Chương 36

 

Chiến dịch chào mừng hồi hương

 

Khi chấp thuận "Hiệp định chấm dứt chiến tranh và tái lập ḥa b́nh tại Việt Nam", Hoa Kỳ đă đồng ư về một số điều kiện. Tất cả các quân nhân Hoa Kỳ, ngoại trừ một số nhỏ, đều phải rời khỏi Việt Nam trong ṿng 60 ngày và những trái ḿn thả tại các hải cảng phía Bắc phải được tháo gỡ ngay lập tức. Các tù binh Hoa Kỳ sẽ được trở về nhà. Về phía Hoa Kỳ, trong một thời gian sau, sẽ phải viện trợ hàng tỷ đô-la về tài chánh và vật chất nhằm tái thiết lại miền Bắc Việt Nam.

Rơ ràng ngay từ ngày đầu tiên, hiệp định ḥa b́nh này có quá nhiều kẽ hở. Không ai ngạc nhiên khi thấy Cộng sản vi phạm trắng trợn hiệp ước. Với t́nh h́nh chiến sự trong phạm vi VNCH sút giảm rơ rệt sau hiệp định, bọn Cộng sản đă lợi dụng việc ngưng chiến để tập trung vào việc xây dựng hạ tầng cơ sở tiếp liệu nhằm hỗ trợ cho một cuộc xâm lăng mới vào miền Nam. Không c̣n nỗi đe dọa bị dội bom nữa, hệ thống đường ṃn Hồ Chí Minh được cải tiến đến mức trở thành một con đường cao tốc có tráng nhựa. So sánh với trước kia xăng nhớt và các sản phẩm dầu hỏa phải chuyên chở từng thùng trên những xe vận tải hay xe ḅ hết sức bất tiện, th́ nay Cộng sản bắt đầu xây dựng một đường ống dẫn đầu kéo dài vào đến tận ngoại ô Sài G̣n.

Nếu những người Mỹ với đầu óc hợp lư chịu suy nghĩ và nh́n ra là các cuộc thương thuyết ḥa b́nh cho Việt Nam đă được tiến hành mà không có ư kiến hay sự tham gia của chính quyền VNCH th́ họ sẽ thông cảm với nỗi lo sợ và bất măn của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Ông gần như đă bị buộc phải chấp nhận những điều khoản mà Hoa Kỳ và Cộng sản đă đồng ư với nhau rồi.

Các thỏa thuận ngầm cho phép Cộng sản được giữ một lực lượng đáng kể tại miền Nam. Để đạt được sự chấp nhận miễn cưỡng của VNCH, Tổng thống Nixon đă đích thân hứa với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu là hỏa lực không quân Hoa Kỳ sẽ trả đũa mạnh mẽ bất cứ sự vi phạm hiệp định nào của Cộng sản. Ông Thiệu hiển nhiên không c̣n sự chọn lựa nào khác hơn là phải tin vào những ǵ mà sau này hóa ra là những lời hứa cuội của Nixon.

Sự chú ư của dư luận Hoa Kỳ về Đông Nam Á đă trở lại b́nh thường cùng với sự triệt thoái của các lực lượng chiến đấu và tiếp vận đang tiếp diễn. Một trong những mối quan tâm ngày càng tăng, vấn đề đang bao trùm phần lớn dân Mỹ là sự trở về của số tù binh chiến tranh đáng kể, hầu hết là các phi hành đoàn bị bắn rơi trên bầu trời Bắc Việt, trong số đó có những người đă từng bị giam từ năm 1964. Họ đă phải sống trong những điều kiện độc ác và man rợ khủng khiếp. Đợt hồi hương đầu tiên của tù binh chiến tranh Hoa Kỳ bắt đầu vào tháng 2/1973 đă dấy lên một sự nhiệt t́nh yêu nước chưa từng thấy trong suốt cuộc chiến. Khi những người này trở về nhà, họ được chào đón nồng nhiệt. Nước Mỹ hướng đến họ gần như để làm dịu bớt cảm giác tội lỗi chung v́ đă bỏ quên hàng trăm ngàn chiến binh khác đă phục vụ và trở về mà không có được những cuộc diễn hành chào mừng ồn ào. Mặc dù sự hoan hỉ rất chân thành và xúc động, những câu chuyện dũng cảm của tù binh chiến tranh, nỗi thống khổ và niềm tin của họ rất khó cho một người dân b́nh thường có thể hiểu được; đối với nhiều người, đây có vẻ như là một sự vinh danh cho sự bất hạnh của các tù binh nhiều hơn là tôn vinh các anh hùng.

 

LƯƠNG ĐƯỢC XUẤT VIỆN

 

Trong trường hợp của Lương, bố mẹ và bạn gái của anh được thông báo về t́nh trạng anh bị thương và đă được đưa vào bệnh viện Lê Hữu Sanh không phải theo cách thức thông thường. Một thằng bạn từ thuở nhỏ cùng xóm tại Biên Ḥa bây giờ là Thiếu úy TQLC nhưng không thuộc Tiểu Đoàn 3 t́nh cờ cũng nằm bệnh viện trên cái giường kế bên cạnh Lương và đang hồi phục sau khi lănh một vết thương ngoài mặt trận. Được nhập viện sớm hơn Lương, anh này giờ đă ổn định rồi và có người thăm đều đặn. Khi Lương được chở vào, ba má anh bạn lập tức báo cho gia đ́nh Lương biết, thế là không cần phải có tin báo chính thức nữa.

Thời gian cho Lương hồi phục, từ lúc bị cưa chân cho tới khi được điều trị và làm quen với cái chân giả mất khoảng tám tháng trời. Lương được giải ngũ vào tháng Giêng 1973. Mặc dù thất vọng v́ không c̣n khả năng phục vụ nữa nhưng Lương cũng thầm cảm ơn là anh vẫn c̣n tương đối nguyên vẹn và về mặt thể lực vẫn có thể làm tất cả mọi thứ ngoại trừ chuyện chỉ huy TQLC ngoài chiến trường.

Quyền lợi của các thương phế binh không đến nỗi tệ. Chính phủ VNCH trả cho viên cựu Thiếu úy một món tiền mỗi tam cá nguyệt là 105.000 đồng – xấp xỉ 260 đô-la theo hối xuất chính thức vào lúc đó. Ngoài ra, bất kỳ đứa con nào trong tương lai của Lương đều được bảo đảm có một chỗ được dành sẵn trong các trường học tốt.

