Tìm Kiếm Bài Đã Đăng
Đã từ lâu N. có ý định đi du lịch Nam Mỹ: Brazil với vũ nữ nhảy Samba cùng ăn churrasco churasscaria thả cửa, Argentina với điệu nhảy Tango ôm sát quap đùi họ đầy quyến rũ (được nhắc nhở kỹ càng trong phim Evita) cùng ăn steak chết bỏ và thăm Chile với món cá Chilean bass bất hủ. Nay nhân dịp được giới thiệu với hãng Gate 1 có tour ba nước Brazil, Argentina và Chile, N. chớp lấy cơ hội đó mà đi thăm 3 nước phía nam nước Mỹ.
Vài dòng khởi đầu: Brazil là nước lớn rộng nhất ở Nam Mỹ với sông Amazon (dài gần 7000 cây số) cùng rừng Amazon với chuyện hoang đường là có dân thổ địa đàn bà làm xếp, rất hiệu chiến, sẵn sàng chịu cắt bỏ vú bên phải để dễ bắn cung hơn, họ chỉ dùng đàn ông làm việc nặng nhọc và để làm tình cho có thai để nối dõi với xếp mà thôi. Brazil là nước duy nhất trong Nam Mỹ dùng chữ Bồ đào nha không như các nước chung quanh nói tiếng Y pha nho. Brazil cũng là nước đầu tiên ở Nam mỹ làm chủ Thế vận hội Rio năm 2016. Về thể thao Brazil nổi tiếng với cầu thủ Pele. Brazil cho đổi tiền (Cambio) ra tiền địa phương là real (1 US dollar = 3.68 reals) không cần passport và không bị chạc sở phí. Taxi thì họ lấy real còn restaurant thì dùng credit card. Cả 3 nước típ là 10% nhưng thường là được tính vào trong giấy tính tiền rồi (nên hỏi thêm cho chắc ăn).
Argentina ở dưới Brazil nên khí hậu bớt nóng hơn, họ nói tiếng Ý phanho như đã kể trên và có đồng bằng rộng lớn gọi Pampa nên họ nuôi bò quy mô sản xuất thịt bò bán trên khắp thế giới. Argentina cũng là một nước dám đụng độ chiến tranh với Anh quốc trong sử ký hiện đại để tranh dành quần đảo Falklands với Thủ tướng Thép Margaret Thatcher. Argentina dùng tiền Argentinian pesos (1 US dollar = pesos), nhưng taxi họ nhận US dollars, còn restaurant thì dùng crédit card.
Chile thì ít nổi tiếng trên thế giới hơn trong 3 nước đó, Chile là một nước hẹp nhưng rất dài từ Bắc tới Nam và họ có bờ biển Thái bình dương dài nhất thế giới. Taxi dùng Chilean Pesos (1 US dollar 686 pesos), restaurant nhận crédit card. Cambio không phải trả sở phí hay cần passport.
Trước hết khi đi 3 nước Nam Mỹ này dân du lịch phải sửa soạn chứ không thể cứ lấy vé máy bay là đi được ngay. Brazil, hình như có chính phủ thuộc loại xã hội thích Cuba hơn, nên họ làm khó khăn Hoa kỳ bằng cách bắt phải làm thủ tục lấy visa khá phiền nhiễu (phải tới tòa lãnh sự Brazil hay trả tiền nhờ hãng du lich làm hộ), đã thế lại mắc nữa! Argentina cũng bắt phải mua và làm visa nhưng làm trên online cũng được. Chile là dễ dàng nhất. Không cần chích thuốc ngừa yellow fever nếu trong quá khứ không ở các nước có yellow fever qua. Gần đây cần đề phòng bệnh zika do muỗi truyền nhiễm, nhưng nếu là ở tuổi các “cụ” thì không nên lo lắng lắm vì sợ nhất là sẽ sản xuất các cháu có đầu nhỏ microcephalie!
Tiền bạc thì không cần phải đổi sớm ra tiền local vì tới đó có rất nhiều chỗ đổi tiền dễ dàng. Cũng nên nhớ là khí hậu Nam Mỹ ngược khác với Bắc Mỹ như mùa đông thành mùa hè nên vụ đem quần áo mũ nón lẫn kem chống nắng lỉnh kỉnh hơn.
RIO DE JANEIRO
Ở phi trường, N. và bà xã bị xui sẻo ngay là hành lý bị lạc mất, nên phải chờ đợi làm thủ tục khai báo nên nhóm du lịch cùng với N. phải chờ cùng đi nên trễ hơn chương trình dự định.
