Khi ông Sắc mất năm 1929, ông Hồ Tá Bang từ Sài Gòn đánh điện báo tin cho Nguyễn Thị Thanh đang ở Kim Luông, Huế. O Chiêu Thanh về Gò Vấp, ở nhà thân phụ Diệp Văn Kỳ và được bố trí cùng đi Cao Lãnh với Lê Thị Huệ vì Huệ thỉnh thoảng vẫn đi thăm ông Sắc nên biết đường đi nước bước và Huệ cũng muốn tới chịu tang “bố chồng” luôn, dù tình duyên giữa Huệ với Thành chỉ là lời hẹn ước...
Thanh và Huệ cùng ở lại Cao Lãnh cho hết tang kỳ 49 ngày, trước kia đã thân thiết như hai chị em, giờ cùng chia sẻ niềm đau đớn thì không khác gì người trong cùng một gia đình. Trước khi chia tay, Huệ tâm sự với Thanh là quyết giữ tấm lòng son chờ đợi ngày tái hợp cùng Thành và nếu ngày ấy không có được thì sẽ vào nương cửa Phật để giữ tấm lòng trinh bạch vì “Đã cho vào bậc bố kinh / Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu...”
Sau ngày 30.4.1975, Nhà văn kiêm Nhà báo Sơn Tùng dò hỏi người này người khác và sau cùng được chị em Dược sĩ Hồ Tường Vân chỉ dẫn, đã tìm gặp được bà Huệ trong một ngôi chùa trên đường đi từ Sài Gòn ra Vũng Tàu.
Sơn Tùng sau khi lui tới cửa chùa 18 lần mới hoàn thành được bài tường thuật đăng trên Tuổi Trẻ On Line 11.8.2017 dưới đây:
…Lúc đầu bà Huệ từ chối khi được hỏi về câu chuyện tình giữa Nguyễn Tất Thành với Lê Thị Huệ. Bà nói:
-Tôi làm sao có quan hệ với gia đ́nh cụ Hồ được... Khéo người ta lại bảo tôi thấy sang bắt quàng làm họ...
Nhưng Nhà văn Sơn Tùng vẫn rất kiên nhẫn thuyết phục. Ông tặng bà Huệ cuốn sách của ḿnh viết về “Bác” Hồ có tên Nhớ nguồn do NXB Phụ nữ vừa ấn hành và ảnh nhà văn được chụp cùng với “Bác” Hồ cũng như tŕnh bày niềm mong ước gặp bà từ khi được O Nguyễn Thị Thanh kể câu chuyện tình, hồi năm 1948.
Sau một khoảng lặng, nét mặt bà Huệ thay đổi. Bà trở nên thân t́nh hơn:
- Ông đă nói vậy và qua những ǵ tôi biết và cảm nhận về ông, tôi tin ông nói thật. Chắc ông cũng hiểu, có những kẻ xưng là người này người nọ nhưng sự thật th́ không phải… Bây giờ tôi hỏi ông, xin ông cho tôi biết… Cụ Hồ đă qua đời thật hay chưa? Hay có chuyện ǵ …?
Bà Huệ lặng lại giây lát, gương mặt không giấu sự xúc động. Nhà văn Sơn Tùng không hiểu điều ǵ đang diễn ra trong tâm cảm của Bà Lê Thị Huệ. Chắc phải có một chuyện ǵ… một chuyện ǵ đây… khiến bà nghi ngờ…
Không phải đợi lâu, bên tai nhà văn giọng bà Huệ lại rành rọt:
- Khi anh Diệp Văn Kỳ nhận được thư cụ Hồ mời qua anh Hồ Tá Khanh (con cụ Hồ Tá Bang), anh Kỳ lại là bạn thân của Nguyễn Tất Thành… Vậy mà, anh Kỳ ra đến Lái Thiêu th́ bị bắn chết. Từ đó, tôi mất luôn mọi liên lạc với cụ Hồ.
Bà Huệ nhấn từng tiếng:
- Nói thật, tôi rất sợ liên quan đến chính trị. Tôi sợ ông đi thử nhân tâm. Với lại, có những điều đáng suy nghĩ lắm, sao có nhiều người tự xưng là người cách mạng, giải phóng mới có mấy tháng mà đă tranh nhau nơi ở… đă đối xử với nhau thiếu t́nh nghĩa con người…
Nhà văn Sơn Tùng thưa với bà Huệ:
- Cụ là một người tu hành, chắc cụ thấu hiểu rằng người đi tu rất nhiều, nhưng không phải ai cũng có thể thành Phật… Trong đội ngũ những người của cụ Hồ cũng có người thế này, thế khác…
Bà Huệ cười. Một nụ cười khô héo:
- Ông nói vậy, tôi cũng biết vậy. Qua những ǵ ông nói, tôi nhận thấy ông gần gũi với nhiều người trong gia đ́nh cụ Hồ. Ông thực ḷng muốn biết th́ tôi nói để ông hiểu được cụ Hồ thời đó…
Giọng bà Huệ trở nên thâm trầm, ẩn tàng bên trong niềm rung động thiêng liêng, nỗi xao xuyến mênh mông :
- Nguyễn Tất Thành là một thần tượng của tôi thời trẻ.
Cũng như Lục Vân Tiên với Kiều Nguyệt Nga… Cảnh ngộ chúng tôi đều mất mẹ… Qua những năm tháng sống gần nhau từ hồi ở Huế… có những kỷ niệm vô cùng đẹp đẽ… Chắc ông cũng hiểu rằng, Nguyễn Tất Thành phải có một cái ǵ đó th́ tôi mới có thể chờ đợi và tôn thờ suốt cả cuộc đời ḿnh…
Đôi mắt bà Lê Thị Huệ gợn lên một ánh buồn da diết.
- Sau này, khi anh Thành đi rồi… Tuổi trẻ của tôi u ám buồn và ngập ch́m thương nhớ. Tôi mong ngóng chờ đợi một con người ở tận bên kia trái đất. Không ǵ có thể tả được cái nỗi ḷng ngày ấy… Thỉnh thoảng anh Diệp Văn Kỳ gặp tôi có nói cậu Thành vẫn hoạt động bên Paris…
Bà Huệ lại lặng đi. Đợi lúc bà b́nh tâm trở lại, trước lúc chia tay, Nhà văn Sơn Tùng thưa với bà:
- Từ những ǵ cụ nói hôm nay, cháu xin cụ được viết thành bài báo…
Bà Lê Thị Huệ nh́n thẳng vào nhà văn, vẫn giọng nhỏ nhẹ nhưng rành rọt:
- Không nên! Sau này tôi qua đời, ông có viết ǵ th́ viết, nhưng đừng để người thời nay và cả sau này hiểu sai về chúng tôi ngày đó… C̣n bây giờ th́ không nên...
