Hoàng Xuân Thảo
TRUYỀN THOẠI TRIỀU ĐẠI HỒ CHÍ MINH
*5
LẬP THÂN TỐI HẠ THỊ VĂN CHƯƠNG
DUY TÂN HỘI VÀ VIỆT NAM QUANG PHỤC HỘI
Người và đoàn thể chủ trương xuất dương để tìm đường cứu nước đầu tiên không phải là Nguyễn Tất Thành và đảng Cộng Sản Việt Nam mà là Phan Bội Châu và Duy Tân Hội.
Phan Bội Châu sinh ngày 26.12.1867 tại Nam Đàn, Nghệ An, còn được biết tới dưới tên Phan Sào Nam lấy từ câu “ Việt điểu sào nam chi ”. Ông thông minh, 6 tuổi đi học, ba ngày đã học hết Tam Tư Kinh, một năm sau đã học Luận Ngữ nhưng đường thi cử lận đận, phải thi tới lần thứ năm mới đậu giải nguyên kỳ thi hương 1900 tại trường thi Nghệ An, chưa kể có lần ông còn bị cấm thi nhưng nhờ có thầy học là Khiêu Năng Tĩnh, Tế tửu Quốc Tử Giám can thiệp ông mới được đi thi lại. Ông không chịu dùng con đường khoa bảng để tiến thân như câu thơ của Viên Mai ông thường ngâm nga và lấy làm phương châm trong cuộc sống,
“ ...Mỗi phạn bất vong duy trúc bạch /Lập thân tối hạ thị văn chương ...” tạm dịch Mỗi bữa không quên ghi thẻ trúc / Lập thân tệ nhất chọn văn chương.
Năm 1903, ông được nghe danh tiếng của nhà chí sĩ Nguyễn Hàm nên từ Huế tới nông trại của Hàm tại Quảng Nam mưu bàn đại sự. Hàm sinh năm 1863, thân phụ là Nguyễn Trường từng làm bố chánh dưới triều Tự Đức, nên người Quảng thường gọi ông là Ấm Hàm. Hàm từng tham gia nghiã hội Cần vương và có tài về quân sự khiến Nguyễn Thân là người cầm quân dẹp Cần Vương phải khen “ Nam Ngãi dụng binh duy Hàm nhất nhân”. Ông bị Nguyễn Thân bắt nhưng tha và cho về quê lập trại sinh sống. Sau khi Châu vào đề, nói rõ ý mình là mưu đồ chống Pháp thì ông đáp:
“Phàm muốn mưu đồ đại sự thì cần nhất là ba điều:
-Thu phục lòng người
-Có tài chính để hoạt động
-Chuẩn bị võ khí sẵn sàng
Nhưng hễ lòng người đã tin phục thì hai việc sau tất dễ dàng. Tuy nhiên khi khởi xướng thì cần danh chính, ngôn mới thuận mà theo thiển ý thì không gì hay hơn là chọn một minh chủ thuộc dòng dõi của đông cung Cảnh vì dù sao nhà Nguyễn cũng đã có công khai sáng từ miền đất này cho tới hết xứ Nam kỳ mà Nam kỳ chính là kho tiền bạc dồi dào hơn đâu cả...”
Phan Bội Châu rất tán đồng và sau đó hai người lần lượt bí mật đi gặp Cường Để tại Huế và thuyết phục ông đảm nhiệm chức vụ hội trưởng Duy Tân Hội. Ông Phan kể lại trong Ngục Trung Thư như sau: Tháng ba năm Qúy Mão
(1903), tôi tìm tới yết kiến Kỳ Ngoại Hầu Cường Để ở Huế tỏ bày việc lớn. Kỳ Ngoại Hầu hớn hở nói:
“ Lâu nay tôi vẫn nuôi chí lớn đó, ngặt vì từ lúc Hồ Qúy Châu và Nguyễn Thu Nam là hai bạn đồng chí của tôi qua đời rồi, tôi vẫn có ý tìm kiếm mãi nhưng chưa gặp được ai để có thể bàn chuyện ấy. Nay các ông không quản ngại xông pha muôn dặm, tôi xin vui lòng hi sinh mọi sự để cùng các ông nằm gai, nếm mật để có thể báo đáp quốc ân trong muôn một, dầu tôi có thể bị tan thây, nát xác cũng cam”.
Rồi Kỳ Ngoại Hầu cùng tôi và hai ông Lê, Đặng vô Quảng Nam hội họp tại nông trại của ông Nguyễn Hàm để cùng mưu bàn đại sự.
Duy Tân Hội được thành lập vào ngày 8.4 âm lịch năm 1904 với sự hiện diện của khoảng hai mươi nhân vật trọng yếu như Trịnh Hiền, Lê Vũ, Đặng Tử Kính, Đặng Thái Thân...không kể ba người cốt cán nói trên.
Tất cả cùng thề nguyền xả thân vì nước. Sau đó chương trình đề ra ba điểm:
- Mở rộng hội
- Chuẩn bị võ khí hiện đại
- Xuất dương cầu viện
Ngày 20.1 ÂL năm 1905 Phan Bội Châu, Đặng Tử Kính cùng Tăng Bạt Hổ xuống tàu từ Hải Phòng đi sang Nhật để vận động Nhật giúp đỡ phương tiện hoạt động nhất là về võ khí. Ông Phan xuất khẩu làm bài thơ “ Xuất dương lưu biệt” với hai câu kết được Tôn Quang Phiệt dịch như sau:
...Nguyện trục trường phong Đông hải khứ / Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi
Muốn vượt biển Đông nương cánh gió / Ngàn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.
Tại Nhật họ gặp Lương Khải Siêu và Siêu khuyên việc làm trước mắt là vận động giới thanh niên xuất dương học hỏi để có cán bộ làm nền tảng tranh đấu và từ đó nẩy sinh Phong trào Đông du.
Tháng 6.1905, Châu và Kính bí mật về nước tuyển du học sinh nhưng bị mật thám truy lùng gắt gao nên phải trở lại Nhật, chỉ đem theo được có ba du sinh đầu tiên rồi tiếp theo là 45 người nữa.
Trong danh sách được tuyển chọn Đông du có cả tên Nguyễn Tất Thành nhưng theo Trần Dân Tiên thì Thành từ chối không đi. Việc này được bà Phan Thị Cương, con gái Phan Bội Châu xác nhận trong một cuộc phỏng vấn là thân phụ bà có gặp Thành vào tháng 7.1905 tại một con đò trên sông Lam. Tuy nhiên, các hội viên Duy Tân Hội trong nước sau đó đã đưa được khoảng 200 du học sinh sang tiếp, đa số là từ Nam Kỳ.
Năm 1906 Cường Để tới Nhật và được bố trí nhập học trường võ bị Chấn Võ tại Tokyo. Sự hoạt động của hội đang hưng phấn thì trong nước, Nguyễn Hàm bị bắt 1908 rồi chết tại Côn Đảo 1911, còn ngoài nước thì năm 1909 chính quyền Nhật thỏa hiệp với Pháp trục xuất tất cả du học sinh trong đó có cả Phan Bội Châu và Cường Để.
