Chương 39
Học tập cải tạo
Những t́nh huống khiến cho Thiếu úy Nguyễn Lương, giờ đây đă được giải ngũ ra khỏi binh chủng TQLC v́ lư do sức khỏe, tránh được các kinh hoàng và vất vả trong trại cải tạo, chắc là do giấy tờ bị lẫn lộn hơn là do ḷng tốt của bọn xâm lược Bắc Việt. Tài năng riêng của Lương đă biết "tháu cáy" và làm cho mọi chuyện ăn khớp với nhau trong trường hợp của ḿnh hẳn cũng đă giúp cho anh khá nhiều.
Mạng lưới an sinh xă hội lâu nay vẫn trả cho các thương phế binh VNCH một số tiền hưu bổng nhỏ hàng tháng để giúp đỡ họ cho đến cuối tháng 4/1975 đă chấm dứt với sự cưỡng chế của Cộng sản. Sẽ không c̣n chuyện dành một ghế trong nhà trường cho con cái của những người đă từng hy sinh quá nhiều cho đất nước VNCH giờ đây đă không c̣n nữa. Những ông chủ mới cảm thấy họ không có trách nhiệm phải "thưởng" cho những ai đă từng chống lại họ.
Giống như trường hợp những người khác phải ra tŕnh diện để đi học tập cải tạo vào tháng 5, Lương có thể đi với nhóm thứ nhất v́ cấp bậc của anh, mặc dù có chút lo lắng là ngay cả các sĩ quan cấp thấp hay hạ sĩ quan nhưng nếu thuộc các đơn vị ưu tú của chế độ cũ như TQLC, Biệt Động Quân, Nhẩy Dù th́ họ vẫn có thể bị tách riêng ra để bị trả thù riêng và họ sẽ đi lâu hơn là ba ngày mà bọn chủ mới tuyên bố.
Sự hỗn loạn về thủ tục hành chánh cần phải chỉnh đốn trong các tuần lễ sau ngày Sài G̣n bị thất thủ đă có lợi cho anh cựu sĩ quan trẻ TQLC Việt Nam. Khi Lương ra tŕnh diện, anh nói với tay cán bộ cấp thấp phụ trách giấy tờ rằng công việc của anh tại nhà máy điện Biên Ḥa rất quan trọng. Nếu Lương phải đi cải tạo th́ toàn thành phố Biên Ḥa có thể sẽ bị mất điện; và điều đó có thể sẽ làm tất cả mọi người không vui, kể cả Cộng sản.
Dĩ nhiên là nhà máy điện sẽ vẫn hoạt động dù không có sự hiện diện của Lương. Nhưng cái tay cán bộ cấp thấp này đâu có biết điều đó. Hắn đâu có phải là kỹ sư. Và may mắn cho Lương là hắn cũng sợ không dám làm mất ḷng cấp trên và đồng thời cũng không muốn chứng tỏ cho tay TQLC này là ḿnh không có quyền hành ǵ cả. Cả hai t́nh huống đều có thể làm cho hắn bị mất mặt đáng kể.
Và v́ vậy Lương đă tránh được sự nhục nhă và khổ sở của mọi trại tù cải tạo. Đơn giản là như vậy. Không may là ngay sau đó nhà máy ở Biên Ḥa có ban lănh đạo mới ‒ ban lănh đạo Cộng sản. Ban điều hành mới không có chỗ cho một cựu TQLC, do đó Lương bị cho nghỉ việc. Tuy nhiên anh cảm thấy c̣n may mắn là không bao lâu sau đó, anh đă t́m được một công việc kỹ thuật trong một hăng làm nước đá không xa nhà lắm tại Biên Ḥa. Ít nhất là anh đă có một cái nghề trong thiên đường xă hội mới này. Vị Tiểu đoàn trưởng của anh th́ không được may mắn như vậy.
B̀NH C̉N SỐNG HAY ĐĂ CHẾT?
Nơi dừng chân đầu tiên của B́nh mà sau này là khởi điểm của một chuỗi thời gian vô hạn định học tập cải tạo và bị trả thù là Long Khánh gần Sài G̣n. Vào thời điểm c̣n sớm này, sự thống trị và kiểm soát của Cộng sản chưa hoàn tất, và trong những ngày đầu tiên Cầm vẫn có thể nhờ vả bạn bè và người quen có đường dây ở trong và chung quanh khu vực các sĩ quan VNCH đang bị giam giữ. Những người đàn ông và phụ nữ bán hàng rong, tài xế xích lô hay làm ǵ đi chăng nữa, đều sẵn ḷng lén lút đưa tin tức về cho các bà vợ, gia đ́nh và người nhà biết là các ông chồng vẫn b́nh an.
Từ Long Khánh, B́nh và nhóm của anh lặng lẽ bị đưa ngay qua trại Suối Máu tại Biên Ḥa trong đêm khuya. Cái tên tiền định "Suối Máu" dường như muốn báo hiệu những điềm không lành sắp xẩy ra. Nhóm của B́nh gồm các cựu sĩ quan VNCH, hầu hết là Đại úy, Thiếu tá và Trung tá bị giam tại đây trong khoảng hai tháng. Ngay tại Suối Máu, nhờ những người dân tốt bụng nói trên, Cầm vẫn có khả năng lén đưa tin và theo dơi được phần nào số phận của chồng.
Chính tại Suối Máu th́ chính sách "kiểm soát bằng bao tử" được triệt để áp dụng và thực hành. Các tù nhân sẽ ít có khả năng gây ra chuyện lộn xộn, khó trốn trại hơn và không chống cự nhiều một khi sức khỏe của họ bị suy giảm trầm trọng.
Trước khi cuộc chiến chấm dứt, B́nh cân nặng gọn ghẽ đúng 60 kí lô. Tuy nhiên trong ṿng một năm bị giam cầm, cơ thể anh đă mất đi khoảng một phần ba trọng lượng, giống như hầu hết mọi tù nhân khác.