- Nhưng thưa cụ, cháu nghĩ, t́nh cảm của cụ với Nguyễn Tất Thành là một câu chuyện đẹp đẽ. Nguyễn Tất Thành v́ việc Nước mà phải gác lại t́nh riêng, bôn ba khắp năm châu bốn biển t́m cho bằng được con đường giải phóng dân tộc.
Khi giành được Nước rồi, vẫn không xây dựng gia đ́nh… Đến tận phút cuối cùng của cuộc đời cao cả ấy vẫn luôn nghĩ về miền Nam ruột thịt… C̣n cụ, cụ vẫn giữ trọn vẹn mối t́nh trong trắng của ḿnh qua bao thăng trầm của đời người, bao biến thiên của thời thế… Đó là một tấm gương lớn để giáo dục thanh niên, giáo dục con cháu ta cho măi về sau…
Bà Huệ lắng nghe rồi lại từ tốn cất lời:
- Ông nói cũng phải, nhưng ông mới nói những điều thuận. Mà đời th́ đâu chỉ có những cái thuận… Nếu ông viết, người ta sẽ nói là tôi điên. Một bà già sắp chết, đă đi tu để quên hết chuyện đời… Vậy mà bây giờ thấy người của Giải phóng đến lại c̣n kể về mối t́nh đầu để kiếm chác…
Sau buổi chia tay ấy với bà Huệ, Nhà văn Sơn Tùng giữ măi lời nguyền: Sẽ không viết ǵ về mối t́nh này khi cụ đang c̣n sống.
Bà Huệ qua đời năm 1980…Không biết trước khi về bên kia thế giới bà còn giữ được niềm an ủi là “Tình chỉ đẹp khi còn dang dở ” như lúc bà chia tay với Thành tại bến Nhà Rồng không? Hay chỉ còn là tình hận, “Người mà đến thế thì thôi / Đời phồn hoa cũng là đời bỏ đi...”
Nhà văn Sơn Tùng sau khi được Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết lời giới thiệu cho cuốn truyện Búp Sen Xanh bỗng nổi tiếng như cồn. Thừa thắng xông lên, Sơn Tùng từ cuốn truyện đã viết ra một kịch bản nhan đề Cuộc Chia Ly Tại Bến Nhà Rồng với tình tiết hơi khác là thay vì Huệ đưa gói cơm nắm cho Thành thì trong kịch bản Thành lại tặng Huệ cái lược của mẹ mình tức bà Loan. Dưới đây là đoạn chia tay trong kịch bản:
“Nguyễn Tất Thành đă trao t́nh cảm trong sáng, sâu nặng cho Út Huệ: "Chiếc lược này là của mẹ anh. Nó là kỷ vật cha anh sắm cho mẹ lúc vào kinh đô thi Hội. Mẹ anh chải tóc bằng cái lược này qua nhiều năm tháng. Ngày mẹ anh qua đời, anh cất giữ cái lược bên người cho tới hôm nay. Anh trao em cái lược này thay cho tiếng ḷng thiêng liêng mà em hằng chờ đợi".
Sơn Tùng thành công thêm một lần nữa vì đã mở ra thêm một huyền thọai mới về Hồ chủ tịch, Hồ cũng có một trái tim biết rung động trước vẻ đẹp của nửa phần nhân loại nhưng còn cao cả gấp bội người thường vì đã gác tình riêng để suốt đời cống hiến cho tình chung là đất nước và đồng bào. Hồ còn cất giữ những vật dụng của mẹ như một gia tài của mẹ được đứa con chí hiếu nâng niu, bảo trọng. Nhưng sự thật khác với huyền thọai như thế nào? Tình của Thành với mẹ có phải như nước trong nguồn chảy ra không?
Vào năm 1961, nhân lễ kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đă gửi một bức thư cho thiếu niên, nhi đồng.( Bảo tàng Hồ Chí Minh hiện c̣n lưu giữ bản thảo của bức thư đó.)
Bác căn dặn 5 điều:
1.Yêu
Tổ quốc, yêu đồng bào
2. Học tập tốt, lao động tốt
3. Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt
4. Giữ ǵn vệ sinh thật tốt,
5.
Khiêm
tốn, thật thà, dũng cảm.
Từ
đó, cứ mỗi năm vào dịp khai
trường các học sinh đều phải
học tập 5 điều Bác dạy và các
giáo viên cũng cứ thế răm rắp
chấp hành.
Tuy nhiên nhà phê bình Hoài Thanh, từng suốt đời ca tụng văn thơ Bác lại viết trong DI BÚT là ông thắc mắc trong 5 điều Bác dạy “không có một điều nào nói về t́nh thương mẹ, thương cha. T́nh thương ấy mà không có hoặc có mà lệch lạc th́ đâu có thể nói được là đă nên người”.
GS Nguyễn Đăng Mạnh, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, nhớ một lần cùng Dương Thu Hương, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Văn Hạnh được trường Đại học Sư phạm Việt Bắc mời nói chuyện. Hôm Dương Thu Hương đăng đàn diễn thuyết, ông có đến nghe. Bà Hương vừa nói vừa đi đi lại lại rất hiên ngang. Ông nhớ loáng thoáng, mở đầu bà phê phán Hồ Chí Minh: “Năm điều Bác Hồ dạy, không nói yêu cha mẹ nên bây giờ trẻ con hư hỏng hết.”
Bà Huệ nhắc tới chuyện Diệp Văn Kỳ bị bắn chết tại Lái Thiêu, nên xin kể thêm cho đầy đủ ngọn nguồn. Sau khi lập gia đình với người yêu Lê Thị Hạnh, Kỳ sang Pháp du học và đậu Cử nhân luật khoa. Tại Pháp, ông hoạt động trong đảng Lập Hiến của Bùi Quang Chiêu, Dương Văn Giáo và viết bài cho báo Việt Nam Hồn của Nguyễn Thế Truyền.
Khi mới về nước, Kỳ mở phòng luật sư tại quê quán Cao Lãnh nhưng một thời gian sau thì bỏ nghề ra làm báo và tranh đấu cho dân quyền và tự do báo chí, ra báo Đông Pháp Thời Báo, mời Tản Đà, Ngô Tất Tố, Phan Khôi cộng tác.
Diệp Văn Kỳ nổi tiếng là hào phóng, biết qúy trọng nhân tài. Chuyện ông tặng Tản Đà 1,000 đồng thời đó khi mới sơ ngộ khiến cả làng văn, làng báo thời đó phải sững sờ. Năm 1929 ông ra báo Thần Chung với sự cộng tác của Nguyễn Văn Bá, Đào Trinh Nhất, Bùi Thế Mỹ, Phan Khôi.
Năm 1938, ông tích cực tham gia phong trào Đông Dương Đại Hội với nhóm La Lutte và bị trục xuất về Trung Kỳ với Bùi Thế Mỹ và Đào Trinh Nhất.
