*9

LÀM TRAI ĐÂU XÁ THỨ CÔN LÔN

PHAN CHU TRINH VỚI PHONG TRÀO DUY TÂN

 

       Phan Chu Trinh, hiệu Tây Hồ, biệt hiệu Hy Mă, sinh năm 1872 ở làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Cha ông là Phan Văn B́nh giữ một chức vơ quan nhỏ, sau năm 1885 theo phong trào Cần Vương trong tỉnh, làm chuyển vận sứ phụ trách việc quân lương. Ông Bình sau lại bị giết bởi chính nhóm Cần Vương vì họ nghi ngờ ông phản lại phong trào.

       Năm cha mất, Phan Chu Trinh mới 16 tuổi, gia đ́nh phải dựa vào sự lo liệu của người anh cả. Năm 1892, ông đi học, bạn cùng học là Huỳnh Thúc Kháng kém ông 4 tuổi. Ông nổi tiếng học giỏi. Năm 1900, Phan Chu Trinh đỗ cử nhân cùng khóa với Huỳnh Thúc Kháng và Phan Bội Châu; năm sau (1901), ông đỗ phó bảng cùng khoá với Ngô Đức Kế, Nguyễn Sinh Sắc. Năm 1902, ông vào học trường Hậu bổ, rồi ra làm quan với chức quan Thừa biện bộ Lễ. Tại triều đ́nh, ông được chứng kiến cảnh mục nát, hủ bại của quan trường, nên sinh ra chán nản. Nhưng chính vào thời gian đó, ông giao du với nhiều người có tư tưởng canh tân như Thân Trọng Huề, Đào Nguyên Phổ, Vũ Phạm Hàm, Ngô Đức Kế..., được đọc Tân thư giới thiệu tư tưởng duy tân của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, tư tưởng dân quyền của Rousseau, Montesquieu..., phong trào Duy Tân ở Nhật Bản, cách mạng ở Pháp, Mỹ.

       Tháng 7.1904, Phan Chu Trinh gặp Phan Bội Châu, trên ông 5 tuổi và hai người trở thành đôi bạn tâm đắc. Năm 1905, lấy cớ phải chăm lo việc thờ phụng tổ tiên thay anh cả đă mất, ông cáo quan về quê và được thay thế bởi Nguyễn Sinh SắcKhoảng tháng 3 - 4.1906 ông gặp lại Phan Bội Châu tại Quảng Đông rồi cùng đi Nhật, nhưng ông chỉ ở lại vài tháng rồi do bất đồng ý kiến về đường lối tranh đấu, ông trở lại Việt Nam.

       Ông chủ trương chưa đặt ngay nhiệm vụ khôi phục chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc, mà phải dựa vào Pháp để lo các nhiệm vụ cấp bách là:

- Chấn dân khí: thức tỉnh tinh thần tự lực tự cường, mọi người giác ngộ được quyền lợi của ḿnh, giải thoát được nọc độc chuyên chế.

- Khai dân trí: bỏ lối học tầm chương trích cú, mở trường dạy chữ Quốc ngữ, kiến thức khoa học thực dụng, bài trừ hủ tục xa hoa.

- Hậu dân sinh: phát triển kinh tế, cho dân khai hoang làm vườn, lập hội buôn, sản xuất hàng nội hóa...

       Tháng 7.1907, Phan Chu Trinh ra Hà Nội tham gia giảng dạy ở Đông Kinh nghĩa thục, thu hút rất đông người đến nghe.

       Đầu tháng 3.1908, cuộc nổi dậy đ̣i giảm sưu thuế của nông dân bùng nổ tại Quảng Nam, rồi lan ra các tỉnh. Khâm sứ Trung Kỳ nhờ Thống sứ Bắc Kỳ cho bắt Phan Chu Trinh tại Hà Nội ngày 31.3, sau đó giải về Huế giao cho Nam triều giam giữ. Hội đồng xét xử gồm các quan lại Nam triều, có Khâm sứ Trung Kỳ ngồi dự đă kết án tử hình. Nhưng do sự can thiệp kịp thời của những người Pháp có thiện chí và những đại diện của Liên minh nhân quyền tại Hà Nội, Phan Chu Trinh chỉ bị đày đi Côn Đảo.

       Đầu mùa hè năm 1910, Thống đốc Nam Kỳ theo lệnh của Toàn quyền Đông Dương ra Côn Đảo thẩm vấn riêng Phan Chu Trinh. Tháng 8.1910, ông được đưa về đất liền. Tại Sài G̣n, một hội đồng xử lại bản án được thiết lập, ông được "ân xá", nhưng buộc phải quản thúc ở Mỹ Tho. Tại đây, Nguyễn Sinh Sắc có đưa Nguyễn Tất Thành tới gặp ông để gửi gấm Thành trong tương lai. Ông viết thư cho Toàn quyền đ̣i được sang Pháp hoặc trở lại Côn Đảo, nhất định không chịu cảnh bị giam lỏng ở Mỹ Tho. V́ vậy, nhân dịp có nghị định ngày 31.10.1908 của Chính phủ Pháp về việc lập một nhóm giảng dạy tiếng Hán tại Pháp, chính quyền Đông Dương cử một phái đoàn giáo dục Đông Dương sang Pháp, Phan Chu Trinh cùng con trai là Phan Châu Dật đi theo đoàn này vào ngày 1.4.1911 trước khi Nguyễn Tất Thành lên tàu xuất dương khoảng hai tháng.

        Sang tới Pháp, ông t́m cách liên hệ với những người trong Liên minh nhân quyền và Đảng Xă hội Pháp. Nhiều Việt kiều tại Pháp như Nguyễn An Ninh, Nguyễn Thế Truyền, Phan Văn Trường, Nguyễn Văn Ái, Lê Đức Long, Trần Tiến Nam, Nguyễn Ái Quốc thường đến hội họp với Phan Chu Trinh, tiếp tục hoạt động trong Hội những người An Nam yêu nước. Phan Chu Trinh cùng với Phan Văn Trường còn tái lập Hội Ái Hữu đồng bào gồm những Việt kiều gắn bó với quê hương do Trần Tiến Nam làm chủ tịch. Hội này đã thành lập từ năm 1912 do Phan Văn Trường làm chủ tịch nhưng tới năm 1914 khi ông bị bắt thì hội ngưng họat động.

       Ông cùng Phan Văn Trường viết bản điều trần về cuộc đấu tranh chống sưu thuế năm 1908 ở miền trung Việt Nam gửi Liên minh nhân quyền. Cả hai ông Trường và Trinh bị bắt một thời gian, hội những người An Nam yêu nước bị cấm hoạt động, riêng ông Trinh còn bị cắt tiền trợ cấp sinh hoạt nên trong những năm sống ở Paris, ông làm nghề rửa ảnh do ông Khánh Ký chỉ dẫn để sinh sống.

       Năm 1925, ông về nước và mất ở Sài G̣n ngày 24.3.1926 vì bệnh lao phổi. Đám tang ông nhằm ngày chủ nhật lễ Phục sinh, có hơn 60.000 đồng bào tự động tới tiễn đưa, đủ nói lên tấm lòng biết ơn và cảm phục Phan Chu Trinh như thế nào, chưa kể hầu hết các trường học đều bãi khóa tỏ lòng thương tiếc một chiến sĩ quốc gia. Cuộc đời hoạt động cách mạng của ông coi như không thành công vì ông chủ trương dựa vào Pháp để thực hiện đường lối duy tân như bên Nhật.

       Trong vụ biểu tình phản đối chính sách thực dân dịp tang lễ Phan Chu Trinh này, Nguyễn An Ninh bị 2 năm tù vì kích động sự chống đối chính phủ và nhiều học sinh bị đuổi học vì đã tham gia bãi khóa. Từ trước chưa có một sự việc nào vĩ đại như thế.

SỰ CỘNG TÁC GIỮA PHAN CHU TRINH VÀ NGUYỄN ÁI QUỐC

       Nguyễn Tất Thành trước khi xuất dương đã được thân sinh là Phó bảng Sắc đưa xuống Mỹ Tho giới thiệu với Phan Chu Trinh lúc ấy đang bị quản thúc tại đó. Trước khi Thành xuống tàu xuất dương, Sắc còn cẩn thận gửi thư cho ông Phan để gửi gấm Thành. Tới Le Havre, Thành có tìm gặp ông Phan nhiều lần. Khi Thành sang nước Anh, Thành vẫn tiếp tục liên lạc với ông Phan qua thư từ.