Cuộc sống trong và chung quanh Sài G̣n đối với Cầm và những ai chưa trốn thoát để gia nhập cộng đồng thứ hai tại hải ngoại, hoặc những người bị bắt đi học tập cải tạo là một sự thích ứng hết sức khó khăn khi thời gian dần trôi qua, tháng 5 trở thành tháng 6 rồi qua tháng 7. Sau khi bọn Bắc Việt nhanh chóng củng cố quyền lực mới và nắm giữ hết của cải vật chất giờ trở thành của riêng bọn chúng để rồi tịch thu, các sinh hoạt buôn bán và đời sống b́nh thường hầu như là bị tan biến đi vào khoảng không. Giai cấp trung lưu và ngay cả những người khá giả trước kia nay đều trở thành nghèo khổ và túng thiếu. Để sống c̣n, người dân b́nh thường buộc ḷng phải bán đi đồ đạc và những thứ quư giá của họ. Sài G̣n đă trở thành, theo lối nói của Mỹ, một cái chợ trời vĩ đại mà bọn chủ Bắc Việt có lợi thế nhất để thu mua với giá rẻ mạt.
Cái nền văn hóa hoang tưởng đặc thù của mọi chế độ toàn trị sớm được biểu lộ ra sẽ lập đi lập lại và tiếp tục măi măi. Trong trạm dừng chân đầu tiên của B́nh và những người khác, tưởng chừng là để thông qua "30 ngày học tập cải tạo," tất cả các sĩ quan chế độ cũ trong nhóm của anh đều phải viết bản tự khai chi tiết gia phả từ hai đời trước.
Cộng sản tuyên truyền kết án họ những tội ác vô lư, ngoài chuyện đă chống đối phe thắng cuộc, về những thứ mà chỉ có bọn Cộng sản mới có thể tưởng tượng ra nổi. B́nh và những người khác vẫn c̣n kinh hoàng trước toàn bộ tiến tŕnh đă lấy đi sự tự do của họ. Các sĩ quan VNCH đều ngạc nhiên "Bộ bọn này thực sự tin vào những điều chúng đang nói hay sao?"
Có rất nhiều điều nhận xét và các câu hỏi khảo cung của bọn cán bộ đă chứng tỏ một sự kém hiểu biết và xa rời thực tế một cách cùng cực, ít nhất là cái thực tế mà những người miền Nam bị tù đày đă từng trải qua. Mao Trạch Đông từ nhiều năm trước đă tuyên bố cái điều mà bây giờ B́nh thấy rất đúng: "Quyền lực chính trị phát sinh từ ṇng súng." Bọn Cộng sản có súng, do đó chân lư của bọn chúng mới đáng kể. Có một câu hỏi, hay một lời kết án mà bọn chúng cứ lập đi lập lại, theo nhiều kiểu và phương cách khác nhau: "Anh đă làm ǵ cho CIA?"
Tất cả mọi người đều bị buộc tội là đă phục vụ cho cái công cụ tư bản độc ác, bất chính, toàn diện và toàn năng. Nếu thực sự cơ quan CIA Hoa Kỳ có được một phần nhỏ bé quyền lực mà bọn cán bộ gán cho th́ chắc Cộng sản đă bị đánh bại từ trước năm 1954 rồi.
B́nh dành thời gian viết xuống giấy tất cả những điều họ yêu cầu và cố gắng không tiết lộ ǵ nhiều. Tuy nhiên mặc dù anh có viết cách ǵ đi chăng nữa, họ vẫn không bằng ḷng v́ những lư do nào đó mà chẳng có cái nào chính đáng cả. "Anh phải viết lại... và lần này viết thêm điều này..." Thật là không thể nào hiểu nổi cái bọn chủ mới này muốn cái ǵ, mặc dù ai cũng nói bằng tiếng Việt. Cách nói của bọn Cộng sản thật vô nghĩa đối với những người miền Nam vốn có tính hợp lư. Những từ ngữ như "phản động, đồi trụy, tư sản, tiểu tư sản, tư sản mại bản, côn đồ, ngụy ḥa..." vân vân và vân vân không mang một ư nghĩa nào hết. B́nh không biết một chút ǵ về những chữ này bao giờ. Tuy vậy, thật bất hạnh là anh và hàng trăm ngàn người khác sẽ có thừa thời gian để mà học tập thêm.
Sau cùng th́ B́nh đă vượt qua được cái rào cản đầu tiên đặt trước mặt anh, không phải bằng cách viết những điều ǵ chúng muốn, mà bằng cách viết lại bản tự khai thật nhỏ đến nỗi phải cần kính phóng đại mới đọc nổi tuồng chữ. Tên cán bộ bị anh chọc tức bằng cách đó, khi anh đưa bản viết đă chán quá xua tay với gương mặt cáu kỉnh. Đó là chiến thắng đầu tiên của B́nh đối với bọn cai tù.
Qua những ǵ B́nh và những tù nhân khác đă trải qua, th́ vẫn chưa có thư từ liên lạc chính thức giữa họ với gia đ́nh. Nếu không nhờ khả năng sử dụng "gián điệp" và "tay trong" tại Long Khánh và Suối Máu th́ Cầm đă không biết được tăm tích của chồng. Tuy nhiên sau khi B́nh bị chuyển trại đi khỏi Suối Máu th́ những cố gắng truy t́m tin chồng của Cầm, dù chỉ để biết được một chút manh mối mơ hồ nhất, đều va phải bức tường câm lặng.
Từ lâu nổi tiếng là bậc thầy về ngụy trang và hành động lén lút, bọn Cộng sản cũng tài t́nh không kém trong phương pháp di chuyển tù binh. Trong một đêm hoàn toàn tối đen từ trại Suối Máu, các tù nhân bị đưa lên xe vận tải bít bùng mang ra bờ biển, bỏ lên tầu biển được phủ kín và chở ra Bắc. Thực phẩm th́ ít ỏi và không có các phương tiện vệ sinh, do đó B́nh và những người khác luôn luôn bị đói, nhất là bị say sóng và luôn khát nước, họ buộc phải tiểu tiện cũng như đại tiện ngay tại chỗ bị giam cầm. Sau hai ngày ba đêm, chiếc tầu cặp Bến Thủy gần Hải Pḥng.
