Trăm năm một cuộc biển dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
Nguyễn Du ( Truyện Kiều )
LỜI NÓI ĐẦU
Trước khi mời qúy độc giả đọc cuốn “ TRUYỀN THOẠI TRIỀU ĐẠI HỒ CHÍ MINH”, người viết xin phép được nói vài lời minh xác:
1. Cuốn sách không phải là một cuốn lịch sử theo nghĩa chính thống vì nó không viết theo phương pháp viết sử như mỗi sự kiện cần phải trình bày đầy đủ các dưỡng kiện tất yếu như nguồn gốc, nguyên do, bối cảnh, diễn tiến và hậu quả. Nó cũng thiếu những điều kiện khi viết về một sự kiện lịch sử là ngoài các tài liệu thu thập, sưu tầm qua các phương tiện truyền thông như truyền thanh, truyền hình, điện ảnh, các tạp chí, sách vở, hồi ký, các tác phẩm văn nghệ mà còn cần phải phỏng vấn những người liên hệ hay đi quan sát tận nơi chốn đã xảy ra các sự việc hoặc các nhân vật lịch sử đã đặt chân tới
2. Cuốn sách này chỉ là một sự sưu tầm hạn chế các tài liệu và sách truyện đã xuất hiện trên đủ loại truyền thông, phân tích những sự kiện quan trọng và thứ yếu, đáng hay không đáng tin cậy rồi sắp xếp tuần tự theo dòng thời gian để người đọc dễ theo dõi dòng lịch sử hơn.
3. Cuốn sách sẽ không chỉ bao gồm các tài liệu viết mà còn cả các thoại được lưu truyền trong dân gian, từ độc thọai, đàm thoại, thực thoại tới đối thoại, hội thoại, huyền thoại vì thế cho nên nhan đề của cuốn sách đã được gọi là Truyền thoại.
4. Người viết dùng cụm từ “Triều đại Hồ Chí Minh” vì tổ chức chính quyền của ông Hồ cũng không khác gì thời đại phong kiến. Chủ tịch Hồ là vua với thừa tướng là Tổng bí thư, bộ Chính trị gồm các Thượng thư, ban Chấp hành Trung ương là các tổng đốc, tuần phủ nắm quyền sinh sát toàn dân; tất cả đất đai thuộc Nhà nước do Triều đình quản lý, phân phát.
Các thái tử hay công tử đỏ cũng được tập ấm, cha truyền con nối, bố bí thư hay trung ương thì con cũng sẽ bí thư hay trung ương, còn con sãi chùa lại quét lá đa.
5. Người viết cố giữ tính khách quan nhưng chắc là khó giữ được cái tình không ít nhiều xen lấn vào cái lý, nên xin có lời tạ lỗi trước tại đây tuy vẫn luôn luôn tâm niệm lời của Phan Huy Chú, “ Sử để chép cả việc hay lẫn dở để làm gương cho những người đời sau.” do đó chắc cũng không tránh được sự bất bình của người đọc thường có tâm lý, “ Yêu/Ghét ai yêu/ghét cả đường đi, lối về ”, nên xin cũng có lời giải oan trước và xin đừng chụp cho cái mũ nọ kia.
6. Ngay nhân vật chính trong cuốn sách này là Hồ Chí Minh, với những năm sinh, ngày chết khác nhau, với khoảng 200 tên họ, trong cuộc phỏng vấn năm 1962 bởi Bernard Fall còn nói, “Một người già thường thích có một chút ít huyền bí bao quanh. Tôi cũng vậy và biết là ông hiểu vì sao.” Các độc giả xin cũng hiểu là những hình ảnh về Hồ cũng như các cận thần của ông không bao giờ hoàn toàn trắng hay đen..
7. Sau hết, cuốn sách này khá dài, gồm trên 50 chương, mỗi chương gồm ba phần: bài viết, chú giải và lời bàn của Nguyễn Thượng Vũ. Cuốn sách trong khi đưa lên diễn đàn vẫn cập nhật thêm và do đó có thể còn dài hơn, nên mời qúy độc giả cứ thong thả, nhẩn nha coi như đọc giải trí khi trà dư tửu hậu...
Trân trọng,
Tác giả Hoàng Xuân Thảo
*1
ĐAU ĐỚN THAY PHẬN ĐÀN BÀ!
THÂN PHẬN CỦA HÀ THỊ HY VÀ HOÀNG THỊ LOAN
(Bà nội và mẹ của Hồ Chí Minh)
Thúy Kiều, cảm thấy phận đàn bà thật là cay đắng, chua xót nên thốt ra lời,
“ Đau đớn thay phận đàn bà/ Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.”
Trong hai câu chuyện dưới đây, phận đàn bà nhằm chỉ hai người, một mẹ chồng, cô Hy hay cô Đèn và một nàng dâu, cô Loan đều có chung một phận bạc như hai câu thơ trong truyện Kiều của Nguyễn Du. Trước hết là số phận của cô Hy hay cô Đèn.
Thập niên 60 của thế kỷ 19, người dân làng Sen hay Kim Liên và các vùng phụ cận, xa hơn nữa tới tận huyện Nam Đàn, nhiều khi khắp cả tỉnh Nghệ An, thường nô nức rủ nhau kéo tới làng Sài, chung xã Chung Cự với làng Sen để được xem múa Đèn và nghe hát ả đào tại nhà một nghệ nhân là Hà Văn Cẩn. Cô con gái của ông tên Hà Thị Hy đang nổi danh tài sắc thời bấy giờ. Người tả cô da trắng như ngà, người bảo cô có vóc thon như liễu, như thế cô có cả hai ưu điểm về sắc là nhất da, nhì dáng hay nhất dáng nhì da. Đôi mắt lá răm của cô thì khỏi cần mô tả, hễ cô mà đưa mắt liếc ai một cái thì “ lạ thay mặt sắt cũng ngây vì tình” chứ đừng nói chi tới cái mặt thịt của đám người quê mùa đang chạy quanh cô như cái đèn cù.
Mỗi khi đi ra ngoài, cô Hy thường mặc váy lụa, đeo thắt lưng xanh cùng xà tích bạc, vấn khăn nhung đen, tóc thả đuôi gà, lưng ong uốn éo khiến tất cả những cặp mắt trên đường cô đi đều bị dán chặt vào thân hình cô.
Nhiều người khác, ra vẻ phong lưu, trí thức thì nói thác ra rằng chuộng cô vì tài hơn, nói cô hát ả đào thì Nguyễn Du tái sinh chắc cũng phải tìm đến để tìm nguồn thi hứng, nhưng hầu hết mọi người ca ngợi cô hơn vì tài múa nhất là múa đèn. Khi múa, cô để hai cái đĩa đèn dầu trên hai bàn tay trắng nõn nà với các ngón thuôn thuôn như búp sen, thêm một đĩa đèn dầu trên đầu với tóc buông xoã hai vai như một ngọn suối óng ả, cô vừa bước uyển chuyển gót sen vừa cất tiếng hát êm ái – êm như tiếng hạc bay qua, thân ưỡn ẹo, mông nhún nhẩy, ngực lắc lư mà dầu vẫn không tràn ra khỏi đĩa và đèn vẫn không tắt. Từ tài nghệ tuyệt vời đó, người xem ái mộ đặt tên cô là cô Đèn và điệu múa của cô là múa Đèn.
Tuy nhiên, trời xanh quen thói má hồng đánh ghen nên mặc dầu trai ba mươi tuổi đang xoan / Gái ba mươi tuổi đã toan về già, mà cô vẫn chưa chồng. Không phải cô già kén kẹn hom mà có lẽ vì thời đó người ta còn thấm nhuần đạo lý Khổng Mạnh, cho cô thuộc loại xướng ca vô loài nên tuy vườn hồng đâu dám ngăn rào, vẫn chẳng chim xanh nào thèm vào cả, thật đúng câu “ hồng nhan đa truân.”