Sau cuộc cách mạng tháng 8.1945, Việt Minh, dưới quyền chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng Nội vụ Võ Nguyên Giáp ngoài Bắc, và trong Nam là Bí thư Xứ ủy Trần Văn Giàu lùng bắt ráo riết những người khác đảng phái, khác chính kiến để thủ tiêu như nhóm La Lutte, đảng Lập Hiến, Đệ Tứ, VNQDĐ, Đại Việt vv... nên Kỳ phải giả làm thầy dòng trốn vào nhà thờ Trảng Bàng. Rồi nghe đâu có thư của bạn cũ, lúc đó đã trở thành Chủ tịch Hồ Chí Minh mời ông ra Hà Nội và trên đường đi cùng với một cán bộ Việt Minh hướng dẫn thì Kỳ bị thủ tiêu tại một khu rừng thuộc Lái Thiêu trong đêm tối.
Xin nhớ rằng trước khi Thành xuất dương, Kỳ là bạn thân nhất của Thành, từng nằm ngủ gác chân lên nhau, từng rủ nhau đi chơi khắp vùng sông Hương, núi Ngự, từng đi cua gái với nhau, có thể nói còn thân thiết hơn hai anh em ruột thịt, nhưng Cộng Sản luôn luôn coi những người quốc gia yêu nước, nhất là nhóm Đệ Tứ Quốc Tế, là kẻ thù nguy hiểm hơn cả thực dân, phong kiến. Sau đó, Cộng sản phao tin Kỳ bị người ta giết để đoạt của chứ không phải vì lý do chính trị. Chắc bà Huệ cũng biết rõ lý do cái chết của Diệp Văn Kỳ mà gia đình Kỳ từng là ân nhân của bà nên mới nêu ra thắc mắc với Sơn Tùng.
CHÚ GIẢI:
- Nhan đề của chương này lấy từ hai câu thơ của Thế Lữ “ Anh đi đường anh, tôi đường tôi / Tình nghĩa đôi ta có thế thôi...”
- Bộ mặt thật của Thành đã lộ ra cho bà Huệ thấy một cách quá rõ ràng là “ Tình nghĩa đôi ta có thế thôi”, bởi vì Hồ chủ tịch, quyền hành như vậy, thiếu gì cán bộ trong Nam, nếu muốn liên lạc hay gửi thư cho bà thì dễ như trở bàn tay; thế mà... Chắc bà Huệ cũng được biết it nhiều về những mối tình của Thành và kết cuộc của nó nhất là truyện ba chị em Nông Thị Xuân. Cũng xin nhớ luôn bà Huệ chỉ nói:“ Thành là thần tượng của tôi thời trẻ...” còn bây giờ già rồi hẳn bà ngộ ra nhiều điều đáng để suy nghĩ nhất là bà đã chứng kiến cảnh tượng sau tháng 4.1975 bọn cộng sản đã tranh nhau vơ vét, chiếm đoạt tài sản của người dân miền Nam đúng với câu tục ngữ mới: “Người Nam nhận Họ, người Bắc nhận Hàng.”
- Kịch bản Cuộc chia ly trên bến Nhà Rồng sau được quay phim dưới nhan đề Hẹn gặp lại Sài Gòn.
- Cái chết của Diệp Văn Kỳ chứng tỏ Cộng sản luôn luôn muốn độc quyền giành đất nước cho riêng mình và coi những người yêu nước không thuộc đảng cộng sản là những kẻ thù cần phải tiêu diệt trước nhất. Những người không phải là cộng sản mà muốn hoà hợp hoà giải với cộng sản xin hãy thận trọng vì không phải chỉ riêng trường hợp Diệp Văn Kỳ mà còn biết bao gương tày đình nữa sẽ được kể theo dòng thời gian trong cuốn sách này.
- Ông Nguyễn Kim Đính là chủ nhiệm đầu tiên của Đông Pháp Thời báo từ lúc khai trương tháng 5.1923 với chủ bút Hồ Văn Trung rồi Trần Huy Liệu với sự cộng tác của Bùi Công Trừng và Bùi Thế Mỹ, có lập trường chống đối với chính quyền thực dân nên được đồng bào ủng hộ nhiệt liệt, mỗi kỳ ấn hành tới 10.000 tờ trong khi tất cả các báo khác ở Sài Gòn số lượng in không qúa 25.000.
Tuy nhiên sau đó vì kinh doanh thua lỗ, từ tháng 10.1927, ông Đính phải nhường lại cho ông Diệp Văn Kỳ – thời đó xin phép ra báo rất khó – với giá 20.000 đồng.(Thời đó giá một lượng vàng là 30 đồng, ông bố vợ là đại điền chủ Sa Đéc phải thế chấp 8 căn nhà ở Sài Gòn)
Lời bàn của Nguyễn Thượng Vũ
Đối với tôi Chương 3 này quan trọng tuy rằng nó chỉ kể lại mối t́nh lâm ly giữa Nguyễn Tất Thành/Hồ Chí Minh và cô Lê Thị Huệ trước khi Hồ Chí Minh lên đường đi Pháp.
Hồ Chí Minh là một kẻ háo sắc, trong đời có nhiều người đàn bà đă cống hiến trinh tiết cho ông ta. Có lẽ cô Lê Thị Huê cũng không phải là người đầu tiên cúng hiến trinh tiết cho Hồ Chí Minh .
Thời đó, nếu là con gái nhà giầu sang th́ có mất trinh cũng kiếm được tấm chồng đàng hoàng v́ nhà vợ sẽ xây dựng cho con rể. Tuy nhiên cô Lê Thị Huệ là con một công chức nhỏ làm việc tại Ty Công Chánh th́ làm ǵ có tiền hồi môn lớn để bù đắp cho sự thiếu trinh tiết.
Hồ Chí Minh xưa nay ngoài việc là đảng viên đảng Cộng Sản trung kiên, sẵn sàng hy sinh ân nhân, người thân, bạn hữu, lễ giáo để thực hiện mưu đồ chính trị, th́ chỉ có tiếng - cũng như Mao Trạch Đông - là thường hay làm t́nh với các cô gái trẻ, đồng trinh, tuyển từ các trường học hay làng mạc rồi sau vài tháng làm tình với Hồ Chí Minh, mất trinh tiết với Hồ Chí Minh, th́ bị ông ta sa thải (hay phân phát cho các đàn em) không một chút lưu t́nh.
Sơn Tùng có công nhân bản hoá bộ mặt của Hồ Chí Minh, cho mọi người nghĩ rằng Hồ Chí Minh là con người hết sức tình cảm, yêu thương cô Lê Thị Huệ thật lòng nhưng phải hy sinh việc riêng để ra đi lo việc nước.
In other words, Sơn Tùng gave a human face to a man-demon.
