HOÀNG XUÂN THẢO

TRUYỀN THOẠI TRIỀU ĐẠI HỒ CHÍ MINH

 

 

      *7

 

MỘT LIỀU BA BẢY CŨNG LIỀU

NGUYỄN ÁI QUỐC: NGƯỜI CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐẦU TIÊN

 

                  

       Theo tài liệu của Cộng sản Việt Nam, cuối năm 1917 Nguyễn Tất Thành rời nước Anh và trở lại nước Pháp sinh sống. Theo tài liệu của Công An và Mật Vụ Pháp thì họ chỉ tìm được dấu vết của Hồ tại Pháp từ tháng 8.1919.

       Trần Dân Tiên viết về những ngày Nguyễn Ái Quốc mới từ Anh trở về Pháp như sau:

       "...Lúc ấy, ông Nguyễn là một Nguyễn yêu nước quyết tâm hy sinh tất cả v́ Tổ quốc; nhưng ông Nguyễn lúc đó rất ít hiểu về chính trị, không biết thế nào là Công hội, thế nào là băi công và thế nào là chính đảng.
       Trong tất cả những tờ báo Pháp, chỉ có tờ Dân chúng, cơ quan của đảng Xă hội Pháp là đă
đăng những lời yêu cầu của Việt Nam. Ông Nguyễn đến toà báo. Chủ nhiệm báo, ông Jean Longuet, cháu ngoại Karl Marx và nghị viên của Quốc hội Pháp, đă tiếp ông. Ông Nguyễn lấy làm lạ, v́ chưa bao giờ ông ta được ai tiếp đón thân mật như thế. Ông Longuet gọi ông Nguyễn là đồng chí thân ái. Ông nói cho ông Nguyễn rơ tất cả cảm t́nh của ông đối với nhân dân Việt Nam. Ông khuyến khích ông Nguyễn viết bài và ông sẽ đăng lên báo "Dân chúng" để làm cho nhân dân Pháp hiểu rơ những sự bất công xảy ra ở Việt Nam. Có thể nói rằng cuộc gặp gỡ ấy đă mở đường cho sự hiểu biết chính trị của ông Nguyễn. Nó cũng đă làm cho ông Nguyễn hiểu rơ nhân dân Pháp hơn.
       Ông Nguyễn không đủ tiếng Pháp để viết và phải khẩn khoản yêu cầu ông Phan Văn Trường viết thay. Ông Trường viết giỏi, nhưng không muốn kư tên. Mà chính ông Nguyễn đă phải kư tên những bài báo.
       Nhược điểm về tri thức làm cho ông Nguyễn rất khó chịu. Nhất là ông Trường không viết tất cả những điều ông Nguyễn muốn nói. V́ vậy, ông Nguyễn bắt tay vào việc học làm báo. Thường lui tới toà báo Dân chúng, ông làm quen với những người Pháp khác trong đó có chủ bút tờ Đời sống thợ thuyền.
       Cũng như ông L
onguet, người chủ bút này cũng rất đáng mến. Ông bảo ông Nguyễn viết tin tức cho tờ báo của ông. Biết rằng không thể nhờ ông Trường viết măi, ông Nguyễn nói thật là ḿnh c̣n kém tiếng Pháp. Người chủ bút nói: "Điều đó không ngại, có thế nào anh viết thế ấy. Tôi sẽ chữa bài của anh trước khi đưa in. Anh không cần viết dài, năm, sáu ḍng cũng được".

       Ông Nguyễn bắt đầu viết rất khó khăn. Tin tức về Việt Nam, ông Nguyễn không thiếu, ông thiếu nhất là văn Pháp. Ông Nguyễn viết làm hai bản, gửi cho toà báo một bản, giữ lại một bản. Ông hết sức vui sướng khi thấy bài viết đầu tiên của ḿnh được đăng lên báo. Ông đọc lại bài báo đă đăng, so sánh và sửa những chỗ viết sai. Ông kiên nhẫn làm theo cách ấy. Khi thấy viết đă bớt sai lầm, ông chủ bút bảo ông Nguyễn: "Bây giờ anh viết dài hơn một tí, viết độ bảy, tám ḍng". Ông Nguyễn viết bảy, tám ḍng.
       Dần dần ông Nguyễn có thể viết cả một cột báo và có khi dài hơn. Lúc bấy giờ, người chủ bút bạn thân của ông Nguyễn khẽ bảo: "Bây giờ anh viết ngắn lại. Viết từng này hoặc từng này ḍng. Không viết dài hơn".
Ông Nguyễn thấy rằng phải rút ngắn cũng khó như trước kia phải kéo dài. Nhưng cũng hết sức cố gắng. Và ông thành công. Ông bắt đầu vào làng báo từ đó.
       Về văn học, ông Nguyễn thích đọc Shakespeare và Dickens bằng tiếng Anh, Lỗ Tấn bằng tiếng Trung Hoa và Hugo,
Zola bằng tiếng Pháp. Anatole France và Léon Tolstoi có thể nói là những người đỡ đầu văn học cho ông Nguyễn. Đọc những truyện ngắn của hai nhà văn này, ông Nguyễn thấy hứng thú về văn chương giản đơn và tự nhủ: "Người ta chỉ cần viết điều ǵ người ta thấy và cảm, bằng cách nắm lấy màu sắc và hoạt động của sự vật, như thế th́ viết cũng không khó lắm..."

       Đầu năm 1919, Thành gia nhập đảng Xã Hội Pháp qua sự giới thiệu của Boris Souvarine và do đó có cơ hội gặp nhiều nhà văn hóa và chính trị của đảng này như Marcel Cachin, Léon Blum, cháu của Kark Marx là Jean Longuet, Paul Vaillant Couturier vv...