Đang trong cảnh phòng không chiếc bóng bỗng dưng từ đâu có một văn nhân tới xin mướn nhà họ Hà làm chỗ truyền dạy chữ nghĩa thánh hiền và đạo lý cho thiên hạ. Văn nhân này là cử nhân Hồ Sĩ Tạo, người làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu thuộc tỉnh Nghệ An. Bên trai tài, bên gái sắc, lửa gần rơm lâu ngày cũng bén, kết quả là cô Đèn không chồng mà chửa. Đúng là “ Lộc còn ẩn bóng cây tùng / Thuyền quyên đợi khách anh hùng vãng lai ...“ Chỉ có điều oái oăm là ông đồ Tạo lại đã có vợ con đùm đề. Thời đó mà chuyện chửa hoang xảy ra thì thật là một tai hoạ, không những bị người đời sỉ nhục, bêu diếu mà về luật lệ, phong tục còn bị coi là gian phu, dâm phụ và sẽ bị hình phạt rất nặng, có nơi còn bỏ rọ trôi sông.
Nhưng luật trời là cùng tất biến, biến tất thông nên một giải pháp đã được đề ra kịp thời. Khi đó tại làng Sen bên cạnh đang có một lão nông tên Nguyễn Sinh Nhậm, bạn của Cẩn, góa vợ, đang sống với người con trai tên Nguyễn Sinh Thuyết. Nhậm nghèo, phải đi cày thuê, cuốc mướn và cả hai bố con đang kiếm ăn rất chật vật, cực khổ, bỗng được họ Hà gọi cho không cô Đèn vì cuới cheo đều do nhà gái lo hết.
Dân quanh vùng cười cợt, thì thầm với nhau “Thánh nhân đãi kẻ khù khờ ” hay có kẻ miả mai hơn nói móc “ Người ăn ốc, kẻ đổ vỏ”.
Hồ Sĩ Tạo, tự Tiểu Khê, sinh năm 1834 (Các sách khác ghi 1831,1841), vốn là người nổi tiếng tài hoa, đậu Giải Nguyên năm Mậu Thìn, 1868 trong khi Hoàng Cao Khải thi cùng khóa đậu cuối bảng. Ông Tạo rất đa tình chả thế mà trong cuộc đời làm quan, dạy học, giao du với bạn bè khắp gần xa, ông đã có quan hệ gắn bó với 5 người đàn bà.
Người vợ cả đã được gia đình cưới xin hồi trẻ họ Phan, người xã Xuân Trường tức Thanh Chương, Nghệ An ngày nay.
Người thứ hai chính là Hà Thị Hy tục gọi cô Đèn. Theo gia phả họ Hồ thì ông Tạo có yêu bà Hy, thực tình muốn lấy làm vợ nhưng lúc đó gia đình ông đã có dạm người khác rồi nên không đồng ý, khiến cô Đèn lúc đó đã có thai, đành phải lấy Nhậm thua Tạo một trời một vực về mọi phương diện. Người thứ ba là bà vợ kế ở quê nhà cưới sau khi bà vợ cả qua đời, sinh cho Tạo một con trai rất thông minh nhưng lại có tính cờ bạc rượu chè không màng việc tiến thân.
Người thứ tư ông gặp khi làm quan tri phủ Quảng Trạch, Quảng Bình, bị ông dối gạt là goá vợ, tuy vậy cũng sinh cho ông hai người con trai. Người thứ năm là một cô gái nghèo tại cùng xã nơi ông dạy học, làm nghề đan chổi nên tục gọi là cô Chổi, sinh cho Tạo một con gái út tên Hồ Thị Từ. Ông Tạo vốn vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa, ăn tiêu phóng túng nên sau chết – năm 1907, thọ 73 tuổi - trong cảnh nghèo nàn, gia tài để lại cho con gái út chỉ là chiếc mền bông, còn sách vở của ông thì bị đốt hết trong cuộc Cách mạng Cải cách ruộng đất.
Nhậm hẳn cũng biết Sắc không phải là con mình nhưng đành tự an ủi “cá vào ao ta là cá của ta” làm bộ tảng lờ, hi vọng lời đàm tiếu sẽ qua đi cùng thời gian.
Nhưng miệng thế gian ai ngăn được, đã thế con dâu cuả Nhậm vốn nổi tiếng chua ngoa, lắm điều lại cứ xoen xóet kể toáng ra câu chuyện bí mật này khiến sau đó Nhậm phải tống cổ vợ chồng Thuyết ra khỏi nhà.
Sau khi Hy đẻ con trai đặt tên là Nguyễn Sinh Sắc năm 1862, Nhậm càng ngày càng bị mặc cảm nặng, đâm ra chán đời bởi những lời chế diễu không ngừng rồi buồn mà sinh bệnh chết khi Sắc mới có 3 tuổi. Gia đình nhà chồng vốn ghét bà Hy, buộc hai mẹ con ra sống trong một cái lều ngoài đồng khoai. Chỉ hơn một năm sau, bà Hy hờn duyên tủi phận, bỏ con lại cho vợ chồng Thuyết, đi nơi khác rồi chết trong nghèo khổ và được ông Tạo đoái hoài tình cũ, đứng ra thu xếp việc chôn cất và còn đọc điếu văn với lời đầy thương cảm cho thân phận một đàn bà.
Sắc phải về ở với Thuyết nhưng bị ghét bỏ, ngày ngày phải đi chăn trâu rồi về làm việc nhà, không được cho học hành gì cả.
Một nhà nho là Hoàng Xuân Đường thường được gọi là ông Tú Hoàng ở làng Hoàng Trù còn gọi là làng Chùa gần đó, chỉ sinh được hai gái, không trai nối dõi, chắc biết rõ thân thế của Sắc, nhận Sắc là con nuôi và đem về cho ăn học.
Nhà ông Tú Hoàng có vườn tược rất rộng, lối vào nhà được trồng hai hàng cây mạn hảo cắt tỉa cẩn thận. Nơi góc vườn, những cây dâu xanh tốt, tỏa bóng được hai chị em khá xinh xắn là hai cô Hoàng Thị Loan và Hoàng Thị An dùng để nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa – kế sinh nhai của cả gia đ́nh vào thời điểm đó, tương đối khá sung túc. Trong vườn, mùa nào thức nấy, ngô, đỗ, lạc luôn tươi tốt dưới bàn tay tần tảo của hai người con gái đang tới tuổi cập kê nên rất được nhiều trai làng dòm ngó.
Thời gian trôi qua nhanh, Sắc thấm thoắt đã ở với gia đình bố nuôi mười mấy năm. Một hôm Sắc tình cờ nhìn thấy con gái đầu lòng của bố nuôi là Hoàng Thị Loan đang tắm, Sắc sửng sốt và chợt tới câu ca trù mẹ thường hát khi ru Sắc ngủ:
“ Hồng hồng, tuyết tuyết Mới ngày nào em còn bé tí ti Mười mấy xuân qua nào có lâu gì? Ngoảnh mặt lại đã tới kỳ tơ liễu”.
Sắc bắt đầu nẩy sinh trong lòng một cảm tình khác hơn là tình anh em trong khi hai chị em Loan, An đều vẫn coi Sắc như người anh cả. Ông Tú Hoàng nhận ra cái tình cảm khác thường của Sắc đối với Loan, lại vốn không có con trai nên cũng muốn tác thành cho đôi trẻ nhưng lại gặp sự phản đối của bà Tú vì sợ điều tiếng con gái ruột và con trai nuôi lấy nhau. Ngày xưa cổ nhân có câu, “ Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại” nghĩa là trong ba tội bất hiêú, không con nối dõi là tội nặng nhất”. Để tránh tội này, người ta thường có tục cho ở rể, nghiã là rể phải về nhà vợ ở thay vì dâu phải về nhà chồng, để sau này rể sẽ phụng dưỡng bố mẹ vợ lúc tuổi già và sau nữa khi bố mẹ vợ chết thì phải thờ phụng như bố mẹ đẻ.