       Có ba bức thư với thủ bút của Tất Thành mà cụ Phan c̣n giữ được đem về nước năm 1925 và gia đ́nh đă gửi ra tặng Trung ương Đảng Cộng sản, nay lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh… Có lẽ do yêu cầu bảo mật, các thư đều không được ghi ngày tháng. Nguyên văn bức thư thứ nhất như sau:

Hy Mă nghi bá đại nhơn,

Cách đây không tiếp được tôn tín, không hay Bác hành chỉ thế nào và sự thể bên ta thế nào?  Và cháu muốn biết như cháu có thể gặp Bác trước lúc Bác đi hay không, v́ cháu rất cần một ít lời tôn hội, xin Bác trả lời liền cho cháu v́ chừng trong tuần lễ cháu sẽ xuống tàu “đi chưa biết đâu”. Kính chúc Bác, M. Trường và em Dật và các đồng bào yên hảo”.

C.Đ. Tất Thành    10. Orchard Place

 (C.Đ. là cuồng điệt. Bức thư có thể viết tại Le Havre khi Thành mới tới Pháp.)

Sau thư trên có thể đă có cuộc gặp gỡ giữa cụ Phan Chu Trinh và Tất Thành tại Paris trước chuyến đi xa bằng tàu biển tới cả Mỹ. Nhưng Thành không ở Mỹ lâu, trong khoảng đầu năm 1913 đă trở về Le Havre, cùng bàn bạc với cụ Phan và chuyển sang ở Anh. Thành đă gửi bức thư sau từ Anh cho cụ Phan:

 

“Hy Mă nghi bá đại nhơn,

Cháu kính chúc Bác, em Dật và ông Trường, mấy anh em ta ở Paris đều mạnh giỏi. Nay cháu đă t́m nơi để học tiếng. Mấy bốn tháng rưỡi nay th́ chỉ làm với Tây, nói tiếng Tây luôn. Tuy ở Anh nhưng chẳng khác ǵ ở Pháp và ngày tháng chỉ lo làm cho khỏi đói chứ chẳng học được bao nhiêu. Cháu ao ước rằng 4, 5 tháng nữa khi gặp Bác th́ cháu sẽ nói và hiểu được tiếng Anh nhiều nhiều.

Bên ta có ǵ mới không? Và nếu Bác dịch xong mấy hồi rồi xin Bác gởi cho cháu. Chuyến này Bác sẽ đi nghỉ hè ở đâu?

Nay kính

Cuồng điệt Tất Thành

Crayton Court Hotel, London   

 

Câu cuối thư không nói ǵ đến không khí chiến tranh, cho phép ta đoán thời gian viết thư khoảng giữa năm 1913.

Câu “Xin gởi mấy hồi sau” của một bản dịch chắc là của tập Giai nhơn kỳ ngộ mà Tất Thành đă đọc “mấy hồi trước” trong một chuyến đến thăm cụ Phan trước đó.

       Ngoài hai bức thư trên, cụ Phan c̣n giữ được một bưu thiếp của cuồng điệt Tất Thành sau khi Thế giới Đại chiến I đã xảy ra, gửi từ một địa phương ở Anh. Nội dung là một bài thơ tám câu bảy chữ nói lên cảm xúc của bản thân với tác phẩm “Giai nhân kỳ ngộ” Cụ Phan đă phóng tác…

       Có một bức thư thứ tư của Tất Thành do bà Thu Trang Gaspard t́m được bản dịch tiếng Pháp ở thư khố của Bộ Ngoại giao Pháp đă dịch lại như sau:

       “Kính gởi Nghị bá đại nhơn

Tiếng súng đă rền vang và thây người đă phủ trên đất. Năm cường quốc đă vào ṿng chiến và chín nước đang đánh nhau. Cháu chợt nhớ đến thư cách đây mấy tháng đă viết về cơn giông băo này. Định mệnh sẽ dành cho chúng ta nhiều bất ngờ và không thể nói trước ai sẽ thắng…

Các nước trung lập c̣n đang lưỡng lự và các nước tham chiến chưa rơ được ư họ. T́nh h́nh như vậy ai nhúng mũi vào th́ chỉ có thể đứng về phía này hoặc phía kia. H́nh như người Nhật có ư nhúng tay vào. Cháu nghĩ trong ṿng ba, bốn tháng nữa số phận châu Á sẽ thay đổi, và thay đổi nhiều. Mặc kệ những kẻ đang đánh nhau và bạo động, phần chúng ta hăy cứ b́nh tâm.

Xin gởi lời thăm Nghi bá và em Dật. Xin trả lời cháu về địa chỉ sau đây:

Nguyễn Tất Thành

Số nhà 8

Stephen Tottenham Rd. London”.

       Thư trên được viết khi cuộc chiến đă diễn ra ác liệt. Nhưng theo tài liệu sưu tầm được th́ Phan Chu Trinh cùng với Phan Văn Trường đă bị bắt ngày 14.9.1914, chỉ hơn một tháng sau khi chiến tranh bắt đầu. Như vậy có thể là Tất Thành đă viết thư khi chưa biết cụ Phan bị bắt và thư này đă bị cơ quan điều tra lấy được, cho dịch và gửi cho Bộ Ngoại giao.

       Ngoài ra, báo cáo kết thúc vụ án của Dự thẩm ṭa án binh viết rơ là “Soát nhà Phan Chu Trinh đă lấy được nhiều thứ rất khả nghi trong đó có các thư của Tất Thành ở số 8 đường Stephen Road – Tottenham ở London, đă gửi công hàm cho Chính phủ Anh nhờ soát nhà Tất Thành nhưng không được phía Anh đáp ứng”.

       Các tài liệu trên cho thấy mối quan hệ thân t́nh giữa ông Hồ và cụ Phan ngay từ trong nước cho tới ngoài nước trong hoạt động cách mạng. Trên thực tế cụ Phan đã cố vấn và trợ giúp cho ông Hồ rất nhiều cũng như cụ Phan Bội Châu sau này tại Trung quốc nên có thể nói sự cộng tác của hai tiền bối họ Phan đã đem lại rất nhiều  thuận tiện cho sự hoạt động của ông Hồ.

       Vào tháng 11.1919, mật thám Pháp có nhận xét về ba người như sau:

       “Đa số những người thông ngôn đă nhận xét về Phan Chu Trinh là một nhà cách mạng khôn khéo, Phan Văn Trường là người đă diễn dịch tư tưởng của ông, c̣n Quốc th́ là một nhà nho cộng sự của hai người trên, ít ai biết”.

       Sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, đời sống ở Pháp rất khó khăn, vất vả. nhưng Phan Chu Trinh lúc ấy đă thành thạo nghề thợ sửa ảnh do Khánh Ký hướng dẫn. Mỗi tháng Cụ kiếm được độ 100 quan, nên đă hết lòng giúp đỡ Nguyễn Ái Quốc. Ngoài việc chỉ dạy Quốc trong nghề nghiệp chụp và rửa ảnh, trong thời gian đầu, cụ Phan Chu Trinh c̣n giới thiệu với những người bạn Pháp sau này cũng đã trợ lực rất nhiều cho Quốc.

        Nhiều mật báo đă gửi về cho Bộ Thuộc địa Pháp cho biết: “Quốc ở nhà của Phan Văn Trường. Sinh sống th́ do Khánh Kư và Phan Chu Trinh cấp dưỡng, mỗi tháng không quá 500 Francs”.

 

CHÚ GIẢI:

- Nhan đề của chương này lấy từ bài thơ tứ tuyệt của Phan Chu Trinh theo truyện kể là

 ông bị giam tại Phủ Thừa ít lâu rồi bị đi đày Côn đảo. Khi đi ngang qua cửa Thượng Tứ, ông xuất khẩu bài thơ tứ tuyệt, được Phan Khôi dịch ra dưới đây:

 

       Luy tuy thiết toả xuất đô môn        Mang xiềng nhẹ bước khỏi đô môn

       Khẳng khái bi ca thiệt thượng tồn Hăng hái hò reo lưỡi vẫn còn

       Quốc thổ trầm luân dân tộc lụy     Đất nước hãm chìm dân tộc héo

       Nam nhi hà sự phạ Côn Lôn            Làm trai đâu xá thứ Côn Lôn.