May mắn cho Lương là căn bản kiến thức về khoa học và kỹ thuật của anh khá cao khiến anh dễ dàng kiếm được việc làm. Anh lại c̣n may mắn nữa là người xếp mướn anh làm điều hành viên hệ thống nhà máy điện Biên Ḥa lại là một trong những ông thầy cũ nên ông hiểu rơ tư cách làm việc của anh và rất mến anh. Lương hàng tháng tại nhà máy điện cộng thêm với quyền lợi của chính phủ đă cho phép anh có được một cuộc sống tương đối thoải mái. Anh và cô bạn gái quen từ thuở trung học bắt đầu tính tới chuyện hôn nhân.

 

TỰ LỰC CÁNH SINH: QLVNCH NẰM TRÊN CÁN CÂN

 

Trong một phần nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm sửa soạn cho đồng minh Việt Nam tự lực cánh sinh, một chiến dịch chuyển vận lớn các trang thiết bị và tiếp liệu đă được thực hiện trước ngày chính thức có lệnh ngưng bắn. Không quân VNCH gần như qua đêm đă trở thành một không lực mạnh đứng hàng thứ tư trên thế giới. Hàng trăm chiếc máy bay mới và cũ đă được đưa vào kho trữ sẵn. Phần lớn là các trực thăng.

Tuy nhiên, những thứ ǵ không có trong danh sách các loại phi cơ mới quan trọng. Mặc dù được trang bị với tất cả các loại thiết bị mới nhưng Việt Nam lại thiếu hạ tầng cơ sở tối cần thiết về bảo tŕ và yểm trợ nhằm tạo cho quân lực có "quả đấm" và khả năng bền bỉ mà họ đă quen với hỏa lực không quân của Hoa Kỳ rồi. VNCH không có các pháo đài bay B-52, không có các loại chiến đấu-phóng pháo cơ đa năng như F-111, F-4, hay F-105. Cũng không có máy bay trang bị thiết bị điện tử gây nhiễu loạn như EB-66 hay EA-6.

Trong khi đó th́ quân Bắc Việt đă không phải từ bỏ thứ ǵ hết mà lại c̣n được tăng cường tiếp tế thêm các loại vũ khí pḥng không tối tân nhất do Liên Xô sản xuất. Họ mang chúng xuống sát các chiến trường đă được chọn trước để sử dụng. Vấn đề này và chuyện hỏa tiễn SA-7 Strela được Cộng sản sử dụng rộng răi đă gây thảm họa cho trực thăng VNCH và không quân yểm trợ trong tầm ngắn.

Câu chuyện của Hải quân Việt Nam cũng tương tự như của Không quân. Các lực lượng VNCH hành quân sát bờ biển đất nước đă quá quen với sự chính xác và khối lượng hỏa lực bắn đi từ các chiến hạm Hoa Kỳ đậu ngoài khơi rồi. Đơn giản là Hải quân Việt Nam chẳng có cách nào sử dụng những số lượng đạn giống như người Mỹ đă dùng được.

Nỗ lực tiếp vận của Hoa Kỳ cũng bị ức chế bởi bản chất công khai hóa của thỏa hiệp ngưng bắn. Bất kỳ toan tính nào nhằm thay thế đồ thiết bị mà không có phép hay cố gắng sử dụng phi cơ Hoa Kỳ để trực tiếp yểm trợ cho QLVNCH đều bị báo chí hoan hỉ bới móc ra. Trong khi đó th́ Cộng sản không hề bị soi mói như vậy và khi họ thường xuyên vi phạm hiệp định ḥa b́nh th́ chẳng có truyền thanh báo chí nào phản đối hoặc tỏ thái độ bất măn để họ ngưng làm chuyện đó.

Tuy vậy ngày tàn của VNCH vẫn chưa phải là một sự kiện chắc chắn vào đầu năm 1973. Trên thực tế vẫn c̣n lư do để tin rằng nền Cộng ḥa non trẻ vẫn có cơ may để sống sót. Cuộc xâm lăng năm 1972 của Cộng sản đă bị đánh bại. Cho dù phe pḥng thủ đă phải chịu thiệt hại nặng nề nhưng quân xâm lược đă phải trả một cái giá thật đắt một lần nữa. Lúc đó, t́nh h́nh chính trị ngoài Bắc tệ hại đến nỗi Đại tướng Vơ Nguyên Giáp, nhân vật cho tới giờ này được coi là đứng thứ nh́ sau Hồ Chí Minh "thần thánh," đă bị cho ra ŕa v́ đă gây những tổn thất quá lớn.

Giống như John Ripley, George Philip và Bob Sheridan đă nhận xét từ quan điểm riêng của họ trước khi ra đi, Trung tá Gerry Turley vào tháng Hai năm 1973 cũng có cảm giác tương đồng là phe chính nghĩa đang thắng trận. Trong lúc đáp chuyến phi cơ "Chim Tự Do" (Freedom Bird) bay qua Okinawa trước khi về California th́ anh lượng định là VNCH có một cơ may tốt, thật tốt là họ sẽ thực hiện được điều đó – miễn là Hoa Kỳ tiếp tục viện trợ cho họ.

 

THỜI GIAN C̉N LẠI TRONG NĂM 1973

 

Vào mùa Xuân 1973 th́ sự chú ư của dư luận Hoa Kỳ về Việt Nam bắt đầu phai nhạt một cách đáng kể, nhất là sau khi các tù binh chiến tranh đă được hồi hương. Trọng tâm của Hoa Kỳ về trách nhiệm và nghĩa vụ ngoài phạm vi Đông Nam Á đă nhanh chóng lấp đầy khoảng trống về chính sách đối ngoại mà cuộc triệt thoái ra khỏi Việt Nam đă tạo ra.

Tại Việt Nam, quân Bắc Việt vi phạm hiệp định ngay từ ngày đầu tiên có ngưng bắn chính thức và tiếp tục mà không gặp phản ứng nào của Hoa Kỳ. Cộng sản chỉ chú tâm vào chiến thắng nhưng trong hầu hết năm 1973, QLVNCH chống cự có hiệu quả và tiếp tục tái chiếm lại những lănh thổ chưa lấy lại được từ lần địch xâm lược năm 1972. Đối với người dân VNCH c̣n hưởng tự do th́ năm 1973 đă trở thành một năm mà nền tự do càng lúc càng bị lâm nguy bởi những biến cố bên ngoài nước vượt quá khả năng kiểm soát của họ, chứ không phải do cách thức họ đă chiến đấu như thế nào để chống lại địch ngoài chiến trường.