Duy Tân Hội dần dần tan rã và phong trào Đông du cũng chấm dứt theo. Ông Châu phải lưu lạc sang Trung hoa rồi Thái Lan cùng với khoảng 50 hội viên, tới tháng 1.1912 lại bí mật trở về Quảng Châu tiếp tục hoạt động.
Nguyễn Hàm, linh hồn của Duy Tân Hội và phong trào Đông du, khi làm thơ lấy biệt hiệu là Tiểu La và một bài thơ của ông được nhiều người biết tới, riêng Phan Bội Châu cũng rất thích là bài chỉ có hai câu như sau:
VỊNH CON CÓC
Thiên địa bất bình nan bế khẩu
Phong vân vị chí thả mai đầu
được Huỳnh Thúc Kháng dịch như sau:
Trời đất bất bình khôn ngậm miệng
Gió mây chưa tới hãy chun đầu
Khi đươc tin ông mất, Phan Bội Châu có làm bài thơ khóc bạn trong đó có hai câu:
Mây Hải Vân mờ mịt bóng gươm vàng
Biển Đà Nẵng chập chờn cơn sóng bạc...
Tháng 6.1912, trong một đại hội nghị tại nhà từ đường Lưu Vĩnh Phúc tại Quảng Đông, Ban chấp hành Duy Tân Hội quyết định giải tán và thành lập một hội mới là Việt Nam Quang Phục Hội, trụ sở tại Quảng Châu, lấy tôn chỉ là đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục Việt Nam và thành lập Dân quốc Cộng hoà với Tam dân chủ nghĩa là Dân tộc: Độc lập, Dân quyền: Tự do, Dân sinh: Hạnh phúc do ảnh hưởng của Trung Hoa Dân Quốc mới lật đổ nhà Mãn Thanh trong cuộc cách mạng Tân Hợi thường gọi là Song Thập 10.10.1911.
Ban chấp hành gồm có:
Chủ tịch: Cường Để
Tổng lý: Phan Bội Châu
Ngoại vụ: Lâm Đức Mậu, Đặng Bỉnh Thành
Quân vụ: Hoàng Trọng Mậu và Lương Ngọc Quyến
Kinh tế: Đặng Tử Kính và Mai Lão Bạng
Văn hóa: Phan Bá Ngọc và Nguyễn Yên Dược
Thư vụ: Đinh Tế Dân và Phan Qúy Chức.
Xứ ủy viên: Bình Nghị Bộ:
Bắc kỳ: Đặng Hữu Bằng Nguyễn Thượng Hiền
Trung kỳ: Võ Quang Phan Bội Châu
Nam kỳ: Đặng Bỉnh Thành. Nguyễn Thần Hiến
Hội còn lập đội quân là Việt Nam Quang Phục Quân với quân kỳ 5 sao trắng trên nền đỏ, còn quốc kỳ nền vàng có 5 ngôi sao đỏ thường được gọi là ngũ tinh liên châu. Hội được yểm trợ về tài chính lẫn tinh thần của Hồ Hán Dân, đô đốc Quảng Tây và Trần Kỳ Mỹ, Đốc quản Thượng Hải.
Ngày 24.12.1913 chính quyền Pháp điều đình với tổng đốc Quảng Đông là Long Tế Quang ngăn chặn hoạt động của VNQPH nên Phan Bội Châu bị bắt với một số yếu nhân nhưng nhờ Nguyễn Thượng Hiền đang ở Bắc Kinh vận động nên Long Tế Quang không dám giao ông cho Pháp mà chỉ giam giữ tới tháng 2.1917 rồi thả ra.
Để gây tiếng vang cho yêu sách khôi phục chủ quyền cho Việt Nam, hội chủ trương bạo động, khởi đầu là Phạm Văn Tráng và Phạm Đề Quy ném lựu đạn ám sát tuần phủ Thái Bình Nguyễn Duy Hàn (Ông nội của Nguyễn Thế Truyền) ngày 19.4.1913, tới Nguyễn Khắc Cần và Nguyễn Văn Túy ném tạc đạn vào khách sạn Hà Nội làm hai thiếu tá Pháp chết và một số khác bị thương ngày 26.4.
Chính quyền bảo hộ ra tay đàn áp mạnh mẽ, tuyên 14 án tử hình gồm bảy người hiện diện là Tráng, Túy, Cần, Quy cùng Vũ Ngọc Thụy, Phạm Hoàng Triết, Phạm Hoàng Quế. Ngoài ra tòa cũng tuyên án tử hình vắng mặt Cường Để, Phan Bội Châu, Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Quỳnh Chi và Nguyễn Bá Trác, đồng thời Pháp làm áp lưc Trung Hoa thôi không yểm trợ hội nữa khiến hội mất căn cứ tại biên giới Việt Hoa. Thêm nữa, Đỗ Chấn Thiết được giao việc đem các tài lịêu về nước kêu gọi lính bản xứ nổi dạy bị phát giác khiến ông cùng 50 nghiã quân bị lên máy chém.
Tháng 3.1915, Việt Nam Quang Phục Quân dưới quyền lãnh đạo của Nguyễn Thượng Hiền, đánh đồn Tà Lùng ở Cao Bằng nhưng thất bại.
Tháng 9.1915 các thành viên của hội Hồ Bá Kiện, Liêu Thanh tổ chức cuộc phá ngục Lao Bảo, giúp khoảng 200 tù nhân đào thoát.
Tháng 6.1916 nhân cơ hội toàn quyền Đông Dương là Henri Merlin viếng thăm Quảng Châu, Phạm Hồng Thái, một hội viên giả dạng ký giả lọt vào khách sạn Victoria nằm trong tô giới Sa Điện của Pháp tại Quảng Châu, ném lựu đạn vào bàn tiệc của Merlin, tuy chỉ làm y bị thương nhẹ, nhưng năm người bị thiệt mạng. Bị truy đuổi gắt gao, Thái nhảy xuống sông Châu giang tự tử. Tuy Thái chết nhưng tiếng bom Sa Điện đã làm thức tỉnh lòng yêu nước của bao con dân Việt Nam. Phạm Hồng Thái sau đó được chính quyền Trung quốc cho nằm yên nghỉ trong Hoàng Hoa Cương cùng với 72 liệt sĩ Trung Hoa đã hi sinh trong cuộc cách mạng Tân Hợi. Hàng năm cứ tới ngày 19.6 hàng trăm người vẫn tới thăm mộ ông.
Cũng trong năm 1916, hai ông Trần Cao Vân và Thái Phiên đại diện cho VNQPH liên lạc với vua Duy Tân mưu toan khởi nghĩa tại Huế và Quảng Nam nhưng việc vỡ lở, vua Duy Tân bị đầy đi Réunion còn hai ông cùng với Phạm Hồng Lương và Phan Thành Tài đều bị hành quyết.
