Chương 37

 

Chiến dịch Cơn Gió Lốc

 

Vào ngày 8/8/1974, thêm một cái đinh nữa đă được đóng vào cỗ quan tài của VNCH đang khốn khổ là việc từ chức của Tổng thống Nixon do bị tổn thương nặng nề về mặt chính trị. Mặc dù Tổng thống Ford đă ngay lập tức trấn an Tổng thống Thiệu, lúc này đang lo lắng một cách chính đáng, rằng mọi chuyện không có ǵ thay đổi cả nhưng bọn Hà Nội tinh quái đă thấu hiểu mọi việc. Đúng là trên thực tế không có ǵ thay đổi v́ đă từ hơn một năm nay, bọn Bắc Việt thường xuyên vi phạm Hiệp định Paris mà Nixon chẳng làm ǵ hết. Bây giờ người thay thế Nixon c̣n yếu hơn th́ liệu có ǵ khác hơn? Công việc sửa soạn cho một cuộc tổng công kích qui mô lớn hơn được tiến hành nhưng có vài tay cẩn thận nhất trong Bộ Chính trị muốn có được sự bảo đảm là người Mỹ sẽ không trở lại với các B-52 của họ.

T́nh trạng khó khăn theo nghĩa chính thức, của đất nước Hoa Kỳ tiếp diễn đến tận cuối năm. Trong năm 1974, chỉ số nghèo khổ Okun là 16,6 (tỉ lệ thất nghiệp 5,6% và tỉ lệ lạm phát 11%). Trong cùng năm, chỉ số Dow Jones mất thêm 23,1%. Người Mỹ không có lư do ǵ để mà hào phóng với người bạn Việt Nam cả.

Với những sự kiện cho thấy là kế hoạch công kích tối hậu đă được tiến hành từ cuối năm 1974, với tinh thần của QLVNCH tỏ lộ ra là chỉ c̣n chút ít niềm hi vọng và ḷng quyết tâm, cùng với nguồn viện trợ của Hoa Kỳ bị cắt đứt, nhưng bọn Bắc Việt vẫn muốn có thêm dấu hiệu là Hoa Kỳ sẽ bỏ mặc VNCH quay cuồng trong cơn sóng gió. Cuộc tấn công toàn diện chiếm Phước Long, vào khoảng 75 cây số về phía Bắc Sài G̣n vào tháng Giêng 1975 mà không thấy Hoa Kỳ nhúc nhích trong việc trả đũa là tín hiệu cuối cùng cho những tay thận trọng, bảo thủ nhất trong Bộ Chính trị thấy là đă đến thời điểm an toàn hết mực để tiến tới thắng lợi hoàn toàn.

 

NGÀY TÀN CỦA VNCH

 

Đoạn kết đến khá nhanh, ít nhất là qua các chỉ số bên ngoài. Tuy nhiên, mặc dù hiển nhiên là nỗi tuyệt vọng đă lan rộng đối với người ngoài cuộc, VNCH cũng phải mất một thời gian khá lâu nữa mới chịu bỏ cuộc. Tại "pháo đài" Hoa Kỳ, sự quan tâm về Việt Nam vẫn tiếp tục phai nhạt đi nhiều. Trên thực tế hầu như là rất khó cho dân Mỹ b́nh thường có thể thấu hiểu nỗi thống khổ phi thường đang xẩy ra quá xa sự cảm nhận và cũng quá xa cuộc sống của họ, do đó các câu chuyện về hàng chục ngàn, rồi hàng trăm ngàn và sau đó hàng triệu người là nạn nhân chiến cuộc bỏ chạy trước bước tiến của làn sóng thủy triều Cộng sản không có nghĩa lư ǵ đối với họ. Đơn giản đó chỉ là những mẩu chuyện thêm vào bản tin tức mà đối với hầu hết mọi người không mang một ư nghĩa nào cả. Người Mỹ có cảm giác mệt mỏi về kinh nghiệm Việt Nam, mặc dù đối với đa số đó chỉ là một kinh nghiệm do người khác truyền lại. Bây giờ bọn Cộng sản có tiếp tục thường xuyên nhắm bắn vào dân trên đường tiến quân dành chính quyền của chúng hay không cũng chẳng ai để ư tới nữa. Đối với hầu hết người Mỹ th́ đă đến lúc phải vượt qua, phải đổi đài truyền h́nh, hay đóng lại cuốn sách riêng biệt đó. C̣n trong lúc này th́ người Việt Nam trực tiếp liên quan đến cuộc chiến cũng đă mỏi ṃn v́ chiến tranh lắm rồi và chắc chắn là mong ḥa b́nh đến nhưng đối với những ai bị mắc kẹt vào cơn ác mộng mà người Mỹ sắp thoát khỏi th́ đó sẽ là một nền ḥa b́nh mà không có tự do. Ḥa b́nh trong sự trừng phạt. Ḥa b́nh với trả thù. Ḥa b́nh với sự nô dịch. Ḥa b́nh với đói khổ. Ḥa b́nh với đau thương cùng cực.

Đối với nhóm thành phần Bộ chính trị tinh ma về chính trị nhưng cảnh giác về sự trả đũa của Hoa Kỳ th́ thành công của nỗ lực của họ tại Phước Long rất đáng được chào mừng. Từ mỏm cực Bắc của thành phố Quảng Trị, Thừa Thiên xuống cho đến Sài G̣n địch tung quân ra đánh toàn diện qua mọi phía. Thành phần lănh đạo VNCH đă thất bại thê thảm trong mọi kế hoạch pḥng thủ chiến lược, mặc dù một số đơn vị VNCH vẫn chiến đấu bền bỉ và dũng cảm trong t́nh thế lúc nào cũng bị áp đảo về quân số và vũ khí đạn dược. Tổng thống Thiệu ngoan cố bám vào khái niệm không nhường đất cho địch với niềm hi vọng mong manh là bằng cách nào đó người Mỹ sẽ trở lại. Lẽ ra vẫn c̣n cơ hội để gây thiệt hại đáng kể cho đoàn quân Bắc Việt đang tấn công nếu có kế hoạch pḥng thủ hợp lư hơn, nhưng các lực lượng VNCH đă được điều động mà chẳng có hiệu quả về mặt chiến lược bao nhiêu. Quân Bắc Việt vẫn tiếp tục tấn công vào hướng Sài G̣n.

Trong bối cảnh của một sự thất trận hầu như không thể tránh khỏi th́ cơn tuyệt vọng lan rộng. Sau khi Tết Nguyên Đán đến và trôi qua th́ trừ một số đơn vị quân đội xuất sắc nhất, tinh thần bị suy sụp và các đơn vị chiến đấu tự tan biến vào hư không. Binh sĩ giờ đây tập trung vào sự sống c̣n của chính họ và gia đ́nh. Chỉ c̣n là vấn đề thời gian và đoạn kết đă trở thành một điều tất yếu.