Từ trong hầm tầu lúc này hết sức dơ dáy, các tù nhân bị bắt phải đi bộ đến những toa xe lửa chở hàng thô sơ sẽ mang họ đến địa điểm cuối cùng. Dọc theo con lộ ngắn ngủi đó, dân địa phương đổ ra đường mắng chửi họ, có người thậm chí ném đá vào họ nữa. B́nh không chắc là đám đông đó tự ư hành động hay phải làm theo lệnh của chính quyền. Dù sao anh cũng chẳng để cho chuyện đó làm bận tâm anh.
Ngoại trừ điểm khác biệt là tất cả mọi người tham dự đều là người Việt Nam với nhau, toàn bộ cuộc hành tŕnh từ con tầu đến toa xe lửa đă làm B́nh nhớ lại một cuốn phim rẻ tiền nào đó về thế chiến thứ II khi những người Do Thái bị đưa đến các trại tập trung; và nhóm người của anh bây giờ đóng vai các nạn nhân Do Thái. Những toa xe lửa làm bằng gỗ, được đẽo gọt hết sức thô kệch và sơ sài. Nếu không có một vài miếng ván đă bị lột mất th́ không hề có chỗ thông gió cho những tù nhân bị xếp như cá ṃi trong đó. Mặc dù vậy, có hai người trong toa xe của B́nh đă bị chết ngạt trên lộ tŕnh lên đến vùng núi của Yên Bái.
Trên thực tế, Yên Bái gồm một dăy các trại giam khác nhau. Nằm trên núi, vào khoảng 120 cây số về phía Tây Bắc của Hà Nội, Yên Bái cũng cách biên giới Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc một khoảng tương tự. B́nh không chắc lắm nhưng được nghe là có vào khoảng từ 60 đến 80 trại giam trong toàn vùng. Cái trại tù mà sẽ trở thành nhà "mới" của anh cũng nhốt thêm 442 người khác nữa. Khi họ đến, trại giam đang được xây dựng dở dang, do đó các tù nhân có nhiệm vụ phải hoàn tất nó.
Những cơ hội để trốn thoát rất hiếm hoi. Các tù nhân đều bị giữ ở mức gần chết đói với số lượng thực phẩm hẩm hiu và thiếu thốn để không ai c̣n sức chạy trốn được xa. Ngoài ra, các điều kiện như địa thế hiểm trở, dân chúng địa phương th́ đă bị tuyên truyền cẩn thận do đó lúc nào cũng sẵn sàng chỉ điểm những người bỏ trốn, và vị trí ở gần những trại giam khác trong đó bọn lính canh sẽ vui mừng nếu bắn chết được tù nhân nào trốn thoát đi đă làm cho bọn cai ngục có nhiều lợi thế hơn.
Có tất cả 443 tù nhân trong trại giam Yên Bái bây giờ là chỗ ở của B́nh. Tất cả những người khác mang cấp bậc từ Đại úy đến Trung tá, với thâm niên quân vụ từ 5 đến 15 năm. Đối với bọn Cộng sản th́ những sĩ quan VNCH nhà nghề này thuộc loại kẻ thù nguy hiểm nhất của chúng.
Yên Bái là một doanh trại quân đội, có nghĩa là bọn cai quản thuộc thành phần bộ đội. Trong một phạm vi giới hạn nào đó, nơi đây vẫn c̣n sự lịch sự tối thiểu giữa người lính với nhau và một chút nể nang giữa cai tù và tù nhân. Bọn bộ đội được dùng để cai quản các trại giam Cộng Sản khó là bọn giỏi, sáng giá nhất và chắc chắn không thuộc vào loại ưu tú. Nhiều cai tù chỉ vào khoảng 14, 15 hay 16 tuổi. Cũng thế, bọn cán bộ được mang tới để lănh phần "học tập cải tạo" trong trại hầu như không biết chữ và dường như chỉ biết làm loa kèn để "phóng thanh" lại những điều đă được chỉ bảo.
Một ngày tiêu biểu đối với B́nh và 442 người khác bắt đầu vào lúc 5 giờ sáng. Các tù nhân được phép có một thời gian tối thiểu để làm vệ sinh và ăn điểm tâm qua loa trước khi bắt đầu một ngày 12 tiếng đồng hồ lao động. Thực phẩm được cung cấp hết sức đạm bạc. Nếu có canh th́ căn bản chỉ là nước nóng, muối hột và chút rau nếu có, được thả vào trong đó. Hầu hết gạo được phát cho tù nhân nghe nói là được lấy từ những kho cất dấu của quân Bắc Việt dọc theo đường ṃn Hồ Chí Minh; do đó thường bị mục nát, cũ hay bị ẩm mốc v́ thời gian và khí hậu. Chất đạm hầu như không có và số lượng trái cây, rau cải hay thông thường hơn là khoai lang tùy thuộc vào những ǵ tù nhân được cho phép trồng hay lượm hái trong rừng khi đi lao động. Do đó, việc tăng cường chế độ ăn uống bằng cách "cải thiện" trở thành một nhu cầu cần thiết. Thằn lằn, ếch nhái, côn trùng, chuột nhắt, chuột cống, rắn rít, tất cả những con ǵ "nhúc nhích" bắt được đều bị giết và tiêu thụ một cách điên dại. Sự đói khát đă khiến cho con người thay đổi các tiêu chuẩn về sự ngon miệng.