Cảm xúc vui sướng và biết ơn chung của người Mỹ khi đưa được tù binh chiến tranh về nước và rút quân khỏi Việt Nam chỉ được đến tháng 5/1973 rồi đột ngột tiêu tan. Những tiết lộ về biến cố Watergate chiếm đầy các trang nhất của báo chí hàng ngày khiến Tổng thống Nixon thấy cần thiết phải chuyển sự tập trung từ chuyện "cứu nhân loại" cho nền dân chủ qua nỗ lực cứu chính quyền của chính ông. Đồng thời, những người phản chiến tại Quốc hội Hoa Kỳ tiếp tục tấn công vào chính sách ủng hộ chính phủ của ông Thiệu mà mọi người vẫn coi như là bất hợp pháp, độc ác và tham nhũng.

Chuyện tâm tánh chung trong dư luận Mỹ có đen tối và hà khắc hay không đối với VNCH – một đất nước tự do không chịu ách Cộng sản, như đă được thể hiện qua số đông các dân biểu Quốc hội – th́ không thể đo lường được. Mà điều đó cũng không quan trọng. Các đại diện dân cử đặt kế hoạch trong mùa hè năm 1973 là sẽ dành lại đặc quyền tiến hành chiến tranh mà nhiều người tin rằng Quốc hội đă lần lần bị tước đoạt từ thời Tổng thống Franklin Roosevelt. Ngoài ra, sự kiện Richard Nixon bị mất ḷng dân nặng nề cũng không giúp ích ǵ thêm. Có lẽ đ̣n tấn công lớn nhất đánh vào VNCH đang gặp khó khăn và tác động mạnh hơn các cuộc công kích của Cộng sản năm 1968 hay 1972 là sự kiện Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Tu chính pháp Fulbright-Aiken vào ngày 1/7/1973. Đạo luật này được ấn định sẽ có hiệu lực vào tháng sau và hơn bao giờ hết, đă ra tín hiệu cho bọn Cộng sản Bắc Việt quỷ quyệt về chính trị biết là Hoa Kỳ sẽ không bao giờ trở lại Đông Nam Á với tư cách là một đồng minh chiến đấu nữa.

Một đoạn ngắn trên thực tế đă vô hiệu hóa hết tất cả những lời bảo đảm mà Tổng thống Nixon đă đưa ra công khai hay với tư cách cá nhân cho VNCH rằng Hoa Kỳ sẽ đứng về phía họ và trả đũa bằng quân sự trong trường hợp có vi phạm hiệp định:

 

Không phụ thuộc vào bất cứ điều khoản nào khác của luật pháp, kể từ và sau ngày 15/8/1973, không có ngân khoản nào trong phạm vi đạo luật này, hay trước đây, được cung cấp hoặc sử dụng để tài trợ cho, trực tiếp hay gián tiếp, các hoạt động quân sự tiến hành bởi quân lực Hoa Kỳ tại, hay trên, hay từ biển khơi, của Bắc Việt, Nam Việt, Lào hay Căm Bốt.

 

Trừ phi Nixon, hoặc bất kỳ Tổng thống kế tiếp nào thực sự muốn phạm pháp trắng trợn nhằm giúp đỡ VNCH, bọn Bắc Việt trên nguyên tắc coi như đă được Quốc hội Hoa Kỳ cấp cho giấy phép miễn phí để xâm lăng miền Nam một lần nữa. Và họ đang dấn bước trên đường.

Chính nghĩa của VNCH tại Hoa Kỳ không được người bản xứ hay tổ chức dân cử nào ủng hộ. Người Việt Nam, có nghĩa là miền Nam Việt Nam, có rất ít bạn Mỹ có ảnh hưởng về chính trị nào c̣n muốn bênh vực họ. Khi các biến cố diễn ra tại Trung Đông vào mùa Thu 1973 th́ sự thiếu yểm trợ này c̣n rơ nét hơn nữa. Những hậu quả không ngờ đối với thế giới sau trận chiến Yom Kippur và sự kiện dầu tăng giá sau đó do OPEC gây ra cuối cùng lại có một tác động tồi tệ đến nỗ lực duy tŕ nền tự do của VNCH.

Nhiệm vụ tiếp theo của Trung tá Gerry Turley không căng thẳng bằng công việc mà anh vừa từ giă ra đi. Cái danh xưng cũng khá tầm thường – "Sĩ quan kế hoạch hỗn hợp" – và anh làm công việc văn pḥng tại Tổng Hành Dinh Binh đoàn TQLC Hoa Kỳ. Cái chữ "hỗn hợp" mang ư nghĩa là Trung tá Turley phải làm việc với ba ngành khác của quân lực Hoa Kỳ theo lệnh của Tổng Tham Mưu Trưởng Hỗn Hợp hay Bộ trưởng Quốc Pḥng. Sau khi triệt thoái khỏi Việt Nam, hầu như tất cả hoạt động được tập trung vào công tác huấn luyện và dự pḥng trong trường hợp có xung đột trong tương lai. Nói chung, công việc hành chánh từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều hay thỉnh thoảng lâu hơn một chút trong thời b́nh.

 

TRONG KHI ĐÓ, TẠI MỘT NƠI NÀO ĐÓ Ở Á CHÂU

 

Từ trước tới nay đă quen với với những vấn đề mà Hoa Kỳ trực tiếp can dự vào, một số đông người Mỹ từ sau Đệ Nhị Thế Chiến thường quan niệm rằng quốc gia của họ giữ vai tṛ thủ lănh và cảnh sát của thế giới tự do. Đối với quá nhiều người, quan điểm về trái đất của họ c̣n thiển cận đến nỗi vũ trụ bên ngoài Hoa Kỳ chỉ hiện hữu khi nào và bao giờ họ quan tâm hoặc trực tiếp dính líu đến. Người Mỹ đi đến chỗ tin tưởng một cách vô lư rằng Tự do là một khái niệm của riêng Hoa Kỳ mà không phải là khát vọng tự nhiên của tinh thần con người. Nhiều người nh́n thế giới như được phân chia thành một góc là Hoa Kỳ, các Đồng minh phương Tây và Nhật Bản chống lại phía bên kia là khối Xô Viết đang trỗi dậy, hung hăng và không cưỡng lại nổi bao gồm trục chư hầu khắp Á Châu, Phi Châu, Trung Âu và những nơi nào mà người dân bị tuyên truyền là họ đang bị áp bức.