Đi kèm với sự sụp đổ sắp đến của VNCH là các vấn đề xă hội gây ra bởi một số lượng khổng lồ nạn nhân chiến cuộc, nỗi lo sợ, sự tức giận, sự nhục nhă, nỗi kinh hoàng, sự lo lắng sẽ bị mất tài sản, nạn đầu cơ, nạn lạm phát phi mă, các âm mưu trốn chạy, che dấu quá khứ hay ít nhất là sửa soạn để đón tiếp "ông chủ mới," và hàng triệu thứ khác, chẳng có cái nào có thể gọi là lạc quan cả.

 

B̀NH VÀ TIỂU ĐOÀN 6

 

B́nh không có nhiều thời gian để chuyển tiếp từ sự tương đối b́nh yên của căn cứ Sóng Thần qua cường độ giao tranh toàn diện và dữ dội tại các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên và Quảng Nam thuộc Quân Khu I. Các binh sĩ TQLC của B́nh vẫn chiến đấu dũng mănh như anh mong đợi và chỉ nhường đất với giá cao cho địch lúc nào cũng đông quân số và nhiều trang thiết bị hơn; nhưng lần này th́ không có hải pháo và không quân Hoa Kỳ yểm trợ nữa. Các trận đánh càng hỗn loạn hơn v́ những lệnh lạc luôn thay đổi, trái khoáy và đầy mâu thuẫn với nhau do Tổng thống Thiệu và các cố vấn thân cận của ông đưa ra. Sau ngày đầu năm mới, trong thành phần của Lữ đoàn 369, Tiểu đoàn của B́nh mở đường máu về hướng bờ biển để rút về bảo vệ Đà Nẵng lúc này nghe nói đang chứa hơn một triệu người tỵ nạn Cộng sản.

Sau hai tuần ở Đà Nẵng và nhận định là t́nh h́nh phía Bắc đă thất bại, các TQLC được tầu chuyển vận về Cam Ranh tại phía Nam. Mặc dù ngày tàn đă gần kề và các TQLC đă bị thiệt hại thật nặng nề, từ 12 ngàn quân số xuống c̣n ước chừng bốn ngàn người, kỷ luật sắt đá trong Lữ đoàn TQLC vẫn được giữ nguyên. Không có ai đào ngũ. Từ Cam Ranh các TQLC được chuyển về Vũng Tàu để tái phối trí các lực lượng c̣n lại và sau đó được điều động đến Biên Ḥa vào giữa tháng 4. Biên Ḥa sẽ là nơi tử thủ cuối cùng của TQLC, tựa như Alamo vậy. Jim Bowie và Davy Crockett chắc sẽ nhận ra địa thế và cảm thấy đây là đất nhà của họ.

Chiến dịch di tản trẻ em là một nỗ lực mà nhiều người Mỹ trong nước vẫn c̣n nghĩ đến mặc dù đă gần tới đoạn kết của một cuộc chiến bi thảm. Chiến tranh Việt Nam đă tạo ra hàng ngàn và hàng ngàn trẻ mồ côi. Rất nhiều trong số bị bỏ rơi lại là "sản phẩm" của những người cha Hoa Kỳ và mẹ Việt Nam. Chúng sẽ bị đối mặt với sự kỳ thị cá nhân trong một xă hội, nhất là vào thời điểm đó, chưa thấy cần phải chấp nhận con lai cũng như không muốn nh́n lại dấu tích của những người ngoại quốc đă để lại trên đất nước này.

Trong tháng 3 và đầu tháng 4/1975, đă có những người Mỹ can đảm nuôi hy vọng mang được càng nhiều càng tốt những đứa trẻ mồ côi vô thừa nhận và không nơi nương tựa qua bên Mỹ, nơi sẽ không thiếu các gia đ́nh sẵn sàng nhận những đứa con lai Việt Nam và các giống dân khác làm con nuôi.

Ngày 4 tháng 4, chuyến bay đầu tiên chở những trẻ em mồ côi qua Hoa Kỳ cùng với một số thiện nguyện viên đă từng làm việc quên ḿnh và không mệt mỏi cho các trẻ em đó. Chiếc C-5A Galaxy, con chim tự do của họ đă bị trục trặc máy móc nghiêm trọng ngay sau khi cất cánh từ phi trường Tân Sơn Nhứt và rơi xuống đất trong khoảng khắc sau đó làm thiệt mạng hơn một trăm đứa bé cùng với các thiện nguyện viên. Cho dù cũng có một số c̣n sống sót nhưng thảm kịch này có vẻ như báo hiệu cho những người Mỹ đă quá mệt mỏi v́ chiến tranh rằng mặc dù họ có muốn làm điều tốt đi chăng nữa nhưng rất ít chuyện tại Việt Nam có thể gọi là thành công được.

 

THIÊN ANH HÙNG CA XUÂN LỘC, TỔNG THỐNG THIỆU TỪ CHỨC

 

Trong thời gian từ ngày 8 đến ngày 21/4/1975 Sư đoàn 18 QLVNCH, được tăng cường thêm một Trung đoàn của Sư đoàn 5 và một Lữ đoàn Nhẩy Dù, đă đánh một trận hùng tráng trong nỗ lực tuyệt vọng để pḥng ngự Xuân Lộc. Cách trung tâm thành phố Sài G̣n chỉ hơn 60 cây số về hướng Bắc, đây thực sự là pḥng tuyến tối hậu của QLVNCH trước khi quân xâm lược tràn vào ngoại ô thành phố. Sự dũng mănh của quân pḥng thủ VNCH đă làm kinh ngạc giới truyền thông Tây phương. Trước và ngay khi trận đánh khởi sự, Đại tướng Frederick Weyand, hiện là Tổng Tham mưu trưởng Lục quân, người đă từng giữ chức Tư lệnh cuối cùng của MACV (và cũng là người, với tư cách Tư lệnh phó MACV, đă cảm ơn Gerry Turley về thành tích của anh trong những ngày điên loạn của Mùa Hè Đỏ Lửa), vừa chấm dứt xong một chuyến đi thăm t́m hiểu t́nh h́nh Việt Nam và đă quay trở về Washington với hi vọng sẽ thuyết phục được Quốc hội nhằm viện trợ khẩn cấp cho VNCH. Những lời cầu xin của ông đă không lọt vào những đôi tai đă điếc đặc. Tất cả các hy sinh xương máu mà quân pḥng thủ tại Xuân Lộc đă đổ ra cũng chỉ đủ để mua thêm thời gian cho những người Mỹ bắt đầu tổ chức cuộc di tản của chính họ ra khỏi một đất nước đang dăy chết.