Tới check in ở Hotel Winsor Leme thuộc loại 3 sao, ngay cạnh biển, mới tân trang. Hotel nay co nhieu nhan vien an ninh: 1 nguoi dung ngoai cua, 2 bellboys, 1 nguoi dung canh 2 thang may, tat ca mac dong phuc mau den. Vì là lần đầu tiên nhóm Gate 1 đi chơi cùng với nhau nên 2 hướng dẫn viên chưa biết ai là ai cả, nên khi làm thủ tục nhận phòng phải chờ đợi khá lâu. Cũng vì vậy nên nhóm bắt đầu làm quen với nhau.
Lên nhận phòng xong thì tất cả đưọc hẹn xuống phòng lounge của khách sạn để được briefing chương trình sắp tới cùng giới thiệu vắn tắt từng người tất cả nhóm. Gate 1 cho nếm một ly caipirinha là rượu quốc túy của Ba Tây. Caipirinha làm bằng pha cachaca (một loại rượu làm bằng mía) với đường và chanh Sau đó cả nhóm được mời lên xe bus đi tới một tiệm để ăn churrascia. N. lúc trước đã đi Ba Tây rồi (xem bài Rio có gì lạ?) nên so sánh thì tiệm churrasscia này ăn không ngon bằng khi trước lại rất đông đảo phải chen lấn lấy đồ ăn salad trước.
Hình như tiệm này chỉ phục vụ cho dân du lịch nên khách ẩm thực không rành nên lấy đồ ăn bừa bãi không biết để dành bụng để thưởng thức nhiều món sau. Còn các tiếp viên thì chỉ biết đem đồ ăn ra rồi cắt cắt cho nhanh để cho xong việc mà không giảng giải món này là món gì, khách hàng chỉ biết món chỉ ra thôi. Khi thấy tiệm không đem món tim mề gan gà ra, N. hỏi một ông xếp tiếp viên tại sao vậy thì lúc đó họ mới cho đem ra một đống, lúc đó đã là cuối buổi tiệc nên đã hơi no nên N. ăn không thấy ngon lắm (tim mề khá dai).Hôm sau ăn lót lòng của khách sạn cũng đầy đủ các thức ăn sáng như trứng, sữa, cereal, trái cây, jambon, xúc xích v.v.. nhưng có thêm mới lạ là có các trái cây miền nhiệt đới như ổi (cùi mỏng), đu đủ (quả nhỏ)…
Sau đó tất cả nhóm lên xe bus đi thăm Christ The Redeemer ở Corvocado. Kỳ này trời nắng tốt nên xem và chụp hình được rất rõ. Nhưng ngược lại thì có rất đông du khách tranh nhau chọn chỗ tốt đứng để chụp hình đẹp. Cạnh Tượng có một nhà thờ nhỏ, N. vào cúng và thầm xin cho linh hồn chị dâu của N. mới mất ở Seattle được siêu thoát sớm.
Xem xong trưa hôm đó nhóm Gate 1 chia ra làm 2 một nhóm đi tiếp xem thành phố Rio và mua sắm, nhóm không muốn đi thì được chở về khách sạn, N. vì đã ở Rio rồi nên về lại khách sạn nghỉ trưa một lúc sau đó đi ra dạo ngoài bãi biển và tiện đó có một block như là flea market nên N. mua một quần tắm (vì hành lý chưa tới), bà xã thì đi mua một tấm vải pareo (xem bài du lịch Tahiti) quấn vào người. Chiều mát thì N. nhập bọn với 5 người nữa ra bãi biển Copacabana uống nước dừa. Dừa này quả bé tí quá non nên không thú vị gì lắm lại còn quá non nên không có cùi dừa gì cả.
Sau đó nhóm nhỏ của N. này lấy taxi đi ra Ipanema ăn ở tiệm Garote of Ipanema (Girl of Ipanema) nơi mà có một anh chàng nhạc sĩ ngồi uống rượu khi thấy một cô bé rất xinh đẹp đi ngang qua, chàng ta nói hứng viết bản hát đó sau đó bản hát được nổi tiếng khắp thế giới. Cô bé này sau đó có chồng và sinh được một cô gái cũng rất đẹp được bầu làm hoa hậu.
Tiệm ăn đó chính ra không có gi đặc sắc cả, chỉ là có kỷ niệm do bản hát trên. Thức ăn chả ngon gi mấy tuy không đắt lắm nhưng có thể cũng được cho vào là hàng tourist trap. N. cũng chụp hình các báo clips và hình souvenir của cô bé đó.