Ông Tú vì thế bèn ướm thử con gái thì Loan cũng tỏ ý không bằng lòng, đành tìm đến bố vợ là ông Tú Điệp Nguyễn Văn Giáp cầu cứu, được ông Giáp thông cảm và đồng ý, khuyên bảo bà Tú và Loan kết qủa là cuộc hôn nhân giữa Sắc và Loan được thu xếp một cách xuông xẻ. Ông bà Tú còn cất cho hai vợ chồng mới một căn nhà ba gian ở một góc vườn để ra sống riêng và lâu lâu lại chu cấp cho một ít tiền để tiêu dùng hàng ngày. Dân trong làng xã lại được dịp bàn ra tán vào, khen Sắc, “ Con hơn cha là nhà có phúc”- cha đây ám chỉ Hồ Sĩ Tạo với tài tán gái, vì Tạo đã vợ con đùm đề và cũng lớn tuổi mới tán được cô Đèn, còn anh Sắc đây mới 18 tuổi đã dụ dỗ được em Loan vừa tới tuổi 13 hơ hớ.
Sắc từ đó có điều kiện ăn học nhờ Loan rất đảm đang tuy khá vất vả trong việc mưu sinh, vừa đi làm thuê, vừa trồng dâu, nuôi tằm, dệt cửi và quán xuyến mọi việc trong gia đình, cảnh tượng giống như câu ca dao từng diễn tả:
Trai thì đọc sách, ngâm thơ |
Gái thì dệt vải, vào ra thêu thùa. |
Năm 1891 Sắc, 29 tuổi ra Vinh thi Tú tài bị rớt, tới khoa thi 1894, 32 tuổi mới đậu cử nhân tại trường thi Nghệ An, nhưng thi Hội năm sau lại rớt, đành xin làm chức Hành tẩu tại bộ Hộ để đỡ đần phần nào cho vợ.
Sắc tuy vậy vẫn không nản chí, quyết lập thân bằng đường khoa cử nên tới năm 1898 lại dự thi Hội, xong buồn thay, Học đã sôi cơm nhưng chửa chín/ Thi không ăn ớt thế mà cay!
Với bằng cử nhân, Sắc được hưởng ruộng công của làng Hoàng Trù gọi là “ học điền” để khuyến khích việc học cho nên cuộc sống cũng khấm khá hơn, tuy nhiên Sắc vẫn ôm mộng quan trường nên nhất định không từ bỏ việc dùi mài kinh sử để chờ kịp khoa.
Nhờ vận động của ông bố đẻ Hồ Sĩ Tạo, Sắc được vô Quốc Tử Giám học với tên Nguyễn Sinh Huy để chuẩn bị cho kỳ thi Hội tới vào năm 1901 và do “có công mài sắt có ngày nên kim”, Sắc, 39 tuổi đậu Phó Bảng.
Theo lời Cao Xuân Vỹ kể thì chính ông cố nội của Vỹ là Học bộ thượng thư Cao Xuân Dục, vốn là học trò của Hồ Sĩ Tạo, đã giúp đỡ Sắc được vào Huế học, có phương tiện, sách vở và can thiệp cho Sắc vô học Quốc tử giám vì Sắc là bạn học của ông nội Vỹ tức Cao Xuân Tiếu. Thêm nữa, khoa thi 1901, chánh chủ khảo Cao Xuân Dục không thấy tên Sắc trong danh sách trúng tuyển, cho lệnh xét lại các bài thi của bốn sĩ tử rồi xin cho Sắc đậu Phó bảng, thứ 11. Khóa thi ấy triều đình lấy 9 tiến sĩ, 13 phó bảng. |
Khi Sắc đậu thi hội, Hoàng Thị Loan đã sinh được bốn con, gái đầu lòng là Nguyễn Thị Thanh sinh năm 1884, thường được gọi là o chiêu Thanh, trai tiếp là Nguyễn Sinh Khiêm thường được gọi là Khơm, năm 1886, tới Nguyễn Sinh Cung, năm 1990, còn gọi là Côông, rồi con trai út Nguyễn Sinh Thuận, tự Tất Danh, tên cúng cơm là Xin nhưng chết yểu khi mới được chừng hai tháng. Bà Loan sống rất cơ cực, một mình quán xuyến hết chuyện gia đình ngoài việc dệt cửi, làm thuê, có khi còn giắt bày con thơ trèo đèo, vượt núi theo chồng từ Nghệ An ra Huế nên thường ốm yếu rồi sức khoẻ ngày một thêm hao mòn. Nổi tiếng với dung nhan khá xinh đẹp, duyên dáng, t́nh t́nh nhă nhặn, và cởi mở với tất cả mọi người, bà Loan c̣n được biết đến là một thiếu phụ chăm chỉ việc đồng áng và là một trong số ít những thợ dệt lụa giỏi có tiếng trong vùng ngày đó. Để chồng yên tâm học hành, ban ngày, bà Loan không quản ngại khó khăn, vất vả, một nắng hai sương lao động ngoài vườn ruộng; tối đến lại ngồi bên khung cửi, vừa dệt vải, vừa đưa vơng ru con ngủ, nhiều đêm thức tới khuya để động viên chồng ôn luyện văn chương cho đỡ phần hiu quạnh. Trong những bà ca dao ru bé Thành ngủ, o chiêu Thanh nhớ mẹ thường ngâm nga bài: “Con cò lặn lội bờ sông / Gánh gạo nuôi chồng, tiếng khóc nỉ non / Nàng về nuôi cái cùng con / Để anh đi trẩy nước non Cao bằng...” Tuy nhiên vì cuộc sống qúa cực nhọc, ăn mặc thiếu thốn, bà Loan bị kiệt sức dần dần rồi sau khi sinh đứa con thứ tư là bé Nhuận thì mất vì bệnh hậu sản, mới 33 tuổi xuân và không được niềm vinh dự “võng anh đi trước, võng nàng theo sau.” Bé Nhuận cũng mất theo mẹ khoảng sáu tuần sau. Theo tài liệu của sở Mật thám Pháp ghi lại lời bà Thanh thì ông Sắc sau khi đi coi thi Hương ở Thanh Hoá, đã nhân dịp đi ngang qua Vinh, về làng Sen để lo chuyện bốc mộ. Trong khi ông đang ở đó thì được tin vợ chết tại Huế ngày 19 tháng Chạp tức 7.2.1901. Khi bà Loan mất, theo lời một nhân chứng là cụ Lê Xuyến, cháu Lễ bộ thượng thư Lê Trinh, “ Trong nhà không có một bát gạo, một đồng tiền nào. Xóm giềng đang chuẩn bị cúng ông Táo, thấy cảnh gia đình cậu Cung, lúc đó mới 11 tuổi, họ cúng bớt lại, để dành một phần quà bánh, thức ăn chuyển qua giúp cậu cúng mẹ...” Ông Hồ Sĩ Sênh viết lại câu chuyện này, tự hỏi, “ Gia cảnh như thế làm sao bé Thuận sống nổi? Và nếu chuyện đó xảy ra bây giờ, người ta sẽ quy trách nhiệm cho cụ Phó bảng đối với gia đình ở mức độ nào? ” Bà Loan thoạt đầu được mai táng tại núi Tam Tầng bên sông Hương, tới năm 1922 được bà Thanh cải táng tại vườn nhà ở làng Sen. Năm 1942, cậu cả Khiêm, sau khi đi tìm mạch huyệt lại cải táng hài cốt mẹ tại núi Động Tranh trong dãy Đại Huệ. Năm 1984, chính phủ đã xây dựng khu mộ của bà Loan một cách khang trang, hoành tráng trên núi Động Tranh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An như lăng của một bà Thái hậu. Cũng theo ông Hồ Sĩ Sênh, rốt cuộc nhìn lại, người chịu thiệt thòi nhất, đau đớn nhất vẫn là phụ nữ, đặc biệt là hai bà mẹ Hà Thị Hy và Hoàng Thị Loan. Họ đều có tài sắc và đều mất ở tuổi 33-34 rất là đáng thương và không hề có ý thức mảy may gì về chính trị.
|
Phần Sắc, tuy có thương tiếc người vợ đã hi sinh cho chồng con, trong lòng cũng cảm thấy hả hê vô cùng vì đã bước chân được vào con đường công danh đầy sáng lạn và trước mắt là cuộc vinh quy bái tổ với cờ lọng, trống kèn, võng điều, đường dải chiếu đỏ, người đồng hương đứng chật hai bên đường hò reo chúc tụng náo nhiệt. Hội đồng hương lý và dân xã dựng một nhà tranh năm gian trên đất công làng Sen để đón mừng quan tân khoa, ngoài ra còn hiến tặng một mẫu bảy sào ruộng lộc điền, bốn sào bảy thước đất làm nhà và vườn, tổ chức hát tuồng, hát chèo, hát ả đào liên tiếp ba ngày đêm cực kỳ trọng thể.