- Bài thơ Nguyễn Ái Quốc gửi cho Phan Chu Trinh như sau:

 

Chọc trời khuấy nước tiếng đùng đùng
Phải có kiên cương mới gọi hùng
Vai cứng long lanh ngoài ách tớ
Má đào nóng nảy giới quyền chồng
Lợi chung dầu sẽ mua về được
Kiếp mong chi nài sự có không
Ba hột đạn - thầm hai tấc lưỡi
Sao cho ích giống mấy cam ḷng

 

- Tư tưởng lập hiến của Phan Chu Trinh (1872-1926) Tạp chí Nghiên Cứu Lịch Sử – TS Thái Vĩnh Thắng / Đại học Luật Hà Nội

       Một trong những chiến sĩ tiên phong khởi xướng và truyền bá tư tưởng dân chủ và tư tưởng lập hiến ở Việt Nam là Phan Chu Trinh. Vào năm 1902, Phan Chu Trinh đă bắt đầu tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây và những tư tưởng cải cách đất nước của Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Bạch. Những nguồn tư tưởng này giúp ông đề xướng tư tưởng “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”. Phan Chu Trinh đă coi việc mở mang dân trí là tiền đề để xây dựng xă hội dân chủ. Là người kịch liệt phản đối chế độ quân chủ chuyên chế, ông đă viết:“Cái độc chuyên chế cùng cái hủ nho nhà ta đă trở thành chứng bệnh bất trị mà học thuyết tự do, dân quyền Âu Tây là vị thuốc đắng để chữa bệnh đó”. Ông đưa ra tư tưởng dân quyền, chủ trương bầu cử những người xứng đáng vào bộ máy nhà nước.

       Năm 1922, trong Thư thất điều gửi Hoàng đế Khải Định ông đă buộc tội nền quân chủ chuyên chế là nguyên nhân sâu xa làm cho dân tộc ta suy yếu và để mất độc lập, chủ quyền.

Ông nêu ra 7 tội đáng phải chết của Khải Định là:
1. Tôn bậy quân quyền
2. Thưởng phạt không công b́nh
3. Chuộng sự quỳ lạy
4. Tiêu xài hoang phí
5. Phục sức không đúng phép tắc quân vương
6. Chơi bời vô độ
7. Chuyến này đi Pháp với mục đích ám muội, duy tŕ quân quyền.

       Công kích Khải Định ông viết: “Đó chẳng phải là công kích cá nhân Bệ hạ mà là công kích một hôn quân, cũng không phải v́ tư kỷ của Trinh này mà làm, mà v́ hai mươi triệu đồng bào xô ngă chuyên chế, ủng hộ tự do vậy”.

       Tư tưởng xây dựng Hiến pháp và một nhà nước dân chủ thể hiện rất rơ trong bài diễn thuyết “Quân trị và dân trị chủ nghĩa” của ông tại Hội Khuyến học Sài g̣n:

       “Trong nước có Hiến pháp, ai cũng phải tôn trọng Hiến pháp, cái quyền của Chính phủ cũng bởi Hiến pháp quy định cho, lười biếng không được mà dẫu có muốn áp chế cũng không chỗ nào tḥ ra được. Vả lại, khi có điều ǵ vi phạm đến pháp luật th́ người nào cũng như người nào, từ ông Tổng thống đến một người nhà quê cũng chịu theo pháp luật như nhau”.

       Không những cổ vũ cho thuyết dân trị, Phan Chu Trinh c̣n phân tích một cách sâu sắc những ưu thế của việc tổ chức bộ máy nhà nước theo nguyên tắc phân chia quyền lực của John Locke và Montesquieu.

       Điều đáng lưu ư nhất trong tư tưởng lập hiến, lập pháp của Phan Chu Trinh chính là ở chỗ tuy đánh giá cao tư tưởng lập hiến, lập pháp của Montesquieu và Rousseau nhưng ông hoàn toàn chống lại những người tiếp thu một cách máy móc tư tưởng phương Tây. Trong bài diễn thuyết “Đạo đức và luân lư Đông Tây” ông gọi những người nho học cũ và bảo thủ là “hủ nho” c̣n những người tây học mất gốc, sùng bái nước ngoài vô lối là “hủ tây”. Ông nói rằng: cả “hủ nho” và “hủ tây” đều là loại người dân nước phải biết phân biệt để tránh cho xa, kẻo mang họa cho dân nước.

        Như vậy có thể thấy, tư tưởng lập hiến, lập pháp của Phan Chu Trinh là gạn lọc những tinh hoa của tư tưởng dân chủ phương Tây cũng như những yếu tố dân chủ tốt đẹp của công xă nông thôn và đạo đức thuần khiết của phương Đông để xây dựng một nền Hiến pháp và pháp luật cho nước nhà khi dân ta làm chủ đất nước.

 

- Người con gái thứ ba của ông là Phan Thị Châu Lan, lấy Nguyễn Đồng Hợi có một con gái tên Nguyễn Thị Châu Sa, sau này là Nguyễn Thị Bình trong Mặt trận Giải phóng miền Nam.

 

- Đông Kinh Nghĩa Thục được mở tháng 3.1907 tại số 4 và 10 phố Hàng Đào, là nhà của ông Thục trưởng tức Hiệu trưng Lương Văn Can còn gọi là cự Cử Can, còn giám học là ông Nguyễn Quyền còn gọi là ông Huấn Quyền. Trường có mục đích quảng bá việc học và viết chữ Quốc ngữ, canh tân nếp sống, nâng cao lòng ái quốc, truyền bá các tư tưởng và hc thuật mới, phối hợp hoạt động với các sĩ phu xuất dương, cụ thể là yểm trợ phong trào Đông du của Phan Bội Châu và phong trào Duy tân của Phan Chu Trinh. Tuy nhiên thực dân Pháp cho trường có chủ trương chống Pháp nên bị đóng cửa vào tháng 12.1907. Ông Lương Văn Can sau bị đầy đi Nam Vang 8 năm mới được trở về nước. Ông Nguyễn Quyền bị đầy đi Côn Đảo rồi bị đi an trí tại Bến Tre.

 

- Ngày 18 tháng 5 năm 1916, thái tử Bửu Đảo lên ngôi lấy niên hiệuKhải Định. Tuy nhiên mọi việc đều do Ṭa khâm sứ định đoạt. Khải Định cũng kết thân với Khâm sứ Trung kỳ Jean François Eugène Charles và gửi gấm con ḿnh là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy cho vợ chồng Khâm sứ. Ngày 20 tháng 5 năm 1922, Khải Định sang Pháp dự Hội chợ thuộc địa ở Marseille. Đây là lần đầu tiên một vị vua triều Nguyễn ra nước ngoài. Chuyến công du của Khải Định đă làm dấy lên nhiều hoạt động của người Việt Nam yêu nước nhằm phản đối ông. Tại Pháp, trên tờ báo Người cùng khổ, Nguyễn Ái Quốc có một loạt bài chế diễu Khải Định trong đó có truyện ngắn Vi hành và c̣n viết vở kịch Con rồng tre, diễn ở ngoại ô Paris. Tháng 9 năm 1924, từ Pháp về, Khải Định c̣n lo tổ chức lễ tứ tuần đại khánh rất lớn và tốn kém, bắt nhân dân khắp nơi gửi quà mừng. Sau lễ mừng thọ, ngân sách Nam triều kiệt quệ, Khải Định cho tǎng thêm 30% thuế điền. Khải Định ở ngôi được 10 năm th́ bị bệnh nặng và mất vào ngày 20 tháng 9 năm Ất Sửu tức 6 tháng 11 năm 1925, thọ 41 tuổi. Lăng của vua Khải Định hiệu Ứng Lăng, tại làng Châu Chữ, thị xă Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế.