Sự thất bại tối hậu của lực lượng VNCH tại Xuân Lộc, đánh đổi lấy một sự thiệt hại to lớn cho quân Bắc Việt, là màn cuối cùng của nhiệm kỳ Tổng thống Thiệu. Vô cùng cay đắng trước kết quả rơ ràng, ngày 21/04/1975, trên đài truyền h́nh trong bài diễn văn dài ba tiếng đồng hồ, ông tuyên bố từ chức và bàn giao quyền hành lại cho Phó Tổng thống Trần Văn Hương. (Chỉ vài ngày sau, Trần Văn Hương chuyển giao quyền hành này lại cho tướng Dương Văn Minh). Trong buổi phát h́nh dài lê thê, Thiệu đổ lỗi hết cho Hoa Kỳ qua một tràng phát biểu dông dài. "Hoa Kỳ đă không tôn trọng những lời cam kết. Thật là vô nhân đạo. Thật là bất tín. Thật là vô trách nhiệm." Ngày hôm sau, Thiệu và gia đ́nh rời Việt Nam đi Đài Loan.

Binh lính c̣n lại của Tiểu đoàn 6 đă chiến đấu chống quân Cộng sản gần Biên Ḥa đến phút cay đắng cuối cùng. Họ sẽ tiếp tục chiến đấu đến con người và viên đạn cuối cùng nữa nhưng lệnh buông súng đă được loan báo vào khoảng 10 giờ rưỡi sáng ngày 30/4/1975. Đại tá Trí, Lữ đoàn trưởng cuối cùng đă truyền xuống hiệu lệnh là điều khôn ngoan nhất trong lúc này là các binh sĩ hăy trở về nhà lo cho gia đ́nh được phần nào hay phần đó. Rất nhiều TQLC muốn tiếp tục chiến đấu và khẩn khoản nài nỉ đơn vị trưởng đừng đầu hàng. Nhiều người nghiến răng, hằn học nhưng đâu có thể làm được ǵ hơn nữa? Đó là lệnh từ trên cao. Các binh sĩ TQLC đều là lính chuyên nghiệp, do đó họ đă tuân lệnh mà không biểu lộ cảm xúc vui hay buồn ǵ cả. Mặc dù chưa hề chiến bại, họ miễn cưỡng buông khí giới và cố gắng t́m đường về với gia đ́nh mà trên thực tế đă không c̣n hiện hữu nữa.

Để tránh cho Cầm và Ngọc không bị trả thù, B́nh tin là anh nên khéo léo sống những ngày đầu tiên dưới "chế độ mới" tại nhà của người cô tại Biên Ḥa. Anh lo là những tay trở cờ, những tên tay sai và phản trắc được gọi là "Cộng sản 30 tháng 4" hay bất cứ một loại người nào đó sẽ t́m cách lập công với những ông chủ mới bằng cách bắt một sĩ quan cao cấp TQLC.

Tính đến xế trưa ngày 30/4/1975, binh chủng TQLC Việt Nam sau gần 21 năm chiến đấu liên tục đă không c̣n hiện hữu nữa trừ trong tâm can của những người đă từng phục vụ trong binh chủng đó. Lịch sử chính thức của những sự hy sinh tập thể và cá nhân, ḷng dũng cảm và sự trung thành dành cho nhau và đối với Tổ quốc mà họ đă đổ xương máu quá nhiều sẽ bị bóp méo, xóa sổ và vứt bỏ bởi bọn xâm lược đáng phỉ nhổ. Ai cũng biết là kẻ thắng cuộc bao giờ cũng có quyền viết lại lịch sử. Không ai cầu mong ǵ ḷng từ thiện hay sự tôn trọng sự thật của bọn quỷ đỏ cả. Những ai tin tưởng vào những điều đó rốt cuộc đều đúng hết.

 

THÁO CHẠY - CHIẾN DỊCH CƠN GIÓ LỐC

 

Ngày 29/4/1975

 

Đối với TQLC th́ hai chữ "rút lui" là điều ghét cay ghét đắng, thậm chí đến độ thù hận. Cụm từ này không có trong từ vựng chính thức của họ. Với cách nói tự do, cách dùng chữ hết sức phóng khoáng th́ cuộc di tản cuối cùng từ Sài G̣n của các nhân viên Hoa Kỳ c̣n lại và các đồng minh Việt Nam bất hạnh có thể được mệnh danh là "Chiến dịch Lùi Bước."

Trong cuộc chiến tranh Triều Tiên, Thiếu tướng O.P. Smith, Tư lệnh Sư đoàn 1 TQLC (nhân vật đă quan sát thấy một tay Trung sĩ trẻ, dữ dằn tên là Gerry Turley đă đơn thương độc mă bằng một cây gậy 2x4 và quả đấm, dẹp được một cuộc nổi loạn của tù nhân tại nhà tù lộ thiên của quân đội tại Camp Pendleton. Sau đó ông đă hoan hỉ chấp thuận đơn xin phục vụ sĩ quan của Gerry) vẫn thường được nhắc lại với lời tuyên bố khi ông dẫn đơn vị ra khỏi thung lũng Chosin Reservoir: "Chúng tôi không rút lui. Đồ quỷ! Chúng tôi chỉ tấn công vào một hướng khác!" TQLC Hoa Kỳ lúc đó đă không rút lui khi bọn Cộng sản Trung Hoa bao vây tứ phía. Đúng như vị Tư lệnh đă nói, đơn giản là họ đă tấn công qua một hướng khác. Và họ đă thực hiện được điều đó... xuống tuốt luôn đến biển.

Tại Đông Nam Á vào cuối tháng 4/1975, Hoa Kỳ đă không "tấn công" vào hướng nào cả. Một sự tập hợp vĩ đại của sức mạnh Hải quân Hoa Kỳ – gần như toàn bộ Đệ Thất Hạm Đội – cùng với TQLC trên các chiến hạm và vô số các thuyền buôn được thuê mướn đă tập trung lại để thực hiện một cuộc di tản nhân đạo lớn nhất chưa từng được thi hành dưới sự áp lực và trong một thời gian ngắn như vậy.