       Vẫn theo lời Trần Dân Tiên: “Ông Nguyễn vào đảng Xă hội. Ấy là người Việt Nam đầu tiên vào một chính đảng Pháp.
       Người ta hỏi ông tại sao. Ông trả lời: "Chỉ v́ đây là tổ chức duy nhất ở Pháp bênh vực nước tôi, là tổ chức duy nhất theo đuổi lư tưởng cao quư của Đại cách mạng Pháp: Tự do, b́nh đẳng, bác ái."
      
Cũng theo ông Nguyễn, “ Lúc bấy giờ, những người xă hội Pháp, già trẻ gái trai đều đang thảo luận vấn đề nên ở lại trong Quốc tế thứ 2, hay là theo Quốc tế thứ 3, hay là tổ chức một Quốc tế thứ hai rưỡi.
       Người ta thảo luận rất sôi nổi. Chiều nào cũng thảo luận.
Thảo luận trước buổi họp, trong buổi họp và sau buổi họp. Thật là những cuộc thảo luận không ngừng, đôi khi rất kịch liệt. Từng gia đ́nh đi dự mít tinh và tham gia các cuộc thảo luận. Đàn bà cũng hăng hái không kém đàn ông. Có khi cha không đồng ư với con, chồng không đồng ư với vợ.
       Ông Nguyễn lắng nghe nhưng không hiểu rơ lắm, v́ người ta thường nhắc đi nhắc lại những tiếng, những câu: chủ nghĩa tư bản, giai cấp vô sản, bóc lột, chủ nghĩa xă hội, cách mạng, không tưởng khoa học, Saint–Simon, Fourrier, Marx, chủ nghĩa vô chính phủ, chủ nghĩa cải lương, sản xuất, luận đề, phản luận đề, giải phóng, chủ nghĩa tập thể, chủ nghĩa cộng sản, khách quan, chủ quan v.v.
Ngoài những ư kiến trên, c̣n có những lời giải thích và những lời tranh luận khác. Ông Nguyễn nhức đầu v́ khó hiểu.
..”

       Tuy nhiên ngày 18.6.1919 một bản “ Yêu sách cuả Dân tộc An Nam bỗng được gửi tới Hội nghị Hoà bình Versailles, gồm tám điểm:

       1. Ân xá cho tất cả các tù nhân chính trị

       2. Cải cách nền tư pháp cho có bình đẳng giữa người bản xứ và người Âu

       3. Tự do báo chí và ngôn luận

       4. Tự do lập hội và hội họp

       5. Tự do di dân và xuất ngoại

       6. Tự do mở trường kỹ thuật và dạy nghề

       7. Thay chế độ ra sắc lệnh bằng ra đạo luật

       8. Đại diện người Việt Nam do người bản xứ bầu trong nghị viện Pháp

                               Đại diện cho Nhóm những người An Nam yêu nước

                                           Nguyễn Ái Quốc

       Cũng ngày này, trước cửa một khách sạn tại Paris, một người thanh niên Á châu tới xin yết kiến tổng thống Hoa kỳ Woodrow Wilson nhưng hôm đó Wilson với vợ đang ở Bỉ và một thư ký của ông đã tiếp người khách lạ tự xưng là Quốc này và hứa sẽ chuyển bản yêu sách cho ngoại trưởng Landsing.

       Bản yêu sách này không biết có tới tay Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson hay không nhưng cũng được đăng trên báo Humanité ngày 18.6.1919.

       Các sử gia đỏ cũng kể công Hồ lập ra Nhóm những người An Nam yêu nước, nhưng thật ra hội đã được Phan Văn Trường thành lập từ 1914, khi đó Hồ còn đang ở bên Anh.

       Dư luận và báo chí Pháp xôn xao vì sự xuất hiện mới lạ của cái tên Nguyễn Ái Quốc, nhất là bộ Thuộc địa và các sở an ninh, tình báo dẫn tới một cuộc điều tra sâu rộng về lai lịch của người này. Như đã nói trên theo các nhà đương cuộc Pháp, Thành chỉ trở lại Pháp khoảng tháng 6.1919 mà hội nghị Versailles khai mạc ngày 18.1.1919 thì không biết tại sao Quốc lại nhận là tác giả của bản yêu sách này?

        Nhiều nhà sử học cho rằng linh hồn của các bài viết ký tên Nguyễn Ái Quốc là ý kiến chung của một nhóm Việt kiều yêu nước gồm Phan Chu Trinh, luật sư Phan Văn Trường, nhưng Trường chính là kiến trúc sư, đảm nhiệm viết bài với sự góp ý kiến của Phan Chu Trinh, còn Thành chỉ lo việc liên lạc với các báo chí và trực tiếp phân phát bản kiến nghị chứ Thành lúc ấy chưa đủ trình độ để viết tiếng Pháp những bài lý luận về văn hóa và chính trị. Chẳng hạn như yêu sách thứ 7, Thành làm sao phân biệt được sắc lệnh với đạo luật khác nhau thế nào?

        Thêm nữa, theo sử gia Sophie Quinn –Judge, mọi người khó chấp nhận ông ấy như một nhân vật có uy tín ngang hàng với những người đã nổi tiếng như Phan Chu Trinh hay Phan Văn Trường. Chỉ biết sau đó, Quốc vơ hết các bài ký chung đó vào là của riêng mình và tiếm danh Nguyễn Ái Quốc làm tên của mình thay vì Nguyễn Tất Thành trước kia.

       Mới đây mạng hanoi.vnn.vn trong bài viếtLòng yêu nước, ánh sáng và tinh thần quốc tếcũng phải xác nhận rằng bản yêu sách trên là do Thành đưa ý và Phan Văn Trường viết. Thế là cái gì của Caesar đã phải trả lại cho Caesar.