Sắc sau một thời gian dạy học đây đó khắp vùng Nghệ An, có khi ngồi tận Thanh Chương, quê của Hồ Sĩ Tạo, dù nơi đây đâu có thiếu gì thầy giỏi nhưng theo Hồ Sĩ Sênh là vì ông Sắc muốn tới đây tìm cha đẻ.
Ông Sắc muốn trở lại quan trường nên bỏ nghề thầy đồ bạc bẽo, vô Huế, đảm nhiệm chức vụ Thừa biện tại bộ Lễ năm 1906 thay cho Phan Chu Trinh xin từ chức vì không muốn hợp tác với chế độ thực dân. Vẫn chưa thỏa mãn với chức vụ này, ông Sắc muốn tìm một con đường tiến thân khác mà theo ông có thể giúp ông thăng tiến mau hơn nên ít lâu sau ông vận động đi làm tri huyện Bình Khê, thuộc tỉnh Bình Định vào tháng 5.1907, lúc 45 tuổi.
Con đường hoạn lộ tưởng là từ đây sẽ ngày mỗi thênh thang cho tới trọn đời với đầy đủ vinh hoa phú qúy và sẽ được tiếp nối bởi ấm Khiêm và ấm Cung, ngờ đâu Sắc quá đắc chí, sinh ra nghiện rượu nặng và tính tình trở nên hung hãn, hay đánh đập gia nhân và tù nhân.
Ngay O chiêu Thanh năm 1906 tới Huế ở với cha cũng thường bị ông đánh đập, không chịu được thái độ vũ phu của bố lại thêm tật hay say rượu nên phải bỏ về Nghệ An. |
Trong một cơn say rượu vào tháng 1.1910, quan huyện Sắc quá mạnh tay và hăng máu cho đánh những nông dân trốn thuế, trong đó có một người tên Tạ Đức Quang bị phạt 100 trượng khiến người này về nhà hai tháng thì chết và gia đình khiếu kiện khiến sự vụ vỡ lở . |
Do sắc chỉ ngày 17.9.1910 ông bị bãi nhiệm, giáng 4 cấp, và phạt 100 trượng nhưng do can thiệp của Học bộ thượng thư Cao Xuân Dục, Binh bộ thượng thư Đào Tấn, ông chỉ bị hạ chức bốn cấp rồi bãi nhiệm, chấm dứt giấc mộng quan trường. Đúng là “ Giấc Nam Kha khéo bất bình/ Bừng con mắt dậy thấy mình tay không”.
Quan huyện Sắc mất chức, cậu ấm Thành lúc đó 20 tuổi, đang học lớp nhất tức lớp 6 ngày nay, phải bỏ học và hai bố con đáp tàu ngày 26.2.1911 từ Đà nẵng vô Sài Gòn tha phương cầu thực. |
Ông Sắc mới đầu cư trú tại Sài Gòn, sống bằng nghề bốc thuốc, viết thuê liễn và câu đối, nhưng cũng chẳng khá, đành đi Lộc Ninh làm giám thị đồn điền một thời gian nhưng thấy không thích hợp với cuộc sống mới này nên lại bỏ về Sài Gòn, rồi đi lang bạt kỳ hồ nhiều nơi như Mỹ Tho, Long Xuyên, Bình Thuận, Thủ Đầu Một, tiếp tục làm nghề bốc thuốc, song cũng chỉ sống tạm qua ngày. |
Khoảng năm 1917, do một bệnh nhân chỉ dẫn, ông tới định cư tại Đồng Tháp Mười, Cao Lãnh ngày nay, đổi ra họ Vương để dấu diếm tung tích, tiếp tục làm nghề thày lang và viết thuê .
Các sách báo chính thống đều nói ông Sắc từ lúc rời quê hương năm 1905 là đi biền biệt, không trở về cố hương một lần nào. Nhưng theo ông Võ Thiện Giá, qua bức thư gửi cho viện Bảo tàng Cao Lãnh ngày 1.6.1994 thì năm 1914 cụ phó bảng Sắc và ông cả Khiêm có tìm về và ở tại nhà thân sinh ông Giá tại Diễn Châu, Nghệ An và trong lần tiếp rước này cụ Phó bảng Sắc cho biết đã mang tên họ mới là Hồ Tiến Sắc và ông cả Khiêm là Hồ Thiện Khiêm. Chuyện này ông Giá khi ra thăm Hà nội đã có trình với thủ tướng Phạm Văn Đồng. Nếu chuyện ông Võ Thiện Giả kể – ông đã qua đời năm 1909, thọ 102 tuổi - khả dĩ tin được thì ông Sắc đã biết rõ mình là con của bà Hy và ông Hồ Sĩ Tạo nên đã lấy lại họ Hồ và ông Khiêm cũng vậy. |
Tài liệu đảng nói ông thầy Vương chữa bệnh khá mát tay, lại có lòng nhân đức với người nghèo trong đó có gia đình ông Mai Nhuận muốn trả tiền thiếu nợ của thày bằng cách gả con gái út cho mặc dầu tuổi cô còn nhỏ hơn Nguyễn Tất Thành và ông Sắc đã tuổi ngoài lục tuần. |
Người ta nói ông Vương lúc đầu cũng ngại ngùng, sợ người đời cười già rồi còn ham chơi trống bỏi, nhưng vì ông Nhuận năn nỉ nếu được về hầu hạ thầy Vương thì con gái ông sẽ may mắn được có cuộc sống bớt cực khổ hơn nên thầy Vương không nỡ chối từ.
Kết quả của cuộc trả tiền thuốc thang bằng “ rành rành sẵn đúc một toà thiên nhiên” đó là một đứa con trai tên Vương Chí Nghĩa, sinh năm 1927. Nghĩa không ở Cao Lãnh mà lên Tây Nguyên sinh sống, nói là để giữ kín tông tích dòng họ. Nghĩa có năm con gái và hai con trai là Vương Chí Hùng và Vương Chí Việt.
Những người bảo quản di tích Nguyễn Sinh Sắc tại Cao Lãnh hiện nay, trái lại, hẳn là do huấn thị từ trên, một mực nói rằng Sắc không hề có vợ lẽ và có con tại đây, cũng giống như các sử gia triều đại Hồ luôn luôn chối bay biến rằng Hồ Chí Minh không bao giờ lấy vợ và có con. Ông Sắc quả là có số đào hoa của bố Tạo và sau này ông Thành, với dòng máu di truyền của ông nội và bố cộng lại đã chứng tỏ là một hậu sinh khả úy.
Còn nguyên nhân nào khiến năm 1945, Nguyễn Tất Thành đang nổi tiếng trong và ngoài nước với tên Nguyễn Ái Quốc trong số khoảng 200 bí danh của ông, bỗng dưng lại chọn họ tên Hồ Chí Minh khác hẳn với tên trong khai sinh hay tên cúng cơm. Ngày 16.8.1945 khi ký tên bản hiệu triệu toàn dân tổng khởi nghĩa tại chiến khu Tân Trào, Nguyễn Ái Quốc còn ký với tên này lần chót trước khi đổi ra tên họ mới là Hồ Chí Minh.
Tổ tiên ta vẫn có câu, “ Chim có tổ, người có tông”, “ Cây có gốc mới nẩy cành, xanh lá/ Nước có nguồn mới bể cả, sông sâu.”