Các nhân viên quân sự Hoa Kỳ tham gia vào nỗ lực chính thức gọi là Chiến dịch Cơn Gió Lốc, cuộc di tản cuối cùng ra khỏi đất nước VNCH đang thoi thóp, đă phải rời bỏ sân chơi mà không có cái hài ḷng là ít ra họ phải một lần nữa, tiêu diệt thật nhiều những đoàn quân say men chiến thắng của Bắc Việt. Trong khi các lực lượng Hoa Kỳ có liên quan đến Chiến dịch Cơn Gió Lốc đă thực hiện được trách nhiệm của họ một cách anh dũng và chuyên nghiệp th́ hậu quả trên phương diện lớn hơn về mặt đối nội và quốc tế không được sáng sủa lắm. Ưu thế của Hoa Kỳ, đặc biệt trên địa bàn cả một vùng Thái B́nh Dương kể luôn các nơi phụ cận, đă bị che khuất bởi sự lớn mạnh của con gấu Liên Xô, của Trung Cộng và các tay sai Cộng sản. Tại miền Nam Việt Nam, ngọn lửa Tự do đơn giản là đă bị dập tắt một cách phũ phàng.

 

Trên chiến hạm USS Okinawa (LPH-3)

Một nơi nào đó ngoài khơi Biển Đông Việt Nam gần Vũng Tàu

Giữa sáng ngày 29/4/1975

 

Đại úy John Webster Bowman, Jr., TQLC, lớp Princeton 1966, ngủ rất ít đêm hôm trước đó và t́nh trạng này đă kéo dài nhiều ngày liên tiếp rồi. Anh không để ư và không màng đến chuyện này. Sự căng thẳng và hồi hộp, cùng với sự nghiêm trọng của tất cả những ǵ sẽ xẩy ra trong một vài giờ sắp tới chắc chắn sẽ làm anh phải luôn luôn cảnh giác và tim anh sẽ đập mạnh khi lái chiếc trực thăng vơ trang AH-1J Sea Cobra bay trên bầu trời Sài G̣n để yểm trợ cho những chiếc trực thăng vận chuyển các TQLC thực hiện một cầu không vận liên tục chở các nhân viên Mỹ và Việt Nam đến các tầu bè thuộc Đệ Thất Hạm Đội đang chạy ḷng ṿng cách biển hai mươi dặm.

Giống như gia đ́nh của George Philip, gia tộc Bowman cũng thuộc ḍng dơi "quư tộc." Họ không phải là quư tộc theo cái nghĩa về mặt của cải vật chất nhưng v́ trải qua bao nhiêu thế hệ, một số lớn thanh niên Bowman đă thi hành nghĩa vụ quân sự cho Tổ quốc. Trong những đời gần nhất th́ ông ngoại của John, Smith Hempstone, là một Đại tá Hải quân với một binh nghiệp xuất sắc bao gồm thời gian phục vụ trong Thế chiến thứ I, Haiti và chiến dịch huyền thoại "Cuộc tuần tra sông Dương Tử" (Yangtze River Patrol) tại Trung Hoa trong những năm tiền Thế chiến thứ II. Ông cậu Smith Hempstone Jr. th́ đă từng phục vụ như một Trung úy pháo binh TQLC trong chiến tranh Triều Tiên. Sau khi rời binh đoàn, cậu Smith làm phóng viên nổi tiếng cho nhiều tờ báo trong đó có tờ Chicago Daily News. (Hempstone đồng thời là một chuyên viên nổi tiếng về các vấn đề Phi Châu, tác giả nhiều cuốn sách và đă từng nhận học bổng đầy uy tín Neiman Fellowship của trường Đại học Harvard). Cha của Bowman, John W., Senior, tốt nghiệp lớp 1943 Học Viện Hải Quân Hoa Kỳ. Lớp 1943 Annapolis do nhu cầu chiến tranh đă tốt nghiệp sớm trước thời hạn một năm. Ông John W. sau khi được nhận vào TQLC, đă trở thành một sĩ quan truyền tin và được điều động đi mặt trận Thái B́nh Dương kịp thời để tham dự các trận đánh tại Roi Namur, Tinian, Saipan và Iwo Jima. Đại tá Bowman đă rời quân ngũ một cách huy hoàng, và theo như ông con thường nói đùa, nhằm tránh cho Binh đoàn khỏi phải đối phó với hai người họ Bowman cùng một lúc, vào đúng cái ngày Bowman con được gắn huy hiệu tốt nghiệp.

Từ Princeton đến trường căn bản Quantico, Thiếu úy Bowman được cử đi thụ huấn ở trường Không quân Pensacola tại Florida và được gắn huy hiệu cánh bay phi công trực thăng thuộc Hải quân Hoa Kỳ. Do thời gian thụ huấn và điều lệ của trường bay, John Bowman đă được thăng cấp Trung úy khi c̣n đang học và đến Việt Nam muộn hàng tháng trời sau các bạn đồng khóa tại trường căn bản Quantico. Những người này tốt nghiệp sĩ quan tác chiến và đă có nhiều cơ hội để vị quốc vong thân. Một số lớn đă bị tử trận, đặc biệt là v́ hầu hết đă qua Việt Nam đúng lúc xẩy ra trận Tết Mậu Thân 1968. Trong khi đó th́ các phi công cùng khóa TBS với Bowman chỉ bắt đầu qua Đông Nam Á vào cuối năm 1968.

Được bổ nhiệm lái chiếc UH-34D Seahorse trong phi đội "Các thiên Thần Xấu Xí" (Ugly Angels) HMM-362, cuộc đời phi công của John tập trung vào việc chuyên chở binh lính bay ra bay vào các điểm nóng cũng như nguội trong vùng và thực hiện các phi vụ tản thương thường lệ cũng như khẩn cấp. Ngoài ra anh cũng thực hiện các phi vụ đưa các toán trinh sát vào và rút họ ra, cũng như thỉnh thoảng làm những công tác con thoi. Vào thời điểm đó, chiếc UH-34 là trực thăng chủ lực nhưng nay đă được thay thế bởi chiếc mới và tốt hơn là chiếc CH-46 Sea Knight. Chiếc Seahorse cũ có khả năng chở được năm lính bộ binh trang bị đầy đủ, tùy theo thời tiết và điều kiện khí quyển. (Mật độ không khí ảnh hưởng tới sức nâng của trực thăng). Trong khi đó th́ chiếc CH-46 có thể chở hơn ba lần số lượng đó.

 

Trên chiến hạm USS Kirk (DE-1087)

Sáng sớm ngày 29/4/1975

 

Trung sĩ Jim Bongaard nhập ngũ Hải quân hai năm về trước sau khi hoàn thành bậc Trung học vào năm 1971. Giống như nhiều thanh niên cùng trang lứa, anh đă chọn Hải quân thay v́ để bị động viên vào quân đội. Được mệnh danh là "Bon" bởi các thủy thủ bạn, Jim đă ra trường Trung học tại Florida và học hai năm cao đẳng tại Broward County. Anh đă bị buộc phải vào quân ngũ năm 1971 khi Tổng thống Nixon chấm dứt việc cho sinh viên được hoăn dịch. Và cũng giống như mọi thanh niên khác cùng lứa tuổi phải phục vụ tại Đông Nam Á sau khi việc Hoa Kỳ triệt thoái toàn bộ ra khỏi Việt Nam được tiến hành, họ đă may mắn tránh được các trải nghiệm chiến trận dữ dội mà những người đi trước đă phải hứng chịu nhiều năm về trước.