Đêm 30 rạng sáng 31.8.1917 xảy ra cuộc binh biến Thái Nguyên gây chấn động cả nước do Đội Cấn và Lương Ngọc Quyến, ủy viên quân sự của VNQPH khởi xướng.
Ông Quyến khi vừa 20 tuổi, cùng em ruột là Lương Nhị Khanh, hưởng ứng phong trào Đông du, sang Nhật năm 1905 và Quyến được ông Châu giới thiệu vào học trường Chấn Võ, Tokyo và tốt nghiệp hạng ưu. Ít lâu sau bị Nhật trục xuất, ông đầu quân cho Trung Hoa Dân Quốc với cấp bậc thiếu tá và được bầu làm uỷ viên quân sự trong VNQPH. Năm 1914 ông về nước và đi Hồng Kông, Thái Lan gây cơ sở cách mạng. Ông bị mật thám Anh bắt và trao cho Pháp, bị giam ở nhà tù Hà Nội, Phú Thọ rồi Thái Nguyên.
Tại đây Quyến gặp một trung sĩ lính khố xanh tên là Trịnh Văn Cấn tức Đội Cấn; hai người tâm đồng ý hợp trong việc phục quốc, quyết định khởi nghĩa. Các người lính theo đội Cấn và Quyến đã giết chết viên Giám binh Pháp là Noel, phá nhà tù, giải thoát hơn 200 phạm nhân, kéo cờ năm sao đỏ của VNQPH và quân kỳ năm sao trắng của VNQPQ, kêu gọi dân chúng hiệp lực, kết quả có hơn 600 người gia nhập nhưng chỉ sau năm ngày thì bị chính quyền bảo hộ đem hơn 2000 binh lính tới dẹp tan. Lương Ngoc Quyến bị thương nặng rồi tự sát còn đội Cấn kéo tàn quân về vùng núi Pháo, Đại Từ lập căn cứ tới 10.11.1918 cũng bị trọng thương và tự bắn vào bụng chết.
Năm 1923, một số thanh niên trong VNQPH như Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Lê Hồng Phong, Lâm Đức Thụ và Phạm Hồng Thái năm 1914, đã thành lập Tâm Tâm Xã còn gọi là Tân Việt Thanh Niên Cách Mạng Đoàn để thu hút thanh niên tham gia như một tổ chức ngoại vi của VNQPH bị coi là hội của những người già bảo thủ.
Ngày 30.6 năm 1925 Phan Bội Châu, nhận lời mời của Lý Thuỵ tới dự buổi ra mắt của Liên hội các Dân tộc bị áp bức trong đó Lý Thụy phụ trách chi bộ Việt Nam, trên đường tới Quảng Châu bị một đồng chí lưà ông tới Thượng Hải – sẽ kể rõ chi tiết sau - rồi báo cho Pháp bắt giải về nước và VNQPH từ đó hết hoạt động. Ông bị án tù chung thân nhưng do làn sóng công phẫn của dân chúng tràn lan khắp nước đòi thả ông và sự can thiệp của toàn quyền Varenne thay đổi chủ trương từ đàn áp sang mềm dẻo, ông chỉ bị an trí tại Huế trong 15 năm cuối đời và được dân chúng gọi là ông già Bến Ngự. Trong thời gian này, ông vẫn không ngừng tranh đấu bằng ngọn bút và nêu cao tinh thần ái quốc nên được toàn dân thật tình kính yêu. Ông mất tại Huế ngày 29.10.1940.
Trong giai đoạn 1936, người phục vụ cho Phan Bội Châu khi ông bị chính quyền thực dân Pháp quản thúc ở Huế là một thiếu niên tên Nguyễn Hữu Thanh, sau trở thành một nhà cách mạng quốc gia lấy bí danh là Lý Đông A. Chính Thanh đă đặt cho cụ Phan nhiều câu hỏi sâu sắc và được cụ Phan ghi lại trong phần Triết luận trong bộ Phan Bội Châu Toàn Tập, do giáo Sư Chương Thâu sưu tầm, nhà xuất bản Thuận Hoá ấn hành năm 1990. Sau Thanh vào tu ở chùa Yên Tử, bắt đầu xây dựng học thuyết Duy dân và lấy tên hiệu là Lư Đông A, với ư nghĩa biểu tượng thời đại phục hưng dân tộc như thời triều Lư, triều Trần (Đông A là chiết tự của chữ Trần). Năm 1940, Lư Đông A làm ủy viên chính trị cho Việt Nam Phục quốc quân, cùng Trần Trung Lập lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp tại Lạng Sơn và sau khi thất bại, chạy thoát sang Tàu. Tháng 1.1943 ông thành lập Đại Việt Duy Dân Cách Mạng Đảng và làm Tổng thư ký, sau đó ông về Hoà Bình lập căn cứ tới 1946 bị Việt Minh tấn công và ông bị mất tích, có lẽ là tử trận lúc mới 25 tuổi.
Phan Bội Châu là tác giả của mấy cuốn sách còn lưu truyền và liệt kê dưới đây:
Việt Nam nghĩa liệt sử của Phan Bội Châu, trong đó có đoạn chép:
Quyền Tổng đốc Lê Khiết vốn là bạn thân và là tùy tướng của Nguyễn Thân. Ông đă từng đi đàn áp nghĩa binh ở Nam Ngăi và Nghệ Tĩnh, nhưng khi đọc sách Việt Nam vong quốc sử th́ nước mắt ông chảy ṛng ṛng, và nói to rằng: Thương thay! Trước đây tôi thiệt là chó má vậy; từ nay trở đi, tôi quyết làm người. Từ đấy, Lê Khiết tham gia cách mạng. Nhân vụ kháng thuế, ông bị khép vào tội xướng loạn và bị án tử h́nh. Lúc sắp bị chém, ông Khiết c̣n nói câu: Các vết nhơ do lịch sử nửa đời người, tôi nay lấy máu cổ mà rửa. Vinh hạnh biết chừng nào.
Nhà phê b́nh văn học Hoài Thanh cho biết:
Chỉ v́ đọc Phan Bội Châu mà hàng ngh́n thanh niên đă cắt tóc bím, vứt hết sách vở văn chương, nghề cử tử, cùng cái mộng công danh nhục nhă gắn trên đó; ĺa bỏ làng mạc, nhà cửa, vợ con, rồi băng ngàn lội suối, bất chấp mọi nỗi đói thiếu, nguy hiểm, khổ sở để qua Xiêm, qua Tàu, qua Nhật mà học hỏi, mà trù tính việc đánh Tây. Đó là một thành công vĩ đại. Trong tác dụng ấy của văn thơ Phan Bội Châu, có Việt Nam vong quốc sử, Hải ngoạị huyết thư đóng góp một phần rất quan trọng.
Tuy vậy, không phải ai ai cũng đồng tình với cuộc tranh đấu chống Pháp của ông và Duy Tân Hội hay Việt Nam Quang Phục Hội. Người phê bình và chỉ trích gay gắt nhất là Phan Chu Trinh, một nhà cách mạng chống Pháp khác.