Hôm sau cả nhóm được tự do muốn làm gi tuỳ ý. N. cũng ra dạo bãi biển và làm quen một anh chàng người Đức độ 3 chục bó cũng ở trong hotel với N.. Hắn tự khoe là executive của một hãng mới bay từ Đức sang ở lại 2 ngày rồi đi về lại Đức. Vì N. nói là đã ở Brazil một lần rồi hắn hỏi típ đi chơi buổi tối ở Rio ra sao? N. khuyên là đêm khuya rất nguy hiểm và nên đi với một bạn đồng hành khác, không nên đi tối một mình. Không hiểu hắn có nghề theo lời khuyên vì cả hôm sau N. không gặp lại. Mong rằng không sao cả.
N. sau đó lên lầu thượng có swimming pool mà tắm. Kể ra cũng hay vì khi bơi ra cạnh bờ pool thì trông thấy bãi cát Copacabana ở dưới đầy nghẹt người đi tắm biển. Nếu chụp hình thì sẽ không thấy bờ pool mà chỉ thấy chân trời biển cả mà thôi.
IGUAZU FALLS
Sáng hôm sau cả nhóm Gate 1 lấy máy bay bay tới Iguazu Falls. Đó là một dãy suối thác đặc nhất vô nhị dài gần 3 cây số nổi tiếng trên thế giới. Khi đi xe bus từ phi trường Brazil Foz do Iguazu International Airport cho tới hotel Amerian ở cạnh Iguazu Falls thì đi ngang qua một cây cầu ở giữa có đề biên giới Brazil và Argentina. Phía bên cầu Brazil thì mỗi 5 thước thì có đoạn sơn màu vàng và xanh là biểu hiệu của cờ Brazil còn phía Argentina thì sơn màu xanh và trắng. Nhóm của N. phải ngừng ở Customs để đóng dấu vào passport (phải mua visa vào Argentina trước, visa này rẻ hơn vào Brazil nhiều). Hotel này ở giữa rừng rú ngay cạnh 3 nước: Paraguay, Brazil ( tỉnh gần đó là Foz Do Iquacu) và Argentina ( tỉnh gần đó là Puerto Iguazu).
Hotel này kiến trúc khá tân thời nhưng không sang trọng cho lắm: có 2 thang máy nhưng nhỏ (chỉ đủ chứa cho 5 người) và lên xuống chậm chạp, phòng ngủ thì nhỏ standard. Nước pool thì không được ấm mà lại lạnh, Jacuzzi thì nước ấm hơn nhưng không nóng. GYM thì có 2 Treadmills nhưng một cái bị hư, các máy tập khác thì để san sát nhau cho tiết kiệm chỗ. Thực đơn ăn dinner hay lót lòng thức ăn thường thôi không được xuất sắc. Vì Argentina an ninh tốt hơn Brazil nên không thấy nhân viên an ninh nào cả.
Sau khi nhận phòng thì được dẫn đi xem thác phía Brazil. Guide thách đố là ai trông thấy con toucan (một loài chim có mỏ vàng dài to lớn) đầu tiên thì được giải thưởng. Xem cả buổi cũng chả thấy con toucan nào cả, chắc là vì trời mưa dầm dĩ nên tui toucan rủ nhau trốn đi ôm nhau cho ấm át. Chỉ trông thấy một gia đình con Coatimundi (hay gọi ngắn là coatis) thuộc loại con raccoon với đuôi có nhiều gạch đen (những mặt thì không giống như con raccoon đeo kính đen gian xảo của tui gangster). N. gặp một nhóm 2 - 3 cô gái tóc blond người Đức ăn mặc hở hang nghịch ngợm chụp hình gần xa bọt thác nước tung toé và mời N. đứng lại gần để được chụp chung trêu ghẹo. Cứ tưởng bở!
Tối hôm đó N. và bà xã đi thám hiểm một mình ở một tiệm ăn cạnh sông Parana để thưởng thức lần đầu ăn cá Pacu (một loại cá chép) thổ sản ở đó. Cá Pacu có thể to lớn tới 50 pounds có răng chìa ra ghê sợ có tin đồn nhảm đó là cá ăn hòn dái (testis eating carp). Da cá thì tanh và thịt thì dai ăn chả có gi là đặc sắc cả.
