cộng sản tiếp thu. Những người Mỹ này vẫn c̣n nhớ là trước đoạn kết, cũng có nhiều người nghèo, nhiều kẻ ăn xin trên các đường phố, nhiều người cần được giúp đỡ. Tuy vậy, dù với tất cả sự khốn khổ gây ra bởi chiến tranh mà bọn Cộng sản đổ tại Thiệu, Nixon hay Kissinger, dân chúng vẫn có thực phẩm để mà mua. Chợ búa vẫn có rau trái, thịt cá và hàng hóa.

Vào năm 1979, sự nghèo khổ và mất sản xuất do toan tính dẹp bỏ các thành phần kinh tế tự do đă làm tăng thêm sự thiếu thốn cho một tỉ lệ dân số lớn hơn, có thể nói là 100% dân chúng. Do sắc luật của chính quyền, các định luật về cung cầu đă bị băi bỏ. Mặc dù vậy, vật giá vẫn t́m cách len lỏi qua ngă chợ đen để phân bổ lại các phương tiện khan hiếm. Các món quà cứu đói từ Hoa Kỳ, Canada, Pháp hay bất kỳ nơi nào khác đă trở thành nguồn hàng hóa chính để bổ sung những ǵ mà Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam không c̣n sản xuất được nữa.

 

 

 

(*) Một điều rất b́nh thường là những sĩ quan cấp cao hơn B́nh, Đại tá hay Tướng cuối cùng phải trải qua từ 16 đến 17 năm tù cải tạo, nếu bằng cách nào đó mà họ c̣n sống sót lâu như vậy. Những người này và gia đ́nh họ đă gặp khó khăn nhiều hơn về t́nh cảm và tâm lư sau khi được đoàn tụ lại.

 

 

 

 

 

 

 

A033_C003_05141I_001

 

Nữ tài tử Lynn Trần đóng vai Cầm Bành

 

 

 

 

 

 

B018_C008_0101N7_001

 

Cảnh tù cải tạo trong phim "Ride The Thunder"