Ông Phan Chu Trinh chủ trương tranh đấu ôn hoà và trực diện với Pháp bằng cách vận động với chính người Pháp để tiến dần dần tới tự do và dân quyền lẫn nhân quyền vì ông tin tưởng không thể dùng võ lực để lật đổ chính quyền bảo hộ và việc này còn có thể mang tai họa cho đồng bào. Tuy ông Trinh có sang Nhật cùng với ông Châu nhưng hai ông có đường lối cách mạng khác nhau nên ông Trinh trở về lại Việt Nam. Ông cũng cho là cầu cứu ngọai quốc thì chẳng khác nào “ đổi chủ để làm đầy tớ lần thứ hai”.
Hồ Chí Minh cũng chê bai Phan Bội Châu là đường lối họat động của ông không khác gì “đuổi cọp cửa trước, rước beo cửa sau”. Miệng của Hồ Chí Minh có linh ứng không, hay chỉ nói một đằng, làm một nẻo, ta hãy đợi thời gian và nhìn kỹ những việc ông sẽ làm sau này. Vả lại Hồ sợ uy tín của Phan càng cao rộng thì càng ảnh hưởng bất thuận lợi cho phe đảng mình. Trong thâm tâm, Hồ luôn luôn coi kẻ thù số một của ông không phải là thực dân Pháp mà là những người cách mạng quốc gia không cộng sản.
Tuy nhiên, có điều chắc chắn không ai có thể phủ nhận được, Duy Tân Hội và sau đó là Việt Nam Quang Phục Hội đã giữ vai trò tiền phong trong lịch sử cách mạng Việt Nam chống Thực dân Pháp. Một thành tựu đáng kể khác của hội là mở đường cho việc đưa du học sinh xuất dương trong những thời kỳ kế tiếp tới khắp năm châu để sau này có thể hồi hương cứu giúp nước và xây dựng nước một cách đắc lực.
Ông Phan Bội Châu mất để lại hai vợ, bà cả sinh được một con trai tên Phan Nghi Huynh, bà thứ sinh được một trai và một gái tên Phan Nghi Đệ và Phan Thị
Cương.
CHÚ GIẢI:
- Tư tưởng lập hiến của Phan Bội Châu (1867- 1940) TS Thái Vĩnh Thắng - Đại học Luật Hà Nội đăng trên mạng Nghiên Cứu Lịch Sử.
Tư tưởng lập hiến của nhà yêu nước Phan Bội Châu h́nh thành và phát triển qua hai giai đoạn: Giai đoạn ông sáng lập Duy Tân hội năm 1904 và giai đoạn sáng lập Quang phục hội năm 1912.
1.Trong giai đoạn sáng lập Duy Tân hội, tư tưởng của Phan Bội Châu là xây dựng chế độ quân chủ lập hiến. Trong “Phan Bội Châu niên biểu”, ông đă thuật lại cuộc tranh luận giữa ông và nhà yêu nước Phan Chu Trinh:
“Ông (Phan Chu Trinh) th́ muốn trước hết phải đánh đổ ngay quân chủ để làm cơ sở xây dựng dân quyền; Tôi (Phan Bội Châu) th́ muốn đánh đuổi ngay giặc Pháp, đợi khi nước nhà độc lập rồi sẽ mưu tính đến việc khác. Ư tôi là muốn lợi dụng quân chủ, th́ ông cực lực phản đối. Ư ông là muốn đánh đổ quân chủ, đề cao quyền dân th́ tôi không tán thành. V́ ông với tôi cùng một mục đích nhưng thủ đoạn khác nhau rất xa. Ông th́ đi từ chỗ dựa vào Pháp để đánh đổ Pháp, đánh đổ vua, tôi th́ đi từ chỗ đánh đổ Pháp để phục lại Việt, do đó mà khác nhau”.
Sự khác nhau giữa Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh chủ yếu không phải là chọn chế độ quân chủ và cộng hoà mà là ở những phương pháp để đạt đến độc lập dân tộc. Phan Châu Trinh chủ yếu tin vào khả năng hoạt động hợp pháp, bằng cách cộng tác với chính quyền thực dân để thay đổi hiện trạng bằng một loạt cải cách dần dần. Phan Bội Châu muốn tập hợp lực lượng giải phóng dân tộc bằng đấu tranh vũ trang, sau đó mới tính đến các chuyện khác.
2.Tư tưởng dân chủ của Phan Bội Châu đă có những phát triển đáng kể khi ông thành lập Việt Nam Quang phục hội vào năm 1912. Từ tư tưởng xây dựng chế độ quân chủ lập hiến ông đă chuyển sang chủ trương xây dựng chế độ cộng hoà và đă nhận xét rằng: “Chế độ cộng hoà dân quốc là hay, là đúng”.
- Học giả Đào Duy Anh trong sách “Một số hồi ức chưa được công bố về Phan Bội Châu” kể rằng, trên con đ̣ sông Hương, tiếp chuyện các nhân sĩ trí thức yêu nước Huế, cụ Phan bộc bạch: “Đời hoạt động cách mạng của tôi rốt cuộc là một thất bại lớn. Đó là bởi tuy tôi có ḷng mà thực bất tài. Nhưng dân tộc ta thế nào cũng độc lập. Hiện nay đă có người khác giỏi hơn chúng tôi nhiều... Ông có nghe tiếng ông Nguyễn Ái Quốc không? V́ ông ấy giỏi, chứ có như tôi đâu. Ông ấy lại có nhiều vây cánh và bè bạn khắp thế giới...”.
- Cũng nên kể thêm là sau này Nguyễn Ái Quốc và Cộng sản đã tuyên truyền, dụ dỗ, lôi kéo các hội viên Duy Tân Hội, VNQPH, VNQPQ và Tâm Tâm Xã do Phan bội Châu thành lập và tổ chức về với mình nhờ đó Cộng sản Việt Nam được thừa hưởng một số lớn cán bộ của các hội đoàn quốc gia trên, giúp cho Việt Minh lớn mạnh về nhân lực. Các âm mưu và thủ đoạn “Thà phụ người còn hơn để người phụ ta ” này sẽ được kể với chi tiết trong các chương sau.
- Phan Bội Châu dự định cải tổ Việt Nam Quang Phục Hội theo mẫu Trung Hoa Quốc Dân Đảng nhưng ông đang tiến hành thì bị Pháp bắt tại Thượng Hải năm 1925. Vụ này sẽ được kể sau.
- Theo một tài liệu khác, Phan Bội Châu được phe đảng Hồ Chí Minh mời tham dự lễ kỷ niệm ngày giỗ Phạm Hồng Thái tại Quảng Châu và tới Thượng Hải thì bị bắt.
- Phan Bội Châu để lại mấy tập thơ. Hai câu thơ trong bài An Mai quân – An ủi Mai Lão Bạng bị bắt – người đời nay thường nhắc nhở, được Đào Trinh Nhất dịch ra như sau:
...Giả sử tiền đồ tận di thản / Anh hùng hào kiệt giã dung thường
Ví phỏng đường đời bằng phẳng cả / Anh hùng hào kiệt có hơn ai.