        Nhà văn Thụy Khuê cho rằng nguồn cội của bản yêu sách thật ra đã lấy ra từ bài diễn thuyết của luật sư Phan Văn Trường đọc trong trường Cao Đẳng Xã Hội  ngày 13.3.1914 với đề tài Những yêu sách của người bản xứ.

       Phan Văn Trường, sinh năm 1878, sang Pháp từ 1908, ông vừa học luật tại Sorbonne – tốt nghiệp tiến sĩ hình luật - vừa dạy tại trường Ngôn Ngữ Đông Phương, sáng lập hội Đồng Bào Thân Ái. Tháng 12.1912 ông giúp Phan Chu Trinh viết bản thỉnh nguyện lên hội Nhân Quyền xin can thiệp vào việc trả tự do cho các nhân sĩ bị Pháp bắt đồng thời với ông Phan tại Trung kỳ năm 1908.

Tháng 9.1914, Chính phủ Pháp đă bắt giam cả hai ông và cấm Nhóm những người An Nam yêu nước hoạt động.

        Cả hai người bị buộc tội chống Pháp, ông Trường bị mất việc dậy học, anh và em của ông ở Hà Nội cũng bị bắt và đầy đi đảo Nouvelle Calédonie. Sự kiện Phan Chu Trinh và Phan Văn Trường bị bắt giam đă làm cho nhiều người Pháp tiến bộ phản đối. Hội Nhân quyền và nhiều chính khách thuộc Đảng Xă hội Pháp đă can thiệp. V́ thế gần một năm sau, tháng 7.1915, chính quyền Pháp buộc phải trả lại tự do cho hai ông.

Ông Trường sau đó dù sức khoẻ yếu kém vẫn phải thi hành quân dịch, làm thông ngôn tại một xưởng đóng tàu ở Toulouse tới tháng 4.1919 mới được xuất ngũ. Trở lại Paris, ông thuê một ngôi nhà số 6 Villa des Gobelins và rủ hai ông Trinh và Thành tới ở chung.

 Phan Chu Trinh lúc này đă được Chính phủ Pháp trả tự do nhưng Bộ Thuộc địa Pháp cắt khoản trợ cấp nên phải kiếm sống bằng nghề thợ ảnh do ông Nguyễn Đ́nh Khánh (tức Khánh Kư) truyền dạy. Nguyễn Tất Thành khi mới đến Paris, cũng đă nhận được sự giúp đỡ của cụ Phan và được cụ Phan dạy lại cho nghề thợ ảnh.

 

       Ông Trường sau nhiều lần bị tống giam, về nước xuất bản báo Tiếng Chuông Rè (La cloche fêlée) cùng với Nguyễn An Ninh và lập đảng Cao Vọng. Ông mất tại Sài Gòn năm 1933.

       Giữa năm 1920, Quốc đăng trên báo L’ Humanité – cơ quan ngôn luận của đảng cộng sản Pháp - bài Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lenin. Sau đó, ông tham dự đại hội lần XVIII tại Tours của đảng Xã hội Pháp và đại hội đã biểu quyết thành lập đảng Cộng sản Pháp và ông nghiễm nhiên là một hội viên sáng lập với tư cách đại diện cho Đông Dương.

       Trần Dân Tiên kể chuyện đại hội đảng Xã Hội Pháp ( 25 – 30.12.1920 ) bỏ phiếu để đổi thành ĐCS Pháp như sau:

“...Cuối cùng đến lúc biểu quyết. Gia nhập Quốc tế CS 3 – Komintern III do Lenin thành lập năm 1919 - hoặc ở lại Quốc tế 2?
Thiểu số do
Léon Blum cầm đầu, bỏ phiếu tán thành Quốc tế 2.

 Đa số do Cachin lănh đạo bỏ phiếu tán thành Quốc tế CS 3. Ông Nguyễn cũng bỏ phiếu cho Quốc tế CS 3.

        Rất ngạc nhiên, Rose, làm tốc kư của Đại hội hỏi ông Nguyễn:
"Đồng chí! Bây giờ đồng chí hiểu tại sao ở Pari
s, chúng tôi đă bàn căi nhiều như thế rồi chứ?"
"Không, chưa thật hiểu đâu."
"Thế th́ tại sao đồng chí lại bỏ phiếu cho Quốc tế
CS 3?"
"Rất giản đơn. Tôi không hiểu chị nói thế nào là chiến lược, chiến thuật vô sản và nhiều điểm khác. Nhưng tôi hiểu rơ một điều Quốc tế
CS 3 rất chú ư đến vấn đề giải phóng thuộc địa. Quốc tế CS 3 nói sẽ giúp đỡ các dân tộc bị áp bức giành lại tự do và độc lập của họ. C̣n Quốc tế thứ 2 không hề nhắc đến vận mệnh các thuộc địa. V́ vậy tôi đă bỏ phiếu tán thành Quốc tế CS 3. Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn; đấy là tất cả những điều tôi hiểu. Đồng chí đồng ư với tôi chứ!"
Rose đồng ư, chị cười và nói: "Đồng chí đă tiến bộ."

       Từ thời điểm này, Nguyễn Tất Thành đã lột xác thành một người cộng sản chính cống nhưng sau này, năm 1941, khi thiếu tá Patti thuộc cơ quan OSS Mỹ gặp ông tại căn cứ Cao Bằng, nghi ngờ và hỏi ông có phải là cộng sản không thì ông bảo, “Tụi thực dân Pháp vẫn quen vu cáo là cộng sản tất cả những ai yêu nước và chống lại chúng “.

       Sau này khi tướng Pháp Salan được gặp Hồ tại Hà Nội, cũng hỏi  giống như Patti, Quốc cũng chối bai bải.