Lời nói mà người ta gán cho Chủ tịch Mao Trạch Đông rằng "Quyền lực chính trị xuất phát từ ṇng súng" đă ngăn cho những người ít kiến thức hiểu cái khái niệm căn bản là tất cả các dân tộc ở khắp mọi nơi đều muốn có tự do. Nếu được quyền lựa chọn, người ta sẽ thích có nhiều tự do hơn là không có và nếu có cơ hội, họ sẽ tranh đấu v́ nó. Thời đại tự kỷ ám thị và mặc cảm tội lỗi của những người Mỹ chống đối chiến tranh tại Việt Nam trong thập kỷ 60, cùng với vấn đề "đế quốc Mỹ" đă làm mờ mắt phương Tây, không cho họ thấy các qui luật tự nhiên của bản chất con người; rồi quan điểm "bàn tay vô h́nh của kinh tế thị trường" của Adam Smith khắp nơi đang làm suy yếu những sự bó buộc của chủ nghĩa Cộng sản trái tự nhiên đối với con người. Tất cả những chuyện này đang xẩy ra mà chẳng có sự dính dáng nham hiểm hay yểm trợ của CIA ǵ cả.

Giới "ưu tú" Đông phương cho rằng sẽ không được lịch sự nếu đề cập và nêu ra sự thật hiển nhiên là nếu có, th́ chỉ có rất ít nỗ lực đă được ghi nhận là có một người b́nh thường nào đó chịu hi sinh mạng sống và thân thể để gia nhập vào thiên đường Cộng sản. Với hơn 50 ngàn thanh niên bị thiệt mạng và hàng chục tỉ đô-la của cải quốc gia bị phung phí, trật tự xă hội bị xáo trộn, thậm chí trong một số trường hợp đă bị băng hoại th́ quan điểm của người Mỹ về chiến tranh c̣n xa vời sự minh bạch khi chỉ giới hạn theo kinh nghiệm của họ.

Tuy thế đă có những dấu hiệu, các lời bóng gió, các dấu tích nhỏ và mầm móng của một nền tự do và tư bản chủ nghĩa, mặc dù chưa hoàn thiện nhưng đang bắt đầu nẩy nở khắp châu Á. Hiệp Hội các quốc gia Đông Nam Á, viết tắt là ASEAN, đă được thành lập năm 1967. Khởi thủy gồm các quốc gia như Thailand, Singapore, Malaysia, Indonesia và Philippines, ASEAN được cấu trúc như là một "Hiệp hội các quốc gia tham gia vào việc xây dựng đất nước." ASEAN mang trọng trách quảng bá ḥa b́nh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ḥa đồng xă hội bằng những phương thức không có sự thống trị của Cộng sản và ảnh hưởng áp đặt của thế lực bên ngoài đối với biên giới của các quốc gia thành viên.

Trên thực tế, khắp Á Châu, từ Cộng Ḥa Đại Hàn và Nhật Bản ở phía Bắc tiếp tục xuống phía Nam qua Đài Loan và các quốc gia ASEAN, chủ nghĩa tư bản tuy đă cắm rễ vững chắc, nhưng đôi khi phải đương đầu với một vài sự phục hận gần đây của quân phản loạn Cộng sản địa phương. Người Mỹ hẳn c̣n nhớ cuộc chiến Triều Tiên đẫm máu từ 1950 đến 1953 mà hậu quả là sự trú đóng thường xuyên của lực lượng Hoa Kỳ nhằm bảo đảm một nền ḥa b́nh mong manh. Nhật Bản vào đầu thập niên 1960 đă tiến xa trên con đường thịnh vượng. Chỉ có những người chịu khó t́m hiểu lắm mới nhận ra là gần đây đă có nhiều sự thắng lợi quan trọng chống lại Cộng sản tại Indonesia, Malaysia và Philippines. Trong khi nỗ lực của Hoa Kỳ có vẻ chỉ mang lại một trái đắng tại Việt Nam, th́ phần c̣n lại trong khắp vùng từ Đông sang Tây tại các lănh thổ ngoại biên phía Nam của Liên Bang Xô Viết và Trung Cộng, người Cộng sản đă không đạt được một ảnh hưởng nào cả.

 

CHIẾN TRANH Ả RẬP-DO THÁI NĂM 1973 VÀ NHỮNG THỬ THÁCH KHÁC

 

Có lẽ một điều may mắn cho Hoa Kỳ là đă không c̣n dính líu về quân sự tại Việt Nam nữa vào tháng 10/1973. Trong lúc vẫn phải tiếp tục các cam kết toàn cầu và duy tŕ hoạt động răn đe đối với Liên Xô th́ quân đội Hoa Kỳ c̣n phải đối phó với các thử thách nội bộ về kỳ thị chủng tộc và tệ nạn ma túy. Đối với quốc nội th́ Tổng thống Nixon, chính quyền của ông và cả quốc gia đă bị cuốn vào vụ bê bối Watergate.

Ngày 10/10/1973 Phó Tổng thống Spiro Agnew bị buộc phải từ chức và sau đó được thay thế bởi Gerald Ford.

Trong khi Hoa Kỳ đang cố gắng thoát ra khỏi vũng lầy của mối tơ ṿ Việt Nam th́ một biến cố khác lại nẩy sinh ra do sự thù hằn giữa Do Thái và toàn thế giới Ả Rập. Cuộc xung đột diễn ra giữa Do Thái và Ả rập, được biết đến với sự bùng nổ trong năm 1973 là cuộc chiến Yom Kippru, không phải là một sự lập lại trận thắng chớp nhoáng mà Do Thái đạt được trong năm 1967. Tuy kết quả trận chiến đă nâng cao tư thế của Hoa Kỳ tại Trung Đông đối với Liên Xô, nhưng thắng lợi đó đă phải trả bằng một giá đắt. Sức mạnh mới của OPEC, là nhóm quốc gia nắm phần quan trọng của mức sản xuất dầu hỏa toàn cầu, cộng thêm với sự thù hằn sâu sắc đối với Do Thái, đă được thể hiện bằng cách ấn định một mức gia tăng 400% lên giá của chất vàng đen này. Mức tăng giá lớn này đă gây ra chấn động cho kinh tế thế giới, tạo ra lạm phát phi mă và suy thoái toàn cầu.