- Tháng 10.1908, VPQPH gặp cơn bĩ cực về tài chính, do một người bạn giới thiệu ông Châu viết thư cho một bác sĩ Nhật chưa từng quen biết, nêu lên hoàn cảnh để vay tiền. Thư gửi buổi sáng thì ngay buổi chiều, ông Châu nhận được 1,700 đồng, một món tiền khá lớn thời đó kèm theo bức thư nói hiện chỉ có vậy nhưng sau có khó khăn thì cho biết.
Người Nhật này tên là Thiển Vũ Tá Hỷ Thái Lang, là con trai một vị Đại tướng lục quân, học y khoa thành tài mở nhà thuốc riêng chuyên cứu chữa giúp người nghèo. Không thích tham dự chính trị nhưng rất coi trọng nghĩa khí.
Rồi trải 10 năm lưu lạc gian nan trên đất Trung Hoa, Phan Bội Châu trở lại Nhật năm 1918. Nhớ tới ân nhân, cụ Phan t́m về Tĩnh Cương là thôn ổ của Thiển Vũ tiên sinh th́ vị ân nhân ấy đă qua đời! Cụ Phan đau đớn liền thuê người khắc bia đá cao 4 thước, rộng 2,5 thước dày 50 phân với lời văn thống thiết:
Chúng tôi v́
việc nước, chạy sang đất Phù Tang. Ông
thương mà giúp khi hoạn nạn, chẳng kể công
lao, tỏ ḷng hào hiệp, nay tôi lại đây. Ông đă
mất rồi! Trông bốn bề bóng người đă
khuất. Mênh mông trời bể. Ḷng này khôn nguôi.
Xin khắc mối cảm thương vào đá.
Hảo hán xưa nay. Nghĩa
đầy trong ngoài. Ông giúp như trời. Tôi chịu
như bể. Chí tôi chưa thành. Ông không chờ tôi. Ḷng này
đau thương. Đến ức vạn năm.
Tất cả người trong Hội
Việt Nam Quang Phục xin ghi tạc!
(Bản dịch của Hoàng Nhật Tân).
Cụ Phan đă dốc sạch bách các túi chỉ c̣n 120 đồng. Nhưng tiền mua đá, thuê khắc, xây lăng mộ hết 200 đồng! Cụ Phan lại phải đến nhà ông Thôn trưởng để vay tạm. May mà ông Thôn trưởng cũng là người trọng nghĩa khí, cảm khái trước tấm ḷng t́nh nghĩa của người khách tha phương, ông đă tập họp dân làng nói rơ sự việc để mọi người quyên thêm. Tiền quyên không những đủ chi trả việc khắc bia xây mộ lại c̣n để mở tiệc hoan nghênh nữa...
Tấm bia đá ấy đă sừng sừng 88 năm nay ở ngoại thành Tokyo.
(Bia kỷ niệm ngài Thiển
Vũ Tá Hỷ Thái Lang)
Chữ Nhật là Sakitaro Asaba.
- GS Nguyễn Đức Ḥe, Hiệu trưởng trường Đông Du hiện nay tại TPHCM c̣n cho biết thêm, ngày 17/7/2003, tại thị trấn Asaba đă long trọng tổ chức lễ 85 năm ngày cụ Phan dựng bia. Có 130 người gồm các nhà nghiên cứu, nhà giáo Nhật Bản, những học giả nghiên cứu Đông Du và lưu HS Việt Nam đến dự. C̣n có cháu ngoại ngài Thiển Vũ Tá Hỷ Thái Lang là bác sĩ Sakamato cùng cháu nội ông trưởng thôn.
Đặc biệt có ông bà Phan Thiệu Cơ, cháu nội cụ Phan Bội Châu cũng tới dự. Hiện ở Bảo tàng Phan Bội Châu tại Huế có lưu thác bản mặt trước tấm bia mà những người bạn Nhật tại thị trấn này gửi tặng.
– Tháng 3.1917, Nhật Hoàng Akihito đã cùng hoàng hậu tới viếng khu Lưu niệm Phan Bội Châu tại Huế dù chương trình sang thăm Việt Nam rất eo hẹp.
LỜI BÀN CỦA NGUYỄN THƯỢNG VŨ
Trong hai chương V và VI của Truyền Thoại Hồ Chí Minh, tác giả Hoàng Xuân Thảo chú trọng vào hai nhân vật chính trị danh tiếng thời đầu của thế kỷ XX là Phan Bội Châu và Bùi Quang Chiêu.
Hai người này lớn tuổi hơn Hồ Chí Minh trên dưới 20 tuổi nên thuộc loại cha chú.
Cụ Phan Bội Châu được nhắc đến rất nhiều trong chương 7. Cụ là một chính trị gia yêu nước, cụ liên lạc với thế hệ thanh niên trẻ Việt Nam để sửa soạn một cuộc tranh chấp vơ trang với chính phủ Thuộc Địa và quân đội Pháp.
Lập trường cách mạng quá khích này khác hẳn với chính sách ôn hoà của Phan Chu Trinh, người luôn luôn muốn thế hệ thanh niên Việt Nam thời đó phải học hỏi nền Văn Minh Âu Châu cho vững chắc th́ mới có hy vọng đưa Việt Nam ra khỏi một cương vị Thuộc Địa .
Tôi không chia sẻ sự tôn thờ của nhiều người với Sào Nam Phan Bội Châu, mà tôi coi là một nhân vật quá khích, không thực tế. Cụ chủ trương đánh Pháp bằng vơ khí trong khi đó các nước Việt Nam chỉ có vài chục khẩu súng trong tay tư nhân, mà phần lớn là các người có liên hệ với chính phủ Thuộc Địa.
Hoàng Xuân Thảo cũng nhắc tới nhân vật Lư Đông A, là một nhân vật bí ẩn, lộ diện ra hoạt động chính trị vài năm rồi qua đời.
Hai ông Nghiêm Xuân Hồng và Vũ Khắc Khoan là bạn của Lư Đông A thời niên thiếu, có đi học với ông ta, có hoạt động tranh đấu với nhân vật huyền bí này.
Tuy nhiên cuộc đời chính trị của Lư Đông A quá ngắn ngủi, chưa làm được một thành đạt ǵ cụ thể cho đất nước. Ông ta như Sao Băng (shooting star) vừa lóe sáng lên, rồi lại tắt ngay. V́ vậy ngoài cái huyền thoại Lư Đông A th́ ông không có dấu vết ǵ đáng kể trong lịch sử Việt Nam hiện đại.
Nhà lưu niệm Phan Bội Châu tại Nam Đàn, Nghệ An
Cường Để và Phan Bội Châu (Ngồi)
Từ phải: Trưởng thôn Okamoto, cụ Phan Bội Châu, hai người Nhật và 3 nhà sư.