Tiếp đó ngày hôm sau thì cả nhóm được dẫn đi xem thác phía bên Argentina. Dân tộc bộ lạc Guarini đặt tên thác là Iguacu. Thác đó cũng có tên là Iguazu (Argentina) hay Iguassu (Brazil) có nghĩa là big water do hai sông Iquacu và sông Parana (phía Brazil) gặp lại. Hôm đó mưa tầm tã trời tối ẩm xịt phải có áo mưa mới đi xem thác được. Vì không đem theo áo mưa hay dù, bà xã N. có sáng kiến là xin ở quay hotel đón tiếp được 2 túi rác lớn mới trong suốt, rồi đục ở trên một chỗ đủ chui vừa cái đầu lọt qua thành ra rất tiện khi đi xem thác vì vừa mưa tầm tã vừa bị bụi sọt nước của thác nước văng vào người mà không bị ướt.
Trong lúc đi xe điện từ cổng vào thác nước thì một bà già trong nhóm trượt chân ở Parque (Park) thác nước, may không bị đập đầu chỉ bị cắt một khúc da dài độ 3 cm. (tối hôm đó tour guide phải cho bà ta ra clinic gần đó để được chữa trị không mất tiền: y tế chủ nghĩa xã hội). N. bắt đầu dần dà làm quen với các thành viên trong nhóm thì nhận thấy cũng có người rất là tử tế, lo lắng cho các bạn đồng hành như một cô người Guatemala (Elizabeth).
Tối hôm đó N. nhập bọn với cô Elizabeth, cô này biết nói tiếng Spanish nên rất tiện lợi khi nhóm nhỏ của N. phải tiếp xúc giao thiệp với dân địa phương. Nhóm nhỏ của N. cũng 2 có người Tàu và một cậu dược sĩ người da đen cùng một cặp chồng Mã lai và vợ người Tàu. Tất cả ăn ở một tiệm ở downtown tỉnh Iguazu tên là Aqua Rest và nếm một loại cá thổ sản khác là Sibaru(?) giống như cá hồng ( daurade) ở Mỹ hay Vietnam. Giá tiền bữa ăn thì trung bình mắc (55 đô US) cho 2 người.
Khi đi di chuyển bằng xe bus từ hotel ra thác và lúc về thì hai người guide cho nếm rượu mate drink làm bằng la yerba mate (có chất mateine giống như cafeine) để ở trong bọc da (gourd). Rượu này có thể bị quan thuế làm khó để khi nhập cảnh vào Mỹ vì sợ bị lộn với lá Coca. Đi đi về về cả nhóm đều không trông thấy con toucan nào cả nên không biết giải thưởng của guide là cái gi?
Trước khi rời Iquazu thì Gate 1 đưa đi thăm viếng một trường tiểu họccó số là 778, các học sinh đều mặc đồng phục và quầng khăn đỏ (xã hội chủ nghĩa mà!) ra tiếp đón vui vẻ vì sẽ được nhận quà do Gate 1 sponsor và do nhóm du lịch vì được báo trước nên đem theo quà (như sách, bút viết hay tiền cash). Các cô cậu học sinh do rất vui tươi vì có thể là sẽ có một buổi sáng nghỉ chơi không phải học hành. Trên đường đi ra về trường tiểu học thì thấy nhà nào cũng có vườn tược, trồng cây xoài và đu đủ (hình như nhà nào đều cùng có cây xoài đu đủ). Chó thì chạy rông ngoài đường tự do.
ARGENTINA (Buenos Aires)
Hôm sau nhóm N. ra phi trường bay xuống Buenos Aires. Máy bay hãng LAN Airlines ồn ào, khi sắp hạ cánh xuống Buenos Aires thì phi hành đoàn bảo là họ sẽ xịt thuốc trừ sâu bọ làm N. cảm tưởng sẽ như là một đám tù binh thế chiến thứ 2 phải đi ngang qua cho delousing xịt DDT vào người nhưng hoá ra là cô tiếp viên phi hành cầm một lon
insect repellent đi xịt xuống dưới hành lang trên máy bay.
Buenos Aires là một tỉnh lớn với 13 triệu dân nổi tiếng với phim Evita do cô đào Madonna đóng với bản hát bất hủ “Don’t cry for me Argentina” (trong đó có câu “I love you and hope you love me”). N. lúc trước cứ tưởng là Buenos Aires ở ngay bãi biển nhưng hoá ra là ở cạnh cửa sông Rio de La Plata.
