Tìm Kiếm Bài Đã Đăng

 
bookcover
 
Live Stream: Blogger Tâm An
 
 
Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y
© 2018
Nói vŠ cuÓn sách: "The Lost Mandate of Heaven..." Tܪng NiŒm LÀn ThÙ 55 Ngày Gi‡ cûa TT Ngô ñình DiŒm
“55 năm trước, cuộc đảo chánh diễn ra ngày 1 tháng 11 năm 1963 và sự sát hại dã man hai anh em TT Ngô Đình Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu, đã đưa đất nước VN vào một khúc quanh lịch sử, tác động lớn lao đến sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam sau đó, và ảnh hưởng đen tối của nó còn kéo dài cho tới tận ngày nay. Qua hơn 50 năm đã có nhiều tác giả người Việt viết về cố TT Ngô Đình Diệm tuy nhiên 2, 3  năm trước, một học giả nổi tiếng thế giới người Canada, ông Geoffrey Shaw tốt nghiệp Tiến Sĩ Sử Học tại đại học Manitoba, sau 25 năm nghiên cứu hàng ngàn tài liệu đã viết cuốn”The Lost Mandate of Heaven - American Betrayal of NDD”, tạm dịch”Thiên Mệnh Bị Đánh Mất, sự phản bội của người Mỹ đối với TT NDD”theo đó, học giả Geoffrey Shaw gọi TT Ngô Đình Diệm là người có sứ mệnh từ trời để giúp dân tộc Việt Nam thoát khỏi sự cai trị của chủ nghĩa cộng sản, nhưng đã bị các tướng tá với sự ủng hộ của người Mỹ, phản bội và giết hại một cách dã man...”

Trong sách”Thiên mệnh đánh mất”học giả Geoffrey Shaw nhận định rằng nhân sinh quan của TT Diệm chịu sự ảnh hưởng lớn từ thân phụ là cụ Ngô Đình Khả, một quan đại thần triều Nguyễn và TT Diệm đã kế thừa tinh thần quốc gia mạnh mẽ và lòng mộ đạo Thiên chúa từ người cha của mình. Trong thời Pháp thuộc, khi cố vấn cho các vị vua có tinh thần chống Pháp như vua Thành Thái, vua Duy Tân, cụ Ngô Đình Khả nêu bật chủ trương không muốn đổ máu, tránh hao tổn xương máu đồng bào ruột thịt người Việt và cụ tin rằng cách mạng phải được thực hiện qua giáo dục thay vì sử dụng bạo lực. Mở đầu cuộc hội luận, Trần Phong Vũ, nhà văn, nhà báo kỳ cựu, bình luận gia trên hệ thống phát hình/phát thanh quốc gia trước 1975, tác giả hàng chục cuốn biên khảo vê nghiên cứu chính trị, tôn giáo, hiện là người đang điều hành Tủ sách TIẾNG QUÊ HƯƠNG đã chia xẻ cảm nhận của ông về triết lý nhân sinh quan của TT Diệm, về lời chỉ trích thường nghe rằng TT Diệm là người lãnh đạo độc tài với chế dộ gia đình trị...”

...”Được biết dịch giả, bác sĩ Lý Văn Quý đã có dịp tiếp xúc với học giả Shaw và đã từng có ý định dịch thuật sách sang tiếng Việt. Trong sách tác giả Shaw dề cập tới cảm tình mà phó TT Mỹ Lyndon Johnson dành cho cá nhân TT Diệm, người mà ông Johnson ca ngợi như một”Winston Churchill của Châu Á”, đủ tài năng đức độ lãnh đạo VN dành chiến thắng trước CS Bắc Việt. Sách nhắc chuyện ông Diệm được bổ nhiệm vào chức vụ Thủ tướng của nước Việt Nam bởi quyết định của cựu hoàng Bảo Đại. Sau đó nền Đệ nhất Cộng hòa ra đời năm 1956, với một Quốc hội Lập hiến và một vị Tổng thống do dân bầu lên : TT Ngô Đình Diệm.  Có lẽ từ những dữ kiện này mà tác giả Shaw được truyền cảm hứng để sử dụng cụm từ”thiên mệnh”trong tựa đề sách?  … Theo dịch giả, tại sao tác giả Goeffrey Shaw lại bỏ công nghiên cứu trong nhiều năm trời để viết sách? Dịch giả nói gì về nhân sinh quan, nhân cách, phong cách lãnh đạo,  trị quốc an dân của TT Diệm theo đánh giá của học giả Shaw, sách dề cập chuyện những người ca ngợi TT Diệm lại đến từ chính những đối thủ của ông ta, như chuyện Hồ Chí Minh tuyên bố ông Diệm là một nhà ái quốc?..."