Nhật Hoàng và Hoàng hậu viếng nhà Lưu niệm Phan Bội Châu tháng 3.1917
Hoàng Xuân Thảo
TRUYỀN THOẠI TRIỀU ĐẠI HỒ CHÍ MINH
*6
ĂN LÀM SAO, NÓI LÀM SAO BÂY GIỜ?
BÙI QUANG CHIÊU VÀ ĐẢNG LẬP HIẾN
Trên chuyến tàu Amiral Latouche Treville từ Sài Gòn đi Marseilles, anh bồi Văn Ba có gặp một người trí thức cả đời tranh đấu kiên trì cho quyền lợi người dân Việt Nam là Bùi Quang Chiêu.
Theo Trần Dân Tiên kể lại,
“ Hồi ấy, Bùi Quang Chiêu, kỹ sư canh nông vào làng Tây, đi tầu hạng nhất cùng gia đ́nh. Ông ta đưa con sang Pháp học. Trông thấy Ba, ông ta gọi anh lại và thân mật bảo:
- Tại sao con lại làm cái nghề khó nhọc này? Bỏ nghề đi. Con nên chọn một nghề khác, danh giá hơn…
Anh Ba lễ phép cảm ơn ông Chiêu, nhưng không nói đồng ư hay không.
Thật vậy, làm phụ bếp trên tàu, mỗi ngày anh ta phải làm từ bốn giờ sáng, quét dọn sạch sẽ nhà bếp lớn trên tàu, tối đốt lửa trong các ḷ. Sau đó đi khuân than, rồi xuống hầm lấy rau, thịt cá, nước đá v.v. Công việc khá nặng nhọc v́ dưới bếp rất nóng và trong hầm rất rét. Nhất là khi vừa phải vác một bao nặng vừa leo lên những bậc thang trong khi tàu tṛng trành.
Xong công việc ấy, phải dọn cho bọn chủ bếp Pháp ăn. Sau đấy, nhặt rau, rửa chảo nồi và đun ḷ lại. Công việc kéo dài suốt ngày...”
Thuở nhỏ, Bùi Quang Chiêu học trường làng ở Mỏ Cày, Bến Tre rồi lên Sài G̣n học tại trường Chaseloup-Laubat. Sau đó, ông được cấp học bổng để du học bên Algérie. Sau khi tốt nghiệp Tú tài toàn phần. Chiêu xin học trường Thuộc địa tại Paris trong hai năm 1894-1895, rồi vào học viện Nông Nghiệp. Năm 1897, Bùi Quang Chiêu đậu bằng kỹ sư Canh nông và là kỹ sư nông nghiệp đầu tiên của Nam Kỳ.
Bùi Quang Chiêu trở về nước và được bổ làm công chức trong Phủ Toàn quyền tại Hà Nội. Sau đó, ông được đổi qua làm Thanh tra Nông nghiệp. Khi trường Canh Nông ở Huế thành lập, ông Chiêu được cử ra Huế dạy ít lâu. Năm 1908, Chiêu về Nam Kỳ và làm việc ở sở Canh Nông.
Trong thời gian làm việc tại Hà Nội, tháng 8.1906, ông được giữ cương vị Chủ tịch đầu tiên của Hội Tương trợ (Sociéte de Secours Mutuel) được thành lập tại miền Bắc. Sau khi trở lại Sài G̣n, ông vận động lập hội các cựu học sinh Collège Chasseloup-Laubat và mở rộng Hội Giáo dục tương trợ (Sociéte d’Enseignement Mutuel). Vào năm 1918, ông là Chủ tịch của cả hai hội này, tạo điều kiện tiến tới thành lập Đảng Lập Hiến.
Năm 1919, đảng Lập Hiến ra đời với cơ quan ngôn luân là tờ Diễn đàn Bản xứ (La Tribune Indigène) với mục tiêu là đấu tranh cho sự cải cách, canh tân hóa đất nước, lập hiến pháp, mở rộng quyền tự do cho dân bản xứ.
Tháng 8.1926, đảng Lập Hiến cho ra đời tờ báo La Tribune Indochinoise (Diễn Đàn Đông Dương), Bùi Quang Chiêu làm chủ nhiệm sáng lập tờ báo, ông Nguyễn Kim Đính làm quản lư kiêm chủ bút, mở đầu cho một giai đoạn hoạt động mới. Cuối năm đó, khi Toàn quyền Varenne vào Sài G̣n, ông Chiêu đưa yêu sách phải cho Việt Nam một bản hiến pháp, nhưng Varenne từ chối “v́ ngoài thẩm quyền”. Do đó, ông Chiêu nhất định qua Pháp vận động Quốc hội Pháp, nhưng không thành công.
Năm 1929, ông Bùi Quang Chiêu cùng luật sư Dương Văn Giáo đi Calcutta dự phiên họp của đảng Quốc Đại Ấn Độ. Họ đă nhân cơ hội đến thăm đại học của Tagore tại Santiniketan. Mặc dù hai người đă không gặp được Rabindranath Tagore nhưng một năm sau đó họ đă thuyết phục thi hào này ghé thăm Sài G̣n. Nhân dịp, Bùi Quang Chiêu đă viết một loạt bài trên tờ La Tribune Indochinoise ca ngợi cả ông Gandhi lẫn đường lối cai trị của Anh ở Ấn Độ. Khát vọng của ông là có thể đóng một vai tṛ như Gandhi trong cuộc đấu tranh giành độc lập của Ấn Độ.
Năm 1932, Bùi Quang Chiêu đắc cử Nghị viện Nam kỳ tại Thượng Hội đồng Quốc gia thuộc địa ở Paris. Trong thời gian từ năm 1932 tới 1941, ông Chiêu hoạt động ở Pháp với tư cách Nghị sĩ Đông Dương trong Thượng Hội đồng Quốc gia Pháp.
Bùi Quang Chiêu là một người hoạt động trong nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, công nghệ, văn hóa… lĩnh vực nào ông cũng gặt hái thành công khả quan.
Bên cạnh đó, chí hướng của Bùi Quang Chiêu là muốn mở mang kinh tế nước nhà. Năm 1907, khi đổi về Nam Kỳ làm Thanh tra Nông nghiệp, ông được Toàn quyền Pháp giao quyền quản lư cơ sở tằm tơ, dệt lụa ở Tân Châu. Năm 1913, ông Chiêu trở ra Bắc nghiên cứu vấn đề tơ lụa cho chính phủ Pháp. Vào năm 1913, ông thuyết tŕnh về lụa tại Hội Nghiên cứu Đông Dương (Société des Études Indochinoises). Sau đó, ông được chính thức bổ làm Giám đốc cơ sở sản xuất tơ tằm Tân Châu, lợi tức mỗi năm ước khoảng 4.000 đồng. Nhờ đó các nhà công nghệ địa phương có điều kiện phát triển thương hiệu Tơ lụa Tân Châu.
Tân Châu từng là một trung tâm tơ lụa lớn nhất phía Nam của nước ta, v́ vậy nhắc đến Tân Châu người ta sẽ nghĩ ngay đến nghề nuôi tằm dệt lụa. Lụa Tân Châu nổi tiếng với thương hiệu Lănh Mỹ A được xem là niềm tự hào của người dân Tân Châu. Lụa Tân Châu được xếp vào loại lụa cao cấp, là “nữ hoàng của các loại tơ tằm”.