LỜI BÀN của  NGUYỄN THƯỢNG VŨ

Chương thứ IX của cuốn sách này chú trọng về cuộc đời cụ Phan chu Trinh và hành tŕnh tranh đấu cho quốc gia Việt Nam của cụ.

Theo ư kiến rất nông cạn của tôi th́ con người lịch sử Phan Chu Trinh không được/chưa được các Sử Gia đặt vào đúng tầm mức lịch sử.

Phan Chu Trinh là người nhìn xa, nh́n rộng hơn Phan Bội Châu rất nhiều. Phan Chu Trinh cũng là người thực tế trong cái ước lượng chính trị cho Việt Nam thời đó hơn nhiều.

Phan Chu Trinh có mẫu người giống Mahatma Gandhi nhưng thuộc thế hệ trước Mahatma Gandhi.

Phan Chu Trinh hiểu rơ là con đường đấu tranh bằng vơ khí là con đường sai lầm v́ cái giá phải trả quá cao, hàng triệu người sẽ chết, hơn nữa, mục đích thành tựu cũng vô cùng khó khăn trong giai đoạn đầu thế kỷ XX.

Phan Chu Trinh kêu gọi phải ôn hoà, học cái nền văn minh Âu Châu , cái kỹ thuật Âu Châu, mang áp dụng cho nước ta. Khi đó th́ ḿnh mới có cái thế để yêu cầu nền Tự trị.

Rất tiếc là Phan chu Trinh bị mắc bệnh lao phổi, vừa về nước th́ mau chóng qua đời.

Cháu ngoại của cụ là bà Châu Sa tức Luật Sư Nguyễn Thị B́nh, không nghe theo lời dậy của cụ, a dua theo tập đoàn khát máu Cộng sản Hà Nội, mà phần nào trách nhiệm về 3-4 triệu người Việt Nam bỏ minh trong cuộc chiến.

Có một nhân vật có được nhắc tên tới nhưng ít Sử Liệu tŕnh bầy rơ ràng là ông Khánh Kư, chủ tiệm chụp h́nh Khánh Kư tại Việt Nam.

Khánh Kư là ân nhân của Phan Chu Trinh và Hồ Chí Minh trong những năm bên Pháp, sống cầu bơ, cầu bất,  th́ Khánh Kư cho công ăn, việc làm và nhất là dậy nghề chụp h́nh Portrait, rửa h́nh, và tŕnh bầy mỹ thuật.

Trước khi ông Khánh Kư sang Pháp năm 1910 (1 năm trước Hồ Chí Minh) th́ ông Khánh Kư đă có 150 tiệm chụp h́nh, rửa h́nh, phóng đại h́nh tại khắp nước Việt Nam.

 Riêng tại Hà Nội, ông có 35 tiệm, tại Sàigòn ông có 35 tiệm nữa.

Đây là một người có óc về kỹ nghệ hoá ngành Thương Mại, một loại Henry Ford của Việt Nam thời đó. Phan Chu Trinh dẫn Hồ Chí Minh lại xin học nghề và việc làm với ông Khánh Kư và được ông truyền nghề cho.

Khi năm 1924 Hồ Chí minh sang Nga với tên thông hành là Chen Wang (Trần Vương ?) th́ trên hồ sơ xin visa có đề nghề nghiệp là thợ chụp h́nh. Rất tiếc là chưa có học giả nào t́m kiếm và sọan thảo ra cuốn sách về đời ông Khánh  Kư.

 

 

https://svqy.org/2018/11-2018/truyenthoai/frame/truyenthoai9-10_files/image001.jpg

Đồng bào tiễn đưa Phan Chu Trinh tại Sài Gòn năm 1926 – Ảnh Khánh Ký

 

https://svqy.org/2018/11-2018/truyenthoai/frame/truyenthoai9-10_files/image002.jpg

Vua Khải Định và Thượng thư Nguyễn Hữu Bài tại Paris    

          

*10

 

THIÊN THAI THOẢNG GIÓ MƠ MÒNG

NGUYỄN ÁI QUỐC TỚI THIÊN ĐƯỜNGLIÊN XÔ

 

        Ngày 13.6.1923 Quốc bí mật rời Pháp sang Liên Xô qua lối Berlin, và kể lại trong một thư gửi bạn “Tôi sau khi xe lửa đi qua biên giới, ngực tôi mới hết phập phồng dù tôi đã cố trấn tĩnh...”

       Theo các sử gia, Quốc được Dmitri Manuilsky, một nhân vật cao cấp trong Comintern thuộc Đệ Tam Quốc tế Cộng sản chú ý qua các hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại Paris, muốn Quốc sang công tác tại Văn Phòng Đông Phương thuộc Comintern. Một nguồn tin khác cho rằng Quốc được mời sang Liên Xô để dự Đại hội Quốc tế Nông dân. Nhưng vẫn có vấn đề vì ĐHQTND mãi tới tháng 10.1923 mới họp, mà sao Quốc đi từ tháng 6.1923. Theo tài liệu sau cùng của Đảng thì Quốc lại do một nữ đồng chí cộng sản Đức giới thiệu Quốc sang Liên Xô.

        Bà Clara Zetkin, người nữ cộng sản nổi tiếng của Đức, Uỷ viên Ban Thường vụ Quốc tế Cộng sản, đă được Quốc tế Cộng sản cử sang Pháp dự Đại hội Tours, đă nhiều lần gặp gỡ, trao đổi ư kiến với Nguyễn Ái Quốc, sau đó bà là người luôn theo dơi, để ư đến Quốc. Chắc chắn rằng, việc mùa hè năm 1923 Hồ Chí Minh bí mật từ Pháp sang Đức bằng tàu hỏa, rồi sau đó lên tàu Karl Liebnek của Liên Xô khởi hành từ cảng Hamburg của Đức đi Petrograd chính là do sự giới thiệu của bà Clara Zetkin trên cơ sở thỏa thuận với Đảng Cộng sản Pháp.

 

       Để đánh lạc hướng mật thám Pháp vẫn theo dõi mình thường xuyên, ngày 13.6 Quốc vẫn đi dự mít-tinh do đảng cộng sản tổ chức, buổi tối Quốc đi ăn tại ngọai ô Paris rồi mới ra ga xe lửa Du Nord với một va-li nhỏ, tại đây có một đồng chí chờ sẵn – chắc là người của bà Zetkin hay đảng Cộng sản Đức – đưa cho Quốc một tấm vé xe lửa hạng nhất vì với vé này thường ít bị dòm ngó.

       Tại Berlin, Quốc được đồng đảng dẫn đi lấy visa tại toà đại sứ Liên Xô, số 361370 ngày 25.6.1923 với lý lịch:

       CHEN WANG

       Sinh ngày 15.2.1895 tại Đông Dương (Rút bớt 5 tuổi)

       Nghề nghiệp : Thợ ảnh

       Trạm biên cảnh: Petrograd

       Thời hạn: Một tháng

       Một lần nữa Quốc lại thay đổi tên họ và ngày sinh lẫn năm sinh, chắc là để giữ hành tung bí mật. Quốc lên tàu Nga Karl Liebnek chạy từ Hamburg tới Petrograd tức Saint Petersburg hiện nay, ngày 30.6.1923.

       Mộng ước lớn lao nhất trong đời Quốc là được đặt chân tới Liên Xô mà theo Quốc lúc đó là một Thiên đường trên hạ giới. Có sử gia còn viết khi bước chân lên Petrograd, Quốc đã quỳ xuống hôn lên đất, sung sướng tới dàn dụa nước mắt.

        Hồng Hà, tổng biên tập báo đảng Sự Thật, sau đổi là Nhân Dân vội vơ lấy dịp này, tả lại những giây phút đầu tiên khi Quốc đặt chân lên nước Nga từng bao năm mơ mòng,

 “... Biển Baltic lộng gió, giữa hè vẫn thoảng hơi lạnh. Đồng chí thuyền trưởng khoác thêm lên vai anh một chiếc áo choàng và mời anh hút thuốc Nga. Con tàu rẽ sóng chạy theo hướng đông bắc. Anh có cảm giác hạnh phúc như sắp trở về gia đình, về Tổ quốc thân yêu của mình sau nhiều năm xa cách. Một tiếng còi tàu dài lay động mặt biển...Lúc đó là sáng ngày 30.6.1923 ở Petrograd: nắng nhẹ, 18C, một buổi đẹp trời ít thấy đối với một thành phố hay mưa và nhiều sương mù ngay trong những ngày hè...”