       Đầu năm 1921 ông được Bộ trưởng Thuộc địa Albert Sarraut tiếp kiến và Sarraut nói lúc này Pháp chưa thể trả độc lập cho Đông Dương được vì mấy xứ này chưa đủ điều kiện để tự bảo vệ. Quốc gay gắt phản đối và từ đó càng tin tưởng vào thế lực cộng sản quốc tế nhất là Liên Xô.

       Tháng 6.1921, ông cùng Phan Văn Trường, Nguyễn Văn Ái, Phan Chu Trinh và một số bạn hữu các nước thuộc địa tại Phi châu lập ra Hội Liên Hiệp Các Thuộc Địa và cho ra tờ Le Paria ( Người Cùng Khổ) làm cơ quan ngôn luận, ra được 38 số.

        Tháng 7, sau một cuộc tranh luận gay gắt với Phan Chu Trinh và Phan Văn Trường ông rời bỏ Villa des Gobelins là nơi ông vẫn cư trú  từ hồi tới Pháp, dọn tới căn nhà số 9 ngõ Compoint, quận XVII, Paris. Cả ngõ này chỉ có bốn nhà, ba nhà kia cho thuê làm chỗ để xe hơi, nhà Quốc trọ có hai tầng, tầng dưới mở quán cà phê, tầng trên có hai phòng, mỗi phòng rộng chừng 9 m2, chỉ vưà đủ kê một cái giường và một cái bàn viết nhỏ bên trên để một cái chậu thau và một cái bô nước, khi muốn viết lách thì cất chúng xuống gầm bàn. Quốc lúc này có thể sống tự túc bằng nghề rửa ảnh và có khi đi vẽ truyền thần. Các nhà văn cộng sản còn mô tả rằng căn nhà lạnh qúa, nhiều đêm bác không ngủ được nên buổi sáng trước khi đi làm, bác lấy một hòn gạch bỏ vào lò, tôi trước khi ngủ lấy nó ra, bọc vào trong mấy tờ giấy báo cũ ôm ngủ. Chuyện này Kiều Phong đã phải kêu lên da thịt bác chắc là bằng đồng cho nên mới không bị phỏng?

       Tuy nhiên về hoạt động, Quốc vẫn thường xuyên tới Villa des Gobelins họp bàn với nhóm Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền hoặc dự họp đảng cộng sản , thường là chi bộ quận XVII và dự các hội nghị, viết bài về các vấn đề thuộc địa và tố cáo tội ác của thực dân, đăng trên các báo của cộng sản Pháp hay khuynh tả như L’ Humanité, Le libertaire, Revue communiste, La vie ouvrière, Journal du people vv...

       Trong một cuộc họp của đảng Xã Hội với đề tài “Thầy thuốc, những lang băm hay các ân nhân của loài người?” Quốc đã phát biểu “... Nhiều thầy thuốc đã làm những điều ác độc thật nhưng không thấm gì với tội ác của bọn tư bản, nên chúng ta có thể thể tình còn bọn tư bản thì không thể tha thứ được...”

       Trong Đại hội đảng Cộng sản Pháp II tại Paris, ông gay gắt chỉ trích đảng đã không chú trọng tới tình trạng các thuộc địa mà theo ông trong tương lại sẻ nổ ra tại đây các cuộc cách mạng. Các chỉ trích của ông đã khiến Dmitri Manuilsky, đại diện Comintern tức Quốc tế Cộng sản chú ý tới ông và sau này mời ông sang Moscow hoạt động cho Comintern.

       Năm 1923, với tư cách đảng viên cộng sản Pháp, ông ra tranh cử vào Hạ Viện Pháp và mặc dầu cộng sản dành được 1,2 triệu trên tổng số phiếu 5 triệu, Quốc vẫn bị trượt chân dân biểu.

       Tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” được xuất bản năm 1925 gây một tiếng vang trong nước Pháp và các nước thuộc địa, được ký tên Nguyễn Ái Quốc như bản “Yêu sách của Dân tộc An Nam”, thật ra cũng được viết chung bởi một nhóm người Việt Nam yêu nước tại Paris gồm Phan Chu Trinh, Nguyễn Thế Truyền, Phan Văn Trường và Nguyễn Tất Thành và ký tên chung Nguyễn Ái Quốc và theo nhiều sử gia thì linh hồn của bản án này là cụ Phan, người viết là Truyền và Trường còn Thành chỉ là người phụ trách ấn loát nhưng cũng như lần trước Thành đã tiếm danh Nguyễn Ái Quốc và xưng mình là tác giả. Thực hư ra sao cũng khó biết vì tất cả những người liên quan đều đã quá vãng.

      

CHÚ GIẢI:

- Những yêu sách trên là chính đáng, duy có điều chúng được đăng và nói công khai ngay trên mảnh đất của thực dân, đế quốc đang thời cực thịnh mà bác Hồ không bị rụng một cái lông chân nào. Thử hỏi nếu người dân Việt Nam nào bây giờ muốn noi gương đạo đức của bác Hồ mà chỉ xin được hưởng các quyền tự do nói trên một chút chút thôi thì phản ứng của các chóp bu cộng sản ngày nay đã học tập nhuần nhuyễn tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ ra sao?

       Tất nhiên họ sẽ được hưởng từ hình phạt nhẹ là mất hộ khẩu tức là mất nồi cơm và chỗ nằm, ra khỏi biên chế, cấm cửa đại học, đi thực tế nghiã là đi đầy tới bị công an giả dạng côn đồ đánh đập, chửi bới, ném cả phân vào nhà tới hình phạt nặng hơn là mời tới làm việc, tra tấn, tống giam rồi tự nhiên lăn đùng ra chết với chứng thư y sĩ là tự tử hay tai nạn xe cộ vv... thì chúng ta ngậm ngùi tự hỏi vì sao đã tốn bao xương máu và thời gian gần 100 năm từ 1919 tới nay là 2018 để hưởng tự do và hạnh phúc như hiện trạng!