Nhóm N. check in vào Pan Americano Hotel ngay giữa trung tâm thành phố đúng lúc có Championship International Boxing nên rất hỗn độn và ồn ào chung đụng khi đi ra đi lên thang máy với tụi lực sĩ boxing to khoẻ, mặt mày dữ dằn và tattoo đầy người. Phòng hotel thì nhỏ lại thăm thẳm mùi khai. Khi khiếu nại với nhân viên khách sạn thì họ cho một người làm lên lau chùi lại và họ xịt một thuốc rửa Javel làm thành một mùi hôi khác phải mở cửa sổ cho thoáng khí bớt mùi hôi.
Đêm tối mùi khăm khẳm trở lại nên N. phải để mở cửa sổ mở suốt đêm mặc dù có máy điều hoà không khí. (N. cung đòi đổi phòng những vì khách sạn full nên họ không chiều đáp ứng được). May quá hôm sau thì mùi khăm khẳm không trở lại nên OK! Lavabo hotel được tân trang với kiểu bốn vuông góc lại nông cạn nên nước dễ bị tung toé ra ngoài.
Hotel này là cao ốc nhưng lại chỉ có 3 thang máy không những nhỏ hẹp lại bị đông khách nên chờ đợi khá lâu. Furnitures ở chỗ tiếp khách hay ở phòng thì là loại gỗ cũ. Có thể nói hotel này là dở nhất khi so sánh với 2 khách sạn trên.
Check in xong thì tới giờ ăn chiều thì hỏi hotel chỗ đi ăn steak vì thịt bò của Argentina nổi tiếng nhất thì giới, họ chỉ dẫn ra tiệm La Estancia ở đường ngay cạnh khách sạn. N. lại nhập bọn với nhóm mà N. làm quen ăn ở Ipanema mà đi ăn. Thức ăn ở đây quá rẻ, phần ăn lại quá lớn. Nếu gọi meal samples thì có đủ steak thịt bò, sườn heo, thịt gà, xúc xích và dồi ăn phần cho 2 người (trong thực đơn) thì N. thấy 6 người ăn được đủ sức. (giá độ 20 đô US). Ở đó cũng có heo sữa quay nhưng không ngon bằng ở Tây ban nha hay ở tiệm Tàu bên Mỹ. Thức ăn thì cũng xoàng xoàng mà thôi, có lượng nhưng không có phẩm chất. N. cũng được biết là có tiệm steak khác ở Cabana Las Silas thì ngon hơn nhưng lại mắc hơn (60 đô).
Ăn xong thì nhóm N. ra tản bộ ở trung tâm thành phố cạnh đó có một obelisk cao lớn giữa 2 đại lộ có chỗ cho khách bộ hành đi dạo không có xe hơi. Toàn là người là người, du khách lẫn lộn với dân địa phương cùng với người bán hàng rong (không tránh được) họ bán đủ thứ junks hay bán vé rao hàng show gi đó. Vỉa hè thì rác rưởi chỗ này cho nọ, gạch đá ngói lổn nhổn, nếu đi giày cao gót mà không để ý thì trật chơn té dễnhư chơi. Dọc theo đại lộ thì có hàng hàng cây lớn với hoa nở khá đẹp (lúc đó là tháng March).
Ngày hôm sau nhóm N. đi thăm Recolata là một khu sang trọng của Buenos Aires, nhà cửa lộng lẫy như palaces, đường phố sạch sẽ lại là khu cơ sở chính quyền, nơi mà Evita hùng hồn đọc diễn thuyết khởi động lòng yêu nước của dân chúng vào năm 1951. Đang đứng xem thì đúng lúc có cuộc thay đổi lính gác nên nhóm N. cũng được đi theo tiểu đội lính gác đó tới nhà thờ mà Đức Giáo Hoàng Francis hành nghề trước khi được bầu thành Pope.
Sau đó nhóm N. được dẫn đi tới khu nghĩa trang nổi tiếng của Buenos Aires nơi chôn cất của dòng Duarte trong đó có Tổng Thống Argentina là Juan Peron chồng của Evita. Khu nghĩa trang này toàn là của dân nhà giàu nên các mộ được chạm trổ với tượng này tượng nọ (phần nhiều là thiên thần) và cây cối được săn sóc kỹ lưỡng, lối đi gạch đá sạch sẽ. Nếu không biết địa đồ của các mộ thì có thể bị lạc trong nghĩa địa dễ như chơi.