Các vấn đề về sức khỏe đă làm khổ sở tù nhân. Kiết lỵ và tiêu chảy là những bệnh tật phổ biến thỉnh thoảng có thể ‒ và điều này đă xẩy ra ‒ dẫn đến cái chết v́ số lượng thuốc men điều trị gần như là không có. Đôi khi việc dựa vào các phương thuốc cây cỏ tại địa phương cũng phần nào có hiệu quả. Trong trường hợp có người bị thương, ngay cả những vết thương nếu không bị giam cầm hay trước khi Cộng sản nắm quyền chỉ cần một cuộc giải phẫu nhỏ, th́ nay có nguy cơ bị nhiễm trùng đáng kể và dẫn đến tử vong. Nếu một tù nhân cần đến một cuộc giải phẫu lớn th́ coi như là anh ta sẽ chết. Không có chuyện gây mê và được biết là có vài cuộc giải phẫu được thực hiện chỉ bằng dao cạo mà thôi. Những vấn đề tâm lư cũng có tác động xấu giống như các khó khăn về thể chất mà các tù nhân phải chịu đựng, hay c̣n tệ hơn nữa. Các trường hợp bị suy sụp tinh thần và trạng thái bị cô lập không được điều trị một cách thích đáng. Nhiều người bị thiệt mạng v́ các chứng bệnh không bao giờ được chẩn đoán rơ ràng. Đối với những người sống sót, họ sẽ mang theo suốt đời những vết thương tâm lư do học tập cải tạo gây ra.
Tùy theo sự phân công hàng ngày trong trại của B́nh tại Yên Bái, thường có nghĩa là vào rừng lao động, các tù nhân được phát cho những dụng cụ và đồ trang bị phù hợp cho từng công việc riêng biệt. Vào cuối ngày th́ các dụng cụ được kiểm kê cẩn thận để bảo đảm là chúng sẽ không được sử dụng cho các âm mưu trốn trại. Nếu có một thứ nào đó bị mất hay bị thiếu th́ họ sẽ bị trừng phạt ngay lập tức. Những tù nhân trong các toán đi lao động trong khu rừng rậm Yên Bái thường không bị canh chừng v́ những cơ hội để trốn trại hoàn toàn không có. Chính trong một toán bốn người như thường lệ đó mà B́nh và các đồng đội đă gặp một t́nh huống may mắn, một sự chiến thắng hiếm có giúp cho họ có khả năng đi tiếp cuộc hành tŕnh dài, gian nan đầy đau khổ, đói khát và buồn tẻ.
Trong một ngày không có ǵ khác lạ so với chuỗi ngày dài trước đó trong năm đầu tiên tại Yên Bái, B́nh thuộc vào một nhóm bốn người không bị canh chừng phải đi đốn cây trong rừng. Đột nhiên một người trong toán phát hiện ra xác một con bê mới vừa chết. Lập tức bốn sĩ quan VNCH đang đói khát lùng kiếm chung quanh xem có ai có thể là chủ của con bê này, và sau đó th́ họ thấy đúng là họ có thể nhận con vật này là của họ. Gần đó có một con suối mát chảy trong rừng. Cả nhóm nhanh chóng t́m ra một phương cách là dấu xác con bê dưới ḍng suối lạnh. Bằng cách này họ có thể xẻ con vật lấy từng miếng thịt quư giá và kéo dài được thời gian tiêu thụ nó càng lâu càng tốt. Trong gần một tháng trời, cả bốn người giữ bí mật tuyệt đối và hàng ngày trở lại để xẻ từng miếng thịt ăn sống. Do lúc nào cũng đói triền miên nên B́nh cảm thấy nó ngon như mọi thứ khác mà anh đă từng ăn trong hai chặng đời trước của anh tại Virginia và San Francisco.
Mặc dù ngu dốt và quê mùa nhưng bọn lính canh và cán bộ của trại giam B́nh vẫn có súng, và do đó vẫn có quyền hành. Cơn đói kinh niên đă làm cho các tù nhân hoàn toàn bị thụ động. Thỉnh thoảng nếu có một tên lính canh hay cán bộ mới nào đó có tính nóng nẩy hung bạo một cách trẻ con xuất hiện và biểu lộ sự tàn ác ra th́ cũng chẳng làm cho tù nhân nào ngạc nhiên cả.
Nhằm gây chia rẽ và xích mích giữa các tù nhân với nhau, sau một ngày làm việc có một tên cán bộ đến trước một tù nhân và tuyên bố trước mặt mọi người: "Cái anh này, hôm nay anh đă lao động tốt và chứng tỏ đă học tập tốt. Chúng tôi thưởng cho anh con vịt này để mà ăn. Anh phải chia nó cho 442 người khác đấy. Anh báo cáo lại cho chúng tôi biết đă chia như thế nào..." Con vịt trong trường hợp này ốm tong ốm teo. Điều này chỉ làm cho B́nh và những người khác càng căm giận bọn lính canh thêm mà thôi.
Mặc dù ngày lao động tiêu biểu của tù nhân chấm dứt vào khoảng 5 giờ rưỡi chiều nhưng một ngày thực sự của họ c̣n lâu mới xong. Sau khi các dụng cụ và đồ trang bị được trả lại và kiểm kê đầy đủ th́ các tù nhân được ăn một bữa cơm chiều vội vă và đạm bạc. Tiếp theo đó là hai tiếng đồng hồ mỗi ngày đầy đau khổ và nhàm chán học tập cải tạo. Trong suốt hai giờ đó, các tù nhân bị bọn cán bộ nhồi nhét những điều mà chúng được chỉ thị phải làm.
Trong mọi nền văn hóa Á châu chưa bị tiêm nhiễm bởi tư tưởng Cộng sản vẫn luôn luôn có sự tôn trọng và thờ kính truyền thống đối với những vị trưởng lăo. Ngược lại th́ những người c̣n trẻ chưa thành nhân dưới mắt các bậc bô lăo thường không được coi trọng lắm. Do đó mà các cựu sĩ quan VNCH, đa số tốt nghiệp đại học, cảm thấy vô lư và trơ trẽn khi phải ngồi nghe những bài lên lớp của những kẻ có khi không thể nói là đă thành nhân được. Huống chi là nghe cái đám con nít ngu ngốc này. Họ cũng rất bực ḿnh khi phải nghe những điều họ biết không hẳn là dối trá nhưng hoàn toàn sai lạc như cái kiểu thay trắng đổi đen, ngày biến thành đêm. Nhưng bọn chúng có uy quyền, và có súng trong tay. Các tù nhân đành phải ngồi đó mà nghe thôi.