- N.A.Quốc bảo không thể dung thứ cho bọn tư bản, nhưng nếu Quốc đội mồ sống lại để chứng kiến cuộc sống của bọn tư bản đỏ tại Việt Nam thời nay do ông đào tạo thì chắc là Quốc sẽ tức lên mà chết thêm lần nưã.

- Đảng Cộng sản Pháp hoạt động công khai, Quốc xin làm hội viên đâu có mất mát gì mà lấy làm kiêu hãnh là người cộng sản V.N. đầu tiên, thật đúng với câu ca dao, “ Một liều, ba bảy cũng liều / Cầm bằng như trẻ chơi diều đứt dây.”

- Một số các nhà văn, nhà báo ngoại quốc vẫn còn ngây thơ tin rằng Hồ trước Cách mạng tháng Tám 1945 chưa phải là người theo chủ nghĩa Cộng sản.

- Ông Hồ thường được gọi là Người Cộng Sản Việt Nam Thứ Nhất, còn Người Cộng Sản Thứ Hai là Bùi Lâm, một thuỷ thủ trên các tàu Pháp, đã gặp Hồ tại Paris năm 1922 và được Hồ giới thiệu vào đảng Cộng sản Pháp năm 1925.

- Paul Vaillant Couturier, đảng viên cộng sản Pháp đã giúp đỡ và diù dắt Quốc rất nhiều trong việc sinh hoạt đảng, ông cũng từng đón Quốc khi tới Petrograd và bị giữ tại đây, từng vận động trả tự do khi Quốc với tên Tống Văn Sơ bị bắt tại Hương Cảng, giúp Quốc liên lạc với Tống Khánh Linh và các người cách mạng Việt Nam tại Trung quốc. Couturier từng viết một câu bất hủ thời đó, “ Chủ nghĩa Cộng sản là muà xuân của nhân loại.”

- Nhận định của Kiều phong trong sách “ Chân dung bác Hồ”:

       Riêng lời tự nhủ của bác đă là một câu nhận định về văn chương lảm nhảm, lủng củng và có thể khiến các ông Anatole France và Leon Tolstoi khóc thét. Viết điều ǵ "người ta thấy và cảm" th́ được rồi, nhưng lại "bằng cách nắm lấy (?) màu sắc và hoạt động của sự vật" th́ là nghĩa thế nào?
       L
eon Tolstoi và Anatole France là 2 nhà văn xấu số nhất. Họ là thủ phạm gợi hứng cho bác Hồ lăn xả vào làng văn, gây cho bác cảm tưởng "viết cũng không khó lắm". Nhưng cái tội lớn nhất của họ là "đỡ đầu văn học" cho Hồ chí Minh. Đỡ đầu bằng cách nào. Đọc văn Hồ? Sửa văn Hồ? Khuyến khích Hồ viết? Giới thiệu tác phẩm của Hồ? Chỉ cho Hồ những sách cần đọc? Những chuyện cần học? Thư từ qua lại bàn chuyện văn chương với Hồ? Hướng dẫn Hồ vào làng văn?
       May phước cho ông văn sĩ Nga và ông văn sĩ Pháp này: Cả hai đều không sống đồng thời với Hồ. Cả hai chỉ có một hành động liên hệ với Hồ duy nhất là họ viết sách để lại cho đời, và Hồ đọc được, hứng thú về "văn chương giản đơn" của họ, thế thôi. Cái việc Hồ mừng rỡ reo lên: hai ông ấy đỡ đầu văn học cho tôi, hoàn toàn ngoài dự tưởng của họ, ngoài trí tưởng tượng của người b́nh thường.
       Đọc sách của người xưa, cảm hứng v́ sách rồi cầm bút viết văn, làm thơ... chuyện ấy xảy tới cho nhiều người. Nhưng nhận vơ tác giả cuốn sách là người "đỡ đầu văn học" cho ḿnh th́ cổ kim, đông tây chỉ có mầm non văn nghệ Hồ chí Minh dám làm cái công việc nhận quơ, nhận quàng trơ trẽn đến thế. Trong tất cả những trường hợp "thấy kẻ sang bắt quàng làm họ" của dân Việt, cũng chưa từng có vụ nhận quàng nào khôi hài hơn. Theo gương bác, những anh văn công chuyên làm vè có thể hô hoán "Nguyễn Du đă đỡ đầu văn học cho tôi" bởi v́ các anh ấy đă đọc và thích truyện Kiều. Các thi hào, thi bá Lư Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị v.v... sẽ can tội "đỡ đầu văn học" cho một ông chuyên làm thơ quảng cáo thuốc ho bà lang trọc v́ ông này cũng mê đọc Đường thi dữ lắm.

 

Lời Bàn của Nguyễn Thượng Vũ

                 Trong hai chương 7 & 8 này, Hoàng Xuân Thảo đưa chúng ta trở về với quá khứ của Hồ Chí Minh khi ông ta mới ngoài 20 tuổi, bên Pháp.

Chương 7 cho chúng ta những chi tiết của đời Hồ Chí Minh khi gia nhập Đảng Xă Hội Pháp, sau là tiền thân của Đảng Cộng Sản Pháp.

(Tôi nghĩ là chỉ một số người của Đảng Xă Hội tách ra và lập ra Đảng Cộng Sản Pháp. Cho tới ngày nay, hai đảng này vẫn c̣n tồn tại và sinh hoạt tích cực bên Pháp)

Giai đoạn này cho chúng ta thấy là Hồ Chí Minh là người thông minh, cần mẫn và có chí học hỏi. Từ một anh thanh niên chưa học xong bằng Tiểu Học, mà tham dự tích cực hội nghị của Đảng Xă Hội, rồi Đảng Cộng Sản Pháp. Không những Hồ Chí Minh tham dự ngồi cho có mặt mà thôi, ông ta c̣n thảo luận gay gắt, đặt nhiều yêu sách tranh đấu cho Thuộc Địa Viet Nam. Ngoài ra ông ta c̣n tranh đấu trên báo chí, trên truyền đơn dưới danh hiệu Nguyễn Ái Quốc nữa.