Không giống như trận chiến sáu ngày năm 1967 mà Do Thái đă tấn công bất ngờ đối phương Ả rập, diễn tiến đă khác đi phần nào trong năm 1973. T́nh trạng chiến sự bắt đầu vào ngày 6/10/1973 tức ngày lễ Yom Kippur. Đây là một trong những ngày lễ linh thiêng nhất trong lịch của Do Thái; do đó khi chọn ngày này, quân Ả rập đă tấn công bất ngờ quân Do Thái phần đông chưa chuẩn bị kịp. Thiệt hại của Do Thái ban đầu khá cao cùng với sự mất mát về lănh thổ và thiết bị. Lúc đó, t́nh h́nh đối với Do Thái tệ hại đến nỗi đă có dấu hiệu là họ sẽ phải sử dụng đến vũ khí nguyên tử, một điều mà Do Thái vẫn kịch liệt chối căi nhưng mọi người có vẻ tin là họ đă sở hữu nó rồi.

Tiếp vận của Hoa Kỳ đáp lại sự cầu cứu thảm thiết của Do Thái ban đầu tương đối nhỏ giọt và èo uột. Tuy nhiên sau đó không lâu th́ nó trở thành một ḍng sông chảy xiết, tràn trề với đủ loại quân dụng và tiếp liệu tối tân nhất của Hoa Kỳ.

Trong một phần nỗ lực để nắm bắt t́nh h́nh chiến sự, vào ngày 12/10/1973 bộ trưởng Quốc Pḥng Hoa Kỳ cử một toán sĩ quan hỗn hợp từ bốn ngành quân lực để đánh giá t́nh h́nh đang xẩy ra và xem có thể làm được ǵ để công tác hỗ trợ được tốt hơn. Đang làm việc "cạo giấy" tại Bộ Tư lệnh TQLC, Trung tá Gerry Turley được chọn tham gia vào cái toán chuyên viên đó. Trong tổng số 15 sĩ quan có năm người từ Không quân qua, năm người từ Bộ Binh và bốn người từ Hải Quân. Chỉ có một ḿnh Gerry là TQLC và là sĩ quan tác chiến duy nhất. Những người khác được phái đi với nhiệm vụ chính là đối phó với các vấn đề về Không quân và tiếp vận. Turley với kinh nghiệm gần đây đối mặt với chiến xa địch tại phía Bắc Quảng Trị là người đủ điều kiện nhất để phục vụ với trách nhiệm ngắn hạn mà anh được giao phó.

Trong khi Gerry Turley đă tạo được mối liên hệ thật sự và t́nh bạn chân t́nh với nhiều đồng minh Việt Nam th́ trong chuyến đi này người lính TQLC Hoa Kỳ không kết được bạn mới. Công bằng mà nói th́ người Do Thái đang đối diện với một cơn khủng hoảng ngay trước mắt và mối đe dọa có khả năng bị tận diệt. Mối quan tâm của họ là sự sống c̣n và mục tiêu đầu tiên là làm sao nhận được từ các nhà hảo tâm Mỹ càng nhiều càng tốt. Người Do Thái cũng tin tưởng khi biết rằng các bè đảng đầy quyền lực và giàu có của họ tại Hoa Kỳ sẽ không bao giờ bỏ rơi họ. Sự khác biệt giữa sự yểm trợ của Hoa Kỳ đối với Do Thái có phe đảng đáng kinh ngạc tại Quốc hội và sự yểm trợ cho Việt Nam đă rơ nét chỉ trong ṿng vài ngày trời. Trong một thời gian ba tuần lễ, người Do Thái được trợ cấp 2,1 tỉ đô la viện trợ quân sự trực tiếp so với 2,2 tỉ đô la cho Việt Nam cho cả tài khóa năm 1973. Tổng cộng có tới 40 chiếc F-4 Phantom mới toanh được chuyển giao cho Không quân Do Thái. Những chiếc Phamtom này sẽ chống chọi lại với loại vũ khí pḥng không do Liên Xô sản xuất tối tân tương tự như thứ mà VNCH đang đối phó hàng ngày với hầu hết phi cơ cánh quạt và trực thăng.

Toán quan sát viên và chuyên viên Hoa Kỳ đến Do Thái vào ngày 12/10/1973. Chủ nhà là Lực Lượng Quốc Pḥng Do Thái (Israeli Defense Force IDF) đă vội vă và nhanh chóng chở họ tới các chiến trường khác nhau để chứng kiến sự tàn sát và hủy diệt. Sau vài ngày chiến sự, quân Do Thái đă bị mất hàng trăm chiến xa, một sự kiện mà họ chẳng thú vị ǵ khi phải tiết lộ ra nếu không muốn dùng chuyện này để mặc cả nhằm có ngay viện trợ đáng kể và tức khắc.

Hầu hết các quan sát viên Hoa Kỳ đều thỏa măn khi được ngồi trên xe và được chở thẳng đi xem những ǵ đáng xem. Gerry Turley th́ không như vậy. Quen với bản chất sĩ quan tác chiến, anh bắt tài xế chủ nhà dừng hết chỗ này đến chỗ kia để anh có thể đi bộ hầu có cảm giác tốt hơn về những ǵ đă xẩy ra. Trang bị máy h́nh và máy quay phim, Trung tá Turley chụp và quay hết cuộn h́nh này đến cuộn h́nh kia, hết cuốn phim này tới cuốn phim nọ trong khi anh chàng nhân viên IDF an ninh riêng th́ hết sức rầu rĩ đau khổ.

Chủ nhà Do Thái không thèm che giấu sự bực dọc đối với những câu hỏi thăm ḍ của người lính TQLC Hoa Kỳ và chuyện anh cứ tiếp tục chụp h́nh. Họ cảm thấy không bó buộc phải hợp tác với sự ḍ xét quá đáng của Gerry. Có nhiều lần họ yêu cầu anh, đ̣i hỏi th́ đúng hơn, là chấm dứt ngay chuyện quay phim và khuyến cáo anh trao lại phim cho họ. Turley không chịu thua mà c̣n nói thẳng với họ là cất ở đâu? Anh không lệ thuộc vào hệ thống quân giai của IDF nên vẫn tiếp tục làm theo ư ḿnh. Chủ nhà tỏ vẻ khó chịu và nóng tính thêm. Turley vẫn không chịu thua. Sự căng thẳng có thể sờ thấy được. Anh cóc cần và tiếp tục làm những việc mà bộ trưởng Quốc Pḥng đă giao cho anh.

Hôm đó đến giờ ăn trưa ngày thứ ba trong chuyến đi của Turley với nhân viên hưóng dẫn IDF. Họ vừa dừng chân tại điểm cuối phía Bắc của kinh Suez gần biển Địa Trung Hải. Trong khi mọi người đang xếp hàng để nhận phần ăn th́ một trong các sĩ quan IDF mời vị TQLC Hoa Kỳ lên phía trước. "Thưa Trung tá Turley, đây là phần cho ông..." Gerry không để ư kỹ lắm xem đó là cái ǵ. Thông thường th́ các sĩ quan TQLC Hoa Kỳ ăn sau binh sĩ. Chủ nhà nài nỉ. Turley đành nhượng bộ, nghĩ rằng "nhập gia tùy tục..."