Bàn luận về Evita một chút ở đây: Evita và Tướng Peron (sau đó là Tổng Thống) lợi dụng lẫn nhau, dùng tại khôn khéo để leo thang lên chính trường, Evita thì dùng mỹ nhân kế thành công từ một cô ca sĩ ở một làng nhỏ cho tới khi gặp Tướng Peron. Ông ta có lần bị hội đồng tướng lãnh bắt bỏ tù nhưng nhờ Evita với tài diễn thuyết hùng biện với dân chúng nên được thường dân Argentina thích nên hội đồng tướng lãnh phải thả Peron ra khỏi tù.
Trưa hôm đó tour guide cho nếm món Empanadas đặc biệt cho vùng Nam Mỹ là một loại bánh chiên hình cái gối trong đó có nhân thịt giống như bánh gối của Vietnam xưa kia. Bánh này ăn nóng mới ngon.
Chiều hôm đó nhóm N. được dự một buổi tập nhẩy Tango ngay trong hotel do một ông già và một cô xồn xồn dạy nhẩy vài bước căn bản Tango, ông già đó nhẩy rất nhẹ nhàng đưa cô nàng mặc váy xẻ dọc cao lên tận bẹn trong rất ngoạn mục nhưng thật sự mà nhảy thì dẫm lên chân với nhau đau la ú ớ dễ như chơi. Buổi tối đó thì nhóm N. được guide dẫn đi vào một nhà hàng nổi tiếng cho dân du lịch để vừa ăn steak Argentina vừa xem Tango show.
Show độ dài được độ 1 giờ 15 phút khá hay với các màn nhẩy liên tục độ 5 cặp nam nữ vũ nữ cùng một cặp ca sĩ với một ban nhạc sống 5 người: có piano, accordion, guitar, violin và bass. Tango argentinian rất là hot và sexy nhất là vì các vũ nữ mặc váy xẻ cao lên tận háng, hở cả slip, cả nam lẫn nữ đá móc chân lẫn nhau, ôm sát kỹ. Tiệm đó có một cô hostess ăn mặc váy áo cổ truyền rất xinh.
Hôm sau nhóm N. được dẫn đi nếm mùi văn hoá Gaucho ở trại Ranch Santa Susana Escienta ở cách Buenos Aires độ 2 tiếng đồng hồ xe bus. Ở đây được nếm mùi đời sống dân du mục Gaucho như dân cowboy cao bồi của Texas. Gaucho thường đeo một con dao nặng tên là facones dắt vào thắt lưng bằng kim khí gọi là rastro và có gắn thêm nhiều mề đay (coin) tiêu biểu cho lòng yêu nước (hay yêu tiểu bang của họ). Gaucho cưỡi ngựa rất thành thạo nhà nghề: họ biểu diễn một màn rất đặc sắc là họ phi ngựa rất nhanh rồi cầm một que nhỏ như một cây đũa bằng sắt chạy qua một cổng có treo một nhẫn nhỏ mà họ móc được chiếc nhẫn đó (ring races hay carreras de sortijas.
Có một anh chàng gaucho có vẻ khá già (50 tuổi) rất khoái du khách phái nữ luôn luôn xum xoe với các cô, anh chàng ta biểu diễn xuyên được một chiếc nhẫn rồi ra khán đài tặng cho một nàng du khách xinh đẹp như là trong các phim tráng sĩ thành công trong một cuộc đấu ngựa rồi tới ngả mũ chào một công chúa ở khán đài. Trong nhóm gaucho đó có 2 có con gái độ 10 - 11 tuổi gi đó, nhỏ con những cưỡi ngựa rất thành thạo không kém so với các cậu gaucho thanh niên. Nhóm N. không được xem gaucho biểu diễn dùng boleadoras một loại dây thừng có buộc 3 cục sắt tròn nặng ở đầu để dùng quấn chân con rheas (một loại đà điểu) có nhiều ở vùng cỏ Pampas (khác với dùng lasso của tụi cao bồi Texas).
Nhóm N. cũng được cho ăn steak nướng ở một lò khổng lồ sặc mùi thịt nướng. Có một ban nhạc sống giúp vui với các bản nhạc thổ dân cùng các điệu múa váy địa phương. Sau đó tuỳ theo sở thích ai muốn cưỡi ngựa hay đi trên xe wagon để mui trần do ngựa kéo đi từ từ vòng quanh doanh trại ranch. Cũng hay được xem đời sống dân gaucho tương tự như đời sống của tụi cowboy Texas.