Người ta ở đời cũng vậy. Thời tóc xanh, còn lo biết bao sự việc, học hành, thi cử, công danh, sự nghiệp tới khi tóc bạc mới suy nghĩ về công đức tổ tiên và nguồn gốc.
Nguyễn Sinh Cung hẳn cũng thế nhưng tại sao ông lại đổi ra họ Hồ thay vì giữ họ Nguyễn là họ của cha mình tức Nguyễn Sinh Sắc? Đó là một điều còn mang nhiều nghi vấn. Người ta chỉ biết phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đã có gặp con là Nguyễn Tất Thành tại Sài Gòn trước khi Thành lên tàu xuất ngọai mà không biết Sắc có kể lể hay dặn dò gì về câu chuyện tình éo le giữa bà Hà Thị Hy và Hồ Sĩ Tạo không.
Theo giáo sư sử học Trần Quốc Vượng thì chắc chắn bà Thanh, ông Khiêm đều biết bố mình là con của Hồ Sĩ Tạo, tuy nhiên chỉ có bà Thanh thường tới dự những ngày giỗ ông Tạo còn ông Khiêm thì hầu như không. Ông Vượng cũng nghĩ chẳng lẽ ông Thành, lúc đó đã lớn lại không biết hoặc anh chị không kể cho Thành nghe về nguồn gốc mình hay sao? Theo ông Vượng thì dân gian vùng Nghệ An đều truyền miệng Sắc là con của Hồ Sĩ Tạo và cho rằng Nguyễn Ái Quốc đổi họ tên ra là Hồ Quang rồi Hồ Chí Minh chắc cũng vì lẽ ấy.
Thật ra ngay từ năm trước 1919 Nguyễn Ái Quốc đã từng lấy họ Hồ rồi. Trong
“ Chuyện kể sân sau”, Hồ Sĩ Sênh viết:
“...Theo một tài liệu về Phan Chu Trinh, ký tên Lưu Cao, hồ sơ SLOTFOM số 15/1-272 của điểm chỉ viên Édouard trình thượng cấp ngày 17.11.1919 nhân chuyện Nguyễn Ái Quốc đột nhiên xuất hiện tại Pháp, có đoạn như sau, “ Tôi đã gặp Nguyễn Ái Quốc tối hôm qua. Anh ta giả danh là Hồ Ba nhưng tôi nhận ra đúng là Nguyễn Ái Quốc. Sáng nay anh ta và tôi gặp nhau tại phòng khách của bộ Thuộc Địa. Anh ta nói đã gặp Pasquier, đã rời Đông Dương năm 1914, đã biết nói giỏi tiếng Tàu, biết tiếng Anh và một ít tiếng Đức...”
Có nhiều phần chắc chắn là đảng CSVN cũng biết chuyện dòng dõi thật sự của Hồ và chuyện ông Sắc được bên ngoại nuôi ăn học, nhưng theo ông Vượng thì trong Xã hội Chủ nghĩa, đời tư của các lãnh tụ cộng sản được coi là bí mật quốc gia. (Giáo sư Trần Quốc Vượng mất tại Hà nội ngày 8.8.2005.) Tuy nhiên có sự lạ là mới đây cộng sản lại để cho ông Hồ Sĩ Sênh, cháu ruột của Hồ và là hội viên Hội Văn hoá Nghệ An được công khai đăng bài trên báo xác nhận Sắc là con ông Hồ Sĩ Tạo.
Sắc mất ngày 29.11.1929, mộ phần để tại Cao Lãnh, chấm dứt một cuộc đời thăng trầm, có nhiều phần bất đắc chí. Mộ phần của Sắc bị bỏ hoang phế từ khi chôn cất, không người chăm sóc, sau được tổng thống Ngô Đình Diệm cho tu sửa lại tử tế vào cuối năm 1954. Tuy nhiên nhà văn Sơn Tùng, một đảng viên cộng sản trung kiên kiêm nhà văn, nhà báo nói đã gặp một thanh niên tên Lâm Văn Tầy, phụ trách đoàn Thanh niên Cách mạng Nhân dân Cao Lãnh kể rằng, “ Lính Sài Gòn định phá mộ cụ Sắc nhưng hàng trăm người vây xung quanh mộ cụ, ngăn chận hành động độc ác vô tri của chúng. Một cuộc xô xát lớn xảy ra khiến 71 người bị thương nhưng tinh thần đấu tranh của người dân mỗi lúc một cao, cuối cùng chúng đành phải rút lui.”
Năm 1977, mộ phần ông Sắc đã được xây lại hoàn toàn tựa thể như lăng cho một Thái Thượng Hoàng theo bài tường thuật của tỉnh bộ Sa Đéc:
“...Trong suốt 17 tháng thi công từ ngày 22.8.1975, lúc nào cũng có từ 200 – 700 người dân ở các xă Ḥa An, Tịnh Thới, Tân Thuận Đông, Mỹ Trà… các thầy cô giáo, học sinh, sinh viên, bộ đội… đến góp công xây dựng khu mộ. Đặc biệt, c̣n có những cụ già đă 60, 70 tuổi vẫn đến xin góp công sức xây dựng khu mộ Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc.
Sau gần 2 năm thi công đến ngày 13/02/1977, Khu mộ Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc được khánh thành. Trong ngày trọng đại này, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Hữu Thọ cùng đại diện Đảng chính quyền, nhân dân Thủ đô Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Pḥng, Nghệ Tĩnh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu long cùng đến tham dự.
Ngày nay sau nhiều lần tôn tạo, khu phần mộ Cụ Nguyễn Sinh Sắc đă trở thành một quần thể di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia, tọa lạc tại số 123/1, đường Phạm Hữu Lầu, thuộc phường 4, TP. Cao Lănh, tỉnh Đồng Tháp ,trên khuôn viên rộng 10 Ha.
Lăng bà Hoàng Thị Loan
Lăng ông Nguyễn Sinh Sắc
CHÚ GIẢI:
- Tài liệu tham khảo: Trong Cõi của Trần Văn Vượng – Chuyện kể sân sau của Hồ Sĩ Sênh trên tạp chí Văn hoá Nghệ An và các bài trên các Mạng.
- Truyện giáo sư Vượng kể bố ông Hồ là con Hồ Sĩ Tạo là do chính một người trong tộc họ Hồ là Hồ Sĩ Sênh kể cho ông nghe.
-Truyện lính tráng miền Nam muốn phá mộ bố ông Hồ mà không được, nghe cũng giống chuyện thiền sư Thích Nhất Hạnh xuyên tạc là máy bay Mỹ đã bắn phá 300.000 căn nhà tại thị xã Bến Tre trong dịp Tết Mậu Thân 1968 sau khi chỉ có vài du kích bắn vu vơ vài phát đạn.Thực sự là Việt Cộng đã huy động 2.000 quân, khi rút lui còn để lại 300 tử binh.
- Hồ Chí Minh, biết rõ mình họ Hồ nên lấy lại họ Hồ thay vì họ Nguyễn để dòng họ mình được lưu danh trong lịch sử chăng? Có nhà sử học còn nói tổ tông ông là Hồ Qúy Ly, như vậy là cùng tổ tông với ba anh em nhà Tây Sơn và nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương.
- Sử gia cộng sản đề cao ông Sắc không chịu được chế độ quan liêu thối nát nên từ quan, nhưng sao ông phải dấu diếm tông tích và đổi ra họ Vương, nhất là sau này khi Thành ra đi cứu nước (?) sang tới Pháp còn làm đơn khẩn cầu xin cho mình vào học trường Thuộc Địa và xin cho Sắc trở lại làm việc với bất cứ chức vụ gì như giáo thụ, huấn đạo vv...
- Người vùng Nghệ nói cả Khiêm rất rành về nghề địa lý. Ông đã tìm ra một đắc địa để cải mộ mẹ là bà Hoàng Thị Loan, ông chia khu đất ra chín huyệt, mỗi huyệt ông để một qủa trứng, tới khi mở ra thì tám qủa bị thối chỉ còn một qủa vẫn tươi nguyên và ông táng mộ mẹ vào huyệt ấy, nhưng cả chín mộ đều được đắp đất như hình nấm nên chẳng ai rõ mộ nào thật mộ nào giả.