Đây cũng là một thắng lợi lớn cho cơ quan tuyên truyền của Cộng Sản. Chúng ta không ngạc nhiên Thủ tướng Phạm Văn Đồng lại tranh phần giới thiệu cuốn sách của Sơn Tùng
ĐÍNH CHÍNH: Chương 1&2
- Ông Võ Thiện Giá mất năm 2009 thay vì 1909.
- Trai thì đọc sách ngâm thơ / Dùi mài kinh sử để chờ kịp khoa thay vì Gái thì canh cửi vào ra thêu thùa.
- Mới ngày nào em chửa biết chi chi thay vì Mới ngày nào em còn bé tí ti.
- Khoá thi 1868 ông Vũ Huy Hoàng đứng chót bảng còn ông Hoàng Cao Khải xếp thứ 13.
Thành thật cám ơn BS Trần Văn Tích và BS Từ Uyên đã bổ khuyết những chỗ sai sót.
- Trước đây tôi làm Trưởng Chi Y Tế Quận Hồng Ngự, Cao Lănh, Kiến Phong có được dẫn tới xem mộ của ông Sắc ở vùng Cái Tầu Thượng, quận Cao Lănh. Mộ lúc đó chỉ là một ngôi mộ thường, không có dấu tích ǵ phá hoại hay ngăm cấm tới xem… BS Nguyễn Xuân Quang
*4
CŨNG LIỀU NHẮM MẮT ĐƯA CHÂN
NGUYỄN TẤT THÀNH XUẤT DƯƠNG
Sau hơn ba tháng tại Sài Gòn mà vẫn không kiếm được công ăn việc làm, Thành xoay xở xin làm với hãng tàu Chargeurs Réunis thường được gọi là hãng Năm Sao vì cờ hiệu của tàu có năm ngôi sao và được nhận làm phụ bếp trên tàu Amiral Latouche Tréville với tên Văn Ba.
Tàu Năm Sao này thời đó thuộc loại tàu lớn, dài 120.10 m, rộng 15.20 m, trọng tải 5,572, mã lực 2.800, chạy một mạch 12.000 hải lý, hầm chứa nước ngọt 900 tấn, chứa than 150 tấn, có thể chở khoảng 700 hành khách lẫn nhân viên.
Tàu rời cảng Sài Gòn ngày 5.6.1911, tới cảng Marseille ngày 6.7.1911. Trước khi đi Thành có tới thăm cha một đôi lần nhưng không hề tiết lộ hai người bàn bạc chuyện gì với nhau và cảm nghĩ của ông Sắc ra sao? Theo tài liệu ĐCSVN tất nhiên ông Sắc hân hoan vì có người con nối chí ông và đi tìm đường cứu nước. Ông Sắc trước đó đã từng đưa Thành tới gặp ông Phan Chu Trinh lúc ấy đang bị quản thúc tại Mỹ Tho, nhưng khi Thành xuất dương ông vẫn viết thư gửi gấm Thành cho ông Phan lúc này đang ở Paris.
Tới nay đã hơn 100 năm mà mọi người cũng còn bàn cãi người thanh niên 21 tuổi Nguyễn Tất Thành nhằm mục đích gì khi xuất dương với việc làm quá khiêm tốn như vậy?
Do máu phiêu lãng thích lang bạt giang hồ? Vì kế sinh nhai? Vì thích tò mò, tìm hiểu các hoàn cảnh khác nước mình, vì nghĩ rằng tại Pháp có Tự do, Công bình, Bác ái hơn tại xứ thuộc địa? Vì muốn theo gương cha “ phải có danh gì với núi sông”, hay đi “tìm đường cứu nước” như được Cộng sản Việt Nam tuyên truyền và đề cao sau này?
Theo William Duiker, trong cuốn sách Ho Chi Minh: A Life, trang 45, Nguyễn Ái Quốc trả lời nhà báo Liên Xô Ossip Mandelstam:
"Hồi khoảng 13 tuổi, tôi được nghe lần đầu các từ tiếng Pháp 'tự do', 'b́nh đẳng', 'bác ái'. Khi đó tôi nghĩ tất cả những người da trắng đều là người Pháp. V́ người Pháp đă viết những từ này, tôi đă muốn làm quen với văn hóa Pháp để hiểu được ư nghĩa chứa trong các từ đó."
Trả lời phỏng vấn của nhà báo Mỹ Anna Louise Strong, Hồ nói,
"Nhân dân Việt Nam, trong đó có cha tôi, thường tự hỏi ai sẽ giúp họ loại bỏ ách thống trị của Pháp. Một số cho rằng Nhật Bản, người cho là Anh, người lại cho là Mỹ. Tôi đă thấy rằng tôi phải ra nước ngoài để tự nh́n. Sau khi tôi hiểu được họ sống như thế nào, tôi sẽ về giúp đồng bào tôi."
Dưới đây là Bùi Tín trả lời Trà Mi trong cuộc phỏng vấn của đài RFA ngày18.5.2007 về lý do Thành xuất dương:
“...Theo tôi, khi ông Hồ sang Pháp năm 1911 lúc đầu không phải v́ mục đích đi t́m đường cứu nước. Lúc bấy giờ ông ta gặp phải một bi kịch gia đ́nh. Ông cụ là tri huyện B́nh Khê v́ đánh chết nông dân nên bị đuổi ra khỏi ngành quan lại, tha phương ở phía Nam. Mất chỗ dựa, ông Hồ quyết định ra đi t́m kế sinh nhai và giúp đỡ gia đ́nh.
Nhưng đến khi sang Pháp, khi tiếp xúc với nhóm các ông như Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, Phan Chu Trinh, lúc ấy, tôi nghĩ ông ta bị ảnh hưởng và là người yêu nước, nhất là khi ông ta đứng ra làm tờ báo Người cùng khổ, bảo vệ những người dân thuộc địa để chống thực dân Pháp, tôi cho rằng hành động này là trên lập trường yêu nước.
Thế nhưng cho đến khi ông sang Moskva năm 1924, trở thành nhân vật của đệ tam quốc tế cộng sản, th́ tôi nghĩ, lúc ấy ông vẫn là một người yêu nước, nhưng không phải là một người yêu nước theo chủ nghĩa quốc gia, mà theo chủ nghĩa cộng sản.
Càng về sau, ông Hồ càng trở thành một nhân vật thực hiện sứ mạng do quốc tế cộng sản giao cho, tức là gây dựng và phát triển phong trào cộng sản ở Việt Nam, Đông Dương, và mở rộng chủ nghĩa cộng sản ở Đông Nam Á. Con đường ấy, theo tôi bây giờ, đó là con đường sai lầm, đưa đất nước vào t́nh h́nh khó khăn sau này...”
Còn đây là lời của Thành trong cuốn “ Những mẩu đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch” kể với Trần Dân Tiên:
“ Anh khâm phục các cụ Phan Đ́nh Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu, nhưng không hoàn toàn tán thành cách làm của một người nào. V́:
Cụ Phan Chu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp
thực hiện cải lương. Anh nhận điều
đó là sai lầm, chẳng khác ǵ đến xin giặc
rủ ḷng thương.