SANTIAGO (CHILE)
Hôm sau nhóm N. bay sang Santiago bay ngang dẫy Andes là một dẫy núi như là xương sống của Nam Mỹ. Trông thấy dẫy núi cao đầy tuyếtđá lạnh, N. chạnh nghĩ tới vụ một tai nạn máy bay trên Andes vài chục năm trước mà các người sống sót phải ăn thịt các bạn đồng hành để sinh sống cho tới khi được cứu thoát. N. cùng chăm chú xem có con condor là diều hâu to nhất thế giới sinh sống ở vùng Andes.
Đường phố Santiago rất rộng rãi, nhiều cây cối, ít người bộ hành, ít xe 2 bánh. Taxi thì có 2 loại: một loại đón khách ở ngoài đường và một loại khác chỉ đón khách ở các Mall buôn bán. Cước phí khá rẻ độ 10 US đô mà thôi. Khách sạn N. ở khá sạch sẽ, vắng người, khu lounge ghế da rộng rãi, phòng ngủ và chỗ tiểu tiện mới tân trang lại rất tốt. Tới khách sạn thì nhân viên khách sạn mời uống một ly Pisco Sour là một cocktail tiêu biểu của Chile (pisco là một liquor, sour là nước chanh chua với một chút vị ngọt cho vào thêm). Chile và Peru tranh nhau công nhậnPisco Sour là nước uống thuần tuý của nước đó.
Tối hôm đó nhóm nhỏ của N. đi ăn ở trong một Mall. Khi ở Hoa kỳ N. thích ăn món cá Chilean sea bass hấp, thịt cá dầy, cắn vào ăn có cảm giác thú vị không như ăn các con cá khác mà thấy có sớ thịt mềm ngọt tan trong miệng nên N. để bụng là khi có dịp đi Chile sẽ đòi ăn cho được cá sea bass tận gốc nước Chile. Nhưng than ôi khi vào tiệm ăn seafood khá nổi tiếng thì không có bán con sea bass lớn (mấy tiệm khác cũng không có) hỏi ra thì mới được biết là ở Chile, cá sea bass lớn khi bắt được thì tất cả đều được đem ra ngoại quốc bán hết thành ra dân bản xứ không có được ăn sea bass lớn mà chỉ được ăn thịt con sea bass nhỏ và nó tanh làm sao ấy! N. cũng gọi nếm abalone sống nhưng không ngon như ở các tiệm Tàu bên Mỹ. Cũng nên nói thêm là đồ ăn Nam Mỹ không có vị cay hay mặn: lọ ớt cay hay muối được để cạnh bàn ăn tuỳ ý thực khách.
Sau khi ăn xong thì N. đi dạo khu bán hàng trong Mall thì cũng chả có gi là cả như nhà ăn Tony Roma, Cine Hoyt, McDonald v. v..
Ngày hôm sau N. đi theo nhóm lớn đi bus downtown chơi, trên xe người guide Chilean tên là Paul Meneses, trẻ tuổi độ 29 tuổi, kể chuyện rất duyên dáng tếu như là “có tacos thì có pacos” (tacos = traffic, pacos = police) hay nói theo kiểu Shakespeare “to pee or not to pee” khi kiếm chỗ đi tiểu " (“to be or not to be”). Paul cũng kể sơ về Tổng Thống Salvadore Allende bị CIA lật đổ giết chết (giống như TT Ngô Đình Diệm), Isabel Allende (cháu của TT Salvadore Allende là một văn sĩ viết cuốn truyện " The House of Spirits") và nhà thơ kiêm chính trị gia nổi tiếng Pablo Neruda (trong phim “Il Postino” có cảnh anh chàng đưa thơ ngốc nghếch gặp P. Neruda được ông ta cho nếm mùi làm thơ và giảng nghĩa thế nào là metaphor). Paul cũng không quen dẫn nhóm N. đi vào một tiệm sang trọng bán các loại kim loại và đá hiếm quý như đá xanh Lapis Lazuli (một loại đá màu xanh đẹp trên thế giới chỉ tìm thấy có ở Afghanistan, Pakistan, Russia và Chile mà thôi, đá ở Afghanistan đẹp hơn).
Downtown Santiago rất sơ sài, đi ra khu bán hàng sang trọng cũng chỉ có lẻ tẻ vài tiệm nổi tiếng như Omega, Chanel, Boss, Dior v.v... Gần như ở mỗi ngã ba hay ngã tư đèn đỏ stọp chỗ đông người thì có vài người kiếm tiền bằng cách juggling với 3 quả bóng soccer hay juggling với ba cục gỗ (cones). Chó thì chạy rông ngoài đường nhưng tụi nó rất khôn như khi qua đường tụi nó cũng chờ theo khách bộ hành rồi mới qua đường. Khi đi bộ ngoại vỉa hè thì phải tránh land mine (caca chien) cũng giống như ở Paris.