Sau khi thụ huấn quân trường tại Orlando ở Florida, Jim được học thêm để trở thành một dạng "chuyên viên hành quân" (Operations Specialist). Trên chiến hạm Kirk, nhiệm vụ này của Jim đă khiến anh được điều về Trung Tâm Thông Tin Tác Chiến (Combat Information Center) gọi tắt là CIC. Mọi người thường nhắc gọn CIC là "Combat." Combat là trung tâm đầu năo của tất cả các hoạt động tấn công và pḥng thủ của chiến hạm. Bên trong CIC luôn luôn được giữ cho tối hầu giúp cho nhóm chuyên viên hành quân có được h́nh ảnh sắc sảo tối đa khi cần theo dơi những màn h́nh ra-đa kiểm soát các hoạt động trên không và trên mặt biển. Bon bỏ ra hầu hết thời gian theo dơi những màn h́nh này.

Đối với những ai quen thuộc với các tài liệu cũ "Victory at Sea" hay các phim ảnh về những cuộc hành quân của Hải quân th́ các hoạt động của CIC trên chiến hạm Kirk cũng tương tự như vậy. Khoảng trống tương đối rộng của pḥng CIC chứa đầy nhân viên và máy móc trang thiết bị. Các nhân viên này, giống như Bon, không rời mắt theo dơi các màn h́nh. Nhiều nhân viên khác trẻ hơn th́ đứng đàng sau những màn nhựa thông tin bằng plexiglas, tai đeo máy nghe để phát và nhận các tin tức thuộc phạm vi phần việc của họ. Sau đó họ sử dụng các bút mỡ để vẽ ngược lên những tấm nhựa trong để các nhân vật có thẩm quyền quyết định, khi đứng đàng sau những tấm nhựa đó họ có thể đánh giá đúng đắn các điều kiện về thời tiết và mặt biển không ngừng chuyển động và thay đổi. Tiếng động do các thông điệp được phát đi và nhận về, các mệnh lệnh được ban ra và ghi nhận liên tục không dứt. Trên chiếc Kirk và hầu hết các chiến hạm tương tự, Combat là nơi mà không bao giờ có sự nhàm chán.

Chiếc USS Kirk đă được đưa vào sử dụng cùng với hạm đội vào năm 1972 và Bon là một trong những người đầu tiên của thủy thủ đoàn. Những người đầu tiên thuộc thủy thủ đoàn có tên gọi là "plank owner." Vào tháng 4/1975, vào khoảng nửa thủy thủ đoàn của chiếc Kirk vẫn c̣n là "plank owner."

Chiến hạm USS Kirk được đóng tại hải xưởng Avondale Shipyard tại Louisiana và bến đậu là San Diego. Vai tṛ tác chiến chính của chiếc Kirk là bảo vệ cho hạm đội, tức là pḥng vệ cho các hàng không mẫu hạm chống lại cái mối đe dọa từ trên không và trên mặt biển, nhưng chủ yếu là dưới biển. Chiếc này có khả năng pḥng không hạn chế và trong trường hợp lâm trận th́ nhiệm vụ pḥng không được giao cho các loại chiến hạm khác trong kế hoạch hợp đồng tác chiến.

Cho đến năm 1973 th́ Hải quân Hoa Kỳ đă trở lại vai tṛ trong thời kỳ tiền chiến tranh Việt Nam với các cuộc bày binh bố trận nhằm phất "ngọn cờ đầu" của Hoa Kỳ trong vùng Tây Thái B́nh Dương. Chiến hạm Kirk, giống như các chiếc khác trong hạm đội, là một phương tiện phục vụ cho chiến lược ngoại giao của Hoa Kỳ và được đưa vào sát các vùng có thể cần đến nhằm bảo đảm ḥa b́nh hay sẵn sàng cho chiến tranh.

Chuyến tuần du đầu tiên của chiếc Kirk trong vùng Tây Thái B́nh Dương, (vùng quan tâm và ảnh hưởng "WestPac" bao gồm Ấn Độ Dương, phía Bắc Thái B́nh Dương gồm Đại Hàn, Nhật Bản và các khu vực tiếp giáp với Liên Xô, xuống đến phía Nam vượt qua Trung Hoa, Đài Loan, Philippines, Việt Nam và điểm thắt trọng yếu tại Eo biển Malacca), thường được các thủy thủ, TQLC và gia đ́nh gọi là chuyến "WestPac," đă khởi hành từ San Diego ngay trước mùa Giáng Sinh năm 1973.

Từ San Diego, chiếc Kirk đă hướng qua Trân Châu Cảng và sau đó tuần du qua WestPac. Trong thời gian sáu tháng được điều động, ngoại trừ một vài lần được thông tin qua hệ thống Hải quân, chiếc Kirk không liên quan ǵ đến các biến cố đang xẩy ra tại Việt Nam. Chiến hạm Kirk có tham gia vào một lực lượng tác chiến cùng với hàng không mẫu hạm tại Ấn Độ Dương nhằm biểu lộ sự yểm trợ cho chế độ vắn số của vua Shah tại Iran. Chiếc Kirk cũng đă b́nh yên dừng tại một số hải cảng như Hồng Kông và một vài nơi khác. Thủy thủ đoàn, đặc biệt là những người chưa từng đến WestPac, đă rất kinh ngạc và phấn khích với đời sống ồn ào và phóng đăng tại vịnh Subic Bay c̣n cái làng Olongapo ngay ngoài cổng trại Subic có thể sánh được với hai thành phố Sodom và Gomorrah thời đại mới. Chuyến đi WestPac đầu tiên của họ chấm dứt vào tháng 5/1974 có thể được coi là một chuyến điều động thành công, vô sự.