Trong những năm gần đây, có dư luận cho rằng cái tên Nguyễn Ái Quốc là một cái tên giả (fictive name) của 3-4 nhà tranh đấu Việt Nam bên Pháp là các ông Phan Văn Trường (tiến sĩ luật khoa) Phan Chu Trinh, Nguyễn Thế Truyền và sau cùng là Hồ Chí Minh.

Cả 4 người đóng góp, phần lớn là ông Trường viết, các ông Trinh và Truyền cho ư kiến, c̣n Hồ Chí Minh th́ chạy cờ ṿng ngoài, v́ là dân mới tới Pháp, chữ Pháp và đời sống bên Pháp cũng chưa quen.

Dư lụân này cũng cho là Hồ Chí Minh ngoan cố, tiếm đoạt cái tên Nguyễn Ái Quốc này, và nhận vơ chỉ có mình Hồ Chí Minh là Nguyễn Ái Quốc mà thôi.

Theo cái suy nghĩ rất nông cạn của tôi – và rất có thể tôi nghĩ sai lầm - th́ dư luận nói trên có lẽ chỉ đúng trong giai doạn đầu mà thôi.

Hồ Chí Minh là con người thông minh, mưu mô, thủ đoạn. Ông ta học hỏi rất lẹ cách suy luận về chính trị, cách hành văn về chính trị, cách tranh đấu chính trị.

Tôi nghĩ, - nhưng không đưa ra được bằng cớ - ngoài 3 ông Trường, Trinh, Truyền, Hồ Chí Minh c̣n học được nơi các ông thầy khác nữa, các người Pháp đảng viên đảng Xă Hội và đảng Cộng Sản, các tình nhân đồng chí của ông ta nữa.

Tôi nghĩ là, sau thời gian đầu, th́ người học tṛ Hồ Chí Minh đă dần vượt qua các ông thầy Việt Nam cũ, các ông Trường, Trinh, Truyền, và vượt họ rất xa rồi. 

Trong môi trường đảng Cộng Sản Pháp, khi đàm đạo, học hỏi các chính trị gia Cộng Sản Pháp và Nga Xô, th́ tầm vóc con người của Hồ Chí Minh đă vượt lên hẳn khuôn khổ một thanh niên ít học, làm phụ bếp và bồi bàn, sang Pháp vừa để mưu sinh, vừa để tranh thủ cho nước Việt Nam.

 

     

       Nguyễn Ái Quốc trong Đại hội Tours, Pháp - Tháng 12.1920

 

   Căn nhà số 9 ngõ Compoint, Paris

 

 

         *8

 

BIẾT BAO BƯỚM LẢ, ONG LƠI

CHUYỆN TÌNH CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC VỚI HAI PHỤ NỮ PHÁP

 

      Về đời sống tình cảm, theo Bùi Tín trong cuốn sách “ Về ba ông thánh” trong thời gian sống tại Paris, Nguyễn Ái Quốc có người tình Pháp là Marie Brière đã phụ giúp ông sinh sống bằng nghề thợ ảnh. Quốc cũng bào chữa chuyện cặp bồ với Marie Bière là nhằm mục đích học tập tiếng Pháp mà thôi.

      Giáo sư Nguyễn Thế Anh trong “Con đường Chính trị của Hồ Chí Minh” có ghi chép về mối t́nh đầu của Hồ Chí Minh như sau:

...Năm 1923, Hồ Chí Minh từng bị thất t́nh với một cô gái người Pháp là Bourdon. Cô nầy đă trách móc Hồ v́ việc Hồ tuyên bố với mọi người cô là vợ ḿnh. Từ một bức thư đề ngày 10.5.1923, Hồ Chí Minh gởi cho Bourdon có thể biết được mối quan hệ t́nh ái của họ trong thời gian ấy:

       “Nhận được thư của em làm anh vô cùng sung sướng. Anh cũng gởi đến em lời cảm ơn về những tấm ảnh đẹp. Anh tạm gởi lại em hai tấm, c̣n giữ lại ba tấm, nếu có thời gian sẽ in tráng. Mong em cho phép anh in tráng hai bộ, một bộ gởi em, một bộ anh giữ để làm kỷ niệm t́nh bạn của chúng ta”.

Sau đó hai người c̣n thư từ qua lại với nhau một thời gian nữa, hẹn sẽ có ngày gặp mặt. Lá thư đề ngày 6.6.1923 Hồ gửi cho Bourdon:

       “Em yêu mến,

Anh đã đợi tới 16:00. Anh phải đi tới...19:00. Mong em hẹn cho biết ngày em quay lại đây. Muộn nhất là Thứ bảy. Mong em trả lời. Gửi em lời chào trân trọng,

       Nguyễn Ái Quốc”

Ngày 11.6.1923  Bourdon trả lời thư Hồ:

       “Vừa nhận được thư anh, xin anh hăy giữ các tấm ảnh đã in, nhưng không cần thiết phải phóng đại số ảnh ấy. Đọc thư, em rất sửng sốt, không sao hiểu được ư tứ của những lời nói ấy. Nếu anh muốn tặng ảnh cho em thì ngày mai, mời anh hăy đến quán ăn...”

Tác giả nhận xét: Thời gian ấy, Nguyễn Ái Quốc làm việc tại một hiệu ảnh, c̣n cô Bourdon có thể làm làm bồi bàn trong một tiệm ăn.

(Đúng ra cô làm tại một tiệm bán quần áo và mũ).