Phần ăn là một loại bánh ḿ kẹp thịt gà tây nào đó. Turley đă ăn thực phẩm của lính gần một phần tư thế kỷ rồi. Chắc chắn anh đă từng ăn những thứ tệ hại hơn nhiều nhưng vẫn không ngờ chuyện sắp xẩy ra. Anh phải biết, hoặc nghĩ rằng phải lường trước được rằng sự tự dằn vặt gần một tiếng đồng hồ sau đó về những thứ trong miếng bánh ḿ thịt chỉ làm cho cơn đau đớn tăng thêm gấp bội. Giữa những cơn tháo dạ và nôn mửa Turley trở thành bất khiển dụng và không c̣n khả năng thực hiện công tác quan sát viên tại những chỗ cần thiết được nữa.

Tuy không biết chắc 100% bọn Do Thái có định giết anh hay không, hay chỉ muốn làm anh bị bệnh nặng, nhưng Gerry không c̣n giá trị ngoài hiện trường nữa. Anh được đưa về khách sạn trong thời gian c̣n lại ở Do Thái để có thể nôn mửa và xổ bầu tâm sự trong pḥng tắm riêng. IDF đă thắng anh một điểm.

Tuy nhiên cuối cùng th́ Turley vẫn thực hiện được công việc của ḿnh. Ba ngày c̣n lại, trong những lúc tỉnh táo giữa những lúc ngồi hay tựa vào nhà cầu, anh đă có dịp ghi chép lại tỉ mỉ tất cả những ǵ anh đă quan sát được, điều mà anh không thể nào có đủ thời gian hay sự riêng tư để thực hiện nếu anh vẫn phải có mặt ngoài hiện trường. Để bảo đảm là những sự ghi chép và các cuốn phim chưa rửa sẽ được đưa về Hoa Kỳ – anh h́nh dung là những người "bạn" Do Thái sẽ bằng cách nào đó khám xét hành lư và tịch thu chúng khi anh lên đường về nước – anh đă giao chúng cho một liên lạc viên tin cẩn của ṭa Đại Sứ Hoa Kỳ với lời dặn ngắn gọn: "Giao cái này lại cho Tư lệnh của binh đoàn TQLC."

Khi Turley trở về Washington th́ anh đă trở thành một người được chào đón hết mức. Nhân vật đă từng suưt bị làm vật tế thần v́ hành động được đánh giá gần như là điên loạn tại Quảng Trị giờ đây có cơ hội được báo cáo trước Tổng Tham Mưu Trưởng Hỗn hợp, Bộ trưởng Quốc Pḥng, Bộ trưởng Ngoại Giao và Phó Tổng thống Ford. Khi Gerry tường tŕnh cho Bộ trưởng Ngoại Giao Henry Kissinger, ông ta chưa hề biết anh là ai. Đầu tiên Kissinger ngắm những bức h́nh anh chụp rồi hỏi anh là ai và đang làm ǵ. Sau khi Turley giải thích xong th́ Kissinger đưa ra lời khen, nhấn mạnh: "Trung tá Turley, những bức h́nh này quá đẹp đến nỗi tôi nghĩ có lẽ Trung tá là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp..."

Trong phạm vi thực tế nếu có phong trào rộng lớn nhạc funk vô định h́nh đang càn quét nước Mỹ trong bối cảnh một xă hội bị xáo trộn liên tục giữa thập niên 1960 cùng với sự phỉ báng các giá trị truyền thống và tinh thần tôn trọng chính quyền, th́ sự bất cân xứng về kinh tế có lẽ dễ được đo lường một cách cụ thể hơn. Arthur Okun, cố vấn kinh tế của Tổng thống Johnson, đă khai triển một khái niệm mà ông gọi là "Chỉ số Nghèo Khổ của Hoa Kỳ." Chỉ số của Okun đơn giản là tổng số của mức độ lạm phát và tỉ lệ thất nghiệp. Trong niên khóa 1973, chỉ số nghèo khổ lên cao nhất là 11.02 kể từ 1951. Những ǵ mà chỉ số này đă miêu tả, cộng thêm việc điều tra chính quyền Nixon và với sự kiện là chỉ số Dow Jones đă mất hơn 13% giá trị do hậu quả của cơn khủng hoảng dầu hỏa đă làm cho dư luận nhiều người Mỹ càng thêm chua chát.

 

Sóng Thần

Tháng Chạp 1973

 

Hầu hết các trận đánh trong năm 1973 tiến hành sau cái lệnh ngưng bắn giả tạo đều không mang tầm cỡ hay cường độ của những trận giao tranh lớn như trong kỳ Mùa Hè Đỏ Lửa. Tuy vậy chiến sự không hề giảm và những con số thiệt hại đă phản ánh các cuộc giao tranh vẫn c̣n đang tiếp diễn. Mặc dù QLVNCH vẫn c̣n làm chủ chiến trường nhưng họ đă phải trả một giá đắt. Trong toàn năm 1973 QLVNCH bị thiệt mạng 27.901 người, chỉ kém số lượng tổng số trong các năm 1972 và 1968. Những con số này vẫn chỉ đưa ra một bức tranh c̣n khiếm khuyết.

Những vấn đề lớn hơn và tích lũy dần do dân chúng chạy loạn và giờ đây là nạn lạm phát kinh niên là nguyên nhân của tâm trạng chán nản chung đang bắt đầu len lỏi vào tâm lư của toàn cơi đất nước. Hạ tầng cơ sở vật chất vẫn c̣n nghèo nàn của quốc gia đă bị kéo dăn tới mức giới hạn không c̣n chịu đựng nổi. Càng lúc càng có nhiều người tỵ nạn bị buộc phải vào các thành phố khiến nạn thất nghiệp, tội ác và xáo trộn xă hội tăng cao. Chính quyền Thiệu cho tới giờ chỉ bận tâm vào việc chiến thắng kẻ thù Cộng sản th́ nay thấy cần thiết phải điều động tài nguyên để đối phó với các thử thách lớn khác đang tăng dần. Nếu có một chỉ số nghèo khổ cho VNCH th́ con số này sẽ hơn gấp năm hay mười lần chỉ số của Hoa Kỳ.