Có lần một tên cán bộ kể lại câu chuyện bằng cách nào mà Không quân Cách Mạng đă đánh bại được người Mỹ. (Hắn nói là máy bay ta tắt máy núp trong các đám mây chờ máy bay đế quốc bay qua là nhào ra bắn hạ) (*). Trong câu chuyện hoang đường này, rơ ràng là tên cán bộ không biết phi cơ bay như thế nào và cả trọng lực là cái ǵ nữa. Thường th́, và đây là trước khi cuộc chiến năm 1979 với Trung Cộng xẩy ra, tên cán bộ giảng giải là ba quốc gia hùng mạnh nhất thế giới là Liên Xô, Việt Nam và Trung Cộng, theo thứ tự đó. Rất nhiều lần các tù nhân đang ngồi vỗ tay như sấm hoan hô tên cán bộ một cách nhiệt thành, nhất là sau khi hắn tuyên bố rơ ràng là "bố láo" như vậy. Bọn cán bộ thường ngu xuẩn và quê mùa để có thể nhận ra sự sỉ nhục và mỉa mai; nhận ra là các tù nhân đang chế diễu chúng, thực sự là chế nhạo bọn chúng một cách nhiệt t́nh. Đó là những sự chiến thắng nhỏ bé, nhưng dù sao cũng là thắng lợi để cho các tù nhân giữ được tinh thần vững mạnh và đủ khả năng chịu đựng tất cả những sự bất nhân đổ lên đầu họ.
Một sự lợi ích bất ngờ của t́nh trạng sống trong một trạng thái thường trực chết dở v́ đói và sự yếu đuối từ đó sinh ra là thỉnh thoảng nó làm tê liệt đi các cảm giác của con người. Nếu một người nào đó, cho dù nam hay nữ, phải tập trung tất cả, hay gần như tất cả năng lực để chỉ mà sống c̣n không thôi th́ sẽ không c̣n hơi sức đâu mà suy tư về những điều đă bị mất, hay sự xa cách người thân. Dù chỉ là đôi lúc. Mỗi ngày là một sự tranh đấu để sống sót. Mỗi ngày qua đi mà c̣n sống tức là một chiến thắng với bọn cai tù. Tuy nhiên vẫn có những giây phút chỉ thuộc riêng về B́nh mà không ai khác khi anh nghĩ về người vợ xinh đẹp và cô con gái bé nhỏ của anh. Mặc dù đă mệt mỏi và yếu ớt như chưa bao giờ bị như vậy, B́nh không hề mất niềm hi vọng là một ngày nào đó anh sẽ được đoàn tụ lại với họ. Anh sẽ không bao giờ đầu hàng. Bọn Cộng sản chưa bao giờ đánh bại được anh ngoài mặt trận b́nh thường. Chúng không thể thắng anh bây giờ được. B́nh sẽ không bao giờ mất hi vọng. Không bao giờ.
TRỞ LẠI SÀI G̉N
Khi B́nh đă bị bắt đi xa và ngay cả trước khi Cầm bặt tin anh, đời sống đă trở qua một bước ngoặt khó khăn hơn nhiều. Giống như hầu hết các bà vợ khác của hàng trăm ngàn ông chồng đă bị mất tích một cách bí mật, gánh nặng rơi xuống vai các phụ nữ để lo cho con cái và gia đ́nh. Và cũng đồng cảnh ngộ như các bà vợ sĩ quan VNCH khác, Cầm và con gái đă bị bọn lính Bắc Việt cướp mất nhà cửa. May mắn là nàng vẫn c̣n có thể trở về sống với mẹ ruột.
Trước khi phải giao nhà, Cầm đă bắt đầu bán đi những của cải trước kia thuộc về họ. Tất cả mọi thứ. Mọi đồ vật, ngoại trừ một vài cuốn an-bum gia đ́nh rất quan trọng để chứng tỏ là họ đă từng sống trước kia, chứng tỏ là B́nh đă từng có mặt mặc dù bây giờ anh đă ra đi. Cầm bán tất cả, gần như là tất cả các của cải mà họ từng có, cho khách mua với giá rẻ mạt. Nhiều người trong số đó, hầu như tất cả người mua là bọn Bắc kỳ mắt trợn tṛn ngạc nhiên với những món tiện nghi tầm thường nhất. Cầm rất đau khổ phải bán đi quần áo, dụng cụ bếp núc, nồi niêu xoong chảo, bàn ghế trong nhà, tất cả mọi thứ. Nhưng nàng và con gái cần phải có miếng ăn. Hàng xóm Cầm cũng vậy. "Bọn Bắc kỳ này mua những thứ này mang đi đâu vậy?" Câu trả lời hết sức đơn giản. Chúng mang về lại miền Bắc. Mặc dù cơn bàng hoàng và sự đau khổ đă làm cho họ ban đầu không nghĩ ra nhưng những người miền Nam bị tước đoạt của cải cũng sẽ có ngày biết rằng ít nhất bọn Bắc Việt sẽ bị buộc phải công nhận sự dối trá vĩ đại của "Cách Mạng." Miền Nam Việt Nam, tương đối mà nói, có đầy dẫy vật chất trong khi Bắc Việt th́ chẳng có thứ ǵ cả. Cộng sản đă không mang lại điều ǵ trong những năm tháng hy sinh ngoại trừ là từ nay họ có thể ăn cắp của những người đă vất vả lao động để tạo dựng ra những thứ cho chính họ.
Sau khi đă về lại ở với mẹ, Cầm chăm sóc cho con gái và làm việc bẩy ngày một tuần: bán bánh chưng mà nàng làm lấy ở nhà, hay buôn đi bán lại những mặt hàng mua ở chỗ này bán lại chỗ kia để kiếm một số lời nhỏ nhoi. Hàng ngày như vậy, sáng trưa chiều tối. Hàng ngàn và hàng ngàn, hàng trăm ngàn người phụ nữ khác cũng bị lâm vào t́nh trạng như vậy. Các ông bà nội ngoại phải trông nom đám cháu để các bà mẹ có thể làm những việc họ cần phải làm.