       Cũng dưới ngòi bút Hồng Hà,

 “...Anh Nguyễn rất phấn khởi khi nhìn thấy đất nước Lenin: Anh đắm mình trong không khí lạc quan tự do ấy, sống giữa một xã hội mà hôm nay đã thấy ánh sáng của ngày mai...”

       Tuy nhiên về chuyện Quốc tới Liên Xô lại được mô tả khác hẳn trong “Những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Hồ chủ tịch” bởi Trần Dân Tiên:

“...Tuyết xuống nhiều phủ một lớp dày trên chiếc tàu Xô Viết tên Karl Liebnek. Chiếc tàu vừa thả neo trước cửa biển Petrograd, vị thuyền trưởng – Antonov - đưa cho một người Á đông trẻ tuổi một bộ quần áo lông, vừa cười vừa nói:

       - Anh tạm dùng, sẽ trả lại tôi khi nào anh không cần nữa.

 Đến trụ sở thì một cán bộ ra tiếp, mời ngồi và mời một điếu thuốc Nga dài khoảng hai ngón tay và nói:

       -Xin đồng chí cho biết tên?

       -Tôi là Nguyễn

       -Đồng chí muốn đi đâu?

       -Tôi muốn đến đây, đến Nga

       -Đến có việc gì, đồng chí vui lòng cho biết?

       -Để gặp đồng chí Lenin

       -Rất đáng tiếc ông không được gặp. Người vừa mới mất hôm kia.(?)

(Lenin mất ngày 21.1.1924)

Người cán bộ vưà nói, vừa lau nước mắt. Nguyễn sửng sốt và vô cùng xúc động:

       -Trời ơi! Đồng chí Lenin mất rồi sao?

       -Theo lời thuyền trưởng, đồng chí đi tàu không có giấy phép?

       -Đúng, tôi đi bí mật

       -Và đồng chí cũng không có giấy tờ gì cả?

       -Không!

       -Đồng chí có biết ai ở đây không?
      
-Ở Paris, tôi có biết những sinh viên người Nga Mikailovsky, Pétoro v.v...
      
-Tôi muốn nói một người nào hiện nay ở Nga?
      
-Tôi biết mấy đồng chí Pháp hiện nay ở Moskva.
      
-Những đồng chí nào?
      
-Đồng chí Cachin và đồng chí Couturier.
      
-Đồng chí quen hai đồng chí ấy không?
      
-Có.
      
-Đồng chí muốn viết thư cho họ không?
      
-Tôi rất muốn.
      
-Thế đồng chí viết thư đi, tôi sẽ chuyển.
Ông Nguyễn viết thư, và đưa cho người cán bộ. Người cán bộ nói:
      
-Cám ơn! Bây giờ tôi sẽ dẫn đồng chí đến khách sạn. Đồng chí sẽ ở đấy chờ thư trả lời.
       Ông Nguyễn được dẫn đến khách sạn Quốc tế. Ở đây ông Nguyễn được ăn ngủ tử tế, mặc dầu lúc bấy giờ nước Nga c̣n thiếu thốn mọi thứ. Sau những ngày đi tàu sóng gió, ông Nguyễn rất bằng ḷng được ở một căn pḥng rộng răi, ăn uống đầy đủ, sách báo không thiếu. Ông Nguyễn bắt đầu học tiếng Nga.
       Hai ngày sau, một người Pháp trẻ tuổi – P
aul Couturier - đến t́m ông Nguyễn. Đây là một người bạn thân của ông Nguyễn. Vừa thấy nhau, hai người ôm quàng lấy nhau và hôn nhau.
      
-Anh đấy ư? – Paul hỏi.
      
-Vâng tôi đây- ông Nguyễn trả lời.
      
-Anh làm thế nào mà đến đây được?
      
-Như thường lệ thôi, bằng cách bí mật.
      
-Anh đến đây vào lúc đang buồn. Lenin vĩ đại vừa mới mất. (21.1.1924)
Hai người bạn im lặng một lát, buồn rầu. Rồi Paul nói tiếp:
      
-Anh thấy xứ này thế nào?
      
-Tôi thấy rất rét. Ngoài ra không biết chuyện ǵ khác, v́ tôi hứa với người cán bộ là không ra khỏi khách sạn.
      
-À! Đúng thế, ở đây rất nghiêm ngặt, v́ có nhiều do thám ngoại quốc t́m cách lọt vào nước này.
      
-C̣n anh, Paul, anh làm ǵ ở đây?
      
-Suưt nữa tôi quên nói cho anh biết nhiệm vụ của tôi. Chính bác Cachin đă bảo tôi đến đây xem có đúng anh không, và đưa anh đến Moskva.
      
-Thế th́ chúng ta đi ngay. Tôi không muốn mất nhiều th́ giờ ở khách sạn này mặc dầu thịt rán và thuốc lá rất ngon.
       -Gavaris po rutski? (Anh biết nói tiếng Nga rồi sao?
      
-Da! (Vâng)
Hai người cùng cười và vỗ đùi nhau. P
aul đứng dậy và nói:
      
-Được, tôi đi giải quyết việc anh. Nếu mọi việc xong xuôi, có thể ngay chiều nay chúng ta lên tàu.

       Nhưng Quốc không đi ngay chiều hôm đó mà phải lưu trú tại Petrograd một thời gian rồi mới đi Moskva, tài liệu Việt cộng không nói rõ vì sao và bao lâu, nhưng theo Duiker thì Quốc bị bắt giữ tại đây vì vấn đề giấy tờ như ta đã biết, bởi ngoài visa ông không có các chứng minh thư cần thiết khác, sau nhờ được đại diện đảng CS Pháp đang thăm Moskva là Cachin chứng thực Quốc là đảng viên cộng sản Pháp, Quốc mới được trả tự do và đi Moskva. Không biết trong khi vừa mới đặt chân lên Thiên đường Nga Xô đã bị túm cổ và giam lỏng tại khách sạn, cảm nghĩ của Quốc ra sao?

       Tất cả chuyện kể trên của Hồ Chí Minh cho Trần Dân Tiên là chuyện phịa hoàn toàn vì thực tế Quốc tới vào giữa muà hè tháng 6.1923 và Lenin mãi tới ngày 21.1.1924 mới chết. Tại sao Hồ lại sơ suất tới vậy? Vì khi Hồ kể cho Trần Dân Tiên viết về đời mình Hồ nghĩ chuyện riêng của mình thì một mình mình biết, một mình mình hay, đâu có ngờ các văn khố sau một thời gian lại có thể để cho mọi người tự do tham khảo. Vả lại, theo Hồ nghĩ nếu Lenin còn sống mà mình không được gặp mặt thì sau này biết nói với các đàn em ra sao? Chúng còn cười vào mũi mình nữa. Sau này các sử gia Việt cộng, khi viết Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử đều mỗi năm lại phải nhuận sắc một lần để bỏ đi những cái sai hay cố tình bịa đặt và tùy tình hình viết lại cho đúng với các sử liệu mới công bố. Tất nhiên, ngày Quốc tới Petrograd phải viết cho đúng là 30.6.1923 và khi đó Lenin còn sống nhăn. Tuy nhiên họ vẫn giấu chuyện Quốc bị cầm giữ tại Petrograd một thời gian vì nói ra sợ mất thể diện của bác Hồ.

       Quốc làm gì tại Moskva và sinh sống ra sao, không thấy tài liệu nào nói tới mãi tới ngày 10.10.1923 Quốc mới tham dự Hội nghị Quốc tế Nông dân I khai mạc trong Điện Kremlin với tư cách đại biểu chính thức của nông dân Đông Dương. Đại hội có 158 đại biểu, trong đó 122 là chính thức, gồm các lănh tụ các Đảng Nông dân, các Liên minh nông dân, đại biểu nông dân trong các nghị viện và chính phủ, tổng biên tập báo Nông dân.