So sánh với tất cả những kinh nghiệm khi chỉ huy Tiểu Đoàn 3 th́ nhiệm vụ Chỉ huy trưởng căn cứ Sóng Thần đối với B́nh tương đối yên tĩnh mặc dù cũng không phải là không có biến cố ǵ. Cuộc chiến anh chịu trách nhiệm trực tiếp là vấn đề an ninh trong và ngoài căn cứ Sóng Thần. Bọn Việt Cộng trong vùng không điên rồ muốn tự sát nên thường để yên cho các TQLC. Điều này khiến cho B́nh có thể tập trung vào những trách nhiệm và nhiệm vụ khác. Tin mừng nhất đối với B́nh và Cầm là khi gần đến cuối năm th́ Cầm mang bầu đứa con đầu ḷng và ước tính là sẽ sinh nở vào khoảng hạ tuần tháng 6 hay thượng tuần tháng 7 năm 1974.

 

CHUẨN BỊ CHO MỘT  ĐOẠN KẾT

 

Vài khoảng thời gian Turley từ biệt Việt Nam th́ binh đoàn TQLC Hoa Kỳ bắt đầu lập kế hoạch nghiêm chỉnh và huấn luyện các bộ phận để mở chiến dịch di tản cuối cùng ra khỏi Nam Vang và Sài G̣n trong trường hợp t́nh h́nh trở nên tồi tệ đến mức cần thiết. Sự kiện đạo luật Fulbright-Aiken được thông qua vào cuối mùa hè 1973, ngoài chuyện khuyến khích giới lănh đạo Cộng sản ở miền Bắc cứ việc tiến hành kế hoạch xâm chiếm, lại c̣n là một điềm gở báo cho giới chỉ huy quân sự Hoa Kỳ cùng với những người chịu trách nhiệm việc lên kế hoạch pḥng hờ, là nguy cơ khiến các kế hoạch đó cuối cùng cần phải sử dụng sẽ trở thành hiện thực.

Từ giữa năm 1973 đến đầu năm 1975, một số sĩ quan cấp trung và cao cấp được luân phiên thuyên chuyển qua nhiệm sở tại Okinawa đă làm việc với các ban ngành phụ thuộc đề lên kế hoạch, sau đó xem xét lại rồi kiểm tra lại một lần nữa nhằm t́m giải pháp tốt nhất để mang đi các nhân sự Hoa Kỳ và các bạn đồng minh cần cứu trước lực lượng xung kích của Cộng sản. Các tiểu đoàn tác chiến đồn trú tại Okinawa và các phi đoàn trực thăng yểm trợ cho họ đă được tập trận cho các nhiệm vụ dự kiến, được đặt trong t́nh trạng báo động và được đưa lên các chiến hạm đổ bộ chờ lệnh thi hành các nhiệm vụ đó.

Đối với Cộng sản chỉ chú tâm vào việc nuốt trọn miền Nam bằng mọi giá, thời gian và một loạt các t́nh huống kỳ lạ trên toàn thế giới đă liên tục làm lợi cho bọn chúng. Công việc điều tra chính quyền Nixon từ cuối năm 1973 cho đến năm 1974 đă giới hạn nghiêm trọng khả năng của Tổng thống để thực thi các cam kết riêng của Nixon đối với ông Thiệu. Quốc hội Hoa Kỳ th́ không thương tiếc khi bàn đến chuyện chấp thuận viện trợ cho Việt Nam. Từ 2,2 tỉ đô la cho tài khóa 1973, viện trợ đă bị cắt xuống c̣n c̣n 1,5 tỉ đô la cho 1974. Tỉ lệ cắt giảm lại c̣n nặng nề hơn 32% so với tài khóa 1973 do giá dầu hỏa đă tăng 400% rồi giá đạn dược và đồ thiết yếu quân dụng cũng tăng phi mă. Do đó giá trị thật sự của viện trợ đă bị giảm nghiêm trọng. Khả năng của QLVNCH để chiến đấu ngoài mặt trận đă bị suy giảm một cách nặng nề.

Cùng lúc đó th́ Liên Xô, sau khi đă bị từ chối tư cách Tối Huệ Quốc do việc đàn áp những người bất đồng chính kiến Do Thái, đă rút hết các sự hạn chế áp đặt lên Hà Nội trước kia khi c̣n trong nỗ lực ve văn Hoa Kỳ. Trong khi viện trợ cho VNCH đă bị cắt đi hơn một nửa th́ việc hỗ trợ cho Bắc Việt được đẩy mạnh lên đáng kể, có lẽ thêm gấp đôi.

Đối mặt với tất cả các tin xấu từ Washington vừa được cộng thêm vào đó, giới lănh đạo VNCH lại không biết điều chỉnh cho phù hợp với sự khắt khe của thực tế mới về vấn đề tiếp vận. Tổng thống Thiệu và nhiều người chung quanh ông đă không thể, hay không muốn, hiểu rằng Hoa Kỳ không c̣n khả năng cứu viện hay tiếp tục xả cảng các cửa ngơ để đồ tiếp liệu tràn vào nữa. Trong một thời gian quá lâu Thiệu đă cố gắng tiến hành một cuộc chiến làm như thể nó không có sự thay đổi nào cả. Thái độ không khoan nhượng và thiếu linh hoạt của Thiệu có thể được hệ thống hóa bằng chính sách "Bốn Không" của ông. "Bốn không" bao gồm: Không thương lượng với Cộng sản, không chứa chấp Cộng sản hoạt động trong nội bộ VNCH, không liên hiệp với Cộng sản và – quan trọng nhất là – không nhường đất cho Cộng sản.

Nỗi ám ảnh của Tổng thống Thiệu muốn giữ tất cả các lănh thổ trong phạm vi biên giới VNCH thoát ra khỏi ṿng kiểm soát và ảnh hưởng của Cộng sản cuối cùng đă gây ra sự sụp đổ của chế độ, hay ít nhất là đă đẩy mạnh tiến tŕnh này. Trong khi các tướng lănh cố gắng thi hành mệnh lệnh của ông th́ sự khẳng định của Tổng thống Thiệu phải bảo vệ mọi nơi, dù là một lănh thổ xa xôi và không có ư nghĩa nào về chiến lược, lại một lần nữa nhường thế chủ động chiến trường cho quân Bắc Việt linh hoạt hơn và được trang bị với quân dụng Liên Xô. Phải trải mỏng ra và bị cản trở nghiêm trọng bởi sự hạn chế về tiếp vận, muốn bảo vệ mọi lănh thổ nhưng trên thực tế lại chính là để đánh mất hầu hết mọi nơi.