Trong chuyến WestPac lần thứ hai, chiếc Kirk được chỉ huy bởi Trung tá Paul Jacobs. Với số tuổi chín mùi là 38, Trung tá Jacobs theo đúng nghĩa đen và nghĩa bóng thực sự là một "Ông Già." Ngay cả những Thượng sĩ sương gió nhất, da dẻ nhăn nheo nhất cũng c̣n trẻ hơn ông. Chiến hạm trưởng Jacobs lúc nào cũng ngạc nhiên, thêm một chút bàng hoàng trước quyền hành và trách nhiệm mà các sĩ quan chỉ huy cùng với thủy thủ đoàn nói chung rất trẻ được thường xuyên giao phó. Trước khi xuất phát từ San Diego, Jacobs đă kiểm soát tất cả hồ sơ và lứa tuổi trung b́nh của thủy thủ đoàn khoảng 250 người, bao gồm cả các sĩ quan và hạ sĩ quan, chỉ độ chừng 20. Jacobs là "Ông Già" th́ cũng đúng thôi, nhưng đây là lần thứ ba ông nắm quyền chỉ huy chiến hạm.

Chiếc USS Kirk rời San Diego cho chuyến tuần du WestPac lần thứ hai vào cuối tháng 3/1975. Các kế hoạch gia cao cấp Hoa Kỳ đă nhận định từ lâu, ngay cả trước khi sự kiện VNCH bị mất vào tay Cộng sản là một điều khẳng định, là nhu cầu cần thiết phải có các sách lược dự pḥng cho Đông Nam Á. Trong lúc di chuyển qua hướng Tây, chiếc Kirk được lệnh hộ tống hàng không mẫu hạm USS Hancock (CVA-19) tuy cũ kỹ nhưng vẫn c̣n kiêu hùng hướng về WestPac. Đối với các sĩ quan và thủy thủ đoàn Kirk, chuyến đi khá hào hứng do nhịp độ hoạt động được gia tăng và các sinh hoạt bổ sung dọc đường được tiến hành với tốc độ nhanh hơn. Chiếc Hancock, một loại hàng không mẫu hạm kiểu Essex từ thời kỳ vàng son của Thế chiến thứ II, đă đổ xuống bến Không đoàn phi cơ và thay thế bằng một loạt các loại trực thăng TQLC cỡ nặng và trung b́nh để sử dụng cho những cuộc di tản sắp tới cho các nhân viên Hoa Kỳ và thuộc các quốc tịch khác từ Cambodia và Việt Nam khi nào cần thiết.

 

CHIẾN DỊCH RÚT CÁNH ĐẠI BÀNG (EAGLE PULL) – CUỘC DI TẢN KHỎI CAMBODIA

 

Cho đến tháng 3/1975 th́ làn sóng thủy triều Cộng sản có vẻ giống như một sức mạnh vĩ đại không thể ngăn cản nổi, ít nhất là tại Đông Nam Á. Trong khi rất ít người Mỹ thực sự hiểu được bản chất của t́nh h́nh tại Việt Nam, nếu xét trên phương diện tàn ác, th́ thực tế tại Cambodia lại càng khủng khiếp hơn nữa. Cái đất nước với diện tích lớn ngang với tiểu bang Ohio trên thực tế đă gặp sự bất hạnh khi nằm kề bên Việt Nam và Lào. Xứ này mang một ư nghĩa chiến lược rất quan trọng đối với Việt Nam v́ có con đường ṃn Hồ Chí Minh chạy ngoằn ngoèo xuyên qua các khu vực phía Đông của một quốc gia mà quân Bắc Việt thường dùng làm nơi ẩn náu. Sự nổi dậy của đám Khmer đỏ tàn nhẫn mà tính độc ác cùng cực sớm biểu lộ ra đă không được người Mỹ chú ư đến v́ họ chỉ muốn thoát ra khỏi cơn ác mộng của cái gọi là kinh nghiệm về Việt Nam.

Sự thất thủ của Cambodia vào tay các lực lượng Cộng sản và cuộc di tản của nhân viên Hoa Kỳ cùng với các đồng minh nào thoát thân được với họ, đă xẩy ra vào giữa tháng 4/1975. Được mệnh danh là chiến dịch "Rút Cánh Đại Bàng" (Operation Eagle Pull), cuộc di tản bằng trực thăng đă xẩy ra vào ngày 12/4/1975. Các trực thăng của TQLC và Không quân Hoa Kỳ đă mang đi gần 300 người Mỹ, Cambodia và một số người thuộc các quốc tịch khác chở đến một số nhỏ tầu bè đậu ngoài khơi vịnh Thái Lan. Về tầm vóc và qui mô, cuộc tháo chạy ra khỏi Nam Vang đơn giản hơn nhiều so với những ǵ sắp xẩy ra nhưng đồng thời cũng là một cơ hội thực tập tốt cho các lực lượng có liên quan.

John Bowman đă hoàn thành chu kỳ nhiệm vụ lần thứ nhất của anh tại Việt Nam vào tháng 11/1969. Anh đă sống sót qua nhiều phi vụ mà một số đồng đội thân nhất đă không may mắn như anh. Sau Việt Nam th́ các nhiệm vụ của anh chỉ là những hoạt động tương đối b́nh thường mà các sĩ quan TQLC được giao khi họ đă thăng tiến trên binh nghiệp và thường không phải là những nhiệm vụ chiến đấu ở một nơi nào đó.

Vào mùa Xuân 1974, theo sự điều động thường lệ của binh đoàn qui định là các sĩ quan phải luân phiên trở lại Okinawa, anh được phái đi "The Rock" trong một chu kỳ một năm. Lần này anh lái chiếc trực thăng vơ trang loại mới gọi là AH-1J Sea Cobra.

Đại úy Bowman trải qua một tháng tại Okinawa và chính thức trở thành phi công lái Cobra. Sau đó anh được bổ nhiệm về một không đoàn đặt trên mẫu hạm USS New Orleans (LPH-11). Binh đoàn TQLC Hoa Kỳ, ngay từ năm 1775, đă đóng vai tṛ "lực lượng ứng trực" của Hoa Kỳ. Nhằm duy tŕ truyền thống đó, binh đoàn TQLC hết sức chặt chẽ trong việc cần thiết phải đáp ứng được với mọi yêu cầu chiến sự khác nhau trong những t́nh huống bất thường nhất. Giống như người anh em trên bộ, Không quân TQLC được tổ chức thành các không đoàn với nhiệm vụ chuyên biệt. Trong những trường hợp b́nh thường, chẳng hạn như các cuộc điều động trong nước, một không đoàn thường chỉ gồm một loại phi cơ mà thôi. Không đoàn mà John trực thuộc đă ra khơi vào mùa Xuân 1974 mang danh hiệu là HMH-462 và gồm toàn loại trực thăng CH-53 hạng nặng (chữ H đầu tiên trong cụm chữ HMH là "Helicopter," chữ M là "Marine," và chữ H thứ hai là "Heavy"). Nếu họ ra khơi với nhiệm vụ yểm trợ cho TQLC trên bộ th́ không đoàn được gọi là "Không đoàn hỗn hợp" và được giao "trách nhiệm chuyên biệt"; (trách nhiệm chuyên biệt có nghĩa là một đơn vị được tổ chức nhằm thực hiện một trách nhiệm chuyên môn nào đó). Lúc này th́ không đoàn bao gồm nhiều chiếc trực thăng vận chuyển CH-53 và CH-46, vài chiếc AH-1J để hộ tống và bắn yểm trợ, và một ít chiếc UH-1 Huey để sử dụng như phi cơ chỉ huy và kiểm soát. Nếu các nhiệm vụ được thay đổi hay tiến triển khác đi th́ binh đoàn TQLC theo qui định sẵn có sẽ thay đổi thành phần các lực lượng trực thăng trên bộ và ngoài khơi.