       Trích dẫn từ một lá thư do Cục An Ninh Pháp thu được, hiện bảo tồn tại Trung tâm Hồ sơ Pháp quốc Hải ngoại (SLOTFOM), hàng thứ 2, ḥm số 4, William J. Duiker trong “Truyện Hồ Chí Minh”, chương 2, trang 76, viết:

       “...Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc quyết định gia nhập Đảng Cộng sản Pháp, việc nầy đă tạo ra sự căng thẳng với nhóm người cùng ngụ trong Villa des Gobelins. Họ xem Nguyễn là nhân vật cấp tiến và hành động của anh ta có mùi vị súng đạn. Thời kỳ Hội nghị Versailles, Nguyễn Ái Quốc có kể với người đồng hương là Trần Tiến Nam về người bạn gái bất đồng quan điểm với ḿnh v́ cô cho rằng anh ta có tư tưởng cực đoan.”

Cũng cuốn sách trên, trang 593 (chú giải số 49), có ghi:

       “...Căn cứ Hồ sơ Pháp quốc Hải ngoại của Trung tâm viễn chinh quân bảo hộ, tủ thứ 36, ngày 27 tháng 12 năm 1920, Deveze viết như sau: “Người bạn gái là Brière, cảnh sát tin là nhân t́nh của Nguyễn Ái Quốc.

       Giáo sư Nguyễn Thế Anh trong tác phẩm “Con đường Chính trị của Hồ Chí Minh”, khẳng định người t́nh đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc là cô Bourdon, c̣n William J. Duiker trong “Truyện Hồ Chí Minh”, trang 76 lại ghi người t́nh đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc là cô Marie Brière. Có nhiều khả năng, từ tiếng Pháp chuyển dịch sang tiếng Trung, danh xưng này bị phiên âm khác đi.

        Theo các tài liệu lịch sử để lại, cô Brière và cô Bourdon đều là người t́nh của Nguyễn Ái Quốc thời kỳ đầu đến nước Pháp thực chất chỉ là một người. William J. Duiker dẫn theo tài liệu thời kỳ đầu c̣n Nguyễn Thế Anh dẫn theo tài liệu ở thời kỳ kết thúc của mối t́nh nầy nên mới có sự bất đồng.

       Căn cứ trên các bức thư trên, ngoài việc làm tại tiệm bán trang phục, chắc Brière cũng phụ giúp Quốc trong nghề làm thợ ảnh, kế sinh nhai chính của Quốc do Phan Chu Trinh chỉ dạy.

       Trong tờ báo La Ouvrière, Quốc đã đăng quảng cáo như sau:

 

       Xin giới thiệu với độc giả và bè bạn:

       Mọi loại ảnh cũ hoặc trích từ báo chí vv...

       Đều có thể chụp lại, làm như mới

       Giá từ 20 francs do Nguyễn Ái Quốc

       Xin đừng ngạc nhiên nếu ta biết rằng Brière không phải là người tình duy nhất của Quốc tại Pháp mà Quốc còn tằng tiụ với một nữ thư ký của đảng Xã Hội Pháp – sau đổi thành đảng Cộng Sản Pháp – là cô Rose. Rose đã giúp cho Quốc rất nhiều trong việc gia nhập đảng Xã Hội rồi Cộng sản Pháp và cuộc sống tại Paris, ngoài ra còn hướng dẫn Quốc trong lề lối sinh hoạt của người Pháp và của đảng.      Giữa hai người mức độ ân ái tới đâu ta không thể biết được, nhưng sau này khi Hồ Chí Minh thăm Đông Đức với tư cách quốc trưởng 25.7.1957-1.8.1957 thì Rose đã tới đón Quốc tại phi trường Berlin, và sau đó còn ra phi trường tiễn đưa Quốc đi thăm Nam Tư.

        Quốc còn nói khi chia tay là rất biết ơn tấm tình nồng nhiệt của Rose, nhưng Quốc lúc đó còn lo việc nước, việc dân nên tình riêng đành để trong lòng mà thôi.

        Chuyện Hồ công du là chuyện bí mật, không biết làm sao Rose lại biết cả ngày tới và đi của Hồ, hẳn là hai người phải có liên lạc từ trước với nhau.

CHÚ GIẢI:

- Nhan đề chương này lấy từ hai câu thơ trong Truyện Kiều, “ Biết bao bướm lả, ong lơi / Cuộc say đầy tháng, trận cười thâu đêm...”

- Nguyễn Ái Quốc có nhân tình Pháp là Bourdon Brière cũng không làm ta ngạc nhiên vì ông vẫn chủ trương cặp bồ với người bản xứ để học ngoại ngữ, đồng thời giải quyết nhu cầu tình dục, một công hai lợi. Nhưng các sử gia trên đều lầm vì Bourdon Marie Brière không phải là người tình đầu tiên của cuộc đời Quốc. Có người nói Quốc có con gái với người tình này và tên là Louise?

Theo sử gia Daniel Hemery trong cuốn Ho Chi Minh: de l’ Indochine au Viet Nam thì Brière còn là đồng chí của Quốc trong đảng nữa.

 - Khoảng năm 1946, Pháp có đưa một vài cô đầm Pháp, không biết có Marie Brière không, sang thăm Hồ và còn lại một tấm ảnh hai người chụp chung. Hồ cho đây là một mỹ nhân kế nên ông chẳng bị mắc vào.

- Rose đối với Quốc cũng chỉ là mối tình qua đường mà thôi và bị Quốc lợi dụng cho các hoạt động chính trị của mình vì Rose là thư ký cho đảng Xã Hội và sau là đảng Cộng sản Pháp. Chắc Rose cũng chẳng buồn vì sau hẳn cũng biết Quốc đối với phụ nữ không phải là con người chung thủy nhưng lại lấy cớ phải lo cho việc nước mà đành bỏ tình riêng. Sau này tại Liên Xô, Vera Vasilieva, thư ký trong ban Đông Phương cũng bị lợi dụng hệt như vậy.