 

B̀NH VÀ TRUYỀN THỐNG BINH CHỦNG TQLC

 

Điều duy nhất mà B́nh thực sự trân trọng trong nhiệm vụ tại Sóng Thần là anh đă có mặt trong ngày sinh đứa con gái vào ngày 4/7/1974. Lê Mộng Ngọc được sinh ra trong một bệnh viện tư tại Gia Định gần nhà của bố mẹ B́nh. Theo truyền thống Việt Nam, B́nh và mẹ vợ hiện diện bên cạnh Cầm trong ngày sinh. Ngọc là một đứa bé gái khỏe mạnh và cả hai vợ chồng rất vui mừng khi Ngọc được sinh ra.

Trong nhiệm vụ sĩ quan Chỉ huy trưởng căn cứ Sóng Thần, B́nh mang một cảm giác thất vọng và ưu tư mà anh chưa bao giờ có khi phục vụ với Tiểu đoàn 3. Những trách nhiệm tạp nhạp của anh tại Sóng Thần, trong đó không có chuyện trực tiếp trừ khử quân thù, đă làm anh mệt mỏi không giống như khi anh dẫn binh lính TQLC chiến đấu với địch. Anh hiểu rằng anh phải thích ứng, biết rằng những nhiệm vụ đang thực hiện đều quan trọng cả và anh đă cố gắng hết mức trong khả năng của ḿnh. Mặc dù vậy anh vẫn tin rằng ưu điểm và sự đóng góp lớn nhất của anh vẫn là dẫn TQLC chống lại bọn quỷ đỏ.

Trong suốt năm 1974 sang qua năm 1975, khi viện trợ kinh tế và quân sự của Hoa Kỳ bị cắt giảm một lần nữa vào khoảng gần 50%, th́ binh chủng TQLC Việt Nam vẫn không bị ảnh hưởng bởi những khó khăn chồng chất của QLVNCH nói chung. Lư do là v́ từ Tư lệnh trở xuống, toàn đơn vị đặc biệt chú trọng vào việc chăm lo đời sống gia đ́nh binh sĩ để các chiến sĩ có thể yên tâm chiến đấu chống kẻ thù xảo trá và quỷ quyệt. Mọi người đều hiểu rằng một khi vợ con được ấm no, trong trường hợp này tại căn cứ Sóng Thần, th́ người chiến sĩ TQLC có thể an tâm chiến đấu. Nếu các bà vợ TQLC có kêu ca điều ǵ và những lời khiếu nại này chính đáng th́ sẽ được đáp ứng ngay lập tức. Giới chỉ huy của TQLC không tiếc công sức bảo đảm là các gia đ́nh tại Sóng Thần được cung cấp đầy đủ thực phẩm và căn cứ trở thành một chốn ấm cúng cho mọi người. B́nh rất vui là anh đă có cơ hội tạo dựng ra một nơi an toàn cho các gia đ́nh binh sĩ. Tuy vậy anh vẫn ưng được chỉ huy lính ra mặt trận ở phía Bắc hơn.

Hệ thống tiếp liệu quân sự mới trong thời kỳ "Hậu Hoa Kỳ" của TQLC Việt Nam khác với hệ thống tiếp liệu của QLVNCH là một tập thể lớn hơn rất nhiều. Tất cả mọi người có quyền lực chính trị đều quan niệm TQLC Việt Nam là những chiến sĩ thật sự do đó binh chủng này được "tha" không bị cắt giảm các đồ tiếp liệu quân sự. Ngoài ra, TQLC lúc đó c̣n vào khoảng 15 ngàn người, được tiếp vận thẳng từ Hải quân Hoa Kỳ mà không phải thông qua các bàn tay tham nhũng và gian manh hiện đang hoành hành tại Sài G̣n. Với một tổ chức nhỏ như vậy nên vấn đề tiếp vận tương đối có hiệu quả và ít có vấn đề khó khăn khi muốn chuyển các đồ tiếp liệu đến tay những đơn vị đang cần thiết.

Với một cơ cấu tổ chức lớn hơn rất nhiều và không so sánh được với sự thuần nhất của binh chủng TQLC, các thử thách về tiếp vận của QLVNCH đă trở thành một đề tài chính cho những bài tường thuật của báo chí phương Tây. Cùng với t́nh h́nh chiến sự ngày càng tăng từ cuối năm 1974 qua đến 1975, những câu chuyện về tham nhũng và thậm chí phản quốc, các mẩu chuyện về các đơn vị đă phải đưa hối lộ để có được hỏa lực yểm trợ hay di tản thương binh được thổi phồng lên làm như chúng là chuyện thường ngày. Ngoài những giai thoại về các hành vi vô đạo đức của những tướng lănh và quan chức chính quyền đă bán hàng nhu yếu phẩm ra ngoài chợ đen, trên thực tế có sự khan hiếm về nhiên liệu, phụ tùng thay thế và mức độ bảo tŕ đầy đủ để giữ cho phi cơ tiếp tục được bay, xe cộ được di chuyển và vũ khí được sử dụng. Trong khi đó th́ quân Bắc Việt dường như có nhiều hỏa lực mạnh hơn bao giờ hết và sẵn sàng sử dụng chúng để chống tất cả các mục tiêu, quân sự cũng như dân sự.

Thật sự th́ các đơn vị TQLC hiếm khi nào cạn đạn dược hay các đồ phụ tùng trọng yếu v́ giới lănh đạo chính trị và quân sự trong mọi cấp đều biết những thứ dành cho TQLC không bao giờ bị thất thoát. Vấn đề duy nhất đối với TQLC, cùng với một số ít đơn vị QLVNCH khác thực sự đáng tin cậy, là họ đơn giản không có đủ lực lượng để thay đổi kết quả tối hậu của cuộc chiến mà vào lúc đó cũng chưa rơ ràng đối với mọi người, nhất là Tổng thống Thiệu, tại miền Nam vào thời điểm cuối năm 1974. Lúc đó ai cũng tin rằng Hoa Kỳ sẽ t́m cách nào đó để cứu văn đất nước.

Vào tháng 11/1974, B́nh cuối cùng đă đạt mong ước là được ra mặt trận. Từ giă Cầm và Ngọc ở Sài G̣n, anh được giao nhiệm vụ Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 6 với danh xưng "Thần Ưng" và trở lại tỉnh Quảng Trị chỉ huy TQLC ra chiến trường. Anh đă ở lại với Tiểu đoàn 6 cho đến buổi trưa ngày 30/4/1975.