Buổi tối khi nào rảnh th́ Cầm ôm con trong ḷng và họ ngồi chung xem lại những cuốn an-bum gia đ́nh. Hàng đêm Cầm thích thú kể cho con nghe các câu chuyện về cha trong khi họ lật từng trang ít ỏi của những kỷ niệm tuyệt vời mà Ngọc, đặc biệt trong những năm đầu tiên khi B́nh vắng mặt, không hề biết hay nhớ điều ǵ cả. Nhưng Cầm cảm thấy rất quan trọng là con nàng phải hiểu rằng đă có một người cha luôn luôn thương yêu họ, mặc dù Cầm không biết là cha của Ngọc có c̣n sống hay đă chết rồi.
TOÀN CẢNH VỀ SÀI G̉N VÀ VIỆT NAM
Sự cưỡng chiếm miền Nam của Bắc Việt thực sự bắt đầu sau khi chiến sự chính thức chấm dứt vào ngày 30/4/1975. Bọn Cộng sản chứng tỏ ngay tức khắc là chúng đánh nhau giỏi bội phần hơn là quản lư chính quyền và xă hội. Công tác tịch thu của cải vật chất công cộng và tư nhân thuộc về người miền Nam đă được tiến hành liên tục và hàng hóa được vội vă tải về miền Bắc cho những người lâu nay không ngờ miền Nam lại giàu có đến như vậy. Giờ đây những của cải này thuộc về bọn chúng. Tin tức về những người đi tù cải tạo th́ không nghe nói ǵ đến. Trong khi đó th́ các chính sách mới do nhà nước ban hành ra chỉ làm cho dân thêm khổ sở và đau thương.
Trong chớp mắt, tất cả tài sản giờ đây thuộc về nhà nước. Nếu các nông dân có nông phẩm muốn bán được trồng trên những mảnh đất bây giờ không c̣n thuộc về họ nữa th́ phải bán cho nhà nước. Nếu ngược lại họ muốn mua hàng hóa ‒ một cách chính thức ‒ th́ phải mua trong những cửa hàng quốc doanh. Mọi thứ bán ra đều có giá "chính thức" và mọi người đi làm đều được hưởng một mức lương "chính thức." Các nhu yếu phẩm cần thiết cho đời sống của người dân bị hạn chế. Tất cả sự sắp xếp này làm khan hiếm đi mọi thứ có giá trị và chợ đen đă nở rộ ra khắp nơi nhằm đáp ứng nhu cầu của những người dân đói khát và bị mất của. Sự đau khổ tràn lan.
Điều chứng minh thêm nữa rằng đây là một cuộc xâm lăng chứ không phải giải phóng là ngay cả bọn Cộng sản miền Nam, thành viên cũ của "Mặt Trận Giải Phóng" tức bọn "Việt Cộng" cũ cũng bị đào thải đi như loại công dân hạng nh́ và không cần thiết nữa. Một số lại c̣n bị bắt đi theo những toán học tập cải tạo nữa. Tất cả những người miền Nam trước kia thuộc thành phần tích cực đối lập với chính phủ Thiệu, cho dù là đảng viên Cộng sản hay chỉ thuần túy chống chính phủ; những người đă nỗ lực phá hoại và thúc đẩy sự sụp đổ của chính đất nước họ cũng đều bị đối xử một cách khinh rẻ không kém những người lâu nay trung thành với chế độ Sài G̣n hay thuộc thành phần thờ ơ. Sự khác biệt lớn nhất giờ đây là chẳng có kư giả hay phóng viên nhiếp ảnh nào để ghi lại các chuyện vi phạm nhân quyền mới này. Nói cho cùng họ nào có nhân quyền ǵ nữa? Đối với những người lâu nay kiên quyết chống cộng th́ đây chỉ là một niềm an ủi vô nghĩa, cay đắng và không đáng kể.
Nhằm làm cho cuộc xâm lăng trọn vẹn hơn, dưới danh nghĩa trừng phạt những người đầu cơ và tích trữ hàng hóa, nhà nước ban hành chính sách đổi tiền vào tháng 9/1975. Người dân miền Nam chỉ được đổi một lượng nhỏ tiền cũ của họ qua tiền miền Bắc. Tất cả số lượng trên mức ấn định của nhà nước đều không có giá trị. Đối với những công dân dành dụm được chút tiền bạc thuộc chế độ cũ, nếu vượt quá số lượng nhỏ nhoi được phép đổi th́ giờ đây số tiền dư này đều trở thành vô giá trị. Nếu ai sở hữu quá nhiều tiền cũ cũng bị đánh giá là thuộc thành phần bóc lột, tham lam và tư bản xấu xa. Những người bị ảnh hưởng nặng nhất trong cuộc đổi tiền lần đầu tiên này là giới người Hoa địa phương đă qua bao nhiêu năm trời làm chủ ngành thương mại của miền Nam.
Cùng với việc cải cách tiền tệ, nhà nước mới bắt đầu chính sách cưỡng bức di dân ra khỏi thành phố Sài G̣n đă quá chật chội, theo lối đặc trưng của Cộng sản, đến những nơi gọi là "Vùng Kinh Tế Mới." Những người bị gởi đi vùng kinh tế mới bao gồm dân thất nghiệp, không có việc làm thích hợp và những thành phần bị đánh giá là không cần thiết cho các ông chủ mới. Một số vùng kinh tế mới là những khu vực đă bị nhiễm nặng chất độc màu da cam. Sự tác hại lên sức khỏe của những người đó bắt đầu được thể hiện qua số lượng gia tăng dị tật bẩm sinh trong nhóm trẻ em sinh ra. Trong những vùng có sự tập trung cao các loại bom đạn chưa nổ th́ không hiếm trường hợp người dân bị buộc phải tháo gỡ ḿn và bom bằng đôi tay trần của họ. Những vùng kinh tế mới khác th́ thường là những dải đất mênh mông đă được đánh giá từ lâu là vô dụng và không có giá trị kinh tế. V́ mọi giá cả, tính thực dụng và các qui luật kinh tế tự do không c̣n được đếm xỉa đến nữa trong quá tŕnh quyết định, những người dân khốn khổ bị cưỡng chế đi kinh tế mới phải phá rừng trồng lúa tại những nơi không thích hợp để trồng lúa, biến sỏi đá thành cơm và chuyển nước dơ thành rượu ngọt.