Cụ Phan Bội Châu hy vọng
Nhật giúp đỡ để đuổi Pháp.
Điều đó rất nguy hiểm, chẳng khác ǵ
"đưa hổ cửa trước, rước beo
cửa sau".
Cụ Hoàng Hoa Thám c̣n thực
tế hơn, v́ trực tiếp đấu tranh chống
Pháp. Nhưng theo lời người ta kể th́ Cụ c̣n
nặng cốt cách phong kiến.
Anh thấy rơ và quyết
định con đường nên đi. Cụ Phan Bội
Châu vào bậc chú bác của anh. Cụ Phan Bội Châu
muốn đưa anh và một số thanh niên sang Nhật.
Nhưng anh không đi. Anh muốn làm ǵ?”
Tuy nhiên một sự việc xảy ra sau đó giúp ta hiểu biết hơn và tất nhiên được Thành cùng đảng cộng sản và các sử gia đỏ dấu kín nếu không có người khui ra.
(Tiến sĩ Vũ Ngự Chiêu và Giáo sư Nguyễn Thế Anh), đó là hai lá thư Thành viết ngày 15.9.1911 từ Marseille cho Tổng thống Pháp và Bộ trưởng Bộ Thuộc Địa, dù lúc đó Thành đã xuất dương tìm đường cứu nước. Bức thư được viết tay bằng tiếng Pháp và được dịch sang tiếng Việt như sau:
Marseille ngày 15.9.1911
Kính thưa ngài Tổng Thống
Tôi trân trọng thỉnh nguyện lòng hảo tâm của ngài đặc ân cho tôi được theo học nội trú trường Thuộc Địa.
Tôi hiện giờ đang làm cho Công ty Chargeurs Réunis, trên tàu Amiral Latouche Tréville để sinh nhai.
Tôi hoàn toàn không có chút tài sản nào và rất hiếu học.
Tôi mong muốn trở nên hữu ích cho nước Pháp trong quan hệ với đồng bào tôi, đồng thời có thể giúp họ thụ hưởng được những lợi ích của nền học vấn.
Tôi vốn sinh trưởng tại tỉnh Nghệ An, Trung kỳ.
Trong khi chờ đợi sự phúc đáp của ngài mà tôi hi vọng sẽ thuận lợi, kính xin ngài Tổng Thống nhận nơi tôi tấm lòng tri ân.
Nguyễn Tất Thành
Sinh tại Vinh năm 1892, con của
Nguyễn Sinh Huy, phó bảng
Sinh viên Pháp ngữ, Quốc ngữ, Hoa ngữ
Căn cứ trên hai bức thư này - khai bớt hai tuổi - ước vọng của cậu Thành khá rõ ràng, cũng là muốn dấn thân vào quan trường như cha cậu để phục vụ cho nước Pháp, đồng thời gíúp đồng bào hiểu rõ lợi ích của sự học.
Trong cuộc phỏng vấn của đài BBC, tiến sĩ Sophie Quinn-Judge, người Mỹ hiện sống tại Anh đã cho rằng:
“ Rõ ràng là việc người cha bị thất sủng, bị bãi chức quan huyện, đã có tác động đến cuộc đời ông Hồ, bởi sau đó ông bắt buộc phải thôi học trường Quốc Học Huế và sau một thời gian làm thầy dạy thể dục, ông vào Nam rồi đi Pháp năm 1911.
Nếu cha ông còn tại chức thì có lẽ người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã tiếp tục đi học ở Huế và sự nghiệp chống thực dân của ông có thể đã ngả sang một hướng khác.”
***
Sau khi Pháp chiếm xong Việt Nam, để tiện việc giao dịch với dân bản xứ họ đã cho mở trường Thông Ngôn năm 1862, nhưng sau thấy cần phải mở rộng lãnh vực từ thuần túy thông ngôn sang cai trị, chính quyền Pháp cho thay thế bằng các trường Hậu Bổ tại Hà Nội và Huế. (École des aspirants-mandarins)
Trường Hậu Bổ Hà Nội khánh thành năm 1903, nằm trên cơ sở của trường Ngô Sĩ Liên, phố Hàm Long bây giờ, tiếp nhận các sĩ tử triều Nguyễn đã có bằng cử nhân. Những người có bằng tú tài và các ấm sinh thì phải qua một kỳ khảo hạch và học thêm một lớp dự bị. Chương trình học là ba năm. Khi thi tốt nghiệp ai đậu cao thì được bổ tri huyện, đậu thấp thì bổ nhiệm làm giáo thụ tức là quan chức coi việc học trong một tỉnh.
Năm 1912, trường đổi thành Trường Sĩ Hoạn (École des Mandarins), nhưng tới năm 1917 thì cả hai trường Hà Nội và Huế đều đổi thành Trường Pháp Chính. (École de Droit et d’ Administration)
Ông Ngô Đình Diệm đã tốt nghiệp trường Pháp Chính Hà Nội năm 1921 khi 20 tuổi và liền sau đó được bổ nhiệm Tri huyện Hương Trà, Thừa Thiên.
Trường Hậu Bổ Huế 1911-1917 nhận học các sĩ tử có bằng cử nhân, học thêm ba năm và tọa lạc tại rạp hát Hưng Đạo hiện nay.
Trong khi học, các học viên đều có lương tháng, năm thứ nhất 12 đồng, năm thứ hai 14, năm thứ ba 16 đồng.
Cuộc thi vào gồm phần viết và vấn đáp. Phần viết gồm một bài chính tả tiếng Pháp, một bài luận văn tiếng Pháp và hai bài toán. Phần vấn đáp gồm một bài Địa lý về Đông Dương và một bài Sử ký về Việt Nam.
Nhà thơ Tản Đà cũng từng thi vào trường Hậu Bổ Hà Nội nhưng cả hai lần đều trượt vỏ chuối và ông đã có bài thơ tự trào như sau:
Mỗi năm Hậu Bổ một lần thi
Năm ngoái, năm xưa tớ cũng thi
Cử, tú, ấm sinh vài chục kẻ
Tây, ta, quốc ngữ bốn năm kỳ
Đĩa nghiên, lọ mực, b́a bao sách
Thước kẻ, đinh ghim, ngọn bút chì
Lại đến oral là bước khó
Mình ơi! Ta bảo: Có thì thi...