Mỹ danh “lụa Tân Châu” gắn liền với những cô gái nết na, đảm đang, chăm làm, là niềm tự hào của vùng đất An Giang, đă đi vào văn chương:
Trai nào thanh bằng trai
sông Của
Gái nào thảo
bằng gái Tân Châu
Tháng ngày dệt
lụa trồng dâu
Thờ cha, nuôi
mẹ quản đâu nhọc nhằn…
Ở lĩnh vực văn hóa giáo dục, năm 1923, ông đứng ra vận động thành lập An Nam học đường (sau này Nữ trung học Gia Long) tại Phú Nhuận, Gia Định. Hà Huy Tập từ Bắc vào cũng từng dạy tại trường này, sau trở thành Tổng bí thư đảng Cộng sản Đông Dương.
Bùi Quang Chiêu cũng cổ động cho phong trào Duy Tân của Phan Châu Trinh cũng như phong trào Đông Du của Phan Bội Châu. Ông đă đọc trước mồ cụ Phan Châu Trinh: "Tây Hồ anh ơi, tôi xin thề hy sanh cho chủ nghĩa Pháp Việt đề huề".
Bùi Quang Chiêu cũng là đảng viên đảng Cấp tiến và Xă hội Chủ nghĩa Cấp tiến của Pháp ( Parti Radical et Radical-Socialiste) nên nhân lúc Alexandre Varenne của đảng Xă hội Cấp tiến Pháp được bổ nhiệm làm toàn quyền vào năm 1926 với hứa hẹn cải tổ cai trị ở Đông Dương, Bùi Quang Chiêu lại sang Pháp vận động chính giới Pháp với loạt bài "Pour le Dominion Indochinois" Ông đưa ra "Bản yêu sách 9 điều khoản" gồm:
Đảng Lập Hiến của ông Bùi Quang Chiêu chủ trương tranh đấu ôn hòa bằng nghị trường tương tự như chủ trương cải lương của Phan Chu Trinh, gặp phải sự ngoan cố của chính quyền thực dân không chịu nới rộng quyền tự do cho dân bản xứ, nên không có tiếng vang mạnh mẽ và lâu dài, hầu như chỉ giới hạn trong Nam Kỳ, nên năm 1938 ông buồn bã rời bỏ chính trường vì không làm được những điều ích quốc lợi dân như lòng hằng mong muốn.
Người dân thấy đảng Lập Hiến của ông tuy có chí khí nhưng trên thực tế không có thực lực nên chán nản và có ý nghĩ là ông vẫn thân Pháp hơn thân dân nên dần dần không ủng hộ ông nữa và đảng của ông không được bầu vào những kỳ bầu cử Hội đồng như trước nữa. Đợt trước, mười ứng cử viên đảng Lập Hiến đều đắc cử vào Hội Đồng Quản hạt Nam kỳ, đợt sau chỉ có một người trúng cử. Chính quyền thực dân cũng rất e ngại ông, tìm mọi cách để ngăn chặn và phá phách các hoạt động của ông. Ông và đảng Lập Hiến quả thật mắc vào cảnh, “Bây giờ đất thấp, trời cao / Ăn làm sao, nói làm sao bây giờ?”
Không những đã không được dân chúng tín nhiệm, ngày 29 tháng 9 năm 1945 ở Chợ Đệm ông và một người con trai còn bị lực lượng Việt Minh thủ tiêu với tội làm "tay sai cho thực dân Pháp".
Trong số các con ông, người ta thường nhắc đến bà Henriette Bùi, năm 1927, bà theo học Đại học Y khoa Paris, tốt nghiệp năm 1934 và là nữ bác sĩ Việt Nam đầu tiên, Năm 1935 bà trở về Việt Nam và nhậm chức trưởng khoa hộ sinh ở Chợ Lớn. Tại các bệnh viện, các đồng sự muốn bà mặc áo đầm nhưng bà nhất định vẫn mặc áo dài đi làm. Cũng trong năm 1935, bà lập gia đ́nh với luật sư Vương Quang Nhường, cháu ruột của Thái hậu Từ Dũ, Tiến sĩ Luật khoa đầu tiên của người Việt, một đảng viên Đảng Lập Hiến Đông Dương. Tuy nhiên chỉ không đầy 2 năm sau, hai người ly hôn v́ khác biệt trong cách sống.
Trong thời gian học tại Đại học Paris, bà quen biết với nhiều người Việt đang học tại đây, đặc biệt là một sinh viên trẻ đang theo học ngành cầu đường tại trường Polytechnique là Nguyễn Ngọc Bích, con trai Đốc phủ sứ Nguyễn Ngọc Tương, một giáo tông Cao đài. Gặp nhau lại ở Pháp, ông Bích và bà Heniette sống với nhau như vợ chồng cho đến khi ông qua đời tại Paris năm 1963 vì bệnh ung thư. Bà hành nghề tại Pháp cho tới khi về hưu năm 1976. Bà Henriette mất năm 2012 tại Paris, thọ 107 tuổi. Khi được hỏi về vụ Việt Minh thủ tiêu thân phụ và anh trai, bà tỏ vẻ rất đau lòng nhưng nói, “ Để lịch sử phán xét.”
Một đóng góp đáng kể nữa của nữ bác sĩ Henriette Bùi Quang Chiêu là việc hiến tặng biệt thự của bà ở số 28 đường Testard/Trần Qúy Cáp làm cơ sở cho Phân khoa Đại học Y Khoa Sài G̣n năm 1946. Trường sở này xưa kia là chùa Khải Tường, khởi thủy là một am lá dựng lên năm 1752. Tại đây nhị phi của vua Gia Long là Trần Thị Dung trong khi chạy trốn quân Tây Sơn, ngày 25.5.1791, đã sinh ra hoàng tử Nguyễn Phước Đàm là vua Minh Mạng sau này. Vua Gia Long năm 1804 đã tặng chùa một tượng Phật A Di Đà cao 2.5m bằng gỗ mít sơn son thếp vàng. Năm 1832 vua Minh Mạng đã cho trùng tu, mời các sư tới trụ trì và cấp ruộng vườn. Chùa Khải Tường sau được dùng làm trường con trai và là nơi đào tạo các giáo viên tới năm 1880 thì bị phá bỏ và trường sở dời sang điạ điểm của trường Chasseloup Laubat được xây cất từ năm 1877. Một dinh thự sau đó được xây trên nền chùa Khải Tường và làm nơi cho các quan chức Pháp cư ngụ. Bà Henriette Bùi đã mở một dưỡng đường sản phụ tại đây năm 1940 và tới đầu thập niên 1950 nơi này trở thành trường sở của phân khoa Đại học Y khoa Sài Gòn thuộc trường Đại học Y Dược Hà Nội. Sau hiệp định Geneva, Phân khoa Sài Gòn thống nhất với trường Hà Nội thành Trường Đại Học Y Dược Việt Nam cũng tại địa điểm này. Theo nhà văn Sơn Nam, tấm hoành phi “ Quốc ân Khải Tường Tự” hiện được lưu giữ tại chuà Từ Ân thuộc đường Tân Hóa, quận VI thành phố HCM còn pho tượng Phật được cất tại Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.