       Trong phiên họp đầu tiên này, Nguyễn Ái Quốc được Đoàn Chủ tịch mời phát biểu ư kiến. Từ diễn đàn, Quốc đă tố cáo tội ác của thực dân Pháp đối với các thuộc địa, nêu lên nỗi khổ cực của người nông dân và kêu gọi:

       “Thưa các đồng chí, khi các đồng chí được tổ chức lại, các đồng chí cần phải nêu gương cho chúng tôi, giúp đỡ chúng tôi, dang rộng cánh tay anh em đón chúng tôi để chúng tôi cũng có thể bước vào gia đ́nh vô sản quốc tế”.

       Sau đó Nguyễn Ái Quốc được Hội nghị Quốc tế Nông dân bầu vào Hội đồng Quốc tế Nông dân, trở thành một trong số 52 uỷ viên của Hội đồng rồi được bầu vào Đoàn Chủ tịch của Hội đồng gồm 11 uỷ viên .

 

       Trước khi tới Liên Xô, Quốc vẫn ôm mộng được học trường Đại Học Lao công Đông Phương (ĐHĐP) còn được gọi là trường Stalin, thành lập ngày 21.4.1921 với nhiệm vụ đào tạo các cán bộ cộng sản để về các thuộc địa hoạt động, tuyên truyền cho chủ nghĩa cộng sản nhằm tiến tới giành chính quyền với sự trợ giúp của Liên Xô.

       Các học viên được hưởng phụ cấp hàng tháng khoảng 60 ruble vừa đủ để ăn ở, còn dư ra khoảng 5 ruble để tiêu vặt, thuộc biên chế ban Đông Phương - viết tắt Dalburo - của Cộng Sản Quốc tế Comintern.(100 RUB hiện nay tương đương 20,000 đồng VN)

       Quốc vô cùng mừng rỡ khi hay tin mình được nhận vào học tại trường ĐHĐP và được cho cư trú từ ngày 11.12.1923 tại khách sạn Lux, phòng 176 như các học viên khác đến từ các thuộc địa trên thế giới. Quốc đã có lần giở bài chầy không chịu trả tiền phòng và dọa bị đuổi, ông vội viết thư cho trưởng ban Đông Phương phàn nàn bị chém giá tiền cao hơn so với tiện nghi vì phòng nhỏ hơn, những người  đồng cư làm ồn ào nên ban ngày thì làm việc không được, ban đêm thì bị rệp cắn không ngủ được, khiến ông rất công phẫn và không trả tiền thuê để phản đối. Thì ra tệ nạn bóc lột vẫn còn tại thiên đường Liên Xô!

       Khoá của Quốc có khoảng 1.000 học viên thuộc 62 nước - mình Quốc là người Đông Dương - một nửa là nông dân, có 150 nữ sinh viên, theo chế độ nội trú trong 10 tòa nhà. Lớp của Quốc mãn khóa ngày 14.4.1924.

       Khóa học thông thường chia ra làm khóa 3 năm và khóa một năm rưỡi. Tuy nhiên theo sách báo Việt cộng, Quốc theo học một khóa đặc biệt ngắn hạn không thấy ghi trong chương trình của nhà trường.

       Mộng ước thứ hai của Quốc là được gặp Vladimir Lenin, thần tượng muôn vàn kính yêu của mình, nhưng đau đớn cho Quốc là Lenin vội sớm từ trần ngày 21.1.1924 khiến làm mất cơ hội ngàn năm một thuở. Quốc sau này kể lại,

        “ ...Vào một ngày tháng 1.1924 chúng tôi đang ăn sáng tại quán cơm ở tầng dưới khách sạn thì được tin Lenin mất. Không ai muốn tin điều đó nhưng khi ngoảnh lại, chúng tôi thấy lá cờ của Xô Viết Moskva đã buông rủ. Một sự xúc động lớn xâm chiếm tâm hồn chúng tôi và bữa ăn bị bỏ dở vì không ai thấy đói nữa. Lenin đã mất rồi. Thế là tôi chưa được gặp Lenin và đó là một điều ân hận lớn trong đời tôi. Khi tôi tới nước Nga, người đã ốm nặng và đang chữa bệnh tại Gorki nên rất tiếc không đến thăm được...”

       Quốc cùng một số học viên còn tham dự tang lễ Lenin do đảng Cộng sản Liên Xô tổ chức. Moskva hôm đó lạnh -30C khiến Quốc bị phỏng lạnh hai tay và tai. Người ta không thấy Hồ Chí Minh sau này bày tỏ sự xúc động khi hay tin cha chết và trong di chúc ông cũng chỉ nói sẽ đi gặp các cụ Marx và Lenin mà thôi.

           Sau đó, trong một bài viết đăng trên báo Pravda ngày 27.1.1924 của Quốc có đoạn như sau,

        “ ...Lenin đã mất. Tin này đến với mọi người như sét đánh ngang tai. Từ những người nông dân An Nam đến những kẻ đi săn bắn trong rừng thẳm Phi châu, ai nấy đều thầm nghe nói rằng ở một góc trời xa xăm có một dân tộc đã đánh đuổi được bọn chủ bóc lột họ và hiện đang làm chủ đất nước mà không cần tới bọn chủ độc tài. Họ cũng nghe nói rằng nước đó là nước Nga với đầy những người dũng cảm, mà người dũng cảm nhất chính là Lenin...Họ còn được biết rằng người lãnh tụ vĩ đại này sau khi giải phóng đồng bào mình, còn muốn giải phóng các dân tộc khác nữa...Khi còn sống, người là cha, là thầy học, là cố vấn và đồng chí của chúng ta. Ngày nay người là ngôi sao sáng chỉ đường cho chúng ta tiến tới cách mạng xã hội. Lenin bất diệt sẽ sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta...”

                  

        Trong một cuộc phỏng vấn vào đầu tháng 3.1924 của báo L’Unità của đảng Cộng sản Ý, hỏi Quốc sau khi học xong trường Đông Phương sẽ dự định làm gì, Quốc đáp “...Chúng tôi sẽ  tiếp tục đi theo con đường Cách Mạng Tháng Mười đã vạch ra...”

           Ngày 11.4.1924

       Nguyễn Ái Quốc gửi thư cho Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản với nhận định:

"Những thuộc địa của Pháp nói chung và xứ Đông Dương nói riêng ít được biết đến trong giới vô sản và cộng sản. Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Pháp rất ít được thông tin về những ǵ xảy ra tại những thuộc địa đó. Cho nên nếu chúng ta muốn hoạt động một cách có ích về vấn đề thuộc địa th́ nhất thiết phải bắt liên lạc với các thuộc địa đó".

       Trong thư, Nguyễn Ái Quốc cho rằng chuyến về Việt Nam qua Trung Quốc của ḿnh "sẽ là một chuyến đi điều tra và nghiên cứu", và dự định sẽ làm những việc:

- Thiết lập những quan hệ Đông Dương và Quốc tế Cộng sản.

- Thông báo cho Quốc tế Cộng sản về t́nh h́nh chính trị, kinh tế và xă hội của thuộc địa này.

- Bắt liên lạc với các tổ chức chính trị ở xứ đó.

- Cố gắng tổ chức một cơ sở thông tin và tuyên truyền.

Để hoàn thành nhiệm vụ này, Nguyễn Ái Quốc viết trong thư: "Trước hết tôi phải đi Trung Quốc. Tiếp đó chuyển hướng sự hoạt động theo những khả năng sẽ xuất hiện".

       Quốc c̣n dự trù một khoản kinh phí hằng tháng cần thiết cho sự ăn ở và công tác, và "hy vọng rằng những điều trên sẽ có thể dùng làm cơ sở để các đồng chí thảo luận về việc cử tôi đi Viễn Đông".

       Trong thư Nguyễn Ái Quốc cũng tỏ ư không hài ḷng về trường hợp của ḿnh. Lúc tới Moskva tháng 7-1923, nhiệm vụ của Nguyễn Ái Quốc đă được quyết định là sau ba tháng lưu lại ở đây, Nguyễn Ái Quốc sẽ đi Trung Quốc để t́m cách liên lạc với Đông Dương. Vậy mà, "bây giờ đă là tháng thứ chín tôi lưu lại và là tháng thứ sáu tôi chờ đợi", và "việc lên đường của tôi vẫn chưa được giải quyết.”