Trong ṿng một năm sau đó, Bowman phục vụ trên các chiến hạm USS New Orleans và USS Tripoli (LPH-10) trước khi được chuyển về lại Okinawa. Trong cùng thời gian đó anh phục vụ trong Không đoàn HMM-164 là một không đoàn trực thăng CH-46. (Chữ "M" thứ nh́ có nghĩa là "Medium" tức "trọng tải hạng trung"). Đến tháng 4/1975, sau khi đă vượt quá thời hạn chu kỳ nhiệm vụ thông thường, anh trở về lại với Không đoàn HMH-462 để tham dự vào một chiến dịch mà anh rất tự hào.

 

Bên ngoài ṭa đại sứ Hoa Kỳ

Sài G̣n

Thứ ba, ngày 29/4/1975

Xế chiều

 

Đối với những người Việt Nam bất hạnh, sắp sửa bị mất tự do và muốn t́m cách đào thoát th́ cuộc di tản bằng trực thăng ra khỏi Sài G̣n giống như một tṛ chơi nhạc kịch quá khổ, độc ác, sống thực, với số ghế quá ít mà bản nhạc th́ sắp sửa bị đứt đoạn một cách vĩnh viễn.

Đối với ai đó thích lịch sử th́ hẳn c̣n nhớ bài hát "White Christmas" vô cùng lạc loài, siêu thực và đầy ảo giác do Bing Crosby hát đă được phát thanh khắp Sài G̣n vào xế trưa ngày thứ Ba 29/4/1975 và được sử dụng như một tín hiệu cho mọi người biết là cuộc di tản đă bắt đầu. Họ chắc cũng nhớ lại cái cảnh trong phim "Ngày Dài Nhất" (The Longest Day) khi các thành viên trong kháng chiến quân Pháp đă nhận được thông điệp phát thanh bằng mật mă khó hiểu nhưng rơ ràng về cuộc đổ bộ D-Day sắp sửa xẩy ra. Điểm khác biệt lớn nhất cho phe thua cuộc tại Sài G̣n là không hề có cảnh vui mừng, giải thoát mà chỉ là tâm trạng của những kẻ sắp bị nô lệ. Đối với người dân Việt Nam ưa chuộng tự do th́ họ sắp phải sửa soạn cho cái "Ngày Dài Nhất" trong địa ngục của chính họ, hay đúng hơn là "Đêm Dài Nhất." Bọn Cộng sản xâm lược hằn học chắc chắn sẽ không bao giờ cho dân chúng hát lại bài "Cờ Chiến Thắng Phất Phới Trên Cổ Thành Quảng Trị" nữa.

Hầu hết những binh sĩ TQLC Hoa Kỳ sắp sửa đáp xuống các điểm đón đă định trước tại Sài G̣n không phải là lính cũ của chiến tranh Việt Nam ngày trước. Cho dù họ có từng phục vụ tại Việt Nam đi chăng nữa th́ may mắn thay là nhiệm vụ của họ trong những ngày cuối của cái quốc gia đang thoi thóp này sẽ khác hẳn những ǵ họ trải qua. Nỗi hoảng loạn và tuyệt vọng của người dân, thường ngày giỏi chịu đựng và có khả năng kiểm soát hoàn toàn cảm xúc nội tâm, đă khiến cho cái không khí mà mọi người đang hít thở mang một cái vẻ ǵ đó kỳ dị, thậm chí có người Mỹ nào ngu ngơ lắm, cho dù không biết ǵ hết hay chưa quen với chiến sự, cũng vẫn có thể cảm nhận ra được.

Những người Tây phương nhân chứng cho cảnh tuyệt vọng đều đương nhiên được bảo đảm là sẽ có một tấm vé cho chuyến ra đi và họ có thể cảm tạ trời đất v́ điều này. Trong khi đó th́ những người chung quanh họ đang phải chịu đựng tất cả sự căng thẳng của một đất nước, c̣n cuộc sống mà họ hằng quen trong một nền văn hóa thân yêu th́ đang dăy dụa trong một cái chết tức tưởi và bi thảm. Chấm dứt không c̣n hiện hữu nữa. Các vị trí địa dư và hạ tầng cơ sở sẽ vẫn c̣n đấy. Núi non, đồng lúa và các ḍng sông, ngay cả mồ mả cha ông, tất cả sẽ vẫn c̣n đó, nhưng đất nước Việt Nam mà mọi người biết đơn giản là sẽ biến mất và bị nuốt sống bởi làn sóng thủy triều Cộng sản khát máu toàn trị.

Những người Mỹ mà hầu hết là thường dân c̣n lưu lại tại Việt Nam đă rời bỏ nhiệm sở và trong nhiều trường hợp, từ giă bạn bè và có thể một vài kỷ niệm thân thương. Đối với những người Việt Nam hi vọng được bốc đi th́ họ phải bỏ lại đàng sau tất cả những ǵ thân thuộc, và trong nhiều hoàn cảnh, toàn bộ hay một phần gia đ́nh họ, và mồ mả tổ tiên của biết bao thế hệ không sao kể siết, tất cả mọi thứ họ từng yêu dấu và tôn thờ. Họ phải ra đi, đào thoát đi để không phải sống trong cảnh sợ hăi. Đối với nhiều người Việt Nam, những người đă từng di cư vào Nam năm 1954 th́ đây là lần thứ hai phải ĺa bỏ quê hương quan trọng nhất trong đời họ. Các tổ tiên đă khuất từ lâu chắc không bao giờ ngờ là đă có quá nhiều sự thay đổi như vậy chỉ trong ṿng một thế hệ đời người.