Cùng lúc với bọn Cộng sản đang cố gắng áp đặt trật tự mới th́ hàng ngàn và hàng ngàn người dân bắt đầu cuộc hành tŕnh bỏ nước ra đi. Mặc dù cộng đồng hải ngoại thứ hai đă xuất hiện từ trước ngày 30 tháng 4 và Hải quân Hoa Kỳ đă cứu vớt hơn 30 chục ngàn dân thường trong khoảng thời gian từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 5, một từ ngữ mới sắp sửa được toàn thế giới biết đến, đó là: "Thuyền nhân."
Hiện tượng "thuyền nhân" gồm những người đă bỏ nước ra đi từ trước khi cuộc chiến chấm dứt cho đến cuối thập niên 1980 qua đầu thập niên 1990 đă tước đi khỏi đất nước một tỉ lệ lớn các công dân giỏi nhất và chắc chắn là những người dũng cảm nhất. Những người chọn ĺa bỏ nơi chôn nhau cắt rốn, sau khi đă mua chuộc và hối lộ thành công lộ tŕnh dứt bỏ mảnh đất của tổ tiên, đă bị buộc phải đương đầu với những sự nguy hiểm khi vượt biển cả, khả năng bị cưỡng hiếp, bị giết, bị trấn lột bởi những tên cướp biển đông như kiến đang chờ chực ngoài ven biển và một loạt các điều bất ngờ khác. Sẽ không bao giờ có con số chính xác những người đă bỏ mạng trong nỗ lực đi t́m một cuộc sống không có Cộng sản, nhưng người ta tin rằng đă có hơn hai triệu người t́m được tự do. Tỉ lệ lớn nhất của những người ra đi là những người cuối cùng được định cư tại Hoa Kỳ. Sự kiện có quá nhiều người sẵn sàng và bằng ḷng hy sinh tất cả để từ bỏ đất đai của tổ tiên là một dấu hiệu báo cho biết là mọi chuyện đă trở nên quá tồi tệ rồi. Sự mất mát cho xă hội, sự tổn thương về chất xám và nhân lực, sự thiệt hại thực tế về những giá trị cơ hội bị mất đi sẽ không bao giờ có thể đo lường được.
CHÍNH THỨC THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC
Cuộc bầu cử giả dối vào tháng 4/1976 đă chính thức hóa việc thống nhất hai miền Việt Nam, mặc dù đó là một sự thống nhất được lập nên chỉ bằng sử dụng vơ lực thường trực. Quốc gia thống nhất được đổi tên là Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Và như để xát thêm muối và mảnh kính vỡ vào vết thương của người miền Nam bị ức chế, Sài G̣n được đặt tên lại là thành phố "Hồ Chí Minh" vào tháng 6 cùng năm.
Sự bang giao với Liên Xô và Trung Cộng đă mang một ư nghĩa và tầm quan trọng mới ngay từ khi cuộc chiến chấm dứt về phía người Mỹ. Mặc dù cả hai cường quốc Cộng sản đă từng viện trợ vật chất quan trọng và cố vấn về kỹ thuật trong suốt cuộc chiến, nhưng sự thù hằn cũ với Trung Cộng đă làm cho Cộng sản Việt Nam ngả về phía Liên Xô nhiều hơn.
Tại Hoa Kỳ, nhu cầu phải vượt lên trên bao gồm việc tẩy sạch tất cả những ǵ có liên quan đến Nixon. Một sự cởi mở mới mà người Mỹ bây giờ có vẻ đang t́m kiếm đă được biểu lộ bởi nhân vật sau này sẽ đánh bại Tổng thống Ford trong kỳ bầu cử năm 1976. Trong số báo Playboy của tháng 11/1976 được bày bán vào đầu tháng 10, Jimmy Carter, Thống đốc tiểu bang Georgia đă công khai thú nhận là trong thâm tâm, ông vẫn thèm khát các phụ nữ khác ngoài vợ ḿnh. Trong khi đó th́ Tổng thống Ford, người đă ra sắc lệnh miễn tố cho Nixon giờ đây bị thất sủng và bị mọi người nguyền rủa đă không hề tuyên bố một điều ǵ giống như vậy. Cử tri Hoa Kỳ có vẻ ưng sự cởi mở đó và đă bầu Carter thành vị Tổng thống thứ 39 của quốc gia.
Trong khi người Mỹ đang cân nhắc các sự nhận xét và lời thú nhận kỳ lạ của nhân vật sau này trở thành thủ lănh mới của họ th́ B́nh và hàng trăm ngàn tù nhân khác c̣n mắc kẹt trong những trại giam tập trung theo kiểu "Gulag" của Liên Xô cũng thèm khát một thứ là thực phẩm, bất cứ loại thức ăn nào có thể giúp họ vượt qua các cơn đói kinh niên đầy sự đau đớn, đồ ăn để trám vào những khoảng trống triền miên trong bao tử, nói chi tới chuyện đàn bà.