...”Nói về bối cảnh và những nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự”đánh mất thiên mệnh”, sách đề cập chuyện một số nhân vật trong bộ ngoại giao Mỹ thời ấy với sự tiếp tay của truyền thông HK thiên tả, đã thuyết phục chính quyền Kennedy thực hiện âm mưu loại bỏ ông Diệm. Một trong những vấn đề lớn đối với chính quyền Kennedy lúc ấy, được tác giả Shaw chỉ ra trong sách, từ năm 1962  TT Diệm đã khẳng định chủ trương không chấp nhận cho chính phủ Mỹ đổ quân tác chiến vào Nam Việt Nam, mà chỉ chấp nhận vai trò người Mỹ trong nhiệm vụ cố vấn và huấn luyện, vì TT Diệm không muốn đánh mất chính nghĩa và chủ quyền đất nước (nội điểm này cũng cho thấy ông Diệm không phải là con rối của Mỹ như CS vẫn tuyên truyền!), trong khi về phía Mỹ,  càng gần ngày bầu cử tại HK thì chính quyền Kennedy càng có nhu cầu chứng tỏ tiến bộ trong công cuộc chống CS tại VN.  Dịch giả Lý Văn Quý chia sẻ gì về những điều này?”

...”Những biến cố khủng hoảng tôn giáo đã dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền Đệ Nhất CH, sách”Thiên Mệnh”có nói nhiều về nhân vật Thích Trí Quang và chuyện”tự thiêu”của hòa thượng Thích Quảng Đức. học giả người Mỹ này đã viết gì xung quanh đề tài dù đã cũ này mà vẫn còn gây tranh cãi đến ngày nay?"

...”Chúng ta nghe nhiều về sự”phản bội của người Mỹ”thế nhưng không thể không nhắc đến vai trò của người Cộng Sản đã góp phần dẫn đến sự tiêu vong của nền Đệ Nhất Cộng Hòa. Vai trò ấy ra sao, CS Bắc Việt đã không ngừng phá hoại sự thanh bình của miền Nam dưới thời ông Diệm ra sao? ..."

...”Những thành quả và điểm son chính yếu từ 9 năm cầm quyền của TT Diệm là những gì? Và  những gì là còn chưa được tốt của chế độ Đệ nhất Cộng hòa? ...”

“Về thành quả của thời ông Diệm, một trong những dự án gây tranh cãi là”ấp chiến lược”tức là chương trình xây dựng kinh tế xã hội ở vùng nông thôn mà sách viết nhiều đến. Vì muốn cách ly thường dân khỏi lực lượng du kích quân Giải phóng miền Nam, chính phủ NDD  với sự hỗ trợ của các cố vấn Anh và Mỹ vào năm 1962 đã cho ra đời kế hoạch Ấp chiến lược (Strategic Hamlet Program). Nông dân tại các ấp chiến lược có thể nhận sự bảo vệ, hỗ trợ kinh tế và trợ cấp của chính phủ  với mục đích là loại bỏ lực lượng du kích quân ra khỏi dân cư để dễ dàng tiêu diệt. Qua dịch giả Bác sĩ Lý Văn Quý,  học giả Geoffrey Shaw đã đánh giá thành tựu của chiến lược này ra sao, tại sao chiến lược này  lại gây nhiều tranh cãi ?”

...”Nói về cuộc đảo chính ngày 1-11-63, có người cho rằng chính là người Mỹ và đại sứ Mỹ lúc đó tức ông Henry Cabot Lodge, một người không ủng hộ cho ông Diệm, đã ra lệnh giết Ông Diệm. Thế nhưng, có thật là người Mỹ muốn giết ông, hay chỉ muốn”thay ngựa giữa giòng”? Những diễn tiến dẫn đến đảo chính và ai là người ra lệnh giết ông Diệm?”

...”Sách có viết rằng, theo tướng Nguyễn Khánh thì người Mỹ không biết rõ về tướng Dương Văn Minh nên mới chấp nhận ông ta trong vai trò tướng lãnh đạo đảo chính, chứ nếu họ biết thì đã hiểu rằng chuyện ám sát ông Diệm sẽ xảy ra dưới lệnh tương Minh và người Mỹ đã không đời nào chấp nhận. Xin dịch giả nói về phản ưng của một số lãnh đạo cao cấp của Mỹ thời ấy như Giám đốc CIA William Colby, Phó TT Johnson đã phản ứng ra sao trước cái chết bi thương của TT Diệm?  Những hệ lụy từ cái chết của TT Diệm là gì cho miền Nam VN sau đó?..."

...”Nhìn vào lịch sử để rút tỉa bài học gì cho tương lai, những bài học xương máu nào mà người dân Việt Nam ngày nay có thể rút tỉa từ chế độ Đệ Nhất CH và cái chết của TT Ngô Đình Diệm?

...”Nếu như TT Diệm vẫn còn sống và cuộc đảo chính không xảy ra hay thất bại, thì VN ngày nay ra sao? Những bài học nào chúng ta có thể rút tỉa từ nền ĐNCH, trong bối cảnh đất nước VN đang đối diện hiểm họa ngoại xâm và Hán hóa gần kề hơn bao giờ hết?”

Tất cả câu hỏi và trả lời đã được sơ lược trong buổi hội luận giữa MC tài hoa duyên dáng Bích Trâm Lê - cùng Nhà văn Trần Phong Vũ & Dịch giả Bác sĩ Lý Văn Quý (Oct. 31-2018) được thực hiện từ Live stream của Tâm An. Xin kính chuyển đến Quý vị:

<https://www.youtube.com/watch?v=emDOUoKb5j0&t=163s>