       Trong dịp lễ lao động 1.5.1924 Quốc tỏ vẻ rất hồ hởi khi được cùng các đại biểu quốc tế cộng sản đứng trên khán đài dưới lá cờ đỏ thêu hàng chữ “ Chúng tôi nguyện đem lá cờ đỏ bay phấp phới khắp năm châu.”

      Ngày 15.6.1924 Nguyễn Ái Quốc dự Đại hội lần thứ IV của Quốc tế Cộng sản Thanh niên họp ở Moskva.

 

       Ngày 17.6.1924 Nguyễn Ái Quốc dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản với tư cách là đại biểu tư vấn. Đại hội họp trong Điện Kremlin (Moskva) với sự tham gia của 504 đại biểu của 49 Đảng Cộng sản và Đảng Công nhân thay mặt cho 1.319.000 đảng viên cộng sản trên toàn thế giới và 10 tổ chức quốc tế.

       Sau Đại hội V, các cấp lãnh đạo Comintern, qua các lần phát biểu ý kiến của Quốc, bắt đầu để ý tới Quốc và coi như có khả năng để trở thành một lãnh tụ cộng sản Việt Nam.

      Do Quốc nhiều lần gửi thư xin về Á châu hoạt động, trước nhất là Trung quốc , Quốc được Ban Đông Phương thông báo rằng: Ban sẽ giới thiệu Nguyễn Ái Quốc với Trung Hoa Quốc dân Đảng để làm việc ở đấy, v́ ngoài chi phí đi đường Ban không thể giúp ǵ về tài chính; rằng Nguyễn Ái Quốc sẽ ở đó với tư cách cá nhân chứ không phải với tư cách là cán bộ của Quốc tế Cộng sản; rằng Nguyễn Ái Quốc sẽ không có những quan hệ với Đảng Cộng sản Pháp ở Trung Quốc.

      Tất cả những điều kiện đó, đối với Nguyễn Ái Quốc là rất "tế nhị" nhưng Nguyễn Ái Quốc đă chấp nhận tất "để có thể đi được", và chỉ yêu cầu cấp cho ḿnh một giấy uỷ nhiệm và gửi cho Quốc dân Đảng Trung Quốc một bức thư yêu cầu giúp đỡ trong công việc. Nhưng nội chiến ở Trung Quốc đă nổ ra, Quốc dân Đảng không trả lời thư của Ban Đông Phương, thế là chuyến đi của Nguyễn Ái Quốc một lần nữa lại phải hoăn lại vô thời hạn.

       Trên đây là sự vịêc Quốc theo học trường ĐHĐP được viết trong sách báo Việt cộng còn theo Pierre Brocheux, một giáo sư sử, khuynh tả tại Đại học Paris thì chuyện Quốc học tại trường ĐHĐP, còn gọi là trường Stalin rất mơ hồ và không có dấu chứng gì.

       Những học viên cùng thời đều nói không có bạn học tên Quốc mà ngay hồ sơ của nhà trường cũng không có tên ông nữa, nhưng một vài huấn luyện viên trong đó có Nguyễn Khánh Toàn, nói có thấy ông thường lai vãng tới trò chuyện cùng các học viên.

       Theo bản danh sách các cựu học viên thì năm 1925 có 5 học viên Việt Nam đầu tiên và tới năm 1931 thì số học viên Việt Nam được đào tạo là 14 người mà không có tên Quốc.

       Quốc tới Moskva từ tháng 7.2013 mà mãi tới cuối năm mới được cho nhập quy chế tạm thời thuộc ban Đông Phương, được tiền phụ cấp và được cư trú tại khách sạn Lux, vậy trong khoảng thời gian 6 tháng đó Quốc sinh sống như thế nào chưa được đảng kể lại. Tại Anh và tại Pháp, Quốc thường có thói quen là tìm phụ nữ địa phương để học tiếng bản xứ và giúp đỡ trong sinh hoạt hàng ngày nói tóm lại là có chỗ cơm no bò cưỡi. Tại Moskva thì sao?

       Theo Manabendra N. Roy, lănh tụ Cộng Sản Ấn Độ từng là ủy viên chính trị của Đệ Tam Quốc Tế, nhưng bị khai trừ năm 1928, trong tác phẩm Men I met, Bombay 1968, kể về những người từng một thời gặp gỡ có đoạn nhắc đến Quốc với cách sinh hoạt như sau:

        “V́ ở Nga không có những quán cà phê kiểu Paris mà ông ta thường lui tới nên để bù lại cuộc sống kham khổ buồn chán của Moskva trong những năm 20, Nguyễn Ái Quốc đă t́m thú vui nơi đàn bà. Đó là các nàng tư sản sa đọa hay các thanh nữ cộng sản phóng đăng bị thu hút mănh liệt bởi những khóa sinh người châu Á".

       Căn cứ theo sự tường thuật trên thì ta có thể đoán Quốc vẫn dùng mánh lới cũ là tìm cách sống chung với phụ nữ Nga để vừa học tiếng Nga vừa đỡ phải lo các chuyện sinh hoạt cần thiết hàng ngày.
       Sau nhiều lần Quốc viết thư thỉnh cầu được về hoạt động tại Trung quốc, với sự yểm trợ nhiệt thành của Vera
Vasilieva, phụ trách bộ phận nhân viên của  ban Đông Phương, ban chấp hành Comintern III ra quyết định ngày 25.9.1924 chấp thuận cho Quốc đi Quảng Châu để xây dựng cơ sở cộng sản tại Đông Dương.

       Vì ban Đông Phương chỉ chịu trả chi phí đi đường thôi nên Quốc phải cầu cứu đảng cộng sản Pháp qua bức thư gửi cho đồng chí Treint:       

       "Moskva, ngày 19.9.1924

       Đồng chí Treint thân mến,

Ban Đông Phương đă báo tin cho tôi rằng Ban sẽ chi tiền đi đường cho tôi tới Quảng Châu, nhưng khi đến đó th́ tôi phải tự xoay sở t́m lấy công việc.

Hẳn là làm việc để kiếm sống không phải là điều khó, thậm chí ngay cả ở một đất nước mà tôi chỉ biết viết chứ không biết nói thứ tiếng ở đó. Tuy nhiên, trong trường hợp của tôi, điều đó cũng có những cái bất tiện:

1. Tôi phải sống gần như bất hợp pháp ở Quảng Châu, nơi nhung nhúc những mật thám Pháp.

2. Nếu tôi nhận làm một công việc nào đó, toàn bộ thời giờ của tôi sẽ bị choán hết. mà tôi th́ phải được hoàn toàn tự do để làm việc theo ư muốn, tức là nghiên cứu hoàn cảnh, xem xét quần chúng và tổ chức cái ǵ đó.

Bởi v́ Đảng chúng tôi và Ban Đông Phương không thể giúp tôi về tài chính, nên tôi đề nghị đồng chí tŕnh bày trường hợp của tôi trước Ban Chấp hành và xin cho quyết định.

Xin gửi đồng chí lời chào cộng sản anh em.

       Nguyễn Ái Quốc" 

                 

      Giấc mơ tới Thiên đường Liên Xô của Quốc đã thành sự thật tuy không được hoàn toàn như ý. QTCS thật sự chưa rõ tài năng và ý chí của Quốc, chưa kể là Quốc chưa có kinh nghiệm gì về tổ chức và lãnh đạo. Trên thực tế, từ mùa hè năm 1923, Quốc đã đến Liên Xô, nhưng măi đến tháng 12 năm đó, mới được chứng nhận tạm thời thuộc biên chế Ban Phương Đông của Quốc tế Cộng sản và rồi măi đến ngày 14.4.1924, mới được đồng chí Petrov, Trưởng Ban Đông Phương, kư nhận chính thức làm cán bộ của Ban với tiền lương khoảng 60 ruble. QTCS cũng không chịu trợ cấp khi Quốc tới Quảng Châu hoạt động mà chỉ chịu trả chi phí đi đường thôi.