- Trong chuyến công du nước Đức này, Hồ tới thăm Moritzburg và Dresden là nơi có học sinh Việt Nam được gửi tới học tập. Mới đây, vào tháng 5. 2016 thành phố Moritzburg với đề án của toà Đại sứ Việt Cộng tại Đức, dự định xây tượng Hồ tại một công viên nhưng bị đồng bào Việt Nam tại Đức với sự hỗ trợ của những người Việt Nam tỵ nạn cộng sản trên khắp thế giới lập kiến nghị phản đối nên không thực hiện được.

- Ngay khi tới Marseille, anh Văn Ba đã được bạn đồng nghiệp tên Mai giắt đi xem các ổ điếm và Ba đã bảo Mai, “ Sao tụi Pháp không khai hóa dân nó trước khi sang nước mình khai hóa?”. Tới Le Havre, Văn Ba cũng được bạn đồng nghiệp tên Bốn giới thiệu với nhân tình là một cô vũ nữ, nên đã khuyên Bốn nên để dành tiền thay vì bao đào và Bốn nghe lời, sau về nước có tiền mở một quán ăn nhỏ. Văn Ba trong truyện Trần Dân Tiên kể tất nhiên vẫn giữ tình trạng trai tân, không chịu “ trả thù dân tộc.” Tình trạng trai tân này được các sử gia cộng sản tôn vinh cho tới khi bác sang bên kia thế giới với Marx và Lenin.

- Các bức thư trao đổi giữa Quốc và mấy cô đầm được Thu Trang Gaspard tìm thấy trong văn khố Pháp. Thu Trang, học sinh Marie Curie, từng là một hoa hậu và đóng phim Lục Vân Tiên với Tống Ngọc Hạp, sau sang Pháp học Sorbonne, tốt nghiệp tiến sĩ khoa học xã hội, là tác giả cuốn Hồ Chí Minh à Paris 1917-1923.

LỜI BÀN CỦA NGUYỄN THƯỢNG VŨ

 

 Trong Chương 8 Hoàng Xuân Thảo kể cho chúng ta biết về những mối t́nh của Hồ Chí Minh với các thiếu nữ người Pháp trong giai đoạn trước năm 1924 khi ông ta đi Liên bang Xô Viết.

Hoàng Xuân Thảo đă ghi chép lại tài liệu do GS Nguyến Thế Anh của Đại Học Paris, tài liệu kèm với nhiều bức thư của Hồ Chí Minh với tình nhân minh là Bourdon.

Có giả thuyết là bà Bourdon chính tên là Bourdon Brière, chứ không phải Hồ Chí Minh có hai nhân tình là Bourdon và Brière.

 

GS Nguyễn Thế Anh là một giáo sư đứng đắn, ông ta là tác giả của nhiều công tŕnh khảo cứu rất giá trị về Sử Học Viet Nam trong thế kỷ XIX và XX.

Theo tôi hiểu th́ GS Nguyễn Thế Anh có một cái nh́n khắt khe đối với Miền Nam Việt Nam, tuy rằng đă có thời ông làm Viện Trưởng Viện Đại Học Huế (sau cha Cao Văn Luận và trước GS Lê Thanh Minh Châu) và là giáo sư thực thụ cùa Đại Học Văn Khoa Saigon về Sử Học.

Nhiều bạn học của tôi thời Trung Học cho tôi biết là GS Nguyến Thế Anh cũng học tại Chasseloup Laubat như chúng tôi, ông học trên tôi 2-3 lớp. Tôi không biết và không quen ông ta thời Trung Học và chỉ nghe danh sau này.

Tuy nhiên tôi đọc nhiều công tŕnh sử liệu của ông ta và rất kính phục sự uyên bác của ông ta.

 

Tôi nghĩ trong giai đoạn trước 1924 này th́ Hồ Chí Minh c̣n có nhiều người nhân tình khác nữa, kể cả những đàn bà Việt Nam sống bên Pháp hồi đó.

Theo tôi nghĩ, các người đàn bà này, ngoài liên hệ tinh dục với ông ta, c̣n giúp đỡ ông ta về tài chánh nữa để sống qua ngày tháng.

Có một bản tin tôi đọc cách đây cũng lâu rồi, Hồ Chí Minh có liên hệ với một người đàn bà Việt Nam, vợ một sĩ quan Pháp cao cấp, h́nh như là Đại Tá.

Khi ông Đại Tá người Pháp qua đời, th́ Hồ Chí Minh dọn vào ở chung với bà này theo kiểu già nhân ngăi, non vợ chồng.

Theo cách nói thời nay của xă hội Việt Nam trong nước th́ bà quả phụ Đại Tá kiếm được anh bồ “nhí”.

Chính là nhờ bà này mà Hồ Chí Minh có đời sống tương đối là thoải mai về vật chất và có thể tham gia tranh đấu chính trị - toàn thời gian - mà không sợ chết đói.

Cũng có thể bà quả phụ Đại Tá không phải là người đàn bà Việt Nam duy nhất có liên hệ với Hồ Chí Minh.

         Hồ Chí Minh depended de facto of the goodwill of these Vietnamese women/mistresses.

Chắc các người như học giả Thuỵ Khê, đại tá Bùi Tín, nhà văn Vũ Thư Hiên... cũng có nghe qua câu chuyện này.

Tôi nghĩ khía cạnh cuộc đời tinh ái của Hồ Chí Minh, với các người đàn bà Việt Nam đă giúp đỡ ông ta về tiền bạc và tình ái, cũng xứng đáng để các nhà Sử Học nghiên cứu và bổ túc.

 

  Marie Brière (?) và Hồ Chí Minh tái ngộ