- Bà Hà Thị Hy không được họ Nguyễn Sinh công nhận nên mộ phải để trong khu họ Hà nhưng tới thời cộng sản, có lẽ vì biết bà Hy là bà nội của Hồ Chí Minh nên được cải táng và mộ được để cạnh mộ con dâu là Hoàng Thị Loan, mẹ ông Hồ.
- Không biết lời ru của bà Loan có ảnh hưởng gì tới tâm trí của bé Thành không mà sau này Hồ Chí Minh đã chọn Cao Bằng làm chiến khu chống Pháp, Nhật.
- Hồ Chí Việt sau trở thành Thượng toạ Thích Chân Quang hiện nay, đang trụ trì tại chùa Phật Quang, Bà Rịa, từng nói trong một buổi thuyết pháp là, “ Lý Thường Kiệt đã hỗn hào không biết thủ phận và giữ đạo lý anh em.”
Lời bàn của Nguyễn Thượng Vũ:
Sách viết về Hồ Chí Minh th́ chúng ta có cả trăm bản in tại rất nhiều Quốc Gia, bằng tiếng Anh, tiếng Việt, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Trung Hoa, Nhật Bản, Đại Hàn vv….
Tuy nhiên cuốn sách này của Hoàng Xuân Thảo cho chúng ta một cái nh́n khác hơn, mới mẻ hơn, phóng khoáng hơn.
Hoàng Xuân Thảo là bút hiệu của bác sĩ Hoàng Ngọc Khôi, một học giả trí thức của Cộng Đồng Việt Nam Hải Ngoại.
Hoàng Xuân Thảo là tác giả nhiều bản kịch vô cùng giá trĩ, nhiều cuốn sách, nhiều bài thơ hết sức đặc sắc.
Hồ Chí Minh là một nhân vật nóng bỏng, luôn luôn làm cho người Việt Nam chú trọng, kẻ ghét ông ta vô cùng, người tôn thờ ông như một thánh nhân.
Dù muốn hay không, dù ta ghét Hồ Chí Minh hay yêu Hồ Chí Minh, ông đă áp đặt cái dấu (imprimatur) của ông ta lên cuộc đời dân chúng Việt Nam trong ngót một thế kỷ qua.
Hoàng Xuân Thảo cho chúng ta chi tiết của gia đ́nh Hồ Chí Minh từ đời bà nội, ông nội, tới bố mẹ Hồ Chí Minh trong hai chương này.
Đọc những trang đầu th́ tôi mới biết là bà nội Hồ Chí Minh tên là Hà Thị Hy, con của 1 người chơi nhạc. Bà Hy có một thời hát Ả Đào và múa lả lướt với 2 cây đèn dầu cầm trên tay, v́ vậy bà c̣n có biệt hiệu là “Cô Đèn”.
Biệt hiệu này theo đuổi và ám ảnh bà Hy suốt đời bà.
Đọc tài liệu của Hoàng Xuân Thảo tôi mới biết là Cụ Thượng Cao Xuân Dục, ông nội anh BS Cao Xuân An và ông ngoại anh BS Nguyễn Hữu Tiến, DS Nguyễn Hữu Vượng là ân nhân của thân phụ Hồ Chí Minh và giúp đỡ ông ta đậu Phó Bảng, và thay đổi đời sống của ḍng họ ông ta.
Hoàng Xuân Thảo cũng d́u dắt chúng ta theo dõi cuộc đời thăng trầm của Phó Bảng Sắc và những trường hợp nào ông đổi tên họ 2-3 lần và sau cùng chết tại Cao Lănh.
Nhờ Hoàng Xuân Thảo mà tôi được biết nhà văn Sơn Tùng viết kể lại câu chuyện tình của Hồ Chí Minh với cô bạn Lê Thị Huệ, con một công chức sở Công Chánh thời xưa dưới dạng tiểu thuyết hư cấu.
Tôi học hỏi được nhiều khi đọc 2 chương đầu này. Tác giả cho tôi biết nhiều chi tiết lịch sử mà tôi chưa biết hay chưa biết rơ ràng.
Và tôi nóng ḷng chờ đợi các chương kế tiếp của cuốn sách vô cùng hấp dẫn này.
Nguyễn Thượng Vũ
*2
TÌNH CHỈ ĐẸP KHI CÒN DANG DỞ
MỐI TÌNH CỦA NGUYỄN TẤT THÀNH VỚI LÊ THỊ HUỆ
Năm 1901, theo tục lệ, Sắc làm lễ trình làng cho Khiêm và Cung, đồng thời đổi tên Sinh Khiêm thành Tất Đạt và Sinh Cung thành Tất Thành - nhưng làng xã vẫn quen gọi tên cúng cơm của hai người là thằng Khơm và thằng Côông - và bắt đầu khai tâm cho hai người học chữ Hán với ông cử Vương Thúc Qúy tại làng Kim Liên. Tất Đạt tên vậy mà học không đạt, còn Thành có vẻ láu cá, láu tôm và sáng dạ hơn nhưng lại ham chơi hơn học, thường rủ rê bè bạn tham dự các trò chơi như đánh khăng, bẫy chim, thả diều, đánh vật và đi lang thang vào các hang động hay vườn tược xa gần. Có lần đi câu bị lưỡi câu mắc vào tai để lại sẹo tới bây giờ, nhưng Thành lại khôn khéo dặn các bạn về đừng nói gì vì sợ mắc tội trốn học đi chơi. Ngoài ra, hàng ngày những khi ông Qúy tiếp khách, Thành lại phải đun nước, hầu trà nên cũng chẳng học được bao nhiêu.
Mãi tới khi Thành 15 tuổi mới được cha xin cho vào học lớp Dự bị – ngang với lớp 2 bây giờ – tại trường Tiểu Học Vinh, nhưng chưa hết năm thì phải theo ông Sắc tới Huế nhậm chức. Năm 1906, Thành học lại lớp dự bị tại trường Tiểu Học Thừa Thiên, thường gọi là trường Đông Ba vì được xây trên nền của đình Đông Ba, tới tháng 9.1907 thì được lên lớp Ba – tương đương với lớp 3 ngày nay. Lúc này Thành, 17 tuổi, đã trổ mã và thích chơi với đám con gái nhiều hơn và tuy bọn này học cùng lớp và có cô lớn tuổi hơn,Thành vẫn cứ tự xưng anh một cách ngọt sớt. Tháng 9.1908 Thành được nhận vào học lớp Nhì trường Quốc Học Huế – tương đương lớp 4 hiện nay – tới niên học 1909-1910 Thành theo cha ra Qui Nhơn và ghi tên lớp Nhất tức là lớp cuối cùng của bậc tiểu học nhưng sự học bị dang dở vì ông huyện Sắc bị triều đình bãi chức vào đầu năm 1910.
Tóm lại về học vấn, Thành chỉ học hết lớp Nhì tức là lớp 5 bây giờ và dở dang lớp nhất.
Thời đó bậc tiểu học gồm 6 lớp gồm lớp Đồng ấu, lớp Dự bị rồi lớp Ba. Hết lớp Ba học sinh phải thi bằng Sơ học Yếu lược, có đậu mới được học tiếp lên lớp Nhì I rồi lớp Nhì II, cuối cùng là lớp Nhất. Hết lớp Nhất học sinh phải thi tốt nghiệp bằng Tiểu Học. Trong lý lịch Thành học tới hai lần lớp Dự bị, có lẽ là lớp Đồng ấu rồi lớp Dự bị thì đúng hơn.