CHÚ GIẢI:
- Nhan đề chương này mượn từ hai câu thơ trong Truyện Kiều, “ Bây giờ đất thấp, trời cao / Ăn làm sao, nói làm sao bây giờ?”
- Tài liệu tham khảo: Tư tưởng lập hiến của đảng Lập Hiến của TS Thái Vĩnh Thắng trong tạp chí Nghiên Cứu Lịch Sử.
- Chúng ta từng nghe bài hát phổ nhạc thơ Nguyên Sa, “Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát / Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông” thật ra áo lụa tại miền Nam thời đó là được dệt từ Tân Châu, Châu Đốc do công lao của Bùi Quang Chiêu ra ngoài Bắc nghiên cứu rồi lập cơ sở dệt tại Tân Châu vào thập niên 1910.
- Thật khó tưởng tượng hai ông Bùi Quang Chiêu và Hồ Chí Minh sơ ngộ trên chuyến tàu từ Sài Gòn đi Pháp ngày 5.6.1911 rồi có một ngày tay chân ông Hồ đã giết bố con ông Bùi vào tháng 9.1945 chỉ vì yêu nước không theo đường lối cộng sản. Hai tay đao phủ khét tiếng thời hậu cách mạng, ngoài Bắc là Võ Nguyên Giáp và trong Nam là Trần Văn Giàu.
- Ông Nguyễn Kim Đính là chủ nhiệm đầu tiên của Đông Pháp Thời báo từ lúc khai trương tháng 5.1923 với chủ bút Hồ Văn Trung rồi Trần Huy Liệu với sự cộng tác của Bùi Công Trừng và Bùi Thế Mỹ, có lập trường chống đối với chính quyền thực dân nên được đồng bào ủng hộ nhiệt liệt, mỗi kỳ ấn hành tới 10,000 tờ trong khi tất cả các báo khác ở Sài Gòn số lượng in không qúa 25,000.
Tuy nhiên sau đó vì kinh doanh thua lỗ, từ tháng 10.1927, ông Đính phải nhường lại cho ông Diệp Văn Kỳ – thời đó xin phép ra báo rất khó – với giá 20,000 đồng.(Thời đó giá một lượng vàng là 30 đồng, ông bố vợ là đại điền chủ Sa Đéc phải thế chấp 8 căn nhà ở Sài Gòn) nhưng vẫn tiếp tục làm chủ bút kiêm quản lý..
Bà Nguyễn Thụy Nga, vợ hai Lê Duẩn là con gái một chủ bút Đông Dương Thời báo.
LỜI BÀN CỦA NGUYỄN THƯỢNG VŨ
Chương VI nói về nhân vật Bùi Quang Chiêu, nhân vật Nam Kỳ lớn tuổi hơn Hồ Chí Minh vào khoảng 20 năm.
Chương VI mở đầu với giai thoại cuộc gặp gỡ thân tình giữa Bùi Quang Chiêu và anh phụ bếp Hồ Chí Minh/Văn Ba.
Giai thoại này do Trần Dân Tiên kể lại.
Tôi nghĩ truyện này không xác thực v́ những ai đă đi du lịch bằng tầu thuỷ th́ thấy rơ: Hành khách hạng nhất không bao giờ giáp mặt anh phụ bếp cả.
Phụ bếp làm việc lam lũ, đầu tắt mặt tối, quần áo đầy bụi than, hôi hám v́ suốt ngày nhóm lửa và rửa chén bát.
Không bao giờ Thuyền trưởng cho phép một anh phụ bếp quần áo hôi hám, lên boong tầu, nơi các vị khách hạng nhất mặc đồ lớn, thắt cravat, ngồi hút thuốc lá, uống rượu với nhau.
Bùi Quang Chiêu là một nhân vật cấp tiến, thực tế, tha thiết với đất nước, tranh đấu đ̣i quyền tự lập cho Việt Nam một cách ôn hoà.
Sàigòn có con đường nhỏ Bùi Quang Chiêu, song song với đại lộ Trần Hưng Đạo, gần chợ Bến Thành.
Hồi đó đường Bùi Quang Chiêu là nơi có nhiều sinh viên Huế đến ở tại đó, rồi ngày ngày ra trường Thuốc, trường Dược hay trường Luật đi học.
Nó như là một Đại Học Xá Huế riêng biệt, trước khi Đại Học Xá Minh Mạng trong Chợ Lớn được xây cất.
Đường này có cái tên nữa là Ngơ Hẻm Cá Hấp, tôi không biết từ đâu ra cái tên này.
Trong chương VI, Hoàng Xuân Thảo có nhắc tới BS Henriette Bùi Quang Chiêu, con gái Kỹ Sư Bùi Quang Chiêu, là người nữ bác sĩ y khoa đầu tiên của Miền Nam Việt Nam. BS Henriette Bùi lập gia đ́nh với luật sư Vương Quang Nhường, một trí thức tài ba của Miền Nam.
Sau khi ly dị nhau th́ BS Henriette Bùi Quang Chiêu lập gia đ́nh với ông Kỹ Sư Cầu Cống /Ponts et Chaussées Nguyễn Ngọc Bích, trong khi đó th́ luật sư Vương Quang Nhường lấy cô công chúa 16 tuổi, con út vua Thành Thái và em ruột vua Duy Tân.
Tôi có được gặp Kỹ Sư Cầu Cống Nguyễn Ngọc Bích mấy lần tại bệnh viện Chợ Rấy, ông là bạn thân của GS Trần Quang Đệ, thời cả hai người c̣n là sinh viên tại Paris.
Khi tôi gặp ông th́ ông đang bị Ung thư và thầy Đệ luôn luôn an ủi, vỗ về ông ta, nói là c̣n nước, c̣n tát, tuy nhiên người trí thức như Kỹ Sư Nguyễn Ngọc Bích cũng thừa hiểu là trong đầu thập niên 60, các phương cách điều trị ung thư hết sức thô sơ và gần như là vô hiệu.
GS Trần Quang Đệ cũng cho biết là KS Nguyễn Ngọc Bích là người rất có tài, rất thông minh, có lập trường chống ông Diệm, nên trong nhiều năm chính quyền Ngô Đình Diệm không cấp visa cho ông về Việt Nam.
Trong thời gian tôi làm việc tại Chợ Rẫy, tôi đă thấy nhiều nhân vật lại thăm Thầy Trần Quang Đệ, nhưng chưa thấy ai mà được GS Đệ tiếp đón một cách trân trọng và đầy thân tình như ông KS Nguyễn Ngọc Bích.
Trường Đại Học Y Khoa Sài Gòn tại 28 đường Trần Qúy Cáp, năm 1952