Việc đào tạo các quan chức cho các thuộc địa sau đó được giao cho Trường Thuộc Điạ tại Paris. Trường này có một ban dành riêng cho người dân các thuộc địa. Ba người Việt Nam đầu tiên được gửi sang học tại trường này năm 1888 là Hoàng Trọng Phu (con Hoàng Cao Khải), Thân Trọng Huề ( con Thân Trọng Nhiếp) và Lê Văn Miến, tuy nhiên ông Miến chỉ ở trường như một lưu trú sinh còn ông học Trường Mỹ Thuật Paris tại xưởng vẽ của giáo sư Jean-Léon Gerôme 1890-1894. Ông Miến là người đầu tiên đem nghệ thuật sơn dầu về truyền bá tại Việt Nam nhưng bạn đồng khóa của ông Victor Tardieu lại là người thành lập trường Mỹ Thuật Đông Dương năm 1925. Ông Miến sau được bổ nhiệm làm Đốc giáo trường Hậu Bổ rồi làm Tế Tửu Quốc Tử Giám tức Hiệu trưởng từ 1921 cho tới khi về hưu 1929.
Từ năm 1990 Trường Thuộc Địa mới chính thức nhận học viên từ các thuộc địa đề cử tới trong đó Đông Dương được 20 suất học bổng mỗi năm.
Trường Thuộc Địa đã có gần 100 người Việt Nam được đào tạo tại đây như Bùi Quang Chiêu, Lê Văn Miến, Đèo Văn Long, Phan Kế Toại và Trần Trọng Kim...và những người này quả thật đã thực hiện được hai điều mà Thành mong muốn trong thư.
Những sinh viên muốn được nhận học theo thủ tục phải được chính phủ Bảo hộ giới thiệu. Tất nhiên đơn của Thành bị bác vì Thành vừa không có người giới thiệu vừa không đủ điều kiện về học vấn - Thành mới học xong lớp nhì - để được tuyển chọn. Mộng “phải có danh gì với núi sông” không thành, Thành đành phải tìm một con đường khác từ đây, để cứu nước hay tự cứu mình?
Tối hôm trước khi đi, Út Huệ có bói Kiều cho Thành xem chuyến đi có hậu vận ra sao, khi mở ra đúng ngay vào trang có hai câu thơ:
“ Cũng liều nhắm mắt đưa chân / Thử xem Con Tạo xoay vần đến đâu? ” Thành bảo Út Huệ: “ Thế là nó bảo anh cứ thử đi xem sao đấy. Quẻ bói linh thiệt! ”
Út Huệ liền bảo: “ Thế thì em chúc anh được con Tạo xoay vần qua cơn bĩ cực tới hồi thới lai.”
Thành say đắm nhìn đôi mắt Huệ, sóng tình dường đã xiêu xiêu / Xem trong âu yếm có chiều lả lơi, khẽ cúi xuống nâng tay Huệ lên hôn rồi kéo Huệ vào phòng để kỷ niệm đêm nay mới thật là đêm / Ai đem trăng sáng giăi lên vườn chè?...
***
Sau khi tới Marseille, Thành vẫn còn ngỡ ngàng chẳng hiểu mình ra đi để làm gì, đành cứ tiếp tục làm việc phụ bếp và theo tàu đi nhiều cảng tại Pháp như Le Havre, Dunkerque vv...có lúc ghé lại Sài Gòn vào tháng 10 cùng năm. Thành có lên bờ kiếm Út Huệ nhưng khi đó nhà nàng đã rời đi chỗ khác rồi. Sang năm 1912 Thành lại theo tàu đi Spain, Portugal, Martinique, Argentina và vòng quanh châu Phi tới tháng 12 tàu ghé qua New York. Tại đây, Thành gửi thư cho Khiêm lúc ấy đang làm việc tại toà Khâm sứ Trung kỳ, nhắc anh vận động cho Thành được vô học trường Thuộc Địa. Khiêm gửi thư cho toàn quyền Albert Sarraut và thư được chuyển cho khâm sứ. Mộng làm quan chưa phai nhạt trong tâm trí chàng thanh niên 21 tuổi tuy đã xuất dương tìm đường cứu nước, nhưng đúng là “ Dã tràng xe cát biển đông / Nhọc lòng mà chẳng nên công cán gì” vì thật ra Thành chưa đủ tài sức, đủ điều kiện để được nhận vào trường.
Theo Duiker, Thành có lưu lại Mỹ khoảng vài tháng cuối năm 1912, ông có làm bánh tại nhà hàng Parker House tại Boston, tại đây ông có gửi một bưu thiếp cho Phan Chu Trinh và làm bếp cho một gia đình tại Brooklyn. Ông cũng có cơ hội thăm viếng khu Harlem, tới xem Marcus Garvey, người Jamaica diễn thuyết về vấn đề kỳ thị chủng tộc, nhưng theo ông nói chuyện sau này với nữ ký giả Anna Louise Strong thì lúc đó ông cũng chưa có ý niệm rõ ràng về các vấn đề chính trị. Cũng có người hỏi tại sao ông tới Mỹ, ông trả lời ông được biết người Mỹ chống chủ nghĩa đế quốc, thực dân nhưng tới Mỹ rồi, ông thấy cũng không hi vọng gì vào sự giúp đỡ của họ nên ông lại bỏ đi.
Trong tài liệu lưu trữ bức thư gốc gửi Khâm sứ Trung Kỳ, đề tại New York ngày 15.12.1912 Nguyễn Tất Thành gửi thư cho Khâm sứ Trung Kỳ nhờ cho biết t́nh h́nh và địa chỉ của cha là Nguyễn Sinh Huy. Thư cho biết, đă gửi cho ông Nguyễn Sinh Huy ba ngân phiếu nhưng mới chỉ nhận được một lần trả lời.
Thư kư tên Paul Tất Thành, kèm theo địa chỉ ḥm thư lưu:
Số 1, phố Đô Đốc Courbet, Le Havre (Pháp).
Không chỉ lo cho bản thân, khi trở về lại Marseille, Thành còn viết một bức thư nữa cho Khâm sứ, thống thiết kêu gọi lòng nhân từ của y để đặc ân ban cho ông Sắc một chức quan nho nhỏ như thừa biện, huấn đạo hay giáo thụ để mưu sinh.
Sau khoảng hai năm theo tàu đi khắp bốn phương, vì không cửa, không nhà, cũng không người thân thuộc nên đối với Thành lênh đênh đâu nữa cũng là lênh đênh. Cuối cùng, có lẽ đã thấm mệt Thành dừng chân tại Le Havre, trụ sở của hãng tàu Năm Sao và xin được việc làm vườn cho một gia đình quư tộc tại thành phố Sainte Adresse.
Năm 1913 Thành chuyển hướng sang Anh, nói muốn tới đây để học tiếng Anh và trong khi tạm trú tại đây cho tới cuối năm 1917 ông làm linh tinh đủ các thứ nghề, thường là dùng chân tay, như xúc tuyết, đốt lò, làm thuê cho khách sạn Drayton Court, phụ bếp trong khách sạn Carlton, phụ làm bánh vv...
Tại Anh, Thành bắt bồ với con gái nhà Gourd nên cô ta đã giúp cho Thành kiếm việc tại một công ty điện tại Bedford, ngoài ra còn dậy Thành học tiếng Anh nữa, một lý do sau này Hồ thường nêu ra để bào chữa tính dê gái của mình.