Tối hôm đó N. tách riêng cùng vợ đi ăn riêng ở tiệm El Galeon Lota ngay gần chợ chính gần hotel, tuy khá đói nhưng ăn không được ngon (tối hôm đó N. bị ngấm ngầm đau bụng từng cơn một phải uống một viên Nexium thì mới êm). Đi dạo trong khu bán hàng đi bộ ở downtown cũng không lấy gi làm đặc sắc lắm trừ ở một góc đường có 1 cặp trẻ và một người lo radio âm nhạc ăn mặc sang trọng hát opera dạo nghecũng khá lắm. Dân chúng ăn mặc sạch sẽ kể cả người đánh giày ngoài đường cũng mặc veste.
Hôm sau nhóm N. đi Valparaiso, một tỉnh ở ven biển phía bắc Chile cách xa độ 3 tiếng đồng hồ lái xe. Valparaiso là một hải cảng dân đánh cá nổi tiếng trong giới nghệ sĩ nhất là có một khu nhà trên đồi mà các tường đều được vẽ những tranh cảnh hữu tỉnh thành ra cũng đặc biệt. Trong nhóm N. có một bà già (vẫn bà bị rách da ở thác nước Iguazu) vì đi trên đường gạch lổn nhổn bị vấp té dập mũi máu. Lại có một vụ gọi xe cứu thương tới nhà thương! Valparaiso cũng nổi tiếng là có sòng bài Casino Vino Del Mar.
N. ăn tối (cũng là buổi ăn tối cuối cùng của nhóm N. trước khi chia tay) ở tiệm Como Aqua Para Chocolate nổi tiếng của Santiago (“Like Water for Chocolate” tiểu thuyết năm 1989, phim năm 1992), cá salmon ngon, steak quá bổ và bánh flan rất ngọt. Cũng có vụ chụp hình nhóm và xin địa chỉ lẫn email address của nhóm với lời hứa là sẽ liên lạc gửi hình rất nồng hậu (sự thật sau đó chỉ là xã giao đầu lưỡi mà thôi).
Vì rảnh sáng hôm sau (máy bay của N. bay buổi tối) nên N. cùng với một cặp khác đi ra cuối đường bus Los Dormitos nơi có một zoo nhỏ với nhiều loài chim gà, vịt, ngan, công sen kẽ với nhiều tiệm nhỏ bán thủ công nghệ địa phương ( mua đá quý ở đó rẻ hơn là ở khu sang trọng ở downtown).
Khi lên phi trường trong khi chờ đợi máy bay bay thì N. bị gạt bởi bảng quang cao rất quyến rũ món bò dai hamburger vừa mắc vừa bở chả giống burger ở bên Mỹ gi cả! Ngược lại khi tới phi trường Miami vì phải chờ rất lâu (6 tiếng đồng hồ) N. được vào ăn sáng ở Centurion Club Lounge không những đã được ăn uống free phè phỡn với các món ăn mặn lẫn nhiều loại trái cây ngon mà lại còn được dùng Wifi để bắt kịp lại với hàng đống email mà N. không có dịp đọc khi ở Santiago.
Tóm tắt lại cuộc đi du lịch 3 nước Nam Mỹ này khá đặc biệt và thú vị, được thưởng thức 3 nền văn hoá khác nhau, được xem lại các nơi nổi tiếng của Rio de Janeiro, chứng kiến cảnh hùng vĩ của thác nước Iguazu Falls, xem nơi Tổng Thống và bà Eva Peron thuyết phục dân chúng, để nhớ lại lịch sử Argentina và phim Evita, cưỡi ngựa cùng nếm Argentina steak lẫn quan sát đời sống du mục của các gaucho, học và xem nhảy Tango rất quyến rũ, sexy, lang thang đường phố Santiago cùng ngắm cảnh các tường nhà vẽ đặc biệt của Valparaiso. Lúc đầu N. muốn lấy tựa bài là Tam Quốc (Nam Mỹ) Du Ký nhưng sau thấy nó có vẻ quá Trung Quốc. “Ta về ta tấm áo ta” nên N. trở lại thành “Viếng Thăm 3 Nước Nam Mỹ” tuy rằng khô khan cộc lốc nhạt nhẽo nhưng có vẻ Vietnam ta hơn!
Nguyễn Dương
Tháng Chạp 2016
Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y
© 2018