Trong thời gian học tại Huế, Thành có một bạn cùng lớp rất thân, luôn luôn cập kè bên nhau, tên Diệp Văn Kỳ. Kỳ thua Thành 5 tuổi, bố là giáo sư Diệp Văn Cương, sinh quán Cao Lãnh, mẹ là em vua Dục Đức và là cô vua Thành Thái. Hai người đều có bồ, bồ của Kỳ là Lê Thị Hạnh còn bồ của Thành là Lê Thị Huệ, con của một viên chức làm bộ Công. Phần Kỳ, sau khi tốt nghiệp trung học tại Huế, lấy vợ chính là cô Hạnh trước cùng học ở Huế, rồi sang Pháp du học. Phần Thành, tuy cũng có mối tình mặn nồng với Huệ nhưng phải bỏ học nửa chừng, đi Sài Gòn rồi Phan Thiết rồi lại trở về Sài Gòn và bố của Huệ cũng bị đổi đi khỏi Huế nên thành dở dang.
Thành biết từ đó là đường công danh qua học vấn đã bị khép lại, thứ nhất vì nhà nghèo không có tiền để tiếp tục ăn học, thứ hai dù muốn xin học bổng cũng rất khó khăn vì không dựa được vào thế lực nào khi cha đã bị cách chức.
Thành theo ông Sắc về Sài Gòn, mãi cũng không kiếm được việc làm, đành kiếm kế sinh nhai bằng cách nhận làm huấn luyện viên thể dục tại trường Dục Thanh được thành lập từ năm 1907 tại Phan Thiết với trợ cấp 8 đồng mỗi tháng qua sự giới thiệu của Trương Gia Mô là bạn đồng liêu của Sắc.
Phan Thiết thời đó đã là một thị trấn khá tấp nập trên bến dưới thuyền vì có các thương hồ từ Nam như Sài Gòn và các tỉnh miền Tây chí Bắc như Hà nội và từ miền Trung như Huế tới buôn nước mắm về bán. Tại đây có Công ty Liên Thành Thương quán do một số nhà hằng sản hằng tâm thành lập năm 1906, tổng quản lý là Hồ Tá Bang vốn quen biết với Phó bảng Sắc.
Công ty còn bảo trợ trường tư thục Dục Thanh mở 4 lớp tiểu học với hiệu trưởng là Trần Qúy Anh. Cơ sở của trường là hai ngôi nhà lớn làm lớp học và một ngôi nhà lầu nhỏ vừa dùng làm văn phòng vừa là chỗ nội trú cho các thày và nhân viên. Hai thầy giáo chính là Trần Đình Phiên và Nguyễn Hiệt Chi. Số học sinh năm nhiều nhất lên khoảng 100 người vì thời đó các phụ huynh muốn cho con cháu theo ngành làm nước mắm hơn là học ra làm công chức theo chủ trương phi thương bất phú.
Chức vụ của Thành tại đây là huấn luyện viên thể dục vì Thành chỉ có trình độ văn hoá lớp nhất, nhưng vì thiếu giáo chức nên Thành cũng được dậy thêm chữ Quốc ngữ và Hán văn. Tuy nhiên Thành thấy cách sinh nhai này không mấy khấm khá, nên khoảng sáu tháng sau ngỏ ý muốn tìm đường về Sài Gòn và được Hồ Tá Bang cùng Trần Lệ Chất trong ban Quản Trị Công ty Liên Thành và đang làm trong toà Sứ Phan Thiết xoay sở cho giấy thông hành với tên Văn Ba.
Hồ Tá Bang mất năm 1943, thọ 68 tuổi, được an táng tại đồn điền của ông gần Phan Thiết. Trước khi mất, ông có câu đối khắc trên sinh phần:
Sinh vi nô lệ sinh do tử Sống làm nô lệ sống như chết
Tử hữu tinh thần tử nhược sinh Chết có tinh thần chết như sống.
Một người con của ông, Bác sĩ Hồ Tá Khanh tốt nghiệp tại Paris, về nước năm 1939, sau làm Bộ trưởng Kinh tế trong chính phủ Trần Trọng Kim. BS Khanh còn được mời tham gia chính phủ Hồ Chí Minh nhưng ông từ chối. Ông cũng không chịu cộng tác với Pháp qua lời mời của Cao ủy Bollaert mà trở về Pháp sinh sống.
Thành từ Phan Thiết về Sài Gòn khoảng tháng 2.1911 bằng thuyền buồm chở nước mắm của hãng Liên Thành nhưng tới Vũng Tàu gặp sóng lớn, phải lên bờ tại Bà Rịa và theo đường bộ qua Long Thành về Sài Gòn. Lúc đầu Thành tới ở nhờ nhà Lê Văn Đạt do Trương Gia Mô giới thiệu , nay là số nhà 185/1 đường Cô Bắc, sau ông Mô và Hồ Tá Bang đưa Thành tới ở trụ sở phân cuộc của công ty Liên Thành, số 1-2-3 đường Tessard Chợ Lớn, nay là đường Châu Văn Liêm, cho tới khi xuất dương. Trường Dục Thanh đóng cửa vào niên học sau vì không có học sinh và Hiệu trưởng Nguyễn Qúy Anh phải vào Sài Gòn quản lý phân bộ Liên Thành tại đây.
Vào năm 1979 Công Ty Liên Thành bị ép buộc phải hiến dâng cho Chính phủ để tránh khỏi bị đánh Tư sản mại bản.Trong cuộc đời, ân và oán thường nối tiếp nhau như vậy. Chúng ta sau này sẽ biết Cộng Sản thường lấy oán trả ơn như vụ bà Nguyễn Thị Năm và bà Trịnh Văn Bô, sẽ được kể rành rẽ sau này theo dòng thời gian.
Thành tìm gặp lại Diệp Văn Kỳ, bạn học cũ tại Huế và từ Kỳ biết chỗ ở của bố đang làm nghề bốc thuốc tại tiệm Tam Thiên Đường, Cầu Ông Lãnh và Sắc thường phải chu cấp ít nhiều cho Thành đang cơn túng bấn vì chưa kiếm được ra việc làm.Theo Hà Huy Giáp thì Thành có xin tập sự khoảng ba tháng tại xưởng Ba Son và Thành có bảo Giáp, “Tôi đâu có định học làm thợ, nhưng mà trong khi học chúng nó nuôi thì học thôi.”
Thành và Kỳ nhắc lại những kỷ niệm cũ và chuyện tình cảm hồi còn học tại Huế, mỗi người đều có mối tình đầu, Kỳ cho biết sắp sửa kết hôn với người yêu cũ tại Huế là Lê Thị Hạnh, còn người trong mơ của Thành là Lê Thị Huệ thì nhờ Kỳ và Hạnh kiếm giúp địa chỉ đã gặp lại nhau. Hai người sau đó có một thời gian đi lại với nhau và hứa hẹn với nhau điều gì không ai biết nhưng sau khi Thành xuất ngọai, Huệ vẫn thỉnh thoảng nhận được tin tức của Thành qua ông Sắc hay Diệp Văn Kỳ.
Câu chuyện tình của Thành và Huệ đã được nhà văn Sơn Tùng tiểu thuyết hoá trong truyện Búp Sen Xanh theo đó Út Huệ là con gái một phu khuân vác tại bến Nhà Rồng – trong thực tế là con một công chức bộ Công - và trong thời gian khi Thành từ Phan Thiết về Sài Gòn cho tới lúc xuất dương, Thành đã ăn ở tại nhà Út Huệ ròng rã mấy tháng trời với tình cảnh “ già nhân ngãi, non vợ chồng.” Và dưới đây là cảnh biệt ly tại bến Nhà Rồng, sáng sớm ngày 5.6.1911:
“…Anh Ba im lặng đi bên Út Huệ. Mắt Út Huệ luôn luôn nh́n về hướng con tàu rồi liếc nh́n anh Ba. Chưa bao giờ Út Huệ thấy anh Ba đẹp trai như lúc này. Cô lâng lâng như đang ở trong mơ và thấy anh Ba là chàng hoàng tử trong truyện cổ tích...
Anh Ba bất chợt nh́n Út Huệ, nh́n con tàu. Anh rùng ḿnh. Một luồng giá lạnh từ đỉnh đầu xuống gan bàn chân như phân chia con người anh làm hai. Anh dừng lại:
- Sắp hết giờ lên tàu rồi. Út... đi với tôi, đến đây là... Út về kẻo...