 

Trực chỉ chiến hạm USS Okinawa

Vào khoảng 3 giờ chiều

 

Lệnh ban đầu nhằm thực hiện và khởi động điều sẽ là được coi là Phương cách IV của chiến dịch Cơn Gió Lốc đă được ban hành vào khoảng 11 giờ sáng giờ địa phương vào ngày 29/4/1975. Lệnh cho các TQLC và trực thăng được ban ra tiếp theo ngay sau đó. Hàng ngàn và hàng ngàn giờ đồng hồ đă bỏ ra để  lên kế hoạch và tạo sự phối hợp các hoạt động giờ đây sắp sửa được mang ra áp dụng. Kế hoạch vô cùng phức tạp và đ̣i hỏi nỗ lực tối đa, sự chuyên nghiệp, linh động và sự tháo vát của tất cả mọi người trong cuộc. Một chút may mắn cũng sẽ giúp nhiều cho mọi việc. Những chiếc trực thăng đầu tiên được phái đi là loại CH-53 chở các TQLC nhằm thiết lập các toán an ninh cho cơ quan DAO (Defense Attache Office) nằm bên cạnh phi trường Tân Sơn Nhất và sau đó là ṭa Đại sứ Hoa Kỳ. Những chiếc Cobra bay theo sau. Đại úy Bowman và phi công phụ là Trung úy Dave Androskaut cất cánh ngay sau đó bay theo dấu những chiếc trực thăng vận chuyển binh lính cồng kềnh hơn.

Trong phi vụ đầu tiên trong ngày, Đại úy Bowman và chiếc trực thăng hỗ trợ vượt qua bờ biển Việt Nam tại Vũng Tàu. Một vài phút sau, ở phía đàng trước về hướng chân trời phía Tây, họ có thể trông thấy làn khói ở đàng xa giống như một màn sương mù dầy đặc bao trùm lên cái thành phố đang dăy chết. Chỉ đến khi bay sát đến Sài G̣n th́ họ mới nhận ra các đám cháy riêng rẽ với làn khói đen nhớp nháp bốc lên từ các cánh quân đang tiến lên của Bắc Việt hay từ các toán người miền Nam vô chính phủ đang đốt phá.

Điều tốt duy nhất từ các đám cháy là bọn xạ thủ SA-7 của Bắc Việt, nếu có ư muốn bắn hạ các trực thăng TQLC th́ sẽ bị khó khăn hơn lúc nhắm vào các máy bay Hoa Kỳ. Khả năng bám sát của hỏa tiễn sẽ bị cản trở nếu thiếu cái nền là bầu trời trong trẻo đàng sau các mục tiêu. Trong cơn sợ hăi và hoảng loạn bên dưới, Bowman lắng nghe các cuộc trao đổi qua điện thoại khác nhau v́ có vài phi công báo cáo đă bị hỏa tiễn SA-7 Strela bắn lên. Có thể điều đó đă xẩy ra, có thể không. Đối với nhiều phi công trẻ, ngày hôm nay là lần thử lửa đầu tiên và thực sự trong những t́nh huống chiến đấu của họ. Bowman không hề chính mắt thấy cái SA-7 nào được bắn lên nhưng anh chắc chắn là trong lần bay sau đó khi vượt ngang bờ Bắc của Vũng Tàu, anh và chiếc trực thăng hỗ trợ đă bị bắn bởi súng pḥng không 57 ly không kém phần nguy hiểm mà bọn Bắc Việt đă hiển nhiên là mang theo khi họ tiến sát vào cái "phần thưởng" của họ.

Với tư cách là một phi công chiến đấu trở lại chiến trường cũ, Đại úy Bowman không cho phép ḿnh mất nhiều thời gian vào việc suy tư sầu muộn hay hồi tưởng về quá khứ. Anh có một nhiệm vụ phải thi hành và một chiếc máy bay phải lái. Nhưng luôn luôn là thế, thời gian dường như vẫn có cách để lắng đọng lại khi con người lâm vào những trạng thái căng thẳng nhất; và giờ đây anh nhận ra điều này với một sự sáng suốt của người chiến binh.

Tuy vẫn chú tâm vào đựng bay, tốc độ, cao độ, mực độ xăng, hiểm họa địch đâu đó ở dưới mặt đất, và một trăm thứ khác nhưng anh vẫn âm thầm suy nghĩ về chiến tranh. Cuộc chiến tưởng chừng như sẽ không bao giờ chấm dứt giờ đây đă đến hồi cuối, hay ít nhất là trên quan điểm của đất nước anh.

Trong những khoảng khắc kỳ dị như vậy mà thực sự chỉ kéo dài phần ngàn của một giây phút suy tưởng, Bowman nhớ lại chu kỳ nhiệm vụ lần trước với hàng trăm phi vụ, mặt mũi và tên tuổi của các phi công và phi hành đoàn mà anh đă từng bay chung. Anh hồi tưởng về đám bạn hữu cũ trong trường Hải quân ROTC tại Princeton. Theo anh biết th́ trong cái ngày đặc biệt hôm nay, anh là người duy nhất hiện đang ở Đông Nam Á. Anh chợt nhớ lại người bạn và đồng môn Đại học chung pḥng Ed Keeble.

Trung úy Edwin A. Keeble, phi công TQLC Hoa Kỳ, đă bị bắn hạ và chết gần biên giới Lào trong chiến dịch Operation Dewey Canyon vào tháng Hai 1969. Chiếc Huey vơ trang đă bị trúng đạn liên thanh pḥng không hạng nặng trong một phi vụ giải cứu các TQLC bị trọng thương.

John Bowman không thể nào nhớ lại nổi, và cũng không thể nào nhớ lại hết những thời gian vui nhộn mà cái nhóm đặc biệt các thanh niên đó đă có với nhau. V́ một lư do kỳ lạ nào đó trong khi anh đang bay vào vùng hiểm nguy th́ đột nhiên anh nhớ lại là đă mượn Ed Keeble đĩa an-bum nhạc "B.M.O.C."của ban "Brother Four." Anh có thể h́nh dung ra ngay lúc này h́nh b́a đĩa nhạc, và mặt sau với chữ “Keeble” được in phía trên mẫu tự “B” trong “B.M.O.C.”. Đó là một đĩa nhạc rất được ưa chuộng vào năm 1960 và vẫn c̣n được thịnh hành khi họ c̣n đang ở Princeton.

Lời của bản nhạc "The Green Leaves of Summer," bài hát đầu tiên trên mặt B, có vẻ phù hợp một cách kỳ lạ trong cái buổi trưa trên bầu trời đầy khói của thành phố Sài G̣n: "một thời để gặt hái, một thời để thả giống, lá xanh của mùa Hè đang gọi tôi trở về nhà..." (a time to be reapin', a time to be sowin', the green leaves of summer are callin' me home...). John Bowman băn khoăn là v́ lư do nào đó anh đă không trả đĩa an-bum lại cho người bạn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

Bích chương chính thức phim "Ride The Thunder"