Về chuyện riêng gia đình, ngày 16.4.1915 Thành còn gửi thêm một bức thư cho Khâm sứ Trung kỳ qua Lãnh sự Anh tại Sài Gòn, yêu cầu tìm kiếm hộ địa chỉ của ông Sắc.
CHÚ GIẢI:
- Nhận định của Kiều Phong trong cuốn “Chân dung bác Hồ” :
Cậu Nguyễn Tất Thành lúc 15 tuổi thông minh tài giỏi cỡ nào rồi ta sẽ nói v́ trong sách có ghi lại nhiều bằng cớ. Nhưng bác xấc láo với tiền nhân đến độ khoe ḿnh sáng suốt hơn họ từ lúc c̣n niên thiếu th́ bác ngu và phét lác quá. Hai chữ "phong kiến" bác mới học được sau này, sau khi được bọn cộng sản Nga Tầu dạy dỗ. Mới nứt mắt ra th́ chữ nghĩa kiến thức đâu mà chê bai các cụ Hoàng Hoa Thám, Phan Đ́nh Phùng, lại c̣n hồ đồ chê cụ Hoàng "theo lời người ta kể"! Già như bác ngày gần chầu tổ mà thở ra cái giọng ấy cũng đă can tội hỗn láo rồi.
Chê cụ Phan Chu Trinh sai lầm trong cách xử sự với Pháp nhưng bản thân bác lại từng năn nỉ Pháp và bị lừa xiểng liểng nhiều phen. Chê cụ Phan Bội Châu nhờ Nhật giúp là "đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau" nhưng chính bác th́ lại c̣ng lưng cơng rắn Nga, Tầu và một chủ nghĩa cộng sản gớm ghiếc về nhà, thành ra bác "đuổi hổ cửa trước, rước hàng tá hùm beo, rắn rết cửa sau".
Thế mà bác lại ngồi viết sách chê tiền nhân là kém sáng suốt, lại c̣n chê bằng lời nhô con Nguyễn Tất Thành mới 15 tuổi, ra cái điều là ngay lúc hỉ mũi chưa sạch, bác đă sáng láng hơn các bậc tiền bối rồi!
- Thành rất khôn ngoan, đã biết tìm gặp Phan Chu Trinh trước khi xuất dương, tìm cách liên lạc lại với cụ ngay từ khi còn ở bên Anh, sau này sang Pháp không buông cụ và mấy người bạn của cụ ra. Bản tính lợi dụng này cuả Thành đã giúp Thành thành công trong rất nhiều trường hợp xảy ra sau này.
- Theo Hồ Tuấn Hùng, tác giả cuốn “ Hồ Chí Minh sinh bình khảo ” Thành có học làm bếp trước khi xin việc trên tàu. Nếu qủa vậy thì người dạy cậu Thành vừa làm tình vừa làm bếp hẳn là Út Huệ. Sau này, chiêu bài ấy – nhất cử lưỡng tiện, hay chiến thuật nhất điểm lưỡng diện - cậu Thành còn tái diễn tại hải ngoại và trong nước nhiều lần nữa.
- Chuyện Thành xin học Trường Thuộc Địa phá tan huyền thoại Thành xuống tàu xuất ngoại tìm đường cứu nước, cũng như việc Thành xin việc làm cho bố loại bỏ huyền thoại ông Sắc treo ấn từ quan để phản đối chế độ thuộc địa.
- Báo điện tử Nghệ An viết: Phan Bội Châu sau khi sang Nhật năm 1905, nghe lời Lương Khải Siêu khuyên nên đưa các thanh niên trong nước ra ngoài để được huấn luyện thành những cán bộ tương lai, nên năm 1906 trở về Việt Nam, lập một danh sách các thanh niên xuất ngoại theo phong trào Đông du, trong đó có tên Nguyễn Tất Thành nhưng sử đảng nói Thành không chịu đi. Con gái Phan bội Châu là Phan Thị Cương trong một cuộc phỏng vấn của nhà báo cũng xác nhận thân phụ có từ Nhật về gặp Thành và sau một đêm bàn luận trên một con đò sông Lam, Thành đã từ chối đi Đông du.
- C̣n chuyện xuất dương của Hồ Chí Minh? Có phải lần đầu tiên ra nước ngoài là đi Pháp từ cảng Nhà Rồng? Theo giáo sư văn học trường Đại học Sư phạm Hà nội Nguyễn Đăng Mạnh viết trong Hồi Ký,
“Anh Nguyễn Nguyên (tức Nguyễn Ngọc Lương), một cán bộ t́nh báo cao cấp của ta, cho tôi biết, Nguyễn Tất Thành lần đầu ra nước ngoài là sang Trung Quốc theo đường dây của Phan Bội Châu. Tất Thành đóng vai một người bán nước mắm, từ Nghệ An ra – giao liên là cô Chu Bích Viêm, tức bà Cả Chính (Nguyễn Nguyên đă gặp bà Cả Chính). Cơ sở cách mạng của Phan Bội Châu ở Hải Pḥng lúc bấy giờ là hai cô Nhung và Sâm. C̣n cơ sở ở Móng Cái là hai cô con gái ông Kư nhà đoan tên là Yến và Nhạn. Bà Cả Chính đă từng đưa Nguyễn Tất Thành qua Hải Pḥng, Móng Cái, sang Trung Quốc gặp các nhà cách mạng Việt Nam.
Hồi ấy, ở Việt Nam chưa có phong trào cộng sản. Sau này, cụ Nguyễn Sinh Sắc mới nhờ cụ Phan Chu Trinh bảo lănh cho Nguyễn Tất Thành đi Pháp theo tàu Năm Sao.”
Câu chuyện Thành qua Tàu bằng đường Móng Cái có thể là sự thật, vì trong một lần Trần Đĩnh, tác giả “ Đèn Cù”, theo Hồ đi thăm Móng Cái thì thấy Hồ rất thông thạo đường phố và cả các nhà cửa tại thành phố này như trước kia đã từng tới và lưu trú. Hồ còn chỉ nhà của chị bí thư chi bộ. Trong cuốn sách của Trần Dân Tiên cũng nói ông Phan Bội Châu có gặp và đề nghị Thành xuất dương theo phong trào Đông Du nhưng Thành từ chối. Hoặc giả Thành có qua Trung quốc nhưng vì lý do gì đấy lại trở về Việt Nam rồi mới xuất dương chính thức sau này như mọi người đều biết vào năm 1911?
Đây là một đọan trích trong “ Đèn Cù”:
“...Đầu 1960 tôi theo Cụ ra Móng Cái. Bọn tôi - Đinh Đăng Định, nhiếp ảnh viên theo sát Cụ, hai anh bảo vệ và tôi - đi lối Mông Dương, Ba Chẽ, Tiên Yên, Đầm Hà, Hà Cối.