CHIẾN TRANH VỚI CAM-PU-CHIA, CHIẾN TRANH VỚI TRUNG CỘNG
Có người đă nhận định rất sâu sắc rằng: cố gắng t́m hiểu những lợi ích của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á trước ngày 30/4/1975 giống như thử bóc một củ hành; từng lớp một, với hoài băo đi đến một lớp sâu nào đó sẽ t́m ra cái lơi của sự giác ngộ và thông suốt. Vấn đề là, dĩ nhiên, khi bóc đi từng lớp cho đến lớp cuối cùng th́ chẳng thấy cái ǵ cả và toàn bộ sự việc chỉ là một điều vô ích cực độ. Nếu chuyện đạt được một cái nh́n sâu sắc và thấu hiểu được các vấn đề về Việt Nam là một củ hành duy nhất th́ chuyện cố gắng hiểu nổi những ǵ đang xẩy ra tại nước láng giềng là Cam-pu-chia trong thời kỳ Hậu Hoa Kỳ có thể được ví như là cả một rổ hành.
Cái thứ ác quỷ mà người ta từ từ nhận ra tại Cam-pu-chia quá sức quái đản, quá vô lư và kinh hoàng cho nên đă làm cho vấn đề Việt Nam cùng những người dân xấu số đang thường xuyên bị vi phạm nhân quyền một cách trắng trợn mất đi sự theo dơi của dư luận quốc tế đáng lẽ có thể xẩy ra nếu mọi chuyện không trở nên quá tồi tệ ở nơi cách biên giới vài dặm về hướng Tây. Lănh tụ điên loạn Pôn Pốt của Khmer đỏ đă làm mờ nhạt cả Hitler, Stalin lẫn Mao Trạch Đông nếu đem so sánh với hắn. Ngay cả bọn Cộng sản Việt Nam rơ ràng là chỉ nghĩ đến chuyện xử tử hàng ngàn và hàng ngàn người ngay sau khi nắm quyền lực mà không xét xử ǵ cả, và sau đó cho hàng trăm ngàn sĩ quan VNCH và các cựu công chức chế độ cũ đi học tập cải tạo cuối cùng thành hàng năm trời vô hạn nhằm trả thù và trừng phạt; nhưng qui mô của sự thanh trừng và phương cách của Khmer đỏ tiến hành sự tàn sát ‒ đối với chính người dân của họ, trong số đó có nhiều người thân cộng – đă làm sửng sốt mọi người. Chỉ có những tên lạnh lùng nhất trong đám cán bộ Cộng sản Việt Nam mới có thể hiểu nổi cái câu mà bọn lính Khmer đỏ thường nói với nạn nhân mà chúng muốn hăm dọa: "Nếu chúng tôi giết anh, chúng tôi không mất ǵ. Nếu chúng tôi tha cho anh sống, chúng tôi cũng chẳng được lợi cái ǵ cả."
Các biến cố xẩy ra tại Cam-pu-chia cũng liên quan đến Việt Nam v́ nhiều lư do. Có một bộ phận đáng kể người Việt thiểu số đang sinh sống trong nước Cam-pu-chia. Bọn Khmer đỏ thường áp dụng sự tàn bạo một cách tràn lan nhưng lại đặc biệt hung tợn với những nhóm người thiểu số mà chúng cho là trái với lợi ích của Angkar (Khmer đỏ) mới. Bọn Khmer đỏ siêu hoang tưởng nghi ngờ tất cả mọi người có học thức, nhưng lại đặc biệt thù ghét các cư dân Việt Nam mà họ không thích, cùng với hàng thế kỷ dài gần như là văn hóa di truyền hận thù đối với nước láng giềng phía Đông của họ.
Thể hiện thêm sự hoang tưởng và thái độ hoàn toàn thiếu suy nghĩ và vô lư mà thế giới biết đến họ, chính cái nhóm Khmer đỏ nhỏ và thua kém hơn về vật chất đă liên tiếp và cố ư có những hành động gây hấn trong nhiều tháng trời làm thúc đẩy cuộc chiến tranh chính thức mà thế giới công nhận là một cuộc chiến giữa hai quốc gia Cộng sản với nhau (cuộc xâm lăng của Liên Xô nhằm đàn áp sự nổi dậy của dân Hung-ga-ry năm 1956 và Tiệp Khắc năm 1968 không được tính đến).
Sự so sánh giữa hai nhân vật trong sách Cựu ước David và Goliath cũng chưa đủ để diễn tả sự khác biệt giữa hai quốc gia về khả năng quân sự trên phương diện lượng và phẩm. Trừ phi mỗi một tên lính Khmer đỏ có thể giết được 30 lính Cộng sản Việt Nam c̣n nếu không th́ họ không thể nào đạt được thắng lợi, nếu xét về mặt vật chất. Và nếu thực sự đây là một cuộc tranh chấp giữa David và Goliath th́ đức Chúa Trời, mà cả hai bên Khmer đỏ lẫn Cộng sản Việt Nam đều không tin, phải can thiệp giúp bọn Khmer đỏ hung ác hơn. Đức Chúa Trời đă không làm điều đó. Đă có vài sự xung đột giữa lực lượng Việt Nam và Khmer đỏ trong một thời gian trước khi Cam-pu-chia cắt đứt ngoại giao với nước láng giềng vào cuối năm 1977. Ban lănh đạo chính trị Việt Nam quyết định vào mùa Xuân 1978 sẽ tung ra một cuộc công kích vào cuối năm đó trong nỗ lực loại bỏ Pôn Pốt. Cuộc tấn công bắt đầu vào ngày 22 tháng 12/1978 và không đầy ba tuần sau quân đội Việt Nam thực sự giải phóng được Nam Vang. Việt Nam không bắt sống hay giết ban lănh đạo Khmer đỏ mà chỉ tước quyền lực của họ và đặt lên một chính quyền thân Việt Nam. Các lực lượng Việt Nam ở lại Cam-pu-chia cho đến năm 1989 và đặt thêm một gánh nặng lớn hơn nữa vào các tài nguyên, vốn đă hạn chế, cần thiết để xây dựng lại đất nước.
(*) Chi tiết viết thêm bởi hai người trong nhóm dịch thuật đă từng đi tù cải tạo và xác nhận đă có nghe cán bộ quản giáo kể lại câu chuyện hoang đường này.
Một cảnh tù cải tạo trong phim "Ride The Thunder."