 

CHÚ GIẢI:

- Nhan đề lấy từ bài thơ Tiếng Sáo Thiên Thai của Thế Lữ

- Hồng Hà nâng bi tưởng là khéo léo, Petrograd quanh năm sương mù, hôm ấy bắt buộc phải đẹp nắng để chào đón một lãnh tụ tương lai, con người của Liên Xô, đại diện bởi thuyền trưởng phải đối đãi rất nồng thắm đầy tình người ngay cả với kẻ xa lạ. Tuy nhiên, câu văn của Hồng Hà cũng đáng cho sánh ngang với câu thơ Tố Hữu. Đúng là “Câu thơ Tố Hữu, câu văn Hồng Hà” khi tranh nhau ca tụng “ thiên đường” Xô Viết và Lenin, người đã tạo ra nó.

       Dưới đây là một đoạn thơ Tố Hữu tả tâm tình Quốc  trước cái chết của Lenin:

Tháng Giêng, Mạc-tư-khoa tuyết trắng

Một người đi, quên rét buốt xương

Từ xa đến... Ḷng đau trĩu nặng

Giữa ḍng người im lặng trên đường.

Anh t́m ai? Lê-nin vĩ đại

Tinh hoa trái đất, chất kim cương

Con người đẹp nhất trong nhân loại

Trí tuệ, t́nh yêu của bốn phương.

 

Lê-nin ơi, Người Thầy, Người Cha

Niềm tin trong sáng măi ḷng ta

Đêm nay nằm đó, mà thanh thản

Vầng trán mênh mông tỏa chói loà…

 

       Khi đi thăm Liên Xô, tới viếng thăm mộ Lenin, Tố Hữu không thể bỏ dịp được tâng bốc người đã có công sinh thành ra Liên Xô vĩ đại và đem lại mùa xuân cho Nhân loại.

       Đây là một đoạn ngắn trích ra từ bài thơ làm ngày 2.8.1958:

       Với Lenin

        “…Ôi Lenin/ Có thể nào tin/ Thời đại ta đã mất/ Một con người đẹp nhất?

        Vĩnh viễn Lenin/ Sống giữa loài người/ Vầng trán mênh mông/ Đôi mắt yêu đời/ Như trái đất vui/ Mùa xuân mới dậy...”

        

- Chế Lan Viên, một nhà thơ nâng bi có hạng, năm 1960 cũng viết bài thơ ca tụng bác khi tới Liên Xô, “ Người Đi Tìm Hình Của Nước” trong đó có đoạn:

 

...Ôi! Đường đến với Lênin là đường về Tổ quốc...
Tuyết Moskva sáng ấy lạnh trăm lần
Trong tuyết trắng như đọng nhiều nước mắt
Lênin mất rồi. Nhưng Bác chẳng dừng chân
...

 

- Thật ra Quốc bị cấm không được ra khỏi khách sạn khi tới Petrograd, mà đây Quốc nói xạo là hứa không ra khỏi khách sạn. Quốc rất khôn ngoan vì nếu Quốc mà bước chân ra khỏi khách sạn tất bị mật vụ túm cổ liền.


- Lenin mất ngày 21.1.1924. Nếu theo Trần Dân Tiên viết thì Quốc tới Petrograd ngày 19.1.1924 lúc tuyết đang rơi, khác hẳn với Hồng Hà tả là giữa hè 30.6.1923 trời đang nắng ửng. Cũng theo Hồng Hà, Quốc mong ước được gặp Lenin nhưng lúc ấy Lenin đang bệnh cho nên không tiếp ai cả còn theo Trần Dân Tiên khi Quốc tới thì Lenin đã ngỏm củ tỏi rồi.

       Thế cũng chưa đủ làm ta nhức đầu vì theo tài liệu chính thống của ĐCSVN,  Quốc đang ở Moskva thì Lenin chết và chính Quốc đã dự đám táng cùng các học viên khác đang học tại Moskva. Chỉ theo tài liệu cộng sản thôi. Lenin như vậy vừa chết trước ngày Quốc tới Petrograd, rồi lại chết khi Quốc đang ở Moskva! Chẳng trách chi sau này Hồ cũng có hai ngày chết: 2.9 và 3.9.1969.

- Quốc lúc đó còn vô danh tiểu tốt mà đòi gặp trùm Lenin thật qủa là chuyện hoang đường, lại còn ra điều vì Lenin ốm nặng chứ không thì đã hoan hỉ được tiếp Quốc rồi!

Sau này Hồ phải nhờ Mao nói với Stalin trước rồi mới dám sang triều kiến Stalin chứ không dám đi cùng với Mao sang Liên Xô.

 

- Nhận định của Kiều Phong trong “ Chân dung bác Hồ”:

Coi bộ t́nh cảnh bác tới Nga lần đầu thảm hơn lần tới Pháp. Đến Pháp, bác c̣n được tà tà ra tiệm cà phê, được bồi gọi là Ông nên bác có nhận xét rất rộng răi: "Người Pháp ở Pháp tốt và lịch sự v.v...".

        Đến Nga, bị cán bộ cấm ra khỏi pḥng, bác sầu đời, phang ra một quả nhận xét cộc lốc: "Tôi thấy rất rét". Nghe tuy quê mùa nhưng cũng khá dũng cảm.
Nhưng sự hậm hực chê bai nước Nga chỉ có thế. Sau đó là tràng giang đại hải những lời ca ngợi
.

 

LỜI BÀN của NGUYỄN THƯỢNG VŨ

Chương X cuốn sách của Hoàng Xuân Thảo viết về thời gian sau tháng 6.1923 khi Hồ Chí Minh sang du học tại Moscou.

Cuộc đời Hồ Chí  Minh là một huyền thoại nhiều truyện giả dối, truyện nọ khác truyện kia, truyên nọ chống lại truyện kia, có nhiều truyện do các nhà viết văn chuyên nghiệp viết, thêm mắm thêm muối, nên sai lệch nhiều.

Chương này cho ta thấy Hồ Chí Minh cũng phải khó khăn lắm mới được vào Đại Học Stalin, nơi sản xuất các cán bộ các đệ tam quốc gia của Á Châu và Phi Châu.

Việc này cũng cho ta thấy Hồ Chí Minh không phải là con gà ṇi của Cộng Sản Quốc tế trong giai đoạn đầu.

Hồ Chí Minh v́ là người có mặt tại chỗ nên tham dự với tư cách đảng viên cộng sản Pháp mà thôi.

Ta cũng phải nhớ khi dời khỏi Việt Nam sang Pháp năm 1911 th́ lúc đó chưa có Đảng Cộng Sản Đông Dương hay Việt Nam ǵ cả.

Hồ Chí Minh sang Pháp xin vào đảng Xă Hội Pháp, khi Đảng Cộng Sản Pháp thành lập, th́ Hồ Chí Minh xin vào đảng này.

 Hồ Chí Minh sang Nga dưới cái ô của Đảng Cộng sản Pháp, với giấy tờ giới thiệu của đảng Cộng Sản Pháp, không được trọng vọng trong Quốc tế cộng sản, phải cả năm mới được nhận cho làm cán bộ ban đông Phương/QTCS.

Thế mà chỉ sau vài năm, Hồ Chí Minh đă trở thành người khai sinh ra đảng Cộng sản Việt Nam, là người t́nh chính thức của Nguyễn Thị Minh Khai và sau đó điều khiển tất cả các tổng bí thư của Đảng Cộng Sản Đông Dương.

Như vậy chứng tỏ tại Thủ Đoạn chính trị của Hồ Chí Minh rất cao thâm, không kém ǵ tài thoả măn t́nh dục nhiều người đàn bà đi qua đời ông ta, trong đó Nguyễn Thị Minh Khai đóng một địa vị then chốt, đưa Hồ Chí Minh lên địa vị tột cùng của Danh Vọng

 

 

https://svqy.org/2018/11-2018/truyenthoai/frame/truyenthoai9-10_files/image003.jpg

Thẻ Nguyễn Ái Quốc dự ĐHQTCS V – 1924

 

https://svqy.org/2018/11-2018/truyenthoai/frame/truyenthoai9-10_files/image004.jpg

Nguyễn Ái Quốc tại Moskva 1924 cùng các đại biểu QTCS