Cụ đi máy bay lên thẳng do phi công Liên Xô lái - vừa lái vừa vực phi công ta. Vừa trên máy bay xuống, Cụ ra thẳng nơi mít tinh. Sau mít tinh, kéo chúng tôi lượn phố. Thăm xưởng gốm, trường học, lớp vỡ ḷng lít nhít. Viết lên bảng đen chữ “nhân” Trung Quốc rồi hỏi bằng tiếng Tàu bản địa, tức tiếng Ngái (hay Khách Gia gốc gác tỉnh An Huy mà ta gọi lan sang tất cả người Tàu là chú Khách:
- Trây sấn mà chề? Đây là chữ ǵ…?
Đi một đoạn ngắn dọc sông Ka Long, sắp đến cầu Bắc Luân, Cụ chỉ vào một ngôi nhà phía bên kia đường nói với tôi đi bên cạnh:
- Ở nhà này ngày xưa có một chị bí thư chi bộ.
Tôi ngợ ngay. Có quan hệ t́nh cảm ǵ với Bác? Thầm mong là có. Đồng thời nghĩ: Thế ra Cụ đă từng ở Móng Cái? Năm nào? Chị bí thư kia phải là của chi bộ Đảng cộng sản Trung Quốc? V́ đến 1930 mới lập Đảng cộng sản Việt Nam. Cụ qua đây bao giờ? Dạo đến Macao thống nhất Đảng? Bao nhiêu thắc mắc nhưng không dám hỏi. Một chi tiết nữa: không như ở nơi khác, tại sao đến đây Cụ đi chơi phố nhiều thế? Xem vẻ Cụ có đặc biệt với Móng Cái hơn? Khéo đă ở đây thật?”
Cũng có thể Thành trong thời gian ở Xiêm đã trở về Việt Nam trước khi đi Hương Cảng, qua lối Móng Cáy, để thực hiện việc thống nhất ba đảng cộng sản Việt Nam. Có tài liệu nêu hẳn tên họ người đã gặp Thành tại Diễn Châu, Nghệ An trong lần Thành về thăm quê này.
- Sau khi thống nhất đất nước, vua Gia Long đă quyết định xây dựng năm 1803, Đốc Học Đường - đây được xem là trường quốc học đầu tiên được xây dựng dưới triều Nguyễn. Trường được xây tại địa phận An Ninh Thượng, huyện Hương Trà, cách kinh thành Huế chừng 5 km về phía Tây, trường nằm cạnh Văn Miếu, mặt hướng ra sông Hương. Tháng 3 năm 1820, vua Minh Mạng cho đổi tên thành trường Quốc Tử Giám. Đến năm 1908, thời vua Duy Tân, Quốc Tử Giám được dời vào bên trong Kinh thành, bên ngoài, phía Đông Nam Hoàng thành (tức vị trí hiện nay). Năm 1945, sau khi triều đ́nh nhà Nguyễn chấm dứt vai tṛ lịch sử của ḿnh, Quốc Tử Giám cũng không thay đổi kiến trúc kể từ đó đến nay.
Đứng đầu Quốc Tử Giám là quan Tế tửu – Hiệu trưởng, có quan Tư nghiệp – Hiệu phó hiệp sức cùng một số giáo viên.
Học sinh là tôn sinh (con cháu trong hoàng tộc), ấm sinh (con cháu các quan) và học sinh (thường dân trúng tuyển). Những người đỗ tú tài cũng được ghi danh vào học. Học sinh đều được cấp tiền lương trong khi đi học. Vào đầu thập niên 1900 th́ các hạng tôn sinh và ấm sinh lănh hai đồng rưỡi/tháng. Học sinh th́ lănh một đồng tám.
Dù đă chấm dứt vai tṛ của ḿnh, thế nhưng trường Quốc Tử Giám đóng góp hết sức to lớn trong việc đào tạo nhân tài cho đất nước, là nơi lưu lại dấu chân của hơn 500 vị tiến sĩ, phó bảng của triều Nguyễn. Cùng với Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội, Quốc Tử Giám Huế đă đóng góp công sức của ḿnh trong việc đào tạo ra những nhân tài của đất nước và phản ánh một thời kỳ của lịch sử.
Lời bàn của Nguyễn Thượng Vũ
Trong chương 4 này, Hoàng Xuân Thảo dắt chúng ta theo vết chân Hồ Chí Minh lên tầu thuỷ sang Pháp. Những năm đầu trong thời kỳ thành người bắt đầu từ giai đoạn này khi Hồ Chí Minh 20 tuổi.
Sự kiện Vũ Ngư Chiêu và Nguyến Thế Anh kiếm ra trong văn khố quan dội và Bộ Thuộc Địa Pháp mấy lá thư năn nỉ của Hồ Chí Minh gửi cho Toàn Quyền Albert Sarraut và các nhà chức trách Pháp làm cho Politburo của Đảng Cộng Sản Việt Nam ngỡ ngàng về bằng chứng của con người Hồ Chí Minh thời đó.
Hành động năn nỉ như vậy đâu có trùng hợp với khí phách con người lănh đạo mà Đảng Cộng Sản xây dựng chung quanh Hồ Chí Minh?
Cũng như nhiều người, tôi nghĩ lúc 20 tuổi ra đi trên con tầu Chargeus Reunis, Hồ Chí Minh chỉ nghĩ tới việc sang Pháp lập 1 cuộc đời mới, bỏ hết tất cả dĩ văng và mặc cảm về ông bố hà khắc, đánh chết 1 nông dân, bị đầy khỏi xứ.
Hoàng Xuân Thảo có nêu một giả thuyết từ những người ngày xưa thân cận với Hồ Chí Minh viết ra là trước năm 1911 khi ta biết chắc là Hồ Chí Minh lên tầu thuỷ đi Pháp (v́ ta có danh sách thuỷ thủ đoàn và các người làm công việc bồi bếp trong đó có Hồ Chí Minh) th́ ông ta có được Phan Bội Châu đưa sang Trung Hoa qua lối Móng Cáy, rồi không biết vì sao và khi nào ông lại trở về lại Việt Nam. Tôi nghĩ giả thuyết này không đúng v́ năm 1911 Hồ Chí Minh 19 tuổi.
Các năm 16, 17, 18 tuổi Hồ Chí Minh sống và đi chơi với chị em cô Út Huệ, làm huấn luyện viên thể thao tại Phan Thiết, ăn ở nhà ông Hồ Tá Bang và đi chơi với Diệp Văn Kỳ th́ chúng ta có chứng cớ rơ ràng.
Tôi không nghĩ Hồ Chí Minh đă được Phan Bội Châu thu nạp và gửi sang Tầu hồi mới 15 tuổi rồi Hồ lại trở về Việt Nam và ra đi lần thứ hai vào năm 1911 khi 20 tuổi.