Út Huệ vẫn ôm trên tay ḿnh cái gói nho nhỏ, mắt chớp chớp nh́n vào mắt anh Ba. Tiếng Út Huệ nhẹ như gió thoảng:
- Em muốn nói với anh... chỉ sợ... anh cười em!
- Ấy! Đến giờ này mà Út Huệ c̣n chưa thiệt tin tôi?
Út Huệ bối rối. Cái gói cầm trên tay cứ trao qua trao lại, nhưng Huệ vẫn hết nh́n con tàu đang xả khói lại nh́n anh Ba.
Giọng út Huệ bồi hồi:
- Anh nói đi anh!
Anh Ba lúng túng:
- Điều nói được, tôi đă nói với Huệ từ hôm qua rồi.
- Lúc này khác với ngày hôm qua. Em muốn được nghe anh nói với em một tiếng giữa phút giây nầy, anh Ba ạ!
- Hôm qua, hôm nay và măi măi tôi nhớ tấm ḷng của Huệ cũng như bao nhiêu tấm ḷng vàng khác đă cứu giúp tôi trong những phen hoạn nạn, lúc xẩy nhà ra thất nghiệp.
- Anh Ba luôn luôn nhớ đến những người có ḷng tốt với ḿnh, nhưng anh có biết người khác nhớ anh đến cháy ruột cháy gan không? - Út Huệ nghẹn ngào nói.
Anh Ba sững sờ... Út Huệ biết ḿnh đă buột miệng lỡ lời vội nói khỏa lấp:
- Em biết anh là con chim bằng, chiếc lồng son không thể nào nhốt được.
Anh Ba nhấn từng tiếng chắc và ấm:
- Phải có tự do! Huệ ạ, Tổ quốc ta, nhân dân ta phải có độc lập tự do chứ không thể nô lệ măi được!
- Ước mơ ấy, khát vọng ấy liệu có thành sự thật ở quê ḿnh không anh?
- V́ mất nước mà phải ĺa nhà. Nếu không t́m ra phương kế giành lại độc lập cho nước, hạnh phúc cho dân th́ tôi không về mà cũng chẳng ai mong đợi làm ǵ!
Út Huệ run run, cái gói trên tay như muốn rơi xuống, nước mắt giàn giụa:
- Anh! Cơm nắm. Em nấu cho anh bữa cơm cuối cùng nầy. Cầm lấy anh! Đi đi... anh!
Anh Ba đỡ gói cơm trên tay Huệ. Một tiếng gọi lẫn trong tiếng khóc bật ra từ trái tim người con gái Sài G̣n:
- Anh Ba! Em...
Út Huệ ôm mặt chạy trở về. Anh Ba cầm nắm cơm trong tay.
Âm thanh thành phố Sài G̣n đổ dồn xuống cửa sông như trùm lấy anh. Anh nghe tiếng c̣i tàu nhọn hoắt khoan vào không gian nhức nhối. Anh bước sải dài, vội vă xuống tàu. Gương mặt người con gái Sài G̣n chập chờn trước mắt anh như một búp sen quê hương. Và cả khuôn mặt Việt Nam choán lấy trái tim anh!...”
Trên đường lủi thủi về nhà, Út Huệ vừa lau nước mắt, vừa tự an ủi:
“...Tình chỉ đẹp khi còn dang dở
Đời hết vui khi đã vẹn câu thề...”
CHÚ GIẢI:
- Nhan đề của chương này mượn thơ của Hồ Dzếnh
- Tài liệu tham khảo: Mối tình của Nguyễn Tất Thành và Lê Thị Huệ được viết dựa theo truyện Búp Sen Xanh của nhà văn Sơn Tùng. Riêng đoạn này Sơn Tùng có lẽ bốc thơm cậu Thành hơi quá lố vì cậu Thành mới học hết lớp nhì mà đã thốt ra những lời đao to búa lớn. Sơn Tùng, họ Bùi, người Diễn Châu, Nghệ An, có bà nội Hà Thị Tư là cháu họ bà nội Hồ Chí Minh, Hà Thi Hy.
- Quan huyện Sắc bị bãi chức nhưng theo các sử gia đỏ thì ông từ chức vì thấy thực dân Pháp bóc lột người dân. Tuy nhiên họ lờ đi chuyện sau này cậu Thành còn làm đơn không những chỉ xin cho mình được vào học trường Thuộc Địa để sau ra làm quan mà còn xin cả cho ông Sắc bất cứ chức gì dù nhỏ mọn để sinh nhai.
- Truyện Búp Sen Xanh thoạt đầu bị đả kích kịch liệt vì cô Huệ sống với cậu Thành suốt mấy tháng trời mà không theo cậu Thành làm cách mạng, tìm đường cứu nước nhưng sau được thủ tướng Phạm Văn Đồng xem và giới thiệu thì các nhà phê bình lại đổi giọng ca ngợi tác giả lên mây xanh là đã tả mối tình trong trắng đầu đời của cậu Thành, quyết gạt tình riêng ra một bên để lo việc chung của đất nước.
- Bà Nguyễn Thị Thanh, năm 1946, ra Hà Nội thăm em, nhưng có vẻ ngỡ ngàng sau mấy chục năm không gặp mặt, vội chạy tới vạch tai trái Hồ ra coi, rồi khoái trá kêu lên, “ Đúng Côông rồi!”
- Trương Gia Mô (1866-1929), quê tại Giồng Trôm, Bến Tre được tập ấm – bố là tuần vũ – làm thừa phái tại bộ Công, sau từ quan ra cư trú tại Bình Thuận, tham gia việc thành lập công ty Liên Thành và trường Dục Thanh. Ông bị tù trong vụ chống thuế tại Trung Kỳ 1908 một thời gian. Ông vốn quen phó bảng Sắc, đã giới thiệu Thành tới dạy tại trường Dục Thanh và thu xếp cho Thành về Sài Gòn. Mùa đông năm Mậu Thân 1929, ông nhảy từ pháo đài trên đỉnh núi Sam, Châu Đốc tự vận.
- Tình bằng hữu giữa Thành và Kỳ, và mối tình duyên giữa Lê Thị Huệ với Nguyễn Tất Thành sẽ được kể tiếp tại chương sau.
Lời Bàn của Nguyễn Thượng Vũ
Đọc chương 2 của nhà văn Hoàng Xuân Thảo th́ tôi mới biết được tên “cúng cơm” của Hồ Chí Minh là thằng Côông.
Từ lúc c̣n nhỏ Hồ Chí Minh đă tỏ ra là người ham chơi, mưu kế và lợi dụng bạn hữu để che chở cho minh, đă tỏ ra thông minh hơn anh ruột là Tất Đạt, nhưng v́ ham chơi nên chẳng học hành được bao nhiêu.
Hồ Chí Minh 17 tuổi đã sớm có mối t́nh với cô gái xứ Huế tên là Lê Thị Huệ. Hoàng Xuân Thảo cho chúng ta biết cô Huệ là con gái một ông công chức “bộ Công”. (tức là sở “lục lộ” như cách người ta gọi thời đó.)
Chúng ta theo dơi Hồ Chí Minh đi ra Phan Thiết làm huấn luyện viên thể dục cho trường Dục Thanh thuộc công ty Liên Thành nhờ sự giúp đỡ của hai ông Hồ Tá Bang và Trương Gia Mô.
Ít ai biết ông Hồ Tá Bang nhưng con ông là BS Hồ Tá Khanh là người danh tiếng, bộ trưởng kinh tế trong chính phủ Trần Trọng Kim.
Họ Trương là một họ thế gia vọng tộc tại Phan Thiết, giàu sang và tử tế. Nửa thế kỷ sau, khi tôi học Y Khoa th́ có Giáo Sư Trương Văn Chôm, Thạc Sĩ Dược Khoa, cũng thuộc về gia đ́nh họ Trương này tại Phan Thiết.